Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

NGHIÊN CỨU CẤU TẠO BẢN GIẢM TẢI CÙNG THAM GIA LÀM VIỆC VỚI HỆ KẾT CẤU CẦU KHI XÉT ĐẾN ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG ĐẤT NỀN LUẬN VĂN THẠC SY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.76 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN VĂN PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU CẤU TẠO BẢN GIẢM TẢI
CÙNG THAM GIA LÀM VIỆC VỚI HỆ KẾT CẤU CẦU KHI
XÉT ĐẾN ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG ĐẤT NỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THƠNG

Đà Nẵng - 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN VĂN PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU CẤU TẠO BẢN GIẢM TẢI
CÙNG THAM GIA LÀM VIỆC VỚI HỆ KẾT CẤU CẦU KHI
XÉT ĐẾN ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG ĐẤT NỀN

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thơng
Mã số:

85.80.205

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. HOÀNG PHƯƠNG HOA

Đà Nẵng - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các cơng thức và số liệu trong Luận văn được tính tốn chính xác, trung thực
và các nhận xét là khách quan.

Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN PHƯƠNG


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ và đồ thị
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 2
5. Những đóng góp mới của đề tài ........................................................................... 2

6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................... 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG LÚN NỀN ĐƯỜNG ĐẦU CẦU . 4
1.1. Giới thiệu chung ................................................................................................. 4
1.2. Tổng quan hiện tượng lún nền đường đầu cầu ............................................... 4
1.3. Công nghệ xử lý lún đường đầu cầu trên nền đất yếu .................................... 6
1.3.1. Khái niệm về đất yếu .....................................................................................6
1.3.2. Một số đặc điểm của đất yếu ..........................................................................7
1.3.3. Một số giải pháp công nghệ xử lý lún nền đường đầu cầu đã được sử dụng
phổ biến trong xây dựng cơng trình giao thơng .......................................................7
1.3.4. Một số giải pháp cơng nghệ mới xử lý lún nền đường đầu cầu đã được sử
dụng phổ biến trong xây dựng cơng trình giao thông ............................................18
1.4. Kết luận chương I............................................................................................. 22
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU TÍNH TỐN BẢN GIẢM TẢI THAM GIA LÀM
VIỆC TƯƠNG TÁC VỚI ĐẤT NỀN......................................................................... 24
2.1. Giới thiệu chung ............................................................................................... 24
2.2. Thiết kế kết cấu nhịp giảm tải ......................................................................... 24
2.3. Nghiên cứu tính tốn bản giảm tải làm việc tương tác với đất nền............. 24
2.4. Mơ hình tổng qt bài tốn ............................................................................. 25
2.5. Bài toán dầm động lực học .............................................................................. 25


2.5.1. Mơ hình bài tốn dầm động lực học ............................................................25
2.5.2. Các ma trận đặc trưng của phần tử dầm.......................................................26
2.6. Bài toán dầm trên nền động lực học (bài toán bản giảm tải) ....................... 27
2.6.1. Mơ hình bài tốn bản giảm tải .....................................................................27
2.6.2. Thông số ảnh hưởng của khối lượng nền .....................................................29
2.6.3. Các ma trận đặc trưng của phần tử dầm.......................................................30
2.7. Phương trình vi phân chuyển động ................................................................ 33
2.8. Phương pháp tích phân số ............................................................................... 34
2.8.1. Phương pháp tích phân Newmark ................................................................35

2.8.2. Thuật tốn giải phương trình chuyển động ..................................................36
2.9. Kiểm chứng mơ hình tính tốn ....................................................................... 38
2.10. Kết luận chương II ......................................................................................... 38
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU GIẢ ĐỊNH KẾT CẤU CẦU, CÁC BIỂU ĐỒ
CHUYỂN VỊ CỦA KẾT CẤU NHỊP CẦU ............................................................... 40
3.1. Giới thiệu chung ............................................................................................... 40
3.2. Mơ hình nghiên cứu ......................................................................................... 40
3.3. Trường hợp I: Khi thay đổi vận tốc xe chạy .................................................. 41
3.4. Trường hợp II: Khi thay đổi trọng lượng riêng đất nền .............................. 43
3.5. Trường hợp III: Khi thay đổi chiều dày của bản giảm tải ........................... 44
3.6. Trường hợp IV: Khi thay đổi góc nghiêng các dầm ...................................... 45
3.7. Kết luận chương III ......................................................................................... 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 51
1. Kết luận ................................................................................................................ 51
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 53
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ ................................................. 53


TÓM TẮT LUẬN VĂN
NGHIÊN CỨU CẤU TẠO BẢN GIẢM TẢI
CÙNG THAM GIA LÀM VIỆC VỚI HỆ KẾT CẤU CẦU KHI XÉT ĐẾN
ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG ĐẤT NỀN
Học viên: Nguyễn Văn Phương - Chun ngành: Kỹ thuật XD cơng trình giao thơng
Mã số: 85.80.205 - Khóa: K36 - Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN

Tóm tắt - Lún đường đầu cầu là hiện tượng phổ biến ngày nay. Đến nay một số biện pháp đã
được áp dụng với mục đích làm giảm độ lún đường đầu cầu nhưng chưa có giải pháp nào tỏ ra
có hiệu quả rõ rệt. Luận văn nghiên cứu về ứng xử kết cấu bản giảm tải đường đầu cầu khi
cùng làm việc với kết cấu cầu và tính tốn có xét tới ảnh hưởng của khối lượng đất nền đường

đầu cầu. Từ cơ sở lý thuyết là hệ phương trình vi phân chuyển động của hệ kết cấu đã được
xây dựng sau khi xác định được các ma trận: độ cứng, ma trận khối lượng và ma trận cản của
hệ chuyển động. Tác giả sẽ đi xây dựng mơ hình số kết cấu giả định thơng qua phần mềm lập
trình Matlab, bài tốn được giải bằng phương pháp tích phân số Newmark theo từng bước
thời gian và tính tốn một số trường hợp như: thay đổi vận tốc xe chạy, thay đổi khối lượng
riêng của đất nền đường đầu cầu và thay đổi chiều dày kết cấu bản giảm tải đường đầu cầu.
Tác giả đã tóm tắt các kết quả đã đạt được và đưa ra các hướng phát triển tiếp theo.

Từ khóa - Kết cấu bản giảm tải; sàn giảm tải; góc nghiêng bản giảm tải; vận tốc xe chạy
thay đổi; tham số khối lượng nền.

STUDYING ON THE STRUCTURE OF THE TRANSITION SLAB
WORKING TOGETHER WITH BRIDGE STRUCTURAL SYSTEM WHEN
CONSIDERING THE INFLUENCES OF GROUND MASS
Abstract - Bridge subsidence is a common phenomenon today. Up to now, some measures
have been applied with the aim of reducing the settlement of the bridgehead but no solution
has proved to be effective. The essay studying on the transition slab working together with
bridge structural system and calculation when considering the influences of ground mass.
From theoretical basis is the system of differential equations, motion of the structural system
has been described after matrices of stiffness, mass, and motion system are determined. The
authors will build a numerical model assuming texture via Matlab software, structure model
that is solved by Newmark method in time dependent regime and examine some cases such as
changes in the speed of the vehicle, the ground soil density on the road head, and structural
thickness of the transition slab structure of the bridge. The achieved results are summarized
and perspective of the work is provided.

Key words - Transition slab structure; load reduction floor; slope of transition slab; variable
speed of vehicle; parameters of ground mass.



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CÁC KÝ HIỆU:
Ký hiệu Đơn vị

A

m2

B
c

Giải thích ý nghĩa
Diện tích tiết diện của kết cấu
Ma trận tính biến dạng

Ns/m3

Cản nhớt của nền

 C

Ma trận cản tổng thể

Ce

Ma trận cản phần tử

cv

Ns/m


Cản nhớt trong mơ hình tải di động

E

N/m2

Mơ đun đàn hồi của vật liệu kết cấu

fc

N

Lực tương tác giữa kết cấu với mơ hình tải di động

F 

Vec tơ tải tổng thể

F e

Vec tơ tải phần tử

g

m/s2

Gia tốc trọng trường

G


N/m2

Mô đun trượt của vật liệu kết cấu

HF

m

Chiều sâu lớp nền đàn hồi

k

N/m3

Độ cứng lớp nền đàn hồi tuyến tính

K1

Thơng số của lớp nền đàn hồi trong mơ hình dầm

K2

Thơng số của lớp cắt trong mơ hình dầm

K 

Ma trận độ cứng tổng thể

K e


Ma trận độ cứng phần tử

k NL

N/m5

Độ cứng của lớp nền đàn hồi phi tuyến

ks

N

Độ cứng lớp cắt của nền

kv

N/m

Độ cứng lị xo trong mơ hình tải di động

M

kg

Khối lượng di động


M 


Ma trận khối lượng tổng thể

Me

Ma trận khối lượng phần tử

 M eff

Ma trận khối lượng hiệu dụng

 N w

Ma trận hàm dạng chuyển vị đứng

 Ns

Ma trận hàm dạng góc xoay

P

N

Peff

Tải trọng tập trung di động
Vec tơ tải trọng hiệu dụng

q

N/m2


Tải trọng phân bố trên diện tích

t

s

Thời gian

T

N

Lực căng

ue

Véc tơ chuyển vị nút phần tử

ue

Véc tơ vận tốc nút phần tử

ue

Véc tơ gia tốc nút phần tử

u

Véc tơ chuyển vị nút tổng thể


u

Véc tơ vận tốc nút tổng thể

u

Véc tơ gia tốc nút tổng thể

w

m/s

Vận tốc đứng của kết cấu

w

m

Chuyển vị đứng của kết cấu

w

m/s2

Gia tốc đứng của kết cấu
Hệ trục tọa độ x, y, z

( x, y , z )






rad

Chuyển vị góc xoay của kết cấu
Hệ số Poisson

kg/m3

Khối lượng riêng của kết cấu

F

kg/m3

Khối lượng riêng của nền



rad/s

Tần số dao động riêng



Toán tử vi phân Laplace





Tỷ số khối lượng riêng

F

Thông số ảnh hưởng của khối lượng nền

v

Thơng số độ cứng trong mơ hình tải trọng di động

v

Thơng số khối lượng trong mơ hình tải trọng di động



rad/s

Vận tốc góc xoay của kết cấu

v

m/s

Vận tốc chuyển động của tải trọng di động

CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
BTCT


Bê tông cốt thép

BTXM

Bê tông xi măng

BGT

Bản giảm tải

DƯL

Dự ứng lực

ĐKT

Địa kỹ thuật

KCAĐ

Kết cấu áo đường

PVD

Bấc thấm

SW

Giếng cát



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1

Các giải pháp xử lý tương ứng theo tư duy xử lý

Bảng 3.1

Chuyển vị đứng nút giữa nhịp khi vận tốc thay đổi (mm)

41

Bảng 3.2

Chuyển vị đứng nút giữa nhịp khi trọng lượng riêng thay đổi

44

Bảng 3.3

Chuyển vị đứng nút giữa nhịp 1 (bản giảm tải)

45


Bảng 3.4

Kết quả chuyển vị khi thay đổi độ dốc nhịp 2 (dầm cầu số 1)

47

Bảng 3.5

Kết quả chuyển vị khi thay đổi độ dốc dọc nhịp 1 (bản giảm tải)

49

8


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên hình vẽ

Trang

Hình 1.1

Các yếu tố đặc trưng của hệ thống đường đầu cầu

4

Hình 1.2


Lún lệch nền đường đầu cầu tuyến số 1 thị xã Duyên Hải

5

Hình 1.3

5

Hình 1.4

Lún lệch nền đường đầu cầu VD06 (Km18+600) Đường cao tốc
Đà Nẵng - Quảng Ngãi
Công nghệ thi công cọc cát bằng phương pháp khoan tạo lỗ

10

Hình 1.5

Xử lý nền đất yếu bằng nén gia tải trước khơng dùng giếng thốt

12

nước
Hình 1.6

Xử lý nền đất yếu bằng nén gia tải trước kết hợp bấc thấm đứng

13


để tăng tốc độ cố kết của đất nền
Hình 1.7

Xử lý nền đất yếu bằng vải địa kỹ thuật

15

Hình 1.8

Sơ đồ cấu tạo nền đường có bố trí cọc bê tơng

17

Hình 1.9

Thi cơng cọc đất - xi măng

19

Hình 1.10

Phương pháp trộn phun ướt dưới sâu

20

Hình 1.11

Phương pháp trộn phun khơ dưới sâu

20


Hình 1.12

Sử dụng ống cống thay cho đất đắp nền đường đầu cầu để giảm

22

nhẹ tải trọng tác dụng lên nền đất yếu bên dưới
Hình 2.1

Mơ hình cầu sử dụng bản giảm tải như kết cấu nhịp cầu

25

Hình 2.2

Mơ hình phần tử dầm của kết cấu nhịp

26

Hình 2.3

Mơ hình phần tử dầm trên nền động lực học

28

Hình 2.4

Mơ hình cơ học của nền động lực học: (a) Ứng suất trong lớp


28

cắt, (b) Lực tác dụng lên lớp cắt
Hình 2.5

Mơ hình quy đổi khối lượng nền: (a) Phân tố lị xo đàn hồi, (b)

29

Thanh thẳng đàn hồi
Hình 2.6

Sơ đồ thuật tốn phân tích ứng xử động của hệ kết cấu

38

Hình 2.7

Chuyển vị đứng tại giữa dầm theo thời gian: (-) kết quả từ

39

chương trình và (o) kết quả của bài báo Yang YB
Hình 3.1

Mơ hình kết cấu nhịp cầu nghiên cứu

40

Hình 3.2


Chuyển vị đứng nút giữa nhịp khi V=40km/h

41


Hình 3.3

Chuyển vị đứng nút giữa nhịp khi V=80km/h

42

Hình 3.4

Chuyển vị đứng nút giữa nhịp khi V=90km/h

42

Hình 3.5

Chuyển vị đứng nút giữa nhịp khi 𝛒=16kN/m3

43

Hình 3.6

Chuyển vị đứng nút giữa nhịp 1 khi thay đổi 𝛒 từ (16÷20)kN/m3

43


Hình 3.7

Chuyển vị đứng nút giữa nhịp khi hBGT=0,20m

44

Hình 3.8

Chuyển vị đứng nút giữa nhịp khi hBGT thay đổi từ (0,20÷0,25)m

45

Hình 3.9

Chuyển vị đứng nút giữa nhịp khi nhịp 2 có độ dốc dọc là 3%

46

Hình 3.10

Chuyển vị đứng nút giữa nhịp 2 khi độ dốc thay đổi từ (3÷5)%

46

Hình 3.11

Chuyển vị xoay BGT và dầm cầu khi nhịp 2 có độ dốc 3%

47


Hình 3.12

Chuyển vị đứng nút giữa nhịp khi bản giảm tải có độ dốc dọc là

48

10%
Hình 3.13

Chuyển vị đứng nút giữa nhịp khi BGT có độ dốc thay đổi từ

48

(5÷20)%
Hình 3.14

Chuyển vị xoay BGT và dầm cầu khi BGT có độ dốc dọc là 10%

49


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lún đường đầu cầu là chuyện diễn ra phổ biến, xử lý mãi vẫn không ổn và là vấn
đề nan giải đối với các cơng trình giao thơng. Những năm qua, khi thiết kế, triển khai
các cơng trình giao thơng, nhất là về cầu, để giảm chi phí, chúng ta thường rút ngắn tối
đa khẩu độ cầu hiện tượng rất hay gặp trên các cơng trình đường ơ tơ, đặc biệt là
đường ơ tô đắp trên đất yếu. Trong thực tế xây dựng, có rất nhiều cơng trình bị lún, sập

khi xây dựng trên nền đất yếu do khơng có những biện pháp xử lý hiệu quả, khơng
đánh giá chính xác được các tính chất cơ lý của nền đất để làm cơ sở và đề ra các giải
pháp xử lý nền móng phù hợp. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, địi
hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế để giải quyết,
giảm thiểu được tối đa các sự cố, hư hỏng của cơng trình khi phải xây dựng trên nền
đất yếu.
Việt Nam được biết đến là nơi có nhiều đất yếu, đặc biệt là khu vực miền Nam.
Rất nhiều cơng trình được hình thành và phát triển trên nền đất yếu với những điều
kiện hết sức phức tạp của đất nền. Thực tế này địi hỏi phải hình thành và phát triển
các cơng nghệ thích hợp và tiên tiến để xử lý nền đất yếu.
Việc đưa ra một số các biện pháp xử lý nền đất yếu mới, góp phần làm phong
phú các phương pháp xử lý nền móng trong cơng tác xây dựng nền đường qua vùng
địa hình có địa chất yếu từ đó có cơ sở để lựa chọn những biện pháp tối ưu để áp dụng
cho các cơng trình một cách có hiệu quả.
Kết cấu đường đắp đầu cầu và mố cầu là hai bộ phận hồn tồn khác nhau, có sự
chênh lệch rất lớn về độ cứng. Phần đường dẫn đầu cầu nếu không xử lý tốt có thể sẽ
bị lún rất nhiều và lún kéo dài theo thời gian, trong khi đó kết cấu mố cầu hầu như
khơng bị lún. Tại vị trí tiếp giáp giữa mặt cầu và đoạn đường đắp đầu cầu sau một thời
gian đưa vào sử dụng, có hiện tượng mặt đường hay bị gẫy, lún, nứt, xe chạy không
êm thuận gây khó chịu cho hành khách lưu thơng qua cầu và nhất là xe chạy không thể
đạt tốc độ cao.
Trong tồn bộ tuyến đường ơ tơ, đoạn đường đắp đầu cầu là một trong những
hạng mục cơng trình quan trọng, địi hỏi phải có những nghiên cứu và xử lý bằng
những giải pháp kỹ thuật riêng biệt mới có thể đáp ứng được yêu cầu về cường độ, độ
ổn định, sự êm thuận. Trong thực tế, có nhiều biện pháp xử lý độ lún đường đầu cầu đã
được nghiên cứu và áp dụng. Một trong những biện pháp đó là sử dụng bản giảm tải.
Tuy nhiên, biện pháp này chỉ dùng như một giải pháp cấu tạo khi bản giảm tải đặt
nghiêng góc 10% tại phần đất đắp dưới đường đầu cầu. Trong nghiên cứu của mình,
tác giả coi bản giảm tải cùng làm việc với kết cấu cầu khi có kể đến ảnh hưởng của



2

khối lượng nền đất đắp đường đầu cầu. Từ đó chọn Luận văn với tiêu đề: “Nghiên
cứu cấu tạo bản giảm tải cùng tham gia làm việc với hệ kết cấu cầu khi xét đến ảnh
hưởng của khối lượng đất nền”.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu, tính tốn chuyển vị của hệ kết cấu cầu dầm giản đơn khi coi bản
giảm tải đường đầu cầu như một nhịp dẫn của hệ kết cấu;
- Nghiên cứu ảnh hưởng một số thông số của bản giảm tải đến chuyển vị của hệ
kết cấu cầu dầm đơn giản.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a. Đối tượng nghiên cứu
- Bản giảm tải cùng tham gia làm việc với kết cấu cầu khi có xét ảnh hưởng của
khối lượng đất nền;
- Nghiên cứu tính tốn chuyển vị của kết cấu nhịp khi thay đổi các tham số như:
góc nghiêng, chiều dày bản giảm tải và tốc độ xe chạy khi vào hoặc ra khỏi cơng trình
cầu.

b. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu bản giảm tải đường đầu cầu;
- Nghiên cứu, đánh giá việc sử dụng bản giảm tải chống lún cùng làm việc với
kết cấu cầu khi có xét ảnh hưởng của khối lượng đất nền đường đầu cầu Bà Phó tuyến
số 1 thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập, biên dịch các tài liệu có liên quan.
- Nghiên cứu, đánh giá các giải pháp chống lún ở đường đầu cầu đang sử dụng

phổ biến tại Trà Vinh.
- Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thực nghiệm của cầu về kích
thước, vị trí, đất đắp,… của bản giảm tải để thống kê, đánh giá hiện trạng, phân tích,
kiểm chứng. Từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tạo, xây dựng.
- Sử dụng chương trình tính tốn của nhóm nghiên cứu trong tài liệu tham khảo
để tính tốn chuyển vị của hệ kết cấu cầu.

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định giá trị chuyển vị và nội lực của hệ kết cấu để đánh giá hiệu quả của
biện pháp cấu tạo độ dốc dọc kết cấu nhịp kết hợp thay đổi độ dốc bản giảm tải trên
đường đầu cầu;
- Xét bản giảm tải trong bài tốn phân tích động lực học của kết cấu dầm trên nền
chịu tải trọng di động, với tên gọi là mơ hình nền động lực học “dynamic foundation


3

model” có xét đến thơng số khối lượng của nền. Từ đó xác định các thơng số của đất
nền và cấu tạo bản giảm tải để giúp nhà thiết kế có thêm cơ sở để lựa chọn kết cấu
nhịp và bản giảm tải nền đường đầu cầu.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm có 3 chương được trình bày theo
bố cục cụ thể như sau:
Chương I - Tổng quan về hiện tượng lún nền đường đầu cầu: Trình bày tổng
quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận văn từ các tài liệu trong và ngoài
nước; nắm được bản chất khái niệm về đất yếu và nguyên nhân gây lún lệch đường
đầu cầu; để ý đến các công nghệ xử lý lún nền đường đầu cầu trên nền đất yếu đang sử
dụng kể cả những cơng nghệ mới, từ đó đưa ra những định hướng cho nghiên cứu của
Luận văn.
Chương II - Nghiên cứu tính tốn bản giảm tải tham gia làm việc tương tác với

đất nền: Đề xuất hai giải pháp là “Thiết kế kết cấu nhịp giảm tải” và “Nghiên cứu tính
tốn bản giảm tải làm việc tương tác với đất nền khi xét đến ảnh hưởng của khối lượng
đất nền”; sử dụng một mơ hình nền gọi tên là mơ hình nền động lực học có xét đến ảnh
hưởng của khối lượng nền và nghiên cứu cơ sở lý thuyết để mô tả thông số ảnh hưởng
của khối lượng nền lên ứng xử động lực học của hệ kết cấu dầm; chương này cũng
thiết lập hai bài toán dầm động lực học và dầm trên nền động lực chịu tải trọng động,
cơ sở rời rạc hóa bằng phương pháp phần tử hữu hạn, lập phương trình chuyển động
bằng sự cân bằng động, lập thuật tốn giải phương trình chuyển động và mô tả thành
sơ đồ khối để viết chương trình máy tính.
Chương III - Nghiên cứu giả định kết cấu cầu, các biểu đồ chuyển vị của kết cấu
nhịp cầu: Tiến hành nghiên cứu giả định mơ hình của Luận văn để xác định ảnh hưởng
của khối lượng nền lên hệ kết cấu bên trên; kết quả nghiên cứu giả định được thực hiện
dựa trên mơ hình kết cấu cầu dầm bê tông cốt thép và kết cấu bản giảm tải trên nền
đường dẫn của cơng trình cầu Bà Phó Phó - tuyến số 1, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh; dựa trên sự thay đổi các thông số đặc trưng như vận tốc xe chạy, khối lượng đất
nền, chiều dày bản giảm tải,… từ đó thơng số đặc trưng ảnh hưởng của khối lượng nền
đến kết cấu cầu được đánh giá thơng qua kết quả phân tích giữa lý thuyết và thực
nghiệm.


4

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG LÚN NỀN ĐƯỜNG ĐẦU CẦU
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Sự cố lún đường đầu cầu là hiện tượng khá phổ biến đối với các cơng trình cầu
không những ở Việt Nam mà ngay cả các nước phát triển trên thế giới. Tổng hợp các
điều tra, nghiên cứu ở Mỹ cho thấy rằng có ít nhất 25% trong số 600.000 cầu có hiện
tượng lún đường dẫn sau mố. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý ở các nước phát triển sự cố
này xảy ra với mức độ thấp hơn và thời gian bắt đầu xuất hiện cũng lâu hơn chứ không

xảy ra ngay trong những năm đầu tiên cơng trình đưa vào khai thác như một số dự án ở
nước ta.

1.2. TỔNG QUAN HIỆN TƯỢNG LÚN NỀN ĐƯỜNG ĐẦU CẦU
Phạm vi đường

Phạm vi cầu
Khe nối

Mặt cầu

Bản quá độ

Mố cầu

Mặt đường

Bản đỡ

Bệ móng
Nền đắp đầm chặt

Chiều sâu xử lý móng

Đất nền

Hình 1.1. Các yếu tố đặc trưng của hệ thống đường đầu cầu
Trong những năm qua, rất nhiều công trình cầu ở nước ta đã bị sự cố lún đường
dẫn đầu cầu, thậm chí một số cơng trình bị lún ngay trong q trình đang thi cơng, số
lớn khác bị lún chỉ sau thời gian đưa vào khai thác sử dụng. Sự cố lún đường dẫn đầu

cầu gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhiều cơng trình bị kéo dài thời gian xây
dựng do lún đường dẫn đầu cầu xảy ra ngay trong q trình thi cơng. Những cơng trình
đã đưa vào khai thác sử dụng bị lún gây khó chịu cho người tham gia giao thơng, thậm
chí mất an tồn giao thơng, gây gián đoạn sự vận hành. Việc khắc phục sự cố trên địi
hỏi phải có thời gian, cũng như chi phí lớn.
Hiện tại những đoạn đường dẫn đầu cầu thường là đắp cao và có tiêu chuẩn về độ
lún thấp hơn độ lún cho phép của cơng trình cầu, dẫn đến khu vực nền đường đầu cầu


5

thường lún không đều, kém ổn định, đồng thời xảy ra sự lún không đều giữa bộ phận
nền đường và kết cấu cầu.

Hình 1.2. Lún lệch nền đường đầu cầu tuyến số 1 thị xã Duyên Hải

Hình 1.3. Lún lệch nền đường đầu cầu VD06 (Km18+600)
Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi


6

Việc lún và lún không đều của đường đầu cầu trên nền đất yếu gây ảnh hưởng
không tốt đối với cơng trình giao thơng. Lún khơng đều trên đoạn nền đường đắp cao
và sự thay đổi cao độ đột ngột tại khu vực mố cầu, tạo thành điểm gãy tại vị trí tiếp
giáp giữa cầu và đường là nguyên nhân giảm năng lực thơng hành, gây cảm giác khó
chịu cho người tham gia giao thông, phát sinh tải trọng xung kích, tốn kém về kinh phí
cho cơng tác duy tu bảo dưỡng đường và gây mất an tồn giao thơng.

1.3. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ LÚN ĐƯỜNG ĐẦU CẦU TRÊN NỀN ĐẤT

YẾU
Trong cơng tác xây dựng nói chung và xây dựng cơng trình giao thơng nói riêng,
việc xác định rõ loại đất yếu có vai trị cực kỳ quan trọng, nó quyết định đến tuổi thọ
cũng như mức độ an toàn của cơng trình. Ngồi ra, việc xác định khơng đúng loại đất
yếu sẽ dẫn đến chi phí xây dựng tăng vọt trong q trình thực hiện thi cơng dự án do
phải tốn chi phí xử lý nền khi cơng trình đã thi cơng dang dở. Hiện nay trên thế giới,
có nhiều khung phân loại khác nhau, cũng như các chỉ tiêu đánh giá không thống nhất.
Ở đây, Luận văn chỉ tập trung giới thiệu khái niệm và phân loại theo các văn bản pháp
lý hiện hành ở Việt Nam và có tham chiếu một số kết quả ở Châu Âu và châu Mỹ.

1.3.1. Khái niệm về đất yếu
Đất yếu là loại đất có sức chịu tải nhỏ, khơng đủ độ bền, biến dạng rất lớn và loại
đất này không được sử dụng trong các cơng trình xây dựng.
Theo tiêu chuẩn ngành giao thông vận tải 22TCN 262-2000 và tiêu chuẩn xây
dựng Việt Nam TCXD 245-2000 thì đất yếu được định nghĩa trên các chỉ tiêu cơ lý,
đất yếu là loại đất nếu ở trạng thái tự nhiên có các tính chất sau:
▪ Dung

trọng:  w  1,7 T m3

số rỗng lớn: e  1
▪ Độ ẩm của chúng gần bằng hoặc cao hơn giới hạn chảy: W  Wd
▪ Hệ

▪ Độ

bão hòa: G  0,8

▪ Hệ


số cố kết (kết quả cắt nhanh khơng thốt nước): c  0,15 daN cm2

▪ Góc

ma sát trong:   100

▪ Lực

dính (đối với đất dính): c  0,1kg cm2

Theo các nước trên thế giới (châu Âu, châu Mỹ) nền đất yếu được định nghĩa
theo sức kháng cắt khơng thốt nước Su và trị số xuyên tiêu chuẩn N, như sau:
▪ Đất rất yếu:
Su  12,5 ( kPa ) và N  2
▪ Đất

yếu:

12,5  Su  25 ( kPa ) và 2  N  4


7

1.3.2. Một số đặc điểm của đất yếu
Trong xây dựng cơng trình giao thơng, đất yếu thường lẫn nhiều chất hữu cơ và
có các đặc điểm sau:
▪ Sức

chịu tải bé khoảng: ( 0,5  1,0 ) kg cm2


▪ Đất

có tính nén lún lớn: a  0,1cm2 kg

▪ Mô

đuyn biến dạng bé: E  50 kg cm2

số rỗng lớn: e  1
▪ Độ sệt lớn: B  1
▪ Hàm lượng nước trong đất cao, độ bão hòa nước: G  0,8
▪ Hệ

▪ Dung

trọng nhỏ
▪ Khả năng chống cắt nhỏ
▪ Ít thốt nước

1.3.3. Một số giải pháp công nghệ xử lý lún nền đường đầu cầu đã được sử
dụng phổ biến trong xây dựng cơng trình giao thơng
Qua các q trình xử lý độ lún lệch thực tiễn đã tổng hợp của rất nhiều những
giải pháp như sau:

a. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc cát
Phương pháp nén chặt dưới đất sâu bằng cọc cát là phương pháp tạo ra các cọc
cát có đường kính tương đối lớn và được đầm chặt trong nền đất yếu được gia cố. Sử
dụng phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc cát có một số ưu nhược điểm như sau:
a.1. Ưu điểm
- Sẽ làm tăng sức chịu tải của đất nền đối với đất rời.

- Làm cho độ rỗng, độ ẩm của đất nền giảm và góc ma sát trong tăng lên. Vì nền
đất được nén lại nên sức chịu tải của đất nền tăng lên, độ lún và biến dạng không đều
của đất dưới đáy móng cơng trình giảm đi đáng kể.
- Khi dùng cọc cát trị số mô-đun biến dạng ở trong cọc cát cũng như vùng đất
được nén lại xung quanh cọc sẽ giống nhau, vì vậy sự phân bố ứng suất trong nền đất
được nén chặt bằng cọc cát có thể xem như nền thiên nhiên.
- Khi dùng cọc cát quá trình cố kết của đất nền xảy ra nhanh hơn nhiều so với
nền thiên nhiên hay nền gia cố bằng cọc cứng, xem trong Bảng 1.1.


8

Bảng 1.1. Các giải pháp xử lý tương ứng theo tư duy xử lý
Tư duy xử lý

Phương pháp xử lý

- Tăng độ đầm chặt của nền đường;
- Giảm thiểu tải trọng bản thân của nền
- Thay thế vật liệu đắp bằng vật liệu đắp
đắp
tốt hơn như cấp phối, cát;
- Sử dụng lưới địa kỹ thuật.
- Bản chuyển tiếp;
- Thiết kế giảm độ lún phạm vi mố
- Chuyển tiếp bằng hệ cọc;
- Mố mềm.
- Phương pháp xử lý nền (cọc cát, cọc
đất xi măng, cọc BTXM; sàn giảm tải;...)
- Giảm độ lún của nền đường đầu cầu

- Lựa chọn vật liệu đắp nhẹ.
- Kết cấu mặt đường

- Thiết kế độ dốc ngược;
- Thiết kế KCAĐ chuyển tiếp.

a.2. Nhược điểm
- Dễ sản sinh co ngót trong q trình thi cơng và khai thác.
- Độ chặt của đất phụ thuộc vào kích thước ống lỗ.
- Thiết bị thi công nặng và dài.
- Tốn kém, thời gian thi công kéo dài gây xáo trộn cấu trúc nền đất và khó kiểm
tra được chất lượng của cọc cát.
a.3. Mục đích của phương pháp cọc cát: Là nhằm giảm độ lún và tăng cường độ
đất yếu. Cát và đá được đầm bằng hệ thống đầm rung và có thể sử dụng cơng nghệ
đầm trong ống chống. Sức chịu tải của cọc cát phụ thuộc vào áp lực bên của đất yếu
tác dụng lên cọc.
a.4. Cơ sở lý thuyết: Khi gia cố nền đất yếu bằng cọc cát, có 2 q trình chính xảy
ra là: q trình nén chặt cơ học và quá trình cố kết thấm.
- Nén chặt cơ học:
▪ Gia cố nền đất yếu bằng cọc cát là dùng một thiết bị chuyên dụng để đưa
một lượng vật liệu cát vào nền đất yếu dưới dạng cọc cát nhằm cải tạo tính chất
cơ lý của đất nền, nâng cao sức chịu tải của đất nền, giảm độ lún cơng trình,
đảm bảo cơng trình hoạt động bình thường và ổn định.
▪ Nếu giả thiết rằng, thể tích các hạt rắn (trong nền đất) là khơng đổi trong
quá trình gia cố đất yếu bằng cọc cát, thì sự thay đổi thể tích khối đất khi gia cố
chính là sự thay đổi thể tích lỗ rỗng trong khối đất đó.
- Cố kết thấm:


9


▪ Khi

cọc cát được hình thành trong nền đất, đã tạo thành giếng thu nước
thẳng đứng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước trong đất yếu thốt ra ngồi qua
cọc cát. Dưới tác dụng của tải trọng ngoài (tải trọng đất đắp) theo thời gian, ứng
suất có hiệu trong đất nền tăng lên, áp lực nước lỗ rỗng giảm đi, nước trong lỗ
rỗng của đất yếu sẽ thấm chủ yếu theo phương ngang vào cọc cát, sau đó thốt
ra ngồi theo chiều dài cọc cát.
▪ Ngoài ra, khi đưa cát vào nền đất yếu để hình thành cọc cát, do độ ẩm của
cát trong cọc cát nhỏ hơn độ ẩm của nền đất yếu rất nhiều lần, đã tạo điều kiện
cho nước trong đất yếu được thấm tập trung về phía cọc cát rất nhanh, làm cho
q trình cố kết thấm ban đầu của đất yếu tăng nhanh.
▪ Dưới tác dụng của quá trình cố kết nêu trên, sức kháng cắt của đất yếu tăng
lên, độ lún giảm đi, sức chịu tải của nền đất được cải thiện rõ rệt.
a.5. Các điểm nổi bật của phương pháp
- Cọc cát làm nhiệm vụ như giếng cát, giúp nước lỗ rỗng thoát ra nhanh, làm tăng
nhanh quá trình cố kết và độ lún ổn định diễn ra nhanh hơn;
- Nền đất được ép chặt do ống thép tạo lỗ, sau đó lèn chặt đất vào lỗ làm cho đất
được nén chặt thêm, nước trong đất bị ép thoát vào cọc cát, do vậy làm tăng khả năng
chịu lực cho nền đất sau khi xử lý;
- Cọc cát thi công đơn giản, vật liệu rẻ tiền (cát) nên giá thành rẻ hơn so với dùng
các loại vật liệu khác. Cọc cát thường được dùng để gia cố nền đất yếu có chiều dày
lớn hơn 3m;
- Công nghệ cọc cát đầm chặt không gây ảnh hưởng đến môi trường và trong
tương lai công nghệ này sẽ trở thành công nghệ xử lý nền đất yếu rất có hiệu quả;
- Có thể kiểm sốt về khối lượng và chất lượng cơng trình trong q trình thi
công cọc cát đầm chặt;
- Các điều kiện về thời tiết sẽ khơng ảnh hưởng q nhiều đến tiến trình thi cơng
cọc cát đầm chặt.

a.6. Cọc cát có thể áp dụng trong một số trường hợp sau
- Bề dày đất yếu cần xử lý tương đối lớn;
- Chiều cao nền đất đắp tương đối lớn;
- Cọc cát làm tăng cường sự ổn định nền đắp, giảm thiểu độ lún còn lại;
- Khi nền đất yếu cần xử lý có các sức chống cắt nhỏ mà việc cải thiện tính chất
cơ lý của đất yếu này bằng cố kết thấm đơn thuần thì hiệu quả đạt được sẽ khơng cao;
- Khi thời hạn yêu cầu đưa đường vào khai thác, sử dụng là ngắn;
- Sử dụng cọc cát gia cố nền đất yếu cũng không yêu cầu chất lượng kỹ thuật của
cát làm cọc cát cao như đối với giếng cát. Mặt khác, giải pháp này không cần thời gian
chờ cố kết của đất yếu.


10

Hình 1.4. Cơng nghệ thi cơng cọc cát bằng phương pháp khoan tạo lỗ

b. Phương pháp thay đất
b.1. Cơ sở lý thuyết
- Giải pháp thay đất là thay thế một phần hoặc toàn bộ lớp đất yếu dưới nền
đường bằng lớp đất khác có cường độ, sức chịu tải tốt hơn so với lớp đất yếu trước
đây. Giải pháp thay đất có ưu điểm là tăng cường ổn định, giảm độ lún và thời gian
chờ lún khi thiết kế xử lý nền đất yếu.
- Giải pháp thay đất rất hiệu quả trong trường hợp bề dày đất yếu nhỏ hơn so với
vùng ảnh hưởng của tải trọng đắp.
- Tính tốn chiều sâu thay đất căn cứ vào thời gian cố kết dự kiến, yêu cầu về độ
ổn định nền đắp cần đạt được để xác định chiều sâu thay đất.
- Khi kiểm toán thiết kế nền đất yếu bằng giải pháp thay đất, cần phải kiểm tra 2
điều kiện là: Biến dạng lún và ổn định trượt để xác định chiều sâu thay đất. Độ lún còn
lại và độ ổn định trượt trước, sau khi thay đất. Cần chú ý rằng, sau khi thay đất, xem
như phần đất yếu được thay bằng lớp đất tương ứng với bề dày bằng bề dày đất yếu

được thay thế và chỉ tiêu cơ lý của đất thay thế để tính tốn ổn định và lún.
- Thi cơng đào thay đất, có thể dùng sơ đồ đào đất yếu bằng máy xúc gầu dây,
đào đến đâu thì đắp lấn đến đó. Chiều sâu đào thay đất có thể từ (2÷3)m, đặc biệt có
thể tới 4,0m.


11

- Trong một số trường hợp nhất định, nên kết hợp giải pháp thay đất với giải
pháp gia tải thêm để tăng cường ổn định nền đường và đảm bảo độ lún còn lại theo yêu
cầu.
b.2. Phạm vi áp dụng
Giải pháp đào thay đất được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Khi thời hạn u cầu đưa cơng trình đường vào sử dụng là rất ngắn và đào bỏ
đất yếu là một giải pháp tốt để tăng nhanh quá trình cố kết.
- Khi các đặc trưng cơ lý, đặc biệt là sức chịu tải của đất yếu là rất nhỏ mà việc
cải thiện nó bằng cố kết là khơng có hiệu quả để đạt được chiều cao thiết kế của nền
đắp.
- Khi cao độ thiết kế gần với cao độ tự nhiên, không thể đắp nền đường đủ dày
để đảm bảo cường độ cần thiết dưới kết cấu mặt đường.
- Bề dày lớp đất yếu nhỏ từ 2m trở xuống thì nên đào bỏ tồn bộ lớp đất yếu này
để đáy nền đường tiếp xúc với tầng đất không yếu.
- Đất yếu là than bùn loại I hoặc loại sét, á sét dẻo mềm, dẻo chảy. Trường hợp
này nếu chiều dày đất yếu vượt q (4÷5)m thì có thể đào một phần sao cho phần đất
yếu cịn lại có bề dày nhiều nhất chỉ bằng (1/2÷1/3) chiều cao đất đắp (kể cả phần đắp
chìm trong đất yếu).
- Trong trường hợp đất yếu có bề dày dưới 3m và có cường độ quá thấp mà đào
ra không kịp đắp lấn như than bùn loại II, loại III, bùn sét (độ sệt B >1) hoặc bùn cát
mịn thì có thể áp dụng giải pháp bỏ đá chìm đến đáy lớp đất yếu hoặc bỏ đá kết hợp
với đất đắp quá tải để nền tự lún đến đáy lớp đất yếu.

- Trường hợp nền đường đầu cầu đắp có chiều cao khơng lớn (khoảng 1,0m) mà
đất yếu có chiều dày tương đối lớn.
- Yêu cầu kỹ thuật về độ lún còn lại khơng địi hỏi cao như những đoạn nền
thơng thường (tốc độ thiết kế ≤ 40 Km/h), đoạn đường thiết kế có kết cấu lớp mặt là
cấp cao A2 trở xuống.
Giải pháp thay đất đã được áp dụng trong xây dựng giao thông ở nước ta như: Dự
án nâng cấp, mở rộng QL.1A đoạn Dốc Xây - Thành phố Thanh Hóa; Đại lộ Nam sơng
Mã; Đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương; Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng
Ngãi;...

c. Phương pháp gia tải nén trước
c.1. Đặc điểm và phạm vi áp dụng
Phương pháp này có thể sử dụng để xử lý khi gặp nền đất yếu như than bùn, bùn
sét và sét pha dẻo nhão, cát pha bão hịa nước. Dùng phương pháp này có các ưu điểm
sau:
- Tăng sức chịu tải của nền đất.


12

- Tăng nhanh thời gian cố kết, tăng nhanh độ lún ổn định theo thời gian.
Các biện pháp thực hiện:
- Chất tải trọng (cát, sỏi, gạch, đá,...) bằng hoặc lớn hơn tải trọng cơng trình dự
kiến thiết kế trên nền đất yếu, để cho nền chịu tải trước và lún trước khi xây dựng cơng
trình.
- Sử dụng các biện pháp giếng cát hoặc bấc thấm để thoát nước ra khỏi lỗ rỗng,
giúp đẩy nhanh quá trình cố kết của đất nền, đồng thời tăng nhanh tốc độ lún theo thời
gian.
- Tùy u cầu cụ thể của cơng trình, điều kiện địa chất cơng trình, địa chất thủy
văn của nơi xây dựng mà dùng biện pháp xử lý thích hợp, có thể dùng đơn lẻ hoặc kết

hợp cả hai biện pháp trên.
c.2. Phương pháp nén trước khơng dùng giếng thốt nước
1 : lớp cát
2 : lớp đất yếu
3 : lớp cát tự nhiên

tải trọng tạm

1
2

3

Hỡnh 1.5. X lý nn t yu bằng nén gia tải trước khơng dùng giếng thốt nước
c.2.1. Điều kiện địa chất cơng trình
Để đạt được mục đích làm cho đất chặt, ép thoát nước ra khỏi lỗ rỗng thì những
trường hợp sau thích hợp cho phương pháp gia tải nén trước:
- Trên cùng là lớp đất trồng trọt, giữa là lớp đất yếu cần gia cố, dưới cùng là lớp
cát tự nhiên. Khi chịu tải trọng nén trước thì nước lỗ rỗng của đất yếu sẽ bị ép thoát
vào lớp cát tự nhiên.
- Trên cùng là lớp cát tự nhiên, ở giữa là lớp đất yếu cần xử lý. Dưới cùng là lớp
cát tự nhiên. Khi chịu tải trọng nén trước, nước lỗ rỗng trong lớp bị ép thoát ra theo cả
hai chiều lên và xuống vào hai lớp cát tự nhiên.


13

Trường hợp này khi chịu tải trọng nén, nước thoát ra theo chiều lên vào tầng cát,
trường hợp nếu không có lớp cát tự nhiên thì có thể làm một lớp đệm cát nhân tạo sau
đó tác dụng tải trọng nén trước.

c.2.2. Biện pháp thi công:
Để thi công gia tải nén trước ta có thể dùng hai biện pháp sau:
- Biện pháp 1:
Chất tải trọng nén trước lên mặt đất tại vị trí xây dựng kết cấu móng, đợi
một thời gian theo yêu cầu thiết kế để độ lún đạt ổn định, rồi dỡ tải để đào hố
móng và thi cơng móng (với chiều sâu chơn móng h  1m ). Nếu chiều sâu chơn
móng lớn thì đào hố móng đến độ sâu bé hơn cốt đáy móng 50cm rồi chất tải
trọng nén.
- Biện pháp 2:
Có thể xây dựng móng trước, sau đó chất tải lên móng để móng lún đến trị
số ổn định, sau đó dỡ tải và xây dựng kết cấu bên trên.
Trong hai biện pháp trên, tùy theo điều kiện cụ thể mà chọn biện pháp thích
hợp để xử lý cho cơng trình đặt trên nền đất yếu.
Tải trọng nén trước phải được tăng dần từng cấp, mỗi cấp tương đương tải
trọng một tầng nhà hoặc bằng khoảng (15÷20)% tổng tải trọng cơng trình. Cần
bố trí mốc để quan trắc lún trong suốt thời gian gia tải.
c.3. Phương pháp nén trước có đường thấm thẳng đứng
1 : lớp đất tự nhiên
2 : lớp đất yếu chiều dày lớn

đệm cát

tải trọng tạm

thoát n-ớc

1

bấc thấm
2


Hỡnh 1.6. X lý nn đất yếu bằng nén gia tải trước kết hợp bấc thấm đứng để
tăng tốc độ cố kết của đất nền


×