Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

ĐỀ XUẤT CẢI TẠO, NÂNG CẤP LƯỚI ĐIỆN 22KV THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHAN NGỌC ÁNH

ĐỀ XUẤT CẢI TẠO, NÂNG CẤP LƯỚI ĐIỆN 22KV
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG
GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện
Mã số:

60.52.02.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN ANH TUẤN

Đà Nẵng - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn ký

Phan Ngọc Ánh



TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT, TIẾNG ANH
ĐỀ XUẤT CẢI TẠO, NÂNG CẤP LƯỚI ĐIỆN 22KV
TP. ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

Học viên: Phan Ngọc Ánh
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60520202 Khóa K33 Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt - Ở xã hội hiện đại, điện năng là năng lượng rất quan trọng và không thể
thiếu trong đời sống. Hệ thống lưới điện phân phối thành phố Đà Lạt được xây
dựng năm 2003, từ đó đến nay lưới điện 22KV đã chuyển tải và cung ứng đầy đủ
điện năng cho toàn thành phố, nhằm góp phần vào sự phát triển chung của địa
phương. Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực kinh tế - xã
hội, an ninh – chính trị của thành phố Đà Lạt và đòi hỏi chất lượng dịch vụ đối với
khách hàng ngày càng cao, hệ thống lưới điện phân phối thành phố Đà Lạt cần phải
được nâng cao năng lực cung cấp điện. Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá lại hiện
trạng lưới điện 22KV, đồng thời dự báo tốc độ phát triển phụ tải điện trong thời
gian tới, để từ đó đưa ra các phương án, cải tạo, đầu tư và nâng cấp lưới điện, nhằm
đáp ứng đầy đủ nhu cầu và nâng cao chất lượng cung cấp điện cho thành phố Đà
Lạt giai đoạn 2018 - 2020 là vấn đề mà tác giả luận văn này quan tâm và thực hiện.
Từ khóa – Lưới điện 22KV, cải tạo và nâng cấp.
PROPOSAL FOR IMPROVING AND UPGRADING THE 22KV
POWER GRID OF DA LAT CITY IN THE TERM 2018 - 2020
Summary - In modern society, electricity is a highly important form of power.
Since being built in 2003, the 22KV power distribution grid of Da Lat has
adequately transmitted and supplied electricity for the whole city and importantly
contributed to the local development. In the latest context of robust development of
socio-economic, security and political needs of Da Lat city and higher demands for
service quality from customers, however, this power distribution grid needs to be
upgraded in terms of supply capacity. Therefore, it is necessary to conduct

researches and reassessments of the current conditions of the 22KV power grid, as
well as predict the development speed of electric additional charge in the future in
order to provide plans of improving, investing in and upgrading the power grid with
the aim to satisfy demands and improve power supply quality for Da Lat city in the
term from 2018 to 2020, which is the issue being interested in and conducted by the
author of this thesis.
Key word – 22KV Power grid, improving and upgrading....


MỤC LỤC
TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TRANG TĨM TẮT TIẾNG VIỆT, TIẾNG ANH
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tên đề tài .................................................................................................................1
2. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
5. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................3
8. Bố cục đề tài ............................................................................................................3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN 22KV VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT GIAI ĐOẠN 2018 –
2020 ....................................................................................................................... 4

1.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của thành phố Đà Lạt. ................................4
1.1.1. Giới thiệu: ......................................................................................................4
1.1.2. Vị trí địa lý: ...................................................................................................4
1.1.3. Khí hậu: .........................................................................................................5
1.1.4. Dân số ............................................................................................................5
1.1.5. Hiện trạng kinh tế - xã hội .............................................................................6
1.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội định hướng đến năm 2020..................8
1.2.1. Định hướng phát triển....................................................................................8
1.2.2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội chủ yếu ...............................................9
1.2.3. Định hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu .........................................9
1.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Điện lực thành phố Đà Lạt ............................................10
1.3.1. Lịch sử phát triển .........................................................................................10
1.3.2. Điện năng và đời sống .................................................................................11
1.4. Hiện trạng nguồn và lưới điện của thành phố Đà Lạt ........................................12
1.4.1 Nguồn điện ...................................................................................................12
1.4.2. Lưới điện .....................................................................................................14


1.4.3. Trạm biến áp phân phối và phụ tải ..............................................................15

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN CỦA ĐIỆN LỰC
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ...................................................................................... 16
2.1. Giới thiệu về phần mềm PSS/Adept ...................................................................16
2.2. Sử dụng phần mềm PSS/Adept để tính tốn phân bố cơng suất ........................17
2.2.1. Phương pháp tính phân bố cơng suất bằng phần mềm PSS/Adept .............17
2.2.2. Chu trình triển khai tính tốn ......................................................................17

2.2.2.2 Tạo sơ đồ mơ phỏng .................................................................... 19
2.2.2.3 Chạy chức năng tính tốn phân bố cơng suất ............................ 19
2.3 Kết quả đánh giá hiện trạng lưới điện 22KV thành phố Đà Lạt..........................20

2.3.1 Nhận xét chung .............................................................................................20
2.3.2 Tổn thất công suất và tổn hao điện áp ..........................................................21
2.4. Nghiên cứu dự báo phụ tải điện thành phố Đà Lạt phù hợp với giai đoạn 2018 ÷
2020 ...........................................................................................................................23
2.4.1 Cơ sở lý thuyết..............................................................................................23

2.4.1.1 Vai trị của cơng tác dự báo phụ tải điện..................................... 23
2.4.1.2 Các phương pháp dự báo phụ tải điện ........................................ 24
2.4.2 Lựa chọn phương pháp dự báo .....................................................................25
2.4.3 Dự báo nhu cầu phụ tải điện cho thành phố Đà Lạt giai đoạn 2018 - 2020 .28

2.4.3.1 Nhu cầu điện cho công nghiệp, xây dựng ................................... 28
2.4.3.2 Nhu cầu điện cho dịch vụ thương mại và du lịch ....................... 29
2.4.3.3 Nhu cầu điện cho lĩnh vực tiêu dùng dân cư............................... 30
2.4.3.4 Nhu cầu điện cho lĩnh vực Nông, Lâm nghiệp ........................... 31
2.4.3.5 Nhu cầu điện cho lĩnh vực quản lý và các hoạt động khác ......... 31
2.5. Dự báo nhu cầu phụ tải điện cho các xuất tuyến lưới điện ................................34

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP LƯỚI ĐIỆN
22KV THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT GIAI ĐOẠN 2018 ÷ 2020 ................................ 36
3.1 Cân đối công suất nguồn và phụ tải đến năm 2020 .............................................36
3.1.1 Khái quát nguồn điện trên địa bàn thành phố Đà Lạt ...................................36
3.1.2 Cân đối công suất nguồn và phụ tải .............................................................37
3.2 Định hướng quy hoạch cải tạo lưới điện 22KV thành phố Đà Lạt .....................38
3.2.1 Quan điểm quy hoạch ...................................................................................38
3.2.2 Định hướng cải tạo, nâng cấp chi tiết ..........................................................40
3.3 Đề xuất cải tạo, nâng cấp lưới điện 22KV thành phố Đà Lạt giai đoạn 20182020 ...........................................................................................................................41


3.3.1. Tuyến 472 - Đà Lạt 1...................................................................................41

3.3.2. Tuyến 474 - Đà Lạt 1...................................................................................42
3.3.3. Tuyến 476 - Đà Lạt 1...................................................................................42
3.3.4. Tuyến 480 - Đà Lạt 1...................................................................................42
3.3.5. Tuyến 471 - Đà Lạt 2...................................................................................43
3.3.6. Tuyến 473 - Đà Lạt 2...................................................................................43
3.3.7. Tuyến 477 - Đà Lạt 2...................................................................................43
3.4 Phân tích, đề xuất cải tạo, nâng cấp lưới điện 22KV tuyến 478 Đà Lạt 1 và tuyến
475 Đà Lạt 2, giai đoạn 2018- 2020 ..........................................................................44
3.4.1. Tuyến 478 - Đà Lạt 1...................................................................................44
3.4.2. Tuyến 475 - Đà Lạt 2..................................................................................49
3.5 Đánh giá chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của các tuyến 476, 478, 475 sau khi cải tạo,
nâng cấp .....................................................................................................................54
3.5.1 Mô phỏng và chạy chức năng phân bố công suất các tuyến 476, 478, 475
sau khi cải tạo, nâng cấp ........................................................................................54
3.5.2 Kết quả đánh giá 3 xuất tuyến 478, 475, 476 sau cải tạo, nâng cấp giai đoạn
2018 - 2020 ............................................................................................................58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 61
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO).
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu

Tên bảng


Dân số và phân bố dân cư đến cuối năm 2016 – Theo cổng “Thông
tin tổng quan và kinh tế xã hội –Đà Lạt”
1.2 Điện năng tiêu thụ qua các thời kỳ của thành phố Đà Lạt
1.3 Chủng loại xuất xứ và thông số kỹ thuật trạm 110KV
1.4 Thực trạng mang tải của các máy biến áp trạm 110 kV
1.5 Thống kê tổng quát đường dây trung áp thành phố Đà Lạt
Thông số kỹ thuật của các loại đường dây trên không ACSR, ACX
1.6
và cáp ngầm XLPE cấp điện áp 22 kV
Hiện trạng thông số lưới điện của các xuất tuyến 22KV thành phố
1.7
Đà Lạt
Tình hình tiêu thụ điện năng, Pmax của các thành phần phụ tải tại
2.1
thành phố Đà Lạt
Tốc độ tăng trưởng điện năng tiêu thụ, Pmax của các thành phần
2.2
phụ tải tại thành phố Đà Lạt
Tốc độ tăng trưởng điện năng tiêu thụ, Pmax của các thành phần
2.3
phụ tải theo 2 phương án
2.4a Nhu cầu điện cho công nghiệp, xây dựng - Phương án trung bình
2.4b Nhu cầu điện cho cơng nghiệp, xây dựng - Phương án cao
Nhu cầu điện cho dịch vụ thương mại và du lịch - Phương án trung
2.5a
bình
2.5b Nhu cầu điện cho dịch vụ thương mại và du lịch - Phương án cao
2.6a Nhu cầu điện cho lĩnh vực tiêu dùng dân cư - Phương án trung bình
2.6b Nhu cầu điện cho lĩnh vực tiêu dùng dân cư - Phương án cao

Nhu cầu điện cho ngành Nông, Lâm nghiệp - Phương án trung
2.7a
bình
2.7b Nhu cầu điện cho ngành Nơng, Lâm nghiệp - Phương án cao
2.8 Nhu cầu điện cho lĩnh vực quản lý và hoạt động khác
Kết quả tính toán nhu cầu điện các thành phần kinh tế thành phố Đà
2.9a
Lạt với phương án trung bình
Kết quả tính tốn nhu cầu điện các thành phần kinh tế thành phố Đà
2.9b
Lạt với phương án cao
2.10a Nhu cầu và tốc độ tăng trưởng điện năng - Phương án trung bình
1.1

Trang
5
11
12
13
14
15
20
26
27
28
29
29
30
30
30

30
31
31
32
32
32
33


Số
hiệu
2.10b
2.11
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

Tên bảng

Trang

Nhu cầu và tốc độ tăng trưởng điện năng - Phương án cao
Nhu cầu phụ tải của các xuất tuyến lưới điện 22KV Đà Lạt
Nhu cầu công suất của thành phố Đà Lạt đến năm 2020
Cân đối công suất nguồn và tải đến năm 2020
Thứ tự ưu tiên các trạm biến áp tuyến 478 dự kiến cải tạo đến năm
2020
Thứ tự ưu tiên các trạm biến áp tuyến 475 dự kiến cải tạo đến năm

2020
Kết quả tổn thất công suất và điện áp cuối đường dây các tuyến
476, 478, 475 sau cải tạo

33
35
37
38
45
50
58


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

1.1

Thư viện thơng số dây dẫn và máy biến áp - Pti.con

18

1.2


Xác định thông số thuộc tính của lưới điện

19

Xem ở phụ lục

PL

1.3 - 1.11
1.12

Tính tốn tổn hao cơng suất đường dây tuyến 472 - Đà Lạt
2.

21

1.13

Mô phỏng điện áp cuối đường dây tuyến 472 – Đà Lạt 1

22

1.14

Xác định công suất tiêu thụ

22

3.1


Sơ đồ mô phỏng và chạy chức năng phân bố công suất lộ
478 sau cải tạo

55

3.2

Sơ đồ mô phỏng và chạy chức năng phân bố công suất lộ
475 sau cải tạo

56

3.3

Sơ đồ mô phỏng và chạy chức năng phân bố công suất lộ
476 sau cải tạo

57


1

MỞ ĐẦU
Điện năng là dạng năng lượng quan trọng, không thể thiếu trong đời sống xã hội
hiện đại. Cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm
qua, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng cũng đã phát triển khơng
ngừng. Do đó, nhu cầu điện năng cung cấp cho sự phát triển đó cũng ngày càng tăng
cao. Cụ thể, trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của phụ tải điện trên địa bàn
thành phố Đà Lạt ln trên 9%/năm.

Hàng năm ngành điện vẫn có kế hoạch, giải pháp thiết thực đầu tư nguồn, lưới
thông qua các cơng trình đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên,
chống quá tải mùa khô,…để cải thiện chất lượng điện năng, nâng cao năng lực cung
cấp điện. Tuy nhiên, với nguồn vốn được phân bổ hàng năm còn hạn chế, do đó việc
cải tạo lưới điện ít nhiều cịn mang tính chất ngắn hạn, phân bổ dàn trải cho nhiều địa
phương khác nhau.
Từ trước đến nay, thành phố Đà Lạt vẫn đang là đơn vị có sản lượng điện tiêu thụ
và có tốc độ phát triển phụ tải hàng năm lớn nhất trong toàn tỉnh Lâm Đồng. Được xây
dựng cách đây hơn mười năm, hệ thống lưới điện phân phối thành phố Đà Lạt đến nay
cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của địa phương. Tuy nhiên, qua công
tác theo dõi, thống kê các chỉ số điện năng gần đây của đơn vị quản lý, hệ thống lưới
điện phân phối thành phố Đà Lạt đã xuất hiện một số chỉ tiêu kỹ thuật không đảm bảo
theo quy định của ngành điện như quá tải đường dây vào giờ cao điểm, vào mùa lễ hội;
sụt áp cuối đường dây; phân bố công suất không đồng đều giữa các tuyến; nguy cơ sự
cố, mất an toàn do vi phạm hành lang lưới điện,…
Hiện nay, công tác dịch vụ điện năng cho khách hàng ngày càng được ngành điện
quan tâm. Vậy để đáp ứng và nâng cao chất lượng cung cấp điện cho thành phố Đà Lạt
- Trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2018 ÷ 2020,
việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo phụ tải điện, từ đó đưa ra đề xuất cải tạo
và nâng cấp lưới điện 22kV thành phố Đà Lạt theo lộ trình là việc làm cần thiết. Vì
vậy, đề tài “Đề xuất cải tạo, nâng cấp lưới điện 22KV TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng giai
đoạn 2018 - 2020” nhằm nâng cao năng lực cung cấp điện trong thời gian tới, mang
tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
1. Tên đề tài
“Đề xuất cải tạo, nâng cấp lưới điện 22KV thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng giai
đoạn 2018 – 2020”.
2. Lí do chọn đề tài
- Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng với chất lượng điện
năng ngày càng tốt hơn.



2
- Nâng cao năng lực cung cấp cho lưới điện sẽ hạn chế thiệt hại do việc gián đoạn
cung cấp điện, đồng thời đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh điện
năng.
- Nâng cao năng lực cung cấp của lưới điện phân phối được đặt ra trong giai đoạn
hiện nay như một yêu cầu cấp thiết nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế, ổn
định an ninh, chính trị, xã hội tại địa phương.
- Hiện nay thành phố Đà Lạt chưa có hồ sơ quy hoạch lưới điện sau năm 2020. Do
đó đề tài đề xuất cải tạo, nâng cấp lưới điện 22KV thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng trong giai đoạn 2018 – 2020 nhằm phù hợp với Quyết định số 221/QĐUBND ngày 05/02/2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt
Quy hoạch phát triển điện lực đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên
địa bàn thành phố Đà Lạt.
3. Mục đích nghiên cứu
Cải tạo, nâng cấp lưới điện 22kV thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2018 - 2020, nhằm nâng cao năng lực cung cấp điện.
Có thể áp dụng tính tốn, đề xuất giải pháp hợp lý để cải tạo và phát triển lưới
điện trung thế cho các khu vực lân cận.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lưới điện 22KV đang vận hành của thành phố Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng.
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu đề xuất cải tạo, nâng cấp
lưới điện 22KV TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2020, nhằm nâng cao
năng lực cung cấp điện, đảm bảo độ ổn định tin cậy trong quá trình vận hành và chất
lượng cung cấp điện năng cho thành phố Đà Lạt.
5. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về lưới điện 22kV của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;
- Đánh giá hiện trạng lưới điện 22kV của thành phố Đà Lạt;
- Nghiên cứu dự báo nhu cầu phụ tải của lưới điện 22kV của thành phố Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 ÷ 2020.

- Đề xuất cải tạo, nâng cấp lưới điện 22KV TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2018 - 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu về hiện trạng, phân tích, tổng hợp để giới thiệu tổng quan về
nguồn và lưới điện 22KV của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để phân tích, đánh giá khả năng vận hành của
lưới điện 22KV giai đoạn 2018 ÷ 2020.
- Đánh giá lại hiệu quả sau khi thực hiện các giải pháp cải tạo và nâng cấp lưới
điện.


3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đứng trước những nhiệm vụ nghiên cứu do thực tiễn đặt ra, luận văn đã tiếp
cận, có định hướng đúng và giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu một cách
khoa học từ thu thập thông tin, xử lý số liệu, tính tốn hợp lý,… Kết quả nghiên
cứu của đề tài có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho cơng tác vận hành
sau này. Ngồi ra, có thể áp dụng tính tốn nhằm đưa ra các giải pháp hợp lý để cải
tạo và nâng cấp lưới điện trung thế cho các khu vực lân cận. Vì vậy đề tài luận văn
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
8. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm có các chương như sau:
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN 22KV VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT GIAI ĐOẠN 2018 ÷ 2020
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN CỦA ĐIỆN LỰC
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP LƯỚI ĐIỆN
22KV THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT GIAI ĐOẠN 2018 ÷ 2020



4

Chương 1
TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN 22KV
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
GIAI ĐOẠN 2018 – 2020
1.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của thành phố Đà Lạt.

1.1.1. Giới thiệu:
Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lị của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên
cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên:
393,29 km². Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch
nổi tiếng nhất của Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin Dat Aliis
Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là "cho những người này niềm vui, cho những
người khác sự mát mẻ". Đà Lạt được mệnh danh là: thành phố hoa, thành phố tình yêu,
thành phố mùa xuân, thành phố sương mù.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ, Đà Lạt đã được Thủ Tướng chính phủ cơng
nhận là đơ thị loại I và là địa danh rất quen thuộc với người Việt Nam và du khách
quốc tế.

1.1.2. Vị trí địa lý:
Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía bắc tỉnh Lâm
Đồng.Về phía bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía đơng và đơng nam giáp
với huyện Đơn Dương, về phía tây và tây nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức
Trọng.
Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, vốn là cư dân
của toàn bộ cao nguyên Lang Biang. Đà Lạt có diện tích khoảng 400 km², bao bọc bởi
các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp:
a. Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816 m), Tây

Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà
đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408 m).
b. Phía Đơng là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao ngun Dran.
c. Phía Đơng Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m).
d. Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.
Địa hình: Cao trung bình so với mặt biển là 1.500 m. Nơi cao nhất trong trung
tâm thành phố là Nhà Bảo Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri
Phương (1.398,2 m).
Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:
- Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các
dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóng nhấp nhơ, độ
phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m.


5
- Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m
tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đơng Bắc có hai núi thấp:
hịn Ơng (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m). Ở phía Bắc, ngự trị
cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169 m, kéo dài theo
trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ
Đờng). Phía Đơng án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m). Về phía Tây Nam, các
dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin
Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m).
- Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các
cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m.

1.1.3. Khí hậu:
- Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thơng bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc
tính của miền ơn đới. Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ
quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C.

- Chính các rừng thơng giúp cho Đà Lạt thêm phần mát mẻ. Đà Lạt có hai mùa
rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đơi khi có mưa đá.
-

Lượng mưa trung bình năm là 1.562 mm và độ ẩm 82%.

- Đà Lạt chưa bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào
vì sườn đơng khơng có núi che chắn.

1.1.4. Dân số
Đến cuối năm 2016, dân số Đà Lạt có 223.135 người, mật độ dân số nội thành
trung bình 641 người/km2 với 96% là người Kinh. Trong đó, dân số sống ở khu vực
thành thị là 89,25%, sống ở các khu vực nông thơn là 10,75%. Mặt bằng dân trí trong
những năm gần đây được nâng lên đáng kể nhưng vẫn cịn có khoảng cách nhất định
giữa cư dân sống ở khu vực thành thị và nông thôn. Lao động xã hội tăng nhanh, nhất
là lao động nông nghiệp phổ thông (chiếm 38,5%). Lao động có tay nghề chưa được
đào tạo theo quy chuẩn và cũng chưa có điều kiện để hoạt động do Đà Lạt chưa có
những khu cơng nghiệp lớn.
Mức tăng dân số trung bình hàng năm khoảng 1,4%.
Bảng 1.1 Dân số và phân bố dân cư đến cuối năm 2016 – Theo cổng “Thông tin
tổng quan và kinh tế xã hội –Đà Lạt”
Diện tích (ha)
Dân số (người)
Số hộ (hộ)
Phường, Xã
Phường 1
176
10.844
2.636

Phường 2
126
19.722
6.264
Phường 3
2.724
20.642
5.074
Phường 4
2.910
22.156
6.042


6
Phường, Xã
Phường 5
Phường 6
Phường 7
Phường 8
Phường 9
Phường 10
Phường 11
Phường 12
Xã Xuân Thọ
Xã Xuân Trường
Xã Trạm Hành
Xã Tà Nung
Tổng cộng


Diện tích (ha)
3.474
168
3.422
1.783
470
1.379
1.644
1.230
6.247
3.456
5.538
4.582
39.329

Dân số (người)
14.412
17.533
15.222
27.267
18.245
15.973
9.557
8.174
7.873
5.668
5.107
4.740
223.135


Số hộ (hộ)
3.938
4.844
4.359
7.033
5.410
4.412
2.478
2.024
1.810
1.697
1.297
1.013
60.331

1.1.5. Hiện trạng kinh tế - xã hội
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố năm 2016 đạt 960 tỉ đồng,
thu nhập bình quân đầu người đạt 890 USD/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo dưới 1,8%; tỷ
lệ lao động phi nông nghiệp đạt 90,5%; tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở khu vực nội
thành 2.576.720m2 (tương ứng bình quân 14,45m2 sàn/người)
Những năm gần đây cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Lạt đã được quan tâm đầu
tư, nhất là hệ thống giao thông nội thị, hệ thống giao thông tại các khu dân cư nông
thôn, khu sản xuất nông nghiệp, các khu vực tham quan du lịch và các khu vực dự kiến
phát triển đơ thị. Chính quyền địa phương đang tiến hành quy hoạch các khu vực phát
triển kinh tế tại các địa phương vùng ven đô thị và vùng nông thơn nhằm khuyến khích
phát triển kinh tế theo định hướng Du lịch - dịch vụ, Công nghiệp- xây dựng, Nônglâm nghiệp.
Các chương trình phát triển nơng nghiệp nơng thơn theo mục tiêu cơng nghiệp
hố, hiện đại hố từng bước đã được triển khai. Cơ sở hạ tầng nông thôn được quan
tâm đầu tư về giao thông, thủy lợi, điện, trường học, y tế…. Kinh tế xã hội tại một số
khu vực nông nghiệp trọng điểm của thành phố được nâng lên đáng kể, công tác ứng

dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất được triển khai nhanh chóng và
mang lại hiệu quả kinh tế thích đáng trên từng đơn vị diện tích. Đời sống đại bộ phận
dân cư được nâng lên, phúc lợi xã hội được quan tâm chăm sóc, đời sống văn hố phát
triển.
Về phát triển kinh tế, ngành Du lịch, dịch vụ được xác định là ngành kinh tế
động lực của thành phố trong những năm qua và trong những năm tiếp theo. Tốc độ
tăng trưởng của ngành được duy trì và phát triển hàng năm, hiện nay đạt 65% trong cơ


7
cấu kinh tế toàn xã hội của địa phương. Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển
nhưng còn mang tính dàn trãi, hoạt động xuất khẩu chậm phát triển.
Ngành Cơng nghiệp, xây dựng đang trên lộ trình phát triển với định hướng hình
thành những khu cơng nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương nông nghiệp nông thôn
nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản phẩm để tham gia thị trường tiêu
dùng trong nước và từng bước tiến đến xuất khẩu. Thành phố đang chú trọng đầu tư
phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, các ngành chế biến nông sản.
Ngành Nông, lâm nghiệp trong những năm trước đây là ngành kinh tế quan trọng
của địa phương. Tuy nhiên, với định hướng phát triển kinh tế Du lịch - dịch vụ, Công
nghiệp- xây dựng, Nông- lâm nghiệp; ngành nông nghiệp đã và đang từng bước thực
hiện mục tiêu giảm dần tỷ trọng một cách hợp lý trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
Hiện nay ngành nơng nghiệp Đà Lạt vẫn cịn thu hút 38,5% lao động xã hội. Sản xuất
nông nghiệp trên lĩnh vực trồng trọt đang phát triển về diện tích, tăng vụ, tăng năng
suất và chất lượng nông sản. Hàng năm, ngành nông nghiệp Đà Lạt cung ứng cho thị
trường tiêu dùng khoảng 200.000 tấn rau các loại, trên 300 triệu cành hoa. Thành phố
đang thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni nhằm tăng
cường tính đa dạng của sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng cho nhu cầu của thị trường
tiêu dùng trong nước theo hướng chất lượng cao và từng bước tạo lập thị trường xuất
khẩu nơng sản.
Thành phố Đà Lạt được xác định có các tính chất quan trọng như: Trung tâm

chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Lâm Đồng; Trung
tâm du lịch hỗn hợp – nghỉ dưỡng chất lượng cao; Trung tâm giáo dục - đào tạo đa
ngành cấp quốc gia và quốc tế, Trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ; trung tâm bảo tồn di sản kiến trúc và cảnh quan đô thị cấp vùng và quốc gia;
Khu vực sản xuất, chế biến rau và hoa chất lượng cao; Có vị trí quan trọng về an ninh
và quốc phịng đối với khu vực Tây nguyên và cả nước.
Khí hậu ở đây thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật ni có nguồn
gốc á nhiệt đới và ơn đới. Đất đai có độ phì nhiêu khá cao, các loại đất thích hợp cho
phát triển nơng nghiệp phân bố khá tập trung.
Thành phố Đà Lạt có chức năng hàng đầu về du lịch nên trong thời gian qua đã
duy trì mức tăng trưởng cao hơn so mức trung bình cả nước. Cơ sở hạ tầng được đầu
tư xây dựng và đang từng bước phát huy tác dụng. Hàng năm Đà Lạt đóng góp trên
40% vào ngân sách của tỉnh. Thu nhập của người dân không ngừng được tăng lên, các
lĩnh vực văn hóa xã hội phát triển tốt, nhất là giáo dục và thực hiện chính sách đối với
người đồng bào dân tộc.


8
1.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội định hướng đến năm 2020

1.2.1. Định hướng phát triển
Với vị thế mới, trong “định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước
đến năm 2020”, Đà Lạt được xác định là Thành phố trung tâm của hệ thống các đô thị
của vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Vì vậy, đồ án Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và Vùng phụ cận được điều chỉnh
theo hướng mở rộng thành phố trong tầm nhìn 2020 và được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt (tại Quyết định số 409/ QĐ-TTg ngày 27/5/2002). Đặc điểm của đồ án là:
Hoàn thiện và nâng cao tính chất đơ thị Đà Lạt: Khẳng định tính chất tỉnh lỵ,
nhưng là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh; thêm chức năng hội nghị, hội
thảo và sinh thái, cùng với du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng của vùng và cả nước; xác

định tính chất trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học lớn và đa ngành của cả nước;
bổ sung 2 tính chất mới là: khu vực sản xuất chế biến rau hoa chất lượng cao phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu; có vị trí quan trọng về an ninh- quốc phịng.
Khoanh vùng các khu hạn chế phát triển, mở ra các khu ở mới tập trung theo mơ
hình tiểu khu. Chú trọng các khu vực kiến trúc cảnh quan, bảo tồn các công trình kiến
trúc có giá trị, đồng thời phát triển kiến trúc mới hiện đại, giàu bản sắc dân tộc và
truyền thống địa phương.
Kế thừa và phát triển cấu trúc không gian đơ thị từ cấu trúc “bàn tay xịe” thành
cấu trúc “cây, cành, nhánh”, xen kẽ giữa các khu ở, khu đô thị là những không gian hồ,
suối, thung lũng rau hoa. Hướng phát triển thành phố đến năm 2020 là:
Dân số thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận khoảng 600.000 – 650.000 người,
trong đó khoảng 40.000 – 50.000 người quy đổi từ khách du lịch. Dân số đô thị
khoảng 350.000 – 400.000 người, trong đó khoảng 25.000 người quy đổi từ khách du
lịch. Tỷ lệ đơ thị hóa từ 55% đến 60%. Dự báo khách du lịch khoảng 5 đến 6 triệu
khách / năm.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 96.914 ha; trong đó đất xây dựng đơ thị khoảng
17.836 ha.
Chọn hướng phát triển không gian theo 4 hướng chính l: Hướng Tây - Tây Bắc
phát triển trọng tâm là khu du lịch Dankia - Suối Vàng và Cam Ly - Măng Lin. Hướng
Nam - Đông Nam là khu du lịch hồ Tuyền Lâm và cụm công nghiệp, trồng trọt, chế
biến nông sản dọc Quốc lộ 20 đến sân bay quốc tế Liên Khương. Hướng đông là cụm
công nghiệp chế biến rau, hoa, nông sản.
Theo đồ án Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến
năm 2020, TP Đà Lạt sẽ được mở rộng thêm bao gồm một phần của các huyện Đơn
Dương, Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà và Đam Rông với diện tích mở rộng là
57.810 ha, nâng tổng diện tích lên 96.914ha.


9


1.2.2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội chủ yếu
Hướng đến mục tiêu trở thành đô thị du lịch chất lượng cao của cả nước, thành
phố tập trung vào một số nhiệm vụ như điều hành việc quản lý xây dựng đô thị theo
hướng thành phố văn minh, hiện đại, thành phố xanh. Tập trung đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tế theo cơ cấu tăng tỷ trọng du lịch - dịch vụ; khuyến khích tạo điều kiện thu
hút đấu tư khai thác tiềm năng, thế mạnh của thành phố. Đà Lạt đã đề ra các chỉ tiêu
chủ yếu sau:
a. Chỉ tiêu về kinh tế:
- Tốc độ phát triển bình quân đạt từ 12-16% trở lên
- Giá trị các ngành dịch vụ du lịch tăng từ 10-15%năm
- Giá trị sản xuất cơng nghiệp, xây dựng duy trì trên 12%
- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 9-10%
- GDP bình quân đầu người đạt trên 18,4 triệu đồng, tổng vốn đầu tư phát triển
xã hội đạt 2.000 - 2.200 tỷ đồng.
- Tỷ trọng ngành dịch vụ du lịch chiếm 65%, nông lâm nghiệp 25% và công
nghiệp xây dựng 10% giá trị kinh tế xã hội.
b. Chỉ tiêu về văn hoá-xã hội:
- Giải quyết việc làm hàng năm: 2.500 - 4.000 lao động
- Giảm hộ nghèo hàng năm từ 1,2-1,5%
- Giảm tỷ suất sinh bình quân 0,3%năm, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm bình quân 0,7% năm
- Số xã, phường có trạm truyền hình đến khu, thơn 100%
- Số thơn, bản, khu phố đạt chuẩn văn hố được cấp thành phố công nhận đạt
75%
- Số dân được dùng nước sạch trong khu vực đô thị đạt 100%, khu vực nông
thôn đạt 85%
- Số trường đạt chuẩn quốc gia đạt 50%
- 100% các trạm y tế phường, xã có đội ngũ bác sỹ khám chữa bệnh cho nhân
dân.


1.2.3. Định hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu
a. Du lịch - dịch vụ:
Tiếp tục tập trung thực hiện chương trình phát triển du lịch theo hướng du lịch
chất lượng cao:
- Nâng cấp tôn tạo, chỉnh trang các điểm danh lam thắng cảnh, các khu du lịch
hiện có; đa dạng hóa các loại hình tham quan du lịch, cải tiến và nâng cao chất lượng
phục vụ du lịch; khuyến khích đầu tư phát triển dịch vụ vui chơi giải trí đêm. Phát
triển nhanh các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch chữa
bệnh, du lịch sinh thái, Phát triển nghề truyền thống, sản xuất các mặt hàng tiểu thủ


10
công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, đan, thêu… phục vụ du lịch và nâng cao tỷ trọng xuất
khẩu tại chỗ đối với các mặt hàng đặc sản. Ưu tiên đầu tư phát triển các khách sạn chất
lượng cao và dạng villa để đáp ứng nhu cầu đón khách trong nước và quốc tế.
- Quảng bá giới thiệu sản phẩm và giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông
nghiệp. Tổ chức tốt các lễ hội truyền thống và lễ hội Festival hoa nhằm tuyên truyền
quảng bá du lịch Đà Lạt và sản xuất rau, hoa.
b. Công nghiệp - xây dựng:
Ưu tiên tập trung vốn để thực hiện các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
phối hợp đẩy mạnh tiến độ các cơng trình trọng điểm như Khu cơng viên Văn hố và
đơ thị, khu cơng viên ánh Sáng, Khu vui chơi giải trí đường Bà Huyện Thanh Quan,
Trung tâm Hồ Bình, khu nghỉ dưỡng hồ Tuyền Lâm, dự án xử lý chất thải rắn,...
c. Nông - lâm nghiệp:
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng diện tích các loại cây trồng mang
tính chủ lực như rau, hoa, dâu tây, atiso, chè, cà phê theo hướng công nghệ cao.
d. Lĩnh vực thu hút đầu tư:
Coi trọng thu hút đầu tư từ mọi nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục
thực hiện chủ trương khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực
hiện nhanh chóng cơng tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư có hiệu quả để góp phần

giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt trong lĩnh vực thu hút đầu tư, lĩnh vực
đất đai, xây dựng cơ bản, thực hiện trên quan điểm tuân thủ đúng quy định của pháp
luật, nhưng đồng thời phải hết sức thơng thống, cởi mở, giải quyết nhanh các thủ tục
cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án đưa vào khai thác.
1.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Điện lực thành phố Đà Lạt

1.3.1. Lịch sử phát triển
Trong năm 1993, tại Đà Lạt cải tạo xong lưới hạ thế 110V lên 220V. Vậy là sau
75 năm sử dụng, điện áp dân dụng 110V được xoá bỏ. Một cơng trình ảnh hưởng lớn
đến sự ổn định cung cấp điện là việc lắp đặt biến áp 12.500kVA- 66/15kV do Công ty
Điện lực 2 điều động cho trạm Đà Lạt 1, nâng dung lượng trạm lên gấp đôi và với điện
áp 15kV có thể chuyển tải cự ly xa hơn về hướng Trại Mát - Đa Thọ. Công trình này
được đóng điện ngày 10/11/1994.
Ngày 12/10/1999, nhà máy thuỷ điện Suối Vàng được nâng công suất tổ máy số
3 từ 300kW lên 1.600kW, hiệu HARBIN do Trung Quốc chế tạo.
Đến tháng 7/2000, Điện lực Lâm Đồng tiếp nhận quản lý đường dây 66kV Đa
Nhim - Đà Lạt và trạm Đà Lạt 1: 66kV- 22.500kVA- 66/15/6,6kV. Tiếp nhận 2 hạng
mục này, tuy có tăng thêm nhiệm vụ cơng tác quản lý đường dây và trạm cao thế, song
lại thuận tiện trong công tác điều độ lưới điện do được lệnh trực tiếp cho Trạm thay vì
phải qua Cơng ty truyền tải điện 4.


11
Năm 2003, Điện lực Lâm Đồng tiến hành nâng cấp đường dây 66kV Đa Nhim Đà Lạt lên 110kV. Đến ngày 15/4/2003, trạm Đà Lạt 1 hoàn thành việc nâng cơng suất
lên 40 MVA- 110/22/15kV, với hệ thống đóng cắt bằng khí SF6 và rơle bảo vệ kỹ
thuật số với tổng mức đầu tư 35.799.159.000đ.
Trong năm 2003, dự án cải tạo và phát triển lưới điện thành phố Đà Lạt bằng vốn
vay ADB (Ngân hàng Phát triển Châu á) được hồn thành. Đây là 1 trong 3 dự án
ngầm hố đường dây trung thế, trạm phân phối kín hợp bộ và đường dây hạ thế có bọc
cách điện ABC trong nội ô 3 thành phố Đà Lạt, Cần Thơ, Biên Hòa. Đà Lạt là thành

phố đầu tiên trong cả nước có hệ thống điện hiện đại trong nội ơ thành phố.
Sau khi vận hành hệ thống mới này, lưới 6,6kV và 15kV tại Đà Lạt được chính
thức xố bỏ, thống nhất cấp trung thế 22kV. Nội ô thành phố hầu như khơng cịn
đường dây trung thế trần chạy dọc các tuyến phố, các trạm điện cũ và đường dây hạ
thế khơng có bọc, do đó giảm tối thiểu sự cố cho đường dây, thiết bị và con người,
tăng mỹ quan đô thị.
Ngày 30/5/2004, đường dây 110kV Đức Trọng - Đà Lạt dài 41km đóng điện vận
hành chính thức, tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt cho công tác vận hành điều độ, giảm
thời gian mất điện cho thành phố Đà Lạt khi có sự cố đường dây hoặc trung đại tu
đường dây 110kV.
Ngày 30/8/2009, trạm Đà Lạt 2: 40MVA-115/23-11KV hoàn thành và đóng điện
vận hành giảm tải đáng kể cho trạm Đà lạt 1.
Ngày 25/5/2007, đường dây 31,5kV Suối Vàng - Đa Nhim vận hành từ 1945
được cải tạo thành 22kV. Vậy là sau 62 năm, cấp trung thế 31,5kV được xoá bỏ.

1.3.2. Điện năng và đời sống
Sản lượng điện năng tiêu thụ bình quân của thành phố Đà Lạt qua các thời kỳ cụ
thể như sau:
Bảng 1.2: Điện năng tiêu thụ qua các thời kỳ của thành phố Đà Lạt
– Số liệu theo Công ty Điện lực Lâm Đồng
Năm
Điện năng tiêu thụ bình quân
(Kwh/người/năm)
1985
102,61
1990
167,7
1995
302,47
2000

397,40
2005
501,37
2010
854,56
2015
1.090,69
2016
1.165,59


12
Sau năm 1995, điều kiện đời sống chung của cộng đồng phát triển đáng kể, từ đó,
các thiết bị sử dụng điện trong các gia đình tăng nhanh. Hơn nữa, lượng khách du lịch
đến địa phương gia tăng, số lượng khách sạn mới được xây dựng nhiều. Nông dân ứng
dụng kỹ thuật trồng hoa mới, dùng ánh sáng điện nhiều để điều chỉnh sự tăng trưởng của
cây hoa. Vì vậy, lượng điện năng cung ứng cho 2 lĩnh vực công nghiệp - phi công
nghiệp và ánh sáng sinh hoạt ngày càng tăng nhanh.
Trong hơn 40 năm, từ năm 1975 đến năm 2016, lượng điện năng sử dụng toàn xã
hội tăng rất nhanh ở một địa phương khơng có nền cơng nghiệp lớn là một thành quả
đáng kể nhờ thay đổi phương thức sản xuất cũ trong nông nghiệp và công nghiệp, nên
lượng điện năng cung cấp cho nông nghiệp tăng 585,46 lần, cho công nghiệp tăng
272,22 lần và cho sinh hoạt tăng 165,27 lần.
1.4. Hiện trạng nguồn và lưới điện của thành phố Đà Lạt

1.4.1 Nguồn điện
Hiện tại toàn thành phố Đà Lạt được cấp điện từ 2 trạm: trạm 110 kV Đà Lạt 1 và
trạm 110 kV Đà Lạt 2:
- Trạm 110/22kV Đà Lạt 1 công suất 40MVA, đặt tại phường 10 thành phố Đà
Lạt. Trạm nhận điện từ trạm 220/110kV Đa Nhim để cung cấp điện cho các phụ tải

của Tp Đà Lạt và một phần huyện Lâm Hà, Đức Trọng, liên kết với lưới điện 22kV
với trạm Đức Trọng.
- Trạm 110/22kV Đà Lạt 2 công suất 40MVA, đặt tại phường 8 thành phố Đà
Lạt. Trạm nhận điện từ trạm 220/110kV Đa Nhim để cung cấp điện cho các phụ tải
của thành phố Đà Lạt, liên kết với lưới điện 22kV với trạm Đà Lạt 1.
Bảng 1.3: Chủng loại xuất xứ và thông số kỹ thuật trạm 110KV
Tên trạm

Đà Lạt 1 (Máy T2)

Đà Lạt 2 (Máy T1)

Loại máy

3pha, ngâm dầu, làm
việc ngoài trời

3pha, ngâm dầu, làm
việc ngoài trời

Tổ nối dây

YNYnaO (d11)

YnynO (d11)

Hãng chế tạo

Alsthom (Indo)


Tira (Thai)

Năn chế tạo

2002

2006

Ngày vận hành

16/4/2003

30/8/2009

Công suất

40 MVA

40 MVA

Điện áp

115(66)/2315,75/6,6KV

115/23-11KV

Điện áp dây danh định:

- 115kv


- 115kv

- Phía cao áp

(66kv

9x1,78%

9x3,1%); điều (66kv

9x1,78%
9x3,1%);


13
Tên trạm

Đà Lạt 1 (Máy T2)

Đà Lạt 2 (Máy T1)

chỉnh dưới tải

điều chỉnh dưới tải

- Phía thứ cấp 1 (TA1)

- 23kv 2x2,5%; điều
chỉnh khơng tải


- 23kv

- Phía thứ cấp 2 (TA2)
- Cuộn cân bằng

- 15,75kv

- 11kv

- 6,6kv

Điện áp làm việc lớn nhất:
- Phía cao áp

- 123(72,5)kv

- 123(72,5)kv

- Phía thứ cấp 1 (TA1)

- 24kv

- 24kv

- Phía thứ cấp 2 (TA2)

- 16,4kv

- 12kv


- 200,8/150,6A

- 200,8/150,6A

- 1004,1/753A và
1099,7/82,8A

- 1004,1/753A và
1099,7/82,8A

- 12,53% (40MVA)

- 12,09% (40MVA)

Tổn hao của máy biến áp

- 27,4kW

- 13,268kW

- Tổn hao không tải

- PK 115-23
=167kW(750)

- PK 115-23
=128kW(750)

- Tổn hao ngắn mạch


PK 115-15
=167kW(750)

Dòng điện danh định:
- Dòng danh định sơ cấp chế độ
ONAF/ONAN
- Dòng danh định thứ cấp 1 và thứ
cấp 2 chế độ ONAF/ONAN
- Điện áp ngắn mạch với Tap 10, thí
nghiệm cho cuộn dây
110/23kV

Bảng 1.4 Thực trạng mang tải của các máy biến áp trạm 110 kV
Số lượng
Cơng suất
Pmax
Mang
Tình trạng
Trạm
máy biến áp
(MVA)
(MW)
tải (%)
vận hành
Đà Lạt 1
1
40
35,7
79,2
Đầy tải

Đà Lạt 2
1
40
26,1
65,2
Vừa tải
(Nguồn số liệu: Chi nhánh điện cao thế Lâm Đồng)
- Trạm 110/22kV Đà Lạt 1: Có 5 xuất tuyến 22kV gồm 472, 474, 476, 478, 480
cấp điện cho phụ tải của thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận. Trong đó tuyến 472 liên
kết với tuyến 471, tuyến 474 liên kết với tuyến 473, tuyến 476 liên kết với tuyến 475,
tuyến 478 liên kết với tuyến 477 của trạm Đà Lạt 2, tuyến 480 liên kết với tuyến 474
trạm Đức Trọng và tuyến 477 trạm Đơn Dương và đấu nối với NMTĐ Quảng Hiệp.


14
- Trạm 110/22kV Đà Lạt 2: Có 4 xuất tuyến 22kV gồm 471, 473, 475, 477 cấp
điện cho phụ tải của thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận. Trong đó các xuất tuyến 22kV
đều được liên kết với các xuất tuyến của trạm Đà Lạt 1, ngồi ra cịn có NMTĐ Đa
Khai (8MW) đấu nối vào xuất tuyến 471 của trạm.

1.4.2. Lưới điện
Tổng chiều dài đường dây trung áp là 332,33 km (3 pha 303,748 km, 1 pha 28,582
km), chiều dài đường dây trung áp trung bình trên trạm biến áp là 0,58 km/TBA;
Đường dây hạ áp 586,939 km (3 pha 489,393 km, 1 pha 97.546 km), chiều dài đường
dây hạ áp trung bình trên trạm biến áp là 1600m/TBA, Bán kính
cấp điện hạ áp dài nhất 1.200m, trung bình 850m;
Đường dây trên khơng được sử dụng cho khu vực ngoại thành gồm các mã hiệu:
ACSR-50, ACSR-70, ACSR-95, ACSR-120, ACSR-185, ACSR-240. Cáp ngầm được
sử dụng cho khu vực nội thành gồm các mã hiệu: XLPE-50, XLPE -70, XLPE -95,
XLPE -120, XLPE -185, XLPE-240.

Bao gồm 9 lộ, được thống kê tổng quát trong bảng 1.5.
Bảng 1.5: Thống kê tổng quát đường dây trung áp thành phố Đà Lạt
TT

Tên Dây dẫn trục
tuyến chính (mm2)

Iđm
(A)

Trên khơng
(m)

Cáp ngầm Tổng chiều dài
(m)
(m)

1

472

XLPE-240

605

67.802,16

523,26

68.325,42


2

474

XLPE-240

605

20.335,38

5.143,59

25.478,97

3

476

XLPE-240

605

2.531,83

28.238,66

30.770,49

4


478

XLPE-240

605

68.381,79

30.982,97

5

480

XLPE-240

605

14.978,00

2.505,00

99.364,76
17.483,0

6

471


XLPE-240

605

126.705,6

0

126.705,6

7

473

XLPE-240

605

5.401,5

0

5.401,5

8

475

XLPE-240


605

7.659,68

6.282,21

13.941,89

9

477

XLPE-240

605

57.355,49

16.328,35

73.683,84

Chi tiết chiều dài và mã hiệu của các đoạn đường dây được thể hiện trên sơ đồ
nguyên lý hiện trạng, xem phụ lục 3.
Thông số kỹ thuật của các loại dây được sử dụng trên sơ đồ đơn tuyến thành phố
được thống kê trong bảng 1.6


15
Bảng 1.6 Thông số kỹ thuật của các loại đường dây trên không ACSR, ACX

và cáp ngầm XLPE cấp điện áp 22 kV
Tiết
diện
(mm2)
50
70
95
120
150
185
240

Mã hiệu ACX

Mã hiệu ACSR
r0
x0
Icp
(A)
( /m) ( /m)
0,65
0,405
210
0,65
0,395
275
0,35
0,384
330
0,28

0,377
380
0,22
0,371
445
0,18
0,365
518
0,14
0,358
630

r0 ( /m)
0,67
0,66
0,38
0,30
0,24
0,19
0,15

x0
( /m)
0,408
0,398
0,389
0,380
0,375
0,368
0,362


Mã hiệu XLPE
Icp
(A)
206
270
325
376
440
515
627

r0 ( /m)
0,397
0,278
0,23
0,163
0,134
0,11
0,085

x0
( /m)
0,17
0,19
0,21
0,23
0,25
0,27
0,30


Icp
(A)
200
240
290
330
365
450
605

1.4.3. Trạm biến áp phân phối và phụ tải
Các trạm biến áp phân phối trên địa bàn thành phố Đà Lạt chủ yếu là trạm kiosk
bên trong lắp đặt các tủ RMU tạo thành mạch vịng liên kết giữa các trạm, khu vực
ngồi đô thị và các huyện của yếu là trạm trên nền, trên giàn và treo trên trụ và tất cả
đều được đấu rẽ nhánh.
Tồn thành phố có tổng cộng 491 trạm đang vận hành, tổng công suất đặt
146.746 kVA, hệ số mang tải trung bình đạt 36,84%.
Để đánh giá tình trạng hoạt động cũng như xác định tổn hao công suất, tổn hao
điện áp của lưới trung áp ta cần xác định công suất tác dụng (P) của từng phụ tải trên
máy biến áp phân phối:
- Qua thu thập số liệu từ Cơng ty Điện lực Lâm Đồng, ta có được số liệu điện
năng tiêu thụ (Atải) và số liệu dòng tải lớn nhất trong ngày trong vòng 1 tháng mùa khô
của từng phụ tải (máy biến áp) trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
- Từ số liệu dòng tải lớn nhất trong ngày trong vịng 1 tháng mùa khơ, ta tính
được dịng tải trung bình max (ITBmax) của từng máy biến áp trong tháng đó.
- Tính được hệ số cơng suất trung bình Cos TBmax của phụ tải trong 1 tháng qua
cơng thức:
Cos


Atai
TB max

3.U .ITB max .T

trong đó: U là điện áp hạ thế của tải đó (0,38 kV hoặc 0,22 kV)
T là thời gian tiêu thụ điện của tải đó trong 1 tháng (T = 720h)
- Có Cos TBmax tính được Ptảimax thơng qua cơng thức:
+ Đối với 1 pha: Ptảimax = U.ITBmax.Cos
+ Đối với 3 pha: Ptaimax

3.U.ITBmax.Cos

TBmax
TBmax

Số liệu tính tốn từng trạm biến áp phân phối và phụ tải được tổng hợp và thể
hiện tại Phụ lục 1.


16

Chương 2
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN
CỦA ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
2.1. Giới thiệu về phần mềm PSS/Adept
PSS/ADEPT (Power System Simulator/ Advanced Distribution Engineering
Productivity Tool) là phần mềm tính tốn và phân tích lưới điện phân phối được xây
dựng và phát triển bởi nhóm phần mềm A Shaw Group Company, Power
Technologies International (PTI) thuộc Siemens Power Transmission & Distribution,

Inc.PSS/ADEPT là một module trong phần mềm PSSTM.
Theo thống kê của công ty phần mềm PTI hiện nay trên thế giới có tới 136 quốc
gia đã sử dụng phần mềm này phục vụ cho cơng tác tính tốn và vận hành lưới điện
phân phối của các Điện lực.
Hiện nay, mục tiêu xây dựng kế hoạch giảm tổn thất điện năng của Công ty Điện
lực Lâm Đồng đến năm 2020 là 4,53%, đồng thời tăng cường năng lực cung cấp cho
phụ tải của lưới điện. Một trong các biện pháp đó là đưa phần mềm PSS/Adept vào
tính tốn cho lưới điện phân phối.
Phần mềm PSS/Adept có các tính năng sử dụng như sau:
- Tính tốn về phân bố cơng suất (Load Flow)
- Tính tốn điểm mở tối ưu (TOPO)
- Tối ưu hố việc lắp đặt tụ bù (CAPO)
- Tính tốn ngắn mạch (Short Cirsuit)
- Phân tích bài tốn khởi động động cơ (Motor Starting)
- Phân tích sóng hài (Harmonics)
- Phối hợp các thiết bị bảo vệ (Coordination)
- Phân tích độ tin cậy lưới điện (DRA)
Sau đây xin giới thiệu chức năng tính tốn phân bố cơng suất trong lưới điện:
Phân bố cơng suất trong lưới điện nhằm quy hoạch, hoạch định kinh tế, dự kiến
tương lai,... Mục đích là tìm giá trị điện áp, góc pha tại mỗi nút và cơng suất tác dụng,
phản kháng chạy trên mỗi nhánh ( V , , P, Q) , có 3 loại nút:
-

-

Nút nguồn: Được lựa chọn làm cơ sở khi điện áp và góc pha tại đó biết trước.
Nút này cân bằng khác nhau giữa tải tiêu thụ và công suất phát ra do có tổn
thất trên lưới điện.
Nút phụ tải: Tại đó P, Q của tải được biết, cịn điện áp, góc pha chưa biết,
còn gọi là nút P – Q.

Nút điều chỉnh điện áp: Tại đó P, U được xác định, góc pha và Q cần được
xác định, còn gọi là nút P – U


×