Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM THIẾT BỊ TIẾT KIỆM ĐIỆN CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG THỊ XÃ NINH HÒA TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.33 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÊ XUÂN HẢI

NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM THIẾT BỊ TIẾT KIỆM
ĐIỆN CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CƠNG CỘNG
THỊ XÃ NINH HỊA TỈNH KHÁNH HỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÊ XUÂN HẢI

NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM THIẾT BỊ TIẾT KIỆM
ĐIỆN CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CƠNG CỘNG
THỊ XÃ NINH HỊA TỈNH KHÁNH HỊA
Chun ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60 52 02 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH TRUNG HIẾU

Đà Nẵng - Năm 2017



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn ký


ii
TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN
NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM THIẾT BỊ TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG CHIẾU
SÁNG CÔNG CỘNG ỨNG DỤNG CHO THỊ XÃ NINH HỊA
TỈNH KHÁNH HỊA
Tóm tắt – Thực hiện Chỉ thị số 171/CT-TTg, ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Chính
phủ về chủ trương tồn dân tiết kiệm điện. Theo đó, u cầu chính quyền địa phương các cấp
có những chỉ thị cụ thể cho việc thực hành triệt để tiết kiệm điện nơi công sở, cộng cộng
(những nơi dùng ngân sách địa phương để thanh tốn tiền điện).
Vì thế, chiếu sáng công cộng (CSCC) là đối tượng đầu tiên được chọn để triển khai chỉ
thị. Có nhiều giải pháp tiết kiệm điện năng như: giải pháp hành chính, giải pháp đầu tư, giải
pháp kỹ thuật... đã được các nhà quản lý chiếu sáng áp dụng. Tuy nhiên, mỗi giải pháp đều
tồn tại các nhược điểm nhất định.
Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả sẽ khái quát các giải pháp hiện đang áp dụng
để tiết kiệm điện cho CSCC. Dựa trên cơ sở ưu và nhược điểm của từng giải pháp, chọn một
giải pháp tối ưu và kiểm chứng bằng thực nghiệm nhằm đánh giá các tiêu chí như: hiệu quả
tiết kiệm, khả năng áp dụng và tính năng trong việc hạn chế tối đa các nhược điểm...
Từ giải pháp được chọn, tác giả và nhóm thực hiện đặt hàng chế tạo thiết bị nhằm triển
khai thử nghiệm. Trong q trình triển khai sẽ ghi nhận các thơng số chiếu sáng, thơng số nguồn

kết hợp với phân tích chuyên sâu nhằm chứng minh giải pháp kỹ thuật đã đề xuất là tối ưu.
Từ khóa - Tiết kiệm điện; giải pháp kỹ thuật; điều chỉnh điện áp vô cấp; chiếu sáng
công cộng; biến áp xuyến.
Abstract - In implementation of Directive No. 171 / CT-TTg, dated January 26,
2011 by the Government on the policy of saving electricity. Accordingly, request local
authorities at all levels have specific instructions for practicing full power savings in the
workplace, public (where using local budget to pay for electricity).
Therefore, public lighting is the first object chosen to implement the directive. There
are many solutions to save power such as administrative solutions, investment solutions,
technical solutions ... have been applied by lighting managers. However, each solution has its
own disadvantages.
Within the framework of the thesis, the author will outline the current solutions
applied to save power for the CSCC. Based on the advantages and disadvantages of each
solution, select an optimal solution and experimentally verify the criteria such as: efficiency,
applicability and features in the restriction of disadvantages...
From the solution chosen, the author and the team made the order to manufacture
the equipment for the test deployment. During implementation, the lighting parameters and
source parameters will be recorded in combination with in-depth analysis to demonstrate that
the proposed technical solution is optimal.
Keywords - Power Saving; Technical solution; Adjustable stepless voltage, public lighting;
Toroidal transform


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ..............................................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu .......................................................................2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2
3. Tính khoa học và thực tiễn..................................................................................3
4. Cấu trúc của luận văn: ........................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CƠNG CỘNG ........4
1.1. VAI TRỊ CỦA CHIẾU SÁNG CƠNG CỘNG ..................................................4
1.2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ..........5
1.3. XU HƯỚNG SỬ DỤNG CSCC CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ............5
1.4. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG CSCC TẠI VIỆT NAM ..........................................6
1.4.1. Hiện trạng CSCC tại các TP lớn ...................................................................6
1.4.2. Hiện trạng sử dụng CSCC tại các tỉnh lân cận .............................................7
1.5. HIỆN TRẠNG CHIẾU SÁNG CƠNG CỘNG TX. NINH HỊA. .....................8
1.5.1 Đặc điểm chung hệ thống chiếu sáng công cộng ..........................................8
1.5.2. Cơ chế hoạt động của hệ thống chiếu sáng ...................................................8
1.5.3 Chiếu sáng công viên ....................................................................................9
1.5.4 Chiếu sáng đường phố ..................................................................................9
1.5.4.1. Thông số đường tiêu chuẩn 16 m ..........................................................9
1.5.4.2. Thông số đường tiêu chuẩn 8 m ..........................................................10
1.5.5 Chiếu sáng ngõ hẽm, liên thôn....................................................................10
1.5.6. Hiện trạng thiết bị và đèn chiếu sáng .........................................................11
1.5.7. Giải pháp tiết kiệm điện đang thực hiện .....................................................11
1.5.8. Sản lượng điện và phương thức thanh toán ................................................12
1.5.9. Chất lượng chiếu sáng hiện nay ..................................................................13
1.6. CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG HIỆN NAY...............................14
1.6.1. Giải pháp đầu tư thiết bị hiệu suất cao........................................................15
1.6.2. Giải pháp quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ .....................16
1.6.3. Giải pháp hành chính ..................................................................................17

1.6.4. Giải pháp kỹ thuật .......................................................................................18
1.6.4.1. Phương pháp điều chỉnh điện áp kiểu bậc thang (biến áp tự ngẫu) ....19
1.6.4.2. Phương pháp điều chỉnh điện áp kiểu vô cấp (biến áp xuyến) ............22


iv
1.6.4.3. Phương pháp điều chỉnh điện áp kiểu bán dẫn (điện tử công suất) .....24
1.7. CHỌN GIẢI PHÁP ............................................................................................24
CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP VÔ CẤP
BẰNG BIẾN ÁP XUYẾN ...........................................................................................26
2.1. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP VÔ CẤP .......................................26
2.1.1. Khái niệm ....................................................................................................26
2.1.2. Ảnh hưởng của điện áp đến công suất đèn .................................................26
2.1.3. Ảnh hưởng của điện áp đến tuổi thọ đèn ....................................................27
2.1.4. Thiết bị hỗ trợ đo và phân tích các thơng số nguồn điện ............................28
2.1.4. Thiết bị hỗ trợ điều chỉnh điện áp kiểu vô cấp ...........................................29
2.2. CHỌN TUYẾN THỬ NGHIỆM .......................................................................30
2.2.1. Thông số tuyến đèn đường .........................................................................30
2.2.2. Chọn thiết bị phục vụ thử nghiệm ..............................................................31
2.3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM THIẾT BỊ TIẾT KIỆM ĐIỆN
(TKĐ) ........................................................................................................................31
2.3.1. Nguyên tắc thử nghiệm ...............................................................................31
2.3.2. Chế độ không tiết kiệm (đối chứng) ..........................................................32
2.3.3. Chế độ tiết kiệm điện ..................................................................................32
2.4. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ....................................................................................33
2.5. XÂY DỰNG QUY TRÌNH VẬN HÀNH THIẾT BỊ........................................34
2.5.1. Căn cứ tính năng làm việc thiết bị ..............................................................34
2.5.2. Căn cứ vào nhu cầu giao thông ...................................................................34
2.5.3. Xây dựng biểu đồ vận hành khi lắp thiết bị TKĐ .......................................35
2.6. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU. .........................................................36

2.7. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỐN HIỆU SUẤT TIẾT KIỆM ĐIỆN ...................37
2.8. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.....................................................................................37
CHƯƠNG 3. 39ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP ............................................39
3.1. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KỸ THUẬT ...................................................................39
3.1.1. Thu thập số liệu thử nghiệm .......................................................................39
3.1.1.1. Tại chế độ đối chứng - không tiết kiệm điện (KTKĐ) .......................39
3.1.1.2. Thu thập số liệu tại chế độ tiết kiệm điện (TKĐ) ................................41
3.1.2. Đánh giá hiệu suất.......................................................................................43
3.1.3. Đánh giá các thông số chiếu sáng ...............................................................43
3.1.3.1. Độ chói ...............................................................................................43
3.1.3.2. Độ đồng đều của độ chói ....................................................................44
3.1.3.3. Độ rọi ..................................................................................................44
3.1.4. Đánh giá các thơng số nguồn ......................................................................44
3.1.4.1. Đánh giá chế độ không tiết kiệm điện .................................................45
3.1.4.2. Đánh giá chế độ tiết kiệm điện (TKĐ) ................................................46


v
3.2. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ .......................................................................48
3.2.1. Tính tốn chi phí tiết kiệm cho tuyến quy chuẩn 16 m. ............................48
3.2.1.1. Căn cứ tính tốn ..................................................................................48
3.2.1.2. Thơng số thiết bị .................................................................................48
3.2.1.3. Tính tốn tiền tiết kiệm hàng tháng cho tuyến đèn 32 bộ (250W), tổng
cơng suất 9,16 KW ( tính cả tổn hao biến áp xuyến) ......................................48
3.2.1.4. Thời gian thu hồi vốn đầu tư ...............................................................48
3.2.2. Dự kiến tiềm năng tiết kiệm cho CSCC Thị xã Ninh Hòa. ........................48
3.3.2.2. Tiềm năng tiết kiệm điện của hệ thống chiếu sáng TX.Ninh Hòa ......48
3.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.....................................................................................49
KẾT LUẬN ..................................................................................................................51
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................55
PHỤ LỤC .....................................................................................................................56
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SỸ (BẢN SAO).
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SỸ (BẢN SAO).


vi

DANH MỤC VIẾT TẮT
I. Phần viết tắt thông dụng:
- CSCC

Chiếu sáng công cộng

- TKĐ

Tiết kiệm điện

- KTKĐ

Không tiết kiệm điện.

- CSCT

Chỉ số công tơ.

- SLĐ

Sản lượng điện


II. Phần danh từ kỹ thuật:
- E

Độ rọi

- Emin

Độ rọi nhỏ nhất

- Etb

Độ rọi trung bình

- L

Độ chói

- Lmin

Độ chói nhỏ nhất

- Ltb

Độ chói trung bình

- Uo

Hệ số đồng đều

- SODIUM


Đèn SODIUM

- TOTAL MAX

Cơng suất tối đa

- TOTAL AVE

Cơng suất trung bình

- W

Cơng suất

- A

Dịng điện.

- V

Điện áp.

- Uave

Điện áp trung bình.

- Iave

Dịng điện trung bình.


- Uunbalance

Điện áp khơng cân bằng.

- Pdem+

Biểu đồ cơng suất dương


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số

Tên bảng

hiệu
2.1

Thống kê sản lượng điện trên 97 tuyến CSCC của TX. Ninh Hòa
trong 7 tháng đầu năm 2016

Trang

27

3.1


Số liệu thu thập tại chế độ đối chứng (KTKĐ)

40

3.2.

Số liệu thu thập tại chế độ tiết kiệm điện (TKĐ)

42


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số
hiệu
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.
1.7.
1.8.
1.9.
1.10.
1.11.
2.1.
2.2.
2.3.

2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.

Tên hình
Chiếu sáng hiệu suất cao
Chiếu sáng công cộng sử dụng đèn LED hiệu suất cao
Hệ thống điều khiển và giám sát từng đèn chiếu sáng công cộng
Tuyến chiếu sáng công cộng áp dụng giải pháp tắt đèn xen kẽ
Mối quan hệ giữa điện áp và công suất của đèn chiếu sáng
Sơ đồ nguyên lý bộ tiết kiệm điện chiếu sáng kiểu tự ngẫu
Biều đồ vận hành của thiết bị điều chỉnh điện áp kiểu bậc thang
Sơ đồ khối thiết bị.
Biểu đồ điện áp của thiết bị điều chỉnh điển áp kiểu vô cấp
a. Sơ đồ khối nguyên lý điều chỉnh điện áp kiểu ối tiếp
b. Sơ đồ khối nguyên lý đ. chỉnh điện áp kiểu song song
Mối quan hệ giữa các đại lượng A,W khi điều chỉnh thông số V của
đèn Sodium dùng trong CSCC.
Biểu đồ mô tả tuổi thọ đèn
Thiết bị đo Kyoritsu 6300
Giao diện tùy chọn
Giao diện phân tích
Sơ đồ khối thiết bị.
Biến áp động lực của thiết bị
Sơ đồ mạch động lực thiết bị.
Lưới điểm và biểu đồ phân bố độ rọi trên mặt đường khi thực hiện
giải pháp hành chính – cắt đèn xen kẽ.


Trang
4
9
10
11
13
13
14
15
16
17
17
19
20
21
21
21
22
22
23
29

2.10. Tuyến đường phục vụ thử nghiệm đề tài.
2.11. Sơ đồ lắp đặt thiết bị TKĐ vào hệ thống đèn.

31

2.12. Thiết bị tiết kiệm điện lắp đặt tại hiện trường
2.13. Biểu đồ cài đặt thông số điện áp theo nhu cầu giao thông

2.14. Giao diện cài đặt các thông số vận hành
3.1. Lưới điểm đo độ rọi tuyến thử nghiệm
3.2. Biểu đồ phân bố độ rọi trên nền đường
3.3. Biểu đồ điện năng (Wh) tại chế độ đối chứng (KTKĐ)
Lưới điểm và biểu đồ phân bố độ rọi trên mặt đường khi thực hiện41
3.4.
giải pháp kỹ thuật.
3.5. Biểu đồ điện năng ( Wh) tại chế độ KTĐ

33

33

35
36
39
39
41
41
43


ix
Số
hiệu
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.


Tên hình
Biểu đồ điện áp V tại chế độ KTKĐ
Biểu đồ công suất W tại chế độ đối chứng - KTKĐ
Biểu đồ đại lượng U,P tại chế độ TKĐ
Biểu đồ (W) khi khuếch đại đoạn chuyển mạch giảm “mềm” điện áp

Trang
45
45
46
47


1

MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo đầu tư phát triển nguồn
và lưới điện nhằm đảm bảo cung cấp điện cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh, quốc phòng và đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt của nhân
dân. Tuy nhiên, năm 2017 và một vài năm tới, cả nước có thể cịn gặp khó khăn trong
việc bảo đảm cung cấp điện trong các tháng mùa khô, nhất là khi gặp hạn hán kéo dài,
không đủ lượng nước cho các nhà máy thủy điện. Vào các tháng cao điểm mùa khô
năm 2009 và 2010, Tập đoàn điện lực Việt Nam phải quy định hạn mức sử dụng năng
lượng điện cho từng tỉnh, thành phố trong cả nước. Một quy định có vẻ như đi ngược
với sự phát triển của xã hội nhưng thực tế đã xảy ra. Để đảm bảo điện phục vụ cho cả
nước và không một vùng miền nào thiếu điện cục bộ thì quy định trên của tập đồn
điện lực là cơng bằng. Nhằm bắt buộc các cá nhân, doanh nghiệp trong cả nước có
nhận thức rõ trong việc sử dụng năng lượng hợp lý và hiệu quả trước thực trạng thiếu
thiếu điện do hạn hán bất thường xảy ra.
Phần lớn, quan điểm của cộng đồng và doanh nghiệp về việc sử dụng năng

lượng hiệu quả, thiết bị sử dụng điện tiết kiệm; giải pháp tiết kiệm điện chưa quan tâm
đúng mức, những thuật ngữ trên chưa phổ biến với người dân và doanh nghiệp. Đa số
đều cho rằng tiết kiệm điện chỉ là “ăn cắp” điện, cộng thêm các sản phẩm tiết kiệm
điện được bày bán trên thị trường có xuất xứ từ Trung Quốc không được các cơ quan
chức năng kiểm định và đánh giá, thì suy nghĩ trên là điều hiển nhiên.
Về mặt quản lý nhà nước, việc thiếu điện vào cao điểm mùa khô các năm qua là
một thực trạng báo động cần có giải pháp để ứng phó với tình trạng trên cả về nguồn
cung năng lượng lẫn quan điểm sử dụng năng lượng của cộng đồng nhằm sử dụng điện
tiết kiệm và hiệu quả. Trước thực trạng đó, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 171/CTTTg, ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực
hiện tiết kiệm điện tại cơ quan, đơn vị yêu cầu các địa phương thực hiện triệt để chỉ thị
trên.
Tuy nhiên, ở góc độ của cơ quan quản lý địa phương để triển khai công tác sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chỉ dừng lại ở các giải pháp mang tính hành
chính như: tắt hết đèn khi ra khỏi phòng, quy định sử dụng điều hịa…đối với cơng sở
và nơi cơng cộng rút ngắn thời gian chiếu sáng đèn đường hoặc cắt bớt đèn chiếu
sáng… Việc rút ngắn thời gian và tắt bớt đến ½ số đèn trong tuyến chiếu sáng cơng
cộng về mặt hành chính, giải pháp này sẽ tiết giảm ngay một lượng điện năng lên đến


2
50 %. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật giải pháp hành chính trên đã làm hạn chế chức năng
dẫn hướng trong giao thông, tạo hiệu ứng bậc thang do các khoảng sáng tối của tuyến
gây nên làm mỏi mắt người tham gia giao thông. Về mặt mỹ quan đô thị không được
đảm bảo do chất lượng chiếu sáng thấp, ảnh hưởng đến an ninh đô thị...
Một bất hợp lý nữa trong hệ thống CSCC là nhu cầu chiếu sáng chưa hợp lý.
Vào giờ cao điểm, nhu cầu giao thông tăng cao nhưng chất lượng chiếu sáng không
đáp ứng do phải cắt đèn để tiết kiệm điện; giờ thấp điểm mật độ tham gia giao thông
giảm mạnh nhưng công suất chiếu sáng vẫn khơng thay đổi, thậm chí cao hơn do nhu
cầu phụ tải đô thị giảm, dẫn đến điện áp khi về đêm có xu hướng tăng cao và điện
năng tiêu thụ của tuyến đèn tăng tương ứng - nhu cầu thấp, chiếu sáng cao; nhu cầu

cao chiếu sáng thấp gây lãng phí.
Trong khn khổ của luận văn, tác giả sẽ trình bày các giải pháp ứng dụng tiết
kiệm điện năng trong mảng chiếu sáng công cộng (CSCC) thay cho giải pháp hành
chính. Qua đó, đi sâu nghiên cứu và chọn một giải pháp nhằm tối ưu về mặt kỹ thuật,
hiệu quả tiết kiệm điện năng và tính kinh tế.
1. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
1.1. Mục đích nghiên cứu
- Tiết kiệm điện năng cho hệ thống CSCC.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hiệu quả tiết kiệm điện năng đạt từ (20 – 30) %
- Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp điều chỉnh điện áp vô cấp cho hệ thống
chiếu sáng công cộng;
- Đề xuất phương án triển khai ứng dụng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đèn chiếu sáng công cộng sử dụng nguyên lý phóng điện;
- Thiết bị tiết kiệm điện bằng phương pháp điều chỉnh điện áp vô cấp.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Một tuyến đèn CSCC 1 pha 220V; đèn Sodium, Metal halide.
- Nghiên cứu, xác định dải điện áp điều chỉnh tối ưu cấp cho tuyến đèn;
- Đánh giá bằng thực nghiệm phương pháp điều chỉnh điện áp vô cấp đến phụ
tải chiếu sáng nhằm tránh hiện tượng dao động công suất bất thường hay nguồn sáng (
đột ngột tắt, sáng) trên tuyến của đề tài nghiên cứu trước.
- Thời gian nghiên cứu: 06 tháng.


3
3. Tính khoa học và thực tiễn
Đề tài có nhiệm vụ làm rõ tính khoa học của giải pháp kỹ thuật so với các giải
pháp khác nhằm tối ưu về điện năng tiêu thụ và tính kinh tế cho hệ thống chiếu sáng

công cộng như hiện nay; giúp hạn chế tình trạng cắt bớt đèn để tiết kiệm điện của Thị
xã Ninh Hịa. Qua đó, đi sâu nghiên cứu, hồn thiện giải pháp kỹ thuật nhằm khắc
phục các nhược điểm hiện đang tồn tại từ nghiên cứu trước.
Đề tài cung cấp các luận cứ thuyết phục, giúp cho nhà quản lý tham mưu với
cấp trên đề xuất triển khai ứng dụng.
Đề tài đã đề xuất phương án khai thác và quản lý hệ thống chiếu sáng cơng
cộng theo hướng khốn chi tiền điện cho đơn vị trực tiếp quản lý và vận hành hệ thống
chiếu sáng của TX. Ninh Hòa.
4. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo trong luận văn gồm có các
chương như sau :
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG
CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP VÔ CẤP
BẰNG BIẾN ÁP XUYẾN
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG
1.1. VAI TRỊ CỦA CHIẾU SÁNG CƠNG CỘNG
Hệ thống chiếu sáng công cộng (CSCC) là thành phần không thể thiếu trong
mọi khơng gian kiến trúc của một đơ thị. Ngồi chức năng bảo đảm an toàn cho các
phương tiện tham gia giao thơng, an tồn cho cuộc sống đơ thị về đêm, chiếu sáng
cơng cộng cịn làm đẹp cho các cơng trình kiến trúc góp phần tạo cảnh quan cho các
cơng trình đơ thị.

Hình 1.1. Chiếu sáng hiệu suất cao [1]
Một hệ thống chiếu sáng đường phố phải bảo đảm các chức năng sau:

- Bảo đảm chức năng định vị, dẫn hướng cho các phương tiện tham gia giao
thơng;
- Có tính thẩm mỹ, hài hồ với cảnh quan, mơi trường xung quanh;
- Có hiệu quả kinh tế, mức tiêu thụ điện năng thấp, sử dụng nguồn sáng có
hiệu suất năng lượng cao, tuổi thọ của thiết bị chiếu sáng cao, duy trì tính
năng kỹ thuật trong q trình sử dụng;
-

Chất lượng chiếu sáng đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn quy định.


5
1.2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHIẾU SÁNG CƠNG CỘNG
Nếu chiếu sáng nội thất, chiếu sáng làm việc có yêu cầu cao về thông số độ rọi
(độ sáng) và độ hoàn màu (chất lượng hiển thị màu của nguồn sáng) thì chiếu sáng
cơng cộng lại quan tâm đến hai thơng số chính là độ chói và độ đồng đều chung của
độ chói [2].
Các tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng đường phố thực chất đòi hỏi phải tạo nên tri
giác nhìn nhanh chóng, chính xác và tiện nghi. Vì vậy, theo tiêu chuẩn Việt Nam về
chiếu sáng công cộng: TCVN 1404 : 2005; TCVN CIE : 115 – 1995, cần đánh giá
trên các tiêu chí sau:
Độ chói mặt đường: Đại lượng quang học tác động trực tiếp đến mắt người tham
gia giao thông không phải là độ rọi (lux) mà là độ chói (Caldela - cd/m2) của mặt
đường. Vì vậy, độ chói trung bình của mặt đường được xem là tiêu chuẩn đầu tiên để
đánh giá chiếu sáng đường phố.
Độ đồng đều của độ chói trên mặt đường: Độ đồng đều của độ chói được xem
xét trên nhiều điểm của mặt đường, đây là tiêu chuẩn thứ 2 để đánh giá chiếu sáng
đường phố.
Độ rọi trung bình: Ngồi ra tiêu chuẩn về độ rọi cũng được qui định phụ thuộc
vào loại đường, địa điểm, vị trí, cơng năng chiếu sáng.

* Độ chói trung bình: ( TCVN 1404 : 2005)
Chuẩn (0,5 – 2,0) cd/m2 ( Candela/m2)
* Độ đồng đều chung của độ chói: (TCVN CIE 115 – 1995)
Uo = Lmin/ Ltb = 0.4 ( Độ rọi min/ độ rọi trung bình)
* Độ rọi trung bình: (TCVN 1404 : 2005)
Giá trị từ (5 - 20) Lux.
1.3. XU HƯỚNG SỬ DỤNG CSCC CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Ở các nước phát triển, hệ thống chiếu sáng cơng cộng (CSCC) được chuẩn hố
từ bước thiết kế, đầu tư xây dựng, các loại đèn hiệu suất cao được lựa chọn và đặc biệt
là xây dựng hệ thống giám sát, điều khiển trung tâm, có thể tự động điều chỉnh độ sáng
theo nhu cầu (khi cần thiết chiếu sáng thì đèn mới cung cấp đủ độ sáng phù hợp) Tuy
đầu tư ban đầu cao nhưng chi phí tiền điện được tiết kiệm đến mức tối ưu, vòng đời
của dự án đạt hiệu quả cao.
Hiện nay trên thế giới, công nghệ chiếu sáng LED (Light Emitting Diode) được
xem là công nghệ chiếu sáng cho thế kỷ 21 với ưu điểm cho hiệu suất phát quang liên
tục tăng cao. Đèn LED còn ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và thân thiện với môi


6
trường. Trong đó, xu hướng sử dụng LED trong chiếu sáng công cộng ngày càng phổ
biến [3].
Tại Mỹ, đầu năm 2014, một đạo luật về việc cấm kinh doanh và nhập khẩu
bóng đèn dây tóc đã chính thức có hiệu lực vì nằm trong danh mục các loại đèn có
hiệu năng sử dụng thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng. Nhà nước đã kêu gọi người dân sử
dụng các loại bóng đèn khác tiết kiệm năng lượng hơn như bóng đèn LED. Đồng thời,
tiến hành thay thế các cơng trình chiếu sáng công cộng bằng những hệ thống đèn LED
tiết kiệm năng lượng [4].
Nhật Bản cũng đang hướng đến một tương lai trong đó đèn LED sẽ thay thế
hồn tồn các loại đèn truyền thống. Tại Nhật, cứ 10 chiếc đèn được bán ra thì có đến
7 đèn LED.

Chiếu sáng đơ thị đang có xu hướng được chính quyền các đơ thị đặc biệt quan
tâm nhằm đảm bảo an ninh, an tồn giao thơng, tiết kiệm năng lượng, góp phần tạo ra
sự khác biệt, hấp dẫn, làm tăng thêm giá trị thương hiệu, hình ảnh mang tính biểu
tượng của các đơ thị trong phạm vi toàn cầu. Nghệ thuật chiếu sáng đô thị ở các thành
phố như NewYork, Paris, London, Thượng Hải, Hồng Kơng, Singapore… đã đạt tới
trình độ đỉnh cao. Nó khơng những làm tăng thêm vẻ đẹp, chất lượng, thương hiệu cho
các thành phố này mà còn mang lại cho người dân nơi đây cơ hội phát triển kinh tế…
1.4. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG CSCC TẠI VIỆT NAM
1.4.1. Hiện trạng CSCC tại các TP lớn
Đối lập với xu hướng sử dụng chiếu sáng hiệu suất cao của các quốc gia nêu
trên. Ở nước ta hiện nay, chủ yếu vẫn sử dụng các loại đèn thế hệ cũ như: đèn thủy
ngân cao áp hoặc sodium cao áp… cho hệ thống chiếu sáng công cộng. Các loại đèn
này tiêu thụ nhiều điện năng, hiệu suất chiếu sáng chưa cao, tuổi thọ trung bình chỉ đạt
6.000 – 8.000 giờ, chất lượng và hiệu quả sử dụng cịn rất thấp.
Bên cạnh đó, do sự tác động cực đoan của thời tiết, dẫn đến tình trạng thiếu
điện vào cao điểm mùa khơ các năm qua đã làm ảnh hưởng đến nguồn cung năng
lượng phục vụ cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Trước thực trạng đó, Chính
phủ đã ban hành Chỉ thị số 171/CT-TTg, ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện tại cơ quan, đơn vị yêu cầu các
địa phương thực hiện triệt để chỉ thị trên. Vì vậy, CSCC là đối tượng được cắt giảm
đầu tiên mà phần lớn các địa phương trong cả nước áp dụng. Để triển khai tiết kiệm
điện cho đối tượng này, giải pháp đưa ra là rút ngắn thời gian và tắt bớt đến ½ số đèn
trong tuyến chiếu sáng công cộng – giải pháp hành chính. Giải pháp này làm ảnh
hưởng đến chất lượng chiếu sáng, tạo nên các khoảng sáng tối gây mỏi mắt người


7
tham gia giao thơng. Trước thực trạng đó, hầu hết các địa phương trong cả nước đã
triển khai các giải pháp khác nhằm tiết giảm điện năng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo chất
lượng chiếu sáng.

Năm 2013, TpHCM đã đầu tư xây dựng trung tâm quản lý CSCC với công nghệ
hiện đại nhằm triển khai dự án "Chiếu sáng công cộng hiệu suất cao tại Việt Nam"
(VEEPL) là dự án quốc gia được tài trợ bởi Quỹ Mơi Trường tồn cầu (GEF).
Trung tâm ứng dụng Khoa học Công nghệ Tỉnh Quảng Ninh cùng Cơng ty cổ
phần Cơng nghệ quản lí Năng lượng-EMTECH phối hợp với Công ty cổ phần Môi
trường Đơ thị Hạ Long Quảng Ninh đã hồn thành việc triển khai lắp đặt hệ thống
Savelite trên tuyến đường Hoàng Quốc Việt – TP Hạ Long. Đây là tuyến đường đầu
tiên trên địa bàn tỉnh được lắp đặt thử nghiệm hệ thống thiết bị giám sát và điều khiển
điện chiếu sáng công cộng Savelite ứng dụng kết hợp công nghệ PLC và GPRS của
tập đoàn Unique Technology-Israel [5].
Giám sát chiếu sáng cơng cộng bằng cơng nghệ thơng minh. Đó là gải pháp công
nghệ cao mà Quảng Nam đang thực hiện. Hệ thống này cho phép điều khiển, giám sát,
quản lý vận hành lưới điện chiếu sáng hoàn toàn tự động tại trung tâm, thơng tin hiển
thị trên màn hình máy tính (theo khu vực và bản đồ số GIS), bản đồ LCD trên tường.
Hiện nay TP Hà Nội đã triển khai đề án: Ứng dụng thiết bị tự động điều chỉnh
điện áp theo thời gian và yêu cầu chiếu sáng để tiết kiệm điện trong đô thị nội dung
của đề án này là sử dụng thiết bị để điều chỉnh công suất, cụ thể là dùng đèn hai cấp
công suất thay cho hệ thống đèn hiện có.
- Tại TP Đà Nẵng: Nghiên cứu và lắp đặt đèn chiếu sáng ngõ xóm, áp dụng
cơng nghệ Led nano. Là đề tài thuộc lĩnh vực tiết kiệm năng lượng mà công ty chiếu
sáng đô thị TP Đà Nẵng đang lắp đặt thử nghiệm. Đồng thời triển khai giải pháp đèn
hai cấp công suất cho chiếu sáng công cộng thay cho các đèn hiện có.
1.4.2. Hiện trạng sử dụng CSCC tại các tỉnh lân cận
Tại Phú Yên: Triển khai đề án cải tạo lại hệ thống chiếu sáng công cộng. Nội
dung của đề án là rà sốt, đánh giá tình hình sử dụng đèn chiếu sáng hiện nay. Tùy
theo nhu cầu sử dụng của từng khu vực, đề xuất thay và giảm công suất chiếu sáng của
bóng đèn. Đồng thời việc duy tu bảo dưỡng định kỳ, nhằm tăng hiệu suất phát sáng
của đèn. Việc tính tốn hợp lý nhu cầu chiếu sáng của từng khu vực cũng là một giải
pháp tiết kiệm điện hiệu quả.
Tại Ninh Thuận: Sở Khoa Học Công Nghệ Ninh Thuận phối hợp với trung tâm

Tiết kiệm Năng Lượng TP HCM tổ chức hội thảo “ Chiếu sáng công cộng tại Ninh
Thuận” nhằm đánh giá hiện trạng, đồng thời giới thiệu các giải pháp tiết kiệm năng


8
lượng và các phương án đầu tư tài chính cho các hệ thống chiếu sáng công cộng tại
Ninh Thuận. Giải pháp đưa ra là thay thế các đèn hiện hữu bằng đèn hai cấp cơng suất
tiết kiệm điện.
Tại Khánh Hồ: Năm 2012, đã triển khai đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm thiết
bị tiết kiệm điện chiếu sáng công cộng bằng phương pháp điều chỉnh điện áp, trên một
tuyến đường của TP Nha Trang” do Sở Cơng Thương chủ trì [6].
Theo đó, điều kiện để ứng dụng giải pháp là hồn nguyên chế độ vận hành – do
đang áp dụng giải pháp hành chính (tắt đèn xen kẽ), tức 100 % số đèn trong tuyến hoạt
động; lắp đặt thiết bị giảm điện áp tại đầu tuyến đèn, ngay sau trạm điều khiển chiếu
sáng. Điện năng tiết giảm được của giải pháp này sẽ so sánh với chế độ đối chứng
(trên cùng một tuyến), tức so sánh với điện năng tiêu thụ khi hoạt động với điện áp
định mức trong cùng một chu kỳ thử nghiệm.
Bản chất của giải pháp là sử dụng một biến áp tự ngẫu với các nấc phân áp
giảm áp (giảm áp kiểu bậc thang) để điều chỉnh công suất cấp cho hệ thống đèn, giảm
áp trong ngưỡng giới hạn sẽ giảm được điện năng tiêu thụ
Trên đây là các hoạt động ứng dụng các giải pháp giúp tiết kiệm điện năng và
nâng cao chất lượng chiếu sáng công cộng tại các địa phương trong cả nước. Nhằm
khắc phục tình trạng cắt bớt đèn chiếu sáng để tiết kiệm năng lượng.
1.5. HIỆN TRẠNG CSCC TX. NINH HÒA TỈNH KHÁNH HỊA.
1.5.1 Đặc điểm chung hệ thống chiếu sáng cơng cộng
- Loại đèn sử dụng cho chiếu sáng công cộng là loại: SODIUM, METAL tạo ánh
sáng vàng hoặc trắng. Có các gam công suất từ : (70 – 400) W.
- Đối với cơng viên, phần lớn dùng loại đèn có ánh sáng trắng, tạo cảm giác ánh
sáng tự nhiên.
- Chiếu sáng đường giao thông, chủ yếu sử dụng đèn ánh sáng vàng, nhằm tạo

cảm giác ấm và tăng khả năng quan sát.
- Đối với các tuyến đường tiêu chuẩn 16 m, đèn chiếu sáng được bố trí ở giữa làn
đường hai chiều. Với chiều cao treo đèn từ (8-10) m. Khoảng cách các đèn từ (3050)m. Sử dụng nguồn 1 hoặc 3 pha, được bố trí ngầm và độc lập với dây dẫn của điện
lực.
- Đối với tuyến phụ, loại đường 8 m, đèn chiếu sáng được bố trí một phía và gắn
chung với cột đỡ của điện lực.
- Kiểu chiếu sáng: chiếu sáng hỗn hợp (dùng cho xe cơ giới, xe gắn máy và người
đi bộ).
1.5.2. Cơ chế hoạt động của hệ thống chiếu sáng


9
Toàn bộ hệ thống đèn đường của thị xã được giao cho Phịng Quản lý Đơ thị
quản lý (QLĐT), chịu trách nhiệm lập kế hoạch duy tu, sửa chữa, xác lập cơ chế hoạt
động theo mùa và theo yêu cầu các sự kiện trong năm. Trực tiếp vận hành, sửa chữa và
thay thế đèn do Công ty cổ phần Đô thị (CPĐT) thực hiện thơng qua hợp đồng giữa
Phịng QLĐT và Công ty CPĐT. Công tác duy tu, sửa chữa, thay thế đèn hỏng thực
hiện theo định kỳ, mỗi quý một lần. Vì vậy tính kịp thời khơng cao, ln có một số
lượng đèn trên các tuyến khơng sáng.
Các tuyến đèn đường đều được điều chỉnh thời gian đóng cắt tự động phù hợp
theo mùa trong năm. Thông thường được điều chỉnh từ 18g00 đền 5g00 sáng hôm sau
hàng ngày. Tùy từng mùa trong năm mà thời gian hoạt động có thể sớm hoặc muộn,
trong khoảng (15 – 25) phút. Chu kỳ vận hành được lặp lại nhờ bộ thiết bị tự động
điều khiển và hẹn giờ theo thời gian thực.
Chế độ bảo vệ: Mỗi trạm điều khiển đều có thiết bị an tồn để bảo vệ phụ tải khi
có sự cố xảy ra.
Mỗi tuyến đường tùy theo độ dài tuyến có thể chia thành nhiều trạm điều khiển.
Mỗi trạm điều khiển chiếu sáng có cơng suất tối đa khoảng 50 kVA.
1.5.3 Chiếu sáng công viên
- Đối với chiếu sáng công viên. Loại đèn sử dụng hầu hết là đèn compact tiết

kiệm điện.
- Sử dụng kiểu chiếu sáng hỗn hợp, nhằm tạo hiệu ứng sinh động và rực rỡ về
đêm.
- Sử dụng nguồn 1, 3 pha. Có thực hiện cắt tiết kiệm điện.
1.5.4 Chiếu sáng đường phố
- Đối với chiếu sáng đường phố. Loại đèn sử dụng là loại SODIUM, Metal Halide
cho ánh sáng vàng.
- Sử dụng nguồn 1 hoặc 3 pha. Có thực hiện cắt đèn tiết kiệm điện.

1.5.4.1. Thông số đường tiêu chuẩn 16 m
a. Loại đường:
Bê tông nhựa.
-

Đường hai chiều, sáu làn đường.
Chiều rộng đường
: 16m
Chiều rộng một làn đường
: 8m
Chiều rộng dải phân cách
: 1,5m
Màu sắc nền đường
: Xám, sáng trung bình.

- Kiểu phân cách

: Phân cách cứng trung tâm.


10

- Kiểu bố trí đèn
- Khoảng cách đèn

: Bố trí trong giải phân cách
: 30m.

- Chiều cao treo đèn
- Độ vươn cần đèn

: 8m
: 1,5m.

- Góc chiếu đèn

: 15o

b. Kiểu chiếu sáng
- Chiếu sáng hỗn hợp.

1.5.4.2. Thông số đường tiêu chuẩn 8 m
a. Loại đường:
Bê tông nhựa.
Đường hai chiều, 2 làn đường.
- Chiều rộng đường

:

8m

- Chiều rộng một làn đường

- Chiều rộng dải phân cách

:
:

4m
0m

- Màu sắc nền đường
- Kiểu phân cách
- Kiểu bố trí đèn

: Xám, sáng trung bình.
: Phân cách mềm trung tâm.
: Bố trí một bên

- Khoảng cách đèn
- Chiều cao treo đèn
- Độ vươn cần đèn
- Góc chiếu đèn
b. Kiểu chiếu sáng
- Chiếu sáng hỗn hợp

: 50m.
: 8m
: 2,4 m.
: 15o

1.5.4. Chiếu sáng ngõ hẽm, liên thôn
- Chiếu sáng ngõ hẽm sử dụng đèn công suất thấp. Loại Compact cho ánh sáng

trắng.
- Sử dụng nguồn một pha, không thực hiện cắt tiết kiệm điện.
- Thông số đường tiêu chuẩn 3 m
a. Loại đường:
Bê tông.
Đường hai chiều, 2 làn đường.
- Chiều rộng đường
- Chiều rộng một làn đường
- Chiều rộng dải phân cách

: 3m
: 1,5m
: không

- Màu sắc nền đường

:

Xám, sáng trung bình.


11
- Kiểu phân cách
- Kiểu bố trí đèn

: Phân cách mềm.
: Bố trí một bên đường

- Khoảng cách đèn
- Chiều cao treo đèn


:
:

- Độ vươn cần đèn

: 0,5m.

- Góc chiếu đèn
b. Kiểu chiếu sáng

50m.
4m

: 15o

- Chiếu sáng hỗn hợp.
1.5.5. Hiện trạng thiết bị và đèn chiếu sáng
Theo số liệu của Phịng Quản lý Đơ thị và Cơng ty cổ phần Đơ thị Ninh Hịa, hệ
thống đèn đường trên địa bàn thị xã hiện nay đã được lắp đặt cho 11 xã, phường.
- Tổng chiều dài tuyến chiếu sáng công cộng: 109,6km
- Tổng số đèn chiếu sáng : 2.267 đèn, công suất lắp đặt: 516,3kW.
Toàn bộ hệ thống đèn đường của thị xã được điều khiển qua 97 tủ điều khiển
hay 97 tuyến CSCC. Trong đó:

Có 37 tuyến chiếu sáng thuộc loại đường tiêu chuẩn 16 m, đèn chiếu
sáng được bố trí trong dải phân cách trung tâm, với cơng suất thiết kế từ
(10 – 30) kW, sử dụng loại đèn Sodium (150 – 400) W. [8]
 12 tuyến thuộc loại đường tiêu chuẩn 8 m, đèn chiếu sáng được bố trí
một bên đường, với cơng suất thiết kế từ (8 – 10) kW, sử dụng loại đèn

Sodium 250 W.
 Có 48 tuyến chiếu sáng đường liên thôn sử dụng đèn Compact tiết kiệm
điện.
Theo thống kê của tác giả:
- Có 48 tuyến thực hiện tiết kiệm điện bằng giải pháp hành chính – cắt giảm ½
số đèn trong tuyến;
- Có 01 tuyến sử dụng đèn hai cấp công suất (đầu tư mới);
- Có 48 tuyến chiếu sáng liên thơn thực hiện tiết kiệm điện bằng cách sử đèn
huỳnh quang Compact.
1.5.6. Giải pháp tiết kiệm điện đang thực hiện
Có ba giải pháp tiết kiệm điện được áp dụng cho hệ thống đèn đường của thị xã
như sau:
- Tắt xen kẻ đèn: là giải pháp được áp dụng đối với các tuyến đèn được thiết kế
sử dụng nguồn điện 3 pha, số lượng đèn trên tuyến được tắt bớt 1/3 và thực hiện luân
phiên cho các pha tại tủ điện (bật, tắt bằng tay).


12
- Sử dụng đèn 2 cấp công suất: giải pháp tiết kiệm điện này được áp dụng cho
các tuyến đèn đường mới được đầu tư. Mạch điều khiển được cài đặt sẵn 02 chế độ,
thời gian trong khoảng 04 giờ đầu, đèn hoạt động ở chế độ 100% công suất, khoảng
thời gian còn lại hoạt động ở chế độ tiết kiệm 60 %, tuyến áp dụng đường Cầu Dinh 2.
- Sử dụng đèn huỳnh quang Compact tiết kiệm điện cho tuyến đường liên thôn.
1.5.7. Sản lượng điện và phương thức thanh toán
Sản lượng điện tiêu thụ của hệ thống chiếu sáng được đo đếm thông qua các
công tơ lắp đặt đầu tuyến. Căn cứ vào chỉ số đầu và cuối được ấn định hàng tháng để
tính ra điện năng tiêu thụ.
Phần ghi nhận và tính tốn sản lượng điện do chi nhánh điện Ninh Hịa phụ
trách, được Phịng Tài Chính huyện kiểm tra và thanh toán.


Bảng 1.1. Thống kê sản lượng điện trên 97 tuyến CSCC của TX. Ninh Hòa trong
7 tháng đầu năm 2016 [9]
Thành tiền
Stt Tháng

(đơn giá 1.838 đồng/kWh, bao
gồm VAT 10%)

1

1

244.393.008

2

2

277.856.582

3

3

193.809.473

4

4


231.151.469

5

5

219.671.232

6

6

218.917.271

Tổng

1.385.799.03

Căn cứ vào bảng 1.1, trong sáu tháng đầu năm chi phí tiền điện đạt mức
1.385.799.03 đồng. Trung bình hàng tháng, ngân sách chi trả cho tiền điện khoảng
230.966.506 đồng/tháng. Tuy nhiên, chi phí trên đã được cắt giảm nhờ áp dụng giải
pháp hành chính – cắt đèn để tiết kiệm điện. Vì theo thiết kế cơng suất tiêu thụ của
tồn hệ thống CSCC TX. Ninh Hịa sẽ cao hơn.
Vì vậy, giải pháp hành chính đã đặt mục tiêu tiết kiệm điện lên hàng đầu và bỏ
qua chức năng của CSCC, dẫn đến chất lượng chiếu sáng không được bảo đảm, ảnh
hưởng đến trật tự, an ninh xã hội; ảnh hưởng đến an tồn giao thơng, cảnh quan đô thị;
gây lệch pha lưới điện phân phối (nếu cắt giảm theo pha)…
Đời sống người dân thị xã ngày càng phát triển nhu cầu vui chơi, giải trí về đêm
ngày càng cao. Trong khi đó, chất lượng chiếu sáng không được đảm bảo làm ảnh



13
hưởng đến cảnh quan đơ thị... thì việc áp dụng giải pháp hành chính để tiết kiệm điện
là khơng phù hợp với xu thế hiện nay. Cần thiết phải nghiên cứu, lựa chọn các giải
pháp khác nhằm hài hòa các lợi ích trên.
1.5.8. Chất lượng chiếu sáng hiện nay
Do phải áp dụng giải pháp hành chính – cắt đèn xen kẽ trong tồn hệ thống
chiếu sáng cơng cộng của TX. Ninh Hòa nên tác giả chỉ chọn một tuyến đường tiêu
chuẩn 16 m để đánh giá chất lượng chiếu sáng.
Tác giả sử dụng phương pháp lưới điểm, tức bố trí các điểm đo độ rọi được bố
trí như hình 1.2 bên dưới.

Hình 1.2. Lưới điểm và biểu đồ phân bố độ rọi trên mặt đường khi thực hiện
giải pháp hành chính – cắt đèn xen kẽ.
- Tên đường

: Nguyễn Thị Ngọc Oanh


14
- Loại đường
- Điểm đo
-

Tổng giá trị điểm đo

: 16 m
: 40 điểm.
: E = 344 Lux
40


-

Độ rọi trung bình

E / 40 = 8,6 Lux.

: Etb =
1

Độ rọi lớn nhất

: Emax = 33 Lux

- Độ rọi nhỏ nhất
- Độ chói trung bình

: Emin = 0,3 Lux
: Ltb = Etb/ R

-

( Biểu thức 4.12, trang 184. Kỹ thuật chiếu sáng của Lê Văn Doanh )
Trong đó: Hệ số sử dụng R được tính như sau:
Căn cứ chọn : * Chiều cao treo đèn h
: 8 m.
* Chiều rộng một làn đường l : 8 m.
* Đèn phân bố ánh sáng bán rộng – góc chiếu đèn.
* Tính chất lớp phủ mặt đường, màu sắc mặt đường. Tra
bảng 4.14, trang 184. Kỹ thuật chiếu sáng chọn R = 14.

 Độ chói trung bình: Ltb = 8,6 / 14 = 0,61 cd/m2.
 Độ chói nhỏ nhất : Lmin = Emin/R = 0,021 cd/m2.
 Hệ số đồng đều độ chói : Uo = Lmin/ Ltb
( Biểu thức 4.6, trang 171-Kỹ thuật chiếu sáng Lê Văn Doanh)
Vậy: Uo = 0,021/ 0,57 = 0,037, so với TCVN CIE 115 – 1995, Uo = 0,4
(không đạt yêu cầu, tuyến đường luôn xuất hiện khoảng sáng tối kế tiếp nhau)
Căn cứ vào tiêu chí độ đồng đều chung của độ chói (U0) cho thấy, các tuyến
đèn ln tồn tại các khoảng sáng tối kế tiếp nhau. Vì vậy, chất lượng chiếu sáng hiện
nay trong TX. Ninh Hịa khơng đạt yêu cầu, nguyên nhân bắt nguồn từ hoạt động tắt
đèn xen kẽ trong các tuyến.
Việc tắt xen kẻ đèn chiếu sáng cơng cộng làm độ rọi trung bình giảm đi ½ gây
khó khăn cho người tham gia giao thơng. Độ đồng đều giảm mạnh, gây hiệu ứng bậc
thang, làm mỏi mắt người điều khiển phương tiện.
1.6. CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG HIỆN NAY
Hiện nay, trên thế giới đã áp dụng nhiều giải pháp để tiết kiệm điện (TKĐ)
trong chiếu sáng cơng cộng. Tuy nhiên, có thể phân thành 4 nhóm giải pháp chính như
sau:
- Giải pháp đầu tư: Sử dụng thiết bị chiếu sáng hiện đại, hiệu suất cao;
- Giải pháp quản lý: Ứng dụng tiến bộ KHCN, CNTT để vận hành hệ thống
tối ưu;


×