Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

nghiên cứu mối tương quan giữa tổn thương xơ vữa trên động mạch cảnh và động mạch vành (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.97 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐINH HIẾU NHÂN

NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN
GIỮA TỔN THƯƠNG XƠ VỮA TRÊN
ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH VÀNH

Chuyên ngành : BỆNH HỌC NỘI KHOA
Mã số : 3.01.31

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2009


Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. ĐẶNG VẠN PHƯỚC

Phản biện 1: GS.TS. NGUYỄN LÂN VIỆT
Phản biện 2: PGS.TS. PHẠM NGUYỄN VINH
Phản biện 3: PGS.TS. VÕ THÀNH NHÂN

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại:



ĐẠI HỌC Y DƯC TP HỒ CHÍ MINH

Vào hồi 14 giờ 00 ngày 16 tháng 5 năm 2009

Có thể tìm luận án tại thư viện :
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
- Thư viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
- Thư viện Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1.

Đinh Hiếu Nhân (2001). Khảo sát động mạch cảnh trên
bệnh nhân xơ vữa động mạch bằng siêu âm. Y Học TP. Hồ
Chí Minh, tập 5 (1), tr. 29- 32.

2. Đinh Hiếu Nhân (2006). Tương quan giữa tổn thương xơ
vữa động mạch cảnh và động mạch vành trên bệnh nhân
tăng huyết áp. Thời sự tim mạch học – Tháng 5(99), tr. 14 17.
3. Đinh Hiếu Nhân (2006). Tương quan giữa tổn thương xơ
vữa trên động mạch cảnh và động mạch vành trên bệnh
nhân đái tháo đường có đau thắt ngực. Y Học TP. Hồ Chí
Minh , tập 10(2), tr. 110 – 114.
4. Đinh Hiếu Nhân (2007). Tương quan giữa tổn thương xơ
vữa động mạch cảnh và động mạch vành trên bệnh nhân
tăng huyết áp. Y Học TP. Hồ Chí Minh , Hội Nghị Khoa
Học Kỹ Thuật lần thứ 24 – Chuyên đề Nội Khoa, tập

11(Phụ bản số 1), tr. 117 – 121.


1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1.Đặt vấn đề
Xơ vữa động mạch là bệnh lý của hệ thống động
mạch toàn thân. Tổn thương xơ vữa động mạch xuất hiện với
nhiều mức độ khác trên trên các động mạch khác nhau. Sự
xuất hiện tổn thương xơ vữa trên 1 hệ thống động mạch là
dấu hiệu chỉ điểm quan trọng nhất cho bệnh lý xơ vữa động
mạch và cũng là dấu hiệu quan trọng cho thấy tổn thương xơ
vữa cũng có thể đã xuất hiện ở các động mạch khác. Do vậy,
mối tương quan giữa tổn thương xơ vữa trên các hệ thống
động mạch có vai trò quan trọng trong phát hiện sớm và điều
trị kịp thời những biến chứng có thể xãy ra trên những hệ
thống động mạch bị tổn thương xơ vữa động mạch.
Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy có mối
tương quan giữa tổn thương xơ vữa trên 2 hệ thống động
mạch cảnh và động mạch vành với nhau và tổn thương xơ vữa
động mạch cảnh có thể giúp dự đoán bệnh lý động mạch
vành. Như vậy, mối tương quan giữa tổn thương xơ vữa trên
2 hệ thống động mạch này qua những nghiên cứu trên đã mở
ra thêm một hướng đi mới trong việc tầm soát sớm tổn
thương xơ vữa , đặc biệt là trên nhóm bệnh nhân có yếu tố
nguy cơ tim mạch.
Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm vào
những mục tiêu sau:
1. Xác định tỉ lệ xuất hiện và mức độ nặng của tổn
thương xơ vữa động mạch cảnh đoạn ngoài sọ

trên bệnh nhân có bệnh lý động mạch vành.
2. Xác định mối tƣơng quan giữa tổn thƣơng xơ vữa
trên động mạch cảnh đoạn ngoài sọ và động mạch
vành.
2. Tính cấp thiết của đề tài.
Nghiên cứu giúp đánh giá mối tương quan giữa tổn
thương xơ vữa trên động mạch vành và động mạch cảnh, từ


2
đó xét đến khả năng áp dụng trong thực tế lâm sàng ở nước
ta nhằm tránh bỏ sót, phát hiện sớm và xử trí kịp thời tổn
thương xơ vữa động mạch cảnh trên nhóm bệnh nhân có
bệnh lý động mạch vành.
3. Đóng góp mới của luận án.
- Tỉ lệ xuất hiện và mức độ nặng của tổn thương xơ vữa động
mạch cảnh trên nhóm bệnh nhân có bệnh lý động mạch
vành.
- Mối tương quan giữa tổn thương xơ vữa trên động mạch
cảnh và động mạch vành.
4. Bố cục của luận aùn. Luận án gồm 113 trang , có 4 chương :
Tổng quan 34 trang, Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 7
trang, Kết quả 20 trang, Bàn luận 20 trang. Có 43 bảng, 3 biểu
đồ, 11 hình và 136 tài liệu tham khảo ( tiếng Việt 6, tiếng Anh
130).
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
1.1. Xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch là bệnh lý của cả
hệ thống động mạch tồn thân bao gồm cả hai q trình tái
sinh và thoái hoá ảnh hưởng khởi đầu ở lớp nội mạc và sau
đó ảnh hưởng lên lớp trung mạc của thành động mạch.

Xơ vữa động mạch liên quan đến nhiều q trình liên quan
chặt chẽ với nhau bao gồm rối loạn về chuyển hóa lipid, hoạt
hóa tiểu cầu, huyết khối, rối loạn chức năng lớp nội mạc động
mạch, hiện tượng viêm, tác động oxi hóa, hoạt hóa tế bào cơ
trơn, tái cấu trúc và yếu tố di truyền v. v… Maëc dù tổn thương
xơ vữa động mạch đã được biết đến từ nhiều thế kỷ, biểu
hiện hậu quả trên lâm sàng của bệnh chủ yếu ở các động
mạch có kích thước trung bình, các động mạch lớn như động
mạch chủ và động mạch chậu có thể bị ảnh hưởng và di
chứng thường gặp là phình động mạch và các biến chứng của
phình động mạch. Tổn thương xơ vữa sớm nhất của bệnh có
thể tìm thấy ở trẻ nhỏ và trẻ con ở dạng tổn thương được gọi
là vệt mỡ , trong khi những tổn thương nặng hơn được thấy ở
người lớn. Tổn thương xơ vữa tiến triển theo thời gian. Tổn


3
thương xơ vữa được chia làm 3 loại theo mức độ nặng bao
gồm: vệt mỡ, dày lớp nội mạc lan tỏa và mảng xơ vữa. Có
rất nhiều giả thuyết về bệnh sinh xơ vữa động mạch như giả
thuyết về lipid, giả thuyết về huyết động, giả thuyết về sự
gắn kết fibrin, giả thuyết về lớp tế bào trung mô không đặc
hiệu, giả thuyết đơn dòng, giả thuyết về tiêu thể, giả thuyết
về tác động oxi hoá giả thuyết tự miễn, giả thuyết đáp ứng
với tổn thương. Nhưng cho đến nay giả thuyết được chấp
nhận nhiều nhất là giả thuyết đáp ứng với tổn thương.
1.2. Siêu âm động mạch cảnh. Là một phương pháp giúp
đánh giá và chẩn đoán bệnh lý của hệ thống động mạch cảnh
đoạn ngồi sọ có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Siêu âm Duplex
là kỹ thuật siêu âm được áp dụng phổ biến nhất hiện nay trong

khảo sát động mạch cảnh đoạn ngoài sọ.
1.3. Tƣơng quan giữa tổn thƣơng xơ vữa trên động mạch
cảnh và động mạch vành.
Xơ vữa động mạch là một bệnh lý xảy ra ở toàn bộ hệ
thống động mạch máu, trong đó các động mạch chủ bụng,
động mạch vành, động mạch cảnh, động mạch đùi v.v… là
những vị trí xảy ra sớm. Các tổn thương xuất hiện trên các
động mạch khác nhau có thể không có cùng mức độ nặng và
cũng không biểu hiện cùng lúc trên lâm sàng. Như vậy khi
tổn thương xơ vữa phát hiện được ở một vị trí nào đó của một
động mạch thì cũng có nhiều khả năng đã có những tổn
thương xơ vữa đã xuất hiện ở những nơi khác của hệ thống
động mạch. Mặc dù có một số vị trí và một số mạch máu có
khuynh hướng đặc biệt dễ bị tổn thương xơ vữa hơn những
nơi khác, nhưng ở những các nhân riêng lẻ tổn thương xơ
vữa không thường xuất hiện đơn độc. Hơn nữa biểu hiện lâm
sàng của bệnh xơ vữa động mạch ở một cơ quan là yếu tố
tiên đoán quan trọng cho những biến cố lâm sàng xảy ra ở
những cơ quan khác. Nhiều tác giả nhận thấy rằng khi bệnh
nhân có biến cố về bệnh lý mạch máu não cũng có tỉ lệ nguy
cơ nhồi máu cơ tim trong 5 năm là 10 – 25% và tỉ lệ tử vong


4
do bệnh lý tim mạch không do tai biến mạch máu não trong
5 năm là 10 -15%. Nguy cơ này cao gấp 5 – 10 lần khi so
sánh với dân số chung.
Các nhà nghiên cứu người Nhật qua nghiên cứu tử
thiết ở những bệnh nhân tử vong tuổi từ 1 tháng tuổi đến 39
tuổi từ năm 1978 – 1982 đã phát hiện thấy tổn thương xơ

vữa ở động mạch chủ 2320 trường hợp, ở động mạch vành là
1620 trường hợp và ở động mạch não là 344 trường hợp. Như
vậy xu hướng xuất hiện tổn thương xơ vữa động mạch trên
người Nhật trẻ tuổi nhiều nhất là ở động mạch chủ . Trong
nghiên cứu tìm mối tương quan giữa các vị trí tổn thương xơ
vữa trên các động mạch chủ, động mạch cảnh và động mạch
đùi ở nhóm bệnh nhân có bệnh lý động mạch vành, nhiều
tác giả người Israel cũng đã phát hiện thấy tỉ lệ xuất hiện tổn
thương xơ vữa xuất hiện rất cao trên những động mạch này
khi so với nhóm bệnh nhân không có bệnh lý động mạch
vành.
Trong thời gian gần đây có rất nhiều nghiên cứu về
hình ảnh học được thực hiện cho thấy tần suất xuất hiện tổn
thương xơ vữa động mạch rất khác nhau trên những vị trí và
động mạch khác nhau. Điều này đã mỡ ra một hướng nghiên
cứu mới nhằm khảo sát mối tương quan giữa các tổn thương
xơ vữa động mạch ở các vị trí và các động mạch khác nhau
trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự tương quan
giữa xơ vữa động mạch cảnh và động mạch ngoại biên
nhưng hầu hết các nghiên cứu đều nhắm vào tìm sự tương
quan giữa tổn thương xơ vữa động mạch cảnh và động mạch
vành và đã đưa ra nhiều kết luận quan trọng:
- Có sự tương quan giữa bệnh lý xơ vữa động mạch
vành và động mạch cảnh.
- Trên những bệnh nhân có bệnh lý động mạch vành,
tần suất xuất hiện xơ vữa động mạch cảnh và động
mạch ngoại biên cao.


5

-

Các phương pháp khảo sát không xâm trong đánh
giá bệnh lý động mạch cảnh và động mạch ngoại
biên có giá trị cao trong dự đoán bệnh lý động mạch
vành cũng như dự đoán biến cố xảy ra trong tương
lai của bệnh lý động mạch vành.
Trong đó mối tương quan giữa tổn thương xơ vữa trên
động mạch cảnh và động mạch vành được quan tâm đến
nhiều nhất do vị trí thuận lợi cho việc khảo sát cũng như kỹ
thuật siêu âm phát triển cao giúp phát hiện tổn thương xơ
vữa của động mạch cảnh có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Các
tác giả cố gắng chứng minh và tìm mối tương quan giữa tổn
thương xơ vữa xuất hiện sớm nhất trên hệ thống động mạch
cảnh đó là độ dày lớp nội mạc động mạch với biểu hiện lâm
sàng của bệnh lý động mạch vành và đã tìm thấy mối tương
quan giữa các tổn thương xơ vữa trên. Tuy nhiên , trong 34
nghiên cứu tìm mối tương quan giữa tổn thương giữa độ dày
lớp nội trung mạc động mạch cảnh và xơ vữa động mạch
vành đã được báo cáo có 30 nghiên cứu cho kết quả có mối
tương quan ở mức trung bình, 17 nghiên cứu trong số đó cho
thấy có mối tương quan đến biến cố bệnh lý động mạch vành
trong tương lai và chỉ có 1 nghiên cứu cho thấy có bằng
chứng mối tương quan giữa sự thay đổi độ dày lớp nội trung
mạc động mạch cảnh với biến cố bệnh lý động mạch vành
trong tương lai. Như vậy mối tương quan mức độ trung bình
giữa độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh với biến cố
bệnh lý động mạch vành có thể cho thấy sự khác nhau của
tiến trình xơ vữa động mạch xảy ra ở các hệ thống động
mạch khác nhau hơn là sự khác nhau trong giới hạn đo độ

dày lớp nội trung mạc.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.


6
2.1.1. Mẫu nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến hành khảo sát 106 bệnh nhân nhập khoa
Tim mạch học can thiệp – Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời
gian từ 4/2002 đến 10/2005.
2.1.2. Tiêu chuẩn nhận bệnh.
Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh lý động mạch vành
có biểu hiện đau ngực trên lâm sàng nhập khoa Tim mạch
học can thiệp để chụp động mạch vành số hóa.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không hợp tác. Bệnh
nhân có suy tim nặng hay rối loạn nhịp tim chưa được kiểm
soát. Bệnh nhân có rối loạn đông cầm máu chưa được kiểm
soát.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu được thiết kế theo nghiên cứu cắt ngang,
tiềân cứu, mô tả. Tất cả bệnh nhân đều được tiến hành theo
các bước sau:
2.2.1.1. Bước 1: Bệnh nhân được hỏi bệnh sử, khám lâm
sàng, đo điện tâm đồ, các xét nghiệm mỡ trong máu, đường
máu và các xét nghiệm thường qui khác.
2.2.1.2. Bước 2: Tiến hành siêu âm Duplex động mạch cảnh
ghi nhận các dữ liệu về vị trí tổn thương, loại tổn thương và

mức độ gây hẹp đường kính lòng mạch trên hệ thống động
mạch cảnh đoạn ngoài sọ 2 bên phải và trái. Không khảo sát
động mạch cảnh ngoài 2 bên.
2.2.1.3. Bước 3: Ghi nhận kết quả chụp động mạch vành số
hoá, chú ý đến mức độ hẹp nặng của tổn thương xơ vữa động
mạch vành.

2.2.2. Phương tiện nghiên cứu :
- Máy siêu âm Duplex ALOKA SSG 4000 với đầu
dò 7.5 MHz.


7
2.3. Xử lý số liệu.
Các kết quả ghi nhận đều được xử lý thông kê bằng
chương trình thống kê Y học Epi Info 2002 và SPSS
v.14. Các kết quả xử lý nhận được có ý nghóa thống kê
khi giá trị p < 0,05.
Chương 3: KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu.
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu.
Đặc điểm
Tuổi
Giới
Đái tháo
đường
Tăng huyết áp
Rối loạn lipid
máu
Bệnh lý động

mạch vành
Hội chứng
chuyển hố

Số trƣờng hợp

24/106
(22,6%)
47/106
(44,34%)
96/106
(90,56%)
106/106
(100%)
22/106
(20,75%)

Trung bình
58,48±12,34

Nam
56,71 ±11,99
84
(79,2%)

Nữ
65,23 ±11,56
22
(22,8%)


19/24
(79,2%)
32/47 (68,1%)

5/24
(20,8%)
15/47
(31,9%)
22
(20,75%)
22
(22,8%)
7/22
(31,8%)

74
(69,81%)
84
(79,2%)
15/22 (68,2%)

Trong 106 bệnh nhân khảo sát, qua nghiên cứu có 5 trường
hợp khơng có kết quả xét nghiệm lipid máu và có 10 trường
hợp khơng tính được LDL cholesterol do nồng độ triglyceride
trong máu tăng cao hơn 400mg%.

3.2 Kết quả chụp động mạch vành số hóa.


8


Khơng có tổn
thương
( 16/106 # 15,1%)
0

Có tổn thương
(90/106 # 84,9%)
1

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về tổn thương động mạch vành trên
chụp động mạch số hóa ở dân số nghiên cứu.
Bảng 3.2. Tổn thương động mạch vành trong dân số nghiên
cứu.
Mức
Đái
Tăng
Rối loạn Hội chứng Dân số
độ hẹp tháo
huyết
lipid máu
chuyển hoá nghiên
(%)
đƣờng
áp
cứu
0
1/24
8/47
15/96

3 (13,6%)
16/106
(4,2%)
(17%)
(15,6%)
(15,1%)
20
1/24
1/96
1 (4,5%)
1/106
(4,2%)
(1%)
(0,9%)
25
1/47
2/96
1 (4,5%)
2/106
( 2,1%)
(2,1%)
(1,9%)
30
1/47
1/96
1 (4,5%)
1/106
( 2,1%)
(1%)
(0,9%)

40
1/47
1/96
1/106
( 2,1%)
(1%)
(0,9%)
50
3/47
4/96
4/106
(6,4%)
(4,2%)
(3,8%)
60
1/47
1/96
1/106
( 2,1%)
(1%)
(0,9%)
70
1/24
2/47
3/96
2 (9,1%)
3/106
(4,2%)
(4,3%)
(3,1%)

(2,8%)
80
2/24
8/47
11/96
2 (9,1%)
12/106
(8,3%)
(17%)
(11,5%)
(11,3%)


9
90
95

6/24
(25%)
4/24
(16,7%)

8/47
(17%)
7/47
(14,9%)

9/24
(37,5%)


7/47
(14,9%)

99
100

14/96
(14,6%)
12/96
(12,5%)
1/96
(1%)
30/96
(31,3%)

4 (18,2%)
2 (9,1%)

6 (27,3%)

15/106
(14,2%)
14/106
(13,2%)
1/106
(0,9%)
35/106
(33%)

Mức độ tổn thương trên động mạch vành thay đổi từ khơng

bị hẹp cho đến tắc hồn tồn động mạch vành, tập trung nhiều
nhất ở nhóm bệnh nhân có tổn thương xơ vữa gây hẹp > 70%
đường kính lịng mạch (có 80/106 trường hợp chiếm 75,47%).
3.3. KẾT QUẢ TỔN THƢƠNG XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH
CẢNH PHÁT HIỆN BẰNG SIÊU ÂM DUPLEX.
Khơng có tổn
thương 20/106
(18,9%)
0

Có tổn thương
86/106 ( 81,1%)
1

Biểu đồ 3.2. Tổn thương xơ vữa động mạch cảnh đoạn ngồi
sọ phát hiện bằng siêu âm.
Bảng 3.3. Vị trí tổn thương động mạch cảnh đoạn ngoài sọ
phát hiện trên siêu âm Duplex.

Động mạch cảnh phải
Động mạch cảnh trái
Động mạch cảnh chung

Tổng
cộng
80
77
52

Nam


Nữ

p

63
60
42

17
17
10

0,733
0,3


10
phải
Động mạch cảnh chung
trái
Nơi chia đôi động mạch
cảnh chung phải
Nơi chia đôi động mạch
cảnh chung trái
Động mạch cảnh trong
phải
Động mạch cảnh trong trái

54


43

11

44

34

10

39

30

9

7

4

3

8

5

3

0,339


0,515

Vị trí tổn thương xơ vữa trên hệ thống động mạch cảnh bên
phải và trái khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.4. Đặc điểm về loại tổn thương xơ vữa trên động mạch
cảnh đoạn ngoài sọ phát hiện bằng siêu âm.
Tổn thương loại 1
Tổn thương loại 2
Tổn thương loại 3

Tổng cộng
13
51
22

Nam
9
43
17

Nữ
4
8
5

Bảng 3.5. Mức độ nặng của tổn thương xơ vữa trên động mạch
cảnh đoạn ngồi sọ phát hiện bằng siêu âm Duplex trên các
nhóm bệnh nhân.
Mức

độ
hẹp
(%)
0
25
30
50

Đái
tháo
đƣờng
2 /24
(8,3%)
18/24
(75%)
1/24
( 4,2%)
3/24
( 12,5%)

Tăng
huyết áp

8/47
(17%)
32/47
(68,1%)
3/47
( 6,4%)
2/47

( 4,3%)

Rối loạn Hội
lipid máu chứng
chuyển
hoá
18/96
2 (9,1%)
(18,8%)
65/96
14
(63,6%)
(67,7%)
6/96
2 (9,1%)
(6,3%)
5/96
3
(5,2%)
(13,6%)

Dân số
nghiên
cứu
20/106
(18,9%)
71/106
(6,7%)
6/106
(5,7%)

6/106
(5,7%)


11
75
90
Tổng
cộng

22/24
(91,7%)

1/47(2,1
%)
1/47(2,1
%)
39/47
(83%)

1 /96 (1%)

1 (4,5%)

1/96(1%)
78/96
(81,3%)

20/22
(90,9%)


1/106
(0,9%)
2/106
(1,9%)
86/106
(81,1%)

Tổn thương xơ vữa động mạch cảnh tập trung nhiều vào
mức độ hẹp 25% đường kính lịng mạch ở các nhóm bệnh
nhân khảo sát.
Bảng 3.6. Tỉ lệ xuất hiện tổn thương xơ vữa trên động mạch
cảnh đoạn ngồi sọ phát hiện bằng siêu âm Duplex trên các
nhóm bệnh nhân.
Nhóm bệnh nhân
Đái tháo đường
Tăng huyết áp
Rối loạn lipid máu
Hội chứng chuyển hoá
Dân số nghiên cứu

Tổn thƣơng động mạch cảnh

Khơng
22/24 (91,7%)
2/24 (8,3%)
39/47 (83%)
8/47 (17%)
78/96 (81,3%)
18/96 (18,8%)

20/22 (90,9%)
2/22 (9,1%)
86/106
20/106 (18,9%)
(81,1%)

3.4. Mối tƣơng quan giữa tổn thƣơng xơ vữa trên động
mạch cảnh và động mạch vành.
Bảng 3.7. Kết quả siêu âm Duplex động mạch cảnh đoạn
ngồi sọ có đối chiếu với chụp động mạch vành số hoá trên
dân số nghiên cứu.
Động mạch vành
Động mạch cảnh Khơng tổn thƣơng Có tổn thƣơng
Khơng tổn thương
8
12
Có tổn thương
8
78
Tổng cộng
16
90


12
Tỉ số chênh = 6,5
Phép kiểm Chi bình phương = 11,9312
P = 0.0005
Giá trị tiên đoán dương = 90,7%
Độ nhạy = 86,7%

Nhận xét: Kết quả của bảng trên cho thấy rằng đối với
những bệnh nhân có tổn thương trên động mạch vành được
phát hiện bằng siêu âm ở nhóm dân số nghiên cứu có nguy cơ
bị tổn thương trên động mạch cảnh đoạn ngồi sọ cao với giá
trị tiên đốn dương tính là 90,7%, độ nhạy là 86.7% và tỉ số
chênh là 6,5 lần (p = 0,0005).
Bảng 3.8. Kết quả siêu âm Duplex động mạch cảnh đoạn
ngồi sọ có đối chiếu với kết quả chụp động mạch vành số
hoá trong nhóm bệnh nhân có đái tháo đường.
Tổn thƣơng xơ vữa động mạch vành
Tổn thương xơ vữa
động mạch cảnh
Khơng có tổn thương
Có tổn thương
Tổng cộng

Khơng có
tổn thương
0
1
1

Có tổn
thương
2
21
23

Tổng cộng
2

22
24

Tỉ số chênh = Khơng tính được.
Giá trị tiên đốn dương = 95,5%.
Độ nhạy = 91,3%
Bảng 3.9. Kết quả siêu âm Duplex động mạch cảnh đoạn
ngồi sọ có đối chiếu với kết quả chụp động mạch vành số
hố trong nhóm bệnh nhân có rối loạn lipid máu.
Tổn thƣơng xơ vữa động mạch vành
Tổn thương xơ vữa
Khơng có tổn
Có tổn
Tổng
động mạch cảnh
thương
thương
cộng
Khơng có tổn thương
8
10
18
Có tổn thương
7
71
78


13
Tổng cộng


15

81

96

Tỉ số

chênh = 8,1143.
Giá trị tiên đoán dương = 91% ,
p = 0,001
Trên nhóm bệnh nhân rối loạn lipid máu có tổn thương
xơ vữa động mạch vành phát hiện bằng chụp động mạch vành
số hóa có nguy cơ xuất hiện tổn thương hệ thống động mạch
cảnh đoạn ngoài sọ cao với tỉ số chênh 8,1143 lần và có ý
nghĩa thống kê với p = 0,001.
Bảng 3.10. Kết quả siêu âm Duplex động mạch cảnh đoạn
ngồi sọ có đối chiếu với kết quả chụp động mạch vành số
hố trong nhóm bệnh nhân tăng huyết áp.

Tổn thương xơ vữa động mạch cảnh
Khơng có tổn thương
Có tổn thương
Tổng cộng

Tổn thƣơng xơ
vữa động mạch
vành
Khơng

Có tổn Tổng
có tổn
thương cộng
thương
4
4
8
4
35
39
8
39
47

Tỉ số chênh = 8,75
Phép kiểm Chi bình phương ( có hiệu chỉnh Yates) = 4,8766.
p = 0,027
Giá trị tiên đoán dương = 89,7%
Bảng 3.11. Kết quả siêu âm Duplex động mạch cảnh đoạn
ngồi sọ có đối chiếu với kết quả chụp động mạch vành số
hoá trong nhóm bệnh nhân có hội chứng chuyển hố.

Tổn thương xơ vữa

Tổn thƣơng xơ vữa động mạch
cảnh
Khơng có
Có tổn
Tổng cộng



14
động mạch vành
tổn thương
Khơng có tổn thương
2
Có tổn thương
0
Tổng cộng
1

thương
1
19
20

3
19
22

Giá trị tiên đoán dương = 100%
Độ đặc hiệu = 100%
Độ nhạy = 95,5%.
3.5. Hệ số tƣơng quan giữa tổn thƣơng xơ vữa trên động
mạch cảnh và động mạch vành.
Bảng 3.12. Hệ số tương quan giữa tổn thương xơ vữa trên
động mạch cảnh đoạn ngồi sọ và động mạch vành.
Nhóm bệnh
Hệ số Spearman
nhân

Dân số nghiên
0,335 (p=0,0001)
cứu
Tăng huyết áp
0,397 (0,006)
Đái tháo đường
0,165 (0,91)
Rối loạn lipid
0,383 (p=0,0001)
máu
Hội chứng
0,796 (p=0,0001)
chuyển hoá
Bảng 3.13. Hệ số tương quan Spearman giữa loại tổn thương
xơ vữa động mạch cảnh đoạn ngoài sọ và tổn thương xơ vữa
động mạch vành.
Loại tổn thƣơng
Dân số nghiên cứu

Loại 1
Loại 2
Loại 3

Hệ số
0,146
0,407
0,362

P
0,416

0,0001
0,018


15
Bảng 3.14. Hệ số tương quan giữa loại tổn thương xơ vữa
động mạch cảnh đoạn ngoài sọ và tổn thương xơ vữa động
mạch vành.
Loại
tổn
thƣơng

Nhóm tăng
huyết áp

Hội chứng
chuyển hố

Nhóm rối loạn
lipid máu

Hệ số
P
Hệ số
P
Hệ số
P
Loại 1 0,405 0,12
0,667 0,219 0,198
0,295

Loại 2 0,400 0,028 0,775 0,003 0,436 0,0001
0,0001 0,456
Loại 3 0,444 0,065
1
0,005
Hệ số tương quan được sử dụng là hệ số Spearman, và giá trị
có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. Tổn thương xơ vữa mức độ
nặng trên động mạch cảnh có mối tương quan có ý nghĩa
thống kê với tổn thương xơ vữa trên động mạch vành. Nhóm
bệnh nhân đái tháo đường khơng tính được do mẫu cịn nhỏ.
Bảng 3.15. Tương quan giữa mức độ hẹp của tổn thương xơ
vữa động mạch cảnh đoạn ngoài sọ và mức độ hẹp của tổn
thương trên động mạch vành.
Nhóm nghiên cứu
Hệ số Pearson
P
Dân số nghiên cứu
0,315
0,001
Rới loạn lipid máu
0,347
0.0001
Tăng huyết áp
0,403
0,005
Đái tháo đường
0,054
0,801
Hội chứng chuyển hố
0,595

0,003
Nhận xét: Nhóm bệnh nhân đái tháo đường khơng có sự tương
quan có ý nghĩa thống kê. Các nhóm bệnh nhân khác đều có
mối tương quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.16. Hệ số tương quan Spearman giữa vị trí tổn thương
trên động mạch cảnh đoạn ngồi sọ và tổn thương trên động
mạch vành.
Vị trí

Dân số nghiên
cứu
Hệ số
P

Nhóm tăng
huyết áp
Hệ
P

Hội chứng
chuyển hố
Hệ
P

Nhóm rối loạn
lipid máu
Hệ số
P



16
XV-P
XV-T
RCCA
LCCA
RBIF
LBIF
RICA
LICA

0,250
0,273
0,203
0,116
0,141
0,212
0,006
0,079

0,01
0,005
0,37
0,089
0,149
0,029
0,951
0,421

số
0,355

0,297
0,236
0,123
0,236
0,240
0,113
0,095

0,014
0,043
0,11
0,41
0,11
0,104
0,448
0,523

số
0,5
0,417
0,169
0,097
0,478
0,526
0,126
0,087

0,283
0,394
0,213

0,174
0,176
0,226
0,009
0,009

0,018
0,054
0,451
0,668
0,025
0,012
0,577
0,701

Bảng 3.17. Kết quả siêu âm Duplex phát hiện tổn thương xơ
vữa trên động mạch cảnh theo tuổi và giới có đối chiếu với kết
quả chụp động mạch vành số hoá.
Nam
Tỉ số
P
chênh
Dân số 11,2
0,0001
nghiên GTTĐD
cứu
= 92,8%
27-87
Độ nhạy
= 88,9%

9,15
0,00049
GTTĐD
≥ 40
=92,4%
Độ nhạy
=88,4%
Tuổi

Nữ
Tỉ số
chênh

P

1,11667

0,5894

3,5

0,0021

GTTĐD

≥ 45

= 87,5%
Độ nhạy
= 87,5%


GTTĐD = Giá trị tiên đoán dương.
Chƣơng 4.

BÀN LUẬN.

0,005
0,0001
0,036
0,088
0,084
0,026
0,93
0,93


17
4.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này có 106 trường hợp thoả tiêu chuẩn
được đưa vào khảo sát, tuổi trung bình là 58 tuổi. Tỉ lệ giữa
nam và nữ là 3,81, như vậy số bệnh nhân nam chiếm tỉ lệ cao
trong khảo sát này. Trong các nhóm yếu tố nguy cơ tim mạch
ghi nhận được trên dân số nghiên cứu, qua nghiên cứu cho
thấy yếu tố rối loạn lipid máu là yếu tố xảy ra nhiều nhất với tỉ
lệ 90,56%. Số trường hợp có tăng huyết áp và đái tháo đường
chiếm lần lượt 44,34% và 22,06%, và cũng ghi nhận được có
22 trường hợp chiếm 20,75% có hội chứng chuyển hố (Bảng
3.1).
4.2. Kết quả chụp động mạch vành số hoá trên dân số
nghiên cứu.

Trong 106 trường hợp khảo sát có 90 trường hợp phát
hiện tổn thương xơ vữa động mạch vành trên kết quả chụp
động mạch số hoá chiếm tỉ lệ 84,9%. Mức độ tổn thương trên
động mạch vành tập trung nhiều nhất ở nhóm bệnh nhân có
tổn thương xơ vữa gây hẹp > 70% đường kính lịng mạch (có
80/106 trường hợp chiếm 75,47%). Có 16 trường hợp không
phát hiện tổn thương xơ vữa trên chụp động mạch vành số hố
mặc dù lâm sàng có biểu hiện đau thắt ngực và có các yếu tố
nguy cơ tim mạch đi kèm (Bảng 3.2). Điều này có thể xảy ra
do có nhiều nguyên nhân gây đau ngực có tính chất gần giống
với đau thắt ngực cũng như biểu hiện trên điện tâm đồ của
bệnh tim thiếu máu cục bộ cũng khơng có dấu hiệu đặc hiệu
cao cho bệnh, mặt khác có thể xem chụp động mạch vành số
hoá là một xét nghiệm giúp chẩn đoán loại trừ hẳn bệnh lý
động mạch vành trên bệnh nhân đau ngực kèm với nguy cơ
cao bệnh lý tim mạch trong những trường hợp cần thiết.
4.3. Kết quả siêu âm Duplex động mạch cảnh đoạn ngoài
sọ trên dân số nghiên cứu.
Theo kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.2 ghi nhận được
81,1% các trường hợp có tổn thương xơ vữa động mạch cảnh
đoạn ngoài sọ phát hiện được bằng siêu âm Duplex. Tổn
thương xơ vữa được phát hiện ở tất cả các vị trí của hệ thống
động mạch cảnh đoạn ngồi sọ khơng có sự khác biệt giữa số
lượng tổn thương bên phải và bên trái, nhưng vị trí tổn thương


18
phát hiện nhiều nhất vẫn là ở động mạch cảnh chung và nơi
chia đôi của động mạch cảnh chung.
Về đặc điểm của tổn thương xơ vữa, các tổn thương loại

2 và loại 3 chiếm tỉ lệ cao (Bảng 3.5), đây là những tổn thương
nặng của bệnh lý xơ vữa động mạch và là những tổn thương
có thể gây ra biến chứng làm giảm tưới máu đến cơ quan đích.
Những tổn thương này dễ dàng phát hiện được bằng siêu âm
Duplex và là những tổn thương gây hẹp đáng kể lòng động
mạch. Các tổn thương loại 1 thường nhẹ, không gây hẹp đáng
kể lịng mạch và có tỉ lệ xuất hiện thấp hơn. Tổn thương động
mạch cảnh đoạn ngoài sọ được phát hiện bằng siêu âm
Duplex chiếm tỉ lệ cao trong từng nhóm bệnh nhân riêng lẻ,
trong đó nhóm bệnh nhân đái tháo đường và hội chứng chuyển
hố có tỉ lệ rất cao > 90% (Bảng 3.4).
4.4. Mối tƣơng quan giữa tổn thƣơng xơ vữa trên động
mạch cảnh và động mạch vành.
Trong 106 trường hợp nghiên cứu, ghi nhận được có 86
trường hợp có tổn thương trên động mạch cảnh đoạn ngoài sọ
phát hiện bằng siêu âm Duplex và 90 trường hợp có tổn
thương xơ vữa động mạch vành phát hiện bằng chụp động
mạch số hoá. Khi đối chiếu giữa tổn thương xơ vữa của 2 hệ
thống động mạch trên trong dân số nghiên cứu, qua nghiên
cứu nhận thấy rằng ở những bệnh nhân có tổn thương xơ vữa
trên động mạch vành sẽ có khả năng đã xuất hiện tổn thương
xơ vữa trên động mạch cảnh với tỉ số chênh cao hơn gấp 6,5
lần khi so với nhóm bệnh nhân khơng có tổn thương động
mạch vành với p = 0,0005, và giá trị tiên đoán dương cho tổn
thương xơ vữa động mạch cảnh khi có tổn thương xơ vữa trên
động mạch vành là 90,7%(Bảng 3.7). Khi so sánh với kết quả
nghiên cứu Rotterdam, kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ số
chênh trong nghiên cứu này cao hơn nhiều so với nghiên cứu
Rotterdam, kết quả khác biệt có thể do trong nghiên cứu
Rotterdam chỉ khảo sát đến độ dày của lớp nội trung mạc động

mạch cảnh nghĩa là chỉ khảo sát tổn thương xơ vữa xảy ra
sớm, trong khi đó nghiên cứu này khảo sát tất cả các loại tổn
thương xơ vữa từ nhẹ đến nặng điều đó có thể làm gia tăng tỉ
số chênh trong nghiên cứu.


19
Tổn thương xơ vữa trên động mạch vành có vai trị quan
trọng trong tiên đốn cho bệnh lý ở động mạch cảnh khi mà hệ
số tương quan giữa sự xuất hiện tổn thương xơ vữa ở 2 hệ
thống mạch máu khảo sát là 0,355 (p=0,0001) (Bảng 3.12).
Kết quả cũng phù hợp với nhận xét của các tác giả Jacek
Nowak và Tage Nilsson nhận thấy qua nghiên cứu của mình
những bệnh nhân có tổn thương xơ vữa động mạch cảnh đoạn
ngồi sọ có mối tương quan cao với tổn thương xơ vữa động
mạch vành với hệ số tương quan Spearman = 0,332 (p=0,001).
Như vậy tổn thương xơ vữa trên 2 hệ thống động mạch
có mối tương quan chặt với nhau trong quá trình diễn tiến của
xơ vữa động mạch, việc nhận biết tổn thương xơ vữa trên một
hệ thống động mạch là yếu tố quan trọng cho dự đoán tổn
thương xơ vữa đã xuất hiện trên hệ thống động mạch khác và
ngược lại. Điều này rất có ích trên thực tế lâm sàng trong tầm
soát sớm bệnh lý động mạch vành cũng như bệnh lý động
mạch cảnh trên những đối tượng bệnh nhân có nguy cơ bệnh
lý tim mạch và thời điểm nên tiến hành khảo sát nhằm có kế
hoạch dự phòng và điều trị sớm tránh những biến chứng nguy
hiểm đe doạ tính mạng có thể xảy ra.
4.5. Mối tƣơng quan giữa vị trí tổn thƣơng xơ vữa trên
động mạch cảnh và tổn thƣơng xơ vữa động mạch vành.
Khi khảo sát đến mối tương quan giữa vị trí của tổn

thương xơ vữa động mạch cảnh đoạn ngoài sọ với tổn thương
xơ vữa động mạch vành trên dân số nghiên cứu, nghiên cứu
cho thấy tổn thương xơ vữa động mạch vành có khả năng tiên
đốn cho sự xuất hiện của xơ vữa động mạch trên hệ thống
động mạch cảnh bên trái và hệ thống động mạch cảnh bên
phải với hệ số tương quan lần lượt là 0,250 (p=0,01) và 0,273
(p=0,005). Nhưng khi xét đến từng vị trí cụ thể thì kết quả
nghiên cứu khơng ghi nhận được bất kỳ vị trí riêng lẻ nào trên
hệ thống động mạch cảnh 2 bên có mối tương quan có ý nghĩa
thống kê đến sự xuất hiện xơ vữa động mạch vành (Bảng 3.16)
mặc dù các vị trí tổn thương có tỉ số chênh khá cao.
Như vậy, mặc dù tổn thương xơ vữa xuất hiện trên động
mạch vành có thể dự đốn cho sự xuất hiện của tổn thương xơ
vữa trên động mạch cảnh nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê
khi khảo sát về mối liên hệ giữa tổn thương xơ vữa động mạch


20
vành và các vị trí xuất hiện tổn thương xơ vữa khác nhau trên
hệ thống động mạch cảnh đoạn ngoài sọ.
4.6. Mối tƣơng quan giữa phân loại tổn thƣơng xơ vữa
trên động mạch cảnh và tổn thƣơng xơ vữa trên động
mạch vành.
Như vậy, khi tổn thương xơ vữa đã xuất hiện và tiến triển
trên một hệ thống động mạch thì cũng đã xuất hiện và tiến
triển trên những hệ thống động mạch khác bởi vì xơ vữa động
mạch là bệnh lý của hệ thống động mạch toàn thân. Tổn
thương xơ vữa nặng phát hiện được trên một vị trí của một hệ
thống động mạch có thể là dấu hiệu chỉ điểm giúp dự đoán
được sự hiện diện của tổn thương ở hệ thống động mạch khác

tốt hơn là những tổn thương xơ vữa nhẹ. Tổn thương xơ vữa
nặng trên động mạch cảnh chứng tỏ tiến trình xơ vữa động
mạch đã diễn tiến một thời gian dài trước đó khơng được phát
hiện do khơng có biểu hiện lâm sàng. Sự tiến triển nặng của
tổn thương xơ vữa trên động mạch cảnh cùng sự tương quan
chặt với tổn thương xơ vữa trên động mạch vành cũng có thể
giúp dự đốn đã có tổn thương xơ vữa xuất hiện ở những nơi
khác trên hệ thống động mạch tồn thân trong đó động mạch
chủ, động mạch chi dưới là những vị trí có khả năng nhiều
nhất .
Những tổn thương xơ vữa xuất hiện trên động mạch cảnh
loại 2 và loại 3 có mối tương quan có ý nghĩa thống kê sự xuất
hiện của tổn thương xơ vữa trên động mạch vành ở nhóm dân
số nghiên cứu với hệ số tương quan Spearman lần lượt là
0,407 (p=0,0001) và 0,362 (p=0,018) (Bảng 3.13). Theo kết
quả nghiên cứu về bệnh lý tim mạch ở Anh được thực hiện
trên bệnh nhân ở 2 tỉnh khác nhau đã cho rằng những tổn
thương mảng xơ vữa trên động mạch cảnh đoạn ngồi sọ phát
hiện bằng siêu âm có giá trị hơn là độ dày lớp nội trung mạc
trong dự đoán tổn thương xơ vữa động mạch vành và nên bắt
đầu kế hoạch điều chỉnh, theo dõi các yếu tố nguy cơ tim
mạch khi phát hiện tổn thương mảng xơ vữa trên động mạch
cảnh.
4.7. Mối tƣơng quan giữa mức độ hẹp nặng của tổn
thƣơng xơ vữa trên động mạch cảnh và mức độ hẹp nặng
của tổn thƣơng xơ vữa trên động mạch vành.


21
Khi xét đến mối tương quan giữa mức độ hẹp nặng hay

nhẹ của tổn thương xơ vữa trên 2 hệ thống động mạch khảo sát
trong dân số nghiên cứu, nghiên cứu cũng tìm được mối
tương quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ nặng của tổn
thương với hệ số tương quan Pearson = 0,315 và p =
0,001(bảng 3.15). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu
Rotterdam khi cho rằng sự tiến triển nặng lên của bề dày lớp
nội trung mạc động mạch cảnh ở bất kỳ vị trí nào cũng có giá
trị tiên đốn cao cho nhồi máu cơ tim diễn ra trong tương lai .
Như vậy, mức độ nặng và loại tổn thương xơ vữa trên
động mạch cảnh đoạn ngồi sọ được phát hiện có mối tương
quan chặt với sự xuất hiện của tổn thương xơ vữa động mạch
vành. Điều này rất hữu ích cho thực hành lâm sàng nhằm tránh
bỏ sót chẩn đốn tổn thương động mạch cảnh khi đã phát hiện
ra bệnh lý xơ vữa động mạch vành và giúp đề ra được kế
hoạch điều trị và theo dõi lâu dài ở những bệnh nhân có nguy
cơ bệnh lý tim mạch. Khi đã phát hiện tổn thương xơ vữa trên
một hệ thống động mạch vành hay động mạch cảnh nên khảo
sát thường qui tìm và đánh giá tổn thương xơ vữa ở hệ thống
động mạch còn lại cũng như khảo sát các hệ thống động mạch
khác, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng bệnh
lý động mạch vành và có chỉ định can thiệp động mạch vành.
4.8. Mối tƣơng quan giữa tổn thƣơng xơ vữa động mạch
cảnh và động mạch vành trên các nhóm bệnh nhân có yếu
tố nguy cơ.
Các yếu tố nguy cơ tim mạch ngày càng được phát hiện
nhiều hơn, trong đó những yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp,
đái tháo đường, rối loạn lipid máu là những yếu tố quan trọng
và thường gặp nhất trên thực tế lâm sàng. Các yếu tố nguy cơ
này có thể xuất hiện riêng lẻ hay kết hợp trên bệnh nhân.
Trong khảo sát này, những nhóm bệnh nhân có các yếu tố

nguy cơ này cho thấy tỉ lệ xuất hiện tổn thương xơ vữa động
mạch cảnh và động mạch vành rất cao.
4.8.1. Nhóm bệnh nhân tăng huyết áp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi bệnh nhân
tăng huyết áp có tổn thương xơ vữa động mạch vành thì khả
năng xuất hiện tổn thương xơ vữa trên động mạch cảnh đoạn
ngoài sọ tăng gấp 8,75 lần so với bệnh nhân khơng có xơ vữa


22
động mạch vành (p=0,027) (Bảng 3.10). Như vậy, tổn thương
xơ vữa động mạch cảnh và động mạch vành có mối tương
quan chặt với nhau trên bệnh nhân tăng huyết áp, với hệ số
tương quan Spearman giữa 2 tổn thương xơ vữa là 0,397 có ý
nghĩa thống kê với p = 0,006 (Bảng 3.12).
4.8.2. Nhóm bệnh nhân có hội chứng chuyển hoá.
Hội chứng chuyển hoá rất phổ biến trên thế giới và
ngày càng được biết đến và phát hiện nhiều hơn. Hội chứng
chuyển hoá bao gồm nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch hiện diện
đồng thời trên bệnh nhân, là yếu tố nguy cơ độc lập và rất
quan trọng cho bệnh lý tim mạch. Trong khảo sát này ghi nhận
được 22 trường hợp có hội chứng chuyển hố trên lâm sàng
kèm với đau thắt ngực, hầu như chắc chắn đã có tổn thương xơ
vữa nặng trên động mạch vành. Theo kết qủa bảng 3.20 có đến
90,9% các trường hợp có tổn thương động mạch cảnh đoạn
ngoài sọ được phát hiện bằng siêu âm Duplex và giá trị tiên
đoán dương của tổn thương xơ vữa động mạch vành cho sự
xuất hiện của tổn thương xơ vữa trên động mạch cảnh là 100%
các trường hợp (Bảng 3.11).
Đặc biệt khi khảo sát mối tương quan giữa loại tổn

thương xơ vữa động mạch cảnh đoạn ngoài sọ phát hiện trên
siêu âm với tổn thương xơ vữa động mạch vành qua nghiên
cứu nhận thấy rằng những tổn thương xơ vữa loại 2 và loại 3
trên động mạch cảnh có mối tương quan khơng chỉ với sự xuất
hiện của tổn thương xơ vữa động mạch vành với hệ số tương
quan Spearman lần lượt là 0,775 (p= 0,003) và 1 (p= 0,0001)
(Bảng 3.14).
4.8.3. Nhóm bệnh nhân có rối loạn lipid máu.
Trong kết quả nghiên cứu tỉ lệ xuất hiện xơ vữa
động mạch vành trên nhóm bệnh nhân này là 84,4% (Bảng
3.2) và tỉ lệ xuất hiện tổn thương xơ vữa trên động mạch cảnh
đoạn ngoài sọ là 91,7% (Bảng 3.5). Trong đó tổn thương xơ
vữa có mức độ nặng gây hẹp động mạch vành từ 70% đường
kính lịng mạch trở lên chiếm 73,96% các trường hợp có tổn
thương động mạch vành và 31,3% các trường hợp có tắc hoàn
toàn động mạch vành (Bảng 3.16).
Khi đối chiếu kết quả siêu âm Duplex động mạch cảnh
đoạn ngoài sọ và kết quả chụp động mạch vành số hoá, kết quả


×