Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

giá trị amh trong tiên đoán hội chứng buồng trứng đa nang ở những bệnh nhân hiếm muộn tại bệnh viện hùng vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

ĐÀO THANH HƯƠNG

GIÁ TRỊ AMH TRONG TIÊN ĐOÁN
HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG Ở
NHỮNG BỆNH NHÂN HIẾM MUỘN
TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019

.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

ĐÀO THANH HƯƠNG

GIÁ TRỊ AMH TRONG TIÊN ĐOÁN
HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG
Ở NHỮNG BỆNH NHÂN HIẾM MUỘN


TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Chuyên ngành: Sản phụ khoa
Mã số
: 8720105
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS.BS. HỒNG THỊ DIỄM TUYẾT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2019

.


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố trong
bất kỳ cơng trình nào.

ĐÀO THANH HƢƠNG

.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH-VIỆT
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3
1. Mục tiêu chính ......................................................................................... 3
2. Mục tiêu phụ ............................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ............................................................... 4
1.1 Hội chứng buồng trứng đa nang .............................................................. 4
1.1.1 Dịch tễ ................................................................................................ 4
1.1.2 Triệu chứng ........................................................................................ 5
1.1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán ...................................................................... 10
1.1.4 Phân nhóm HC BTĐN ..................................................................... 13
1.1.4 HC BTĐN ở trẻ vị thành niên và mãn kinh ..................................... 14
1.1.6 Sinh lý bệnh HC BTĐN ................................................................... 15
1.2 Vai trò của AMH trong chẩn đoán HC BTĐN ...................................... 18
1.2.1 Sinh lý AMH .................................................................................... 18
1.2.2 Xét nghiệm AMH ............................................................................ 19
1.2.3 AMH là dấu ấn cho dự trữ buồng trứng .......................................... 20
1.2.4 AMH và HC BTĐN ......................................................................... 21
1.2.5 AMH trong chẩn đoán HC BTĐN ................................................... 24
1.2.6 Vai trò của AMH trong thực hành lâm sàng.................................... 28

.


1.3 Quản lý và điều trị HC BTĐN. .............................................................. 29
1.3.1 Lối sống ........................................................................................... 30
1.3.2 Điều trị HC BTĐN không hiếm muộn ............................................ 30
1.3.3 Điều trị hiếm muộn do HC BTĐN .................................................. 31
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 33
2.1 Thiết kế nghiên cứu................................................................................ 33

2.2 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 33
2.2.1 Dân số mục tiêu ............................................................................... 33
2.2.2 Dân số nghiên cứu ........................................................................... 33
2.2.3 Dân số chọn mẫu.............................................................................. 33
2.2.4 Tiêu chuẩn chọn mẫu ....................................................................... 33
2.3 Cỡ mẫu ................................................................................................... 34
2.4 Phƣơng pháp chọn mẫu .......................................................................... 34
2.4.1 Địa điểm thực hiện ........................................................................... 34
2.4.2 Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 34
2.4.3 Phƣơng pháp chọn mẫu ................................................................... 34
2.5 Cách tiến hành và thu thập số liệu ......................................................... 35
2.5.1 Nhân sự ............................................................................................ 35
2.5.2 Quy trình thực hiện .......................................................................... 35
2.5.3 Biến số nghiên cứu........................................................................... 35
2.5.4 Các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại, đánh giá sử dụng trong nghiên
cứu……………......................................................................................... 36
2.6 Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................. 38
2.7 Y đức trong nghiên cứu ......................................................................... 38
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 39
3.1 Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu ................................................... 41
3.1.1 Đặc điểm dân số- xã hội của nhóm phụ nữ có HC BTĐN và khơng
có HC BTĐN ............................................................................................ 41

.


3.1.2 Đặc điểm cận lâm sàng của hai nhóm phụ nữ có HC BTĐN và
khơng có HC BTĐN ................................................................................. 42
3.2 Điểm cắt AMH để chẩn đoán HC BTĐN .............................................. 45
3.3 Mối tƣơng quan giữa AMH và BMI ...................................................... 46

3.4 Một số đặc điểm của nhóm HC BTĐN.................................................. 47
3.4.1 Một số đặc điểm lâm sàng của nhóm HC BTĐN ............................ 47
3.4.2 Một số đặc điểm nội tiết của nhóm HC BTĐN ............................... 48
3.4.3 Đặc điểm béo phì trong nhóm HC BTĐN ....................................... 49
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 50
4.1 Bàn luận về nghiên cứu.......................................................................... 50
4.1.1 Lý do chọn nghiên cứu .................................................................... 50
4.1.2 Về thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 50
4.2 Về kết quả nghiên cứu ........................................................................... 51
4.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .............................................................. 51
4.2.3. Điểm cắt AMH trong chẩn đoán HC BTĐN .................................. 54
4.2.4 Mối tƣơng quan giữa AMH và một số yếu tố.................................. 56
4.2.5 Một số đặc điểm của nhóm có HC BTĐN....................................... 57
4.3 Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ................................................. 59
4.3.1 Điểm mạnh của nghiên cứu ............................................................. 59
4.3.2 Hạn chế của nghiên cứu ................................................................... 59
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 61
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng thu thập số liệu
Phụ lục 2: Danh sách đối tƣợng tham gia nghiên cứu
Phụ lục 3: Chấp thuận của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại
học Y dƣợc TP Hồ Chí Minh

.


Phụ lục 4: Quyết định về việc cho phép tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học
của Bệnh viện Hùng Vƣơng

Phụ lục 5: Kết luận của hội đồng
Phụ lục 6: Bản nhận xét của ngƣời phản biện 1
Phụ lục 7: Bản nhận xét của ngƣời phản biện 2
Phụ lục 8: giấy xác nhận đã bổ sung, sửa chữa luận văn theo ý kiến Hội đồng

.


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

STT

VIẾT TẮT

VIẾT NGUYÊN

1

AFC

Antral Follicle Count

2

AMH

Anti Mullerian Hormone

3


BMI

Body mass index

4

BTĐN

Buồng trứng đa nang

5

E2

Estradiol

6

FSH

Follicle Stimulating Hormone

7

HDL-C

High density lipoprotein-Cholesterol

8


HC BTĐN

Hội chứng buồng trứng đa nang

9

LH

Luteinizing hormone

10

NIH

National Institues of Healthy

11

SHBG

Sex-hormone binding globulin

12

SPSS

Statistical package for social sciences

.



BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH-VIỆT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

Antral Follicle Count

Số lƣợng nang có hốc

Aromatase inhibitor

Ức chế men aromatase

Body mass index

Chỉ số khối cơ thể

Free testosterone index

Chỉ số testosterone tự do

ICSI

Tiêm tinh trùng vào bào tƣơng noãn

IVF

Thụ tinh trong ống nghiệm


National Institues of Health

Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ

OCP

Thuốc nội tiết tránh thai

Polycystic ovary syndrome

Hội chứng buồng trứng đa nang

Sex hormone binding globulin

Globulin gắn kết hormone giới tính

.


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán HC BTĐN.
Bảng 1.2 Phân loại kiểu hình HC BTĐN.
Bảng 1.3 Chẩn đoán HC BTĐN ở trẻ vị thành niên.
Bảng 1.4 Chẩn đoán HC BTĐN ở phụ nữ tuổi mãn kinh.
Bảng 2.1 Biến số nghiên cứu.
Bảng 2.2 Định danh biến BMI cho ngƣời châu Á.
Bảng 3.1 So sánh đặc điểm dân số- xã hội của nhóm phụ nữ có và khơng có
HC BTĐN.

Bảng 3.2 Một số đặc điểm cận lâm sàng của nhóm phụ nữ có và khơng có HC
BTĐN.
Bảng 3.3 Mối liên quan AMH ≥ 6.5 ng/ml và HC BTĐN.
Bảng 3.4 Mối liên quan giữa AMH và một số yếu tố. Bảng 3.5 Một số đặc
điểm lâm sàng của nhóm HC BTĐN.
Bảng 3.6 Một số đặc điểm nội tiết của nhóm HC BTĐN
Bảng 3.7 BMI trong nhóm HC BTĐN.
Bảng 4.1 Ngƣỡng cắt AMH để chẩn đoán HC BTĐN theo Rotterdam 2003
của một số nghiên cứu.

.


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Phần trăm đối tƣợng theo tuổi đáp ứng đồng thuận Rotterdam buồng
trứng đa nang dựa trên AFC và thể tích buồng trứng.
Hình 1.2 9 vùng nhạy cảm androgen theo thang điểm Ferriman-Gallwey.
Hình 1.3 Hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm.
Hình 1.4 Sinh bệnh học HC BTĐN.
Hình 1.5 Hoạt động của AMH ở buồng trứng.
Hình 1.6 Sự điều hịa AMH bởi FSH và E2 ở nang có hốc.
Hình 1.7 Mơ hình lối sống lành mạnh.
Hình 3.1 Đƣờng cong ROC của AMH trong chẩn đốn HC BTĐN.
Sơ đồ 2.1 Quy trình thực hiện

.


ĐẶT VẤN ĐỀ


Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những rối loạn nội tiết
thƣờng gặp nhất ở phụ nữ, chiếm 8-13% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản [6], đƣợc
chẩn đốn dựa trên lâm sàng, sinh hóa và siêu âm. Theo đồng thuận
Rotterdam HC BTĐN đƣợc chẩn đoán khi thỏa 2 trong 3 tiêu chuẩn: rối loạn
phóng nỗn, lâm sàng và sinh hóa tăng androgen, buồng trứng đa nang trên
siêu âm [88].
Gần đây, AMH đã đƣợc biết đến nhƣ một khảo sát cho dữ trự buồng
trứng. AMH đƣợc tiết bởi tế bào hạt của những nang tiền hốc và nang hốc
nhỏ, đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển nang nỗn giai đoạn sớm.
AMH cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn cản chọn lọc nang noãn
để trở thành nang noãn vƣợt trội [113]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra vai trị của
AMH trong chẩn đốn HC BTĐN [94]. Tuy nhiên, do sự đa dạng trong xét
nghiêm AMH, thật khó để xác định một ngƣỡng AMH để chẩn đoán HC
BTĐN cho tất cả mọi nơi. Tuổi tác có thể ảnh hƣởng đến mối quan hệ của
AMH và các hormone, một vài tác giả đã đề nghị tránh chẩn đoán HC BTĐN
trƣớc 18 tuổi [92].
Nhiều nghiên cứu đã đƣợc thực hiện nhằm đánh giá độ chính xác của
AMH trong chẩn đoán HC BTĐN và xác định ngƣỡng chẩn đốn phù hợp.
Vẫn chƣa có sự đồng thuận ngƣỡng AMH dùng để chẩn đốn HC BTĐN. Gía
trị AMH này dao động từ 2.8ng/ml đến 8.4ng/ml [18, 85]. Một phân tích gộp
đƣa ra ngƣỡng chẩn đoán HC BTĐN là 4.7ng/ml với độ nhạy là 79.4% và độ
chuyên 82.8% và AUC là 0.87 [47].

.


Ở Việt Nam, nghiên cứu về hội chứng buồng trứng đa nang và AMH
vẫn chƣa đƣợc thực hiện nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về ngƣỡng cắt của
AMH để chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang.

Bệnh viện Hùng Vƣơng là một trong những trung tâm đƣợc Bộ Y tế
cho phép thực hành hỗ trợ sinh sản của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2004,
với trên 25000 lƣợt khám hiếm muộn mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có
nghiên cứu nào xác định ngƣỡng cắt của AMH trong chẩn đoán HC BTĐN tại
bệnh viện Hùng Vƣơng.
Từ thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu với mục
đích tìm ngƣỡng cắt AMH phù hợp để chẩn đốn HC BTĐN theo tiêu chuẩn
Rotterdam tại Bệnh viện Hùng Vƣơng.

.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mục tiêu chính
Xác định ngƣỡng cắt AMH trong dự đoán HC BTĐN tại bệnh
viện Hùng Vƣơng.
2. Mục tiêu phụ
Xác định mối tƣơng quan giữa AMH và BMI.
Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ hiếm muộn
do HC BTĐN tại bệnh viện Hùng Vƣơng.

.


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN

1.1 Hội chứng buồng trứng đa nang
1.1.1 Dịch tễ
Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những rối loạn nội tiết

thƣờng gặp nhất ở phụ nữ, chiếm 8-13% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản [6]. Ƣớc
tính này có thể khác nhau ở những nghiên cứu khác nhau do sự khác nhau
trong dân số nghiên cứu và việc sử dụng hình ảnh siêu âm buồng trứng trong
tiêu chuẩn chẩn đoán HC BTĐN.
HC BTĐN là ngun nhân thƣờng gặp nhất gây vơ sinh do khơng
phóng nỗn [55].
Mặc dù hình ảnh siêu âm buồng trứng đa nang là một đặc điểm điển
hình trong chẩn đốn HC BTĐN, một tỉ lệ nhỏ phụ nữ HC BTĐN có phóng
nỗn bình thƣờng cùng với sự phát triển nỗn nang bình thƣờng dƣới hình
ảnh siêu âm [67]. 58% phụ nữ với hình ảnh buồng trứng đa nang khơng có bất
thƣờng chu kỳ kinh nguyệt hay bằng chứng tăng androgen máu [49].
Hình ảnh buồng trứng đa nang là triệu chứng thƣờng thấy ở phụ nữ
bình thƣờng độ tuổi 25-45 [49].
Phụ nữ có HC BTĐN thƣờng thừa cân hoặc béo phì, chiếm 87-90%
[27]. Ở Hoa Kỳ, 80% phụ nữ HC BTĐN bị béo phì. Trong khi ở các quốc gia
khác ngồi Hoa Kỳ, tỉ lệ béo phì ở những phụ nữ HC BTĐN là 50% [27]. Béo
phì liên quan đến sự ức chế nồng độ SHBG, dẫn đến làm tăng androgen tự do
và kéo dài pha nang nỗn (mà khơng phóng nỗn) dẫn đến chu kỳ kéo dài
[61] gây khó khăn trong chẩn đoán phân biệt với HC BTĐN.

.


Hình 1.1 Phần trăm đối tƣợng theo tuổi đáp ứng tiêu chuẩn Rotterdam buồng
trứng đa nang dựa trên AFC thể tích buồng trứng [49].
HC BTĐN liên quan tới bất thƣờng chuyển hóa- tim mạch và làm
tăng nguy cơ bệnh tim mạch [109].
1.1.2 Triệu chứng
1.1.2.1 Tăng Androgen máu
Một trong những đặc điểm lâm sàng của tăng androgen trong HC

BTĐN là rậm lơng, mức độ có thể từ nhẹ đến nặng. Rậm lông là sự phát

.


triển quá mức của lông, phân bố lông theo kiểu hình nhƣ ở nam giới [27].
Rậm lơng chiếm 70-80% trong HC BTĐN, xuất hiện trong giai đoạn cuối
dậy thì, đầu những năm 20 tuổi [46], là triệu chứng thƣờng gặp thứ hai trong
HC BTĐN.
Ở phụ nữ HC BTĐN, tình trạng rậm lông liên quan tới tăng nồng độ
androgen và sự chuyển đổi từ testosterone thành dihydrotestosterone bởi
men 5α reductase [27]. Tuy nhiên, mức độ rậm lông khác nhau giữa các dân
tộc khác nhau, điều này gây ra sự khác nhau nhẹ về tỉ lệ HC BTĐN trên thế
giới [11]. Ở châu Âu và châu Mỹ gốc Phi, rậm lông ở HC BTĐN có khuynh
hƣớng rậm lơng đƣờng giữa, mức độ rậm lông năng hơn các dân tộc ở Đông
Á [11]. Hơn nữa, những tình trạng làm thay đổi androgen nhƣ suy giáp, béo
phì cũng làm tăng rậm lơng. Những tình trạng này liên quan đến việc giảm
SHBG, làm tăng testosterone tự do.
Tốc độ phát triển nhanh của lông, dày, đậm màu thƣờng gợi ý
nguồn sản xuất angrogen mới [27]. Ở phụ nữ HC BTĐN, rậm lông thƣờng
thể hiện ở mặt, mơi trên, cằm lan xuống cổ. Kiểu hình rậm lơng cũng đƣợc
thấy ở vùng lông mu phát triển lên tới rốn, ở chi, bụng , lƣng. Ở những
trƣờng hợp nặng có thể lơng ở ngực. Tăng androgen máu có thể liên quan
đến hói đầu kiểu nam.
Rậm lơng hoặc phát triển lơng kiểu nam có thể đƣợc phân độ theo
thang điểm Ferriman-Gallwey [38]. Thang điểm dựa trên quan sát 9 vùng
nhạy cảm androgen. Mỗi vùng đƣợc tính từ 0-4 điểm:
0: khơng có lơng,
4: lơng phát triển dày đặc.
Sau đó tổng điểm đƣợc tính: ≥ 8 điểm đƣợc xem là bất thƣờng

Ngƣỡng thấp hơn thì phù hợp hơn với ngƣời Đơng Á, theo Hội tăng
Androgen đề nghị điểm >6 cho ngƣời châu Á [46].

.


Hình 1.2 9 vùng nhạy cảm androgen theo thang điểm Ferriman-Gallwey[38]
Mụn trứng cá cũng là một trong những đặc điểm lâm sàng hay gặp
trong HC BTĐN, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Ghi nhận ở những
phụ nữ có tăng androgen, 80% có mụn trứng cá nặng, 50% có mụn trứng cá
trung bình và 33% có mụn trứng cá nhẹ [46]. Những phụ nữ có mụn trứng cá
nặng đến trung bình làm tăng tần suất phát hiện hình ảnh buồng trứng đa
nang trên siêu âm (52% lên 83%) [46].

.


Đánh giá tăng androgen máu đòi hỏi xét nghiệm androgen đáng tin
cậy. Xét nghiệm testosterone tồn phần tƣơng đối khơng chính xác khi phát
hiện ở nồng độ thấp [89]. Testosterone tự do là xét nghiệm có độ nhạy cao
nhất cho tăng androgen máu ở HC BTĐN [27]. Khuyến cáo đánh giá tăng
androgen để chẩn đoán HC BTĐN nên sử dụng xét nghiệm testosterone tự
do, chỉ số androgen tự do [101]. Tuy nhiên, xét nghiệm testosterone tự do
trực tiếp khơng chính xác, do đó nên tính tính testosterone tự do dựa trên
testosterone toàn phần và SHBG [89]. Đánh giá tăng androgen khơng chính
xác nếu phụ nữ có sử dụng nội tiết tránh thai vì nó tác động lên SHBG. Do
đó, phải ngừng nội tiết tránh thai ít nhất 3 tháng trƣớc khi xét nghiệm [101].
Androstenedione và dehydroepiandrosterone (DHEAS) có thể đƣợc
xem xét nếu testosterone tồn phần và testosterone tự do khơng tăng [8],
mặc dù DHEAS là một tiền chất yếu của androgen (dehydroepiandrosterone

DHEA). Tuy nhiên, những xét nghiệm này không hỗ trợ nhiều trong chẩn
đốn HC BTĐN [101].
Testosterone tồn phần, testosterone tự do và DHEAS tăng trong
75% HC BTĐN đƣợc chẩn đoán theo Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ [39].
1.1.2.2 Rối loạn phóng nỗn
Rối loạn phóng nỗn là triệu chứng than phiền thƣờng gặp nhất
trong HC BTĐN [15]. Theo Hiệp hội Tăng Androgen, 85% phụ nữ có HC
BTĐN có rối loạn kinh nguyệt [8].
Rối loạn kinh nguyệt đƣợc định nghĩa [101]:
- Kinh nguyệt bình thƣờng trong năm đầu tiên sau dậy thì.
- Sau dậy thì từ 1 năm đến dƣới 3 năm: <21 ngày hoặc >45 ngày.
-

Ba năm sau dậy thì đến tiền mãn kinh: <21 ngày hoặc >35 ngày

hoặc 8 chu kỳ/ năm.

.


-

1 năm sau dậy thì: chu kỳ kinh kéo dài >90 ngày ở bất kỳ chu kỳ

-

Vô kinh nguyên phát: trƣớc tuổi 15 hoặc >3 năm sau dậy thì.

nào.
Tuy nhiên, kinh nguyệt bình thƣờng (21-35 ngày) khơng xác định

phóng nỗn bình thƣờng ở những phụ nữ có tăng androgen: 15-40% phụ nữ
có tăng androgen máu chu kỳ bình thƣờng có rối loạn phóng nỗn [8].
20% phụ nữ HC BTĐN vơ kinh, 5-10% phóng nỗn đều. Phóng
nỗn bình thƣờng khơng loại trừ chẩn đoán HC BTĐN [36].
Hiếm muộn là than phiền chủ yếu của phụ nữ có HC BTĐN,
nguyên nhân là do khơng phóng nỗn. HC BTĐN là ngun nhân thƣờng
gặp nhất gây hiếm muộn do khơng phóng nỗn thứ phát [46].
1.1.2.3 Hình ảnh buồng trứng đa nang
Hình ảnh buồng trứng đa nang chiếm 20-30% ở phụ nữ trong độ
tuổi sinh sản [10], đƣợc chẩn đốn khi có sự hiện diện của ít nhất 12 nang có
hốc đƣờng kính

2-9mm, phân bố ngoại biên, thể tích buồng trứng ≥ 10ml

ở ít nhất một buồng trứng [9]. Theo tiêu chuẩn chẩn đốn hình ảnh buồng
trứng đa nang này, số lƣợng những nang có kích thƣớc 2-5 mm có tƣơng
quan thuận với nồng độ androgen, trong khi số lƣợng những nang có kích
thƣớc 6-9 mmm có tƣơng quan nghịch với nồng độ testosterone, insulin và
BMI [50]. Đầu dị âm đạo ≥8Hz có thể phát hiện nang có hốc trong 50%
phụ nữ khơng triệu chứng và vài chuyên gia đề nghị tăng AFC ≥ 25 để tăng
độ chuyên [23]. Nhiều tác giả cho rằng, số lƣợng nang ở mỗi buồng trứng có
mối tƣơng quan với tăng androgen và do đó có thể thay thế cho tiêu chuẩn
tăng androgen bằng AFC [24].
Thuốc, đặc biệt là thuốc tránh thai nội tiết có thể làm giảm kích
thƣớc buồng trứng [53], tuy nhiên nó khơng ảnh hƣởng nhiều tới hình ảnh
buồng trứng đa nang ở phụ nữ HC BTĐN [70].Buồng trứng đa nang có thể

.



hiện diện ở những tình trạng tăng androgen khác nhƣ tăng thƣợng thận bẩm
sinh, hội chứng Cushing,…[46]. Vì vậy, hình ảnh buồng trứng đa nang
không đƣợc sử dụng đơn độc trong chẩn đốn HC BTĐN.
Siêu âm khơng nên đƣợc sử dụng là tiêu chuẩn chẩn đoán HC
BTĐN ở những đối tƣợng HC BTĐN sau dậy thì < 8 năm vì ở độ tuổi này
thƣờng gặp hình ảnh buồng trứng đa nang [101].

Hình 1.3 Hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm [46].
1.1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán
Năm 1990, Viện Sức khỏe Hoa Kỳ (NIH) định nghĩa HC BTĐN nhƣ là
tăng androgen và khơng-ít phóng nỗn, loại trừ những bệnh nội tiết khác[39].
Theo tiêu chuẩn này, HC BTĐN đƣợc định nghĩa là tình trạng khơng phóng
nỗn do tăng androgen khơng giải thích đƣợc. HC BTĐN đƣợc chuẩn đốn
khi có tăng androgen trên lâm sàng và sinh hóa, khơng phóng nỗn thƣờng
xun, loại trừ những rối loạn khác với những triệu chứng tƣơng tự. Do đó
HC BTĐN là một chẩn đốn loại trừ.

.


Năm 2003, theo đồng thuận Rotterdam [88] chẩn đoán HC BTĐN khi
có ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn sau khi loại trừ những rối loạn nội tiết khác có
triệu chứng tƣơng tự:
- Rối loạn phóng nỗn.
- Lâm sàng hay sinh hóa tăng androgen.
- Hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm.
Đặc điểm lâm sàng của tăng androgen máu nhƣ: rậm lông đƣợc đánh
giá theo thang điểm Ferriman-Gallwey score, mụn trứng cá, hói đầu kiểu
nam, giọng trầm, phì đại âm vật. Xét nghiệm cần thiết trong đánh giá tăng
androgen gồm: testosterone, 17-OH progesterone, cortisol, SHGB, albumin

và các hormone phóng thích từ tuyến yên (hormone tuyến giáp, prolactin).
Rối loạn kinh nguyệt đƣợc định nghĩa [101]:
- Kinh nguyệt bình thƣờng trong năm đầu tiên sau dậy thì.
- Sau dậy thì từ 1 năm đến dƣới 3 năm: <21 ngày hoặc >45 ngày.
- Ba năm sau dậy thì đến tiền mãn kinh: <21 ngày hoặc >35 ngày
hoặc 8 chu kỳ/ năm.
- 1 năm sau dậy thì: chu kỳ kinh kéo dài >90 ngày ở bất kỳ chu
kỳ nào.
- Vô kinh nguyên phát: trƣớc tuổi 15 hoặc >3 năm sau dậy thì.
Siêu âm đầu dò âm đạo đánh giá hội chứng buồng trứng đa nang, thực
hiện trong pha nang noãn, > 12 nang có kích thƣớc 2-9mm hoặc thể tích
buồng trứng >10ml, khơng cần hiện diện ở cả hai buồng trứng.
Theo đồng thuận Rotterdam, chẩn đoán HC BTĐN đƣợc mở rộng cho
những phụ nữ có hình ảnh buồng trứng đa nang kết hợp với tăng androgen
hoặc hình ảnh buồng trứng đa nang kết hợp với rối loạn phóng nỗn (Rối loạn

.


phóng nỗn là một thuật ngữ mở rộng hơn của khơng phóng nỗn, bao gồm
cả vơ kinh, kinh thƣa, chu kì kinh ngắn ngày). Đồng thuận Rotterdam làm
tăng số phụ nữ đƣợc chẩn đoán HC BTĐN và làm đa dạng kiểu hình HC
BTĐN so với tiêu chuẩn của Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ [15].
Một số rối loạn có triệu chứng tƣơng tự HC BTĐN nhƣ tăng sản
tuyến thƣợng thận bẩm sinh, hội chứng Cushing, u tiết androgen, thuốc làm
tăng androgen cần đƣợc loại trừ trƣớc khi chẩn đoán HC BTĐN. Thiếu hụt
21-hydroxylase gây tăng sản tuyến thƣợng thận bẩm sinh có thể loại trừ bằng
xét nghiệm 17-hydroxyprogesterone < 200 mg/dl l. U thƣợng thận hay u
buồng trứng tiết androgen thì hiếm, nhƣng nên đƣợc xem xét trên bệnh nhân
tiến triển bệnh đột ngột, nhanh và tăng androgen nặng, testosterone toàn phần

>150 ng/dl (5.2 nmol/l). Hội chứng Cushing và bệnh to chi nên xem xét ở
những phụ nữ có đặc điểm lâm sàng gợi ý. Kinh thƣa hay vô kinh có thể do
thai kỳ, tăng prolactin máu, suy giáp, suy buồng trứng, suy hạ đồi-tuyến yên;
những tình trạng này thƣờng không gây tăng androgen.
Năm 2006, Hội tăng androgen (AES) đã thực hiện một tổng quan hệ
thống xác định mối liên quan giữa các kiểu hình của HC BTĐN và bệnh tật
và đƣa ra kết luận rằng HC BTĐN là một rối loạn chủ yếu do tăng androgen
và chẩn đoán HC BTĐN nên dựa trên dấu hiệu lâm sàng và sinh hóa tăng
androgen là tiêu chuẩn bắt buộc kết hợp với một trong 2 đặc điểm khác: rối
loạn phóng nỗn và hình ảnh buồng trứng đa nang [7]. Điều này có thể loại
trừ những kiểu hình HC BTĐN nhẹ hơn (khơng tăng androgen, chỉ có rối loạn
phóng nỗn và hình ảnh buồng trứng đa nang) và dựa trên bằng chứng cho
rằng tăng androgen tác động lên cả hệ sinh sản ( mụn trứng cả, rậm lơng, kiểu
hình nam do androgen) và chuyển hóa ( kháng insulin, rối loạn lipid máu,
tăng nguy cơ tim mạch). Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng định nghĩa về HC

.


BTĐN vẫn nên đƣợc nghiên cứu thêm vì HC BTĐN không chỉ gây rối loạn
kinh nguyệt, hiếm muộn, tăng androgen, biến chứng lên thai kỳ mà còn làm
tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch và ung thƣ hệ sinh dục.
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán HC BTĐN [69]
Đặc điểm

Viện Sức khỏe

Rotterdam

quốc gia Hoa Kỳ

Tăng androgen

(+)

Rối loạn phóng

(+)

Hình ảnh buồng

Androgen
(+)
Hai trong ba

nỗn
(±)

Hội tăng

đặc điểm

Một trong 2 đặc
điểm

trứng đa nang

1.1.4 Phân nhóm HC BTĐN
HC BTĐN đƣợc phân làm 4 nhóm kiểu hình dựa trên 3 đặc điểm: Rối
loạn kinh nguyệt- Hình ảnh buồng trứng đa nang- Cƣờng androgen.
- Rối loạn kinh nguyệt-Buồng trứng đa nang -Cƣờng androgen (A)

- Cƣờng androgen- Rối loạn kinh nguyệt (B)
- Cƣờng androgen- Buồng trứng đa nang (C)
- Rối loạn kinh nguyệt- Buồng trứng đa nang (D)

.


Bảng 1.2 Phân loại kiểu hình HC BTĐN [65]
Đặc điểm

Kiểu hình A

Tăng
Androgen
Rối loạn phóng
nỗn
Hình ảnh
BTĐN

Kiểu hình B Kiểu hình C Kiểu hình D

+

+

+

-

+


+

-

+

+

-

+

+

x

x

x

x

x

x

x

x


x

Viện Sức khỏe
quốc gia Hoa
Kỳ
Rotterdam
Hội tăng
Androden

1.1.4 HC BTĐN ở trẻ vị thành niên và mãn kinh
HC BTĐN ở trẻ vị thành niên, triệu chứng nhƣ kinh thƣa, mụn
trứng cá và buồng trứng đa nang trùng lắp với dậy thì bình thƣờng. Theo đồng
thuận, chẩn đốn HC BTĐN ở trẻ vị thành niên đòi hỏi tăng androgen rõ ràng
( rậm lơng mức độ trung bình nặng, tăng testosterone tự do dai dẳng hoặc cả
hai) và rối loạn phóng nỗn khơng phù hợp theo giai đoạn phát triển (rối loạn
phóng nỗn tồn tại trên 2 năm sau hành kinh) [111].
Vì các đặc điểm của HC BTĐN (tăng androgen máu, kinh nguyệt
khơng đều, tăng số lƣợng nang có hốc, tăng thể tích buồng trứng) có thể cải
thiện theo tuổi [27], chẩn đoán gặp nhiều thách thức ở phụ nữ tuổi tiền mãn
kinh và mãn kinh.Tuy nhiên, một tiền căn đƣợc chẩn đoán HC BTĐN, tiền

.


×