Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

khảo sát các đặc điểm giải phẫu và liên quan của lỗ bướm khẩu cái trên ct scan từ tháng 62019 đến tháng 62020 tại bệnh viện chợ rẫy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  

ĐÀO THỊ PHƯƠNG THẢO

KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ LIÊN QUAN
CỦA LỖ BƯỚM KHẨU CÁI TRÊN CT SCAN
TỪ THÁNG 6/2019 ĐẾN THÁNG 6/2020
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Ngành: TAI MŨI HỌNG
Mã số: 8720155

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGƠ VĂN CƠNG
PGS. TS. TRẦN MINH TRƯỜNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020

.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác.


Người thực hiện luận văn

Đào Thị Phương Thảo

.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
BẢNG KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... iv
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH-VIỆT .................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................... xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1. GIẢI PHẪU LỖ BƯỚM KHẨU CÁI .............................................. 4
1.2. VAI TRÒ CỦA XÁC ĐỊNH LỖ BƯỚM KHẨU CÁI TRÊN CT ĐỐI
VỚI PHẪU THUẬT TAI MŨI HỌNG .................................................. 21
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ......................................... 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 30
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................ 30
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 31
2.3. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................... 32
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .................... 47
2.5. VẤN ĐỀ Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ..................................... 49
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 51
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU ...................... 51
3.2. ĐẶC ĐIỂM LỖ BƯỚM KHẨU CÁI ............................................. 52

3.3. KHOẢNG CÁCH TỪ LỖ BƯỚM KHẨU CÁI ĐẾN CÁC CẤU
TRÚC LIÊN QUAN TRONG HỐC MŨI .............................................. 60
3.4. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA SỰ XUẤT HIỆN CỦA MÀO SÀNG
VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC..................................................................... 64
Chương 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 71
4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG .......................................... 71
4.2. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM LỖ BƯỚM KHẨU CÁI................... 72

.


4.3. BÀN LUẬN VỀ KHOẢNG CÁCH TỪ LỖ BƯỚM KHẨU CÁI
ĐẾN CÁC CẤU TRÚC LIÊN QUAN TRONG HỐC MŨI ................... 78
4.4. BÀN LUẬN VỀ MỐI TƯƠNG QUAN CỦA SỰ XUẤT HIỆN
MÀO SÀNG VỚI CÁC YẾU TỐ KHÁC .............................................. 86
4.5. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU .................................... 86
KẾT LUẬN ................................................................................................. 87
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


BẢNG KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu chữ viết tắt

Viết đầy đủ

BKC


Bướm khẩu cái

ĐLC

Độ lệch chuẩn

GTLN

Giá trị lớn nhất

GTNN

Giá trị nhỏ nhất

KT

Kích thước

KTC

Khoảng tin cậy

LBKC

Lỗ bướm khẩu cái

TB

Trung bình


TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

.


DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH-VIỆT
Viết tắt tiếng anh

Viết đầy đủ tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

CT

Computed Tomography

Chụp cắt lớp vi tính

EC

Ethmoidal crest

Mào sàng

HP

Horizontal plate


Mảnh ngang

IT

lnferior turbinate

Cuốn mũi dưới

MT

Middle turbinate

Cuốn mũi giữa

MSCT

Multislice Computed

Chụp cắt lớp vi tính đa

Tomography

lớp cắt

Multi-planar reconstruction

Kỹ thuật tái tạo đa mặt

MPR


phẳng
NC

Nasal crest

Mào mũi

OP

Orbital process

Mỏm ổ mắt xương khẩu
cái

PY

Pyramidal process

Mỏm tháp

PP

Perpendicular plate

Mảnh thẳng đứng

PPF

Pterygopalatine fossa


Hố chân bướm khẩu cái

SPA

Sphenopalatine artery

Động mạch bướm khẩu
cái

SPF

Sphenopalatine foramen

Lỗ bướm khẩu cái

SP

Sphenoidal process

Mỏm

bướm

xương

khẩu cái
VPB
VRT


.

Vertical portion of the

Mảnh

thẳng

đứng

palatine bone

xương khẩu cái

Volume rendering

Kỹ thuật tạo ảnh theo

technique

thể tích


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố mẫu theo tuổi .................................................................. 51
Bảng 3.2: Phân bố mẫu theo giới tính ........................................................... 51
Bảng 3.3: Phân bố hình dạng lỗ bướm khẩu cái ở hốc mũi 2 bên ................. 53
Bảng 3.4: Vị trí lỗ bướm khẩu cái trong hốc mũi .......................................... 54
Bảng 3.5: Vị trí lỗ bướm khẩu cái ở 2 bên hốc mũi ...................................... 55
Bảng 3.6: Sự xuất hiện mào sàng theo giới tính và bên hốc mũi ................... 56

Bảng 3.7: Vị trí mào sàng so với lỗ bướm khẩu cái theo giới và hai bên mũi 57
Bảng 3.8: Kích thước trước sau của lỗ bướm khẩu cái theo giới tính và theo bên
hốc mũi ........................................................................................................ 58
Bảng 3.9: Kích thước trên dưới của lỗ bướm khẩu cái theo giới tính và theo bên
hốc mũi ........................................................................................................ 59
Bảng 3.10: Khoảng cách từ trung tâm lỗ bướm khẩu cái đến các mốc giải phẫu
trong hốc mũi theo giới tính ......................................................................... 60
Bảng 3.11: Khoảng cách từ trung tâm lỗ bướm khẩu cái đến các mốc giải phẫu
trong hốc mũi theo bên hốc mũi ................................................................... 62
Bảng 3.12: Hồi quy logistic đơn biến tìm mối tương quan giữa sự xuất hiện của
mào sàng và các yếu tố tiên lượng là biến định tính ..................................... 64
Bảng 3.13: Hồi quy logistic đơn biến tìm mối tương quan giữa sự xuất hiện của
mào sàng và các yếu tố tiên lượng là biến định lượng .................................. 65
Bảng 3.14: Hồi quy logistic đa biến tìm mối tương quan giữa sự xuất hiện của
mào sàng và các yếu tố khác ........................................................................ 66
Bảng 4.1: So sánh phân bố bệnh nhân theo giới trong các nghiên cứu .......... 71
Bảng 4.2: So sánh tuổi trung bình trong các nghiên cứu ............................... 72
Bảng 4.3: So sánh vị trí lỗ bướm khẩu cái trong hốc mũi giữa các nghiên
cứu ............................................................................................................... 74
Bảng 4.4: So sánh tần suất xuất hiện mào sàng giữa các nghiên cứu ............ 76
Bảng 4.5: So sánh kích thước lỗ bướm khẩu cái giữa các nghiên cứu ........... 77
Bảng 4.6: So sánh khoảng cách trung bình từ lỗ bướm khẩu cái đến gai mũi
trước giữa các nghiên cứu ............................................................................ 81
Bảng 4.7: So sánh khoảng cách trung bình từ lỗ bướm khẩu cái đến sàn mũi

.


i


giữa các nghiên cứu...................................................................................... 82
Bảng 4.8: So sánh khoảng cách trung bình từ lỗ bướm khẩu cái đến các mốc
giải phẫu trong hốc mũi giữa các nghiên cứu................................................ 83

.


i

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Lỗ bướm khẩu cái nhìn từ trong hốc mũi ........................................ 4
Hình 1.2: Xương khẩu cái nhìn từ trước ......................................................... 5
Hình 1.3: Xương khẩu cái nhìn từ trước ......................................................... 7
Hình 1.4: Xương khẩu cái nhìn từ sau ............................................................ 8
Hình 1.5: Xương bướm nhìn từ trước ............................................................. 8
Hình 1.6: Xương bướm nhìn từ sau trên ....................................................... 10
Hình 1.7: Hình ảnh nội soi lỗ bướm khẩu cái bên phải trên xác khơ. ............ 11
Hình 1.8: Các hình dạng lỗ bướm khẩu cái ................................................... 12
Hình 1.9: Vị trí lỗ bướm khẩu cái so với mào sàng trong hốc mũi ................ 13
Hình 1.10: Mào sàng nằm ở trước lỗ bướm khẩu cái .................................... 15
Hình 1.11: Động mạch cung cấp cho hốc mũi .............................................. 16
Hình 1.12: Tĩnh mạch vùng hốc mũi ............................................................ 17
Hình 1.13: Thần kinh phân bố vùng hốc mũi ................................................ 18
Hình 1.14: U xơ vịm lan vào lỗ bướm khẩu cái trên mặt cắt ngang trên phim
CT ................................................................................................................ 22
Hình 1.15: Hình lỗ bướm khẩu cái trên mặt cắt ngang phim CT ................... 23
Hình 2.1: Mở chức năng MPR trên cửa sổ xương để tái tạo mặt cắt đứng ngang
và đứng dọc từ mặt cắt ngang ....................................................................... 33
Hình 2.2: Hình ảnh di chuyển thanh công cụ trên mặt cắt đứng ngang ......... 34
Hình 2.3: Hình ảnh sau khi di chuyển thanh cơng cụ trên mặt cắt ngang ...... 34

Hình 2.4: Hình ảnh sau khi di chuyển thanh cơng cụ trên mặt cắt đứng dọc . 35
Hình 2.5: Lỗ bướm khẩu cái nằm ở ngang khe mũi trên ............................... 35
Hình 2.6: Lỗ bướm khẩu cái nằm ở ngang khe mũi giữa .............................. 36
Hình 2.7: Lỗ bướm khẩu cái nằm ngang vị trí chuyển tiếp giữa khe mũi trên và
khe mũi giữa ................................................................................................ 36
Hình 2.8: Sự xuất hiện mào sàng .................................................................. 37
Hình 2.9: Kích thước trước sau lỗ bướm khẩu cái ........................................ 37
Hình 2.10: Kích thước trên dưới lỗ bướm khẩu cái....................................... 38
Hình 2.11: Khoảng cách từ trung tâm lỗ bướm khẩu cái đến đường hàm

.


trên ............................................................................................................... 39
Hình 2.12: Khoảng cách từ trung tâm lỗ bướm khẩu cái đến đầu trước cuốn mũi
giữa. ............................................................................................................. 39
Hình 2.13: Khoảng cách từ trung tâm lỗ bướm khẩu cái đến mảnh nền cuốn
mũi giữa ....................................................................................................... 40
Hình 2.14: Khoảng cách từ trung tâm lỗ bướm khẩu cái đến sàn mũi ........... 40
Hình 2.15: Khoảng cách từ trung tâm lỗ bướm khẩu cái đến vách ngăn ....... 41
Hình 2.16: Chỉnh thanh công cụ đứng dọc trên mặt cắt ngang đi qua gai mũi
trước ............................................................................................................. 41
Hình 2.17: Khoảng cách từ trung tâm lỗ bướm khẩu cái đến gai mũi trước .. 42
Hình 2.18: Chỉnh thanh công cụ đứng dọc trên mặt cắt ngang đi qua bờ trước
sụn gờ vịi..................................................................................................... 42
Hình 2.19: Khoảng cách từ trung tâm lỗ bướm khẩu cái đến vòm cửa mũi
sau ................................................................................................................ 43
Hình 2.20: Dùng kỹ thuật VRT..................................................................... 43
Hình 2.21: Cắt bỏ 1 nửa hộp sọ để quan sát .................................................. 44
Hình 2.22: Xoay hộp sọ theo mặt cắt đứng dọc để quan sát hướng từ trong ra

ngồi ............................................................................................................ 44
Hình 2.23: Quan sát lỗ bướm khẩu cái ......................................................... 45
Hình 2.24: Các hình dạng của lỗ bướm khẩu cái .......................................... 46
Hình 2.25: Các vị trí mào sàng so với lỗ bướm khẩu cái .............................. 47
Hình 3.1: Các vị trí của lỗ bướm khẩu cái trong hốc mũi ............................. 54
Hình 3.2: Khoảng cách từ lỗ bướm khẩu cái đến các mốc giải phẫu cố định
trong hốc mũi ............................................................................................... 63
Hình 3.3: Khảo sát đặc điểm của lỗ bướm khẩu cái bên mũi trái trên bệnh nhân
qua các mặt cắt ............................................................................................. 67
Hình 3.4: Kích thước của lỗ bướm khẩu cái ................................................. 68
Hình 3.5: Khoảng cách từ trung tâm lỗ bướm khẩu cái đến các mốc trong mặt
phẳng đứng ngang ........................................................................................ 68
Hình 3.6: Khoảng cách từ trung tâm lỗ bướm khẩu cái đến các mốc trong mặt
phẳng ngang ................................................................................................. 69
Hình 3.7: Khoảng cách từ trung tâm lỗ bướm khẩu cái đến các mốc trong mặt
phẳng đứng dọc ............................................................................................ 70

.


Hình 4.1: Cách đo khoảng cách từ lỗ bướm khẩu cái đến các mốc giải phẫu
trong hốc mũi trong nghiên cứu .................................................................... 80

.


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố các hình dạng lỗ bướm khẩu cái.................................. 52
Biểu đồ 3.2: Sự xuất hiện của mào sàng ....................................................... 56


.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chảy máu mũi là một trong những vấn đề cấp cứu tai mũi họng thường
gặp, ảnh hưởng đến khoảng 60% người trưởng thành, trong đó có khoảng 6%
các trường hợp cần phải được xử trí cấp cứu tại bệnh viện [33]. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến chảy máu mũi cần đến sự hỗ trợ y tế như chấn thương vùng mũi,
u mũi họng, viêm mũi xoang, bệnh lí tồn thân, vơ căn... Tùy theo từng ngun
nhân và mức độ chảy máu mũi sẽ có hướng xử trí khác nhau bao gồm nội khoa
hoặc ngoại khoa. Khi phải tiến hành cầm máu mũi bằng điều trị ngoại khoa thì
đốt động mạch bướm khẩu cái là một trong các phương pháp thường được sử
dụng bởi vì nguồn cung cấp máu chủ yếu cho 90% niêm mạc vùng hốc mũi là
động mạch bướm khẩu cái [15],[17],[34]. Động mạch bướm khẩu cái là một
trong những nhánh tận của động mạch hàm trong đi vào vùng hốc mũi qua lỗ
bướm khẩu cái và cho hai nhánh chính: nhánh mũi ngồi sau cung cấp máu chủ
yếu cho thành ngoài hốc mũi, nhánh vách ngăn sau cung cấp máu cho vách
ngăn [16]. Do đó, động mạch bướm khẩu cái chính là nơi liên quan trực tiếp
đến hầu hết các trường hợp chảy máu mũi khó cầm. Chính vì vậy đốt động
mạch bướm khẩu cái qua ngả nội soi mũi xoang đã trở thành một tiến trình
được lựa chọn cho điều trị chảy máu mũi khó cầm bởi tính hiệu quả cao, thời
gian nằm viện ngắn và giảm đau đớn, giảm hoại tử vùng cánh mũi do nhét
meche [25].
Đốt động mạch bướm khẩu cái để cầm máu mũi tuy thành cơng cao nhưng
vẫn có một tỉ lệ chảy máu tái diễn sau phẫu thuật khoảng 2-10% [23]. Tỉ lệ thất
bại này do nhiều nguyên nhân có thể kể đến như sự đa dạng về hình thái cấu
trúc giải phẫu của động mạch và của lỗ bướm khẩu cái, tình trạng niêm mạc
mũi ở từng bệnh nhân, kinh nghiệm của phẫu thuật viên,... gây khó khăn cho
việc xác định động mạch bướm khẩu cái. Do đó, việc nghiên cứu về đặc điểm
giải phẫu của lỗ bướm khẩu cái cũng như đưa ra sự tương quan khoảng cách từ


.


lỗ bướm khẩu cái đến các mốc phẫu thuật cố định trong hốc mũi thơng qua hình
ảnh CT sẽ giúp phẫu thuật viên can thiệp nhanh chóng và dễ dàng tới vị trí lỗ
bướm khẩu cái để từ đó xác định nhanh động mạch.
Hơn thế nữa, việc nghiên cứu về lỗ bướm khẩu cái trên hình ảnh CT cũng
giúp phẫu thuật viên nắm trước thông tin giải phẫu và định hướng phẫu thuật
vùng của lỗ bướm khẩu cái. Điều này góp phần ứng dụng vào nhiều mục đích
khác nhau như chủ động cầm máu trong các phẫu thuật u nền sọ, u xơ vòm, ...
hoặc hỗ trợ bảo tồn cuống mạch trong tạo vạt mũi vách ngăn trong tái tạo sàn
sọ trước.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài "Khảo
sát các đặc điểm giải phẫu và liên quan của lỗ bướm khẩu cái trên CT Scan từ
tháng 6/2019 đến tháng 6/2020 tại Bệnh viện Chợ Rẫy ".

.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định các đặc điểm giải phẫu và liên quan của lỗ bướm khẩu cái trên
hình ảnh CT ở người Việt Nam tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định các đặc điểm giải phẫu của lỗ bướm khẩu cái trên hình ảnh CT:
Hình dạng, kích thước và vị trí lỗ bướm khẩu cái, sự xuất hiện mào sàng.
2. Xác định khoảng cách từ trung tâm lỗ bướm khẩu cái đến các mốc giải phẫu
trong hốc mũi cùng bên trên hình ảnh CT: gai mũi trước, sàn mũi, vách
ngăn, đường hàm trên, đầu trước cuốn mũi giữa, mảnh nền cuốn mũi giữa,

vòm cửa mũi sau.

.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

GIẢI PHẪU LỖ BƯỚM KHẨU CÁI
Lỗ bướm khẩu cái là một trong những mốc giải phẫu quan trọng để cho

thần kinh và mạch máu đi vào và đi ra khỏi hốc mũi. Vị trí của nó là cửa ngõ
thông nối giữa hốc mũi và hố chân bướm khẩu cái. Trong hố chân bướm khẩu
cái, lỗ bướm khẩu cái nằm ở vị trí trên trong của hố; cịn ở hốc mũi, nó nằm ở
thành ngồi hốc mũi, phía sau của đi cuốn mũi giữa. Với mỗi bên mũi, các
vị trí của lỗ bướm khẩu cái có thể ở nhiều vị trí khác nhau như khe mũi trên,
khe mũi giữa, chuyển tiếp giữa khe mũi trên và khe mũi giữa.
Trong hốc mũi, lỗ bướm khẩu cái có hình dạng khá đa dạng như hình trịn,
hình bầu dục hoặc hình tam giác… Lỗ này cho động mạch và tĩnh mạch cùng
tên cũng như nhánh mũi của thần kinh hàm đi qua.
Lỗ tịt
Mảnh sàng
Lỗ bướm khẩu cái

Cửa mũi
trước

Ống răng cửa


Lỗ nhỏ ở thành ngồi

Hình 1.1: Lỗ bướm khẩu cái nhìn từ trong hốc mũi
“Nguồn: Richard L. Drake, 2019” [12]

.


Cấu tạo
Lỗ bướm khẩu cái được tạo bởi phía trên là phần thân xương bướm và
phía dưới là khuyết bướm khẩu cái của xương khẩu cái. Khuyết này được tạo
bởi phía trước là mỏm ổ mắt xương khẩu cái, phía sau là mỏm bướm xương
khẩu cái, phía dưới là mảnh đứng xương khẩu cái.
a. Xương khẩu cái

Hình 1.2: Xương khẩu cái nhìn từ trước
PY: Mỏm tháp. PP: Mảnh thẳng đứng. OP: Mỏm ổ mắt. HP: Mảnh
ngang. NC: Mào mũi
“Nguồn: Anne M. R. Agur, Arthur F. Dalley, 2016” [5]
Xương khẩu cái nằm ở phần sau của hốc mũi, giữa xương hàm trên
và mảnh chân bướm của xương bướm. Xương có hình dạng giống hình
chữ L. Có 2 xương khẩu cái: phải và trái. Mỗi xương có 2 mảnh: mảnh
thẳng đứng và mảnh ngang. Có ba mỏm: mỏm tháp, mỏm bướm và mỏm
ổ mắt.
Xương khẩu cái khớp với 6 xương: xương bướm, xương sàng, xương
hàm trên, cuốn mũi dưới, xương lá mía và xương khẩu cái đối diện.
Xương này góp phần tạo nên sàn mũi, thành ngoài của hốc mũi, thành

.



trong hố chân bướm khẩu cái, trần của ổ miệng và sàn ổ mắt.
 Mảnh thẳng đứng: mỏng, dạng chữ nhật, có 2 mặt và 4 bờ:
 Hai mặt:
-

Mặt mũi: Phía trước khớp với thành trong xoang hàm để tạo nên thành

ngồi hốc mũi. Phía sau tạo ra thành trong hố chân bướm khẩu cái. Mào
sàng tiếp khớp với xương cuốn giữa, nằm ngay trước lỗ bướm khẩu cái.
Đây là mốc quan trọng khi phẫu thuật tìm lỗ bướm khẩu cái. Mào xoăn
tiếp khớp với xương cuốn dưới.
-

Mặt hàm: Phía trên là thành trong hố chân bướm khẩu cái. Phía dưới

tiếp khớp với củ hàm. Ở giữa có rãnh thẳng là rãnh khẩu cái lớn, khi hợp
với nửa rãnh của xương hàm trên sẽ tạo thành ống khẩu cái lớn.
 Bốn bờ:
- Bờ trước: mỏng và không đều, đối diện mào xoăn là một phiến nhọn
nhô ra gọi là mỏm hàm.
- Bờ sau: có 1 rãnh sâu với bờ răng cưa để khớp với mỏm trong mảnh
chân bướm của xương bướm. Bờ này tiếp tục đi lên trên là mỏm bướm và
đi xuống dưới là mỏm tháp.
- Bờ trên: có mỏm ổ mắt ở phía trước và mỏm bướm ở phía sau. Hai
mỏm này được ngăn bởi khuyết bướm khẩu cái, khuyết này kết hợp với
mặt dưới thân xương bướm để tạo nên lỗ bướm khẩu cái.
- Bờ dưới: được nối với bờ ngồi mảnh ngang.
 Mảnh ngang: Hình tứ giác, có 2 mặt và 4 bờ
 Hai mặt:

- Mặt mũi: Tạo thành phần phía sau của sàn hốc mũi, nhẵn.
- Mặt khẩu cái: Lõm nhẹ và sần sùi. Là phần sau của vịm miệng
 Bốn bờ:
- Bờ trước: có răng cưa, khớp với mỏm khẩu cái của xương hàm trên.

.


- Bờ sau: lõm, tự do và cho khẩu cái mềm gắn vào. Tận cùng phía trong
của bờ sau thì nhọn và nhô ra, khi kết hợp 2 phần xương đối diện nhau
tạo nên gai mũi sau là nơi bám của cơ lưỡi gà.
- Bờ ngoài: kết hợp với phần thấp của mảnh đứng và tạo rãnh với phần
thấp của ống chân bướm khẩu cái.
- Bờ trong: dày nhất, có răng cưa kết hợp với bên đối diện tạo thành một
chỏm ở gờ trên gọi là mào mũi để khớp với phần sau của bờ dưới xương
lá mía.
 Mỏm tháp
Mỏm tháp được tạo thành từ sự kéo dài ra sau, xuống dưới và ra
ngoài từ chỗ nối của mảnh thẳng đứng và mảnh ngang. Mặt sau của mỏm
thì có dạng hình tháp với rãnh ở phía sau. Rãnh này khớp với mảnh chân
bướm của xương bướm. Mỏm tháp của xương khẩu cái khớp với mỏm
tháp xương hàm trên và phần thấp của mảnh chân bướm ngoài tạo nên
phần thấp hố dưới thái dương. Lỗ khẩu cái nhỏ thì nằm ở đây, cho thần
kinh khẩu cái giữa và sau đi qua.
Mỏm ổ mắt
Khuyết bướm khẩu cái
Mỏm bướm

Mảnh thẳng đứng
Mảnh ngang


Nhìn từ trước
Hình 1.3: Xương khẩu cái nhìn từ trước
“Nguồn: Anatomystandard”[30]

.


Mào sàng

Mào xoăn
Mỏm tháp

Nhìn từ sau
Hình 1.4: Xương khẩu cái nhìn từ sau
“Nguồn: Anatomystandard”[30]
b. Xương bướm
Xương bướm có hình dạng giống như hình con bướm, nằm giữa nền
sọ. Phía trước xương bướm tiếp khớp với xương trán và xương sàng.
Phía sau tiếp khớp với xương chẩm. Hai bên tiếp khớp với xương thái
dương. Xương bướm gồm có: Thân bướm, cánh bướm và mỏm chân
bướm.

Lỗ tròn

Mặt liên quan
hố chân bướm
khẩu cái

Ống chân

bướm
Rãnh bướm khẩu cái

Hình 1.5: Xương bướm nhìn từ trước
“Nguồn: Richard L. Drake, 2019” [12]

.


 Thân bướm: Hình hộp vng, gồm 6 mặt:
- Mặt trên thân bướm: Từ trước ra sau có 3 phần, mỗi phần liên quan đến
một tầng sọ.
+ Phía trước có mào bướm để tiếp khớp với mào gà xương sàng và
với mảnh sàng. Ở sau có rãnh giao thoa thị giác. Hai đầu rãnh có lỗ thị
giác để động mạch mắt và thần kinh thị giác đi qua.
+ Ở giữa có hố tuyến yên có tuyến yên nằm trong. Sau hố tuyến yên
là yên bướm, ở bốn góc có bốn mỏm là: hai mỏm yên bướm giữa, hai
mỏm yên bướm sau.
+ Phía sau mặt trên thân bướm tiếp khớp với mỏm nền xương chẩm
- Mặt dưới thân bướm: là vòm ổ mũi, ở giữa có mỏ xương bướm.
- Mặt trước thân bướm: có mào bướm để tiếp khớp với mảnh thẳng
xương sàng và tạo thành mỏ xương bướm. Ở hai bên có lỗ xoang bướm.
- Mặt sau thân bướm: Tiếp khớp với xương chẩm.
- Mặt bên thân bướm: liên tiếp cánh nhỏ xương bướm ở trước và với
cánh lớn xương lớn ở sau. Giữa hai cánh có khe ổ mắt trên. Đi qua khe
này có thần kinh vận nhãn, thần kinh rịng rọc và thần kinh vận nhãn
ngồi. Ở chỗ cánh lớn dính với thân bướm có rãnh cong hình chữ S gọi
là rãnh động mạch cảnh.
 Cánh lớn xương bướm: Gồm có 4 bờ, 4 mặt:
- Bốn bờ: Bờ trán, bờ đỉnh, bờ gò má và bờ trai

- Bốn mặt: Mặt não, mặt thái dương, mặt hàm trên và mặt ổ mắt
 Cánh nhỏ xương bướm:
Gồm ống thị giác để thần kinh thị giác và động mặt mắt đi qua, mỏm
yên bướm trước và khe trên ổ mắt

.


 Mỏm chân bướm:
Hai mảnh xương hình chữ nhật, ở thân và cánh lớn xương bướm đi
xuống. Nó bao gồm mảnh ngoài mỏm chân bướm và mảnh trong mỏm
chân bướm. Giữa hai mảnh là hố chân bướm. Ở phía trên mặt trong có
hố thuyền để cơ căng màn hầu bám vào.
ĐM cảnh trong

Cánh nhỏ
Khe ổ mắt trên
Cánh lớn

TK hàm (V2)

Lỗ tròn

TK đá lớn của dây VII

Sụn lỗ rách
Phần kênh chân bướm trong sụn lỗ rách

Mỏm chân bướm
Phần mở ra sau của kênh chân bướm


Hình 1.6: Xương bướm nhìn từ sau trên
“Nguồn: Richard L. Drake, 2019” [12]
Hình dạng và kích thước lỗ bướm khẩu cái
a. Hình dạng lỗ bướm khẩu cái
Lỗ bướm khẩu cái có nhiều hình dạng khác nhau như hình trịn, hình bầu
dục, hình tam giác, hình đồng hồ cát,… [14],[26],[31]. Vì mảnh thẳng đứng
xương khẩu cái chạy sau ra trước, hướng xiên ra thành ngoài nên mặt phẳng
qua lỗ bướm khẩu cái hợp với mặt phẳng đứng dọc một góc mở ra trước từ 030o [20].

.


Hình 1.7: Hình ảnh nội soi lỗ bướm khẩu cái bên phải trên xác khô.
Lỗ bướm khẩu cái nằm ở giữa của mỏm ổ mắt và mỏm bướm của mảnh
thẳng đứng xương khẩu cái.
OP: mỏm ổ mắt xương khẩu cái; SP: mỏm bướm xương khẩu cái; VPB:
mảnh thẳng đứng xương khẩu cái; MT: cuốn mũi giữa; IT: cuốn mũi dưới.
Septum: Vách ngăn
“Nguồn: Peter-john Wormald, 2018” [38]
Năm 2017, trong nghiên cứu của El-Shaarawy [14] khảo sát trên xác nhận
ra hình dạng lỗ bướm khẩu cái thường hay thay đổi theo các hình dạng khác
nhau: hình bầu dục chiếm 22,5%, hình trịn chiếm 20%, các hình dạng khác
(elip, bán nguyệt, tam giác,…) chiếm 57,5%. Khảo sát trên hình ảnh CT thì lỗ
hình bầu dục chiếm 35%, hình trịn chiếm 25%, cịn lại là các hình dạng khác.
Khi nội soi trên sọ khơ thấy được lỗ có hình dạng: bầu dục chiếm 60%, hình
trịn chiếm 10%, hình dạng khác chiếm 20%.

.



(a)

(b)

Hình 1.8: Các hình dạng lỗ bướm khẩu cái
(a) Lỗ bướm khẩu cái hình tròn. (b) Lỗ bướm khẩu cái hình bầu dục
Mũi tên đen: lỗ bướm khẩu cái. Đầu mũi tên đen: mào xương đuôi cuốn giữa
“Nguồn: Ehab A. A. El-Shaarawy, 2017” [14]
b. Kích thước lỗ bướm khẩu cái
Trong nhiều nghiên cứu khác nhau, kích thước trên dưới trung bình của lỗ
bướm khẩu cái dao động trong khoảng từ 6-6,8mm và kích thước trước sau
trung bình của lỗ này trong khoảng từ 4,5-7,5mm. Trong nghiên cứu của
Bagatella (1986)[7] đường kính trên dưới của lỗ bướm khẩu cái là 6,5mm (58mm) và đường kính trước sau của nó là 4,5mm (3-7mm). Kích thước trên dưới
6,8±3mm và trước sau 7,5±3mm theo Tolosana (2011) [35]. Kích thước trên
dưới trung bình 6±2 mm (3-9mm); kích thước trước sau 5,5±1mm (3-8mm)
theo El-Shaarawy [14].
Vị trí lỗ bướm khẩu cái
Việc tìm hiểu vị trí lỗ bướm khẩu cái có vai trị rất quan trọng về mặt giải
phẫu cũng như trong phẫu thuật cầm máu mũi và tiếp cận khu vực hố chân
bướm khẩu cái. Lỗ bướm khẩu cái nằm ở thành sau ngoài hốc mũi và nó có vị
trí xuất hiện khác nhau ở vùng này. Theo sách giải phẫu Gray thì lỗ bướm khẩu
cái nằm ở thành sau ngoài của khe mũi trên. Trong sách Atlas Grant, lỗ này nằm
trên ranh giới của chỗ bám cuốn mũi giữa.

.


Trong các nghiên cứu, vị trí lỗ bướm khẩu cái được xác định liên quan đến
phần đuôi chỗ bám cuốn mũi giữa ở thành ngoài hốc mũi với 3 vị trí có thể gặp:

- Nằm phía trên phần lưng của đi cuốn mũi giữa, hay một số tác giả cịn
gọi là nằm ở ngang khe mũi trên. Lúc này, mào sàng tiếp tuyến với bờ dưới lỗ
bướm khẩu cái và lỗ bướm khẩu cái nằm phía trên so với chỗ bám cuốn mũi
giữa.
- Nằm ngang với phần đuôi cuốn mũi giữa, hay một số tác giả còn gọi là
nằm ở ngang nơi chuyển tiếp giữa khe mũi trên và khe mũi giữa. Mào sàng
hướng vào lỗ bướm khẩu cái và bờ dưới của lỗ có xu hướng mở rộng qua khỏi
mào sàng.
- Nằm phía dưới phần lưng của đi cuốn mũi giữa, hay một số tác giả còn
gọi là nằm ở ngang khe mũi giữa. Khi đó, mào sàng tiếp tuyến với bờ trên lỗ
bướm khẩu cái và lỗ bướm khẩu cái nằm phía dưới chỗ bám cuốn mũi giữa.

Khe mũi trên

Chuyển tiếp giữa khe mũi trên và khe mũi giữa

Khe mũi giữa

Hình 1.9: Vị trí lỗ bướm khẩu cái so với mào sàng trong hốc mũi
Tam giác đen: Mào sàng
“Nguồn: F.G. de M. Pádua, 2007” [23]

.


×