Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.54 KB, 111 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG HỮU THÀNH

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ BÍ XANH TẠI
HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH HỊA BÌNH

Ngành:

Quản Lý Kinh Tế

Mã số:

8340401

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Hữu Nhuần

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn


Hoàng Hữu Thành

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Hữu Nhuần đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Kỳ
Sơn, chính quyền địa phương và nhân dân các xã nơi tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày… tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Hoàng Hữu Thành

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ, đồ thị ..................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ...................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 4


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 6
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 6

2.1.1.

Khái niệm về chuỗi giá trị .................................................................................. 6

2.1.2.

Khung phân tích chuỗi giá trị ............................................................................. 7

2.1.3.

Vai trị ý nghĩa của việc nghiên cứu chuỗi giá trị ............................................. 10

2.1.4.

Nội dung phân tích chuỗi giá trị ....................................................................... 12

2.1.5.

Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản xuất bí xanh .............................................. 16

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị bí xanh ............................................... 17

2.2.


Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 18

2.2.1.

Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới ............................................... 18

2.2.2.

Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị ở trong nước ............................................. 19

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 23
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 23

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 23

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 26

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 31

3.1.1.


Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 31

iii


3.1.2.

Thu thập số liệu ................................................................................................ 32

3.1.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 34

3.1.4.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 34

3.2.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 37

3.2.1.

Nhóm chỉ tiêu của các tác nhân trong chuỗi giá trị bí xanh ............................. 37

3.2.2.

Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất ........................................................... 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 41

4.1.

Thực trạng chung về phát triển bí xanh tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình ...... 41

4.1.1.

Diện tích, năng suất, sản lượng bí xanh của huyện Kỳ Sơn ............................. 41

4.1.2.

Thời vụ trồng bí xanh trên địa bàn huyện Kỳ Sơn ........................................... 43

4.1.3.

Tình hình chung về sơ chế và bảo quản ........................................................... 44

4.1.4.

Tiêu thụ sản phẩm bí xanh ................................................................................ 44

4.1.4.

Đánh giá chung về tiềm năng phát triển chuỗi giá trị bí xanh của huyện......... 47

4.2.

Phân tích chuỗi giá trị bí xanh tại huyện Kỳ Sơn ............................................. 48

4.2.1.


Sơ đồ chuỗi giá trị bí xanh của huyện Kỳ Sơn ................................................. 48

4.2.2.

Đặc điểm và kết quả hoạt động của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá
trị bí xanh .......................................................................................................... 49

4.2.3.

Phân tích tài chính chuỗi giá trị sản phẩm bí xanh ở huyện Kỳ Sơn ................ 65

4.2.4.

Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị bí xanh huyện Kỳ Sơn.............. 69

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị bí xanh ............................................... 73

4.3.1.

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chuỗi giá trị bí xanh ............................ 73

4.3.2.

Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến chuỗi giá trị bí xanh................................ 74

4.4.

Phân tích SWOT ............................................................................................... 76


4.5.

Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị bí xanh tại
huyện Kỳ Sơn ................................................................................................... 78

4.5.1.

Định hướng phát triển chuỗi giá trị bí xanh...................................................... 78

4.5.2.

Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị bí xanh ...................... 78

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 83
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 83

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 84

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 86
Phụ lục .......................................................................................................................... 89

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CGT

Chuỗi giá trị

CN – TTCN – XDCB

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
– Xây dựng cơ bản

CN – TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

DN


Doanh nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản


SX

Sản xuất

TCĐLCL

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

TNBQ

Thu nhập bình quân

TSCĐ

Tài sản cố định

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Cơng cụ, mục đích phân tích các mặt khác nhau của chuỗi giá trị ............ 12

Bảng 2.2.

Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị bí xanh ............................................... 13

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2016-2018........... 27

Bảng 3.2.

Quy hoạch sử dụng đất huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình đến năm 2020 ...... 29

Bảng 3.3.

Cơ cấu mẫu điều tra ................................................................................... 33

Bảng 3.4.

Cách tính các chỉ tiêu kinh tế trong chuỗi giá trị ....................................... 36

Bảng 4.1.

Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng bí xanh trên địa bàn huyện

Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2016 -2018 ............................................ 41

Bảng 4.2.

Phân bố diện tích bí xanh trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình
giai đoạn 2016 -2018.................................................................................. 42

Bảng 4.3.

Cơ cấu chủng loại rau trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình giai
đoạn 2016 -2018......................................................................................... 43

Bảng 4.4.

Diện tích gieo trồng bí xanh theo mùa vụ sản xuất tại huyện Kỳ Sơn,
tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2016 –2018 ......................................................... 43

Bảng 4.5.

Biến động giá cả bí xanh của huyện Kỳ Sơn năm 2018 ............................ 46

Bảng 4.6.

Thơng tin chung của hộ điều tra trồng bí xanh .......................................... 51

Bảng 4.7.

Chi phí, kết quả và hiệu quả trồng bí xanh (tính cho 1 ha) ........................ 54

Bảng 4.8.


Thuận lợi và cơ hội, khó khăn và thách thức trong trồng bí xanh ............. 57

Bảng 4.9.

Thơng tin về người thu gom bí xanh .......................................................... 58

Bảng 4.10. Chi phí kết quả hoạt động của tác nhân thu gom ..................................... 59
Bảng 4.11. Thông tin về người bán bn bí xanh ........................................................ 61
Bảng 4.12. Chi phí kết quả hoạt động của tác nhân bán buôn ..................................... 62
Bảng 4.13. Thông tin về người bán lẻ bí xanh ............................................................. 63
Bảng 4.14. Phân tích tài chính của người bán lẻ bí xanh ............................................. 64
Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi giá trị bí xanh ................... 66
Bảng 4.16. Phân chia giá trị trong chuỗi giá trị bí xanh giữa các tác nhân .................. 67
Bảng 4.17. Mức thu nhập bình qn tính trên 1 tấn bí xanh của các tác nhân
trong chuỗi giá trị bí xanh của huyện Kỳ Sơn ........................................... 68
Bảng 4.18. Phân tích SWOT chuỗi giá trị bí xanh huyện Kỳ Sơn ............................... 76

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 4.1.

Kênh tiêu thụ bí xanh của huyện Kỳ Sơn .................................................. 45

Sơ đồ 4.2.

Sơ đồ chuỗi giá trị bí xanh của huyện Kỳ Sơn........................................... 50


Sơ đồ 4.3.

Quan hệ của người sản xuất với các tác nhân chuỗi giá trị bí xanh ........... 52

Sơ đồ 4.4.

Sự hình thành giá trị gia tăng và lãi ròng của các tác nhân theo các
kênh hàng ................................................................................................... 65

Sơ đồ 4.5.

Mối liên kết dọc về chuỗi bí xanh của huyện Kỳ Sơn ............................... 71

Sơ đồ 4.6.

Mối liên kết giữa các hộ trồng bí xanh của huyện Kỳ Sơn ........................ 72

Sơ đồ 4.7.

Mối liên kết giữa các tác nhân thu gom trên địa bàn huyện Kỳ Sơn ......... 72

Sơ đồ 4.9.

Mối liên kết giữa các tác nhân bán lẻ trên địa bàn huyện Kỳ Sơn ............. 72

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ các căn cứ quyết định giá bán bí xanh .............................................. 55
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ địa điểm giao hàng của người mua với người nông dân................... 56
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ hình thức mua bán của người sản xuất với các tác nhân .................. 57
Đồ thị 4.1. Cơ cấu giá trị giữa các tác nhân tham gia tham gia giá trị bí xanh ............ 67
Đồ thị 4.2. Phân phối thu nhập bình quân trong 1 vụ của các tác nhân trong

chuỗi giá trị bí xanh của huyện Kỳ Sơn ..................................................... 68

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồng Hữu Thành
Tên Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình
Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con
người. Phát triển sản xuất rau trên địa bàn huyện Kỳ Sơn trong những năm qua có nhiều
thay đổi tích cực, diện tích và chủng loại rau được sản xuất liên tục tăng nhanh. Theo số
liệu của Chi cục thống kê huyện Kỳ Sơn năm 2018, tổng diện tích cây bí xanh đạt 195
ha, chiếm 30,4% cơ cấu diện tích rau của cả huyện và phân bố chủ yếu tại 3 xã Độc
Lập, Dân Hạ và Yên Quang. Sản xuất bí xanh mang lại thu nhập đáng kế cho các hộ
nông dân trên địa bàn huyện với thu nhập thuần khoảng 4,2 triệu đồng/sào, cao hơn so
với nhiều cây trồng ngắn ngày khác của vùng. Tuy nhiên, q trình sản xuất rau nói
chung, trồng bí xanh nói riêng của huyện cịn nhiều bất cập cần khắc phục. Việc mở
rộng diện tích để khai thác tối đa tiềm năng về đất đai, lao động của huyện gặp nhiều
khó khăn do kỹ thuật chưa đồng đều, giá cả và thị trường tiêu thụ không ổn định. Mối
liên kết giữa các tác nhân sản xuất và tiêu thụ còn lỏng lẻo. Bên cạnh đó yếu tố biến
động về thời tiết và sâu bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất bí xanh. Những
yếu tố trên làm cho hiệu quả kinh tế của cây bí xanh chưa cao và khơng ổn định.
Đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình” được

thực hiện tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình. Đề tài có mục tiêu đánh giá thực trạng và
các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị bí xanh tại huyện Kỳ Sơn từ đó đề xuất những
giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của chuỗi giá trị bí xanh cũng nhưng ngành hàng rau,
góp phần mở rộng diện tích và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị bí xanh tại huyện Kỳ Sơn
trong thời gian tới.
Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Số liệu sơ cấp được thu thập
qua điều tra 90 hộ sản xuất bí xanh, 10 hộ thu gom, 7 hộ bán buôn, 8 hộ bán lẻ và 5
cán bộ địa phương trong năm 2018 tại 3 xã: xã Động Lập, Yên Quang, Dân Hạ. Đây
là những xã có diện tích sản xuất bí xanh lớn, trình độ thâm canh, số hộ sản xuất bí
xanh tăng nhanh những năm gần đây. Thơng tin và dữ liệu thứ cấp thu thập cho giai
đoạn 2016 - 2018. Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích dữ liệu bao
gồm: phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh; phương pháp lấy ý kiến
chun gia; cơng cụ phân tích SWOT; Phương pháp phân tích chuỗi giá trị của
Kaplinsky và Morris.
Kết quả nghiên cứu cho thấy bí xanh là đối tượng cây trồng có tiềm năng phát

viii


triển rất lớn và đang là cây trồng có giá trị kinh tế cao của huyện và đem lại thu nhập
cao cho người dân trong vùng trong nhiều năm nay. Kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị
bí xanh đã chỉ ra thu nhập thuần của tác nhân sản xuất đạt được là 2,76 triệu đồng/1
tấn sản phẩm bí xanh thuộc loại cao nhất so với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị
bí xanh. Tuy nhiên, nếu tính cho từng tác nhân trong cả vụ thì tác nhân bán bn có
thu nhập cao hơn 4,2 lần tác nhân người sản xuất. Điều đó cho thấy, trong chuỗi giá
trị bí xanh của huyện, hộ kinh doanh bán bn vẫn có thu nhập cao hơn nhiều so với
các tác nhân khác trong chuỗi. Chuỗi giá trị bí xanh của huyện Kỳ Sơn được tiêu thụ
chủ yếu qua 3 kênh chính, trong đó tác nhân bán bn (chủ yếu là người ngồi
huyện) đang tham gia tiêu thụ đến trên 90% sản lượng bí xanh của huyện. Điều đó
chó thấy mức độ phụ thuộc vào người mua buôn từ nơi khác đến của vùng bí xanh

huyện Kỳ Sơn là rất lớn.
Qua nghiên cứu, các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả chuỗi
giá trị bí xanh đã được xác định bao gồm: yếu tố thị trường; chủ trương chính sách của
nhà nước; điều kiện tự nhiên của huyện và các điều kiện chủ quan như (điều kiện cơ sở
hạ tầng và khoa học cơng nghệ, trình độ của các tác nhân trong chuỗi..). Đề tài đề xuất
các nhóm giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị bí xanh của
huyện Kỳ Sơn: i) Đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cao năng suất và chất
lượng bí xanh; ii) Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ sản xuất và kinh
doanh bí xanh trên địa bàn huyện; iii) xây dựng và mở rộng vùng sản xuất bí xanh theo
tiêu chuẩn VietGAP; iv) thành lập các nhóm sở thích, các tổ hợp tác và HTX sản xuất
và kinh doanh bí xanh trên địa bàn huyện; v) xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho từng
vùng để khẳng định chất lượng và dần dần xây dựng thương hiệu sản phẩm bí xanh cho
huyện Kỳ Sơn; vi) tổ chức và tham gia xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh để
quảng bá sản phẩm bí xanh cho huyện Kỳ Sơn.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Hoang Huu Thanh
Thesis title: The study on value chains of winter melon in Ky Son district, Hoa Binh province
Major:

Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Fresh vegetable is a vital source of food in people’ s daily lives. Vegetable
production in Ky Son district, Hoa Binh province has been growing rapidly in both of

production area and vegetable varieties. According to statistics of Ky Son Statistical
Department, the production area of winter melon in the district was 195 ha in 2018
that accounts for 30.4% of total vegetable production area of the whole district and
winter melon are mainly grown in 3 communes: Độc Lập, Dân Hạ and Yên Quang.
Winter melon production has brought significantly incomes for farm households in the
district with average income of approximately 4.2 million VND/sao that is much
higher than other short-term cash crops. However, vegetable production in general and
winter melon production in particular remain weaknesses to be dealt with. Expanding
the production area in order to utilize potentials of labor and land resources of the
district faces difficulties due to a gap in production knowledge among farmers.
Linkages between actors along value chains of winter melon are loose. In addition,
change in weather and crop diseases will also have great influences on winter melon
productivity. These above factors have led to low and unstable economic efficiency of
winter melon production.
The study “The study on value chains of winter melon in Ky Son district, Hoa
Binh province” was conducted in Ky Son district, Hoa Binh province. The study aims to
evaluate the situation of and factors affecting value chains of winter melon in Ky Son
district in order to propose measures for improving added value of winter melon value
chains as well as to develop vegetable production commodity channels for improving
efficiency for the value chains of winter melon in Ky Son in coming time.
The study used primary data and secondary data. Primary data was gathered
through the survey with 90 winter melon farm households, 10 collectors, 7 wholesalers, 8
retailers and 5 local leaders in 2018 and covered three communes: Độc Lập, Yên Quang,
and Dân Hạ. These communes have the highest area of winter melon and farmers with good
production knowledge. There has been an rapid increase in winter melon production in
recent years. Secondary data was gathered for the period 2016 - 2018. The study used the
mixed methods for analysis: descriptive and comparative statistics, expert consultancy,
SWOT analysis and value chain approach of Kaplinsky và Morris.

x



The study’s results show that winter melon is a crop with high potentials for
development and high economic value that bring good income for local farmers in
recent years. The study’s results also reveal that net income for winter melon producers
is 2.76 million VND/1 ton which is the highest share among actors in value chains of
winter melon. However, if net income is computed for each actor in the whole crop
season, net income of wholesalers is 4.2 times higher than producers. This means that
wholesalers in winter melon value chains gained higher profit compared to other actors
in the value chains. There are three main marketing channels of winter melon in Ky Son
but wholesalers (mainly external wholesalers) buy more than 90% of total production of
winter melon produced in the district. This also indicate that local production depends
much on wholesalers from other districts and regions.
Through the study, key factors affecting efficiency of winter melon value chains
in the district: markets, the Government development strategy and policies, local
natural conditions of the district and other conditions such as infrastructure, production
technologies, capacity of actors in the value chains. The study proposes specific
measures for improving the efficiency of value chains of winter melon of Ky Son
district: i) Investing for the application of advanced production techniques to increase
productivity and quality of winter melon; ii) Improving infrastructure for production
and marketing of winter melon in the district; iii) Developing and expanding area for
winter melon production following VietGAP standard; iv) Establishing interest groups,
co-operatives for production and marketing of winter melon in the district; v)
Developing branding for each production region to ensure the quality and trade marks
for winter melon of Ky Son; vi) organizing and participating trade promotion activities
in and out of the province to introduce winter melon products of Ky Son district.

xi



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của
con người. Việc tổ chức sản xuất và cung cấp rau xanh nói chung và rau an tồn nói
riêng, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đang là nhu cầu cấp
thiết của thị trường.
Kỳ Sơn là một huyện nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Hịa Bình và có nhiều
điều kiện phát triển sản xuất rau. Tiềm năng đất đai cho phát triển rau nói chung, bí
xanh nói riêng trên địa bàn huyện là rất lớn. Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020, diện tích đất trồng cây hàng năm có khả năng phát triển rau và bí xanh là trên
1.100 ha, chiếm khoảng 5,5% diện tích đất tự nhiên của huyện với nhiều khu vực
đồng bằng, bãi bồi ven sông, suối rất thuận lợi cho phát triển sản xuất bí xanh
(Phịng TN&MT huyện Kỳ Sơn, 2018).
Huyện Kỳ Sơn có vị trí địa lý gần các thị trường tiêu thụ rau có nhu cầu rất
lớn. Huyện cách trung tâm thành phố Hịa Bình cách 10 km về phía Tây Bắc và
cách thành phố Hà Nội 80 km về phía Đông. Những năm gần đây, giao thông đi lại
giữa huyện Kỳ Sơn và các thị trường tiêu thụ rau lớn là thành phố Hịa Bình và Hà
Nội ngày càng được cải thiện. Ngoài tuyến đường quốc lộ 6 nối giữa Hà Nội và Hịa
Bình đang ngày càng được mở rộng thì hiện nay, tuyến đường cao tốc Láng Hịa
Lạc kéo dài chạy qua huyện Kỳ Sơn lên thành phố Hòa Bình cũng đang được hồn
thiện nhờ vậy việc vận chuyển hàng hóa nói chung và sản phẩm bí xanh của huyện
cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Phát triển sản xuất rau trên địa bàn huyện Kỳ Sơn trong những năm qua có
nhiều thay đổi tích cực, diện tích và chủng loại rau được sản xuất liên tục tăng
nhanh. Theo số liệu của chi cục thống kê huyện Kỳ Sơn năm 2018, tổng diện tích sản
xuất rau của huyện đạt 641 ha, trong đó có các loại như bí xanh, dưa chuột chế biến
và mướp đắng đã phát triển thành vùng với quy mơ lớn mang tính hàng hóa cao. Diện
tích cây bí xanh năm 2018 ước đạt 195 ha, chiếm 30,4% cơ cấu diện tích rau của cả
huyện và phân bố chủ yếu tại 3 xã Độc Lập, Dân Hạ và Yên Quang. Sản xuất bí xanh
mang lại thu nhập đáng kế cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện với thu nhập

thuần khoảng 4,2 triệu đồng/sào, cao hơn so với nhiều cây trồng ngắn ngày khác của
vùng (Chi cục thống kê huyện Kỳ Sơn và số liệu khảo sát của đề tài, 2018).

1


Tuy nhiên, quá trình sản xuất và tiêu thụ rau nói chung và cây bí xanh nói
riêng của huyện cịn nhiều bất cập cần khắc phục, mối quan hệ giữa các tác nhân
trong chuỗi giá trị bí xanh cịn lỏng lẻo, quá trình tổ chức sản xuất và tiêu thụ cây bí
xanh diễn ra tự phát và việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào các tác nhân
mua bn là người từ địa phương khác đến. Q trình phân chia lợi nhuận trong
chuỗi giá trị bí xanh hiện tập trung vào tác nhân là người mua buôn với tỷ lệ lợi
nhuận là lớn nhất. Chính vì vậy, việc mở rộng diện tích để khai thác tối đa tiềm
năng về đất đai, lao động của huyện gặp nhiều khó khăn do kỹ thuật chưa đồng đều,
giá cả và thị trường tiêu thụ khơng ổn định. Bên cạnh đó yếu tố biến động về thời
tiết và sâu bệnh cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến năng suất bí xanh. Những yếu tố
trên làm cho hiệu quả kinh tế của cây bí xanh không ổn định và tiềm ẩn nhiều rủi ro
khi thị trường biến động mạnh về giá.
Việc nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình có ý
nghĩa rất quan trọng. Nó sẽ giúp cho các nhà quản lý kinh tế, các nhà chỉ đạo sản
xuất hiểu rõ hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh bí xanh theo chuỗi giá trị, những
mối quan hệ, các tác nhân trong chuỗi, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao giá
trị gia tăng của chuỗi giá trị bí xanh cũng nhưng ngành hàng rau, góp phần mở rộng
diện tích và tăng hiệu quả kinh tế cho từng tác nhân.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
chuỗi giá trị bí xanh tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tái hiện những nhân tố ảnh hưởng, đề tài
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị bí xanh

huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị, chuỗi giá
trị bí xanh.
- Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị bí xanh tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị sản phẩm bí xanh trên địa
bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi giá trị bí
xanh tại địa phương.

2


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chuỗi giá trị và chuỗi giá
nơng sản trong đó có bí xanh bao gồm những nội dung gì?
- Thực trạng chuỗi giá trị bí xanh (tác nhân, dịng sản phẩm, dịng thơng tin và
quan hệ giữa các tác nhân) tại huyện Kỳ Sơn như thế nào ?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị bí xanh tại huyện
Kỳ Sơn?
- Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị bí xanh của
huyện Kỳ Sơn trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
1.4.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về chuỗi giá trị của bí xanh tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh
Hịa Bình.
1.4.1.2. Đối tượng khảo sát
- Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị bí xanh tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa
Bình gồm người trồng bí xanh, người thu gom, người bán bn, người bán lẻ, người

tiêu dùng, chính quyền địa phương, tại các xã trồng bí xanh.
- Các cơ quan, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ bí xanh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Về nội dung
- Lý thuyết cơ bản và thực tiễn về chuỗi giá trị để phân tích chuỗi giá trị nơng
sản cũng như chuỗi giá trị bí xanh.
- Phân tích thực trạng mối quan hệ giữa các tác nhân về phân chia lợi ích trong
chuỗi giá trị bí xanh huyện Kỳ Sơn.
- Phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong hoạt động của
chuỗi giá trị bí xanh huyện Kỳ Sơn.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị bí xanh tại huyện Kỳ
Sơn trong thời gian tới.
1.4.2.2. Về không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình. Các nội dung

3


chuyên sâu được thu thập thông qua khảo sát hộ nơng dân trồng bí tại 3 xã: Độc
Lập, n Quang và xã Dân Hạ, các hộ kinh doanh bí xanh, và HTX sản xuất và
kinh doanh bí xanh lớn của huyện.
1.4.2.3. Về thời gian
- Các nghiên cứu, thông tin, số liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài sẽ được thu
thập từ năm 2016 - 2018.
- Số liệu mới sẽ khảo sát, thu thập trực tiếp năm 2018
1.5. NHỮNG ĐÓNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
- Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu về chuỗi giá
trị, trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các nhà kinh tế
học trên thế giới, một số tổ chức quốc tế và một số học giả của Việt Nam, kết hợp

đúc rút thực tiễn tác giả đã đề xuất quan niệm về chuỗi giá trị bí xanh.
- Từ cơ sở lý luận, tác giả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chính đến chuỗi giá
trị bí xanh để vận dụng vào điều kiện Việt Nam và phát triển sản xuất bí xanh tại
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình.
1.5.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo
sát của luận văn
- Về đánh giá thực tiễn: trên cơ sở nguồn số liệu cập nhật và có chọn lọc, luận
văn đã trình bày tổng quan thực trạng chuỗi giá trị bí xanh với những đặc trưng cơ
bản về sản xuất và tiêu thụ bí xanh ở huyện Kỳ Sơn. Luận văn cũng tìm ra những
điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức đối với phát triển chuỗi giá trị bí xanh
trong những năm tới của huyện, chỉ rõ nguyên nhân chủ yếu của việc phát triển sản
xuất bí xanh của huyện Kỳ Sơn cịn gặp khó khăn.
- Về phương pháp nghiên cứu: trong luận văn này là tác giả đã trực tiếp điều
tra, khảo sát thực tế (bảng câu hỏi) 2 bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên nghiên
cứu tổng quan về 2 nhóm cốt yếu để điều tra và phỏng vấn với 120 phiếu ở phạm vi
3 xã thuộc huyện Kỳ Sơn; Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích số
liệu, thơng tin bao gồm: phương pháp thống kê mô tả; phương pháp phân tổ thống
kê; phương pháp thống kê so sánh; phương pháp chuyên gia; công cụ phân tích
SWOT và sử dụng phương pháp phân tích chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris

4


(2001); từ đó luận văn đã khái quát được những yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị
bí xanh, làm tăng thêm cơ sở khoa học cho các nhận định, là sự đóng góp hữu ích
cho các nhà nghiên cứu.
- Về đề xuất giải pháp: xuất phát từ các đánh giá về thực trạng chuỗi giá trị bí
xanh của huyện Kỳ Sơn, luận văn đã đề xuất những định hướng, các giải pháp chủ
yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế của chuỗi giá trị bí xanh tại huyện Kỳ Sơn, từ đó
khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của huyện. Các giải pháp này có giá trị tham

khảo tốt trong xây dựng, hoạch định và triển khai các chính sách phát triển sản xuất
bí xanh nói chung và của huyện Kỳ Sơn nói riêng.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm về chuỗi giá trị
Cụm từ chuỗi giá trị đề cập tới đầy đủ tất cả các hoạt động cần thiết để tạo
ra một sản phẩm hay dịch vụ nào đó từ trạng thái khái niệm, quá trình sản
xuất, phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và xử lý sau khi tiêu dùng
(Kaplinsky, 1999; Kaplinsky and Morris 2001). Theo đó, một chuỗi giá trị tồn
tại khi tất cả các thành phần trong chuỗi hoạt động và phối hợp tạo ra giá trị
tối đa trong toàn chuỗi (M4P, 2008). Khái niệm này có thể giải thích theo
nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
- Là một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một
sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể bao gồm giai đoạn xây dựng khái
niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối,
thực hiện các dịch vụ hậu mãi đến người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng v.v...Tất cả
những hoạt động này trở thành một chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêu
dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng.
Nói cách khác, CGT theo nghĩa hẹp là các hoạt động trong cùng một tổ chức
hay một công ty theo khung phân tích của Porter (1985). Khung khái niệm của
Micheal Porter xác định chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp: một chuỗi giá trị gồm
một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong phạm vi một công ty để sản xuất
ra một sản lượng nào đó.
- Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một tập hợp những hoạt động do nhiều
người khác nhau tham gia thực hiện (nhà cung cấp đầu vào, người thu gom, nhà
chế biến, công ty, người bán sỉ, người bán lẻ...) để sản xuất ra một sản phẩm sau

đó bán cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (Kaplinsky 1999; Kaplinsky
and Morris 2001). Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không chỉ xem xét các hoạt
động trong một doanh nghiệp thực hiện. Hơn thế, nó cịn xét tới các mối liên kết
trước và sau của tác nhân đó, từ khi ngun liệu thơ được sản xuất cho tới khi sản
phẩm cuối cùng được tiêu thụ. Chuỗi giá trị được sử dụng trong nghiên cứu này
được hiểu theo nghĩa rộng.
Cần phân biệt giữa hai khái niệm là chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, chuỗi
giá trị được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế nhằm phân tích hoạt động tài

6


chính, kinh tế của chuỗi như doanh thu, chi phí, giá trị gia tăng, lợi nhuận và
những đóng góp mà chuỗi mang lại như tổng doanh thu, tổng giá trị gia tăng,
tổng thu nhập mà chuỗi mang lại. Còn chuỗi cung ứng thường được sử dụng
trong quản trị kinh doanh để tìm hiểu về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp, chuỗi cung ứng tìm hiểu các vấn đề trong chuỗi như: Cấu
hình mạng lưới phân phối; Kiểm soát tồn kho; Các hợp đồng cung ứng; Tích hợp
chuỗi cung ứng và cộng tác chiến lược. Chiến lược sử dụng ngoại lực và thu
mua, Thiết kế sản phẩm, Công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết định và
giá trị khách hàng.
2.1.2. Khung phân tích chuỗi giá trị
Có nhiều định nghĩa cách tiếp cận khác nhau về CGT nhưng nhìn chung
CGT có ba cách tiếp cận chính đó là: Khung phân tích theo phương pháp Filière
(phương pháp chuỗi, mạch), khung phân tích của Porter và khung phân tích theo
chuỗi giá trị tồn cầu GTZ.
2.1.2.1. Khung phân tích theo phương pháp Filière (chuỗi, mạch)
Phương pháp Filière (Raikes P et al., 2000) gồm có nhiều trường phái tư
duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu, phương pháp này được
dùng để phân tích hệ thống nơng nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ

thống thuộc địa của Pháp. Phân tích chuỗi, chủ yếu là làm công cụ để nghiên
cứu cách thức mà các hệ thống sản xuất nông nghiệp (cao su, bông, cà phê,
dừa…) được tổ chức trong bối cảnh của các nước đang phát triển. Trong bối
cảnh này, khung filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa
phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và
khâu tiêu dùng cuối cùng.
Do đó, khái niệm chuỗi Filière (Raikes P et al., 2000) được nhận thức chủ
yếu bằng kinh nghiệm thực tế và được sử dụng để lập sơ đồ dịng chuyển động
của hàng hóa và xác định những người tham gia vào các hoạt động. Tính hợp lý
của chuỗi cũng tương tự như khái niệm rộng về CGT (đã trình bày ở trên). Tuy
nhiên, khái niệm chuỗi chủ yếu tập trung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật
chất và kỹ thuật được tóm tắt trong sơ đồ dịng chảy của các hàng hóa và sơ đồ
mối quan hệ chuyển đổi thông qua những người tham gia chuỗi (hình 2.1).
Phương pháp chuỗi, mạch (Filière) mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào
vấn đề tạo thu nhập và phân phối trong chuỗi hàng hóa và phân biệt các khoản

7


chi phí, thu nhập giữa kinh doanh nội địa và quốc tế nhằm phân tích sự ảnh
hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP.
Phương pháp chuỗi cũng đưa ra một khung phân tích về tổ chức chuỗi hàng hóa
như: lập sơ đồ, các chiến lược cá nhân và tập thể, hiệu suất về mặt giá cả và tạo
thu nhập, vấn đề chun mơn hóa của nơng dân, thương nhân ngành thực phẩm
so với chiến lược đa dạng hóa (Raikes P et al., 2000).
Nhà cung
ứng đầu
vào

Nhà sản

xuất

Nhà chế
biến

Nhà chế
phân
phối

Người
tiêu dùng

Hình 2.1. Khung phân tích chuỗi theo phương pháp Filière
Nguồn: Raikes P et al .(2000)

2.1.2.2. Khung phân tích của Porter
Cách tiếp cận thứ hai là khung phân tích của Porter về các lợi thế cạnh
tranh. Michael Porter đã dùng khung phân tích CGT để đánh giá xem một công
ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các
nhà cung cấp, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh khác (cách tiếp cận CGT
theo nghĩa hẹp). Trong đó, ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp
được ơng tóm tắt như sau: Một cơng ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt
hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình
nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí). Hoặc, làm thế nào để một
doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng chấp nhận mua với
giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt). Trong bối cảnh này, khái niệm CGT
được sử dụng như một khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm
ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế và tiềm năng) của mình. Đặc biệt, Porter
cịn lập luận rằng các nguồn lợi thế cạnh tranh khơng thể tìm ra nếu nhìn vào
cơng ty như một tổng thể. Một công ty cần được phân tách thành một loạt các

hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) ở các
hoạt động đó. Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng
thêm cho giá trị sản xuất hàng hoá (dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ có ảnh
hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm và được thể hiện tại hình 2.2
(Michael Porter, 1985).

8


Trong khung phân tích của Porter, khái niệm CGT khơng trùng với ý tưởng
về chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu ý tưởng, theo đó tính cạnh tranh của một
cơng ty khơng chỉ liên quan đến qui trình sản xuất. Tính cạnh tranh của doanh
nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét CGT bao gồm thiết kế sản phẩm, mua
vật tư đầu vào, hậu cần (bên trong và bên ngoài), tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ
hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ (lập chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động
nghiên cứu…). Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm CGT chỉ áp
dụng trong kinh doanh. Phân tích CGT chủ yếu nhằm hỗ trợ các hoạt động quản
lý, điều hành đưa ra các quyết định mang tính chiến lược (Michael Porter, 1985).
CGT thị
trường

Nhà cung cấp

CGT tiêu dùng

CGT của
cơng ty

Hình 2.2. Khung phân tích chuỗi giá trị của Porter
Nguồn: Porter (1985)


2.1.2.3. Khung phân tích theo phương pháp tiếp cận tồn cầu GTZ
Khái niệm CGT cịn được áp dụng để phân tích vấn đề tồn cầu hóa, theo
đó các nhà nghiên cứu dùng khung phân tích CGT để tìm hiểu cách thức mà các
cơng ty, các quốc gia hội nhập toàn cầu đánh giá về các yếu tố quyết định liên
quan đến việc phân phối và thu nhập tồn cầu. Phân tích CGT cịn giúp làm sáng
tỏ việc các công ty, quốc gia và vùng lãnh thổ được kết nối với nền kinh tế toàn
cầu như thế nào.
Theo khung phân tích theo phương pháp tiếp cận tồn cầu GTZ thì CGT là
một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc
cung cấp các giá trị đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển
đổi, marketing, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Hay CGT là
một loạt quá trình mà các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng
chủ yếu của mình để sản xuất, chế biến, và phân phối một sản phẩm cụ thể nào
đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch sản xuất và
kinh doanh, trong đó sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất, sơ chế ban đầu

9


đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo thứ tự các chức năng và các nhà vận
hành, CGT sẽ bao gồm một loạt các khâu trong chuỗi hay còn gọi là các chức
năng chuỗi (Eschborn, 2007).
Các chức năng căn bản (liên kết chuỗi)
Cung cấp đầu
vào cụ thể
Cung cấp
trang thiết bị
và đầu vào


Sản xuất

Trồng trọt
Thu hoạch
Sấy khơ

Vận chuyển

Thương mại

Phân loại,
đóng gói

Vận chuyển
Phân phối
Bán

Bán hàng

Thị trường
tiêu dùng cụ
thể

Các loại nhà vận hành chuỗi và mối quan hệ của họ
Các nhà
cung cấp
đầu vào cụ
thể

Các nhà

sản xuất sơ
cấp

Các trung
tâm hậu
cần, công
nghiệp

Các
thương gia

Điểm bán
cuối cùng
Người bán
lẻ

Hình 2.3. Sơ đồ chuỗi giá trị GTZ
Nguồn: Eschborn (2008)

2.1.3. Vai trò ý nghĩa của việc nghiên cứu chuỗi giá trị

- Sự cần thiết nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau
Thứ nhất, ở mức độ cơ bản nhất, một phân tích chuỗi giá trị lập sơ đồ một
cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một
(hoặc nhiều) sản phấm cụ thể. Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của
những người tham gia, cơ cấu lãi và chi phí, dịng hàng hóa trong chuỗi, đặc
điểm việc làm và khối lượng và điểm đến của hàng hóa được bán trong nước và
nước ngoài (Kaplinsky và Morris 2001). Những chi tiết này có thể thu thập được
nhờ kết hợp điều tra thực địa, thảo luận nhóm tập trung, PRA, phỏng vấn thơng
tin và số liệu thứ cấp.

Thứ hai là phân tích chuỗi giá trị có vai trị trung tâm trong việc xác định
sự phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi. Có nghĩa là, phân
tích lợi nhuận và lợi nhuận biên trên một sản phấm trong chuỗi để xác định ai
được hưởng lợi nhờ tham gia chuỗi và những người tham gia nào có thể được

10


hưởng lợi nhờ được tổ chức và hỗ trợ nhiều hơn. Điều này đặc biệt quan trọng
trong bối cảnh của các nước đang phát triển (và đặc biệt là nông nghiệp), với
những lo ngại rằng người nghèo nói riêng dễ bị tổn thương trước q trình
tồn cầu hóa (Kaplinsky và Morris, 2001). Có thể bổ sung phân tích này bằng
cách xác định bản chất việc tham gia trong chuỗi để hiểu được các đặc điểm của
những người tham gia.
Thứ ba, phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng
cấp trong chuỗi giá trị. Nâng cấp gồm cải thiện chất lượng và thiết kế sản phẩm
giúp nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc đa dạng hóa dịng sản phẩm.
Phân tích q trinh nâng cấp gồm đánh giá khả năng sinh lời của các bên tham
gia trong chuỗi giá trị cũng như thông tin về các cản trở đang tồn tại. Các vấn
đề quản trị có vai trị then chốt trong việc xác định những hoạt động nâng cấp
đó diễn ra như thế nào. Ngoài ra, cơ cấu của các quy định, rào cản gia nhập,
hạn chế thương mại, và các tiêu chuẩn có thể tiếp tục tạo nên và ảnh hưởng
đến môi trường mà các hoạt động nâng cấp diễn ra. Cuối cùng, phân tích
chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị trong chuỗi giá trị
(Kaplinsky và Morris, 2001).
Quản trị trong chuỗi giá trị nói đến cơ cấu các mối quan hệ và cơ chế
điều phối tồn tại giữa tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị. Quản trị quan
trọng từ góc độ chính sách thơng qua xác định các sắp xếp về thể chế có thể
cần nhắm tới để nâng cao năng lực trong chuỗi giá trị, điều chỉnh các sai lệch
về phân phối thu nhập giữa các tác nhân và tăng giá trị gia tăng trong ngành

(Kaplinsky và Morris, 2001).

- Sự cần thiết nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh
Phân tích chuỗi giá trị rau cải bắp, lập sơ đồ một cách hệ thống các bên
tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều) sản phẩm rau
cải bắp. Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của những người tham gia, cơ
cấu lãi và chi phí, dịng hàng hóa trong chuỗi sản phẩm cải bắp .
Phân tích chuỗi giá trị cải bắp có vai trị trung tâm trong việc xác định sự
phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi. Có nghĩa là, phân tích
lợi nhuận và lợi nhuận biên trên một sản phẩm trong chuỗi để xác định ai được
hưởng lợi nhờ tham gia chuỗi và những người tham gia nào có thể hưởng lợi nhờ
được tổ chức và hỗ trợ nhiều hơn.

11


Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm cải bắp có thể dùng để xác định vai trò của
việc nâng cấp trong chuỗi giá trị. Nâng cấp gồm cải thiện chất lượng và thiết kế
sản phẩm cải bắp giúp cho người sản xuất thu được giá trị cao hơn. Phân tích quá
trình nâng cấp gồm đánh giá khả năng sinh lời của các bên tham gia trong chuỗi
cũng như thông tin về các cản trở đang tồn tại.
Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm cải bắp có thể nhấn mạnh vai trò của quản
trị trong chuỗi giá trị. Quản trị trong chuỗi giá trị nói đến cơ cấu các mối quan hệ
và cơ chế điều phối tồn tại giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị.
2.1.4. Nội dung phân tích chuỗi giá trị
Để phân tích chuỗi giá trị địi hỏi phải có phương pháp tổng hợp. Phương
pháp đó địi hỏi sự phối hợp của nhiều cơng cụ phân tích khác nhau, cụ thể.
Bảng 2.1. Cơng cụ, mục đích phân tích các mặt khác nhau của chuỗi giá trị
TT
1

2
3
4

5

Cơng cụ
Lập sơ đồ chuỗi
Phân tích quản trị trong
chuỗi
Phân tích các mối liên
kết

Mục đích
Mơ tả các tác nhân và phạm vi hoạt động
Xác định các cơ chế chi phối, các hình thức tổ
chức và kiểm sốt trong chuỗi.
Xác định và mơ tả các mối liên kết để đánh giá
khả năng tham gia của các tác nhân.
Xác định các chi phí đầu vào, phân bổ và thay
Phân tích chi phí, giá trị
đổi chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận giữa các
gia tăng và lợi nhuận
tác nhân
Đánh giá vấn đề chia sẻ lợi ích, rủi ro giữa các
Phân tích phân phối lợi
tác nhân để đề xuất tác động phân phối công
nhuận
bằng hơn.
Nguồn: M4P (2008)


Tùy vào các yêu cầu và mục đích phân tích ở các chuỗi hàng khác nhau mà
một nghiên cứu có thể sử dụng một số cơng cụ trên. Trong đề tài này chúng tôi
chỉ sử dụng những công cụ sau để phân tích chuỗi giá trị bí xanh (M4P, 2008):
+ Sự hoạt động của các tác nhân: Lập sơ đồ chuỗi giá trị và phân tích các
tác nhân tham gia chuỗi giá trị bí xanh
+ Phân tích quản trị: hệ thống kênh tiêu thụ trong chuỗi
+ Phân tích các mối liên kết: mối liên kết dọc, liên kết ngang
+ Phân tích chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận
+ Phân tích phân phối lợi nhuận

12


Nội dung nghiên cứu chuỗi giá trị bí xanh được thể hiện như sau:
2.1.4.1. Sự hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị
Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, cần thiết sử dụng
các mơ hình, bảng, biểu đồ, số liệu và các hình thức khác để mô tả các tác nhân,
đặc điểm và kết quả hoạt động của từng tác nhân. Việc sử dụng các sơ đồ vẽ các
chuỗi giá trị sẽ giúp chúng ta dễ nhận thấy và dễ hiểu hơn trong quá trình nghiên
cứu (Vũ Duy Khải, 2014).
Hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị được tổng hợp và mô tả tại
bảng 2.2.
Bảng 2.2. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị bí xanh
Các tác nhân
Tiêu dùng
Bán lẻ
Bán bn

Thu gom

Hộ trồng bí
xanh

Vấn đề mơ tả
Ngược lại tồn bộ chuỗi từ người bán lẻ đến các trung gian và
người trồng bí xanh
Đi theo các loại khách hàng và ngược lại từ người cung ứng
Ngược lại tới người sản xuất và người bán lẻ, và hướng lên tới hệ
thống cửa hàng
Từ các Thương lái ngồi tỉnh, người trồng bí xanh tạo sự kết nối
trong việc tiêu thụ sản phẩm sao cho hài hịa lợi ích giữa người
mua và bán
Từ địa chỉ phân vùng trồng của địa phương, tác nhân môi giới và
thương lái
Nguồn: M4P (2008)

2.1.4.2. Sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị
Cũng giống như ngành hàng, trong quá trình vận hành của một chuỗi giá trị
đã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất. Sự dịch chuyển được xem xét theo 3
dạng sau (Vũ Duy Khải, 2014):
- Sự dịch chuyển về mặt thời gian: Sản phẩm được tạo ra ở thời gian này lại
được tiêu thụ ở thời gian khác. Sự dịch chuyển này giúp ta điều chỉnh mức cung
ứng thực phẩm theo mùa vụ. Để thực hiện tốt sự dịch chuyển này cần phải làm
tốt công tác bảo quản và dự trữ thực phẩm (Vũ Duy Khải, 2014).
- Sự dịch chuyển về mặt không gian: Trong thực tế, sản phẩm được tạo ra ở
nơi này nhưng lại được dùng ở nơi khác. Ở đây đòi hỏi phải nhận biết được các
kênh phân phối của sản phẩm. Sự dịch chuyển này giúp ta thoả mãn tiêu dùng
thực phẩm cho mọi vùng, mọi tầng lớp của nhân dân trong nước và đó là cơ sở

13



×