Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Đánh giá tác động của dự án phân cấp giảm nghèo đến chuỗi giá trị nước mắm tại huyện lệ thủy tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 99 trang )

ÂẢI HC HÚ
TRỈÅÌNG ÂẢI HC KINH TÃÚ
KHOA KINH TÃÚ V PHẠT TRIÃØN
.....  .....

KHỌA LÛN TÄÚT NGHIÃÛP
ÂẠNH GIẠ TẠC ÂÄÜNG CA DỈÛ ẠN PHÁN
CÁÚP GIM NGHO ÂÃÚN CHÙI GIẠ TRË
NỈÅÏC MÀÕM TẢI HUÛN LÃÛ THY
TÈNH QUNG BÇNH

Sinh viãn thỉûc hiãûn:
PHAN ÂÇNH NGUÛT MINH
HNG

Giạo viãn hỉåïng dáùn:
ThS.
PHẢM
XN

Låïp: K40 KDNN
Niãn khọa: 2006 - 2010
HUÃÚ, 05/2010

1


Lời Cảm Ơn
Trong quá trình thực hiện
khóa luận tốt nghệp này, tôi
đã nhận được rất nhiều sự


giúp đỡ của các tập thể
cũng như cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn
các thầy, cô giáo trong Khoa
Kinh tế và Phát triển nói riêng
cũng như toàn thể các thầy,
cô giáo trong trường Đại học
Kinh tế Huế nói chung đã
giảng dạy và truyền đạt cho tôi
những kiến thức trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ
lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc đến thầy giáo, ThS. Phạm
Xuân Hùng, người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn các
cô chú, anh chị trong Ban quản
lý Dự án Phân cấp giảm
nghèo tỉnh Quảng Bình cùng
bà con nông dân huyện Lệ
2


Thủy đã tạo điều kiện thuận
lợi, nhiệt tình cộng tác giúp đỡ
tôi hoàn thành đề tài nghiên
cứu.
Cuối cùng, xin cảm ơn sự

giúp đỡ, động viên của gia
đình, bạn bè và người thân
trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành khóa luận.
Một lần nữa xin chân thành
cảm ơn!
Huế, ngày 05
tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Phan Đình Nguyệt
Minh

i

3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU.......................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ.............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.....................................................................vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU.............................................................................viii

PHỤ LỤC

iv

4



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DPPR

:

Dự án Phân cấp giảm nghèo

DA

:

Dự án

ĐVT

:

Đơn vị tính

HTX

:

Hợp tác xã

IFAD

:


Quỹ Phát triển Nơng nghiệp Quốc tế



:

Lao động

NTD

:

Người tiêu dùng

PCCCR

:

Phịng cháy chữa cháy rừng

PRA

:

Đánh giá nơng thơn có sự tham gia của

QLDA

:


Quản lý dự án

SNV

:

Tổ chức Phi chính phủ Hà Lan

UNIDO

:

Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp

:

Đôla Mỹ

người dân

quốc
USD

5
v


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ


Biểu đồ
Biểu đồ 1:

Tên

Trang

Chi phí gia tăng và lợi nhuận phân theo các tác nhân
của kênh 1 - kênh 2 (trước và sau dự án)

Biểu đồ 2:

Chi phí gia tăng và lợi nhuận phân theo các tác nhân của kênh 3
(sau dự án)

Sơ đồ
Sơ đồ 1:

57

58

Tên
Chuỗi cung sản phẩm nước mắm huyện Lệ Thủy

Trang
29

tỉnh Quảng Bình trước khi có dự án DPPR
Sơ đồ 2:


Chuỗi cung sản phẩm nước mắm huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình
sau khi có dự án DPPR

31

Sơ đồ 3:

Thị trường đầu vào

35

Sơ đồ 4:

Thị trường tiêu thụ sản phẩm

45

6

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng
Bảng 1:

Tên


Trang

Các hỗ trợ của dự án DPPR đối với sản xuất và tiêu thụ
nước mắm huyện Lệ Thủy

20

Bảng 2:

Cơ cấu các hộ điều tra theo thu nhập bình quân

25

Bảng 3:

Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

27

Bảng 4:

Số lượng lao động và quy mô vốn của các cơ sở chế biến nước mắm
36

Bảng 5:

Sản lượng nước mắm của các cơ sở chế biến huyện Lệ Thủy
tỉnh Quảng Bình

38


Bảng 6:

Chi phí sản xuất của các cơ sở chế biến nước mắm

39

Bảng 7:

Kết quả và hiệu quả sản xuất của các cơ sở chế biến nước mắm

42

Bảng 8:

Giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm nước
mắm huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trước khi có dự án DPPR 54

Bảng 9:

Giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm nước
mắm huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình sau khi có dự án DPPR

55

7


vii


8


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Sản xuất nước mắm là hoạt động tạo thu nhập chủ yếu của phụ nữ vùng
ven biển huyện Lệ Thuỷ - tỉnh Quảng Bình. Nhận thấy được điều đó, dự án Phân
cấp giảm nghèo do IFAD tài trợ đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nhằm giúp
người dân phát huy tiềm năng thế mạnh của mình, nâng cao khả năng tiếp cận
thị trường cho sản phẩm nước mắm. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai thực hiện,
thực tế Dự án phân cấp giảm nghèo đã có những tác động cụ thể nào? Dự án có
đạt được những mục tiêu như thiết kế hay không? Việc nghiên cứu, xem xét,
đánh giá một cách tổng quát và đầy đủ những tác động của Dự án là việc hết sức
cần thiết. Chính vì vậy, tơi đã chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá tác động của
Dự án phân cấp giảm nghèo đến chuỗi giá trị nước mắm tại huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình” làm khóa luận tốt nghiệp cho mình.
Mục tiêu của khố luận là nghiên cứu một số tác động của dự án Phân
cấp giảm nghèo (DPPR) đến khả năng tiếp cận thị trường của các hộ sản xuất
nước mắm thơng qua nghiên cứu và phân tích chuỗi giá trị trước và sau khi có
dự án (2005 - 2009). Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả
hoạt động của dự án trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, 40 hộ sản xuất chế biến nước mắm và
10 hộ thu gom, đại lý trên địa bàn 2 xã: Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung,
huyện Lệ Thủy đã được phỏng vấn, điều tra. Ngồi ra đề tài cịn sử dụng số liệu
thứ cấp từ dự án DPPR, phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia dự án.
Sau khi nghiên cứu, đề tài rút ra một số nhận xét sau:
Đối với các cơ sở chế biến nước mắm, quy mô sản xuất của người dân đã
tăng lên gấp đôi sau 5 năm triển khai thực hiện dự án. Tỷ lệ % tổng thu nhập và
lợi nhuận biên của họ đã tăng lên đáng kể. Dự án cũng đã tạo thêm nhiều việc
làm cho phụ nữ trên địa bàn huyện.
Sau dự án, chuỗi giá trị nước mắm đã có nhiều thay đổi theo hướng tích
cực với sự xuất hiện thêm tác nhân thu gom và số kênh tiêu thụ tăng từ 2 lên 3

kênh. Phương thức tiêu thụ cũng thay đổi, thuận lợi hơn cho người sản xuất, đó

9

viii


là các đại lý phải gọi điện thoại đặt hàng trước, sau đó cơ sở sản xuất hay thu
gom mới trực tiếp chuyên chở nước mắm tới cho các đại lý. Hình thức thanh
tốn bằng tiền mặt, tuy nhiên đã có sự ứng tiền trước cho người sản xuất, từ đó
giúp họ chủ động hơn.
Quy mơ sản xuất tăng gấp đôi nên lượng tiêu thụ cũng tăng lên đáng kể.
Nhờ được hỗ trợ xây dựng thương hiệu, thị trường tiêu thụ đã được mở rộng ra,
không chỉ được tiêu dùng trong huyện mà còn ở các huyện khác như Quảng
Ninh, Tuyên Hóa, Minh Hóa, thành phố Đồng Hới. Nước mắm Lệ Thuỷ cũng đã
được người tiêu dùng các tỉnh lân cận biết đến như Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng
Trị, Tây Nguyên và đang được giới thiệu tại các siêu thị ở Hà Nội.
Nói tóm lại, dự án DPPR đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, tác động
tích cực đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ của các cơ sở chế biến: nâng cao thu
nhập, giải quyết việc làm, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nước mắm
huyện Lệ Thuỷ.

10
ix


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quảng Bình là một tỉnh nghèo nằm dọc bờ biển miền Trung Việt Nam

với các dãy núi ăn sâu ra biển. Ở Quảng Bình có thể chia ra thành hai vùng địa lý
khác biệt với những đặc điểm kinh tế đặc trưng: ở khu vực duyên hải, người dân
sống chủ yếu dựa vào tài nguyên biển và ở vùng cao, người dân sống chủ yếu
dựa vào canh tác nông nghiệp.
Đại bộ phận các hộ trong khu vực ven biển phụ thuộc vào việc đánh bắt
cá để kiếm sống. Họ bán sản phẩm đánh bắt được trong các chợ xép một cách
riêng rẽ mà khơng phối hợp gì với nhau. Thậm chí những ngư dân cùng một
thuyền vẫn thích bán cá riêng lẻ trừ phi số lượng cá đánh được quá nhiều. Ngoại
trừ những nhóm ngư dân nhỏ cùng góp vốn mua thuyền lớn, khơng có tổ chức
cung cấp dịch vụ nào cũng như khơng có hình thức hợp tác hoặc hiệp hội nào.
Ngồi ra rất nhiều hộ cũng có các khoản thu nhập thêm từ các hoạt động làm ăn
nhỏ như chế biến cá khô, nước mắm… Hầu hết phụ nữ đều biết cách làm nước
mắm và các đồ gia vị khác từ tôm, cá được ủ lên men, nhưng họ thường sản xuất
để tiêu dùng trong gia đình và chỉ bán một lượng rất ít nếu có.
Ngun nhân hạn chế phát triển hoạt động chế biến thủy hải sản là thiếu
vốn, vận chuyển đến chợ khó khăn và nguồn cung cấp nguyên liệu không ổn
định. Theo nguồn thông tin cấp tỉnh và những người sản xuất khấm khá cho biết,
một lượng lớn cá dùng làm nguyên liệu chế biến nước mắm được bán với giá rẻ
không ngờ, loại cá nhỏ này không tiêu thụ được ở thị trường địa phương.
Tiếp cận thị trường bị hạn chế và các kỹ năng, nhận thức kinh doanh kém
đã cản trở sự phát triển kinh tế của người dân. Những nhà sản xuất nước mắm
nhỏ ở các vùng ven biển thường bán sản phẩm của mình ngay tại địa phương với
giá rất thấp. Họ không được tổ chức, thiếu thông tin và khơng có mối liên hệ với
thị trường bên ngồi. Hơn nữa, họ thiếu các kỹ năng kinh doanh ở các lĩnh vực

11


cơ bản như lập kế hoạch, quản lý và kế toán. Mặt khác chất lượng sản phẩm mà
họ sản xuất ra kém. Hậu quả là sản xuất chỉ mang tính tự cung tự cấp. Thu nhập

từ sản xuất chính của hộ nghèo chỉ đảm bảo đủ sống từ 6 - 9 tháng trong năm,
đời sống hết sức khó khăn, thiếu thốn.
Với mục tiêu nhằm cải thiện tình hình kinh tế xã hội của các hộ đặc biệt
khó khăn của tỉnh Quảng Bình, “Dự án phân cấp giảm nghèo” do IFAD tài trợ
đã được triển khai từ tháng 8 năm 2005 trên địa bàn 48 xã. “Dự án phân cấp
giảm nghèo” đã hỗ trợ tích cực nhằm giúp các hộ nghèo phát triển kinh tế,
chuyển đổi cơ cấu sản xuất, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
từng bước rút ngắn khoảng cách kinh tế - xã hội giữa các huyện nghèo và các
huyện khác trong tỉnh, giữa vùng nơng thơn và thành thị. Trong đó, đáng chú ý
là tiểu hợp phần phát triển doanh nghiệp nhỏ và thị trường thuộc hợp phần hỗ trợ
sản xuất. Phát triển doanh nghiệp nhỏ, đào tạo dạy nghề và phát triển thị trường
là một phương pháp gồm ba mũi. Thứ nhất là phát triển các hoạt động phi nông
nghiệp cấp hộ gia đình có rủi ro thấp để thúc đẩy mức thu nhập của các hộ tham
gia. Thứ hai là cung cấp kỹ năng, góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao
động trong khu vực dịch vụ đang phát triển thông qua việc hỗ trợ đào tạo nghề.
Thứ ba là hỗ trợ cơ sở hạ tầng chợ búa, thông tin thị trường, sự kết nối thị trường
và kỹ năng sản xuất để nâng cao thu nhập. Mục tiêu của tiểu hợp phần này là hỗ
trợ sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ, các hộ gia đình hoặc các nhóm hộ
hạn chế trong việc tiếp cận với đất nông nghiệp ở các vùng ven biển, cụ thể là hỗ
trợ cho các hộ sản xuất nước mắm.
Việc phát triển thị trường và các doanh nghiệp nhỏ sẽ thực sự giúp các hộ
nghèo này tiếp cận với nền kinh tế, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương
để đa dạng hóa nguồn thu nhập.
Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai thực hiện, thực tế Dự án phân cấp giảm
nghèo đã có tác động thế nào đến khả năng tiếp cận thị trường của các hộ nông
dân sản xuất nước mắm? Dự án có đạt được những mục tiêu như thiết kế hay
không? Và dự án đã rút ra được bài học gì từ các mơ hình thành cơng cũng như

12



thất bại? Việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá một cách tổng quát và đầy đủ
những tác động của Dự án phân cấp giảm nghèo đến khả năng tiếp cận thị
trường của các hộ sản xuất nước mắm là việc hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá
tác động của Dự án Phân cấp giảm nghèo đến chuỗi giá trị nước mắm tại
huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình” làm khóa luận tốt nghiệp cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về chuỗi giá trị.
- Đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ của dự án Phân cấp giảm nghèo
dành cho các cơ sở sản xuất nước mắm trên địa bàn huyện Lệ Thủy trong 4 năm
(2006 - 2009).
- Nghiên cứu một số tác động của dự án đối với khả năng tiếp cận thị
trường của các hộ sản xuất nước mắm thơng qua phân tích chuỗi giá trị.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của dự
án Phân cấp giảm nghèo trong vấn đề nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của
các hộ sản xuất nước mắm huyện Lệ Thủy trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm nước mắm tại huyện
Lệ Thủy trước và sau khi có dự án nhằm tìm hiểu một số tác động chủ yếu của
dự án Phân cấp giảm nghèo đối với khả năng tiếp cận thị trường của các hộ sản
xuất nước mắm trên địa bàn huyện, cụ thể là hai xã: Ngư Thủy Nam và Ngư
Thủy Trung của huyện Lệ Thủy.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của dự
án đối với khả năng tiếp cận thị trường của các hộ sản xuất nước mắm trên địa
bàn huyện.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Điều tra các hộ sản xuất nước mắm được sự hỗ trợ
của dự án Phân cấp giảm nghèo cũng như các hộ thu gom tại hai xã: Ngư Thuỷ

Nam và Ngư Thủy Trung.

13


- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu, phân tích số liệu điều tra năm 2005
(trước khi có dự án) và năm 2009 (sau khi có dự án).
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp
Các số liệu và thơng tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Lệ Thủy, của xã Ngư Thủy Nam và Ngư Thủy Trung được thu thập từ các báo
cáo phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xã qua các năm; báo cáo quý, năm…
của dự án Phân cấp giảm nghèo; các tài liệu, sổ tay hướng dẫn thực hiện của
Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế và các tư liệu nghiên cứu hiện có về dự án
được đăng tải trên báo, tạp chí và internet…
Số liệu sơ cấp
Việc điều tra nguồn số liệu sơ cấp được tiến hành trên cơ sở khảo sát thực
tế, điều tra thu thập ý kiến của các ban ngành quản lý dự án trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình nói chung và xã Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung - huyện Lệ Thủy
nói riêng. Đồng thời điều tra các hộ dân trực tiếp hưởng lợi từ dự án.
Phương pháp chọn mẫu của cuộc điều tra là chọn mẫu ngẫu nhiên. Trên
cơ sở số hộ sản xuất nước mắm hưởng lợi trực tiếp từ dự án khoảng 137 hộ, tiến
hành chọn mẫu ngẫu nhiên và phỏng vấn, điền vào bảng câu hỏi điều tra 50 hộ,
gồm 25 hộ ở xã Ngư Thủy Nam và 15 hộ ở xã Ngư Thủy Trung. Đồng thời điều
tra mỗi xã 3 người thu gom, tiêu thụ sản phẩm, 4 đại lý gồm 3 đại lý trên địa bàn
huyện Lệ Thủy và 1 đại lý ở thành phố Đồng Hới.
4.2. Phương pháp phân tích chuỗi giá trị
Phương pháp chuỗi giá trị chủ yếu là một công cụ mô tả để xem xét các
tương tác giữa những người tham gia. Nó có những lợi thế khác nhau ở chỗ nó

buộc người phân tích xem xét cả các khía cạnh vi mơ và vĩ mơ trong các hoạt
động sản xuất và trao đổi.
Thứ nhất, ở mức độ cơ bản nhất, phân tích chuỗi giá trị lập sơ đồ một
cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán sản

14


phẩm. Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của những người tham gia, cơ
cấu lãi và chi phí, dịng hàng hóa trong chuỗi, đặc điểm việc làm, khối lượng và
điểm đến của hàng hóa.
Thứ hai là phân tích chuỗi giá trị có vai trị trung tâm trong việc xác định
sự phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi. Có nghĩa là phân
tích lợi nhuận và lợi nhuận biên trên một sản phẩm để xác định ai được hưởng
lợi nhờ tham gia chuỗi và những người tham gia nào có thể được hưởng lợi nhờ
được tổ chức và hỗ trợ nhiều hơn.
Thứ ba, phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc
nâng cấp trong chuỗi giá trị. Nâng cấp gồm cải thiện chất lượng và thiết kế sản
phẩm giúp nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc đa dạng hóa dịng sản
phẩm. Phân tích q trình nâng cấp gồm đánh giá khả năng sinh lời của các bên
tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về các rào cản đang tồn tại.
Cuối cùng phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trị của quản trị.
Quản trị trong chuỗi giá trị nói đến cơ cấu các mối quan hệ và cơ chế điều phối
tồn tại giữa các bên tham gia. Quản trị quan trọng từ góc độ chính sách thơng
qua xác định các sắp xếp về thể chế có thể cần nhắm tới để nâng cao năng lực,
điều chỉnh các sai lệch về phân phối và tăng giá trị gia tăng trong ngành.
4.3. Phương pháp phỏng vấn/tham khảo ý kiến các chuyên gia dự án/nhà SX
Phương pháp này thường được áp dụng nhiều trong đánh giá các vấn đề
có tính chất định tính, đồng thời trắc nghiệm lại các tính tốn và nhận định, làm
căn cứ cho việc đưa ra những kết luận có tính khoa học và thực tiễn.

Trong nghiên cứu này, các ý kiến được thu thập một cách rộng rãi bằng
việc phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia như Giám đốc, Phó giám đốc Ban
QLDA tỉnh, trưởng ban QLDA huyện, xã, cán bộ dự án tỉnh, huyện và chuyên
gia nghiên cứu chuỗi giá trị. Các ý kiến chuyên gia được sử dụng làm định
hướng phân tích, đánh giá và xây dựng các giải pháp.

15


PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Dự án phát triển nông thơn
1.1.1.1. Khái niệm dự án
Dự án là q trình biến ý tưởng thành hiện thực thông qua một chuỗi các
hành động, quy định, công việc nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể trong giới
hạn về thời gian và nguồn lực.
Theo Đỗ Kim Chung (2003): Dự án phát triển nông thơn là cụ thể hóa
một chương trình phát triển nơng thơn, nhằm bố trí sử dụng các nguồn lực khan
hiếm để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển về kinh tế, xã hội và môi
trường ở nông thôn, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu phát triển của cư dân nơng thơn.
Theo Hồng Mạnh Qn (2004): Dự án phát triển nông thôn là một dự án
để giải quyết một hoặc một số vấn đề của cộng đồng với sự tham gia tích cực
của nhiều lực lượng xã hội (bên trong và bên ngồi) nhằm mục đích cuối cùng là
tạo ra những chuyển biến xã hội theo hướng tích cực tại cộng đồng, thể hiện
bằng một chương trình hành động với những tiêu chí về tài chính và tài nguyên
đã được xác định trước.
1.1.1.2. Đặc điểm của dự án
Dự án phát triển khác với các loại dự án khác trên các phương diện:

- Về mục tiêu: Trong khi dự án đầu tư coi trọng mục tiêu kinh tế và lợi
nhuận thì dự án phát triển coi trọng các mục tiêu kinh tế, xã hội và mơi trường.
Do đó, hoạt động của dự án phát triển sẽ đưa đến sự phát triển (có thể là một
lĩnh vực sản xuất, một cộng đồng…) theo đúng nghĩa của nó.
- Các hoạt động của dự án phát triển mang tính lồng ghép và đa dạng hơn.
Hoạt động phát triển rất đa dạng về hình thức và hầu hết các dự án phát
triển đều là dự án mang tính tổng hợp: từ các dự án mang tính vật chất như phát
16


triển cơ sở hạ tầng đến các dự án phát triển hệ thống thiết chế xã hội cơ bản; xây
dựng năng lực quản lý; hệ thống tín dụng nơng thơn; xóa đói giảm nghèo; bảo vệ
và phát huy các bản sắc văn hóa... Mức độ đa dạng phụ thuộc vào mục tiêu,
phạm vi và bối cảnh thực hiện dự án.
- Các hoạt động của dự án phát triển thường chú trọng hoạt động nâng
cao năng lực cho cộng đồng, xây dựng hành động tập thể và tạo quyền cho
người dân.
- Về tổ chức thực hiện: Nếu trong dự án đầu tư có sự tách rời khá rõ giữa
chủ đầu tư và người thực hiện dự án thì trái lại trong dự án phát triển, nhất là dự
án phát triển nông thơn khơng có sự tách rời đó. Cộng đồng nơng thôn vừa là
người đầu tư vừa là người thực hiện và cũng là người hưởng lợi.
- Về cơ sở hình thành dự án phát triển: Dự án phát triển là điểm hội tụ
giữa ý chí, nhu cầu và khả năng của các bên. Đây là một điểm khác biệt cơ bản
giữa dự án phát triển với các loại dự án khác.
- Dự án phát triển thường được thực hiện ở vùng nông thôn, nhất là các
vùng sâu, vùng xa, những nơi có cơ sở hạ tầng rất yếu kém, trình độ dân trí thấp,
điều kiện kinh tế và khả năng đầu tư của người dân rất hạn chế, phong tục tập
quán ở nhiều nơi còn lạc hậu. Đây là một trong những khó khăn lớn của các dự
án phát triển.
- Hệ quả của dự án phát triển: Việc kết thúc một dự án phát triển là cơ sở,

tiền đề để hình thành dự án mới.
Mục tiêu của dự án phát triển là tạo ra sự thay đổi trong nhận thức và
hành động tập thể của cộng đồng. Do vậy các lực lượng bên trong và bên ngoài
cộng đồng quyết tâm thực hiện kế hoạch hành động nhằm mang lại một sự thay
đổi theo hướng tích cực. Điều này tất yếu dẫn đến sự nâng cao về năng lực và kỹ
năng tổ chức của cộng đồng, và nó sẽ tạo cơ sở cho hình thành dự án mới.
1.1.1.3. Phương pháp đánh giá tác động của dự án

17


Khi đánh giá dự án, người ta dùng phương pháp cơ bản của kinh tế là cho
một (hay một vài) yếu tố biến đổi trong khi các yếu tố khác không đổi. Để xem
xét tác động của một dự án tới sự phát triển nông thôn, thường áp dụng phương
pháp so sánh khi phân tích. Phương pháp phân tích so sánh này dùng để xem xét
mức độ biến đổi của các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường do dự án mang lại.
Việc phân tích so sánh được tiến hành theo các mức độ sau:
- So sánh trước và sau khi có dự án
So sánh tình hình ở vùng dự án sau khi có dự án và trước khi thực hiện dự
án là phương pháp phân tích cơ bản. Thực chất là so sánh lợi ích mà chúng ta thu
được ở vùng dự án sau khi có dự án so với tình hình trước khi có dự án.
- So sánh vùng có dự án và vùng khơng có dự án
Trong nhiều trường hợp, các điều kiện áp dụng không được thỏa mãn
như: dự án khơng cịn tài liệu kế hoạch ban đầu, công tác ghi chép ban đầu của
dự án khơng tốt… thì phương pháp trên khó được áp dụng thành công. Nhiều dự
án phát triển ở các vùng nơng thơn xa xơi, khó khăn, tình trạng thất lạc tài liệu,
số liệu trước khi có dự án là khá phổ biến. Để khắc phục khó khăn đó, người ta
áp dụng phương pháp so sánh vùng có dự án và vùng khơng có dự án. Sự sai
khác giữa vùng có dự án và vùng khơng có dự án thể hiện tác động của dự án.
Nếu ở phương pháp phân tích nói trên, trong khi so sánh, yếu tố thời gian là biến

đổi và yếu tố không gian là cố định thì ở phương pháp này, yếu tố thời gian là cố
định nhưng biến đổi về khơng gian. Điều đó có nghĩa là, số liệu so sánh phải
cùng thời điểm nhưng khác nhau về địa điểm giữa vùng có dự án và vùng chưa
có dự án. Vùng chưa có dự án là vùng phải có điều kiện về kinh tế tương tự như
vùng có dự án. Điều kiện tương tự bao gồm tự nhiên (đất đai), sản xuất (cơ cấu
cây trồng, vật nuôi…), điều kiện xã hội (tập quán sản xuất…). Vùng chưa có dự
án mang tính linh hoạt tùy theo phạm vi so sánh của “vùng dự án” (có thể là
vùng kinh tế lãnh thổ, một tỉnh, một huyện, một xã, một thơn, xóm, một cánh
đồng hay một nhóm nơng dân không tham gia vào dự án).

18


Phương pháp so sánh vùng có dự án và vùng khơng có dự án tốt hơn. Tuy
nhiên lại gặp khó khăn trong việc tìm ra vùng khơng có dự án nhưng lại có các
điều kiện về kinh tế tương tự như vùng có dự án. Chính vì vậy, trong đề tài này,
để đánh giá tác động của dự án tới khả năng tiếp cận thị trường của các hộ sản
xuất nước mắm, phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị nước mắm trước và sau
khi có dự án được sử dụng.
1.1.2. Một số vấn đề về chuỗi giá trị
1.1.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị
Ý tưởng về chuỗi giá trị hoàn toàn mang tính trực giác. Chuỗi giá trị nói
đến tất cả các hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ
lúc cịn là khái niệm, thơng qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân
phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Tiếp đó, một
chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo
ra giá trị tối đa trong tồn chuỗi.
Định nghĩa này có thể giải thích theo nghĩa hẹp hoặc rộng.
Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm tất cả các hoạt động thực hiện
trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có

thể gồm có: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu
vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi…Tất cả
những hoạt động này tạo thành một chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêu
dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng.
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến,
thương nhân, người cung cấp dịch vụ…) để biến một nguyên liệu thô thành
thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên
liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong
kinh doanh, lắp ráp, chế biến…
Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một
doanh nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối liên kết ngược và

19


xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất, được kết nối với người tiêu
dùng cuối cùng.
1.1.2.2. Mục tiêu của chuỗi giá trị
Phân tích chuỗi giá trị khá linh hoạt và chuỗi giá trị có thể được phân tích
từ góc độ của bất kì người nào trong số nhiều người tham gia vào chuỗi.
Với Michael Porter, ông đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh
giá xem một cơng ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong
mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Trong bối
cảnh này, chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm mà các doanh
nghiệp có thể dùng để tìm ra các lợi thế cạnh tranh của mình, bao gồm thiết kế
sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần, tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi
và dịch vụ hỗ trợ như lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt
động nghiên cứu… Do vậy, khái niệm chuỗi giá trị của Porter chỉ áp dụng trong
kinh doanh. Kết quả phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định

quản lý và chiến lược điều hành.
Gần đây nhất, khái niệm chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích tồn cầu
hóa (Gereffi and Korzeniewicz 1994; Kaplinsky 1999). Tài liệu này dùng khung
phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu cách thức mà các cơng ty và các quốc gia hội
nhập tồn cầu. Kaplinsky và Morris (2001) quan sát được rằng trong q trình
tồn cầu hóa, khoảng cách trong thu nhập giữa các nước tăng lên. Các tác giả
này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có thể giải thích vấn đề trên.
Phân tích chuỗi giá trị cũng có thể làm cơ sở cho việc hình thành các dự
án và chương trình hỗ trợ cho một hay một số chuỗi giá trị nhằm đạt được một
kết quả phát triển mong muốn, ví dụ: tăng lượng xuất khẩu, tạo tối đa việc làm,
mang lại lợi ích cho một nhóm người cụ thể trong xã hội, tận dụng các nguyên
liệu thô của địa phương hoặc tập trung lợi ích phát triển vào các khu vực khó
khăn của quốc gia.
Một xuất phát điểm và định hướng nữa của phân tích chuỗi giá trị là nâng
cao hiệu quả thị trường cho người nghèo. Mục tiêu cuối cùng của việc hoàn

20


thiện chuỗi giá trị cho người nghèo có hai khía cạnh. Thứ nhất là tăng số lượng
và giá trị sản phẩm mà người nghèo bán ra trong chuỗi giá trị. Điều này sẽ làm
tăng thu nhập thực tế của họ cũng như những người tham gia khác. Thứ hai là
giữ nguyên được thị phần của người nghèo trong ngành hoặc tăng lợi nhuận biên
trên một sản phẩm để họ không chỉ có thu nhập cao hơn mà tăng cả thu nhập
tương đối so với các bên tham gia khác trong chuỗi giá trị.
1.1.2.3. Nội dung phân tích chuỗi giá trị
Để hiểu được chuỗi giá trị, chúng ta có thể hình dung các mơ hình, bảng,
số liệu, biểu đồ và các hình thức tương tự để nắm được và hình dung được bản
chất.
Khơng có sơ đồ chuỗi giá trị nào hồn toàn toàn diện và bao gồm tất cả

mọi yếu tố. Một chuỗi giá trị có rất nhiều khía cạnh: dịng sản phẩm thực tế, số
tác nhân tham gia, giá trị tích lũy được… Vì vậy, việc chọn lựa đưa vào những
khía cạnh nào để phân tích là vấn đề hết sức quan trọng. Phân tích chuỗi giá trị
được tiến hành thông qua các bước:
Bước 1: Lập sơ đồ các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị
Nguyên tắc là cố gắng phân biệt được tối đa 6 - 7 quy trình chính mà
ngun liệu thơ ln chuyển qua trước khi đến giai đoạn cuối cùng. Các quy
trình cốt lõi này sẽ khác nhau, tùy thuộc vào tính chất của chuỗi: các sản phẩm
công nghiệp đi qua các giai đoạn khác với sản phẩm nông nghiệp hoặc dịch vụ.
Bước 2: Xác định những người tham gia chính vào các quy trình này
Khi các quy trình cốt yếu đã được lập sơ đồ, chúng ta có thể chuyển sang
những người tham gia. Làm thế nào để phân biệt giữa những người tham gia là
tùy thuộc vào mức độ phức tạp mà việc phân tích chuỗi giá trị muốn đạt được.
Cách phân biệt trực tiếp nhất là phân loại những người tham gia theo nghề
nghiệp chính của họ, ví dụ như những người thu mua, người sản xuất…
Bước 3: Lập sơ đồ dòng sản phẩm, thông tin và kiến thức
Lý do tồn tại của một chuỗi giá trị là hàng hóa, dịch vụ hoặc thông tin
được luân chuyển giữa những người tham gia khác nhau. Có nhiều luồng luân

21


chuyển trong suốt mỗi chuỗi giá trị. Chúng có thể hữu hình hoặc vơ hình: các
sản phẩm, hàng hóa, tiền, thông tin, dịch vụ… Lập sơ đồ các luồng này có thể
hồn tồn khơng khó khăn nếu nó dẫn tới các sản phẩm, ta chỉ việc theo các giai
đoạn mà một sản phẩm cụ thể trải qua từ lúc là nguyên liệu thô đến khi thành
phẩm. Các luồng khác vô hình như thơng tin hoặc tri thức khó thể hiện trên sơ
đồ hơn. Cần biết rằng những luồng này thường là hai chiều, ví dụ: một thương
lái cho người nơng dân biết các yêu cầu về sản phẩm, người nông dân cho
thương lái biết về khả năng cung cấp sản phẩm…

Bước 4: Xác định khối lượng sản phẩm, số người tham gia và số công việc
Một số phần trong sơ đồ chuỗi giá trị có thể lượng hóa. Ngồi các số liệu
về tài chính, một số yếu tố khác có thể định lượng như: khối lượng sản phẩm, số
người tham gia, số cơng việc. Mục đích của việc xác định được những yếu tố
này là để có cái nhìn tổng thể về quy mô của các kênh khác nhau trong chuỗi giá
trị.
Bước 5: Lập sơ đồ dòng luân chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ
Bắt đầu từ nơi bắt nguồn (ví dụ nơi trồng) và vẽ sự chuyển sản phẩm từ
thương lái trung gian đến người bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng.
Lập loại sơ đồ này cho phép ta biết được một khía cạnh của dịng ln chuyển
sản phẩm (khối lượng, lợi nhuận biên trên một sản phẩm, số người tham gia) và
thấy được sự khác biệt về địa phương hoặc vùng.
Bước 6: Xác định trên sơ đồ giá trị ở các cấp độ khác nhau của chuỗi giá trị
Một trong những yếu tố cơ bản của việc lập sơ đồ chuỗi giá trị là xác định
trên sơ đồ các giá trị về tiền trong suốt chuỗi giá trị. Giá trị là thứ có thể xác định
bằng nhiều cách. Cách mơ tả dịng tiền đơn giản nhất là nhìn vào các giá trị được
tạo thêm ở mỗi bước của cả chuỗi giá trị. Trừ khoản chênh lệch đi sẽ biết được
khái quát về khoản thu được ở mỗi giai đoạn khác nhau. Các thông số kinh tế
khác là doanh thu, cơ cấu chi phí, lãi và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư.
Bước 7: Xác định những mối quan hệ và liên kết giữa những người tham gia
trong chuỗi giá trị

22


Xác định mối liên kết giữa những người tham gia trong chuỗi giá trị bắt
đầu bằng tổng kết lại những người tham gia, phân tích xem họ có những loại
quan hệ nào. Các mối quan hệ có thể tồn tại giữa các bước của các quy trình
khác nhau (người sản xuất và thương nhân) và trong cùng một quy trình (nông
dân với nông dân).

Bước 8: Lập sơ đồ các dịch vụ kinh doanh cung cấp cho chuỗi giá trị
Một rủi ro tiềm ẩn của việc phân tích chuỗi giá trị là các môi trường xung
quanh chuỗi giá trị không được xem xét đến. Có thể tìm thấy các thơng tin quan
trọng trong các quy tắc và quy định chi phối chuỗi giá trị hoặc trong các dịch vụ
kinh doanh cung cấp cho chuỗi giá trị. Việc lập sơ đồ các dịch vụ này sẽ cho biết
tổng quát về tiềm năng can thiệp bên ngoài bản thân chuỗi giá trị.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tổng quan thị trường nước mắm
Nước mắm là một trong những mặt hàng chính của ngành thủy sản. Nó
tiêu thụ khoảng 40 - 60% tổng số cá đánh bắt và được chế biến khắp nơi trên
toàn quốc. Nghề làm nước mắm đã quen thuộc với người dân miền biển nhưng
để có loại nước mắm ngon, ăn một lần nhớ đời thì ít có người làm được.
Thế mạnh về chiều dài bờ biển khiến Việt Nam có rất nhiều cơ sở chế
biến nước mắm như: Phú Quốc, Thuận Hải, Phan Thiết, Khánh Hồ, Hải
Phịng… Những vùng khác nhau sẽ có những đặc trưng riêng về hương vị. Thế
nhưng nổi tiếng nhất vẫn là nước mắm Phú Quốc với độ đạm cao (36° - 40°),
mang vị dìu dịu, ngọt ngào quyến luyến và thơm lừng mùi cá cơm sóc tiêu đặc
sản, chỉ riêng Phú Quốc mới có.
Mỗi năm, người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng 200 triệu lít nước mắm.
Trong khi đó, theo báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ năm 2008 và những tháng
đầu năm 2009 của Hội nước mắm Phú Quốc thì tổng sản lượng nước mắm của
87 thành viên năm 2008 là khoảng 15 triệu lít. Đến hết tháng 10 năm 2009, tổng
sản lượng nước mắm chỉ đạt 7,9 triệu lít, giảm nhiều so với cùng kỳ. Hiệp hội
đang cảnh báo về nguy cơ mai một nghề làm nước mắm truyền thống ở Phú
Quốc do bị thiếu hụt nguyên liệu. Để sản xuất được khoảng 10 triệu lít nước

23


mắm mỗi năm, cần khoảng 150 đến 200 ngàn tấn cá cơm. Trong khi đó, tình

trạng khai thác tràn lan đang dẫn đến cạn kiệt nguồn nguyên liệu này, khiến các
nhà sản xuất nước mắm chỉ mua được 70% lượng cá cơm cần thiết cho sản xuất.
Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là thị trường nước
mắm Phú Quốc tiếp tục bị thả nổi với vô số hàng giả, hàng nhái và đủ thứ chất
lượng. Công tác quy hoạch, định hướng cho sự phát triển bền vững của nghề làm
nước mắm chưa được quan tâm đúng mức, giá trị sản phẩm truyền thống đang bị
đánh mất danh tiếng.
Nước mắm hiện đang được bán trên khắp thị trường đa phần là hàng giả
bởi sau khi nhập nước mắm cốt về, nhiều cơ sở đã pha thêm nước muối với tỉ lệ
1 - 2 mắm/10 muối. Chưa hết, để bảo quản được lâu và tạo màu sắc bắt mắt, rất
nhiều loại hoá chất độc hại đã được cho vào những sản phẩm này. Nghĩa là họ
nhập nước mắm từ nhiều nguồn như Phan Thiết, Nha Trang, Đà Nẵng… pha chế
thêm nguyên liệu (nước muối), đem đóng chai rồi tự do dán nhãn mác, nào là
Phú Quốc chính gốc, mắm cốt cá hồi, cốt cá chim trắng cao đạm… tung ra thị
trường.
Nước mắm Phú Quốc là thương hiệu nổi tiếng nhất và cũng là thương
hiệu bị làm giả, làm nhái nhiều nhất. Tại Thái Lan, Hồng Kơng cũng có "nước
mắm Phú Quốc". Đó là chưa kể nước mắm Phú Quốc được in chữ Thái,
Campuchia... bán trôi nổi trên thị trường nước ngoài. Tại châu Âu, thương hiệu
nước mắm Phú Quốc cũng bị tranh chấp, làm nhái... Trên thị trường nội địa, tình
trạng này cịn tệ hơn. Theo một cơng bố gần đây của Hiệp hội Nước mắm Phú
Quốc thì ước tính hàng năm, thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 180 - 200
triệu lít nước mắm nhãn hiệu Phú Quốc. Tuy nhiên, năng lực sản xuất của các
nhà thùng chính hiệu ở Phú Quốc chỉ đạt khoảng 10 - 12 triệu lít/năm tức là chỉ
có 5 - 10% nước mắm Phú Quốc là "xịn". Thông tin này thực sự gây choáng cho
người tiêu dùng, bởi nếu theo tỷ lệ này thì chắc chắn nước mắm là mặt hàng vơ
địch trong lĩnh vực bị làm giả, làm nhái hiện nay.

24



Và không chỉ những thương hiệu nước mắm nổi tiếng như Phú Quốc, Cát
Hải... bị làm nhái mà đó là tình trạng chung của cả "làng nước mắm Việt"!
Khơng những thế, các cơ sở sản xuất nước mắm không được vệ sinh khi
các thùng chứa lại có cơn trùng chết trong đó như thằn lằn, chuột, gián…Cịn nói
về việc tăng độ đạm, khơng riêng gì phân urê, người sản xuất nước mắm có thể
sử dụng những hố chất khác có nitơ. Thậm chí có những hố chất khác chỉ có
nitơ khơng, như đạm thực vật.
Nói tóm lại, tình hình sản xuất và tiêu thụ nước mắm hiện nay đang bị thả
lỏng. Hiện tại một số sản phẩm nổi tiếng, có chất lượng đã xuất được sang thị
trường châu Âu - một thị trường nổi tiếng khó tính. Vậy mà lại không thể mở
rộng thị trường trong nước được do nạn hàng giả, hàng nhái thương hiệu sản
phẩm tràn lan. Để hạn chế tình trạng trên, các Hiệp hội nước mắm đã thực hiện
rất nhiều biện pháp như di dời vào làng nghề tập trung và áp dụng chặt chẽ quy
định chỉ dẫn địa lý. Đây là giải pháp đúng đắn để giữ vững uy tín cho thương
hiệu đặc sản nổi tiếng này.
1.2.2. Thị trường nước mắm tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh có lợi thế trong việc sản xuất và chế biến nước
mắm do địa thế nằm ven biển. Tuy nhiên, sản lượng nước mắm chỉ chiếm
khoảng 0,31% tấn sản lượng nước mắm Bắc Trung Bộ và chiếm 0,18% tấn sản
lượng nước mắm toàn quốc. Nếu sử dụng đơn vị lít thì nước mắm Quảng Bình
chỉ chiếm 7,4% tổng sản lượng lít nước mắm Bắc Trung Bộ và chiếm 1,52%
tổng sản lượng lít nước mắm cả nước. Trong khi đó, chỉ một huyện đảo Phú
Quốc, sản lượng nước mắm đã chiếm khoảng 5% lít trong tổng sản lượng nước
mắm của cả nước.
Trên thực tế, trong quá trình sản xuất nước mắm, khâu pha chế là quan
trọng nhất vì nó quyết định đến chất lượng nước mắm. Ở một số địa phương như
Phú Quốc, Phan Thiết, Nha Trang… có được kĩ thuật pha chế tốt. Vì vậy chất
lượng nước mắm của họ cao. Thêm vào đó, truyền thống chế biến nước mắm lâu
đời (chẳng hạn nước mắm Phú Quốc có truyền thống 200 năm sản xuất) và khâu


25


×