XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I-MỤC TIÊU: Giúp HS
1-Kiến thức:
-Hiểu sự phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm và cách sử dụng hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng
Việt.
-Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.
2-Kĩ năng:
-Biết vận dụng hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt trong thực tiễn giao tiếp.
3-Thái độ :
-Lịch sự, trang trọng, thân mật trong giao tiếp.
II/- Trọng tâm: Thực hành những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
III/- Chuẩn bị:
- Giáo viên: bảng phụ, tham khảo tài liệu.
- HS: ôn lại lí thuyết và làm bài tập
IV/- Tiến trình lên lớp:
1- Ổn định lớp
2- Kiểm tra miệng:
? Khi giao tiếp cần tuân thủ điều gì?
? Nêu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại?
3- Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài Khác với tiếng
Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga…tiếng Việt có một
hệ thống các phương tiện xưng hô phong phú
đa dạng. Ví dụ: Cùng một người nhưng tuỳ
tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa
người nói và người nghe mà có những cách
xưng hô khác nhau: anh, em, tớ, tao….Vì vậy
việc sử dụng phương tiện xưng hô phải được
xét trong mối qua hệ với tình huống giao tiếp.
Khi phương tiện xưng hô của một ngôn ngữ
càng đa dạng phong phú thì mối quan hệ của
người nói với người nghe càng phức tạp tinh
tế, đòi hỏi người nói phải hết sức chú ý lựa
chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp. Để nắm
vững điều này chúng ta cùng tìm hiểu bài
“Xưng hô trong hội thoại”
Hoạt động 2: tìm hiểu từ ngữ xưng hô
? Em hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô?
? Trong tiếng việt từ loại nào thường dùng để
xưng hô? Gồm có những ngôi nào?
? So sánh với từ xưng hô của tiếng Anh với
tiếng Việt ?
+ Tiếng Anh: I, We
+ Tiếng việt: tôi, tao, chúng tôi, tụi tao …
I. LÍ THUYẾT .
1/- Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng
hô:
Số ít Số nhiều
Ngôi thứ 1 Tôi, tao,
ta, mình,
tớ
Chúng ta,
chúng tôi,
chúng tao
Ngôi thứ 2 Anh, chị,
em, cậu,
bạn, mày,
chú mày
Các anh, các
chị, mấy cậu,
các bạn
Ngôi thứ 3 Nó, họ,
hắn, y,
thị, lão,
ổng, bã
Chúng nó,
bọn họ, bọn
hắn, tụi nó
- Từ đó em có nhận xét gì về từ ngữ xưng hô
trong tiếng việt?
- Người xưng hô phụ thuộc vào tính chất nào?
? Ngoài cách xưng hô như vậy, người Việt còn
xưng hô bằng những cách nào nữa .
Hoạt động 3: luyện tập
Phân nhóm thảo luận, mỗi nhóm một
bài, cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung
góp ý
Bài 1 . Tìm các từ xưng hô khi giao tiếp ở lớp
học ?
Bài 2 . Các từ gạch chân sau do ai xưng hô với
ai , giải thích cách xưng hô đó ?
GV gợi ý
....Vợ gọi chồng. Đây là cách gọi theo vai con
.
Bài 3. Đoạn thơ :
Mình về nhớ Bác đường xuôi
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ người
Nhớ ông cụ mắt sắng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi là thường .
( Việt Bắc - Tố Hữu ).
Nối 1 _ b; 2_c; 3_a
2/- Xưng hô trong hội thoại là 1 hoạt động không
thể thiếu được . Tiếng Việt có hệ thống từ xưng hô
khá đa dạng và phong phú .
* Trong giao tiếp , người Việt có thể xưng hô bằng
các đại từ .
- Ngôi thứ nhất, thứ hai , thứ ba .
- Số : Số ít , số nhiều .
* Ngoài ra .....
+ Các từ chỉ quan hệ gia đình : Ông Bà, Cô Dì, Chú
bác, Anh chị em ....
+ Các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ : Thủ trưởng,
Bác sĩ , Giáo sư...
+ Các từ chỉ quan hệ xã hội : Bạn, Tôi , Tớ ...
- Bạn bè thân mật thường xuyên xưng hô bằng tên
Ví dụ :
+ Trang còn nhớ chùm ổi này không ?
3/- Các từ xưng hô trong Tiếng Việt có quy ước xử
dụng chặt chẽ .Khi giao tiếp cần chú ý lựa chọn từ
xưng hô thích hợp . Xưng hô không đúng , dễ bị coi
là vô lễ, thiếu văn hóa.
II - LUYỆN TẬP .
Bài 1
+ Bạn bè xưng hô : bạn - tớ , cậu - tớ , bạn - mình
( xưng hô bằng tên riêng ).
+ Xưng hô với thầy, cô giáo :
Thầy - em, cô - em .
Bài 2 .
a, Chị Dậu rón rén bưng một bát cháo lớn đến chỗ
chồng nằm :
- Thầy em , hãy cố gắng ngồi dậy húp tí cháo cho
đỡ xót ruột ( Tắt Đèn - Ngô Tất Tố ).
b, Bà Hai bỗng lại cất tiếng :
- Thầy nó ngủ rồi ư ? Dậy tôi bảo cái này đã
( Làng - Kim Lân )
Bài 3.
+ Cách xưng hô ( Bác, Người, Ông cụ ) giống nhau
ở điểm nào ?
A. Hồ Chủ Tịch với tư cách là một công dân .
+ Thể hiện sự thành kính đối với Hồ Chủ Tịch .
b, Sự khác nhau về sắc thái biểu cảm của các từ
ngữ trên ?
Hãy nối các ô cho phù hợp với ý nghĩa của từng
cách xưng hô :
A B
1. Bác a.Thành kính, bình
dân, mộc mạc.
2. Người b.Thành kính, thân
thiết, ruột thịt.
3. Ông cụ c.Thành kính, thiêng
liêng, cao quý.