Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Một số giải pháp xây dựng quy trình quản lí chất lượng thi công bê tông đầm lăn RCC khu vực miền Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 117 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian dài nỗ lực thực hiện, Luận văn Thạc sĩ: “Một số giải pháp xây dựng
quy trình quản lý chất lượng thi cơng bê tơng đầm lăn – RCC khu vực miền Trung”
đến nay đã được hồn thành.
Kết quả có được đó là nhờ sự quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi của Nhà trường
Đại học Thủy lợi, tận tình giảng dạy của các thầy cô giáo, quan tâm tạo mọi điều kiện
của Công ty CP Xây dựng Phú Minh, Công ty CP đầu tư HD, Công ty CDM Smith
Inc, - (USA), giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp, quan tâm động viên khích lệ của gia
đình và đặc biệt là nhờ sự tận tình hướng dẫn chỉ bảo sâu sát trong suốt quá trình Tác
giả thực hiện luận văn của Thầy giáo hướng dẫn – PGS. TS. Trịnh Công Vấn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Nhà trường Đại học Thủy lợi, các thầy
cô giáo, bạn bè và các đồng nghiệp, đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Trịnh
Công Vấn về sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình sâu sắc của Thầy.
Tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các Phòng, Ban và Lãnh đạo Cơ Sở 2 –
Trường Đại Học Thủy Lợi đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện luận văn này.
Do điều kiện thời gian có hạn nên trong khn khổ của luận văn không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự giúp đỡ chân thành của các thầy cô, các
anh chị, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
TP, HCM, ngày 25 tháng 06 năm 2015
TÁC GIẢ

An Đình Nhã

i


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một


nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu khác (nếu
có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định
Tác giả Luận văn

An Đình Nhã


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
I.

Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 1

II.

Mục tiêu và phạm vi của đề tài...................................................................... 3

III. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
IV.

Kết quả đạt được của luận văn..................................................................... 3

CHƯƠNG 1
1.1

TỔNG QUAN CÔNG TÁC THI CƠNG BÊ TƠNG ĐẦM LĂN.......4

Tổng quan về Bê tơng đầm lăn (RCC).......................................................... 4


1.1.1

Khái niệm về RCC.....................................................................................4

1.1.2

Thành phần cấp phối RCC.........................................................................7

1.1.3

Các yếu tố quyết định đến chất lượng của RCC......................................10

1.2

Các tài liệu phục vụ công tác quản lý chất lượng RCC tại Việt Nam......11

CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG RCC TẠI
MIỀN TRUNG VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THI CƠNG BÊ TÔNG RCC............................................................ 13
2.1

Đặc điểm tự nhiên và dân sinh kinh tế, xã hội........................................... 13

2.1.1

Vị trí địa lý..............................................................................................13

2.1.2


Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên..........................................15

2.2

Tình hình xây dựng các đập bê tông đầm lăn tại khu vực miền Trung và
những vấn đề tồn tại..................................................................................... 20

2.2.1Tình hình xây dựng các đập bệtông đầm lăn tại miền Trung..................20
2.2.2

Những tồn tại liên quan đến công tác khảo sát và thiết kế.......................23

2.2.3

Những tồn tại liên quan đến công tác chuẩn bị vật liệu...........................26

2.2.4

Những tồn tại liên quan đến công tác thi công.........................................26

2.2.5

Những tồn tại liên quan đến công tác duy tu bảo dưỡng..........................29

2.3

Đánh giá về công tác quản lý chất lượng thi công RCC tại miền Trung 34

2.3.1


Tiêu chuẩn, quy phạm về thiết kế, thi công và nghiệm thu chất lượng thi
công RCC................................................................................................34

2.3.2

Nhân lực và thiết bị thi cơng....................................................................34

2.4

Giải pháp xây dựng quy trình Quản lý chất lượng thi công bê tông RCC
..


..........................................................................................................................35
2.4.1 Quy trình xây dựng đập bê tơng đầm lăn................................................. 36
2.4.2

Những giải pháp nhằm hồn thiện quy trình để nâng cao chất lượng......37

CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
RCC TẠI MIỀN TRUNG VIỆT NAM........................................................................ 46
3.1

Các yêu cầu về vật liệu sản xuất RCC và vật liệu trong kết cấu RCC.....47

3.1.1

Xi măng...................................................................................................47


3.1.2

Phụ gia.....................................................................................................48

3.1.3

Nước cho RCC........................................................................................50

3.1.4

Cát cho RCC............................................................................................50

3.1.5

Đá dăm cho RCC.....................................................................................51

3.2

Cấp phối RCC và vữa liên kết..................................................................... 52

3.2.1

Nguyên tắc chung thiết kế lựa chọn thành phần cấp phối RCC:..............52

3.2.2

Các dữ kiện cần biết khi thiết kế cấp phối RCC......................................52

3.2.3


Thí nghiệm RCC tại hiện trường [1] [2] [3].............................................53

3.3

Thiết bị thi công RCC.................................................................................. 61

3.3.1

Trạm trộn RCC........................................................................................61

3.3.2

Thiết bị rải - san RCC..............................................................................68

3.3.3

Thiết bị đầm RCC....................................................................................69

3.3.4

Thiết bị cắt khe (dùng khi thi RCC thông khoang)..................................69

3.3.5

Thiết bị hỗ trợ..........................................................................................70

3.4

Chuẩn bị nền................................................................................................. 70


3.5

Công tác thi công RCC................................................................................ 71

3.5.1

Công tác chuẩn bị....................................................................................71

3.5.2

Vận hành trạm trộn..................................................................................73

3.5.3

Vận chuyển hỗn hợp RCC.......................................................................75

3.5.4

Đổ, san, rải hỗn hợp RCC........................................................................75

3.5.5

Đầm hỗn hợp RCC..................................................................................77

3.5.6

Thi công lớp bê tông biến thái (làm giàu) – GEVR.................................78

3.6


Bảo dưỡng RCC........................................................................................... 80

3.7

Thi công RCC trong điều kiện khí hậu đặc biệt........................................ 82

3.7.1

Thi cơng trong điều kiện có mưa.............................................................82


3.7.2
3.8

Thi cơng trong điều kiện nắng nóng – đặc trưng của khu vực Miền
Trung 82

Các khe nối.................................................................................................... 83

3.8.1

Thi công khe co giãn...............................................................................83

3.8.2

Khe thi công............................................................................................85

3.9


Các hành lang và các chỗ trống theo thiết kế............................................. 86

3.10 Cốt pha cho khối RCC đập.......................................................................... 86
3.11 Các sai lệch so với thiết kế........................................................................... 87
3.12 Kiểm tra và nghiệm thu RCC..................................................................... 88
3.12.1 Tổng quan................................................................................................88
3.12.2 Kiểm tra chất lượng vật liệu....................................................................88
3.12.3 Kiểm tra chất lượng thi công RCC..........................................................91
3.12.4 Nghiệm thu RCC.....................................................................................97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 100


MỞ ĐẦU
I.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển

mạnh mẽ nhờ vào chính sánh mở cửa của Nhà nước. Nhiều cơng trình lớn đang được
xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng như các cơng trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện.
Các dự án bê tông hố đường nơng thơn cũng cần hàng ngàn km đường cần trải mặt.
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế, Tập đoàn điện lực Việt
Nam (EVN) đã lập các dự án xây dựng mới nhiều nhà máy Thuỷ điện, đồng thời
chính phủ cũng có những cơ chế chính sách để khuyến khích đầu tư các dự án Thủy
điện từ khu vực tư nhân.
Các công trình này đều địi hỏi thời gian thi cơng ngắn, năng suất thi công lớn
hơn nhiều so với trước đây nên giải pháp xây dựng đập dâng bằng bê tông trọng lực
thi công bằng công nghệ đầm lăn RCC đã được đề nghị lựa chọn.
Cơng trình xây dựng bằng Bê tông đầm lăn (RCC) tại nước ta ngày càng phát

triển và tỏ rõ những ưu điểm so với Bê tông thường (CVC). Tuy nhiên tiêu chuẩn yêu
cầu kỹ thuật, phương pháp thử cho hỗn hợp bê tông và bê tông chưa đáp ứng được yêu
cầu khi ứng dụng các công nghệ mới như công nghệ thi công RCC nên hiện tại vẫn
phải dùng tiêu chuẩn nước ngoài.
Tiêu chuẩn về nghiệm thu các sản phẩm bê tơng cốt thép nói chung và RCC
còn thiếu về số lượng và chưa đồng bộ. Chính vì vậy mỗi cơng trình có RCC lại sử
dụng một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật riêng, thậm chí một cơng trình lại sử dụng
nhiều tiêu chuẩn khác nhau của các nước khác nhau, dẫn tới không đồng bộ, khó có
thể so sánh đánh giá cũng như kiểm sốt chất lượng cơng trình. Chính vì nhưng lý do
đó mà trong q trình thi cơng xây dựng các cơng trình có sử dụng cơng nghệ thi cơng
RCC đã xảy ra rất nhiều sự cố cơng trình, gây hoang mang trong dư luận cũng như là
hao tốn nguồn lực của Chủ đầu tư và toàn xã hội.
Những vấn đề tồn tại trong q trình thi cơng RCC tại miền trung hiện nay chủ
yếu là:

6


(i) Vấn đề thấm, nứt và chất lượng các khe thi công của đập RCC: đập RCC là đập bê
tông nghèo phụ gia liên kết (xi măng), do là đập bê tơng khối lớn nên có lượng thủy
hóa của Xi măng lớn, bên cạnh đó việc thi cơng chủ yếu bằng cơ giới, dẫn đến cơng
tác xử lý thấm khó khăn hơn rất nhiều so với đập bằng CVC, hậu quả của những đập
khi bị thấm (vượt quá cho phép) là rất lớn, từ kinh tế cho đến chính trị xã hội. (sự cố
thấm qua đập của Thủyđiện Sông tranh 2 tỉnh Quảng Nam; Thủyđiện Bình Điền (TT.
Huế) sau khi xây dựng xong cũng xuất hiện các vết nứt bê tông ở mái đập hạ lưu, chạy
dài từ trên đỉnh xuống dưới chân đập; sự cố xì nước tại Thủy điện Sê San 4…) [13];
(ii)

Dung trọng bê tông: do đập RCC thường là đập bê tông trọng lực, nên nếu không


đảm bảo dung trọng RCC sẽ dẫn đến mất ổn định đập theo các điều kiện ổn định về trượt
- lật và hậu quả khi xảy ra với đập là khơng lường trước được. Do đó việc đảm bảo dung
trọng RCC theo đúng yêu cầu là vô cùng quan trọng, việc này cần phải tuân thủ từ giai
đoạn thiết kế thành phần cấp phối bê tơng đến q trình thi công RCC;
(iii)

Chất lượng thi công lớp bê tông biến thái (GEVR): một trong những nguyên nhân

gây ra hiện tượng thấm qua đập RCC là chất lượng thi công lớp bê tơng biến thái, đặc
biệt với các cơng trình sử dụng lớp biến thái làm kết cấu chống thấm;

Hình 0.1: Sự cố tại Thủy Điện Sông Tranh 2 – Quảng Nam
(iv)

Khống chế nhiệt độ trong RCC: đập RCC là đập bê tông khối lớn, mặt khác nhiệt

độ khu vực Miền trung Việt Nam cao nhất cả nước, do đó cơng tác khống chế nhiệt độ
trong RCC là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của đập RCC
cũng như sự ổn định hoạt động sau này của đập.


Trong tất cả các công đoạn thi công Bê tông đầm lăn, thì cơng đoạn nào cũng có
những yếu tố tác động ảnh hưởng đến chất lượng của RCC, chính vì vậy việc đảm
bảo chất lượng cho cơng tác thi cơng Bê tơng đầm lăn là một q trình quản lý đòi hỏi
đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định về chất lượng. Do đó, việc xây dựng quy trình
quản lý chất lượng của q trình thi cơng Bê tơng đầm lăn của cả nước nói chung và
đặc biệt là các tỉnh Miền trung nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết. Với lý do
đó, học viên đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp xây dựng quy trình quản lý
chất lượng thi cơng bê tơng đầm lăn – RCC khu vực miền Trung” để thực hiện luận
văn tốt nghiệp cao học.

II.

Mục tiêu và phạm vi của đề tài

Mục tiêu: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phục vụ xây dựng quy trình
quản lý chất lượng công tác thi công bê tông đầm lăn RCC cho các cơng trình Thủy
lợi – Thủy điện tại miền Trung.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung cho đối tượng nghiên cứu là đập
RCC tại khu vực Miền trung Việt Nam.
III. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp thống kê – phân tích hiện trạng sau đó đề xuất xây dựng
quy trình quản lý chất lượng trong thi công bê tông đầm lăn.
- Tham vấn ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm trong thi cơng bê tơng đầm lăn.
IV. Kết quả đạt được của luận văn
- Đánh giá được hiện trạng thi công bê tông đầm lăn các cơng trình thủy lợi, thủy điện ở
Việt nam và miền Trung; phân tích các vấn đề cịn tồn tại trong quy trình quản lý chất
lượng cơng tác thi cơng Bê tông đầm lăn.
- Đề xuất một số giải pháp xây dựng quy trình quản lý chất lượng trong cơng tác thi
công Bê tông đầm lăn.
- Xây dựng yêu cầu kỹ thuật điển hình cho các cơng trình Thủy lợi – Thủy điện khu vực
miền Trung sử dụng công nghệ thi công bê tông đầm lăn – RCC


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÔNG TÁC THI CÔNG BÊ TÔNG ĐẦM
LĂN
1.1 Tổng quan về Bê tông đầm lăn (RCC)
1.1.1 Khái niệm về RCC
Bê tông đầm lăn (RCC) là loại bê tơng khơng có độ sụt, được tạo thành bởi hỗn hợp
bao gồm cốt liệu nhỏ (cát thiên nhiên hoặc cát nghiền), cốt liệu lớn (đá dăm), chất kết
dính (xi măng, phụ gia khống hoạt tính nghiền mịn), nước, phụ gia đầy, phụ gia hóa

học. Sau khi trộn đều vận chuyển, san rải hỗn hợp được đầm chặt theo yêu cầu của
thiết kế bằng thiết bị đầm lăn. Tuy nhiên sự khác biệt cơ bản giữa bê tông đầm lăn và
bê tông thông thường là ở công nghệ thi công. Bảng 1.1 thống kê một số đập vịm
trọng lực thi cơng bằng công nghệ bê tông đầm lăn RCC.
Bảng 1.1: Một số cơng trình đập vịm trọng lực bằng RCC trên thế giới [15]
Kích thước Khối lượng Cấp phối
Tên đập

Dung tích
Cao
Nước (m3x106)
(m)

Langshan

China

Liangsanping China

Dài

RCC Tổng

XM

(m) (m3x103) (m3x103)

33

41


4000

35

33

3

3

Pozzolan

(kg/m3) (kg/m3)

Knellpoort

South
Africa

137

50

200

45

59


61

142 (F)

Wolwedans

South
Africa

24

70

268

180

210

58

136 (F)

Maoeryan

China

33

35


Xibingxi

China

9

64

93

25

33

80
79

120 (F)
105

Hongpo

China

3

55

244


71

77

54

99 (F)

Longshou
N°1

China

13

80

258

187

210

96
58

109 (F)
113


Xiaqiao

China

49

68

213

172

226


Maduhe

China

2463

99

Gomal Zam Pakistan St.1:1065, 133
St.2:1424

231

390


474

91

91 (F)

Changuinola Panama
1

347

105

595

884

910

70
65

145 (F)
150

Portugues

USA

20


67

375

300

320

114

51 (F)

Kotanli II

Turkey

20

60

201

240

247

85

130 (N)


Công nghệ thi công RCC là một sự kết hợp giữa hai công nghệ thi công là: Công nghệ
thi công bê tông thường CVC (nước, Xi măng, cốt liệu, phụ gia...) và Công nghệ thi
công đất (vận chuyển, rải san, đầm).
Bê tông CVC được thi công theo chiều đứng với các khối riêng biệt và sự phát triển
theo chiều cao của các khối đổ không phụ thuộc vào các khối đổ bên cạnh. Ngược lại,
RCC được thi công từng lớp theo chiều ngang trên diện tích lớn nhất có thể được,
giống như thi công đắp đất.
Về cơ bản, các vật liệu sử dụng cho RCC cũng tương tự như các vật liệu cho bê tông
CVC nhưng vật liệu của RCC có tỷ lệ Xi măng thấp và cốt liệu thơ có thể lớn hơn rất
nhiều so với của bê tơng CVC. Hỗn hợp RCC được trộn trong các máy trộn mẻ hoặc
máy trộn liên tục có năng suất cao, được vận chuyển bằng xe tải hoặc băng truyền đến
khối đổ, được san, rải thành lớp bằng máy ủi trước khi đầm. Sau khi được san thành
lớp, hỗn hợp RCC được đầm chặt bằng các máy đầm lăn bánh thép trơn có rung.
Chính vì sự kết hợp trên mà RCC có những ưu điểm vượt trội so với Bê tông CVC
truyền thống như sau:
Giá thành: Do được cơ giới hóa và giảm lượng lượng xi măng sử dụng mà giá thành
thi công RCC rẻ hơn rất nhiều đối với bê tông CVC. Giá thành của RCC rẻ bằng
khoảng 15% đến 50% bê tơng thường. Sự chênh lệch gía thành này phụ thuộc vào giá
thành cốt liệu và vật liệu kết dính, tính phức tạp của cơng tác đổ, và tồn bộ số lượng
bê tông cần phải đổ.


Bảng 1.2: So sánh tính kinh tế của các loại đập (1.000.000 USD) [17]
Tên đập

Giá dự toán Giá đập RCC

Liễu kê


17.3

39.1

Galesville

14.7

15.3

17.3

Monksville

18.1

20.5

33.6

Upperstillwater

75.9

25.1

14.1
12.7

25.6


17

82

60.6

Thi công nhanh: Công nghệ thi công RCC được cơ giới hóa nên tạo điều kiện cho
cơng tác đổ gần như liên tục và tạo ra tốc độ thi công nhanh. Tốc độ thi công này rút
ngắn đáng kể thời gian thi công, đặc biệt là những kết cấu bê tơng khối lớn, có mặt
bằng thi cơng rộng.
Nhanh chóng đưa cơng trình vào vận hành khai thác: Do thời gian thi cơng ở các
dự án RCC lớn có thể giảm đi được vài tháng tới vài năm. Nên có thể giảm được các
chi phí quản lý trong q trình thi cơng, đồng thời nhanh chóng đưa cơng trình vào
khai thác sử dụng.
Giảm nhiệt thuỷ hố: Cơng nghệ RCC cho xây dựng các cơng trình khối lớn giúp
giảm nhiệt thuỷ hố nhờ giảm được lượng dùng xi măng vì vậy giảm được nguy cơ
nứt khối do ứng suất nhiệt.
Ơ nhiễm mơi trường: nhờ giảm lượng dùng xi măng trong RCC và có thể thay thế
một phần xi măng bằng phụ gia khống giúp giảm mức tiêu hao năng lượng, giảm ơ
nhiễm môi trường do ngành công nghiệp sản xuất xi măng gây nên. Hơn nữa việc có
thể tận dụng phế thải tro than, cho phép giải quyết xử lý phế thải công nghiệp đang
gây ô nhiễm môi trường.
Thuận lợi cho bố trí cơng trình cũng như giảm bớt cơng trình tạm (đê qy, cơng trình
dẫn dịng) trong các dự án Thủy lợi, Thủy điện: Cũng như đập bê tông CVC, đập tràn
RCC được nối liền với đập chính. Sơ đồ bố trí điển hình cho phép lưu lượng xả qua
đỉnh đập xuống mặt hạ lưu. Tuy nhiên, đập tràn trong đập đắp thường được thi công ở
một trong hai vai đập hoặc ở một yên ngựa nào đó. Đập đắp có đập tràn và lỗ xả tách
biệt khỏi đập và nói chung tốn kém hơn so với đập RCC có cả đập tràn và các lỗ xả
nằm trong đập. Kích thước chiều rộng đáy của đập RCC ngắn hơn so với kích thước

chiều rộng đáy đập đắp, do đó làm giảm kích thước cũng như chiều dài của đường
ống xả,


đường ống áp lực cho các cơng trình xả và nhà máy điện và cũng làm giảm giá thành
chuẩn bị nền. Ngồi ra nó cũng giúp giảm thiểu chiều dài cơng trình dẫn dịng và đê
qy.

Hình 1.1: Dây truyền cơng nghệ thi công bê tông đầm lăn RCC
1.1.2 Thành phần cấp phối RCC
Cấp phối điển hình của RCC gồm có: Cát, đá, XM, Phụ gia khống, phụ gia hóa học
và nước.
Ví dụ về cấp phối RCC của Cơng trình Thủy điện Hương điền (TT. Huế); Cơng trình
Thủy điện Đăk mi 4 (Quảng Nam) và Cơng trình Thủy điện Trung Sơn tham khảo sau
đây:
• Cơng trình Thủy điện Đăk mi 4 (Quảng Nam) [3]:
• Xi măng (sơng Gianh): 95 kg
• Puzolan (Sơn Tịnh): 125kg
• Tổng chất kết dính: 220kg
• Nước: 125 lít
• Phụ gia ninh kết chậm (GP 12): 2.2lít
• Cốt liệu:
• Đá dăm 19mm< D< 50mm: 682.3kg (tì lệ: 31%)
• Đá dăm 4.75< D< 19mm: 726.3kg (tỉ lệ: 33%)
• Cát xay 0< D < 4.75mm: 788.7 kg (tỉ lệ: 36%)
• Cơng trình Thủy điện Trung Sơn (Thanh Hóa) [19]:
Bảng 1.3: Cấp phối RCC do Cơ quan thiết kế kiến nghị
Thành phần cấp phối 1m3 RCC dùng tro bay
Phụ gia khoáng Nước(kg) Đá dăm, (kg)



PC40 –
Hoàng Mai
(kg)

KL,
(kg)

Loại

Phụ gia
NKC
(kg)

60

140

Tro
bay-CC

1,4

Cát
nghiền
(kg)

5025

2512,5


12,54,75

799

443

400

461

120

Thành phần cấp phối 1m3 RCC dùng Puzzolan
Phụ
Phụ gia khống
Đá dăm, (kg)
Cát
gia
Nước(kg) nghiền 50KL,
2512,5NKC
Loại
(kg)
(kg)
25
12,5
4,75
(kg)
Puzzolan 110
2,0

145
804
403
508
390
TS

PC40 –
Hồng
Mai (kg)
90

Ghi chú:
+ Tro bay-CC: Tro bay Phả Lại tuyển ướt do Công ty CP Sông Đà 12-Cao Cường cung
cấp.
+ Puzzolan – TS: Puzzolan Nghĩa Đàn do công ty CP Sông Đà - Trường Sơn cung cấp.
Bảng 1.4: Thành phần cấp phối RCC của Cơng trình thủy điện Hương điền [1]
XM PC40

Phụ gia
khống

Đá dăm (kg)
Cát
6337.5

SG KĐ
kg

kg


90
90

37.519

Kg

19-5
Kg

700

398

569

455

704

401

573

459

KM
Kg


Nước

IDIC
O
Kg

100

Lit/100
CKD

TM2
GP6
5
lít
135

100

Phụ gia
NKC

%
1.14

135

0.6
1.9


1.0

a. Chất kết
dính
• Xi măng
Xi măng dùng cho bê tơng đầm lăn có thể sử dụng loại poóc lăng (PC). Ðối với RCC
cho mặt đường có thể dùng các loại xi măng thông thường như các dạng xi măng dùng
cho kết cấu thơng thường khác.
• Phụ gia khoáng
Phụ gia khoáng được phân thành 03 loại theo ASTM C 618 – 12 như sau:
+ Loại F: Chủ yếu là tro bay nhiệt điện;


+ Loại N: Chủ yếu là phụ gia khoáng thiên nhiên có hoặc khơng qua xử lý nhiệt;


+ Loại C: Chủ yếu là tro bay chứa một hàm lượng lớn CaO (tro bay đốt từ than
nâu).
b. Cốt liệu
• Cốt liệu lớn
+ Cốt liệu lớn chiếm khối lượng lớn nhất trong tất cả các thành phần tạo thành
hỗn hợp bê tông đầm lăn. Theo tài liệu EM 1110 - 2 – 2006 của Hiệp hội kỹ sư quan
đội Mỹ thì thể tích đặc của cốt liệu lớn trong 1m3 bê tông đầm lăn dao động trong
khoảng 0,45m3 cho đá dăm Dmax = 19mm; 0,49m3 cho đá dăm Dmax = 50 mm và
0,57m3 cho đá dăm Dmax = 75mm;
+ Sử dụng cốt liệu lớn cho RCC có kích thước hạt lớn nhất Dmax từ 20 mm
đến 150 mm tùy theo yêu cầu của thiết kế và phù hợp với trình độ cũng như thiết bị thi
cơng.
+ Có thể tham khảo thành phần hạt lý tưởng của cốt liệu lớn cho RCC trong Bảng
1.1.

Bảng 1.5: Thành phần lý tưởng của cốt liệu lớn cho RCC
Cỡ sàng
(mm)

% lọt sàng
Từ 4,75 mm đến 75
mm

Từ 4,75 mm đến 50
mm

Từ 4,75 mm đến 19 mm

75

100

-

-

63

88

-

-

50


76

100

-

37,5

61

81

-

25,0

44

58

-

19,0

33

44

100


12,5

21

28

63

9,5

14

18

41

4,75

-

-

-

• Cốt liệu nhỏ
+ Có thể sử dụng cát tự nhiên hoặc cát nghiền hay hỗn hợp cát tự nhiên và cát
nghiền. Thường sử dụng cát có mơ đun độ lớn > 2,0;



+ Mô đun độ lớn của cốt liệu nhỏ (cát) dùng cho RCC Mđl = 2,1 ÷ 2,75.


c. Nước
Nước dùng để trộn RCC, súc rửa hoặc bảo dưỡng RCC, chế biến cốt liệu RCC phải
sạch, khơng có chứa dầu mỡ, muối, kiềm, phù sa, chất hữu cơ và chất khác làm ảnh
hưởng xấu đến bê tông như sét, bùn... Độ đục của nước không vượt quá 0,2%. Độ ẩm
của cốt liệu cũng được xem như là nước pha trộn. Nước trộn bê tông đầm lăn tuân thủ
TCXDVN 302:2004: Nước trộn bê tơng và vữa.
d. Phụ gia hóa học
Các cơng trình RCC thường sử dụng các loại phụ gia: Phụ gia dẻo hoá-giảm nước,
giảm nước và kéo dài thời gian đông kết và một số loại phụ gia cuốn khí. Trên thực tế,
việc sử dụng phụ gia dẻo hố và dẻo hố chậm đơng kết làm tăng tính dễ thi công lu
lèn và kéo dài thời gian thi cơng làm cho khả năng bám dính và độ chống thấm vùng
tiếp giáp giữa các lớp bê tông được tăng lên.
Tùy theo nhu cầu sử dụng của từng loại công trình cụ thể mà Phụ gia hóa học có được
đưa vào sử dụng hay không, trong trường hợp sử dụng thì phải tn thủ theo tiêu
chuẩn TCXDVN325:2004: Phụ gia hóa học cho bê tông – Yêu cầu kỹ thuật và phương
pháp thử.
1.1.3 Các yếu tố quyết định đến chất lượng của RCC
Có rất nhiều yếu tố quyết định đến chất lượng của RCC như:
- Công tác khảo sát, thiết kế kết cấu bê tông sử dụng công nghệ RCC.
- Vật liệu sử dụng (cát, đá, XM, phụ gia hóa, phụ gia khống...).
- Quy trình kiểm sốt chất lượng thi cơng RCC (từ kiểm soát chất lượng vật liệu đầu
vào; tổ chức phân chia khối đổ; tổ chức nhịp nhàng dây truyền vận chuyển - rải - san đầm; theo dõi, bảo dưỡng sau khi thi công...).
- Biện pháp khống chế nhiệt độ trong q trình thi cơng RCC.
- Thành phần cấp phối RCC, lựa chọn các loại vật liệu khác nhau với tỷ lệ khác nhau
cũng ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng của RCC như tính tăng nhiệt, tính chống thấm,
khả năng chịu nén, chịu kéo ...
- Công tác huấn luyện cho các cán bộ, công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản

xuất RCC.


1.2 Các tài liệu phục vụ công tác quản lý chất lượng RCC tại Việt Nam
Hiện nay có các tài liệu (tham khảo) sau đây thường dùng cho công tác quản lý chất
lượng RCC tại Việt Nam:
TCVN 6260 : 2009, Xi măng pooc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 2682 : 1999, Xi măng pooc lăng - Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 6067 : 2004, Xi măng pooc lăng bền sunfat - Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 4316 : 2007, Xi măng pooc lăng xỉ lò cao - Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 4033 : 1995, Xi măng pooc lăng puzơlan - Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 3116 : 1993, Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ chống thấm nước;
TCVN 3118 : 1992, Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén;
TCVN 3118 : 1993, Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ hút nước;
TCVN 7570 : 2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 7573 1 20 : 2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp
thử; TCVN 5592 : 2007, Bê tông nặng – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên;
TCVN 1771 : 1987, Đá dăm và sỏi dùng trong xây dựng, yêu cầu kỹ
thuật; TCXDVN 302 : 2004, Nước trộn bê tông và vữa;
TCXDVN 325 : 2004, Phụ gia hóa học cho bê tơng – u cầu kỹ thuật và phương
pháp thử;
TCXDVN 349 : 2005, Cát nghiền cho bê tông và vữa;
TCXDVN 376 : 2006, Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp xác định thời gian
đông kết;
TCXDVN 395 :2007, Phụ gia khống cho bê tơng đầm lăn;
TCVN 4453 : 1998, Kết cấu bê tông và bê tơng cốt thép tồn khối – Quy phạm thi
cơng và nghiệm thu;
TCVN 5592 : 1991, Bảo dưỡng bê tông – Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 8218 : 2009, Bê tông thủy công – Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 8219 : 2009, Hỗn hợp bê tông thủy công và bê tông thủy công – Phương

pháp thử;
TCVN 8228 : 2009, Hỗn hợp bê tông thủy công – Yêu cầu kỹ thuật;
ASTM C 618 - 12, Standard Specification for Coal fly Ash and Row or Calined
Natural Pozzolan for Use in Concrete;


EM – 1110 – 2 – 2006, Engineering and Design – Roller – Compacted Concrete.
ASTM C33 – Sand Specification
KSTM C33
Công nghệ thi công Bê tông đầm lăn (RCC) tại nước ta ngày càng phát triển và tỏ rõ
những ưu điểm so với Bê tông thường (CVC). Trước đây các tiêu chuẩn Việt Nam về
xi măng bê tơng nói chung xây dựng chủ yếu dựa vào hệ thống tiêu chuẩn của Liên Xô
cũ. Từ năm 1990 đến nay, các tiêu chuẩn được xây dựng và soát xét, ban hành theo xu
hướng phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn ISO và tiêu chuẩn Mỹ ASTM (trong lĩnh vực
thử nghiệm vật liệu). Hiện hệ thống tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam có khoảng
1.300 tiêu chuẩn (TCVN, TCXD, TCXDVN), trong đó trên 50 tiêu chuẩn quy định về
yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử cho các chủng loại xi măng, cốt liệu, phụ gia hóa
học, phụ gia khống hiện được sản xuất cũng như tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và
khoảng 15 tiêu chuẩn quyđịnh về sản phẩm bê tông. Tuy nhiên tiêu chuẩn yêu cầu kỹ
thuật, phương pháp thử cho hỗn hợp bê tông và bê tông chưa đáp ứng được yêu cầu khi
ứng dụng các công nghệ mới như công nghệ thi công RCC nên hiện tại vẫn phải dùng
tiêu chuẩn nước ngoài.
Tiêu chuẩn về nghiệm thu các sản phẩm bê tơng cốt thép nói chung và RCC cịn thiếu
về số lượng và chưa đồng bộ. Chính vì vậy mỗi cơng trình có RCC lại sử dụng một hệ
thống tiêu chuẩn kỹ thuật riêng, thậm chí một cơng trình lại sử dụng nhiều tiêu chuẩn
khác nhau của các nước khác nhau, dẫn tới khơng đồng bộ, khó có thể so sánh đánh
giá cũng như kiểm sốt chất lượng cơng trình. Chính vì nhưng lý do đó mà trong q
trình thi cơng xây dựng các cơng trình có sử dụng công nghệ thi công RCC đã xảy ra rất
nhiều sự cố cơng trình, gây hoang mang trong dư luận cũng như là hao tốn nguồn lực
của Chủ đầu tư và toàn xã hội.



CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
RCC TẠI MIỀN TRUNG VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CƠNG BÊ TƠNG RCC
2.1 Đặc điểm tự nhiên và dân sinh kinh tế, xã hội
2.1.1 Vị trí địa lý
Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có diện tích tự nhiên 90.790 km2 chiếm
28% diện tích tự nhiên cả nước và chia làm 2 tiểu vùng:
Bắc Trung Bộ Việt Nam gồm có 6 tỉnh: Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Vùng Bắc Trung Bộ có tính chất chuyển tiếp giữa các
vùng kinh tế phía Bắc và các vùng kinh tế phía Nam. Phía Tây là sườn Đơng Trường
Sơn, giáp nước Lào có đường biên giới dài 1.294 km với các cửa khẩu Quan Hoá,
Lang Chánh (Thanh Hoá), Kỳ Sơn (Nghệ An), Hương Sơn (Hà Tĩnh), Lao Bảo
(Quảng Trị).

Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng Bắc Trung Bộ


Tạo điều kiện giao lưu kinh tế với Lào và các nước Đơng Nam á trên lục địa; Phía
Đơng hướng ra biển Đông với tuyến đường bộ ven biển dài 700 km, với nhiều hải sản
và có nhiều cảng nước sâu có thể hình thành các cảng biển. Vùng có nơi hẹp nhất là
Quảng Bình (50km), nằm trên trục giao thông xuyên Việt là điều kiện thuận lợi giao
lưu kinh tế với các tỉnh phía Bắc và phía Nam.
Duyên hải miền Trung gồm 8 tỉnh thành theo thứtựBắc -Nam: Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hồ, Ninh Thuận, Bình Thuận. Dun hải
miền Trung có phía Bắc là đèo Hải Vân, điểm cuối của dãy Trường Sơn Bắc, giáp với
Bắc Trung Bộ; phía Tây là dãy Trường Sơn Nam với hệ thống cao nguyên đất đỏ
bazan, giáp với Lào và Tây Ngun, phía Đơng là biển Đơng với hai quần đảo Hồng
Sa và Trường Sa có thềm lục địa và biển sâu tạo điều kiện phát triển các cảng quốc tế;

phía Nam giáp với Đơng Nam Bộ.

Hình 2.2: Bản đồ hiện trạng Duyên Hải Nam Trung Bộ
Bắc Trung Bộ và dun hải miền Trung có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông
Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng
Nai và


Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đơng giáp Biển Đơng; phía Tây giáp Tây Ngun.
Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ
biển phía Đơng, vùng có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam
(khoảng 50km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Địa hình:
- Địa hình Bắc Trung Bộ và dun hải miền Trung có độ cao thấp dần từ khu vực miền

núi xuống đồi gị trung du, xi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển
rồi ra đến các đảo ven bờ.
- Bắc Trung Bộ nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, mà sườn Đơng đổ xuống Vịnh Bắc

Bộ, có độ dốc khá lớn. Lãnh thổ có bề ngang hẹp, địa hình chia cắt phức tạp bởi các
con sơng và dãy núi đâm ra biển, như dãy Hoàng Mai (Nghệ An), dãy Hồng Lĩnh (Hà
Tĩnh)... sơng Mã (Thanh Hố), sơng Cả (Nghệ An), sơng Nhật Lệ (Quảng Bình)... Cấu
trúc địa hình gồm các cồn cát, dải cát ven biển, tiếp theo là các dải đồng bằng nhỏ hẹp,
cuối cùng phía Tây là trung du, miền núi thuộc dải Trường Sơn Bắc. Nhìn chung địa
hình Bắc Trung Bộ phức tạp, đại bộ phận lãnh thổ là núi, đồi, hướng ra biển, có độ
dốc, nước chảy xiết, thường hay gây lũ lụt bất ngờ gây khó khăn cho sản xuất và đời
sống nhân dân.
- Duyên hải miền Trung thuộc khu vực cận giáp biển. Địa hình ở đây bao gồm
đồng bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo hường Đơng - Tây (trung bình 40

- 50km), hạn hẹp hơn so với Bắc Trung Bộ và Tây Ngun. Có hệ thống sơng ngòi ngắn
và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp. Các miền đồng bằng
có diện tích khơng lớn do các dãy núi phía Tây trải dọc theo hướng Nam tiến dần ra
sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích lại. Đồng bằng chủ yếu do sơng và biển bồi
đắp, khi hình thành nên thường bám sát theo các chân núi.
- Ảnh hưởng của địa hình tới các điều kiện xây dựng đập: địa hình với các lũng
sơng cũng rất phức tạp, do vùng núi và trung du rất dốc, ít có những thung lũng có khả
năng tạo thành các hồ chứa có dung tích lớn, đồng thời cũng ít gặp các vị trí hẹp, cân
đối để có thể ngăn sơng với đập ngắn và bố trí tràn xả lũ một cách dễ dàng và ít tốn
kém.
b. Về khí hậu:


- Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất

trong cả nước. Hàng năm thường xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ, gió Lào, hạn hán,
mà nguyên nhân cơ bản là do vị trí, cấu trúc địa hình tạo ra. Vùng này cũng chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đơng Bắc lạnh, tuy nhiên không nhiều như ở Bắc Bộ. Điều kiện
khí hậu của vùng gây khó khăn cho sản xuất đặc biệt là sản xuất nơng nghiệp.
-Tuy nhiên, khí hậuở đây cũng thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng
vùng nhiệt đới có năng suất cao nếu có đủ nước tưới và bảo đảm điều hòa các yếu tố
nước – đất – cây trồng và thời vụ, nhiều nơi có thể trồng 2 ÷ 3 vụ cây hàng năm trong
năm và gần như có thể trồng trọt quanh năm trừ thời gian ngắn trong mùa bão lụt. Ảnh
hưởng bất lợi đối với cây trồng ít gặp hơn ở các vùng miền Bắc. Năng suất cây trồng
trên 1 ha dễ dàng đạt trên 10 tấn thóc/năm, trên 1,5 tấn cà phê/năm, trên 80 ÷ 100 tấn
mía/vụ … Việc đầu tư cho các Cơng trình Thủy lợi, Thủy điện có cao hơn nhưng chắc
chắn sẽ được bồi hoàn bằng sự tăng trưởng của nền sản xuất nông nghiệp, phát triển
nông thơn và điện khí hóa đất nước.
c. Điều kiện mưa và dịng chảy:
Các dịng sơng lớn ở miền Trung chủ yếu được bắt nguồn từ dãy Trường Sơn và đổ ra

biển Đông.
- Sông Mã: Bắt nguồn từ Điện Biên, cháy qua Sơn La, Sầm Nưa (Lào) rồi về địa phận
Thanh Hóa theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, cùng với phụ lưu sông Chu tạo thành hệ
thống sông Mã, bồi đắp đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Miền Trung Việt
Nam và thứ 3 ở Việt Nam.
- Sông Lam: Bắt nguồn từ Nậm Căn (Lào), dài 513 km, chảy qua Nghệ An theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam, đổ ra biển Đơng tạicửa Hội.
- Sơng Ba (cịn gọi là Đà Rằng): Bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Linh (Kon Tum), dài 300
km, diện tích lưu vực là 13.000 km², chảy qua Gia Lai và Phú Yên rồi đổ ra biển Đông
qua cửa Đà Diễn.
- Sông Thạch Hãn: Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, dài 155 km, diện tích lưu vực gần
3000 km², hợp thành bởi 2 con sông chính là sơng Quảng Trị và sơng Cam Lộ rồi đổ
ra biển Đông qua cửa Việt.
- Sông Ngàn Sâu: Bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, dài 131 km, chảy qua địa bàn giáp
ranh của 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, là chi lưu chính của sơng La.


- Sông Trà Khúc: Bắt nguồn từ núi Đắc Tơ Rơn, dài 120 km, là hợp nước của 4 dịng
sơng (sơng Rhe, sơng Xà Lị, sơng Rinh, sơng Tang), đổ ra biển Đông qua cửa Đại.
- Sông Bến Hải: Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, dài 100 km, chảy dọc theo vĩ tuyến 17°
Bắc từ Tây sang Đông rồi đổ ra biển Đông qua cửa Tùng.
- Sông Thu Bồn: Bắt nguồn từ núi Ngọc Linh (giáp giới hai tỉnh Quảng Nam và Kon
Tum), dài 95 km, chảy trên địa phận tỉnh Quảng Nam.
- Sông Gianh: Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, dài 90 km, chảy trên địa phận tỉnh Quảng
Bình rồi đổ ra Biển Đông qua cửa Gianh.
- Sông Nhật Lệ: Bắt nguồn từ núi U Bò (dãy núi Trường Sơn), dài 85 km, chảy qua địa
phận tỉnh Quảng Bình rồi đổ ra Biển Đông qua cửa Nhật Lệ.
- Sông Hương (còn gọi là Hương Giang): Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, dài 30
km đoạn từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An, chảy qua thành phố Huế ở tỉnh Thừa
Thiên- Huế sau đó hợp lưu với dịng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng.

Các lưu vực biến đổi rất lớn từ phía Bắc vao phía Nam, Lượng mưa năm từ 3000mm ở
Quảng Nam đến dưới 1000mm ở Bình Thuận, lại tập trung 75 ÷ 80% vào 3 tháng mùa
mưa, cịn lại 9 tháng là mùa khơ hạn kéo dài. Dòng chảy lưu vực cũng biến động lớn
theo vùng và theo thời gian. Moduyn dịng chảy bình qn nhiều năm biến đổi từ 75 ÷
80 l/s – km2 ở các sơng A Vương – Tam Kỳ, xuống cịn xấp xỉ 10l/s – km2 ở sông Ba
tại Đồng Cam, và chỉ cịn 4l/s – km2 ơ suối Hành Nam Khánh Hịa. Sự biến đổi của
modyn dòng chảy kiệt càng mãnh liệt hơn, từ 20l/s – km2 đến 0,1l l/s- km2.
Dòng chảy lũ cũng cực kỳ phức tạp: cường suất lũ trên các sông rất lớn, và rất khác
nhau: từ 10cm/giờ (sông Cái – Phan Rang) đến 50cm-100cm/giờ (Trà Khúc – Quảng
Ngãi). Moduyn lũ rất lớn so với các lưu vực ở miền Bắc, trên 15m3/s – km2. Tổng
lượng lũ cũng rất lớn, có lưu vực tổng lượng lũ trong một trận lũ lớn hơn tổng lượng
nước đến trung bình nhiều năm! Các trận lũ năm 2009 ở vùng này đã góp phần làm rõ
tình hình đó. Những đặc điểm dị thường trên có ảnh hưởng lớn đến đời sống dân cư và
quy mơ kích thước các cơng trình Thủy lợi, Thủy điện nhất là đối với hồ chức nước,
đập ngăn sông và cơng trình tràn xả lũ, cả các vấn đề dẫn dịng thi cơng xây dựng cơng
trình cũng như trong quá trình quản lý khai thác đảm bảo hiệu quả và an toàn hồ đập.
Nhờ nguồn nước đến dồi dào và độ dốc lịng sơng lớn mà làm nổi bật nên tiềm năng
thủy điện khá dồi dào của khu vực miền trung của Việt Nam.


d. Tài nguyên khoáng sản:
- Tài nguyên khoảng sản của vùng khá phong phú và đa dạng. So với cả nước, Bắc

Trung Bộ và duyên hải miền Trung chiếm 100% trữ lượng crômit, 20% trữ lượng sắt,
44% trữ lượng đá vơi xi măng. Các khống sản có giá trị kinh tế trong vùng gồm:
+ Đá vôi xây dựng 37,5 tỷ tấn có ở hầu hết các tỉnh.
+ Quặng sắt 552,22 triệu tấn chủ yếu là ở mỏ Thạch Khê.
+ Cát thuỷ tinh 573,2 m3, có nhiều ở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
- Huế.


+ Sét làm gạch, ngói 3,09 tỷ tấn có ở các tỉnh trong vùng
+ Đá vơi xi măng 172,83 triệu tấn, có nhiều ở Thanh Hố, Nghệ An.
+ Titan 2,32 triệu tấn có nhiều ở Quảng Trị.
+ Đá cát két 200 triệu tấn có ở Nghệ An và một số nơi khác.
+ Nhôm Trên 100 nghìn tấn có ở Nghệ An.
+ Crơmit 2.022 nghìn tấn ở Thanh Hố.
+ Ngồi ra cịn một số khống sản khác như đá ốp lát, cao lanh,...
- Puzolan và phụ gia khác được khai thác và sử dụng từ nhiều nơi khác nhau

như: bazan Nơng Cống (Thanh Hố), bazan Phủ Quỳ (Nghệ An), bazan Núi Voi
(Quảng Ngãi), Trà Bá, KBang (Gia Lai), tuf Sông Cầu (Phú Yên), bazan núi Thơm,
v.v...
Bảng 2.1: Đặc điểm một số loại puzolan ở miền trung Việt Nam
STT Nơi lấy mẫu Loại nguồn gốc
1

Nơng Cống
(Thanh
Hố)

2

Nghĩa Đàn
(Nghệ An)

Bazan bọt chưa
bị phong hoá
( N2-QI )
Bazan bọt bán
phong hoá

( N2: QI )

Thành phần hố học (%) Hoạt tính
MgCaO/g.pg
SiO2: 45,26; CaO: 10,2;
Al2O3: 15,6; MgO: 6,5;
Fe2O3: 11,3; Na2O: 2,28;
K2O: 0,75; SO3: 0,11; MKN:
3,47
SiO2: 45; Al2O3: 14,48;
MgO: 7,04; Fe2O3: 12,6;
Na2O: 3,04; K2O: 1,13; SO3:
0,12; TiO2: 3,49; MKN: 6,5

70: 80


×