Tải bản đầy đủ (.docx) (161 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đô thị hóa đến khả năng tiêu thoát nước của hệ thống thoát nước khu vực Thanh Xuân Bắc Trung Văn lưu vực tả sông Nhuệ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 161 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đơ thị hóa đến khả năng tiêu thoát nước của hệ
thống thoát nước khu vực Thanh Xuân Bắc – Trung Văn lưu vực tả sơng Nhuệ Hà
Nội” đã được hồn thành tại Trường Đại học Thủy lợi với sự nỗ lực của bản thân và
sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, của các đồng
nghiệp và bạn bè. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học
Thủy lợi đã truyền đạt kiến thức, phương pháp nghiên cứu trong q trình học tập,
cơng tác. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Văn Chín, người hướng
dẫn khoa học trực tiếp đã tận tình hướng dẫn tác giả hồn thành luận văn này. Xin
chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong Khoa Kỹ thuật Tài nguyên
nước, các thầy giáo cô giáo các bộ môn – Trường Đại học Thủy lợi.
Cuối cùng, tác giả xin cảm tạ tấm lịng của những người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã tin tưởng động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt q trình học
tập và hồn thành luận văn này. Quá trình làm luận văn đã giúp tác giả hệ thống lại
kiến thức đã được học và đồng thời biết cách áp dụng lý thuyết vào thực tế, phát triển
các kỹ năng trong việc nghiên cứu khoa học ứng dụng. Đây là luận văn có sử dụng tài
liệu thực tế về hệ thống thoát nước và vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học. Mặc dù
đã cố gắng nhưng trong luận văn, tác giả vẫn chưa thể giải quyết hết các trường hợp có
thể xảy ra, giới hạn nghiên cứu còn hạn hẹp. Bên cạnh đó trong q trình tính tốn và
lựa chọn phương án thiết kế, do còn hạn chế về kiến thức và hiểu biết thực tế nên
trong luận văn này không tránh khỏi những sai sót. Do đó, tác giả kính mong nhận
được sự thơng cảm, chỉ bảo, góp ý chân tình của các thầy cơ giáo, giúp cho luận văn
được hồn chỉnh hơn. Từ đó kiến thức chun mơn cũngđược hồn thiện và nâng
cao. Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Tác giả


Phạm Tuấn Đức
i


LỜI CAM ĐOAN
Tên tác giả: Phạm Tuấn Đức
Học viên cao học: CH20CTN
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Văn Chín
Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đơ thị
hóa đến khả năng tiêu thoát nước của hệ thống thoát nước khu vực Thanh Xuân
Bắc – Trung Văn lưu vực tả sông Nhuệ Hà Nội”.
Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn được làm dựa trên số liệu, tư liệu thu thập
được từ nguồn thực tế…để tính tốn ra các kết quả, từ đó mơ phỏng đánh giá đưa ra
nhận xét. Tác giả không sao chép bất kỳ một luận văn hoặc một đề tài nghiên cứu nào
trước đó.
Hà nội, ngày tháng

năm 2016

Tác giả

Phạm Tuấn Đức


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ.............................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.................................................................................. 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 2

4. Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.................................................................. 2
4.1. Cách tiếp cận............................................................................................................. 2
4.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................4
1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đơ thị hóa đến khả năng làm việc của
hệ thống thoát nước trên thế giới................................................................................... 4
1.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khả năng làm việc của hệ thống thoát
nước trên thế giới............................................................................................................. 4
1.1.1.1. Biến đổi khí hậu................................................................................................ 4
1.1.1.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khả năng làm việc của hệ thống thoát
nước trên thế giới..............................................................................................5
1.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến khả năng làm việc của hệ thống thốt nước
trên thế giới.................................................................................................................... 8
1.1.2.1. Đơ thị hóa trên thế giới.....................................................................................8
1.1.2.2. Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến khả năng làm việc của hệ thống thoát nước
trên thế giới.....................................................................................................11
1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đơ thịhóa đến khả năng làm việc của
hệ thống thoát nước ở Việt Nam.................................................................................. 12
1.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khả năng làm việc của hệ thống thốt
nước ở Việt Nam.......................................................................................................... 12
1.2.2 Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến khả năng làm việc của hệ thống thốt nước ở Việt
Nam............................................................................................................................. 15


1.2.2.1. Đơ thị hóa ở Việt Nam.....................................................................................15

1.2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của đơ thị hóa đến vấn đền tiêu thốt nước ở Việt Nam17

CHƯƠNG II: CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................19
2.1. Cách tiếp cận........................................................................................................ 19
2.2. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đơ thị hóa..................19
2.3. Mơ hình SWMM................................................................................................... 19
2.3.1 Giới thiệu về mơ hình......................................................................................... 19
2.3.2 Khả năng của phần mềm SWMM:...................................................................... 20
2.3.3. Cơ sở lý thuyết của mơ hình SWMM................................................................ 21
2.3.3.1. Tính tốn lượng mưa hiệu quả........................................................................21
2.3.3.2. Tính tốn thấm, lượng thấm............................................................................22
2.3.3.3. Tính tốn dịng chảy mặt.................................................................................24
2.3.4. Dữ liệu đầu vào mơ hình mưa SWMM.............................................................. 25
2.3.4.1. Dữ liệu đầu vào...............................................................................................25
2.3.4.2. Hiện trạng tuyến cống.....................................................................................25
2.3.4.3. Lượng mưa......................................................................................................25
CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐƠ THỊ HĨA ĐẾN
KHẢ NĂNG TIÊU THỐT NƯỚC CỦA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC KHU VỰC
THANH XUÂN BẮC – TRUNG VĂN, LƯU VỰC TẢ SƠNG NHUỆ.....................28
3.1. Mơ tả khu vực Thanh Xuân Bắc - Trung Văn........................................................ 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 28
3.1.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................28
3.1.1.2. Địa lý, địa hình và địa mạo..............................................................................28
3.1.1.3. Khí tượng.........................................................................................................29

3.1.1.3.Thủy văn, sơng ngịi.........................................................................................32
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và phương hướng phát triển kinh tế xã hội.................. 34
3.1.2.1. Dân cư..............................................................................................................34
3.1.2.2. Tình hình sử dụng đất của khu vực Thanh Xuân Bắc - Trung Văn..................34
3.1.2.3. Phương hướng phát triển kinh tế, xã hội trong vùng........................................35

3.1.3. Hiện trạng hệ thống thoát nước khu vực Thanh Xuân Bắc - Trung Văn.............39
3.1.3.1. Hiện trạng hệ thống thoát nước........................................................................39


3.1.3.2. Tình trạng ngập úng trong vùng.......................................................................40
3.1.3.3. Nguyên nhân gây ngập úng..............................................................................42
3.1.3.4. Cơng tác quản lý, duy tu, duy trì, điều hành hệ thống thốt nước....................43
3.2. Mơ phỏng hệ thống thoát nước khu vực Thanh Xuân Bắc – Trung Văn lưu vực tả

sơng Nhuệ.................................................................................................................... 44
3.2.1. Tính tốn, lựa chọn mơ hình mưa thiết kế......................................................... 44
3.2.1.1 Tần suất mưa....................................................................................................44
3.2.1.3 Mơ hình mưa thiết kế.......................................................................................45
3.2.2 Xây dựng mơ hình SWMM................................................................................ 46
3.2.2.1 Điều kiện ban đầu của mơ hình:.......................................................................46
3.2.2.2 Điều kiện biên của mơ hình.............................................................................46
3.2.2.3 Mơ phỏng lưu vực thốt nước.......................................................................... 48
3.3. Sửa lỗi và hiệu chỉnh mơ hình.....................................................................................52
3.4. Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khả năng tiêu thốt nước của hệ

thống thoát nước khu vực Thanh Xuân Bắc – Trung Văn........................................... 56
3.5. Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến khả năng tiêu thốt nước của hệ thống

thoát nước khu vực Thanh Xuân Bắc – Trung Văn......................................................57
3.6. Tính tốn dự báo u cầu thốt nước của khu vực để ứng phó với biến đổi khí hậu

và đơ thị hóa................................................................................................................58
3.6.1. Tính tốn, lựa chọn mơ hình mưa thiết kế......................................................... 58
3.6.1.1 Tần suất mưa....................................................................................................58
3.6.1.2 Xây dựng đường quan hệ DDF........................................................................59

3.6.1.3 Mơ hình mưa thiết kế.......................................................................................59
3.6.2 Kết quả mơ phỏng............................................................................................... 60
CHƯƠNG IV:ĐỀXUẤT CÁC BIỆN PHÁP CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆTHỐNG
THOÁT NƯỚC KHU VỰC THANH XUÂN BẮC – TRUNG VĂN.........................65
4.1. Giải pháp quy hoạch hệ thống thoát nước............................................................. 65
4.2. Giải pháp cơng trình, cải tạo, nâng cấp hệ thống thốt nước................................67
4.2.1 Đề xuất phương án cải tạo.................................................................................. 67
4.2.2. Mô phỏng phương án đề xuất............................................................................ 68
4.3. Tổ chức, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.................................................. 68


4.3.1 Giải pháp tổ chức................................................................................................ 68
4.3.2 Giải pháp quản lý vận hành hệ thống thoát nước................................................ 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 74
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 76
Phụ lục 1: Kết quả mô phỏng bằng mơ hình SWMM ứng với trận mưa 24h max tần
suất 5 năm.................................................................................................................... 76
Phụ lục 2: Kết quả mô phỏng bằng mơ hình SWMM ứng với trận mưa 24h max tần
suất 5 năm có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đơ thị hóa....................................... 96
Phụ lục 3: Kết quả mơ phỏng bằng mơ hình SWMM ứng với trận mưa 24h max tần
suất 5 năm có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đơ thị hóa, ứng với phương án cải
tạo hệ thống thoát nước khu vực................................................................................ 116
Phụlục 4: Trắc dọc một sốtuyến cống...................................................................... 134


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1 Xu thế biến đổi lượng mưa 5 ngày lớn nhất năm tại trạm Hà Đơng............14
Hình 3.1: Bản đồ khu vực Thanh Xn Bắc - Trung Văn lưu vực tả sơng Nhuệ Hà Nội
.......................................................................................................................................28

Hình 3.2: Đường Trung Văn bị úng ngập khi có mưa..................................................41
Hình 3.3: Khu vực xung quanh đường Lương Thế Vinh bị ngập.................................41
Hình 3.4: Đường và khu dân cư Phùng Khoang bị ngâp nặng khi mưa.......................42
Hình 3.5: Đường Tố Hữu bị ngập nặng ảnh hưởng đến giao thơng đi lại của người dân
.......................................................................................................................................42
Hình 3.6: Mơ hình mưa thiết kế trận mưa 3h max, tần suất 5 năm..............................45
Hình 3.7: Mơ hình mưa thiết kế trận mưa 24h max, tần suất 5 năm............................46
Hình 3.8: Khai báo các thơng số mặc định trong SWMM...........................................50
Hình 3.9: Các thơng số cơ bản trong SWMM.............................................................51
Hình 3.10: Sơ đồ mơ phỏng khu vực nghiên cứu........................................................52
Hình 3.11: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch
bản phát thải trung bình B2.........................................................................................57
Hình 3.12: Mơ hình mưa thiết kế trận mưa 24h max, tần suất 5 năm có xét tới ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu..........................................................................................60
Hình 3.13: Kết quả mơ phỏng khu vực nghiên cứu.....................................................63
Hình PL 4.1: Trắc dọc tuyến cống đường Trung Văn (đoạn 1)..................................134
Hình PL 4.2: Trắc dọc tuyến cống đường Trung Văn (đoạn 2)..................................134
Hình PL 4.3: Trắc dọc tuyến cống Lương Thế Vinh..................................................135
Hình PL 4.4: Trắc dọc tuyến cống đường Tố Hữu.....................................................135
Hình PL 5.5: Trắc dọc tuyến cống phố Nguyễn Quý Đức.........................................136


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tỉ lệ dân số thành thị ở trên thế giới..............................................................9
Bảng 1.2: Tỉ lệ dân số thành thị ở các nước phát triển...................................................9
Bảng 1.3: Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng
khí hậu của Việt Nam..................................................................................................13
Bảng 2.1: Thống kê lượng mưa tại trạm Hà Đông.......................................................26
Bảng 3.1: Nhiệt độ trung bình tháng tại Hà Nội (0C)...................................................29
Bảng 3.2: Độ ẩm tương đối trung bình tháng tại một số trạm khí tượng ( %).............29

Bảng 3.3: Lượng bốc hơi trung bình tháng tại một số trạm khí tượng (mm)...............30
Bảng 3.4: Thống kê lượng mưa tại trạm Hà Đông.......................................................30
Bảng 3.5: Một số đặc trưng mực nước sông Hồng thời kỳ 1956-2010........................33
Bảng 3.6: Lượng mưa tương ứng với tần suất tính tốn..............................................44
Bảng 3.7: Giá trị các tham số của đường DDF............................................................45
Bảng 3.7a: Số liệu mực nước trên cống Hà Đông........................................................47
Bảng 3.7b: Bảng tổng hợp lưu lượng từ khu vực Mễ Trì Thượng, Mễ Trì Hạ chảy vào
.......................................................................................................................................48
Bảng 3.8: Thống kê diện tích các tiểu khu..................................................................48
Bảng 3.9: Thống kê các nút ngập với trận mưa 24h max, tần suất 5 năm....................52
Bảng 3.10: Thống kê các tuyến cống ngập với trận mưa 24h max, tần suất 5 năm.....54
Bảng 3.11: Thống kê các tiểu khu xảy ra hiện tượng úng ngập với trận mưa 24h max,
tần suất 5 năm..............................................................................................................55
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến tính chất bề mặt thốt nước......................58
Bảng 3.13: Lượng mưa dự báo đến năm 2030 do ảnh hưởng của biến đổi khi hậu
tương ứng với tần suất tính tốn..................................................................................58
Bảng 3.14: Giá trị các tham số của đường DDF..........................................................59
Bảng 3.15: Thống kê các nút ngập với trận mưa 24h max, tần suất 5 năm ứng với q
trình biến đổi khí hậu và đơ thị hóa.............................................................................60


Bảng 3.16: Thống kê các tuyến cống ngập với trận mưa 24h max, tần suất 5 năm ứng
với quá trình biến đổi khí hậu và đơ thị hóa................................................................62
Bảng 3.17: Thống kê các tiểu khu xảy ra hiện tượng úng ngập với trận mưa 24h max,
tần suất 5 năm theo kịch bản BĐKH và ảnh hưởng của đơ thị hóa đến năm 2030......63
Bảng 4.4: Thống kê các tuyến cống đề xuất cải tạo, nâng cấp.....................................67


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.

Khu vực phường Thanh Xuân Bắc, xã Trung Văn lưu vực tả sông Nhuệ là khu vực
đang trong q trình đơ thị hóa mạnh, nhiều khu đô thị mới đang được xây dựng và hồn
thiện như khu đơ thị mới Trung Văn, khu đô thị mới Phùng Khoang… kéo theo mật độ
dân số tăng nhanh đột biến đòi hỏi hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đó có hệ thống thốt
nước phải được cải tạo và nâng cấp để kịp thời phục vụ đời sống dân sinh hiệu quả.
Hệ thống thoát nước hiện có đã được xây dựng từ những thập kỷ trước và khơng
đồng bộ. Các tuyến cống thốt nước được xây dựng từ những năm 2000, chủ yếu được
xây dựng trên các trục giao thơng chính; các tuyến mương, trạm bơm tiêu thốt nước
hiện có đã được xây dựng từ những năm 1980 với mục đích ban đầu là phục vụ tưới tiêu
nơng nghiệp nay chuyển đổi thành mương tiêu thốt nước đơ thị. Q trình đơ thị hóa
làm thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp, nhiều hệ thống ao hồ bị san lấp làm giảm khả
năng trữ nước mặt khác hệ thống mương tiêu nông nghiệp chuyển đổi thành mương tiêu
thốt nước đơ thị khơng đáp ứng được u cầu tiêu thốt nước.
Ngồi tác động của q trình đơ thị hóa thì những năm gần đây do ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu tình hình thời tiết càng ngày càng diễn biến phức tạp, các trận mưa có
lượng mưa lớn, cường độ cao ( lượng mưa từ 200-300 mm/ngày) xuất hiện với mật độ
ngày một nhiều, mặt khác hệ thống thoát nước khu vực Thanh Xuân Bắc, Trung Văn lại
được xây dựng manh mún, không đồng bộ khiến cho khu vực này thường xuyên xảy ra
hiện tượng úng ngập nặng ( đặc biệt là các khu vực dân cư làng Phùng Khoang - Trung
Văn, Khu E tập thể Thanh Xuân Bắc với thời gian ngập từ 3h – 4h sau mưa, chiều sâu
ngập 30 – 40cm) ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Xuất phát từ nhu cầu bức thiết đó đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
và đơ thị hóa đến khả năng tiêu thoát nước của hệ thống thoát nước khu vực Thanh Xuân
Bắc – Trung Văn lưu vực Tả Sông Nhuệ, Hà Nội” là rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
10


- Mơ hình hóa và đánh giá hiện trạng khả năng thoát nước của hệ thống thoát nước của
khu vực Thanh Xuân Bắc - Trung Văn lưu vực tả sông Nhuệ, Hà Nội.

- Đánh giá được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và q trình đơ thị hóa đến khả năng
tiêu thoát nước của hệ thống thoát nước khu vực.
- Đề xuất các giải pháp nâng cấp cải tạo hệ thống thốt nước khu vực để giải quyết tình
trạng úng ngập hiện tại, ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và phù hợp với q
trình đơ thị hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống thoát nước khu vực Thanh Xuân Bắc - Trung Văn lưu vực tả sông Nhuệ,
Hà nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực phường Thanh Xuân Bắc - quận Thanh Xuân, xã Trung văn – Huyện Từ
Liêm, Hà Nội
4. Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận

- Tiếp cận các thành tựu nghiên cứu và mô hình cơng nghệ của các nước trong khu
vực và trên thế giới
- Tiếp cận hệ thống: tiếp cận, tìm hiểu, phân tích hệ thống từ tổng thể đến chi tiết,
đầy đủ và hệ thống.
- Tiếp cận thực tế: đi khảo sát thực địa, nghiên cứu, thu thập các số liệu của hệ thống
thoát nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu;
- Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá số liệu;


- Phương pháp kế thừa;
- Điều tra, khảo sát và kế thừa các tài liệu hiện có;

- Sử dụng lý thuyết về thủy lực, thủy văn, thoát nước, quy hoạch cơng trình phục vụ
cho tính tốn tiêu thốt nước;
- Sử dụng phần mềm tiên tiến (SWMM) để lập mơ hình mơ phỏng hệ thống tiêu thốt
nước. Từ đó phân tích các hiện tượng thủy lực trong hệ thống và đưa ra kết luận;


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đơ thịhóa đến khả năng làm
việc của hệ thống thốt nước trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khả năng làm việc của hệ
thống thốt nước trên thế giới

1.1.1.1 Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa của Cơng ước khí hậu) được
quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
quyển tồn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian
có thể so sánh được Có thể hiểu biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm
khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các
nguyên nhân tựnhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay
hàng triệu năm. Biến đổi khí hậu đang diễn ra trên quy mơ tồn cầu. Sự biển đổi có thế là
thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức
trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất
hiện trên tồn Địa Cầu. Biến đổi khí hậu trước hết là sự nóng lên tồn cầu và mực nước
biển dâng, thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các
nơi trên thế giới.
Vào 5 thập kỷ gần đây 1956 – 2005, nhiệt độ tăng 0,64 0C ± 0,13 0C, gấp đôi thế kỷ
20. Như vậy xu thế biến đổi nhiệt độ ngày càng nhanh hơn.
Trong đó ảnh hưởng của biến đổi khí hậu rõ rệt nhất lên vấn đề tiêu thốt nước đó
là biến đổi về lượng mưa và mực nước biển dâng. Trong thời kỳ 1901 – 2005 xu thế biến
đổi của lượng mưa rất khác nhau giữa các khu vực và giữa các tiểu khu vực trên từng

khu vực và giữa các thời đoạn khác nhau trên từng tiểu khu vực.
+ Ở Bắc Mỹ, lượng mưa tăng lên ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc Canađa.
+ Ở Nam Mỹ, lượng mưa lại tăng lên trên lưu vực Amazon và vùng bờ biển Đông
Nam nhưng lại giảm đi ở Chile và vùng bờ biển phía Tây.


+ Ở khu vực nhiệt đới, lượng mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là
7,5% cho cả thời kỳ1901 –2005. Khu vực có tính địa phương rõ rệt nhất trong xu thế
biến đổi lượng mưa là Australia do tác động to lớn của ENSO.
+ Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền Trung Bắc
Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á.
Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 300N thời kỳ
1901 - 2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ thập kỷ 1990. Tần số mưa lớn tăng
lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm. Cũng do ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu mà những năm gần đây lũ lụt xảy ra trên thế giới có xu hướng ngày
càng tăng với cường độ lớn. Lũ lớn không những làm cho vấn đề tiêu thốt nước gặp khó
khăn mà cịn gây ra nhiều hậu quả nặng nề.
1.1.1.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khả năng làm việc của hệ thống thốt nước
trên thế giới
Biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó tác động lớn đến mơi trường trên tồn
cầu, trong đó phải kể đến là lũ lụt, nước biến dâng,...gây áp lực to lớn lên hệ thống thoát
nước nói chung, đặc biệt là trong các khu đơ thị.
Các khu vực đô thị luôn hiện diện một số rủi ro lũ lụt khi mưa lớn xảy ra. Nhà cửa,
đường phố, cơ sở hạ tầng và những khu vực bê tơng hóa khác ngăn chặn nước mưa thấm
xuống mặt đất – và do vậy tạo ra nước chảy tràn nhiều hơn. Mưa lớn và kéo dài lâu ngày
tạo ra một lượng rất lớn nước chảy tràn bề mặt, và có thể dễ dàng làm ngập hệ thống
thoát nước. Ở các thành phố được quản lý tốt, vấn đề này hiếm khi xảy ra vì cơ sở hạ
tầng thốt nước được xây dựng tốt với các phương pháp bổ sung để bảo vệ chống lại lũ
lụt – ví dụ việc sử dụng các cơng viên và khơng gian mở để thích ứng với lũ lụt bất
thường. Ở hầu hết các thành phố, công tác quản lý sử dụng đất cũng được điều chỉnh để

tăng khả năng ứng phó với lũ lụt. Ngược lại, ở các thành phố quản lý không tốt, việc sử
dụng đất để ứng phó với lũ lụt khơng thật sư được quan tâm. Hầu hết các khu dân cư
khơng lắp đặt hệ thống thốt nước và dựa vào những kênh thoát nước tự nhiên và thường
xuyên xảy ra việc các cơng trình hoặc cơ sở hạ tầng được xây dựng ở những vị trí làm
nghẽn các kênh thốt nước đó. Ví dụ, ở Dhaka, các cơng trình xây dựng thường xâm lấn


hoặc san lấp các kênh thoát tự nhiên để xây dựng đường giao thông (Alam và Golam
Rabbani 2007).
Mombasa cũng đối mặt với vấn đề tương tự (Awuor, Orindi và Adwerah 2008). Ở
hầu hết các trung tâm đô thị của Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ La Tinh, một bộ phận
lớn cư dân đô thị không được cung cấp hệ thống thu gom chất thải rắn. Tại các thành phố
không có dịch vụ quản lý CTR hoặc hệ thống thốt nước không được bảo dưỡng, rác và
sự phát triển của thực vật có thế cản trở thốt nước dẫn đến úng lụt cục bộ thậm chí cả
khi mưa nhỏ. Ngồi ra cũng nhiều tài liệu cho thấy sự yếu kém của hệ thống thốt nước
và phịng chống lũ lụt của các đơ thị ở Châu Phi, Châu Á có liên quan đến xu hướng tăng
số người tử vong và bị thương do lũ lụt. Có nhiều nghiên cứu trường hợp nhấn mạnh tính
dễ bị tổn thương của một số thành phố đối với lũ lụt và mực nước biển dâng, bao gồm
Alexandria (El – Raey, 1997), Cotonou (Dossou và Glehouenou-Dossou 2007), Dhaka
(Alam và Golam Rabbani, 2007), Banjul (Jallow et al 1999) và Port Harcourt (Abam et
al., 2000).
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra việc sự thiếu hụt hệ thống giảm thiểu rủi ro lũ lụt
hoặc hệ thống quản lý lũ lụt khi chúng xảy ra tại sáu thành phố ởChâu Phi (Douglas et
al., 2008). Lũ lụt đã và đang tác động lớn đến các thành phố và các đô thị nhỏ ở nhiều
quốc gia Châu Phi - ví dụ trận lụt ở Mozambique vào năm 2000 bao gồm lũ lớn ở
Maputo và ở Algiers vào năm 2001 (900 người chết và 45.000 người bị ảnh hưởng); mưa
lớn ở Đông Phi vào năm 2002 đã gây ra lũ lụt và lở đất khiến cho 10.000 người phải rời
bỏ nhà cửa ở Rwanda, Kenya, Burundi, Tanzania và Uganda, và một loạt chũng trận lụt ở
Port Harcourt và Addis Ababa năm 2006 (UN-Habitat 2007, Douglas et al., 2008). Lũ lụt
ngày càng xảy ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn, đồng thời thường xảy ra ở những nơi

mà trước kia chưa từng bị nguy hiểm. Có thể thấy biến đổi khí hậu có khả năng làm tăng
rủi ro lũ lụt ở các đô thị theo 3 cách: từ biển (mực nước biển dâng cao và bão); từ mưa ví
dụ lượng mưa tăng hoặc mưa kéo dài; và từ những thay đổi gây ra tăng lưu lượng dịng
chảy ví dụ do băng tan. Nhóm cơng tác số 2 của IPCC (tập hợp các nhà khoa học từ 195
nước thành viên LHQ) nhấn mạnh rằng những trận mưa lớn có xu hướng ngày xảy ra
thường xuyên hơn và sẽ làm tăng thêm nguy cơ lũ lụt, đồng thời có bằng chứng về việc


tăng lưu lượng dòng chảy sớm hơn của những dòng sông lấy nước từ băng, tuyết (Adger,
Aggarwal, Agrawala et al., 2007).
Bên cạnh những nguy hiểm của lũ lụt, hiện tượng mưa lớn do biến đổi khí hậu cũng
sẽ làm tăng nguy cơ lở đất ở nhiều đô thị.
Mực nước biển dâng ảnh làm gia tăng ngập lụt trên các khu vực bờ biển tập trung
cao độ dân cư ở Nam Á, Đơng Á, Đơng Nam Á. Đặc biệt có thể nhấn chìm nhiều vùng
rộng lớn ở các khu vực thấp của Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc.
Ước tính mực nước biển dâng trong khoảng 18 - 59cm vào cuối thế kỷ 21, làm tăng
số người bị ngập lụt do những cơn bão. Vấn đề lũ lụt ven biển sẽ còn nguy hiểm hơn nếu
những hiện tượng thời tiết cực đoan với xác xuất bất định sẽ xảy ra ví dụ việc băng tan
ngày càng nhanh tại đảo Greenland hoặc sự sụp đổ các tảng băng ở Tây Nam Cực
(Adger, Aggarwal, Agrawala et al., 2007). Báo cáo cuối cùng của Nhóm cơng tác số 2
của IPCC nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương do mực nước biển dâng và sự thay đổi lượng
nước mặt chảy tràn của một bộ phận lớn dân cư đô thị và nông thôn ở các đồng bằng
Châu Á đông dân cư như Ganges-Brahmaputra (bao gồm cả Dhaka), Mekong, Chang
Jiang (cũng được biết là Yangtze, bao gồm Thượng Hải) và Chao Phraya (với Bangkok).
Nhiều khu vực châu thổ khác ở Châu Á và Châu Phi cũng có một tỷ lệ lớn người dân đơ
thị và nông thôn chịu ảnh hưởng, đặc biệt là sông Nile nhưng cũng bao gồm cả Niger
(với Port Harcourt) và Senegal (với Saint Louis – Diagne, 2007). Các số liệu thống kê
cũng cho thấy sự tăng dân số ở khu vực ven biển có độ cao thấp tại hầu hết các quốc gia
(McGranahan, Balk và Anderson, 2007). Trung Quốc là ví dụ ấn tượng nhất về quốc gia
có số lượng dân cư đô thị và nông thôn lớn nhất sinh sống trong khu vực này và vẫn có

xu hướng tăng mạnh mẽ, tạo áp lực lớn với một khu vực duyên hải vốn đã đơng đúc. Có
một số bằng chứng cho thấy những cơn bão sẽ trở nên thường xuyên với cường độ cao
hơn, đồng thời cũng có khả năng vành đai bão sẽ di chuyển xuống phía Nam. Bởi vậy,
những khu vực đô thị ven biển chịu ảnh hưởng lớn nhất bao gồm Việt Nam ở Châu Á,
Gujarat ở Tây Ấn và Orissa ở Đông Ấn, vùng Caribbean, bao gồm cả các đô thị lớn như
Santo Domingo, Kingston, và Havana và dân cư trên bờ biển Caribe của Mexico và
Trung Mỹ. Với nhiệt độ nước biển bề mặt tăng lên 2 - 4oC, như đã xảy ra ở Ấn Độ


Dương trong thế kỷ qua, cường độ bão sẽ tăng lên 10 -20% (Aggarwal và Lal, 2001). Kể
từkhi tần suất hình thành bão trong vịnh Bengal cao gấp khoảng năm lần so với biểnẢ
Rập (India Metrological Department, 1966, 1979, TARU 2005). Bờ biển phía đơng của
Ấn Độ rõ ràng chịu rủi ro lớn hơn. Mật độ tập trung dân số cao, đặc biệt ở bờ biển phía
đơng của Ấn Độ và Băng La Đét, khiến cho mức độ tổn thương của khu vực này cực cao
đồng thời dẫn đến mất mát lớn về tài sản và sinh mạng (Revi, 2008).
1.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của đơ thị hóa đến khả năng làm việc của hệ thống thoát
nước trên thế giới
1.1.2.1. Đơ thị hóa trên thế giới

Đơ thị hóa được hiểu là sự mở rộng của đơ thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân
đơ thị hay diện tích đơ thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó
cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách
đầu thì nó cịn được gọi là mức độ đơ thị hóa; cịn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ
đơ thị hóa. Đơ thị hóa là q trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các
mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống,...
Q trình đơ thị hóa có tính chất khác nhau giữa các nước, các vùng kinh tế có trình
độ phát triển khác nhau, có chế độ xã hội khác nhau. Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác
biệt về mức độ và tính chất đơ thị hóa giữa các nước vì đơ thị hóa là q trình đơ thị hóa
là q trình mang tính chất quy luật, các đơ thị phát triển phụ thuộc vào sự phát triển kinh
tế - xã hội - văn hóa của đất nước và của từng vùng. Đơ thị hóa phát triển mạnh trên quy

mơ tồn cầu làm tăng số lượng các đô thị lớn, tăng nhanh dân số đô thị và tỉ lệ thị dân.
Hiện nay, xu hướng phát triển của thế giới là biến trái đất thành một hành tinh chủ yếu
bao gồm các đô thị (hành tinh bê tông). Đến thế kỉ 21, khi dân số đạt mức ổn định, thì số
dân cư nơng thơn thật là nông dân sẽ chỉ là một thiểu số ít ỏi. Dân số đô thị thế giới 2005
đạt tới 47% tổng dân số, ước tính đến 2025 là 61%. Sự gia tăng dân số đô thi thế giới
hiện nay chủ yếu tập chung ở các nước đang phát triển.
Các nước phát triển (như tại châu Âu, Mĩ hay Úc) thường có mức độ đơ thị hóa cao
(trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam hay Trung Quốc)
(khoảng ~35%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa


thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển. Sự tăng trưởng của đơ thị
được tính trên cơsởsựgia tăng củađơ thị so với kích thước (về dân số và diện tích) ban
đầu của đơ thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị khác tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ
sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định như 1 năm hay 5 năm).
Đặc trưng của đơ thị hóa là q trình di dân nơng thơn ra thành thị dẫn đến tình
trạng dân cư tập trung đơng đúc ở các khu đơ thị làm cho mật đơ dân cư tăng nhanh
chóng. Có thể thấy dân số thành thị tăng nhanh trên thế giới như sau:
Bảng 1.1: Tỉ lệ dân số thành thị ở trên thế giới
Dân số đơ thị

Tồn thế giới
Các nước đang phát triển:
• Các nước kém phát
triển nhất

% dân số đơ thị

(triệu người)


Khu vực

1970

1990

2025

1970

1990

2025

1352
654
38

2282
1401
103

5187
4011
532

37
25
13


43
34
20

61
57
44

615
689

1298
881

3479
1177

26
67

36
73

59
84

• Các nước khác
Các nước kinh tế phát triển

Bảng 1.2: Tỉ lệ dân số thành thị ở các nước phát triển

Dân số đô thị

% dân số đơ thị

(triệu người)

Khu vực
1950

1970

2025

1950

1970

2025

452

698

1177

54,3

67

84


7,5

13

27

74,6

84

90

• Châu Âu

223,9

311

458

56,2

67

85

• Nhật Bản

42


74

109

50,3

71

86

• Bắc Mỹ

106,1

167

307

63,9

74

85

• Liên Xơ

62,4

133


277

41,5

57

----

Các nước kinh tế phát
triển
• Úc- Niudilân


Tỉ lệ dân số đô thị thế giới mỗi năm tăng lên so với dân số thế giới, các thành phố ở
các nước đang phát triển dân số tăng lên làm giảm số người cư trú ở nông thôn. Trong
khi đó ở các nước đang phát triển gắn liền với q trình di dân ào ạt từ nơng thơn lên
thành phố khơng kiểm sốt được gây thiếu lao động có kĩ thuật ở nông thôn, gây sức ép
về việc làm, cơ sở khoa học kĩ thuật và gây ô nhiễm môi trường, gây trở ngại lớn cho
việc phát triển kinh tế xã hội. Khoảng 1/3 đến 2/3 dân số của phần lớn các đơ thị thuộc
nhóm nước đang phát triển bị đẩy tới những khu ngoại ô lụp sụp hoặc những nơi những
người chiếm đất xây dựng. Các nhóm người khơng chính thức này thường có ít hoặc
khơng có quyền lợi sư dụng các dịch vụ công cộng như nước, hệ thống cống rãnh và hệ
thống thoát nước, vỉa hè và vận chuyển rác. Có thể tổng quan về quá trình đơ thị hóa ở
một số châu lục tiêu biểu như sau.
Ở châu Âu: Khu vực đơ thị hóa lâu dài mức độ đơ thị hóa cao nhưng những năm
gần đây tốc độ tăng trưởng đơ thị hóa chậm, đơ thị cổ nhưng ít các đơ thị khổng lồ. Là
khu vực thứ hai thế giới về số lượng cư dân đô thị năm 1970 với 311 triệu người. nhưng
những năm gần đây dân số đô thị ở châu Âu tăng lên chậm hơn so với các nước châu Á.
Cho đến 1990, số dân đô thị của châu Âu chỉ tăng lên 62 triệu dân, dự đoán đến năm

2025 dân số đô thị của châu Âu đạt 458 triệu dân, chỉ tăng khoảng 84 triệu trong vịng 35
năm. Trong khi đó ở các nước châu Á tăng lên 1,7 tỉ dân cũng trong 35 năm. Ở châu Âu
khơng có thành phố nào có dân số trên 10 triệu dân trở lên, số thành phố có từ 5-10 triệu
dân: 3 thành phố năm 1950; 4 thành phố năm 1970; 5 thành phố năm 1990 và không tăng
lên cho đến năm 2010. Thành phố 1-5 triệu dân chiếm khoảng 1/5 dân số đô thị. Châu Âu
là khu vực có lịch sử đơ thị hóa lâu dài, ở châu Âu có nhiều đơ thị cổ, mạng lưới đơ thị
dày đặc, mức đơ thị hóa cao với 74% dân số sống ở các thành phố lớn.
Ở châu Á: Theo ước tính của liên hợp quốc số lượng dân số đô thị của các nước
châu Á từ năm 1990 đền 2020 sẽ tăng từ 850  2,25 tỉ. Trung bình hàng năm tăng 47
triệu người. Do đó gây ra những mối nguy hại cho việc phát triển kinh tế, việc xuống cấp
môi trường và cơ sở hạ tầng. chính vì vậy cần có những biện pháp quy hoạch thích hợp.
Trung quốc - đất nước rộng lớn với diện tích là 9,6 triệu km 2, 1,3 tỉ dân, dân số đô thị của
Trung Quốc chiếm 37% dân số cả nước. Nhưng trong thời gian gần đây và dự đoán
tương


lai sắp tới dân số đô thị của Trung Quốc sẽ tăng lên nhanh chóng và có thể đạt đến mức
các nước châu Âu hiện nay.
Ở Châu Phi: Châu phi có dân số đơ thị chiếm 36%. Đây là châu lục có mức độ đo
thị hóa thấp nhất và chậm chạp nhất trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tôc độ đơ thị hóa
lai tăng nhanh hơn, chủ yếu là sự di dân từ nông thôn ra thành phố. Thực dân châu Âu đã
xây dựng những khu trung tâm mới để bóc lột và cai trị các nước châu Phi. Các nuớc
châu phi tăng dân số đô thị qua nhanh, việc gia tăng dân số đô thị quá nhanh như là một
sự bùng nổ phản ánh việc tập trung hóa của chính phủ, của sự giàu có và quyền lực và
nhưthế những gì tốt đẹp nhất của đơ thị được xem như biểu tượng của sự phát triển và
hiện đại hóa trong nền kinh tế của đất nước họ. Khu vực đơ thị hóa mạnh nhất là khu vực
Bắc Phi có tới 47% dân số đơ thị, Nam Phi 50%, Tây Phi 40%, Trung Phi 35% dân số đô
thị, Đông Phi 24%.
Ở các nước thuộc châu Mỹ La Tinh: Khu vực có mức độ đơ thị hóa cao nhất nhóm
nước đang phát triển. Q trình đơ thị hóa châu Mĩ La Tinh đang phát triển nhanh chóng,

biến các thành phố Mĩ La Tinh thành các thành phố lớn nhất thế giới. Trong đó Mê hi cơ
đất nước đơ thị hóa ồ ạt, có thành phố lớn nhất châu Mĩ La Tinh có tỉ lệ dân cư đơ thị là
75%.
1.1.2.2. Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến khả năng làm việc của hệ thống thốt nước trên

thế giới
Q trình đơ thị hóa kéo theo dân số thành thị tăng cao. Dân số lớn dẫn đến tiêu thụ
thực phẩm, nước và năng lượng nhiều hơn, đồng nghĩa với việc xả thải nhiều hơn. Một
thực tế cho thấy, số lượng người càng tăng thì ơ nhiễm càng cao. Mặc dù, có một số biện
pháp xử lý ơ nhiễm, có một hệ thống giáo dục và quản lý môi trường, nhưng tác động của
mật độ dân cư đông và số dân cao vẫn làm tổn hại đến môi trường, nhất là ở các đô thị
của các nước đang phát triển. Xuất phát của một vùng đô thị thường là những nơi thuận
tiện giao thông, theo đó kinh tế phát triển kéo theo sự gia tăng dân số. Năng lượng được
sử dụng càng nhiều đồng nghĩa với việc lượng chất thải xả ra ngồi mơi trường càng lớn,
gây ô nhiễm môi trường đất, nước, môi trường khơng khí. Đơ thị hóa dẫn đến thay đổi
trong việc sử dụng đất tự nhiên. Đơ thị hóa phát triển, nhu cầu đất cho nhà ở, cho phát


triển hệ thống cơ sở hạ tầng cũng tăng lên. Việc chặt phá rừng cũng gây ra ảnh hưởng
xấu tới mơi trường khơng khí, đồng thời tăng nguy cơlũ lụt. Bên cạnh đó, đất được phủ
bê tơng, xi măng hay nhựa rải đường cho nên sự trao đổi giữa môi trường đất và yếu tố tự
nhiên bị hạn chế tối đa: tính thấm nước, độ xốp, sự thốt nước tự nhiên, sự trao đổi khơng
khí khơng cịn nữa. Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường là sự tăng
trưởng các thành phố lớn, nhất là khi các thành phố này nằm gần bờ biển và các dịng
sơng. Việc này có thể hủy diệt sinh thái ven biển, ven sơng và các vùng đất ngập nước.
Chu trình nước tự nhiên bị hạn chế nhiều ở quá trình thấm, dịng chảy tự nhiên và tăng
cường q trình bốc hơi. Hệ thống nước sông rạch được thay bằng cống rãnh hoặc kênh
đào, hệ thống nước ngầm cũng bị khai thác tối đa và có thể có nhiều nơi bị ô nhiễm hoặc
sụt lún. Tóm lại, đô thị hóa có tác động xấu đến mơi trường, có thể dẫn đến biến đổi khí
hậu, bao gồm cả tăng tần suất và cường độ bão, lũ lụt và hạn hán.

1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đơ thị hóa đến khả năng làm việc
của hệ thống thốt nước ở Việt Nam
1.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khả năng làm việc của hệ
thống thốt nước ở Việt Nam
Việt Nam là một trong các nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị
ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng. Theo tính tốn của văn phịng
quản lý điều tra tài ngun biển và mơi trường (thuộc bộ tài nguyên và môi trường) dự
báo: mực nước biển ở Việt Nam sẽ dâng cao từ 3- 15 cm vào năm 2010, dâng từ 15 - 90
cm vào năm 2070. Các vùng ảnh hưởng là Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình. Trong đó, vùng đồng bằng sơng Hồng và sơng Mê
Cơng bị ngập chìm nặng nhất. Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng.
Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của
biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khoẻ; các
vùng đồng bằng và dải ven biển. Xu thế biến đổi nhiệt độvà lượng mưa là khác nhau so
với các vùng trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5º C trên phạm vi
cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam lãnh thổ. Nhiệt
độ mùa Đơng thì tăng nhanh hơn so với mùa Hè và nhiệt độ vùng sâu trong đât liền tăng


nhanh hơn so với nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo, lượng mưa ngày một tăng cao. Sự
thay đổi nhiệt độ và lượng mưa ở nước ta qua 50 năm thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.3: Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50
năm qua ở các vùng khí hậu của Việt Nam
Nhiệt độ (oC) Lượng mưa (%)
Vùng khí hậu

Thời kỳ

Thời kỳ


XI-IV

V-X

0,5

6

-6

2

0,3

0,6

0

-9

-7

1,4

0,5

0,6

0


-13

-11

Bắc Trung Bộ

1,3

0,5

0,5

4

-5

-3

Nam Trung Bộ

0,6

0,5

0,3

20

20


20

Tây Nguyên

0,9

0,4

0,6

19

9

11

Nam Bộ

0,8

0,4

0,6

27

6

9


Tháng I

Tháng
VII

Năm

Tây Bắc Bộ

1,4

0,5

Đông Bắc Bộ

1,5

Đồng bằng Bắc
Bộ

Năm

(Nguồn: IMHEN/2010)
Lượng mưa lớn nhất năm thời đoạn ngắn (1, 3, 5 ngày) tăng lên ở hầu hết các vùng
khí hậu, nhất là trong những năm gần đây. Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên
tương ứng.


Hình 1. 1 Xu thế biến đổi lượng mưa 5 ngày lớn nhất năm tại trạm Hà Đông


(Nguồn: Viện QHTL)
Theo kịch bản biến đổi khí hậu đối với khu vực Hà Nội: lượng mưa trung bình năm
tăng 1,6% giai đoạn đến năm 2020 và 2% giai đoạn năm 2030. Lượng mưa thời kỳ từ
tháng 3 đến tháng 5 sẽ giảm 1,2% ở giai đoạn 2020 và giảm 2,0% ở giai đoạn 2030.
Lượng mưa các tháng cao điểm mùa mưa sẽ tăng 2,9% ở giai đoạn 2020 và 4,4% ở giai
đoạn 2030.
Bên cạnh đó là vấn đề nước biển dâng, theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào
cuối thế kỷ 21, nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong
khoảng từ 62 đến 82cm; thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hịn Dấu trong khoảng từ
49 đến 64cm. Trung bình tồn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57 đến 73
cm. Nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sơng Cửu
Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sơng Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích
thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có
nguy cơ bị ngập; gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên
9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển
miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên
4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của
Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến bão và áp thấp nhiệt
đới ở nước ta, khu vực đổ bộ của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào Việt Nam có xu


hướng lùi dần về phía Nam lãnh thổ nước ta, số lượng các cơn bão rất mạnh có xu hướng
gia tăng, mùa


bão có dấu hiệu kết thúc muộn hơn trong thời gian gần đây và mức độ ảnh hưởng của bão
đến nước ta có xu hướng mạnh lên.
Biến đổi khí hậu và hậu quả của nó đặt ra áp lực lớn lên vấn đề tiêu thốt nước
trong đó: mực nước biển dâng cao làm cho khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm, kéo

theo mực nước các con sông dâng lên, kết hợp với sự gia tăng dòng chảy lũ từ thượng
nguồn sẽ làm cho đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp sự an tồn của các tuyến đê sơng ở các tỉnh
phía Bắc, đê bao và bờ bao ở các tỉnh phía Nam. Mực nước biển dâng lên, việc tiêu tự
chảy sẽ hết sức khó khăn, diện tích và thời gian ngập úng tăng lên tại nhiều khu vực.
Nước biển dâng làm mặn xâm nhập sâu vào nội địa, các cống hạ lưu ven sơng sẽ khơng
có khả năng lấy nước ngọt vào đồng ruộng. Các thành phố ven biển bị ngập úng do triều.
Khu vực thấp ven biển bị ngập triều gây mặn nặng. Chế độ dịng chảy sơng suối thay đổi
theo hướng bất lợi, các cơng trình thuỷ lợi sẽ hoạt động trong điều kiện khác với thiết kế,
làm cho năng lực phục vụ của cơng trình giảm. Nước biển dâng cản trở trực tiếp lũ thoát
ra biển làm cho mực nước trên các sơng chính nâng cao gây ngập trên diện rộng hơn và
nguy hiểm còn ở chỗ nó làm kéo dài thời gian ngập. Mực nước biển dâng cũng làm cho
vấn đề tiêu thoát nước cho các khu vực đặc biệt là khu đô thị gặp nhiều khó khăn. Áp lực
tiêu cho các hệ thống tiêu thể hiện rõ rệt như sau:
+ Lượng mưa lớn do biến đổi khí hậu làm cho lưu lượng cần tiêu lớn;
+ Thủy triều dâng cao do ảnh hưởng của nước biển dâng khiến khả năng tiêu tự
chảy gặp khó khăn;
+ Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ và lượng mưa tăng cao cũng như nhiều trận
bão và những đợt gió lớn xảy ra khiến các hồ chứa nước phải xả lũ gây ảnh hưởng trực
tiếp tới việc tiêu nước;
Trước những ảnh hưởng đó của biến đổi khí hậu đặt ra cho chúng ta sự cần thiết và
cấp bách giải quyết vấn đề tiêu thoát nước, đặc biệt là thoát nước cho các đơ thị.
1.2.2 Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến khả năng làm việc của hệ thống thoát nước ở
Việt Nam
1.2.2.1. Đơ thị hóa ở Việt Nam


×