Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài điều kiện môn Phong tục tập quán Việt nam: Vận dụng kiến thức đã học và sự hiểu biết, phân tích mối quan hệ gia đình và họ hàng trong Việt Nam phong tục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.11 KB, 15 trang )

BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN MÔN

PHONG TỤC TẬP QUÁN VIỆT NAM

Đề bài :
Vận dụng kiến thức đã học và sự hiểu biết, phân tích mối quan hệ gia đình
và họ hàng trong Việt Nam phong tục
BÀI LÀM
Nền văn hóa Việt Nam với cội nguồn là nền văn minh lúa nước, cũng là bắt
nguồn trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp. Từ xa xưa, cuộc sống của người
dân đều gắn liền với xóm làng, quê hương, những cánh đồng lúa nước trải dài.
Ở xã hội Việt Nam ngày ấy, người dân sống tụ họp với nhau thành làng xã,
định cư ở nơi ruộng đồng, còn ở thành thị chủ yếu là phường và hội. Ngay từ
những năm tháng đầu ra đời, làng và phường đã trở thành những hạt nhân của dân
tộc. Và sau đó thì những tổ chức ấy ngày càng bền chặt và phát triển không ngừng.
Trên cơ sở đồng lịng nhất trí, ở làng có luật của làng, gọi là hương ước, thợ thủ
cơng ở các xóm nghề, phố nghề thì có phường ước.
Từ những thuần phong mỹ tục ở những nơi làng xã, phường hội đã hình
thành nên những hương ước, phường ước, là những cụ thể hóa phong phú sinh
động nằm trong khn khổ của luật pháp nước nhà. Hiên nay, hàng vạn bản hương
ước, phường ước đó vẫn được lưu giữ ở các bảo tang, trong đó có Bảo tàng Hán –
Nơm ở Hà Nội.

1


Những phong tục tập quán đã được hình thành từ rất sớm và đã ăn sâu và ý
thức của người dân. Khơng chỉ một mà có rất nhiều các nhà nghiên cứu đã đưa ra ý
kiến của riêng mình về vấn đề này. Hàng trăm ngàn các loại phong tục được nhắc
tới như: tục cưới hỏi, tang ma, tục lễ tết, cúng giỗ… Không thể thiếu được những
phong tục trong mối quan hệ gia đình, dịng họ, vua tơi…


Trong cuốn Việt Nam Phong tục của Phan Kế Bính ( Trích ở Đơng Phương
tạp chí từ số 24 đến số 49, năm 1913 – 1914 ) đã nhắc đến một loạt các phong tục
liên quan tới mối quan hệ này.
Phan Kế Bính ( 1875 – 1921), hiệu là Bưu Văn, là một nhà văn, dịch giả,
nhà nghiên cứu nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông sinh tại làng Thụy
Khê, huyện Hồn Long, tỉnh Hà Đơng cũ. Năm 1907, ông bắt đầu viết báo, dịch
thuật, biên tập và phụ trách chuyên mục cho các tờ báo: Đảng cổ tùng báo, Lục
tỉnh tần văn, Đơng Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn… Tác phẩm nổi tiếng nhất
của ông là Việt Nam phong tục, một cơng trình nghiên cứu cơng phu những phong
tục, tập quán lâu đời của dân tộc.
Trong Thiên thứ nhất “Nói về phong tục trong gia tộc” của cuốn Việt Nam
phong tục, Phan Kế Bính nói đến các mối quan hệ trong gia đình như: cha mẹ với
con, anh em, chị em, vợ chồng, đạo làm con… Sau đây là một số điểm làm rõ của
các mối quan hệ này, và những phong tục, tập quán liên quan tới nó trong lịch sử
Việt Nam.
I.

MỐI QUAN HỆ CỦA CHA MẸ VỚI CON
Khi đề cập tới quan hệ giữa cha mẹ với con cái, Phan Kế Bính có đề cập như

sau :
Cha mẹ : Hai tiếng cha mẹ , nước ta mỗi nơi có một cách gọi hơi khác nhau,
nơi thì gọi là bố là đẻ, nơi gọi thầy là u. Về đường ngược (Hưng Hóa) thì gọi mẹ là
2


bầm, về đường trong thì gọi là bụ, Nam Kỳ gọi là cha là tía, mẹ là me, cịn các nhà
hiếm hoi, chẳng có gì người ta gọi là chú thím, người thì cho con gọi là anh chị,
cậu mợ. Ngày xưa có tiếng cịn gọi mẹ là cái nữa, tiếng ấy bây giờ thì khơng đâu
dùng nữa.

Sinh con : Đàn bà có mang ai cũng muốn sinh con giai mà ít người muốn
sinh con gái. Hàng xóm nghe thấy tin sinh con giai thì mừng. Trong khi có mang,
váng đầu, đau mình thì gọi là ốm nghén; hay them ăn của chua của chát, thì gọi là
ăn dở. Đến khi sinh sản mời bà tắm đến đỡ, con sổ ra rồi thì cắt rốn chơn nhau.
Chơn phải sâu, nếu chơn nơng thì con hay trớ, mà cịn phải tránh chỗ hạt gianh
khơng thì sau này con chóc đầu lt mắt.
Người mẹ phải kiêng khem gió máy, phải nằm than, ăn cơm chỉ ăn muối
trắng hấp hay nước mắm chưng, vài ba hôm mới dám ăn đến thịt. Đầy cữ (con giai
7 ngày, con gái 9 ngày) xông muối xoa nghệ rồi mới ra đến ngồi.
Nhà nghèo ni con lấy, nhà nào giàu thì ni vú cho con, có người cho vú
đem về nuôi, cho bú độ ba bốn tháng thì cho ăn cơm và vẫn cho bú đến độ ba bốn
tuổi thì mới thơi.
Con nhà nào mà “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chin tháng biết lò cị
chạy chơi” là hợp vào ca thì sau này dễ nuôi mà mai sau làm nên người.
Tục ta hỏi thăm nhau đẻ con giai hay con gái , người có chữ thường nói lộng
chương hay lộng ngõa (nghĩa là chơi ngọc hay chơi ngói). Điển ấy ở Kinh Thi:
sinh con giai thì q hóa cho chơi bằng hạt ngọc, sinh con gái thì khinh bỉ cho chơi
bằng hịn ngói. Lại có người hỏi huyền hồ hay huyền cân ( nghĩa là cheo cung hay
cheo khan). Điển ấy cũng do tục Tàu : đẻ con giai thì treo cái cung ngồi cửa, cịn
đẻ con gái thì treo cái khăn mặt. Ta dùng điển mà hỏi thăm chứ khơng có cái tục
ấy.
3


Cúng mụ :
Trong sách bộ hộ lục có nói rằng : Tục Lĩnh Nam nhà giàu đẻ con được ba
ngày hoặc đầy tháng thì tắm cho con, làm một bữa tiệc gọi là đoàn du phạn ( nghĩa
là bữa cơm tròn trặn trơn tru ). Sách Vân đài loại ngữ của ơng Lê Q Đơn thì nói
rằng : Tục nước ta đẻ con được 3 ngày thì làm mấy mâm cỗ để cúng mụ. Đến hôm
đầy tháng, hôm một trăm ngày, ngày đầy tuổi tôi, đều làm cỗ cúng gia tiên, bày tiệc

ăn mừng. Bà con, người thân thì dung câu đối câu thơ, đồ chơi, đồ quần áo trẻ để
mừng nhau. Mà nhất là tiệc một trăm ngày và tiệc đầy tuổi tôi là to hơn cả.
Cứ như tục Hà Nội bây giờ thì đẻ con ra đầy cữ, đầy tháng, đầy tuổi tôi, mới
làm lễ cúng mụ. Trong lễ cúng thì làm 12 đơi hài,mười hai miếng giầu , cua ,ốc,
nhang, bánh đúc, … Vì ta tin rằng có mười hai bà mị nặn ra người.
Thử con:
Tàu có tục đẻ con được một trăm ngày thì làm tiệc thử con. Hôm ấy tắm rửa
sạch sẽ cho con, mặc quần áo mới, con giai thì bày cung tên, bút giấy, con gái thì
bày đồ kim chỉ, dao kéo. Lại bày những đồ chơi quý báu trước mặt trẻ con để
nghiệm xem nó tham liêm ngu trí ra làm sao, chữ gọi là tiệc thí nhi (thử trẻ). Các
nhà đại gia ở ta cũng làm tục ấy, nhưng chỉ bày ít đồ cung tên, ấn triện, bút mực,
cày bừa, gọi là trong bốn món văn ,võ, canh, độc để nghiệm đứa trẻ mai sau làm
nghề gì mà thơi.
Thuật kiêng giữ:
Con nhà nào sinh phải giờ con sát, hay phải giờ kim xà thiết tỏa, sợ mai sau
khó ni thì cúng đổi giờ. Nhà nào sinh con muộn sợ khó ni thì làm lễ bán cửa
tĩnh hoặc cửa chùa nào làm con Thánh con phật gọi là bán khoán. Bán cho của tĩnh

4


thờ Đức Thánh Trần, thì đó gọi là họ trần, bán cho cửa nhà chùa thì đổi hộ thành
Màu, đến mười hai tuổi mới làm lễ chuộc về làm con mình
Cũng trong phần thuật kiêng giữu này, Phan Kế Bính có viết nhiều về tục
giữ con, những hành động để có mẹo cho con khỏi những bệnh thường gặp và dễ
chữa trị
Cách đặt tên :
Con sinh ra thường gọi là con thằng đỏ, con đỏ, ở nhà quê thì thường gọi là
thằng cu con đĩ, ở vùng quê Thanh Nghệ thường gọi là thằng cu cái hĩm, chớ
không mấy người mới sinh đã đặt tên. Đặt tên thì nhà thường dân bạ tên gì đặt tên

ấy, hay lấy vần hoặc lấu nghĩa gần với tên cha mẹ mà đặt. Kể hiếm hoi thì thường
lấy tên xấu xí mà đặt choc ho con như thằng Cún, thằng Đực…Nhà có học thì
thường kiếm tên đẹp cho con, mà nhất là hay tìm những bộ chữ nho. Ví dụ như có
người dung tồn một bộ chữ Ngọc, như anh là Hồng, thì em là Hành, là Cư, là
Vũ; người thì dung tồn một bộ chữ Thủy…
Cho con đi học:
Nhà nho thì cho con độ năm , sáu tuổi , nhà thường thì độ mười một, mười
hai tuổi cho con đi học. Người biết chữ thì dạy lấy, hoặc mời thầy trong làng. Lúc
mới học thì phải biện lễ giầu, rượu, con gà ván xôi để ông thầy làm lễ thánh sư, rồi
dạy vỡ long cho con dăm ba chữ hoặc bảy tám chữ, dần dần mới lại kén thầy học
rộng ra. Con gái thì ít người cho đi học, hoặc có cho đi học thì đủ biên sổ sách tính
tốn thì thơi.Cịn phần nhà nghèo thì con lên bảy, tám tuổi phải ở nhà bồng em, làm
đỡ cha mẹ, chín, mười tuổi đã phải tập nghề làm ăn , không mấy nhà cho đi học.
Lo lắng ho con :

5


Con độ ba bốn, mười lăm tuổi trở lên, ba mẹ đã đem long lo bề gia thất, con
giai thì mong dựng vợ, con gái thì mong gả chồng. Xong việc vợ chồng thì lo tới
việc lập thân cho con, ngần nào lo phương lo trưởng, lo nhiêu , lo xã, cho con bằng
mày bằng mặt với làng nước,lần nào lo sinh cơ lập nghiệp cho con mai sau mới có
chỗ nương nhờ. Nước ta lắm người đẻ nhiều con, thì phải lo hết con này tới con
khác, có người lo cả đười chưa hết.
Xét cái tục ta, sinh ra ai cũng biết thương, biết mến, biết chăm chỉ nuôi nấng,
dạy dỗ cho con nên người, nưng như nưng trứng, hứng như hứng hoa, thực là hết
lịng hết dạ. Lồi người cũng nhờ ấy mà bảo tồn được chủng loại cho mỗi ngày
một sinh sơi nảy nở thê ra,thì lịng nhân từ ấy rất là hay lắm.
Nhưng chỉ hiềm ta khi xưa chưa hiểu cách vệ sinh, trong khi sinh sản, nào nằm
than, nào uống nước tiểu, rất là một cách làm cho sinh bệnh, không trách đàn bà ta

nhiều người sinh ra hậu sản àm óm mịn. Đến lúc sinh con lại hay tin điều nhảm
nhí, khơng có bậc triết học nào lại triết hết những sự huyền hão ấy con đi học
khơng quy củcách thức, cịn phần nhiều thì học năm mười năm thì dốt vẫn hồn
dốt,cho nên trong nước, một trăm người mới được một hai người biết chữ, cũng chỉ
vì các dạy dỗ khơng tiên liệu mà thơi.
Đến lúc con lớn thì lại lo cho con q. Mà nào lo có ra lo,lo những ngơi thứ
trong làng, lo những danh phận vơ ích. Hứ nào có lo cho nên một bậc người gì, hay
là thành được một nghề gì đâu.Cái lo lắng ấy, hẳn sinh ra lười biếng, hay ăn chơi.
Cứ như Âu châu, khi sinh sản , các bà đỡ,cô đỡ chuyên môn đến đỡ, có
thuốc thang đầy đủ, ăn uống sạch sẽ.
Khi cịn thơ ấu, ni nấng đều có độ, từu lúc cho bú, cho ngủ, cho chơi đều
có giờ. Thật là hợp lí với cách vệ sinh. Khi biết học thì cho vào trường học, dạy dỗ
có thứ tự có khuân phép. Đến lúc khôn lớn, mặc ý cho mà lập thân, không cần ,gây
cái tính tự lập cho con.
6


Ít lâu nay, chúng ta đã có nhiều người nhiễm theo thói Âu châu, trong cách
sinh sản, ni nấng, cũng đã đỏi bỏ thói cũ, có lẽ về sau theo nhau mà bỏ được hết.
II.

MỐI QUAN HỆ CỦA ANH EM, CHỊ EM
Nghĩa anh em :
- Anh em cùng cha cùng mẹ gọi là anh em đồng bào, anh em cùng cha khác

mẹ gọi là anh em dị bào, nhưng ổng chi gọi là anh em ruột cả, còn anh em cùng
mẹ khác cha thì gọi là anh em đồng mẫu dị phụ, anh em ấy khơng thân thiết gì
mấy, cũng như người ngồi mà thơi.
- Anh em một mẻ đẻ ra thì cứ theo thứ tự đẻ trước là anh,đẻ sau là em. Nhiều
mẹ đẻ ra thì con vợ cả là anh, con cợ lẽ là em, khơng cứ gì nhiều ít tuổi. Cũng có

nhà lấy vợ hầu trước, dù có đẻ con cũng khơng được làm con cả, khi nào kén được
người chính thất, đẻ con mới là con cả. Cũng có nhà thì bất cứ vợ nào, hễ đẻ trước
thì gọi là anh, đẻ sau gọi là em
Anh em cốt lấy tình thân ái làm đầu, lá lành đùm lá rách, bênh cực giúp đỡ
lẫn nhau. Ta vẫn thường cho anh em ăn chung ở lộn với nhau, hịa mục với nhau là
cách vui vẻ, là có phúc. Nhưng thương thì anh e phương trưởng thân ai người ấy
lo. Nhà phong phú, thì cha mẹ lập cho con một cơ nghiệp, nhà tầm thường thì ai
phải lo thấn người ấy, có tư cấp ít nhiều chứ khơng mấy ai đùm bọc lấy nhau được
mãi
Quyền lợi :
Người anh cả có quyền hơn cả các người em.cha mất rồi thì người anh là
người thay mặt choc ho mà trông nom các em.em cịn thơ bé thì anh phải ni
nấng,rồi phải lo dựng vợ gả chồng cho em nữa,gọi là quyền huynh thế phụ . Gia
sản của cha mẹ để lại. Gia sản cha mẹ để lại cũng người anh cả được hưởng phần

7


lợi hơn, mà công việc trong nhà như ma chay giỗ tết,người anh phải chịu phần
nặng.
Nhưng cũng có khi nhười con út được hưởng phần lợi của cha mẹ nhiều hơn
các anh.vì anh em trước đã đâu n phận đó, còn em út ở với cha mẹ, rồi thừa
hưởng cái cơ nghiệp ấy. Cho nên có câu tục ngữ rằng: giàu con út, khó con út, trút
sạch cửa nhà.
Câu chuyện khuyên anh em thân nhau :
- Tục ta có một câu chuyện gọi là chuyện “ Giết chó khuyên chồng” : Xưa
có một người chồng chơi bời thân thích với một người bạn, nay chè mai chén, ngày
kia thuốc phiện, chỉ chơi với bạn mà không biết anh em là đâu. Người vợ khuyên
can chồng mãi mà không được, mới nghĩ ra một kế : một hôm người vợ giết một
con chó,cạo lơng cho trắng trẻo, để trong xó nhà. Tối chồng đi chơi khuya về vợ

nói rằng: hơm nay nhỡ đánh chết một đứa trẻ, để giấu trong buồng, làm thế nào bây
giờ ? Chồng sợ mất vía, vào xó buồng xem, quả nhiên có 1 đứa trẻ nằm đó. Chồng
bảo gọi em để nhờ em chơn cho. Vợ nói: xưa nay chàng chơi thân thiết với người
bạn, khơng tưởng đến chú nó, bây giờ có nạn sao nó chịu giúp mình, bất nhược
nhờ đến người anh em cịn hơn. Chồng nghe lời, cho mời bạn đến, nói chuyện đầu
đuôi, rồi nhờ bạn chôn hộ cho. Người bạn chôn xong, sáng mai lập tức đi báo quan
để lấy công. Anh ta còn chỉ cho quan tận nơi về để khám. Quan cho đào lên thì ra
là con chó. Hỏi ra thì người vợ thuật lại chuyện mà nói cái mưu kế của mình cho
quan nghe. Chồng từ đó chán người bạn mà thân mới em.
Câu chuyện tuy tầm thường nhưng cũng làm được cái gương cho anh em .
Chị em ,chị em,chị em dâu,anh em rể:
Chị em ở với nhau cũng có tình thân ái như anh em,có câu rằng : “Em ngã
chị nâng, chị ngã em nâng”, ấy là thường tình của người ta. Cịn về phần anh em
8


rể, chị em dâu, thì khơng được thương nhau mấy. Trừ ra nhà có giáo dục, biết lấy lễ
thương ăn ở với nhau. Còn phần nhiều là hay khủng khỉnh với nhau. Có câu rằng :
Yêu nhau chị em gái, khái nhau chị em dâu, đánh nhau vỡ đầu là anh em rể”, tục
ấy cũng là một tục xấu.
Anh em, chị em ở trong nhà lủng củng, gọi là gia đa đình bất mục. Nhiều
người vì một lợi gia sản bố mẹ để lại, đến nỗi sâu xé nhau, đem nhau đi kiện, làm
cho tán gia bại sản.thậm chí có nhà cha mẹ chết, quàn ma lại một chỗ để tranh
hương hỏa, chờ cho quan xử đoán xong rồi mới cất ma. Tục ấy gọi là đồi phong bại
tục, nhà nào hư đốn mới có anh em ,chị em như thế.
Anh em chị em là bát máu sẻ đơi, tình tất thân thiết hơn cả người khác.
Trong cách ăn ở phải yêu mến nhau. Mà muốn cho được hòa mục mãi mãi thì lại
cốt lấy chữ nhẫn làm đầu, nghĩa là nhường nhịn nhau, dẫu có kẻ ngang trái cũng
nhịn đi, rồi sẽ lấy lời khôn lẽ phải mà khuyên bảo nhau thì khơng bao giờ đến nỗi
khích bác nhau, mặt lăng mày vực với nhau, mà trong nhà vẫn được vui vẻ, cha mẹ

cũng thỏa lòng.
Nhưng cũng chớ nên mong chờ lẫn nhau, mong chờ nhau là một thói ỷ lại,
khơng biết q sự tự lập, thì ta làm cho hư mất nết người.
Đã đành anh em nghĩa nên cứa giúp nhau, nhưng cũng phải nghĩ đến nghĩ tự
lập mới được. Chớ cứ ăn không ngồi rồi, cờ bạc rượu chè để trơng cậy về anh em,
chị em thì một tính cách rất đê tiện, làm hại lây cho người có chí mà thơi .
III.

MỐI QUAN HỆN VỢ CHỒNG

Theo tục lệ Việt Nam, để hoàn tất một đám cưới, người ta phải có đủ 6 lễ, gọi là
Lục

Lễ:

1/ Nạp Thái: Nhà trai nhờ người đến nhà gái ướm ý rằng muốn kén chọn con gái
nhà

ấy

làm

dâụ
9


2/ Vấn Danh: Nhà trai nhờ mối lái đến hỏi tên họ và ngày sanh của cô gái (để xem
xung

hay


hạp)

3/ Nạp Cát: Nhà trai báo cho nhà gái đã xem tuổi, xem quẻ, mọi chuyện tốt đẹp và
muốn

tiến

hành

hôn

lễ.

4/ Nạp Tệ (Nạp Trưng): Nhà trai đem sính lễ tới nhà gái để làm lễ từ đường và ra
mắt.
5/

Lễ
Thỉnh

này
Kỳ: Nhà

thông
trai

xin

thường

nhà

gọi
gái

định



lễ

Hỏị

ngày

rước

dâụ

6/ Thân Nghinh: Lễ rước dâu về nhà trai, tức là lễ Cưới.
Ngày trước người đàn bà chấp nhận vai trò nội trợ, chấp nhận chỗ đứng của
mình trong gia đình. Trong xã hội theo quan niệm trọng nam khinh nữ, mọi người
hầu như chấp nhận quy luật bất công: "trai năm thê bảy thiếp, gái chính chun
một chồng." Trong quan niệm đó, nếu người đàn bà gặp ông chồng không chung
thủy, đi chia xẻ tình yêu với những người đàn bà khác, người chung quanh sẽ
khuyên người vợ nhịn chịu cho yên cửa yên nhà. Vì thế dù biết chồng ngoại tình
hoặc chồng đối xử không tốt, người vợ cũng hy sinh chịu đựng chứ khơng dám ly
dị.
Hơn thế nữa, vì cuộc đời người đàn bà tùy thuộc vào chồng về mọi mặt: kinh
tế, tình cảm, nơi nương thân, chỗ đứng trong xã hội, sự kính trọng của người chung

quanh, v.v... nên dù trong hoàn cảnh nào, người đàn bà cũng sẵn sàng hy sinh và
chấp nhận tất cả để sống với chồng cho đến cuối cùng.
Ngày nay chúng ta thấy một hình ảnh khác trong gia đình. Người đàn bà
ngày nay địi hỏi chồng phải tơn trọng và đối xử cơng bằng. Người vợ nhiều khi
10


cũng không tùy thuộc chồng về mặt kinh tế cũng như về vị trí của mình trong xã
hội. Với những lý do đó, nếu gặp một người chồng khơng tốt, người đàn bà sẽ dứt
áo ra đi chứ không nhịn nhục chấp nhận như ngày trước.
Vợ chồng được người xưa coi là "đạo phu thê" - đây là một trong những quy
phạm đạo đức vô cùng đặc biệt trong đời sống tình cảm con người. Vợ chồng phải
sống gắn bó, thủy chung đến "đầu bạc răng long". Cuộc sống của vợ chồng ngày
xưa thường suốt đời lo gánh vác, vun xới hạnh phúc cho gia đình và ni dạy con
cái thành người. Những bậc cha mẹ ở vùng nông thôn nước ta xưa nay đều có tâm
lý chung là chấp nhận cuộc sống vất vả, khó nhọc, sẵn sàng hy sinh đời mình để lo
cho con cái từ lúc ấu thơ đến khi dựng vợ gả chồng. Đây cũng chính là thước đo
chủ yếu của các bậc cha mẹ trong gia đình Việt Nam.
Các bậc cha mẹ thời phong kiến thường nhường lại quyền hành cai quản gia
đình cho người con trưởng khi tuổi mình đã xế chiều. Quyền trưởng nam là một
nguyên tắc có từ ngàn đời nay, nó tồn tại phổ biến đến mức đã trở thành một trong
những điều trọng yếu của gia đình truyền thống. Có thể nói, việc dạy con trong gia
đình ngày xưa phần lớn theo phương pháp mệnh lệnh, gia trưởng. Điều đó ngày
nay hồn tồn khơng cịn được xã hội chấp nhận bởi vì trong thực tế những gia
đình hịa thuận, con cái lớn khơn, thành đạt thường là các gia đình có lối sống tự
giác, bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau. Những gia đình này rất ít sử dụng phương
pháp mệnh lệnh, gia trưởng lấn át tình cảm giữa các thành viên với nhau.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng mơ hình gia đình văn hóa do Đảng đề
xướng, mỗi gia đình Việt Nam đang có những đổi thay về cơ bản so với gia đình
truyền thống trước đây. Trong mỗi gia đình thời hiện đại, vợ chồng được bình đẳng

với nhau. Cha mẹ và con cái có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trên cơ sở ràng
buộc của luật pháp Nhà nước. Khơng cịn tồn tại cơ chế gia trưởng, phương pháp
11


bạo lực trong gia đình. Con cái phải tơn trọng cha mẹ, nhưng cha mẹ cũng không
được làm nhục con cái. Pháp luật không thừa nhận quyền trưởng nam, mà mọi
người con trong gia đình đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau đối với gia đình
và xã hội.
Yếu tố cơ bản của gia đình phương Đơng nói chung và gia đình Việt Nam
nói riêng kể cả xưa và nay đều rất tơn trọng tình ruột thịt giữa các thành viên trong
gia đình, họ tộc. Tinh thần truyền thống đó chính là cơ sở để duy trì và phát huy
các mối quan hệ cư xử tốt đẹp trong đời sống hiện đại ngày nay. Đó cũng là cái gốc
rễ để chúng ta xây dựng thành cơng mơ hình gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi
mới và phát triển kinh tế - xã hội.

IV.

THÂN THUỘC
Danh hiệu :
Trên bố mẹ cịn có ơng bà gọi là tổ phụ mẫu, trên ông bà gọi là cụ, gọi là

tằng tổ phụ mẫu; trên cụ là kị, gọi là cao tổ phụ mẫu, còn cao nữa gọi chung là cao
cao tổ, tới thủy tổ là cùng.
Dưới mình là con, dưới con là cháu, dưới cháu gọi là chắt gọi là tằng tôn,
dưới chắt gọi là chít, gọi là huyền tơn. Cịn ở dưới nữa, tổng chi gọi là viễn tôn. Tự
cao tổ cho tới viễn tôn gọi là cửu tộc. Trong cửu tộc chia ra làm năm bậc để trở, gọi
là ngũ phục. Ngũ phục là :
1. –Trở ba năm, gọi là đại tang
12



2.
3.
4.
5.

–Trở một năm, gọi là cơ niên,
–Trở chin tháng, gọi là đại công,
–Trở năm tháng, gọi là tiểu công,
–trở ba tháng, gọi là ti ma.

Trong ngũ phục, tùy theo tình thân sơ bên nội, bên ngoại mà gia giảm
Anh em giai với cha gọi là bác là chú, chữ gọi là bà phụ, thúc phụ. Chị em gái với
cha gọi là cô, chữ gọi là cô mẫu. An hem với mẹ gọi là cậu (cữu). Chị em gái với
mẹ gọi là dì (di). Anh em con bác con chú gọi là tùng huynh đệ. Anh em con cô
con con cậu,hay là đơi con dì, tổng chi gọi là biểu huynh đệ.
Anh em thúc bá về đằng cha là họ nội. Anh em di cửu đàng mẹ gọi là họ
ngoại.
Tiếng gọi là ơng bà...ở về Nam kỳ có tiếng gọi thế cho vắng mặt. Như ông
gọi là ổng, bà gọi là bả, cậu gọi là cẩu, mợ gọi là mở, thầy gọi là thẩy, cô gọi là cổ,
anh gọi là ảnh, chị gội là chỉ. Tiếng ấy có lẽ tiện hơn gọi là ơng ấy, bà ấy…Nhưng
là tiếng gọi tình sơ chớ không phải tiếng gọi quý trọng.
Luân thường :
Trong cùng một họ nội không được lấy nhau. Nếu lấy nhau gọi là loạn luân,
luật có phép cấm, mà tục cũng chê cười. Phép này là do ông Châu Công đời nhà
Châu ( bên Tàu) đặt ra mà tuân giữ rất nghiêm cẩn. Duy về đời nhà Trần thì trong
tơn thất thường có lấy nhau, khơng biết khí đó nước ta có luật cấm chưa, hay vì cớ
gì,nhưng tiên nho vẫn chê về điều ấy.
Họ ngoại thì cơn cơ con cậu hay đơi con dì cũng khơng được phép lấy nhau .

Từ đời cháu giở đi thì được phép lấy nhau. Có câu rằng : “Cháu cậu mà lấy cháu
cơ, thóc lúa đầy bồ, giống má nhà ta” .
Một người có thể lấy được hai chị em ruột một nhà, hay là hai cô cháu cùng
một nhà. Tục này khác với tục Âu châu đã lấy một người thì khơng được phép lấy
13


chị em cô cháu người ấy nữa. Nếu lấy nhau là loạn luân, coi như lấy người cùng họ
của ta.
Tình thân sơ:
Trong tình thấn sơ, dưới bậc cha thì là chú, dưới bậc mẹ là dì. Có câu rằng :
“Sẩy cha cịn chú, sẩy mẹ bú dì”. Thường ở khắt khe với nhau là mẹ chồng với
nàng dâu và gì khẻ cới con chồng. Cho nên có câu khuyên nàng dâu rằng : “Mẹ
chồng già thì mẹ chồng, nàng dâu có nết thì nàng dâu chừa”, và có câu rằng “
Mấy đười bánh đúc có xương, mấy đười gì ghẻ lại thương con chồng”.

Trong thân thuộc là một gia tộc. Góp nhiều gia tộc này gia tộc khác mới
thành ra nước, thành ra xã hội. Vậy thì hợp lại mới nói là một nước, phân mà nói là
từng gia tộc một. Gia tộc là một đoàn thể nhỏ trong một đồn thể lớn vậy. Người ta
đối với xã hội có cái nghĩa vụ chung, thì đối với gia tộc cũng phải có cái nghĩa vụ
riêng. Nghĩa vụ riêng là gì? Là cách ứng xử trong gia đình. Ở trên kình dưới
nhường, ở cho trong ấm ngoài êm là đủ. Nghĩa là trong họ hang chỉ cốt lấy hòa
mục làm đầu mà thôi.
Cách dựng gia tộc của ta cũng là một phong tục hay. Vì có nghĩa gia tộc thì
người ta mới biết quý trọng cái thân mình để phụng sự tổ tông và khiến cho người
ta phải lo lắng để di truyền con cháu . Ai cũng mong chờ con cháu khá thì ai cũng
phải làm cho trọn cái nghĩa vụ của mình, đem mồ hơi nước mắt ra mà gây dựng
cho kẻ mai sau, rồi thành ra mở núi phá rừng, sinh cơng nghiệp cũng bởi đó mà ra.
Vì vậy do một đoàn thể nhỏ mà gây ra một đoàn thể lớn, do một gia tộc bé
mà thành dân tộc to, tực là một cái gốc của xã hội.

Nhưng có mơt điều ta cho là gia đình được quay quần bên nhau là q thì
nghĩa khí hẹp. Người ta phải tôn trọng sự lập thân, dẫu kẻ Nam người Bắc cũng
14


khơng có hề gì. Nếu như quanh năm cứ khư khư bó chân trong nhà, động đi đâu thì
sợ xa cha mẹ, xa cửa xa nhà, xa anh em, xa vợ xa con thì sao mở mang được. Ta
cũng vì tục ấy mà nhiều người kiến thức hạn hẹp, không bằng được người các
nước vậy.
Thời nay là thời buổi đua ganh, càng đi được nhiều nơi xa thì càng trải biết,
cang khon ngoan, có khơn ngoan thì đứng được với đời. Vậy thì giá có thể đi đâu
được thì cũng nên đi, chớ không nên quản xá xa xôi.

15



×