Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi sinh6 HKI:10- 11 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.25 KB, 3 trang )

Đề cương ôn tập sinh 6. Năm học: 2010 - 2011
1. Lý thuyết:
- Sự lớn lên và sự phân chia của tế bào
- Các loại rễ và các miền của rễ
- Cấu tạo miền hút của rễ
- Biến dạng của rễ
- Cấu tạo trong của thân non
- Thân to ra do đâu
- Biến dạng của thân
- Cấu tạo trong của phiến lá
- Quang hợp
- Cây có hô hấp không
- Biến dạng của lá
- Sinh sản sinh dưỡng do con người
2. Bài tập:
- Câu 2/42 - Câu 3,2/76 - Câu 3,4/79
- Vì sao chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ thực vật?

Ma trận: Sinh 6 học kỳ I: 2010- 2011
Các chủ đề
chính
Các mức độ nhận biết
TổngNhận biết Thông hiểu Vận dụng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
ChươngI:
Tế bào
1 câu
1,50đ
1câu
0,25đ
2câu


1,75đ
ChươngII:
Rễ
1câu
0,25đ
1 câu
1,50đ
1 câu5
2,00đ
3câu
3,75 đ
ChươngIII:
Thân
1câu
0,25đ
1 câu7
1,50đ
2câu
1,75đ
ChươngIV:

1câu
0,25đ
1câu4
0,50đ
1 câu8
1,00đ
3câu
1,75đ
ChươngV:

Sinh sản sinh
dưỡng
1câu6
1,00đ
1câu
1,00đ
Tổng
3câu
2,00đ
3câu
2,00đ
3câu
3,50đ
2câu
2,50đ
11câu
10đ
Trường THCS Phan Thúc Duyện
Lớp: 6/ SBD:
Họ và tên:
Kiểm tra học kỳ I (2010 - 2011)
Môn: Sinh vật6 - Thời gian: 45 phút
Điểm:
A / PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm):
Câu 1: Lựa chọn ý đúng trong các trường hợp sau đây (1điểm):
1. Tế bào lớn lên và phân chia được nhờ quá trình nào?
a. Trao đổi chất b. Cảm ứng c. Biến dị d. Vận động
2. Rễ cọc khác rễ chùm ở đặc điểm?
a. Gồm một rễ cái to, khoẻ đâm thẳng xuống đất, mang nhiều rễ con bằng nhau mọc từ gốc thân
thành chùm.

b. Có nhiều rễ có hình dạng và kích thước giống nhau mọc từ gốc thân toả ra thành chùm.
c. Có một rễ mọc từ trên cành cao đâm xuống đất như cây cột.
d. Có một rễ cái to, khoẻ đâm thẳng xuống đất mang nhiều rễ con mọc xiên đâm ra xung quanh.
3. Cấu tạo trong của thân trưởng thành khác thân non ở đặc điểm:
a. Vỏ có biểu bì và thịt vỏ.
b. Trụ giữa có các bó mạch gồm mạch gỗ và mạch rây và ruột.
c. Vỏ có thêm tầng sinh vỏ và trụ giữa có thêm tầng sinh trụ.
d. Cả a và b.
4. Chức năng quan trọng nhất của lá là:
a. Hô hấp. b. Quang hợp. c. Trao đổi khí. d. Thoát hơi nước.
Câu 2: (1,5 điểm) Chọn cột A phù hợp với cột B rôi ghi vào cột trả lời:
Cột A Cột B Trả lời
1. Củ khoai tây 4. Cây trầu không
2. Củ khoai lang 5. Cây xương rồng
3. Cây chuối
a. Rễ biến dạng
b. Thân biến dạng
c. Lá biến dạng
a. ..................................
b. ..................................
c. ...................................
Câu 3 (1,5điểm) Tìm các từ phù hợp trong các từ sau (Lớn lên, phân chia, phân sinh) điền vào
chỗ trống(......) trong những câu sau đây:
1. Tế bào được sinh ra, rồi...(1)... đến 1 kích thước nhất định thì ...(2)... thành 2 tế bào con.
2. Các tế bào ở mô...(3)...có khả năng...(4)......Tế bào ...(5) và ...(6)... giúp cây phát triển.
Trả lời: (1): ...........................................(2): ......................................... (3): ....................................
(4): ...........................................(5): ..........................................(6): .....................................
B / PHẦN TỰ LUẬN KHÁCH QUAN (6 điểm):
Câu 4 (0,5điểm) Viết sơ đồ quang hợp.
Câu 5 (2,5điểm) Hãy cho biết 2 hình vẽ sau mô tả cấu tạo trong của bộ phận nào ở cây xanh? Chỉ

ra những điểm giống và khác nhau trong cấu tạo trong của chúng

Hình 1 Hình 2
Câu 6 (1điểm) Chiết cành là gì? Kể tên 5 loại cây được trồng bằng cách chiết cành?
Câu 7 (1điểm) Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng
kín cửa?
Câu 8 (1điểm) Vì sao chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ thực vật?
Đáp án: Sinh 6 học kỳ I: 2010 - 2011
A / PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm):
Câu 1: Lựa chọn ý đúng (1điểm):
- Mỗi ý đúng: 0,25 điểm.
- Các ý đúng: 1. a. 2. d. 3. c. 4. b.
Câu 2: (1,5điểm)
a. 2,4 b. 1,5 c. 3,5
Câu 3: (1,5điểm)
(1): Lớn lên (2): Phân chia (3): Phân sinh
(4): Phân chia (5): Lớn lên (6): Phân chia
B / PHẦN TỰ LUẬN KHÁCH QUAN (6 điểm):
Câu 4: (0,5điểm) Sơ đồ quang hợp:
Nước + Khí Cacbônic Tinh bột + Khí ôxi
(rễ hút từ đất) (Lá lấy từ (trong lá) (lá nhả ra môi trường)
không khí)
Câu 5: (2,5điểm)
- Hình 1: Là bộ phận miền hút của rễ. Hình 2: Là bộ phận thân non của cây xanh(0,5đ)
- So sánh:
+ Giống nhau: Đều có các bộ phận: Biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ và ruột(0,5đ)
+ Khác nhau: (1,5điểm)
Miền hút của rễ Thân non
- Biểu bì có lông hút
- Tế bào thịt vỏ không có chứa dịêp

lục
- Bó mạch rây và mạch gỗ xếp xen
kẻ nhau
- Biểu bì không có lông hút
- Tế bào thịt vỏ có chứa diệp lục
- Bó mạch rây và mạch gỗ xếp thành vòng (mạch
rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong)
Câu 6: (1 điểm)
- Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
- VD: cây hồng xiêm, cây cam, cây nhãn, cây bưởi, cây cây vú sữa, ...
Câu 7: (1điểm)
Ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa vì:
- Trong phòng ngủ để nhiều cây hoặc hoa, ban đêm cây không quang hợp, chỉ cóhieenj tượng hô
hấp được thực hiện, cây lấy khí ôxi của không khí trong phòng và thải ra rất nhiều khí cacbônic.
Nếu đóng kín cửa, không khí trong phòng sẽ bị thiếu khí ôxi và rất nhiều khí cacbônic nên người
ngủ dễ bị ngạt, có thể chết.
Câu 8: (1điểm)
- Thực vật góp phần điều hòa khí hậu, làm trong lành không khí
- Thực vật cung cấp chất hữu cơ và khí ôxy duy trì sự sống cho mọi sinh vật trên trái đất
- Thực vật hạn chế xói mòn đất, hạn hán và lũ lụt.
- Thực vật phục vụ nhu cầu cần thiết cho con người.
Chất diệp lục
ánh sáng

×