Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TÌM HIỂU về đền QUÁN THÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.72 KB, 14 trang )

TÌM HIỂU VỀ ĐỀN QN THÁNH
I)

Lịch sử hình thành và xây dựng của đền

Vị trí: Đền Quán Thánh nằm ở góc đường Cổ Ngư (nay là đường
Thanh Niên) và phố Quán Thánh trông ra Hồ Tây (đời Lê thuộc
đất phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía nam Hồ Tây).
Đền cịn được gọi là Trấn Vũ Quán, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ.
Đền là một trong Thăng Long tứ trấn (4 vị thần trấn thành Thăng Long):
thần Huyền Thiên trấn phía bắc, thần Bạch Mã trấn phía đơng (đền Bạch
Mã), thần Linh Lang trấn phía tây (đền Voi Phục), thần Cao Vương trấn
phía nam (đền Kim Liên). Đền xưa có tên là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại
đế quán, đến năm 1823 vua Minh Mạng đổi ra là Trấn Vũ quán, năm
1842 dưới thời vua Thiệu Trị đổi ra tên hiện nay.
+ Tương truyền đền được xây năm 1102 trong hoàng thành, thờ “Huyền
Thiên Trấn Vũ chân quán” hoặc “Huyền Thiên Chân Vũ Đại đế” Năm
1474, do mở rộng hoàng thành (nội kinh), đền được di dời ra ngoài và
xây ở bờ nam Tây Hồ, tức địa điểm hiện nay.
+ Theo văn bia ở đền thì quán này được xây dựng từ đời Lý Thái Tổ,
ngay lúc thiên đô ra Thăng Long, năm Thuận Thiên thứ nhất (1010).
Đền đã trải qua nhiều đợt trùng tu vào các năm 1618,1677,1768,1836,
1843,1893,1941 (các lần trùng tu này được ghi lại trên văn bia).nhưng
có 2 lần trùng tu là lớn là năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677, đời Lê Hy Tông) và
năm Thành Thái thứ 5 (1893).
-

-

Năm 1677, đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Tạc sai đình thần là
Nguyễn Đình Luân trùng tu đền.


Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm và tặng một đồng tiền vàng
cùng với một số vàng do các hoàng thân dâng cúng để đúc lại
thành một cái vòng treo ở cổ tay tượng thần.
Năm 1856, bố chánh Sơn Tây, bố chánh Hà Nội, tri huyện Vĩnh
Thuận đã tổ chức quyên góp trùng tu, sửa lại chính điện, đình điều
hương, bái đường và gác chuông, làm thêm hai dãy hành lang bên
phải và bên trái, đắp lại 4 pho tượng đại nguyên soái.


-

Năm 1893 đền được tu sửa lớn như diện mạo ngày nay.
Đền được cơng nhận di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia đợt đầu
năm 1962

Văn bia tại đền do trạng nguyên Đặng Công Chất và tiến sĩ Hồ Sĩ
Dương soạn. Thời Tây Sơn, đô đốc Lê Văn Ngữ, cùng nhiều người nữa
đã quyên tiền đúc chiếc khánh bằng đồng (chiều 1,10 x 1,25m) vào năm
Cảnh Thịnh thứ hai. Đến đời Nguyễn, vua Minh Mạng đến thăm đền, đã
cấp tiền tu sửa. Năm 1923 cho đổi là Trấn Vũ quán. Đền hiện nay còn 6
tấm bia.
-

Năm 2008 UBND quận Ba Đình đã lập dự án đầu tư tu bổ đến
Quán Thánh. Cơng trình tu bổ tơn tạo di tích đền Quán Thánh được
đầu tư xây dựng bao gồm các hạng mục như: Hạ giải tồn bộ mái
đền chính, lợp lại bằng ngói mũi hài phúc chế; cải tạo tu bổ phần
máng thoát nước, tường rào; thay mới cửa đi, cửa sổ hai bên hồi, tu
bổ lại bệ thờ cho đồng nhất hình thức; tu bổ am hóa vàng; cải
tạo,bổ sung hệ thống phịng cháy chữa cháy; cải tạo tồn bộ hệ

thống sân vườn, xây bó vỉa, lát lại sân, tu bổ hệ thống thoát nước,
đổ đất màu trong cỏ các ô vườn, tu bổ lại một số số đoạn tường
rào…

Trải qua gần 1 thế kỉ ngôi đền vẫn uy nghi và tượng thánh Huyền Thiên
Trấn Vũ ở phía Bắc kinh thành Thăng Long – Hà Nội vẫn là một di tích
lịch sử - văn hố nổi tiếng mà khách du lịch và người hành hương khắp
nơi vẫn về chiêm ngưỡng, dâng hương rất đông. Và trong tâm linh người
Việt, thánh vẫn là đấng thiêng liêng vơ hình vừa có cơng tích diệt trừ u
qi - hồ tinh chín đi – như huyền thoại, vừa là biểu tượng của sự trấn
an - bảo vệ phía Bắc kinh thành cho đời sống nhân dân được yên vui,
thái bình.

II)

KIẾN TRÚC ĐỀN QUÁN THÁNH


Ngồi nghệ thuật đúc đồng, đền Qn Thánh cịn nổi tiếng với vẻ đẹp
của nghệ thuật chạm khắc gỗ,với vẻ đẹp của các bộ phận kiến trúc bằng
gỗ của ngôi đền thể hiện qua các đề tài như tứ linh, dơi, cá, tùng, trúc,
cúc, mai, lẵng hoa, bầu rượu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian
và thượng giới... đều được chạm khắc một cách tinh xảo, mang đậm
phong cách nghệ thuật thời Lê.
Các bộ phận kiến trúc đền sau khi trùng tu bao gồm tam quan, sân, ba
lớp nhà tiền tế, trung tế, hậu cung. Các mảng chạm khắc trên gỗ có giá
trị nghệ thuật cao. Bố cục khơng gian thống và hài hịa. Hồ Tây phía
trước mặt tiền tạo nên bầu khơng khí mát mẻ quanh năm.
Đền Qn Thánh xây theo hướng Bắc và cũng giống như nhiều đạo quán
trước kia được làm theo kiểu kiến trúc cổ.Cổng có bốn cột trụ với tượng

bốn con phượng hồng đấu lưng với nhau và con nghê trên đỉnh. Ở hai
bên là hai bức bình phong đắp nổi hình mãnh hổ hạ sơn. Phía trên là
tượng đắp nổi hình cá hóa rồng. Ở các mặt trước và sau của bốn cột trụ
được trang trí bởi những cặp câu đối đỏ trơng rất nổi bật.
Sau cổng ngồi là tam quan có cấu tạo như một phương đình. Cổng tam
quan được xây trên những tấm đá lớn,phía trên là 3 chữ 真真真 (Trấn Võ
(Vũ) quán). Điều đặc biệt, phía trên cổng giữa của tam quan đắp nổi
tượng thần Rahu. Đây là vị thần trong thần thoại Ấn Độ, đã nuốt Mặt
Trăng và Mặt Trời nên gây ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. Một
số đền ở Hà Nội cũng có sự hiện diện của thần Rahu bên ngoài cổng như
đền Bạch Mã. Điều này nói lên phần nào sự hội nhập tín ngưỡng của
người Việt Nam.
Tam quan của đền có ba cửa và hai tầng. Trên gác tam quan có quả
chng đồng cao 1.5m, nặng 1 tấn, được đúc vào năm 1677, triều đại
vua Lê Hy Tông. Tiếng chuông này đã đi vào ca dao với những câu thơ
đậm chất trữ tình:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.


Qua tam quan, chúng ta sẽ đến với nhà bia bên trong đền. Nhà bia có lưu
văn bia do Tiến sĩ Lê Hy Vinh (ngun Học chính tỉnh Thanh Hóa)
soạn, Nguyễn Văn Ninh (Lệ mục huyện Thọ Xương) trông coi việc khắc
bia. Nội dung bia nói về các thời điểm trùng tu đền. Trong đó có câu:
“… Có thể làm cho giang sơn này đẹp hơn lên phải chăng chỉ có người
Hà Nội? Dân khí đã hịa thì thần ban phúc cho. Điềm lành khơng đợi
phải nói. Nay viết để khắc vào bia đá. Năm Tự Đức thứ 10 (1857) tháng
5, ngày tốt.”
Qua cổng là một sân rộng được trang trí bằng một chiếc ang lớn, bên
trong để hịn non bộ và ni cá vàng. Ngơi chính điện (bái đường) nơi

đặt tượng Trấn Vũ có 4 lớp mái (4 hàng hiên). Chính giữa là bức hồnh
phi đề "Trấn Vũ Qn".
Qua sân bái rộng – nơi sắp xếp đội ngũ chuẩn bị cho nghi thức lễ đền –
là đến cửa bái đường. Ở bậc tam cấp trước bái đường có hai lư hương
lớn. Tiếp đến là bàn để chuẩn bị đồ tế lễ. Ngoài hiên bái đường, bên trái
đắp nổi tượng cọp xuống núi, bên phải đắp nổi tượng cá hóa rồng. Ngồi
ra, ở bên phải có bảng giới thiệu lịch sử tượng đồng Huyền Thiên Trấn
Vũ.
Hai bên cửa phía trong đền có chữ Tẫn nhập, Huyền xuất (vào cửa Tẫn
ra cửa Huyền). Theo các nhà nghiên cứu thì đây là chữ lấy trong sách
Đạo đức kinh. Huyền Tẫn chi môn thi vị thiên địa (cửa Huyền Tẫn là
gốc của trời đất).
Bên trong các cột xà, cửa võng đều được sơn son thiếp vàng rực rỡ khắc
họa những hình ảnh, biểu tượng của sự sống trường thọ, đắc đạo lên cõi
tiên như hoa thủy tiên, tùng, bách, rùa, hạc, sư tử, kỳ lân, long, phượng,
bức phù điêu miêu tả cảnh tam giới với thiên-địa-thủy… vốn là đặc
trưng mỹ thuật Đạo giáo. Hai tường hồi có khắc các bài thơ ca ngợi cảnh
đẹp của đền và tượng Trấn Vũ của các tác giả thời nhà Nguyễn như
Nguyễn Thượng Hiền, Vũ Phạm Hàm… Bên trong tòa đại bái còn trưng
bày 2 cổ vật quý là chiếc khánh đồng làm vào thời chúa Trịnh (thế kỷ
17-18) và tấm biển đồng chữ do vua Thiệu Trị (1841) ban, bên trong có
bài thơ ca 1ngơi cơng lao đức thần Trấn Vũ. Trong nội cung đáng chú ý
nhất là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen cao 3,72m, nặng


4 tấn, tay trái bắt quyết, tay phải cầm gương có rắn quấn chống lên lưng
rùa (rắn tượng trưng cho sức mạnh, rùa tượng trưng cho sự trường tồn).
Bên phải, phía sau nhà bia, nằm sát đường Quán Thánh là đền thờ liệt sĩ.
Đền được xây dạng phương đình (đình hình vng), bên trong đặt bàn
thờ với dịng chữ “Tổ quốc ghi công”; hai bên là hai cặp câu đối. Xung

quanh tường treo ảnh của các liệt sĩ thuộc khu vực đền Qn Thánh.
Điều này nói lên lịng biết ơn của nhân dân với các liệt sĩ đã hi sinh cho
việc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Trước kia tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được làm bằng gỗ, đến năm 1677
được đúc lại bằng đồng đen. Tượng cao 3,07m, chu vi 8m, nặng 4 tấn.
Tượng thần được đặt ở hậu cung. Tượng có khn mặt vng, râu dài,
tóc xõa, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải
chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng một con rùa.
5 DI VẬT QUÝ TẠI CHÙA

1)

Tượng huyền thiên trấn vũ (1677)
Đúc vào năm 1677 thời vua Lê hy Tơng. Tượng Trấn Vũ là một
cơng trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định
nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây hơn
ba thế

2)

Biển đồng làm thời Thiệu Trị (1841)

Tấm biển đồng chữ do vua Thiệu Trị (1841) ban, bên trong có bài thơ
ca ngơi cơng lao đức thần Trấn Vũ.
3)

khánh đồng đúc năm cảnh thịnh thời chúa Trinh (1794)
chiếc khánh đồng lớn 1,10m x 1,25m do Đại đô đốc Lê Văn Ngữ
(thời Tây Sơn) đứng ra quyên góp để đúc vào năm Cảnh Thịnh thứ
2 (1794)



4)

5)

sáu tấm bia đá, trong đó có những bia nói rõ lẽ huyền diệu trong
việc tu dưỡng tinh thần - đạo lý và việc tu sửa đền mà các tác giả
đều là những Trạng Nguyên, Tiến sĩ hoặc Thiền sư được các triều
Lê Trung Hưng và nhà Nguyễn sai soạn như: Trạng nguyên Đặng
Công Chất (1616 - ?), Tiến sĩ Hồ Sĩ Dương (1622 – 1681), Phổ
Huệ Quang Không hiển ứng đạo hiệu Viên Thông… hoặc Tiến sĩ
Lê Huy Vinh (soạn vào khoảng 1857).
Cây đèn đồng do các nghệ nhân làng Ngũ Xã đúc
III)
a)

SƠ LƯỢC VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THỜ CÚNG
Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ

theo truyền thuyết, thì Thánh Trấn Vũ, vị thần được thờ tại đền Quán
Thánh mang tính cách vừa là của Việt Nam, vừa là của Trung Quốc.
Huyền Thiên Trấn Vũ là thần coi giữ phương Bắc, từng đầu thai làm con
vua nước Tinh Lạc (Trung Quốc), lớn lên bỏ ngơi hồng tử đến tu luyện
trong hang ở Vũ Dương liền trong 42 năm, đã giúp người phương Bắc
diệt trừ nhiều quỷ dữ, giúp dân đời Chu chiến thắng thần dịch hạch gây
bệnh chết người hàng loạt, được Thượng đế phong là Đại Từ, Đại Bi,
cuối cùng được phong là Huyền Thiên Trấn Vũ.
huyền Thiên Trấn Vũ sau đó sang nước Việt giúp dân trừ tà ma, yêu quái
phá hoại đời sống yên lành vùng chung quanh thành Thăng Long: trừ rùa

thành tinh (đời Hùng Vương 14); trừ cáo chín đi ở Tây Hồ; giúp An
Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa; diệt hồ ly tinh trên
sông Hồng đời vua Lý Thánh Tông... Đến thời nhà Lê, các vua cũng
thường đến đây để cầu mưa mỗi khi có hạn hán.
Thần tích cho biết, ngày xưa có con hồ ly tinh chín đi, tung hồnh
khắp nơi, làm hại dân rất nhiều. Vùng hồ Tây cũng khơng thốt cảnh đó.
Ngọc Hồng Thượng đế động lịng, cho thần Huyền Thiên giáng hạ, trừ
hại cho dân. Huyền Thiên dùng thần kiếm và phù phép giết được hồ


tinh. Ngồi nạn hồ tinh chín đi, vua Lý lập đền thờ này để trừ mọi loại
yêu quái khác, giữ yên phương Bắc cho kinh thành.
Hiện trong Đền còn pho tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ nặng gần 4
tấn, đúc năm 1677 đời Lê Hy Tông.
Theo thần phả để lại, lúc mới đầu tượng được tạc bằng gỗ, qua thời gian
bị xuống cấp nghiêm trọng nên vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677) đời vua
Lê Hy Tông truyền sai nghệ nhân nổi tiếng bấy giờ ở làng Ngũ Xá đúc
lại bằng đồng. Tượng được làm ròng rã trong bảy tháng trời mới xong.
Tượng không phải được làm bằng đồng đen như nhiều người lầm tưởng,
mà bằng đồng thau. Trong quá trình đúc, người dân đã cung tiến khá
nhiều vàng nên tượng càng giá trị. Sau khi đúc xong những người thợ
mới tiến hành hun và xử lý kĩ thuật để toàn thân trở thành màu đen như
hiện tại. Pho tượng là một cơng trình nghệ thuật q giá thể hiện trình độ
đúc đồng tinh xảo của nghệ nhân đúc đồng năm xưa của nước ta ở thế kỷ
17. Đến chiêm ngưỡng pho tượng Huyền Thiên quý giá, khách thập
phương thường lấy tay sờ vào chân ngài vì truyền thuyết giúp tâm du
khách thanh thản hơn.
Tượng cao 3,96m, chu vi 8m, nặng 4 tấn tọa trên tảng đá cẩm thạch cao
1,2m. Thế cương nhu trong điêu khắc và tinh thần của Đạo giáo được
thể hiện qua nhiều chi tiết tưởng đối lập nhưng hóa ra lại rất hiền hịa.

Tượng có khn mặt chữ điền, trán cao, môi to, mũi to thể hiện uy lực
của một vị thần. Râu dài đến ngực, đầu để trần, tóc xõa xuống tận vai.
Đơi mắt đỏ ngầu có vẻ dữ tợn nhưng lại có nét nhìn xuống nên vẫn toát
lên vẻ trầm mặc rất đỗi hiền lành. Hai lớp áo, bên trong là một bộ giáp
trụ được tạo nên từ mai rùa và vẩy rắn trông rất chắc chắn, cứng cáp; lớp
ngoài lại là bộ quần áo choàng của đạo sĩ với chiếc khăn dài. Lớp áo
choàng ngoài này khiến pho tượng tuy to lớn nhưng vẫn rất mềm mại.
Bàn tay trái của tượng đưa lên ngang ngực bắt ấn thuyết pháp, bàn tay
phải úp lên đốc kiếm, kiếm chống trên lưng rùa nằm giữa hai bàn chân,
quanh lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên. Theo truyền thống,
rắn và rùa là hai con vật tượng trương của thần trấn phương Bắc Cùng
được đúc với tượng là quả chuông cao tới gần 1,5m, hiện treo ở gác Tam
quan.


Bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một cơng trình nghệ thuật độc đáo,
khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây
1 thế kỉ.
b)

Tượng ông Trùm Trọng

Ở nhà bái đường cũng có một pho tượng được gọi tên là Đức ông
Trùm Trọng. Pho tượng nhỏ màu đồng đen, ở tư thế ngồi, đầu trần cạo
trọc, nét mặt tươi vui, nay vẫn được hương khói Có nhiều thuyết lý giải
về xuất thân pho tượng này.
+ thứ nhất đây là một vị thiên thần được Ngọc Hoàng phái xuống giúp
dân.
+ thứ 2 cho rằng đây là tượng viên thái giám được vua Lê Hy Tông chỉ
định trông coi việc đúc tượng.

+ thứ 3 là tượng người nghệ nhân đúc ra pho tượng Huyền Thiên Trấn
Vũ. Nguyên khi đúc thành cơng pho tượng thánh, ơng chỉ có nguyện
vọng duy nhất là sau khi ông qua đời, ông được thờ phụng ở đền này.
Tượng này chắc chắn do học trị của ơng đúc để kính viếng người thầy,
người thợ cả tài hoa của họ
真 Giả thuyết thứ 3 được xem là hợp lý hơn cả
. Ngoài ra, hậu cung cịn tượng bốn vị ngun sối khác cũng được thờ
tự. Tương truyền, thánh Huyền Thiên có 36 ngun sối giúp việc trừ tà
ma yêu quái. Song hiện ở đền chỉ đắp tượng trưng 4 vị như Tứ đại
Nguyên suý Pháp tượng, Bạch Ngọc thần Pháp tượng…nhưng đáng lưu
ý là tượng Tử đồng Văn Xương đế quân. Đây là vị thần theo quan niệm
Đạo giáo, coi về văn chương thi cử. Uy tín của thần rất lớn đối với các
nho sinh. Khoảng đầu thế kỷ này, các thầy đồ, thầy khoá cứ vào các
ngày mồng 1, ngày mồng 6 âm lịch hàng tháng thường mang vàng
hương lễ vật đến khấn cầu rất thành kính, rồi ngủ lại đền chờ thần báo
mộng xem cuộc thi sắp tới đỗ hay không đỗ. Nhất là những năm, tháng
có khoa thi thì đền càng tấp nập. Sở dĩ có lệ ấy là do tương truyền


thuyết, thần từng giáng bút cho biết, vì thấy nước Nam là nước văn hiến
nên hàng tháng cứ vào hai ngày ấy thần sẽ tới báo mộng cho sĩ tử…
Văn Xương Đế Quân là vị thánh của Đạo giáo, được thờ ở Trung Quốc.
Đến đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), Nguyễn Công Định đi sứ
Trung Quốc đem tượng thánh về thờ chung với Huyền Thiên Trấn Vũ ở
Trấn Vũ Quán. Đến năm 1843, Hội Hướng Thiện mới rước từ Trấn Vũ
Quán về thờ ở đền Ngọc Sơn. Từ đó, quán khơng cịn thờ đức Văn
Xương Đế Qn.
+ Bên phải, phía sau nhà bia, nằm sát đường Quán Thánh là đền thờ liệt
sĩ. Đền được xây dạng phương đình (đình hình vng), bên trong đặt
bàn thờ với dịng chữ “Tổ quốc ghi công”; hai bên là hai cặp câu đối.

Xung quanh tường treo ảnh của các liệt sĩ thuộc khu vực đền Qn
Thánh. Điều này nói lên lịng biết ơn của nhân dân với các liệt sĩ đã hi
sinh cho việc bảo vệ và xây dựng đất nước.
IV)

A)

CÁC NGHI LỄ THỜ CÚNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN
NGƯỠNG TẠI ĐÊN

Các nghi lễ thờ cúng

Trải qua gần 1 thế kỉ ngôi đền vẫn uy nghi và tượng thánh Huyền
Thiên Trấn Vũ ở phía Bắc kinh thành Thăng Long – Hà Nội vẫn là
một di tích lịch sử - văn hố nổi tiếng mà khách du lịch và người hành
hương khắp nơi vẫn về chiêm ngưỡng, dâng hương rất đông. Và trong
tâm linh người Việt, thánh vẫn là đấng thiêng liêng vơ hình vừa có
cơng tích diệt trừ u qi - hồ tinh chín đi – như huyền thoại, vừa
là biểu tượng của sự trấn an - bảo vệ phía Bắc kinh thành cho đời
sống nhân dân được yên vui, thái bình.
Đền là 1 trong Thăng Long Tứ Trấn,được xem là 1 nơi linh thiêng
nên mọi người về đây hành lễ,thắp hương cầu khấn rất đông nhất là
vào những ngày tết,ngày rằm,mùng 1.
Thứ tự hành lễ tại Đền Quán Thánh:


1 - Lễ hai quan cai quản Đền: Là 2 ông voi hai bên xin phép hai quan
cho vào lễ thánh.
2 - Lễ bát hương to ngoài trời thờ trời đất, quan cai quản năm đó ví dụ
năm 2012: Ngài Sở Vương Hành Khiển Hỏa Tinh Chi Thần Biển Tào

Phán Quan.
3 - Lễ 2 ngài Thanh Long, Bạch Hổ ( ở 2 bên trái phải ) xin hai ngài
vào lễ Thánh.Nếu đóng cửa thì nhờ hai ngài kêu thay vào trong với
các quan, thánh...
4 - Lễ Công đồng tứ phủ, hội đồng các giá, các quan
5 - Rẽ phải lễ ông Trùm Trọng
6 - Rẽ trái lễ hội đồng các quan cung đệ nhị
7 - Lễ quan văn võ
8 - Lễ Thánh
Khi ra về thì lễ tạ ngược lại với lúc vào: 8-7-6-5-4-3-2-1
Có thể nói cách hành lễ ở bất cứ nơi nào cũng phải có trình tự giống
như việc chúng ta vào một cơ quan nào đó
Khách đến lễ chùa đầu năm khơng chỉ cầu may mà cịn chen chân
xếp hàng đăng ký dâng sao giải hạn. Cúng sao giải hạn là một tập tục
tồn tại từ lâu đời,


Khơng chỉ là một cơng trình có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc,
đền Quán Thánh còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng
của người dân Hà Nội xưa và nay. Trải qua gần một thiên niên ky
nhưng ngơi đền vẫn cịn ngun vẹn,.

V)

LỄ HỘI Ở ĐỀN QUÁN THÁNH

Trước kia Để tưởng nhớ công ơn của thần Trấn vũ nên từ đời Lê, nhân
dân làng Yên Quang (sát Hồ Tây) hàng năm hai lần phải cử hành lễ rước
“thần Hồ” theo bờ Hồ Tây, để biểu tượng uy quyền của thánh và sức
mạnh của dân, áp đảo các thế lực hắc ám. Trước khi rước, có lệ tuyên

đọc sắc chỉ của vua. Mồng 3 tháng Ba là ngày chính hội có rước từ đền
Qn Thánh tới đền Thụy Khuê. Từ khi tượng thần Văn Xương chuyển
ra thờ ở đền Ngọc Sơn (hồ Hồn Kiếm) thì lệ tục kia cũng khơng cịn.

BẢNG PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC TRONG NHĨM

Người thực hiện
Nhung

Nhiệm vụ phân cơng
+ nv ở nhà: đọc kĩ tài liệu,lập phiếu quan sát về kiến trúc,các


pho tượng,quang cảnh ở đền.vd tượng huyền thiên trấn vũ làm
bằng chất liệu gì….kiến trúc cua đền mang phong cách thời
nào…( bài này gửi cho t vao tối thứ 7 23/11).
+ nv khi đi thực địa:quan sát dựa trên phiếu quan sát đã lập và
chụp ảnh
Thu + vân

+ Nv khi đi thực địa:hỏi người quản lý đền về các ngi lễ thờ
cúng và hoạt động tín ngưỡng tại đền.vd hỏi xem có lễ dâng sao
giải hạn khơng? Nếu có thì diễn ra ntn.hỏi xem có lễ cầu siêu
hay gọi hồn j không….
+ nv ở nhà của thu: sau khi tổng hợp word xong thi lm pp
+ nv ở nhà của vân: lm word khi có đủ tư tư liệu

Thủy

+ nv khi đi thực địa: hỏi về lễ hội ngày xưa ở đây diễn ra ntn?

+ nv ở nhà: tổng hợp bài,thuyết trình
+ nv ở nhà: lập bảng hỏi chủ yếu về 3 nội dung sau:

Quế

-

Khách tới thăm đền
Ý kiến của ngườ trụ trì và tín đồ (thuận lợi,khó khăn)
Đưa ra 1 số giải pháp phát triển đền ( vd giải pháp về công
tác quản lý,giải pháp về môi trường tiềm năng du lịch,giải
pháp về công tác tuyên truyền quảng bá)

+ nv khi đi thực địa:thực hiện những nội dung đã chuẩn bị ở
nhà
Thảo+ vui

+ Nv ở nhà: chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn ra giấy ( gửi cho t vao
thứ 7 23/11) chủ yếu về các vấn đề:
-

Khách tới thăm thiết chế
 Nhận xét của khách về đền và các hoạt động của đền
Ý kiến của người trụ trì và tín đồ
 Thuận lợi,khó khăn của đền khi hoạt động
 Hướng phát triển của đền


-


Trên cở sở đó đề xuất giải pháp phát triển đền

+ nv khi đi thực địa: thực hiện phỏng vấn những nội dung đã
chuẩn bị


-

-

Chú ý:
Khi đi thực địa ai làm xong nhiệm vụ của mình thì sẽ
giúp người khác.tất cả những gì hỏi,phỏng vấn được
đều phải ghi âm.các bạn cố gắng mượn máy ảnh ngon
ngon 1 tí nha hì >.< khơng thì sạc đầy pin điện thoại.gửi
bài trc cho t vào thứ 7 để t đi in phiếu hỏi và có gi cần
sửa thi t sẽ sửa
Về phần câu hỏi phỏng vấn chúng ta sẽ tập hợp tất cả
những gì hỏi được và lọc ra để làm thành bài phỏng vấn.
Lí do đi vào chủ nhật tuần này vì đền đó mất tiền vé vào
cửa nên ngày thường vắng khách phải đi vào cuối tuần để
còn phát phiếu hỏi.để đến hum mùng 1 âm (3/12) thì sợ
mụn vì khi đi thực địa xong còn pải tổng hợp wrord,xử lý
bảng hỏi thành số liệu,lam pp nữa.làm sớm để còn lấy bài
học thuyết trình.nên quyết định đi vào cn này đấy +.+
Khi đi nhớ mang theo thẻ sv,tiền vé vào la 5k,mặc áo đồng
phuc khoa bên trong,..
Có gì khơng hiểu thi hỏi t hoặc xem lại tờ đề mà cô giáo
phát





×