Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận TÌM HIỂU VỀ KỊCH NÓI HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.26 KB, 21 trang )

BÀI TẬP MƠN
CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

TÌM HIỂU VỀ KỊCH NĨI HẢI PHỊNG

Nội dung chính
1. Tổng quan về kịch nói Việt Nam
2. Kịch nói Hải Phịng
2.1.Giới thiệu chung
2.2.Q trình hình thành và phát triển
2.3.Các tác phẩm tiêu biểu
2.4.Những nghệ sĩ nổi bật
2.5.Hoạt động hiện nay
2.6.So sánh với kịch nói tại Hà Nội
3. Kết luận

1. Tổng quan về kịch nói Việt Nam


Kịch nói là một trong bộ mơn nghệ thuật văn học. Dù kịch nói ra đời ở
phương Tây rất lâu, đặc biệt là ở Pháp, nơi sản sinh ra nhiều tác phẩm kịch vĩ đại
và những tác gia lừng lẫy, nhưng lại xuất hiện muộn ở Việt Nam. Kịch nói vào Việt
Nam những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX như là kết quả của quá trình tiếp nhận
ảnh hưởng trực tiếp từ nền sân khấu Pháp.
Mang trong mình những ưu thế đầy quyến rũ ấy, kịch nói Pháp đến với xã
hội Việt Nam đúng vào lúc luồng gió Âu hóa đang làm rung chuyển nền văn hóa
cổ truyền. Cung cách sinh hoạt mới, những quan hệ mới giữa người và người nảy
sinh, đan xen hoặc lấn át, thay thế dần nếp sống cũ cùng với đà tăng tiến của kinh
tế hàng hóa diễn ra ở các đơ thị, tất yếu hình thành thị hiếu mới, nhu cầu sáng tạo
và thưởng thức khác xưa, dẫn đến sự ra đời những loại hình văn học, nghệ thuật
theo mơ hình văn hóa phương Tây như thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói, đi cùng với


những phương thức truyền bá văn hóa chưa từng có như mạng lưới trường học
Pháp-Việt, việc phổ cập chữ Quốc ngữ, sự lan tràn của báo chí, ấn lốt, xuất bản
phẩm, rạp hát cố định ở đơ thị...
Buổi diễn kịch đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của một thể loại dân khấu mới
ở Việt Nam, đã được ra mắt công chúng ngày 25 tháng 4 năm 1920 tại Nhà hát
thành phố Hà Nội. Đó là vở kịch “Người bệnh tưởng” của Molie do một nhóm sân
khấu nghiệp dư dàn dựng.
Vào tháng 9 năm 1921, trong tạp chí “Hữu thanh” đã công bố vở kịch “Chén
thuốc độc” của Vũ Đình Long, cịn ngày 22 tháng 11 năm 1921, vở kịch này được
công diễn lần đầu tiên trên sân khấu Nhà hát thành phố Hà Nội. Sự kiện này đánh
dấu sự ra đời của kịch nói – một nghệ thuật sân khấu mới ở Việt Nam
Trong lịch sử kịch nói trước năm 1945 có thể phân định hai thời kỳ: (1) 1921
– 1930 và (2) 1930 – 1945. Sự khác biệt cơ bản giữa hai thời kỳ này là tính chất
hoạt động của những nhóm sân khấu, nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật
của những tác phẩm văn học kịch.


(1)Trong giai đoạn thứ nhất (1921 – 1930), kịch nói và văn học kịch đã hình
thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của sân khấu Pháp và chưa tách hẳn ra khỏi sân
khấu âm nhạc dân tộc. Nhiều nhà soạn kịch thường hay sáng tác đồng thời cho
kịch nói cũng như sân khấu âm nhạc. Đó là Vũ Đình Long, Nguyễn Hữu Kim và
những tác giả khác.
Phạm vi hoạt động của các nhóm kịch nói vào thời kỳ này rất hạn chế.
Phong trào kịch nói chủ yếu tập trung ở hai thành phố chính của miền Bắc Việt
Nam là Hà Nội và Hải Phịng, sau đó có thể kể tới những tỉnh lỵ như Thanh Hố,
Nam Định… Cịn ở miền Nam, trên thực tế kịch nói khơng phát triển nhiều.
Vào thời kỳ đó, cơng chúng thích xem nhiều nhất những vở kịch của các tác
giả như: Vũ Đình Long (“Tây sương tấn kịch”, “Toà án lương tâm”), Nguyễn Hữu
Kim (“Bạn và vợ”, “Một người thừa”, “Toà án âm phủ”), Vi Huyền Đắc (“Un
ương”, “Hồng Mộng Điệp”, “Hai tối hơn nhân”), Nam Xương (“Chàng ngốc,

“Ông Tây An Nam”), Tương Huyền (“Nặng nghĩa tớ thầy”)…
Vào cuối những năm 1920, phong trào kịch nói phát triển ồ ạt, nhiều nhóm
và ban kịch (kể cả không chuyên nghiệp) đã được thành lập.
(2)Giai đoạn thứ hai trong lịch sử phát triển kịch nói (1930 – 1945) diễn ra
trong điều kiện hình thành bối cảnh văn hố, gắn với cải cách kịch nói và sự trưởng
thành của văn học kịch dân tộc ở Việt Nam.
Nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thời kỳ mới để tiếp tục tồn tại, sân khấu
Việt Nam buộc phải thay đổi cả hình thức lẫn nội dung. Bước đầu theo hướng đó là
những tác phẩm văn học mới của các nhà văn Việt Nam, trước hết là nhà văn lãng
mạn. Những tiểu thuyết như “Đoạn tuyệt” của Nhất Linh và “Nửa chừng xuân” của
Khái Hưng được phóng tác thành kịch để diễn trên sân khấu. Cơng chúng Việt
Nam hồ hởi đón nhận vở kịch đó.


Đồng thời nên nhấn mạnh ảnh hưởng lớn của nhà hát pháp đối với nhà soạn
kịch Việt Nam vào thời kỳ ấy.Trước hết phải đề cập đến những ý tưởng của JeanJacques Bernard và Sacha Guitry về kết cấu vở kịch và cách thể hiện cốt truyện.
Những ví dụ tiêu biểu của sự tiếp thu và nhận thức những ý tưởng nói trên là
những vở kịch của hai nhà soạn kịch Vi Huyền Đắc (“Nghệ sĩ hồn”) và Đoàn Phú
Tứ (“Mơ hoa”, “Cuối mùa”).
Trong giai đoạn từ 1945-1975, các tác phẩm kịch nước ta chủ yếu đều mang
cảm hứng rưngrưng trước cái đẹp, cái cao cả cái hào hùng.Bên cạnh các nhà soạn
kịch nổi tiếng trước cách mạng như Nguyễn Huy Tưởng, Thế Lữ, Đồn Phú Tứ ...
nay cịn bổ sung thêm nhiều nhà soạn kịch chuyên nghiệp có tên tuổi như Đào
Hồng Cẩm, Xuân Trình, Trần Hữu Trang. Một số vở kịch gây sự chú ý như Bắc
Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng,…
Giai đoạn từ 1975-1986, kịch nói nước ta có sự đột phá và phát triển mạnh
mẽ chưa từng thấy.Các tác phẩm kịch phản ánh rất rõ hiện trạng của đời sống sản
xuất lao động của nước ta thời kì bao cấp. Nổi lên trong giai đoạn này chính là nhà
viết kịch Lưu Quang Vũ với những tác phẩm được dàn dựng rất thành công của
ông như Sống mãi tuổi 17, Nàng Sita, Hẹn ngày trở lại, Nếu anh không đốt lửa,

Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và
chúng ta,…
Từ 1986 đến nay, kịch nói nước ta bước vào giai đoạn mới.Số lượng tác
phẩm sân khấu từ năm 1975 trở lại đây thật lớn.Nhiều vở diễn đã được dàn dựng ra
mắt công chúng vào những thời điểm lịch sử quan trọng.Từ sau ngày Thống nhất
đất nước, sân khấu đã “vào trận” với khí thế sôi nổi.Nhạy bén với thời cuộc, Hồng
Phi viết hai vở liền Những người bốc đá (Nhà hát kịch) và Kỷ niệm những ngày


nghiệt ngã (Đồn kịch nói Hà Nội). Cả hai vở đều đi vào đề tài công nghiệp , đặt ra
nhiều vấn đề về bản chất người lao động mới. Kich bản viết chắc tay, diễn xuất tốt,
song chưa thoát ra khỏi những ‘mơ-típ” đã cũ, tính cách nhân vật kịch chưa có gì
đặc sắc. Hai vở đi thẳng vào những vấn đề mới của cuộc sống như vận động tổ
chức lại sản xuất và cơ giới hóa nơng nghiệp là Sao Thần nơng (của Vũ Đình
Phịng, Đồn kịch nói Quảng Ninh ) và Đất chuyển (của Đăng Thành, Đồn Kịch
nói Ninh Bình) được cơng diễn ở sân khấu Thủ đơ trong dịp Đại hội Đảng, nhưng
đều yếu. Trăn trở với những vấn đề của cuộc sống ở nông thôn, với tình trạng
nghèo nàn, lạc hậu của đất nước, Xuân Trình đã thu hút được cơng chúng bằng vở
Xóm vắng (học viên trường Điên ảnh dàn dựng). Song, thành công của vở kịch
mới ở mức độ nêu vấn đề, tác giả mới “rung chuông đánh động”, chứ chưa “xắn
tay áo” vào giải quyết vấn đề, chưa sáng tạo được hình tượng nhân vật nổi bật
trong cuộc đấu tranh chống nghèo nàn lạc hậu.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, sân khấu kịch nước ta có những bước
thăng trầm.Có giai đoạn khán giả gần như khơng cịn mặn mà với sân khấu, các tác
phẩm kịch. Với sự đổi mới về nội dung, dàn diễn viên tâm huyết, sân khấu kịch
cũng đã khởi sắc với những vở kịch thu hút được nhiều khan giả, đặc biệt là sự
phát triển của nhà hát kịch tuổi trẻ và nhà hát kịch Việt Nam.
Những vở diễn như “Lu – Ba”, Khúc thứ ba bi tráng”, “Bài ca Điện Biên”,
“Hồn Trương Ba – da hàng thịt”, “Nghêu, sò, ốc, hến” … là những vở diễn tiêu
biểu, được khán giả trong nước cũng như cơng chúng nước ngồi đón nhận nồng

nhiệt. Đây cũng là những vở diễn gây được tiếng vang lớn trong những kỳ liên
hoan sân khấu quốc tế. các nghệ sĩ tiêu biểu trong giai đoạn mới như NSND Lan
Hương, NSƯT Anh Tú, NSƯT Tuấn Hải, NSƯT Trung Anh, NSƯT Quốc Khánh
2. Đồn kịch Hải Phịng


2.1. Giới thiệu chung

Đồn kịch Hải Phịng ngày nay là 1 đơn vị nghệ thuật thuộc sở văn hóa, thể
thao và du lịch Hải Phịng, có địa chỉ tại 65 Đinh Tiên Hoàng, Phố Đinh Tiên
Hoàng, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hồng Bàng, Thành Phố Hải Phòng
Các buổi biểu diễn của đoàn kịch thường được tổ chức ở rạp Tháng Tám.
Đồn kịch Hải Phịng có tiền thân là đội kịch trong đồn văn cơng tổng hợp Hải
Phịng.
Đồn kịch nói Hải Phịng là 1 trong những đơn vị nghệ thuật có chất lượng của
sân khấu kịch miền bắc. Mặc dù có lúc thăng lúc trầm, nhưng những vở diễn, diễn
viên của đồn kịch cũng đã có những dấu ấn nhất định trong lịng cơng chúng
2.2. Các giai đoạn hình thành phát triển

2.2.1. Giai đoạn 1960-1964: giai đoạn sơ khai
Đây là giai đoạn hình thành , tuyển lựa diễn viên từ những người u sân
khấu ở Hải Phịng, sau đó được bổ sung từ những diễn viên tốt nghiệp trường Sân
khấu Việt Nam( nay là ĐH sân khấu điện ảnh ).
Những diễn viên ở thời kì này: Ngọc Hiền, Phan Phúc, Bích Lân, Anh Biên,
Học Hải…
Vở kịch đầu tiên: “Gia đình cách mạng” đạo diễn Lê Tú Ân, vở kịch được
thực hiện sau khi các thành viên đoàn kịch tham dự lớp thực nghiệm về phương
pháp sân khấu của vụ nghệ thuật bộ văn hóa. Vở được cơng diễn ngày 3/2/1961 để
chào mừng đại hội Đảng thành phố Hải Phòng
Một số vở kịch ngắn có kịch bản từ nước ngồi :“Chiếc ba lô”, “cảnh giác”

của Liên Xô, “Bao phốt phát” của Trung Quốc…
2.2.2. Giai đoạn từ 1964-1986


Mở đầu giai đoạn này, 1 sự kiện có tính quan trọng là tiếp nhận công tác của
đạo diễn Dương Ngọc Đức( từ Leningrat trở về) với vai trò trưởng đồn kịch. Bảy
năm ở đó, Dương Ngọc Đức đã tạo dựng được một đoàn kịch mạnh với những vở
diễn đặc sắc: Lưới thép, Chiều cuối, Anh còn sống mãi, Lật đất, Ma sa. Cùng với
các vở diễn đó là một tập thể tên tuổi nghệ sĩ được đông đảo công chúng yêu mến:
Ngọc Hiền, Anh Đào, Vân Thìn, Lệ Thu, Ngọc Thủy, Lưu Thao, Thăng Long, Trần
Vinh, Lê Chức, Hoàng Long…
Trong giai đoạn chống Mỹ ác liệt, đoàn kịch đi phục vụ ở nhiều trận địa
miền bắc bằng những vở kịch ngắn như “ 6 phát trung liên”, “ Mùa Xuân”, “Trong
phòng trực chiến của Tào Mạt”,…mang lại nguồn cổ vũ tinh thần cho anh em
chiến sĩ, các vị lãnh đạo Đảng và nhà nước.
Đầu 1969, đoàn kịch được lệnh đi tuyến lửa đã mang nhiều tác phẩm kịch
dài, ngắn đi phục vụ cán bộ, nhân dân ở Bố Trạch- Quảng Bình
Năm 1970, Phản ánh cuộc tổng tiến cơng miền nam, đoàn kịch tham dự hội
diễn sân khấu toàn quốc với tác phẩm “Xuân Vĩ Dạ”( kịch bản Lưu Trọng Lư, Vũ
Đình Phịng; đạo diễn Minh Qn)
Cuối 1970, đồn kịch dàn dựng và công diễn vở “Masa” do NSND Dương
Ngọc Đức làm đạo diễn. Sau sự thành công của vở kịch này, đoàn được ban thống
nhất TW điều động đi chiến trường.Cũng như các chiến sĩ, các diễn viên trong
đoàn đều được phát quân trang quân dụng, đò hộp thước y tế cá nhân. Nhưng đúng
lúc đó, chiến dịch Hồ Chí Minh giành thắng lợi, nên đồn đã được biểu diễn với
khơng khí của những ngày đầu giải phóng ở Đà Nẵng, Hội An, Sài Gịn…
Cuối tháng 8/1975 , đồn trở lại miền bắc. Những năm tháng sau hịa bình,
kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những năm này đồn kịch Hải
Phịng lại gặt hái được nhiều thành công vang dội với nhiều vở diễn xuất sắc, đỉnh
cao như “Hình bóng”- kịch bản Hồng Yến ,Thùy Linh, đạo diễn Huỳnh Nghi; “

Biên bản một cuộc họp đảng ủy”-đạo diễn Vũ Đình Phịng, kịch bản của Liên Xơ;


“Cưới trên biển động”- kịch bản Trần Vượng, đạo diễn Đồn Bá; “Âm mưu và tình
u”- đạo diễn Đức Đọc
Năm 1980, đoàn kịch tham dự hội diễn sân khấu toàn quốc với vở “ Dịng
sơng ám ảnh”- kịch bản Hồng Phi, đạo diễn Đoàn Anh Thắng tạo ra dấu son trong
lịch sử sân khấu Việt Nam
Năm 1985, đoàn kịch dựng vở “ Lịch sử và nhân chứng”- kịch bản Hoài
Dao, đạo diễn Vũ Ninh, tham dự hội diễn toàn quốc
Kết thúc giai đoạn này, năm 1986, vở “ Đi đến mùa xuân” do đòn kịch Hải
Phòng dàn dựng đã được chọn báo cáo và phục vụ đại hội Đảng cộng sản Việt
Nam toàn quốc lần thứ 6 tại Hà Nội
2.2.3. Giai đoạn từ 1986 đến đầu những năm 1990
Đây là giai đoạn hoạt động rất khó khăn của đồn kịch bởi sự trì trệ của xã
hội và của hoạt động sân khấu. Bằng tất cả sự cố gắng và nỗ lực của tập thể anh chị
em nghệ sĩ, đoàn cũng tham gia các hội diễn ở địa phương với các vở “ Rồi sao
nữa”, “Phong tỏa”…
2.2.4. Từ giữa những năm 90 đến nay
Kịch nói Hải Phịng vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong hoạt động bởi lúc
này, đất nước ta đang trên đà phát triển, có nhiều phương tiện giải trí hơn, sân khấu
kịch phải cạnh tranh với các loại kình nghệ thuật khác, phương tiện thơng tin ffaji
chúng như tivi, nhà hát ảo…Cá phương tiện đó đã cho phép khán giả xem được bất
cứ ở đâu, ngay cả trong phịng ngủ.
Kinh phí cho các hoạt động, thị hiếu của khán giả… ngày càng trở nên khó
khăn, khó tiếp cận. Duy chỉ có các phương tiện kỹ thuật thì ngày càng được nâng
cao chất lượng, trình độ diễn xuát của diễn viên được nâng cao, đội ngũ diễn viên
gạo cội vẫn rất tâm huyết với đoàn kịch.



Đoàn kịch áp dụng những quy tắc biểu diễn: giản dị, chân thực, tiết kiệm,
dung dị, hiện đại, hài hòa
Một số vở diễn mới được dựng gần đây : “Ân ái với kẻ giết người”, “Linh
hồn Việt cộng”, “Người mang án tử hình”, “Hoa hậu Sida”, “Đánh mất ước mơ”,…
2.3. Một số tác phẩm kịch tiêu biểu

2.3.1. Vở kịch ngắn đầu tiên và vở dài đầu tiên của đạo diễn Dương Ngọc
Đức
Vở kịch ngắn đầu tiên“ Chiều cuối”- vở diễn thành cơng lẫy lừng, nói về
những số phận bi thương của Mỹ Ngụy trong 1 lần bị quân giải phóng bao vây
Vở kịch dài đầu tay“ Lưới thép”- kịch bản Nguyễn Vượng gây được tiếng
vang lớn ở cả Hải Phòng, Hà Nội… và được giải thưởng của bộ công an nói về
hoạt động cảnh giác chống biệt kích phá hoại
2.3.2. Vở kịch Masa
Vở kịch Masa- vở kịch của tác giả người Nga- Aphinôghênốp, do đạo diễn
Dương Ngọc Đức dàn dựng.
Vở Masa được dàn dựng trong hồn cảnh rất khó khăn trên tầng 2 của rạp
Đại Đồng ( phố Hàng Cót- Hà Nội).
Vở đã diễn nhiều buổi, nhiều năm tại Hải Phịng, đã diễn nhiều tháng tại Hà
Nội, Quảng Ninh, ng Bí, Nam Định, LàoCai, Sapa, Cam Đường,Hải Dương. Vở
diễn được các vị lãnh đạo Đảng&Nhà nước tới xem (Thủ tướng Phạm văn Đồng
xem 2 lần-13&16/3/1971)
Liên minh Dân tộc Dân chủ và Hồ bình xem cùng với 3800 người xem tại
Nhà hát nhân dân Hà Nội (Cung Văn Hoa Hữu nghị hiện nay)tối 22/4/1971 .Phái
đồn Chính phủ Lào&Đ/c Xuphanuvơng xem tối 3/8/1971,


Đồn Văn hố Liên Xơ đã u cầu Bộ Ngoại giao điều chỉnh chương trình
để được về xem MASA tại Nam Định tối 31/3/1972. Tháng 5/1971 Đoàn MASA
đang diễn tại Quảng Ninh đã phải kết thúc sớm đợt diễn để trở về biểu diễn tại HN

theo điện yêu cầu của Chủ tịch Tơn Đức Thắng (với vị trí Chủ tịch Uỷ ban Thiếu
niên Nhi đồng TW).
Sự thành công quá lớn của Đoàn Kịch HP qua vở MASA đã tạo sự thúc đẩy
cho hàng loạt vở diễn mới nối tiếp xuấthiện và sự ra đời của Đoàn Kịch Nam Hà
Vở Masa là vở kịch khai trương cho nhà văn hóa hữu nghị Việt Nhật. Khi
đồn trở về Hải Phịng, đồn cán bộ văn hóa nghệ thuật sân khấu Liên Xơ đã mời
cùng tọa đàm , khen ngợi thành cơng đồn kịch đã tạo nên 1 vở kịch rất Nga nhưng
cũng đậm nét Việt trong nó.
Khi diễn ở Sapa, có nhiều đồng bào vùng cao, và nhiều cán bộ vẫn hào hứng
xem vở kịch dù lúc đó sân khấu kịch ở ngồi trời với cái lạnh thấu xương
Có thể nói, Masa chính là vở kịch tạo nên bước ngoặt cho kịch nói Hải
Phịng, tạo được vị thế cho đồn kịch

2.3.3. Vở kịch Hình bóng
Vở “Hình bóng”– kich bản Hồng Yến, Thùy Linh, đạo diễn Huỳnh
Nghi.Được dàn dựng những năm cuối của thập niên 70
Vở diễn nói về cái thật, giả trong cuộc sống của mỗi con người. Vở này
dung các thủ pháp nghệ thủ pháp nghệ thuật ước lệ như tả đoàn tàu điện trên sân
khấu, đối thoại trên tàu điện, chiến đấu ở chiến trường
Đây là vở nổi tiếng của Kịch Hải Phòng và cũng là một vở quá " Tai tiếng ,
Oan ức " vì " QUAN CÁCH MẠNG" - Tư duy bảo thủ , lầm lỗi !?


2.3.4. Vở kịch Biên bản một cuộc họp đảng ủy
Vở kịch này kịch bản của Liên Xô, do đạo diễn Vũ Đình Phịng dàn dựng.
Vở kịch xoay quanh 1 cuộc họp Đảng ủy kéo dài 2h đồng hồ. Vở kịch đã nêu ra
được giá trị đích thực của lao động của mỗi người thông qua cái được gọi là tiền
thưởng.
”Biên bản một cuộc họp Đảng uỷ”còn được thuthanh , phát trên sóng Đài
truyền hình Việt Nam nhiều lần.Kết cấu củavở kịch và hình tượng nhân vật đội

trưởng Potapop đã tác động tới người xem,lãnhđạo và người làm nghề nhiều tư
tưởng,tình cảm , tư duy,thẩm mỹ ,kỹ thuật biên kịch và biểu diễn mới mẻ
2.3.5. Vở Âm mưu và tình yêu
Kịch bản của Shiler, đạo diễn Đức Đọc
Đây là vở kịch lớn không chỉ cho sân khấu cổ điển Đức mà còn là tác phẩm
lớn, tiêu biểu cho lớp kịch hiện đại của nhiều sân khấu ngày nay
Cuộc thử sức của đoàn kịch đối với tác phẩm này là rất lớn, do nhiều đồn
nghệ thuật khác đã có nhiều thành cơng và quen với việc dàn dựng, diễn các tác
phẩm lớn của nước ngoài. Đoàn kịch đã phải biến, phục dựng 1 sân khấu cổ điển
Đức trong tác phẩm để nó trở nên hiện đại về tư tưởng và nghệ thuật
Khi vở diễn này được cơng diễn ở Hải Phịng thì đoàn kịch Hà Nội cũng bắt
đầu dàn dựng vở này.Nhà thơ Thế Lữ và đạo diễn Đình Nghi đã đến Hải Phòng
nhiều lần để xem vở diễn, để rút kinh nghiệm khi dàn dựng ở Hà Nội. Về mặt nghệ
sĩ, ở đồn kịch Hải Phịng, nhân vật luize do nghệ sĩ Anh Đào thể hiện đã được
Lưu Trọng Lư ví như thiên thần, rất nhiều báo chí ca ngợi, nhân vật Fecbinang do
nghệ sĩ Ngọc Thủy đảm nhận, nhân vật phu nhân Minyo do nghệ sĩ Ngọc Hiền thể
hiện cũng đã được báo chí ca ngợi hết lời.
2.3.6. Vở Báo Hiếu


Là vở kịch mới được dàn dựng, công diễn năm 2012, tại rạp Tháng Tám, vở
diễn đã cho khán giả thấy được đẳng cấp của đồn kịch Hải Phịng.
Báo hiếu là một vở kịch tâm lý, rung hồi chuông cảnh tỉnh, trách nhiệm của
con cái đối với bố mẹ, mở rộng ra là công dân đối với xã hội ở thời đại ngày nay
được các diễn viên Đồn Kịch nói Hải Phòng thể hiện đạt tới tầng cao nghệ thuật.
Các nghệ sĩ đã khiến người xem bật khóc, bật cười cùng vở diễn. Những tiếng vỗ
tay cho từng đoạn diễn, chứ không phải chờ hết cảnh, hết màn là minh chứng rõ
nét cho tầm cao đó. Đồn Kịch nói Hải Phịng vẫn giữ nét đặc trưng phong cách
diễn của chính mình.
Những hành động mà diễn viên thể hiện trên sân khấu rất nhà nghề khiến

người xem cảm thấy vừa đời thường, vừa sắc ngọt của nghệ thuật diễn xuất. Lê
Dũng tuy “bụng bia” nhưng vào vai Trung vẫn xuất sắc, từ ngữ lên xuống rõ ràng.
Nghệ sĩ Tô Tiến trong vai ông bố của Trung vẫn “anh hào” như ngày nào, nhấn nhá
từ ngữ, thu hút người nghe. Chính phong cách ấy khiến người xem suy diễn tưởng
chừng mình cũng có thể rơi vào trạng thái đó.Đây mới là đẳng cấp của kịch nói Hải
Phịng, ln thể hiện đẳng cấp của mình đúng lúc, đúng chỗ trước những người
xem khó tính nhất.

2.4. Những nghê sĩ tiêu biểu

Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Hiền:
Ngọc Hiền sinh năm 1944, con một ông giáo đất Bắc Ninh; mẹ là bà Nguyễn
Thị Bảo, nghệ nhân hát chèo (Chị cả Bảo được các nghệ sĩ chèo Dịu Hương, Hoa
Tâm nể phục vì tiếng hát). Năm 20 tuổi, Ngọc Hiền trốn gia đình đi thi ở Hà Nội,
đỗ vào khoá I Trường nghệ thuật sân khấu cùng thời với đạo diễn Dỗn Hồng
Giang, NSND Đồn Dũng, NSND Trọng Khôi, nhà viết kịch Minh Ngọc… Bà ra


trường năm 1964 và về đồn kịch Hải Phịng cùng người yêu đầu tiên: nhà viết
kịch Nguyễn Anh Biên rồi gắn bó với đồn kịch cho đến lúc nghỉ hưu. Bà coi Hải
Phòng là quê hương và đã sống trọn đời với tình yêu thành phố Hoa phượng đỏ
Tài năng của Ngọc Hiền đã hoàn toàn chinh phục khán giả.Bà đã vào nhiều
vai diễn phức tạp, dằng xé nội tâm của những người đàn bà đa đoan, đau khổ phải
hy sinh tình yêu của mình trong cuộc sống. Trong cuộc đời nghệ thuật của mình,
Ngọc Hiền có nhiều vai chính xuất sắc, sáng tạo, những vai diễn nhớ đời làm các
nhà phê bình sân khấu như Từ Lương, Chu Hưng; các đạo diễn như Nguyễn Đình
Nghi, Dỗn Hồng Giang, Nguyễn Đức Đọc phải thán phục: đó là các vai Vê-ra
trong kịch Ma-Sa, Bà chủ Klêa trong Con cáo và chùm nho; Quận chúa Minfo
trong Âm mưu và tình yêu; bà Ánh Chiều trong kịch Lên tiên... Những vai diễn
của Ngọc Hiền thực sự ấn tượng, làm những người yêu kịch khơng bao giờ có thể

qn.
Lưu Quang Vũ đã viết: "Tơi đã yêu mến và khâm phục nghệ thuật diễn suất
của Ngọc Hiền. Đó là một diễn viên có sức mạnh nội tâm sâu sắc, thông minh,
duyên dáng, uyển chuyển mà đức độ, phóng túng mà nghiêm trang. Những nhân
vật mà Ngọc Hiền thể hiện là những phụ nữ có tính cách khác thường, trong những
hoàn cảnh đặc biệt (như Vê-ra, quận chúa Minfo, bà chủ Klêa), họ là những người
cương nghị, quyết đốn, khi kiêu kì lạnh lẽo, lúc nồng cháy mãnh liệt…"
Từ ngày nghỉ hưu, Bà vẫn không rời sân khấu. Bà tiếp tục tham gia đồn
kịch Sóng Biển, nhận những vai diễn khó nhất, chị đi dựng kịch cho các đồn văn
nghệ cơ sở: xí nghiệp, trường học, ở các xã, huyện ngoại thành… Nhiều nơi mời
chị làm đạo diễn, cố vấn nghệ thuật, giám khảo các kì hội diễn, chị đều có mặt.Bà
cịn làm Chủ tịch Hội nghệ sĩ Sân khấu thành phố, Chủ tịch Câu lạc bộ Nữ văn
nghệ sĩ… Mọi người vẫn nhận thấy người nghệ sĩ tài hoa với sức sống mãnh liệt ở
chị hôm nay: dịu dàng, tế nhị, bao dung. Nay ở tuổi 70, bà vẫn sống với niềm đam
mê lớn lao, hiến dâng trọn vẹn tình yêu nghệ thuật cho đời…


Nghệ sĩ ưu tú Hương Hạnh:
Hương Hạnh là nghệ danh của Phạm Thị Hạnh. Sinh trưởng trong một gia
đình thuần phác, mẹ là công nhân Hợp tác xã Lửa Hồng, cha là bộ đội. Hương
Hạnh sớm mồ côi cha khi ông hy sinh trên đường hành quân tiếp viện cho chiến
trường miền Nam, ngay từ những ngày đầu chống Mỹ
1978, Hương Hạnh trúng tuyển khoá đào tạo diễn viên kịch nói đầu tiên của
Trường Trung học VHNT Hải Phịng. Là một trong hai người ít tuổi nhất lớp, cơ
chưa có khái niệm gì về ngơi trường mình sẽ theo học mà chỉ đi thi tuyển qua sự rủ
rê của bạn bè. Cơ bé 17 tuổi Phạm Thị Hạnh chưa hình dung được con đường mình
bắt đầu đặt chân vào, rồi đây đối với cô sẽ nhiều chông gai như thế nào.
Thời gian ấy, Trường VHNT Hải Phòng nằm ở khu vực Cát Bi.Hơn 30 năm
về trước, nơi ấy còn hoang vu hiu hắt lắm. Đêm nằm nghe côn trùng rỉ rả, tiếng ếch
nhái ì ộp buồn bã trong những ao chuôm quanh ký túc xá, cô bé 17 tuổi chảy nước

mắt quay quắt nhớ bà, nhớ mẹ, nhớ chị, nhớ cậu em út bé bỏng mà cô rất yêu quý.
6 năm sau khi ra trường, Hương Hạnh lần đầu tiên ra mắt công chúng với vai
Thuỳ Liên rất ấn tượng trong Hoa cúc xanh trên đầm lầy (tác giả Lưu Quang Vũ đạo diễn Nguyễn Đình Nghi). Trước đó, Hương Hạnh đã xuất hiện trong một số vở
khác của Đoàn nhưng phải đến Thuỳ Liên, được sự dạy dỗ trực tiếp của đạo diễn
bậc thầy Nguyễn Đình Nghi và sự giúp đỡ của những nghệ sỹ đi trước, Hương
Hạnh đã chiếm được cảm tình của khán giả qua lối diễn chân thực. Chị đã mơ tả
thành cơng 2 tính cách song hành của một Thuỳ Liên - khi ở đời thường với đủ
cung bậc hỉ nộ ai lạc - khi là người máy, được sinh ra từ ước mơ không tưởng của
nhà khoa học, là một cô gái ngây thơ, thánh thiện và thuần khiết. Hoa cúc xanh
trên đầm lầy về diễn ở Hà Nội được bạn nghề và khán giả đón nhận, mừng cho
đồn kịch đất Cảng đã có lớp kế tục xứng đáng.


1988 - Vụ án 2000 ngày (tác giả Lưu Quang Vũ - đạo diễn Ngọc Thuỷ), vở
diễn gắn với kỷ niệm đau thương của gia đình tác giả, cũng là vở diễn mà Hương
Hạnh một lần nữa đã thể hiện thành công vai cô giáo Thu Phương, người yêu của
Luân, nhân vật bị hàm oan.
1996, trong vở diễn gây nhiều tranh cãi trái chiều tại Hội diễn miền duyên
hải năm ấy, Hương Hạnh lại nhận huy chương vàng cho vai diễn cô Sậu hoang dã
trong Yêu trên đỉnh Phù Vân (tác giả Nguyễn Khắc Phục - đạo diễn Lê Hùng). Bà
mẹ Mỹ (huy chương bạc) trong Linh hồn Việt Cộng (tác giả Bùi Vũ Minh - đạo
diễn Lê Hùng) tại Hội diễn sân khấu toàn quốc cuối năm 2009 - vợ Trung tá Công
an Mạnh trong Người thi hành án tử (tác giả Phạm Văn Quý - đạo diễn Lê Hải). Đó
là những vai diễn chứng tỏ Hương Hạnh là người ln được đạo diễn tin tưởng
giao những vai khó thể hiện.
Nghệ sĩ Quang Thắng
Sinh ra và lớn lên tại đất cảng Hải Phòng, người ta biết đến Quang Thắng
như 1 nghệ sĩ hài là chủ yếu.Quang Thắng đến với bầu trời nghệ thuật thứ 6 từ khi
anh còn rất trẻ. Mặc cho gia đình, đặc biệt là cha anh phản đối, Thắng “mũi to” vẫn
quyết tâm theo đuổi con đường ấy, đến nay đã hơn 20 năm ròng.

Là diễn viên Đồn kịch nói Hải Phịng, vận may bén dun với chương trình
"Gặp nhau cuối tuần" đình đám một thời của VTV3 lập tức biến Quang Thắng từ
anh chàng miệt mài theo học lớp đạo diễn trong trường Đại học Sân khấu điện ảnh
những mong đổi đời, thành nghệ sỹ hài cực kỳ quen mặt với cơng chúng và có
vùng phủ sóng rộng đến độ, thường xuyên được các nhãn hàng mời quảng cáo sản
phẩm.
Các danh hiệu đạt được: HCV hội diễn sân khấu miền Duyên Hải (1992),
Danh hiệu NS suất sắc TP Hải Phòng (1994), Tài năng trẻ Liên hoan sân khấu
chuyên nghiệp toàn quốc (1998)


Hiện nay, đồn kịch cũng có 1 số nghệ sĩ, diễn vien tiêu biểu như: NSUT Lệ
Thu, NSUT Tô Tiến,…
2.5. Hoạt động hiện nay

2.5.1. Chức năng chính
Đồn kịch Hải Phịng có chức năng xây dựng và biểu diễn nghệ thuật bao
gồm các bộ mơn: kịch nói; ca - múa - nhạc có nội dung phù hợp với thị hiếu, tâm
lý của dân chúng Hải Phịng, góp phần giáo dục về chân - thiện - mỹ cho tuổi trẻ
và nâng cao trình độ thưởng thức nghệ thuật cho lứa khán giả sẽ là chủ xã hội trong
tương lai.
Sưu tầm, bảo tồn, nâng cao bộ mơn: kịch nói trong và ngồi Hải Phòng,
nhằm giới thiệu rộng rãi đến mọi tầng lớp khán giả

2.5.2. Nhiệm vụ chính:
Xây dựng tiết mục và biểu diễn nghệ thuật theo chức năng đề ra để phục vụ
khán giả trong thành phố nhằm nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần và thẩm mỹ
của người xem
Quản lý mọi mặt hoạt động của đơn vị theo phân cấp quản lý của sở văn
hoá, thể thao và du lịch Hải Phòng

2.5.3. Một số hoạt động
Hiện nay, đều đặn hàng năm, đoàn kịch đều dàn dựng, cho ra đời các tác
phẩm mới. Đoàn kịch cũng thường xuyên đi diễn tại các huyện , các xã trong thành


phố, tham gia kết hợp với nhiều cơ quan, đơn vị để tuyên truyền những chính sach
của Đảng và nhà nước cho dân chúng.
Như tối 18/8/2014, tại Ủy ban nhân dân xã Xuân Đám, huyện Cát Hải,
Thành đoàn – Đoàn kịch nói Hải Phịng phối hợp tổ chức chương trình “Giao lưu
nghệ thuật tuyên truyền xây dựng nông thôn mới” với 2 tiểu phẩm hài: “Internet về
làng”, “Dâu hiền”. Đây là 02 tiểu phầm phản ánh việc thực hiện các chủ trương của
Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới: chủ trương phát triển viễn thông,
công nghệ thông tin tại nông thôn và dạy nghề cho thanh niên nông thôn, phát triển
kinh tế nông thôn gắn với tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương. Qua sự thể
hiện của các nghệ sĩ Đồn Kịch nói Hải Phịng, các chủ trương của Đảng và Nhà
nước về xây dựng nông thơn mới được phản ánh dưới góc nhìn hài hước, sinh
động nhưng không kém phần sâu sắc, ý nghĩa đã góp phần tun truyền, nâng cao
nhận thức của đồn viên, thanh thiếu nhi và đông đảo nhân dân địa phương về nội
dung, cách thức xây dựng nông thôn mới, từ đó, tích cực tham gia xây dựng nơng
thơn mới, góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn, phát triển nông thôn ngày
càng giàu mạnh.
2.6. So sánh với nhà hát kịch Hà Nội

2.6.1. Nhà hát kịch Hà Nội
Nhà Hát Kịch Hà Nội ngày nay được thành lập năm 1959.Trải qua 55 năm
xây dựng, trưởng thành và phát triển.Từ một đội kịch trong Đồn văn cơng nhân
dân Thủ đơ.Năm 1993, Đồn kịch nói Hà Nội được chuyển thành Nhà Hát Kịch Hà
Nội.Với sự nỗ lực vượt bậc về biểu diễn.Năm 2005, Nhà Hát đã được UBND
Thành phố Hà Nội quyết định nâng hạng thành Nhà Hát hạng I (Quyết định số
8574/QĐ-UB ngày 30/12/2005 của UBND Thành phố Hà Nội về việc xếp hạng I

cho Nhà Hát Kịch Hà Nội).


Thực hiện quyết định của Quốc Hội về việc mở rộng địa giới hành chính Hà
Nội.Tháng 4 năm 2009, Đồn kịch nói Hà Tây sáp nhập với Nhà Hát Kịch Hà Nội
thành Nhà Hát Kịch Hà Nội trực thuộc Sở VHTT&DL Hà Nội.
Tổ chức bộ máy, nhân sự của Nhà Hát được xây dựng theo quyết định của
UBND Thành phố Hà Nội, của Bộ VHTT&DL đối với Nhà Hát hạng I, gồm có
Ban giám đốc, các phịng chức năng (Phịng HCTH, Phịng TCBD&Rạp, Phịng
Nghệ thuật) và các Đồn kịch (Đồn kịch 1, Đoàn kịch 2, Đoàn kịch 3) với tổng số
118 cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động. Trong đó có 72 diễn viên, 13
người làm cơng tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, 33 người phục vụ. Trình độ
chun mơn: Thạc sỹ có 01 người, Đại học- cao đẳng có 71 người, Kỹ sư có 03
người, trong đội ngũ diễn viên có 02 diễn viên được Nhà nước phong tặng danh
hiệu Nghệ sỹ Nhân dân và 06 diễn viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu
Nghệ sỹ Ưu tú đang công tác, biểu diễn.
Từ khi thành lập đến nay, vượt qua nhiều khó khăn, Nhà Hát đã dàn dựng
được trên 131 vở diễn, trong đó 100 vở diễn lớn, 31 vở diễn ngắn. Biểu diễn phục
vụ nhân dân cả nước và cộng động người Việt Nam ở nước ngoài hơn 8000 buổi
biểu diễn với trên 2,5 triệu lượt người xem. Nhiều tác phẩm sân khấu kịch nói đã
để lại dấu ấn sâu sắc trong lịng khán giả như các vở “Lam Sơn tụ nghĩa”, “Đêm
tháng 7”, “Bức tranh mùa gặt”, “Tôi và chúng ta”, “Lũy hoa”, “Thầy Khóa làng
tơi”, “Cát bụi”, “Hà My của tơi”, “Điện thoại di động”, “Tình sử ngàn năm”,
“Những mặt người thấp thống”…qua đó đã tạo nên một “thương hiệu”, một
truyền thống của Nhà Hát- đơn vị biểu diễn nghệ thuật kịch nói chính luận xuất
sắc. Nhà Hát đã được Đảng và Chính phủ tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy
chương, Bằng khen
2.6.2. So sánh với đồn kịch Hải Phịng



Hải Phòng và Hà Nội đều là 2 thành phố lớn của miền bắc.Trong hơn 50 năm
hình tành và phát triển của 2 đoàn kịch của 2 thành phố, chúng ta đá nhận ra những
điểm tương đồng và khác biệt.
Tương đồng: 2 đồn kịch được hình thành gần như cùng 1 thời điểm, q
trình phát triển cũng gắn bó sâu sắc tới vận mệnh đất nước. Nằm trong bối cảnh
kịch nói miền bắc, xét về nội dung, các tác phẩm kịch của 2 đồn đều có những
chủ đề tương tự nhau, chủ yếu thiên về mặt chính luận, hài kịch cịn ít. Các giai
đoạn thăng trầm của cả 2 đồn kịch cũng có những điểm giống nhau.
Khác biệt:
Trong giai đoạn đỉnh cao, kịch nói Hải Phịng có sự bứt phá trở thành
đoàn kịch số 1 miền bắc
Do vị thế của từng đồn kịch mà cũng có nhiều sự khác biệt. Nhầ hát
kịch Hà Nội có số lượng nghệ sĩ diễn viên đơng đảo hơn, có nhiều gương mặt được
cơng chúng biết đến, số lượng NSUT ,NSND nhiều. Là đoàn kịch của thủ đô, nên
sự đầu tư quan tâm của nhà nước cơng chúng cũng nhiều hơn.
Hiện nay, trong khi đồn kịch Hải Phịng gặp rất nhiều khó khăn, việc
cơng diễn chủ yếu là phục vụ theo sự chỉ đạo của nhà nước thì nhà hát kịch Hà Nội
đã xây dựng được nhiều vở diễn đã thu hút được khán giả, có doanh thu , thu nhập
nghệ sĩ từ đó cũng cao hơn, có nhiều cương trình giao lưu nghệ thuật quốc tế
Mặc dù cùng gặp khó khăn trong hướng phát triển, tạo sự ổn định
cuộc sống cho anh chị em trong đồn kịch, nhưng có vẻ, nhà hát kịch đã tìm ra
hướng đi, con đường đi mới cho mình trong khi đồn kịch Hải Phịng vẫn đang
phải tìm hướng đi cho mình một cách chật vật

3. Kết luận


Nhìn lại q trình suốt 55 năm qua, kịch nói Hải Phòng tuy là 1 đơn vị nghệ
thuật địa phương nhưng đã gây dựng được nên những thập niên chói sáng trong
nền sân khấu nước nhà, có nhiều cống hiến cho người xem, vinh dự phục vụ nhiều

sự kiện chính trị, nhiều lãnh đạo trong nước và ngoài nước.
Về nghệ thuật, vẫn ln giữ được tính truyền thống, xem vào đó tính chất hiện
đại cũng đã được đưa vào, các nghệ sĩ trẻ cũng đã thể hiện được năng lực diễn xuất
và sáng tạo của mình.
Trong khó khăn chung, đồn kịch cũng rất cần sự giúp đỡ từ lãnh đạo, người
xem và chính sự phấn đấu cố gắng của anh chị em nghệ sĩ đồn kịch nói Hải Phịng
Về gương mặt nghệ sĩ, Hải Phòng chỉ đứng sau Hà Nội, nhưng lực lượng diễn
viên hiện báo động đỏ.Hải Phịng khơng có Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật,
chỉ có trung cấp VHNT. Các gia đình khơng cho con em học trung cấp nên khơng
có diễn viên trẻ mà tuyển.
Với những khó khăn trên, đồn kịch đang cần có một sự thay đổi, lột xác để trở
lại với ánh hào quang xưa




×