Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài 4. Viết bài Tập làm văn số 1 - Văn kể chuyện (làm ở nhà)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.61 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tiết 17+18: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 (90 phút)</b>
<b>Văn tự sự</b>


A. MỤC TIÊU KIỂM TRA
1. Kiến thức:


- Hệ thống kiến thức đã học về phân môn: Tập làm văn.


- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong phần
Tập làm văn từ Tiểu học và đầu chương trình lớp 6 về văn Tự sự (hay còn gọi là
văn kể chuyện) với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của
học sinh thơng qua hình thức tự luận.


- Cụ thể kiểm tra kiến thức về việc đọc - hiểu, đọc - kể tóm tắt, đọc - kể sáng tạo
bằng lời văn của bản thân, hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản trong phần ngữ liệu
đã cho


- Đánh giá mức độ đạt được sau đoạn văn, bài văn mà học sinh suy nghĩ, cảm
nhận về một việc làm của một nhân vật cụ thể trong truyện kể.


2. Kĩ năng:


- Hình thành kĩ năng nhận biết, hiểu vấn đề và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:


- Hình thành thái độ tự giác, tích cực, nghiêm túc trong học tập và kiểm tra đánh
giá.


B. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Hình thức: tự luận 100%



- Cách tổ chức kiểm tra: cho HS kiểm tra phần tự luận trong thời gian 90 phút
C.THIẾT LẬP MA TRẬN:


1. Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của môn ngữ văn 6


2. Kiểm tra học sinh ở 4 mức độ kiến thức cơ bản: nhận biết, thông hiểu, vận
dụng ở mức độ thấp và vận dụng ở mức độ cao.


3. Xác định khung ma trận như sau:
Mức độ


kiến thức


<b>Nhận biết </b> <b>Thơng </b>
<b>hiểu</b>


<b>Vận </b> <b>dụng</b> <b>Cộng</b>


Nội dung
kiến thức


Hình thức tự
luận


Hình thức tự
luận


<b>Vân dụng </b>
<b>thấp</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Phần 1: </b>
<b>đọc hiểu:</b>
1/Ngữ
liệu
- Xác
định nhân
vật, sự
việc, sắp
xếp các
sự việc
theo đúng
trình tự


- Bài học
rút ra cho
bản thân


- HS xác
định được
nhân vật tự
sự


- Sắp xếp
các sự việc
đúng theo
trình tự câu
chuyện


- Từ việc xác
định nhân


vật qua hành
động, học
sinh rút ra
tính cách
nhân vật
- Bài học
tâm đắc nhất
học sinh rút
ra cho bản
thân mình
Số câu:


Số điểm:
Tỉ lệ %


Số câu:
2 câu
Số điểm:
1.5đ=15%
Số câu:
2 câu
Số điểm:
1.5đ=15%
4 câu
3đ=
30%


<b>Phần 2: </b>
<b>tạo lập </b>
<b>văn bản: </b>


1/Viết
đoạn văn
tự sự
(100 chữ)
2/Làm
bài văn tự
sự hoàn
chỉnh


- Học sinh viết
được đoạn văn
tự sự kể lại
một việc làm
của bản thân
hoặc bạn bè
(đức tính thật


thà) - HS tạo lập
văn bản tự sự
(kể câu chuyện
truyền thuyết)
bằng lời kể của
mình


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %


Số câu:1



Số điểm: 2đ =
20%


Số câu: 1
Số điểm:
5đ = 50%


2câu
7đ =
70%


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tổng
điểm
Tỉ lệ %


1.5đ đ =
15%


1.5đ =
15%


2đ =
20%


5đ =
50%


10đ =
100
%



D.BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:


<b>Đề bài</b>


I. ĐỌC HIỂU<b>: (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i> “Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ơng cũng tìm ra manh mối và </i>
<i>phân xử cơng bằng. Một hơm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người </i>
<i>mếu máo:</i>


<i>- Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là </i>
<i>của mình.</i>


<i>Người kia cũng rưng rưng nước mắt:</i>
<i>- Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm.</i>


<i>Địi người làm chứng khơng có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có </i>
<i>khung cửi, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ơn tồn bảo:</i>


<i><b>- Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa.</b></i>
<i>Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan bảo </i>
<i>đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ </i>
<i>kia phải cúi đầu nhận tội.</i>


(Theo Nguyễn Đổng Chi, <i>Phân xử tài tình</i>)
<b>Câu 1: (0.5đ) Câu chuyện trên kể về nhân vật nào?</b>


<b>Câu 2: (0.5đ) Câu nói: “</b><i><b>Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, </b></i>



<i><b>mỗi người một nửa”, </b></i>là của nhân vật nào trong truyện? Câu nói đó thể hiện tính


cách gì của nhân vật?


<b>Câu 3: (1đ) Hãy sắp xếp lại thứ tự các sự việc dưới đây cho đúng:</b>
1/Cả hai người đàn bà đều cho rằng tấm vải kia chính là của mình
2/Ngày xưa có một ơng quan xử án rất có tài


3/Một người đàn bà khóc to lên đã nhận được vải, người cịn lại đã nhận tội và
bị xử phạt nặng


4/Một hôm có hai người đàn bà đến cơng đường kêu oan


5/Quan cho người điều tra và đưa ra cách giải quyết: xé đôi tấm vải


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>II. (7 điểm): Tạo lập văn bản:</b>


<b>Câu 1: (2đ) Từ câu chuyện trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ), kể về một</b>
việc làm thể hiện sự thật thà của bản thân em hoặc của người bạn em mà em
biết?


<b>Câu 2: (5đ) Kể lại câu chuyện truyền thuyết mà em yêu thích (trong chương </b>
trình hoặc ngồi chương trình) bằng chính lời kể của em?


C. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
<b>I. ĐỌC HIỂU: (3đ)</b>


<b>Câu 1: (0.5đ) Câu chuyện kể về nhân vật: vị quan phán có nhan đề: “Phân xử </b>
tài tình” của Nguyễn Đổng Chi.



<b>Câu 2: (0.5đ) </b>


*Câu nói: “<i><b>Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người </b></i>


<i><b>một nửa”, </b></i>là của nhân vật: vị quan phán trong truyện


*Câu nói đó thể hiện tính cách: ngay thẳng, chính trực, phân xử cơng bằng, hợp
tình, hợp lý của vị quan phán


<b>Câu 3: (1đ): Sắp xếp lại các sự việc như sau: 2, 4, 1, 5, 3</b>


<b>Câu 4: (1đ): Bài học tâm đắc được rút ra tùy mức độ nhận biết và suy nghĩ của </b>
học sinh để giáo viên cho điểm phù hợp:


<b>Ví dụ: - Cần xử án công bằng để người dân không phải chịu thiệt thòi</b>


- Đức tính ngay thẳng, thật thà rất quan trọng đối với tất cả mọi người…..
<b>II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7Đ)</b>


<b>Câu 1: (2đ) HS cần đạt được:</b>
<i><b>1. Yêu cầu về hình thức: </b></i>
+Đoạn văn với độ dài 100 chữ


+Kiểu bài: Tự sự: kể lại một việc làm của em hoặc của bạn bè thể hiện sự thật
thà, trung thực


+Cách kể lo gic và tập trung làm rõ đức tính thật thà, trung thực


+Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu,
chuẩn ngữ nghĩa của từ



2. <i><b>Yêu cầu về nội dung:</b></i> HS có thể viết đoạn văn theo định hướng sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Em tò mò mở ra kiểm tra thì thấy bên trong có tiền, giấy tờ, chứng minh thư,
bằng lái xe… của một người đi đường không may bị rơi


- Em nhớ lời bố mẹ dặn và thầy cô giáo dạy: nhặt được của rơi, trả người đánh
mất


- Em liền đi đến trạm cảnh sát gần nhất (hoặc về nhà nhờ bố mẹ trả giúp) trình
bày sự việc với chú cảnh sát và đưa cái ví da cho chú xử lý


- Chú hỏi họ và tên em, ghi rõ tên địa chỉ nhà, tên bố mẹ của em và xoa đầu em
khen rằng: “Cháu là một học sinh ngoan, thật thà, trung thực. Cảm ơn cháu đã
làm một việc tốt, cháu là tấm gương sáng cho các bạn khác học tập!”


<b>Câu 2: (5đ) HS đạt được các yêu cầu sau:</b>
<i><b>1. Yêu cầu về hình thức: (0.5đ)</b></i>


+Kiểu loại văn bản: Tự sự: kể lại một câu chuyện truyền thuyết em yêu thích
bằng chính lời văn của em


+Câu chuyện có sẵn, vì vậy yêu cầu sức sáng tạo của học sinh ở chỗ: dùng lời kể
của mình để kể lại câu chuyện (tránh sao chép, hoặc học thuộc lòng)


+Đảm bảo bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài


+Sử dụng linh hoạt và cân đối các phương pháp thuyết minh, các biện pháp nghệ
thuật và yếu tố miêu tả khi làm bài



<i><b>2. Yêu cầu về nội dung: (4.5đ)</b></i>


I. Mở bài<b> : (0.5đ) Giới thiệu câu chuyện truyền thuyết mà mình yêu thích và </b>
sẽ kể


<b>II. Thân bài: (3.5đ) Kể diễn biến nội dung câu chuyện truyền thuyết bằng lời </b>
văn của em


- Sự việc 1:…
- Sự việc 2…..
- Sự việc 3……
- Sự việc 4……


*Khi kể học sinh sử dụng lời văn của mình để kể lại các sự việc, thêm, bớt từ
ngữ nhưng vẫn đảm bảo nội dung câu chuyện, có tính liên kết


*Học sinh có thể lựa chọn cách kể đảo trình tự thứ tự một số sự việc nếu thấy
hợp lý (dành cho học sinh giỏi)


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Ý nghĩa câu chuyện truyền thuyết mà em vừa kể


- Bài học được rút ra từ câu chuyện, hay liên hệ bản thân


(Dựa vào nội dung, cách trình bày bố cục, sự mạch lạc, liên kết của văn bản và
cảm xúc của HS, Gv cho điểm phù hợp.)


H. TỔ CHỨC GIỜ KIỂM TRA
1. Ổn định lớp


2. Nêu yêu cầu giờ kiểm tra


3. Phát đề


4. Theo dõi học sinh làm bài
5. Thu bài


6. Nhận xét giờ kiểm tra
7. Hướng dẫn học ở nhà


- Tập viết lại câu 2/phần tạo lập văn bản
- Chuẩn bị bài tiếp theo


</div>

<!--links-->

×