Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề kiểm tra 1 tiết môn : Ngữ văn. Lớp 6 tiết 28 ( phần văn học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.21 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:........................ Ngày giảng:........................ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 6 Tiết: 28. I. Mục đích kiểm tra: Thu thập thông tin để đánh giá năng lực đọc- hiểu văn bản của học sinh qua một số bài học về truyền thuyết và cổ tích.. II. Hình thức đề kiểm tra: 1. Hình thức: - Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. 2. Thời gian: 45 Phút.. III. Thiết lập ma trận: Mức độ. Nhận biết TN TL. Thông hiểu TN TL. Vận dụng Thấp. Cộng. Cao. Tên chủ đề Văn học dân gian (Truyền thuyết và Cổ tích). Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ % :. - Nhớ được thể loại truyện. - Nhớ được các nhân vật trong truyện - Nhớ được đặc điểm truyện cổ tích, truyền thuyết. Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15%. - Hiểu được dụng ý của tác giả; ý nghĩa của hình tượng; giá trị nội dung của truyện.. - Phân biệt được thể loại truyền thuyết với cổ tích.. - Giải thích được cách hiểu về nguồn gốc ý nghĩa của truyện.. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một chi tiết tiêu biểu của truyện.. Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15%. Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20%. Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10%. Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỷ lệ: 40%. Lop7.net. Số câu: 9 Số điểm: 10 Tỷ lệ 100%.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn : Ngữ văn. Lớp 6 Tiết 28 ( Phần văn học) I,Trắc nghiệm khách quan : (3 điểm) Chọn ý đúng trong các câu sau : Câu 1 (0,5điểm) : Văn bản “Thánh Gióng” thuộc thể loại nào ? A. Truyện cổ tích. C. Truyện truyền thuyết B. Truyện ngụ ngôn. D.Truyện cười. Câu 2 (0,5 điểm): Nhân vật nào được giới thiệu trong câu văn sau; “Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm” ? A. Thánh Gióng. C. Thạch Sanh. B. Sơn Tinh, Thủy Tinh D. Em bé thông minh. Câu 3 (0,5 điểm): Truyện truyền thuyết có đặc điểm gì ? A. Có yếu tố tưởng tượng kì ảo, kể về nhân vật và sự kiện lịch sử. B. Thể hiện niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác. C. Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc. D. Mượn chuyện loài vật để răn dạy con người. Câu 4 (0,5 điểm): Qua truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” tác giả muốn thể hiện khát vọng gì ? A. Kể về việc vua Hùng kén rể. B. Kể về những nhân vật có tài lạ. C. Khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai. D. Giới thiệu những sản vật quý hiếm. Câu 5 (0,5 điểm): Hình tượng Thánh Gióng trong văn bản “Thánh Gióng” biểu tượng cho ý nghĩa nào ? A. Sức mạnh của nhân dân chống thiên tai. B. Ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm họa xâm lăng. C. Tình yêu, công lí, nhân đạo, hòa bình. D. Ca ngợi nguồn gốc cao quý của dân tộc. Câu 6 ( 0,5 điểm) : Truyện “Em bé thông minh” thể hiện giá trị nội dung gì ? A. Đề cao giá trị lao động. B. Khẳng định tài năng nghệ thuật chân chính. C. Đề cao trí thông minh tuyệt vời của con người. D. Ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc. II,Tự luận : (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa thể loại truyền thuyết và cổ tích. Câu 2 (1 điểm): Truyện “Thánh Gióng” nhằm giải thích sự vật và tên gọi nào? Câu 3 (4 điểm): Viết đoạn văn ( 8->10 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “Roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre lên đường đánh giặc” trong truyện cổ tích “Thánh Gióng” ------------Hết-----------. Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn : Ngữ văn. Lớp 6 Tiết 28 ( Phần văn học ) I, Trắc nghiệm khách quan : ( 3 điểm) Câu Đáp án. 1 C. 2 B. 3 A. 4 C. 5 B. 6 C. II, Tự luận : ( 7 điểm) Câu 1 ( 2 điểm) : * Giống nhau ( 1 điểm) : - Đều là loại truyện dân gian. - Có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. - Theo mô tip ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường. * Khác nhau ( 1 điêm) : Truyện truyền thuyết Truyện cổ tích - Kể các nhân vật, sự kiện lịch sử có - Kể cuộc đời của một số nhân vật liên quan đến lịch sử thời quá khứ. quen thuộc. - Thể hiện cách đánh giá của nhân dân - Thể hiện quan niệm, ước mơ của đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. nhân dân về cuộc đấu tranh của cái thiện thắng cái ác, ở hiền gặp lành. - Người kể (nghe) tin câu chuyện có - Người kể (nghe) tin câu chuyện thật. không có thật. Câu 2 ( 2 điểm) : - Giải thích sự vật : Tre đằng ngà ( trơn, bóng ) vì ngựa phun lửa bị cháy ngả màu vàng óng.( 0,5 điểm) - Giải thích tên gọi làng Cháy: Vì ngựa thét ra lửa làm thiêu cháy một làng nên gọi là làng Cháy.( 0,5 điểm) Câu 4 (4 điêm) Viết đoạn văn cần đảm bảo ý sau : * Nội dung : ( 3 điểm) - Biểu hiện sức mạnh, tinh thần đánh giặc nhiệt huyết, dũng cảm, quyết chiến quyết thắng. ( 1 điểm) - Thể hiện sức mạnh của cộng đồng người Việt : Giúp dỡ về vật chất, tiếp thêm vũ khí chiến đấu để Thánh Gióng đánh tan giăc. ( 1 điểm) - Thánh Gióng hoàn thành nhiệm vụ cứu dân, cứu nước thật vẻ vang. ( 0,5 điểm) - Chi tiết này là hình ảnh đẹp trong tâm trí mọi người. (0,5 điểm) * Hình thức : ( 1 điểm) - Lời văn diễn đạt lưu loát, đúng câu từ, chính tả. - Chữ viết sạch sẽ, dễ đọc. -------------------Hết ------------------------. Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×