Tải bản đầy đủ (.pdf) (491 trang)

Tài liệu về cha đẻ của Apple - Steve Jobs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 491 trang )


Smith Nguyen Studio.









Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ
hình thức hoặc phương tiện nào mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của đơn vị chủ quản






iFAN Club
Chân thành cảm ơn bác Steve Jobs, Bill Gate đã cung cấp các công cụ cần thiết để có cuốn
eBook này.














Smith Nguyen Studio.
ĐÂY LÀ CUỐN TIỂU SỬ ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ VỀ STEVE JOBS – TRÍCH LỜI
TÁC GIẢ CUỐN TIỂU SỬ BÁN CHẠY NHẤT VỀ BELAMIN FRANKLIN VÀ ALBERT
EINSTEIN.

Dựa trên hơn 40 cuộc phỏng vấn trực tiếp Steve Jobs, cùng với một số buổi trò chuyện với
hơn 100 thành viên gia đình, bạn bè, các đối tác, đối thủ cạnh tranh và các đồng nghiệp của Jobs
trong suốt hai năm qua, Walter Isaacson đã viết nên một câu chuyện mê hoặc lòng người về một
cuộc đời đầy ắp những thăng trầm, về một cá tính lập dị đầy sức mê hoặc của một doanh nhân sáng
tạo với khát khao vươn tới sự hoàn mỹ, và về công cuộc cách mạng hóa dữ dội sáu ngành công
nghiệp: máy tính cá nhân, điện ảnh hoạt họa, âm nhạc, điện thoại, máy tính bảng và xuất bản điện
tử.
Trong lúc nước Mỹ đang tìm cách duy trì lợi thế cạnh tranh sáng chế, Jobs nổi lên như một
biểu tượng tối cao cho tài sáng chế cũng như óc sáng tạo đầy tính vận dụng. Jobs biết, để tạo nên
một giá trị đích thực trong thế kỷ XXI này không có gì khác ngoài sự kết nối sức sáng tạo với công
nghệ, ông đã xây dựng nên một công ty nơi những dòng chảy của óc sáng tạo được kết hợp với sự
điêu luyện tuyệt vời của kỹ thuật.
Mặc dù Jobs hợp tác với chúng tôi trong việc cho ra đời cuốn sách này nhưng ông không
đòi hỏi quyền kiểm soát cũng như hạn chế những thông tin đưa ra, thậm chí là quyền được đọc
trước khi cuốn sách xuất bản. Ông cũng luôn khuyến khích người thân quen hãy nói một cách
thành thật. Và Jobs luôn cư xử một cách thẳng thắn, đôi khi là tàn nhẫn đối với cả đồng nghiệp và
đối thủ. Họ đã chia sẻ cái nhìn chân thực về những đam mê, sự hoàn mỹ, sự cầu toàn, tính nghệ
thuật, nỗi ám ảnh, sự khắt khe trong cách điều hành đã hình thành lên phong cách kinh doanh độc
đáo ở Jobs và kết quả đã tạo ra những dòng sản phẩm đầy tính đột phá.
Với tính gàn dở của mình, Jobs có thể dồn ép những người xung quanh khiến họ nổi giận
và tuyệt vọng. Nhưng cá tính và những sản phẩm của ông thì lại liên quan mật thiết với nhau, đó

cũng là xu hướng mà phần mềm và phần cứng của Apple hướng đến, như là một phần của một thể
thống nhất. Câu chuyện của ông là những bài học có tính truyền bá và răn dạy về sự đổi mới, vai
trò, đường lối lãnh đạo, và các giá trị.







Smith Nguyen Studio.


Walter Isaacson, CEO của Viện Aspen, từng là chủ tịch của Mạng tin tức truyền hình cáp
(CNN) và Tổng biên tập của tạp chí Time. Ông là tác giả của cuốn "Einstein: His Life and
Universe'' (Tiểu sử Einstein: Cuộc đời và vũ trụ), "Benjamin Franklin: An American Life"
(Benjamin Franklin - một cuộc đời Mỹ), và "Kissinger: A Biographỳ" (Tiểu sử Kissinger) và ông
cũng cùng với Evan Thomas viết cuốn "The Wise Men: Six Friends and the World They Made"
(Tạm dịch: Sáu người bạn và thế giới họ tạo nên). Hiện ông đang sống cùng vợ ở Washington,
D.C.











Smith Nguyen Studio.











Những con người có đủ điên khùng để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới là những người
dám làm đến cùng.
“Nghĩ khác” (Think different) - chiến dịch thương mại của Apple, 1997





















Smith Nguyen Studio.
MỤC LỤC
Các nhân vật
Giới thiệu về cuốn sách
CHƯƠNG 1 Thời niên thiếu: Bị bỏ rơi và được lựa chọn.
CHƯƠNG 2 Cặp đôi khác thường: Hai người cùng tên “Steve”
CHƯƠNG 3 Bỏ giữa chừng: Bắt đầu và điều chỉnh
CHƯƠNG 4 Atari và Ấn Độ: Thiền và nghệ thuật thiết kế trò chơi
CHƯƠNG 5 Apple I: Thành lập. Khởi đầu. Hoạt động
CHƯƠNG 6 Apple II: Khởi đầu kỷ nguyên mới
CHƯƠNG 7 Chrisann và Lisa: ông ấy là người bị bỏ rơi.
CHƯƠNG 8 Xerox và Lisa: Giao diện người dùng đồ họa
CHƯƠNG 9 Cổ phần hóa: Người đàn ông của sự giàu có và nổi tiếng
CHƯƠNG 10 Mac ra đời: Một cuộc cách mạng về công nghệ
CHƯƠNG 11 Bóp méo sự thật: Những nguyên tắc không giống ai của Jobs
CHƯƠNG 12 Thiết kế: Nhà thiết kế đích thực là người hướng tới sự đơn giản và tinh tế
CHƯƠNG 13 Sáng tạo ra Mac: Hành trình được trả công xứng đáng
CHƯƠNG 14 Sculley: Cuộc thử thách Pepsi
CHƯƠNG 15 Bắt đầu: vết lõm vũ trụ
CHƯƠNG 16 Gates và Jobs: Khi các quỹ đạo giao nhau
CHƯƠNG 17 Icarus
CHƯƠNG 18 NeXT
CHƯƠNG 19 Pixar: Điểm giao thoa giữa công nghệ và nghệ thuật
CHƯƠNG 20 Như bao người đàn ông khác
CHƯƠNG 21 Người đàn ông của gia đình

CHƯƠNG 22 Toy story - Câu chuyện đồ chơi
CHƯƠNG 23 Lần thứ hai xuất hiện
CHƯƠNG 24 Sự khôi phục - Kẻ thất bại cuối cùng cũng thắng
CHƯƠNG 25 Think Different - Jobs trên cương vị là một iCEO
CHƯƠNG 26 Những nguyên tắc trong thiết kế
CHƯƠNG 27 iMAC
CHƯƠNG 28 CEO: vẫn “điên khùng” sau từng đấy năm
CHƯƠNG 29 Hệ thống Apple Stores
CHƯƠNG 30 Từ iTunes đến iPod
CHƯƠNG 31 iTunes store
Smith Nguyen Studio.
CHƯƠNG 32 Music Man
CHƯƠNG 33 Pixar - Những người bạn và kẻ đối đầu
CHƯƠNG 34 Thế hệ Macs đầu thế kỷ XXI
CHƯƠNG 35 Vòng 1: Memento Mori
CHƯƠNG 36 iPhone - Sự kết hợp giữa ba dòng sản phẩm mang tính đột phá trong một thiết bị
CHƯƠNG 37 Vòng 2: Bệnh ung thư tái phát
CHƯƠNG 38 iPad - Bước đầu của kỷ nguyên hậu PC
CHƯƠNG 39 Cuộc chiến mới
CHƯƠNG 40 The Cloud, the spaceship và hơn nữa
CHƯƠNG 41 Vòng 3: Cuộc chiến tranh tối tranh sáng
CHƯƠNG 42 Sự thừa kế: Thiên đường sáng lạn của phát minh
























Smith Nguyen Studio.
CÁC NHÂN VẬT
AL ALCON. Kỹ sư trưởng ở Atari, người đã thiết kế Pong và thuê Jobs.
GIL AMELIO. Trở thành CEO của Apple năm 1996, đã mua NeXT và đưa Jobs quay lại.
BILL ATKINSON. Nhân viên của Apple thời kỳ mới thành lập, phát triển đồ họa cho máy
Macintosh.
CHRISANN BRENNAN. Bạn gái của Jobs thời trung học ở trường Homestead High, mẹ đẻ của
Lisa Brennan-Jobs.
USA BRENNAN-JOBS. Con gái của Jobs và Chrisann Brennan, sinh năm 1978, là một nhà văn
đang sống ở New York.
NOLAN BUSHNELL. Người sáng lập Atari và là biểu mẫu kinh doanh đối với Jobs.
BILL CAMPBELL. Giám đốc Marketing của Apple trong thời gian Jobs tại nhiệm, là thành viên
trong ban quản trị và được tín nhiệm khi Jobs trở lại năm 1997.
EDWIN CATMULL. Người đồng sáng lập Pixar và sau này trở thành giám đốc Disney.
KOBUN CHINO. Một Thiền sư phái Tào Động tông (Soõtoõ) ở California, thầy dạy tâm linh cho

Jobs.
LEE CLOW. Phù thủy quảng cáo đã tạo nên chương trình quảng cáo mang tên “1984” của Apple
và làm việc với Jobs trong ba thập niên.
DEBORAH “DEBI” COLEMAN. Quản lý nhóm Mac và sau này tiếp quản điều hành sản xuất
của Apple.
TIM COOK. Giám đốc điều hành hoạt động, một người bình tĩnh, điềm đạm được Jobs thuê năm
1998, tiếp quản vị trí CEO sau Jobs vào tháng 8 năm 2011
EDDY CUE. Giám đốc dịch vụ Internet tại Apple, cánh tay đắc lực của Jobs trong việc giải quyết
những vấn đề nội bộ.
ANDREA “ANDY” CUNNINGHAM. Nhà báo của hãng Regis McKenna đã giúp đỡ Apple
trong thời kỳ đầu Macintosh.
MICHAEL EISNER. Vị giám đốc điều hành cứng nhắc của Disney, đã từng có ý định mua lại
Pixar nhưng sau đó mâu thuẫn với Jobs.
LARRY ELLISON. CEO của Oracle, bạn của Jobs.
TOMY FADELL. Một kỹ sư phần cứng đưa ra sáng kiến phát triển iPod năm 2001.
SCOTT FORSTALL. Giám đốc phầm mềm cho thiết bị di động của Apple.
ROBERT FRIEDLAND. Sau khi tốt nghiệp đại học Reed, ông làm chủ của một nông trang trồng
táo và là một người nghiên cứu đạo Phật, người có ảnh hưởng nhất định tới Jobs, sau này điều hành
một công ty khai khác mỏ.
Smith Nguyen Studio.
JEAN-LOUIS GASSÉE. Giám đốc của Apple ở Pháp, tiếp quản bộ phận Macintosh khi Jobs rời
đi năm 1985.
BILL GATES. Một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực máy tính, sinh năm 1955.
ANDY HERTFELD. Một kỹ sư phần mềm vui tính, thân thiện và là đồng sự của Jobs trong nhóm
Mac thời kỳ đầu.
JOANNA HOFFMAN. Thành viên nhóm Mac thời kỳ đầu, có tinh thần chống đối Jobs.
ELIZABETH HOLMES. Bạn gái của Daniel Kottke ở Reed và là nhân viên của Apple thời kỳ
đầu.
ROD HOLT. Một người theo chủ nghĩa Marx được Jobs thuê năm 1976 làm kỹ sư điện tử cho
Apple II.

ROBERT IGER. Kế nhiệm Eisner trở thành CEO của Disney năm 2005
JONATHAN “JONY” IVE. Giám đốc thiết kế của Apple, vừa là đồng sự vừa là cố vấn của Jobs.
ABDULFATTAH “JOHN” JANDALI. Nghiên cứu sinh người Xy-ri ở Wisconsin, là cha đẻ của
Jobs và Mona Simpson, sau này làm quản lý thực phẩm và nước giải khát tại các sòng bạc ở
Boomtown gần Reno.
CLARA HAGOPIAN JOBS. Con gái một người Armenia nhập cư, lấy Paul Jobs năm 1946. Họ
nhận Jobs làm con nuôi từ khi mới lọt lòng năm 1955.
ERIN JOBS. Con thứ của Laurene Powel và Steve Jobs.
EVE JOBS. Con út của Laurene và Steve
PATTY JOBS. Được Paul và Clara Jobs nhận nuôi hai năm sau khi họ nhận nuôi Steve.
PAUL REINHOLD JOBS. Nhân viên lực lượng Cảnh sát biển người Wisconsin, cùng với vợ
Clara nhận Steve làm con nuôi năm 1955.
REEDS JOBS. Con cả của Steve Jobs và Laurene Powell.
RON JOHNSON. Được Jobs thuê năm 2000 để phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ của Apple.
JEFFREY KATZENBERG. Giám đốc xưởng phim của Disney, đụng độ với Eisner và từ chức
năm 1994 để đồng sáng lập nên hãng DreamWorks SKG.
DANIEL KOTTKE. Bạn thân nhất của Jobs ở Reed, cùng hành hương đến Ấn Độ, là nhân viên
thời kỳ đầu của Apple.
JOHN LASSETER. Đồng sáng lập và giám đốc sáng tạo ở Pixar.
DAN’L LEWIN. Giám đốc Marketing cùng với Jobs ở Apple và sau đó là NeXT.
MIKE MARKKULA. Nhà đầu tư lớn đầu tiên của Apple và là chủ tịch hội đồng quản trị, có vai
trò như là một người cha của Jobs.
REGIS MCKENNA. Một chuyên gia quảng cáo, là người hướng dẫn Jobs thời kỳ đầu và tiếp tục
là một cố vấn tin cậy.
Smith Nguyen Studio.
MIKE MURRAY. Giám đốc tiếp thị thời kỳ đầu của Macintosh.
PAUL OTELLINI. CEO của Intel, người đã giúp chuyển Macintosh sang sử dụng vi mạch của
Intel nhưng không tham gia vào việc kinh doanh iPhone.
LAURENE POWELL. Một người hiểu biết và vui tính, tốt nghiệp đại học Penn, từng làm cho
hãng Goldman Sachs và sau đó là đại học kinh doanh Stanford, lấy Steve Jobs năm 1991.

GEORGE RILEY. Một người Memphis, vừa là bạn vừa là luật sư của Jobs.
AUTHOR ROCK. Nhà đầu tư công nghệ huyền thoại, là thành viên hội đồng quản trị thời kỳ đầu
của Apple, giống như cha của Jobs.
JONATHAN “RUBY” RUBINSTEIN. Đồng nghiệp với Jobs ở NeXT, là kỹ sư trưởng bộ phận
phần cứng của Apple năm 1997.
MIKE SCOTT. Được Markkula đưa về làm chủ tịch của Apple năm 1977 để quản lý Jobs.
JOHN SCULLEY. Giám đốc điều hành của Pepsi, được Jobs thuê làm CEO cho Apple năm
1983, mâu thuẫn và sa thải Jobs năm 1985.
JOANNE SCHIEBLE JANDALI SIMPSON. Người Wiscosin, là mẹ đẻ của Steve Jobs (người
đã được cho đi làm con nuôi) và Mona Simpson (bà tự tay nuôi dạy).
MONA SIMPSON. Em gái ruột của Jobs; năm 1986, họ mới phát hiện ra có mối liên hệ ruột thịt
và trở nên thân thiết. Bà đã viết tiểu thuyết dựa trên nguyên mẫu của mẹ mình, bà Joanne
(Anywhere but Here), của Jobs và con gái Lisa (A Regular Guy), cCia người cha Abdulfattah
Jandali (The Lost Father).
ALVY RAY SMITH. Người đồng sáng lập Pixar, từng có mâu thuẫn với Jobs.
BURRELL SMITH. Một lập trình viên sáng tạo gặp khó khăn trong nhóm Mac, bị chứng tâm
thần phân liệt hành hạ trong suốt những năm 1990.
AVADIS "AVIE" TEVANIAN. Làm việc với Jobs và Rubinstein tại NeXT, trở thành kỹ sư
trưởng bộ phận phần mềm của Apple vào năm 1997.
JAMES VINCENT. Một người hâm mộ nhạc Brit, đối tác trẻ tuổi được thuê làm việc cùng với
Lee Clow và Duncan Milner tại bộ phận quảng cáo của Apple.
RON WAYNE. Gặp Jobs ở Atari, đã trở thành đối tác đầu tiên với Jobs và Wozniak ở Apple thời
kỳ đầu, nhưng đã dại dột quyết định từ bỏ cổ phần của mình.
STEPHEN WOZNIAK. Một người say mê công nghệ điện tử, sống ở Homestead High; Jobs đã
phát hiện ra cách đóng gói và tiếp thị các bảng mạch tuyệt vời và trở thành đối tác của ông trong
việc thành lập Apple.
Smith Nguyen Studio.
LỜI GIỚI THIỆU
Cuốn sách này ra đời như thế nào?
Đầu mùa hè năm 2004, tôi nhận được một cuộc gọi từ Steve Jobs. Jobs chỉ liên lạc với tôi

khi có việc cần trong nhiều năm qua, và có lúc tôi bị ông khủng bố điện thoại, đặc biệt là khi chuẩn
bị ra mắt một sản phẩm mới và muốn nó nằm ngay trên trang bìa của tạp chí Time hoặc trình chiếu
trên CNN, nơi tôi làm việc. Nhưng giờ tôi không chẳng còn làm ở cả hai nơi đó nữa và cũng không
nghe tin về ông nhiều. Chúng tôi đã trao đổi qua về học viện Aspen, nơi tôi mới vào làm lúc đó, và
tôi đã mời ông đến phát biểu tại trại hè của chúng tôi ở Colorado, ông vui vẻ nhận lời đến tham dự
nhưng sẽ không lên phát biểu, thay vào đó chúng tôi sẽ nói chuyện trong khi đi dạo.
Điều đó dường như khá vặt vãnh. Tôi đã không hề biết rằng đi dạo là sở thích của Jobs khi
muốn nói chuyện một cách nghiêm túc. Hóa ra ông muốn tôi viết một cuốn tiểu sử về mình. Trước
đó tôi đã xuất bản cuốn tự truyện về Benjamin Franklin và đang viết một cuốn nữa về Albert
Einstein, sau khi nghe lời đề nghị của Jobs, thoạt đầu tôi khá ngạc nhiên, tôi nửa đùa nửa thật hỏi
liệu có phải Jobs tự thấy mình là sự kế thừa tự nhiên một cách có thứ tự. Vì nghĩ rằng ông vẫn đang
quá bận rộn với sự nghiệp, cũng như còn nhiều khó khăn phải đối mặt nên tôi đã từ chối. "Không
phải lúc này", tôi nói. “Có thể là một hoặc hai chục năm nữa, khi ông về hưu”.
Tôi quen ông từ năm 1984, khi ông đến Manhattan để ăn trưa cùng với những biên tập viên
của tạp chí Time và nhân tiện giới thiệu luôn chiếc máy Macintosh (Mac) mới của mình. Thậm chí
lúc đó ông đã nổi nóng, và tấn công một phóng viên của tạp chí Time vì đã làm ông tổn thương
bằng một câu chuyện quá lố. Nhưng sau này khi có cơ hội nói chuyện với Jobs, tôi thấy mình bị
cuốn hút, giống như bao người khác trong nhiều năm qua, bởi sự hấp dẫn tuyệt vời toát lên từ con
người ông. Chúng tôi giữ liên lạc, kể cả khi ông không còn làm ở Apple nữa. Khi có một cái gì đó
muốn khoe, ví dụ như một chiếc máy tính của NeXT hay một bộ phim của Pixar, ông đều chia sẻ
với tôi những điều tuyệt vời đó. Ông mời tôi đến một nhà hàng sushi ở Hạ Manhattan và nói với tôi
rằng bất cứ những gì ông đang đưa ra thị trường đều là những thứ tốt nhất mà ông đã tạo ra. Tôi
thích ông ở điểm này.
Khi Jobs trở lại cương vị điều hành ở Apple, chúng tôi đã đưa ông lên trang bìa của tạp chí
Time, ngay sau đó, ông bắt đầu đưa ra những ý tưởng của mình về một loạt những người có ảnh
hưởng nhất thế kỷ mà chúng tôi đang thực hiện. Jobs đã tiến hành chiến dịch “Think Different’
(Nghĩ khác), đồng thời đưa ra những bức ảnh tiêu biểu của một số nhân vật mà chúng tôi đang cân
nhắc, ông nhận thấy những nỗ lực trong việc đánh giá tầm ảnh hưởng mang tính lịch sử là một điều
vô cùng lôi cuốn và hấp dẫn.
Kể từ sau khi lảng tránh lời đề nghị viết một cuốn tiểu sử về ông, tôi liên tục nhận được tin

từ ông. Có lần tôi viết thư điện tử để xác minh điều mà con gái tôi nói, con bé nói logo của Apple
Smith Nguyen Studio.
là để tưởng nhớ đến Alan Turing, người tiên phong trong công nghệ máy tính của Anh, người đã
giải mã các ký tự dùng trong thời kỳ nội chiến của Đức và tự tử bằng cách cắn một quả táo có tẩm
xyanua. ông trả lời rằng ông cũng mong là mình nghĩ được điều đó nhưng không phải. Câu chuyện
đó đã khởi đầu cho một cuộc trao đổi về lịch sử thời kỳ đầu của Apple, dần dần tôi thấy mình hứng
thú với việc thu thập thông tin về đề tài này, đó cũng là lúc tôi quyết định viết một cuốn sách dựa
trên ý tưởng như vậy. Khi cuốn tiểu sử về Albert Einstein của tôi ra đời, ông đã đến buổi ra mắt
cuốn sách ở Pato Alto và kéo tôi ra một chỗ để đề nghị, một lần nữa khẳng định rằng ông sẽ là một
chủ đề đáng giá.
Sự kiên trì của Jobs khiến tôi bối rối. Tôi biết ông là người khá kín tiếng về các vấn đề riêng
tư và tôi cũng không có lý do gì để tin rằng ông ấy đã từng đọc bất kỳ một cuốn sách nào của tôi.
“Có thể một ngày nào đó,” tôi nói thêm. Tuy nhiên, năm 2009, Laurene Powell, vợ của Jobs đã
thẳng thắn nói với tôi: “Nếu ông định viết một cuốn sách về Steve, ông nên làm ngay bây giờ đi”,
ông vừa trải qua lần xạ trị thứ hai. Tôi đã thú nhận với bà rằng lần đầu tiên khi Jobs nói với tôi, tôi
không hề biết ông bị bệnh. “Hầu như chưa ai biết điều này”, bà ấy nói. “ông ấy chỉ cho tôi biết tin
đó trước khi chuẩn bị lên bàn phẫu thuật ung thư, và cho đến giờ ông ấy vẫn giữ bí mật,” bà giải
thích.
Ngay sau đó tôi đã quyết định viết cuốn sách này. Jobs làm tôi ngạc nhiên bằng cách sẵn
sàng chấp nhận không kiểm soát quá trình viết và thậm chí không đọc trước khi sách xuất bản. “Nó
là cuốn sách của anh”,
Jobs nói, “Tôi sẽ không đọc nó đâu”. Nhưng sau lần ngã bệnh thứ hai, ông dường như có
suy nghĩ sẽ hợp tác viết cuốn sách, điều này tôi đã không được biết, vì lúc đó căn bệnh ung thư của
ông đã bắt đầu di căn. Jobs không bắt máy của tôi và tạm thời tôi gác dự án đó qua một bên.
Sau đó, đột nhiên ông gọi cho tôi vào đêm khuya gần giáp giao thừa năm 2009. Ông đang
ở nhà tại Palo Alto cùng với em gái mình, nhà văn Mona Simpson. Vợ và ba con của ông đã có một
chuyến đi trượt tuyết ngắn ngày, nhưng Jobs không thể đi cùng vì sức khỏe không cho phép. Tuy
nhiên, tâm trạng của ông lại rất tệ, và chúng tôi đã nói chuyện hơn một giờ đồng hồ. ông bắt đầu
bằng việc nhớ lại chuyện ông đã muốn xây dựng một bộ đếm tần số sử dụng năm 12 tuổi, lúc đó
ông đã tìm được số điện thoại của Bill Hewlett, người sáng lập HP trong cuốn danh bạ điện thoại

và đã gọi cho Bill để trao đổi. Jobs nói rằng, 12 năm qua kể từ khi ông trở lại Apple, là quãng thời
gian làm việc hiệu quả nhất của ông trong việc sáng tạo ra các dòng sản phẩm mới. Nhưng mục
tiêu quan trọng hơn, ông tiếp tục, đó là thực hiện được điều mà Hewlett và cộng sự của ông ta
David Packard đã làm được - tạo ra một công ty đầy ắp sự sáng tạo mang tính đột phá đến mức nó
tồn tại lâu hơn bản thân người sáng lập ra nó.
Smith Nguyen Studio.
“Tôi luôn nghĩ tính tình mình lúc nào cũng như một đứa trẻ, nhưng tôi yêu công nghệ điện
tử”, Jobs nói. “Tôi đã học được bài học từ một trong những thần tượng của tôi, Edwin Land của
Polaroid, ông ấy nói về tầm quan trọng của những con người đang ở vị trí giao thoa giữa tính nhân
văn và khoa học, và tôi đã quyết định đó là những gì mà mình cần phải theo đuổi". Jobs nói cứ như
thể ông đang gợi ý một chủ đề cho cuốn sách về tiểu sử của mình vậy (ít nhất trong trường hợp này,
chủ đề đó hóa ra lại rất có giá trị). Sự sáng tạo tồn tại khi nhận thức về tính nhân văn và khoa học
kết tinh trong một cá tính mạnh mẽ là chủ đề tôi quan tâm nhất trong các cuốn tiểu sử về Benjamin
Franklin và Albert Einstein, và tôi tin đó là chìa khóa để mở cửa những nền kinh tế mang tính đột
phá trong thế kỷ XXI.
Tôi hỏi Jobs tại sao ông lại muốn tôi là người viết tiểu sử của ông.“Tôi nghĩ anh biết cách
làm cho người khác muốn mở lời,” Jobs trả lời. Đó là một câu trả lời nằm ngoài sức tưởng tượng
của tôi. Tôi biết mình sẽ phải phỏng vấn rất nhiều người đã từng bị ông sa thải, lợi dụng, bỏ rơi,
hoặc bị làm cho tức điên lên, và tôi sợ rằng ông sẽ chẳng thoải mái gì với những điều mà họ chia sẻ
với tôi. Và quả thực Jobs đã nổi điên khi nghe được những phản hòi từ những người tôi đã phỏng
vấn. Nhưng sau đó hai tháng, ông lại bắt đầu khuyến khích mọi người nói chuyện với tôi, kể cả
những đối thủ và người bạn gái cũ. ông cũng không cấm cản bất cứ điều gì. “Tôi đã làm quá nhiều
thứ không đáng tự hào, như là việc đã làm cho bạn gái mang thai khi tôi 23 tuổi và cái cách mà tôi
giải quyết vấn đề đó.” ông nói. “Nhưng tôi không có gì đáng xấu hổ để phải giấu giếm cả”. Ông đã
không kiểm soát bất cứ điều gì tôi viết ra, hoặc thậm chí không đòi hỏi được đọc trước bản thảo,
ông chỉ quan tâm khi nhà xuất bản muốn làm bìa cho cuốn sách. Khi Jobs nhìn thấy bức hình bìa
đầu tiên đã được chỉnh sửa, ông ấy không thích lắm và yêu cầu thiết kế lại. Tôi thấy buồn cười
nhưng cũng thoải mái, vì vậy tôi sẵn sàng chấp thuận.
Tôi kết thúc hơn bốn mươi cuộc phỏng vấn và nói chuyện với Jobs. Một vài trong số đó là
các cuộc gặp chính thức trong phòng khách nhà ông ở Palo Alto, một số khác được thực hiện trong

những buổi đi dạo, trong khi lái xe hoặc qua điện thoại. Trong hai năm tiếp xúc qua các cuộc gặp
gỡ, Jobs trở nên thân mật và chia sẻ nhiều hơn, mặc dù có những lần tôi chứng kiến điều mà các
cựu đồng nghiệp của ông ở Apple gọi là “triết lý bóp méo thực tế” của ông. Đôi khi là những phần
ký ức vô tình bị khuyết mà ai cũng có thể mắc phải. Có lúc, ông ấy trở lại là chính mình ở thực tại.
Để kiểm chứng và chọn lọc những chuyện về ông, tôi đã phỏng vấn hơn một trăm người bạn, họ
hàng, đối thủ cạnh tranh, kẻ thù và đồng nghiệp của Jobs.
Vợ của Jobs cũng không đòi hỏi bất cứ sự kiểm soát hay giới hạn thông tin nào, bà cũng
không yêu cầu được xem trước bản thảo. Thực tế, bà còn ủng hộ tôi mô tả một cách chân thực về
những hạn chế cũng như điểm mạnh của ông. Bà là một trong những người phụ nữ thông minh và
chân thành nhất mà tôi từng gặp. “Có những phần cuộc đời và nhân cách của ông ấy cực kỳ rối
Smith Nguyen Studio.
rắm, đó là sự thật” bà nói với tôi ngay từ đầu. “Ông không cần thanh minh cho ông ấy. Jobs rất hay
thay đổi, nhưng cuộc đời ông ấy là cả một câu chuyện đáng nhớ, và tôi muốn thấy nó được mô tả
một cách chân thực”.
Tôi dành cho bạn đọc việc đánh giá xem liệu tôi có thành công với nhiệm vụ này hay
không. Tôi chắc rằng có những diễn viên trong vở kịch này sẽ thấy một số sự kiện khác với thực tế
và nghĩ rằng tôi đã bị kẹt trong triết lý bóp méo sự thật của Jobs. Điều này từng xảy ra khi tôi viết
cuốn sách về Henry Kissinger. Nhìn chung mà nói thì kế hoạch này được chuẩn bị khá kỹ, tôi nhận
thấy mọi người đều có cảm xúc tích cực và tiêu cực về Jobs mà hiệu ứng Rashomon (cảm ứng) là
một minh chứng điển hình. Tuy nhiên tôi đã cố gắng hết sức để cân bằng những tư liệu mang tính
xung đột và minh bạch với những nguồn tư liệu tôi đã sử dụng.
Đây là cuốn sách viết về một cuộc đời đầy rẫy những thăng trầm, về cá tính lập dị độc đáo
của một doanh nhân có đầu óc sáng tạo với khát khao vươn tới sự hoàn mỹ, về cuộc cách mạng hóa
dữ dội sáu ngành công nghiệp: máy tính cá nhân, điện ảnh hoạt họa, âm nhạc, điện thoại, máy tính
bảng và xuất bản điện tử. Bạn đọc có thể sẽ thêm vào một ngành công nghiệp thứ bảy, đó là hệ
thống các cửa hàng bán lẻ mà Jobs không thay đổi nhiều nhưng cũng đáng để nói đến. Ngoài ra,
ông đã mở ra một con đường dẫn đến một thị trường mới cho các nội dung số dựa vào các ứng
dụng hơn là chỉ dựa vào các website. Cùng lúc đó, Jobs không chỉ sản xuất những sản phẩm mang
tính đổi mới mà khi Jobs quay trở lại, một công ty đang vận hành thuận lợi với DNA của Jobs,
đang dần được hoàn thiện với những nhà thiết kế sáng tạo và các kỹ sư siêu việt, những người có

thể tiếp tục hoàn thiện sứ mệnh của ông. Tháng 8 năm 2011, thời điểm khi ông từ chức CEO,
doanh nghiệp mà ông đã thành lập trong ga-ra ô tô của cha mình đã trở thành tập đoàn có giá trị
nhất thế giới.
Tôi hy vọng đây là một cuốn sách về sự đổi mới. Vào thời điểm khi nước Mỹ đang tìm cách
để duy trì lợi thế cạnh tranh sáng tạo của mình, và khi thế giới đang cố gắng xây dựng nền kinh tế
sáng tạo của kỷ nguyên số, Jobs nổi lên như một biểu tượng tối cao của sức sáng tạo, trí tưởng
tượng, và sự đổi mới trường tòn. ông hiểu rằng cách tốt nhất để tạo ra giá trị đích thực trong thế kỷ
XXI này là việc kết nối óc sáng tạo với khoa học công nghệ, vì thế ông đã xây dựng một công ty
nơi mà trí tưởng tượng đột phá được kết hợp với những thành tựu đáng kinh ngạc của kỹ thuật.
Jobs và đồng nghiệp ở Apple có khả năng nghĩ khác đi: Họ phát triển không đơn thuần là những
dòng sản phẩm tân tiến nhất dựa trên một số nhóm đối tượng nhỏ mà là toàn bộ các thiết bị và dịch
vụ mới mà chính người tiêu dùng thậm chí vẫn chưa biết là mình cần.
Steve không phải là ông chủ hay là một con người kiểu mẫu, gói ghém gọn gàng vì mục
đích thi đua. Với tính gàn dở, Jobs có thể dồn ép khiến những người xung quanh nổi điên và tuyệt
vọng. Nhưng cá tính và các sản phẩm của ông đều có liên quan chặt chẽ với nhau, đó cũng là xu
Smith Nguyen Studio.
hướng mà phần mềm và phần cứng của Apple hướng đến, như là bộ phận của một thể thống nhất.
Câu chuyện của ông là những bài học để truyền tải kiến thức và những lời răn dạy về những thay
đổi, vai trò, đường lối lãnh đạo, và các giá trị.
Vở kịch Henry V của Shakespeare, câu chuyện về một vị hoàng tử trẻ tuổi tốt bụng, người
sẽ trở thành một vị vua tham vọng nhưng nhạy cảm, nhẫn tâm nhưng giàu tình cảm, nhiều cảm
hứng nhưng bồng bột - bắt đầu bằng câu “O for a Muse of fire, that would ascend / The brightest
heaven of invention.” (ôi nàng thơ của ta, chính nàng sẽ đốt lên cả một bầu trời sáng tạo). Nhưng
với Steve Jobs, đỉnh cao của sự sáng tạo bắt đầu bằng câu chuyện về cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi của
ông, và lớn lên trên một thung lũng nơi ông học được cách biến Silicon thành vàng.


























Smith Nguyen Studio.
STEVE JOBS

















Smith Nguyen Studio.
Ngôi nhà ở Los Altos với gara để xe - nơi Apple được thành lập

Hình ảnh Jobs trong cuốn Kỷ yếu của trường trung học Homestead, năm 1972


Smith Nguyen Studio.

Một trong những trò nghịch ngợm của Jobs ở trường với cái tên là "SWAB JOBS"
Smith Nguyen Studio.
Chương 1: THỜI NIÊN THIẾU
Bị bỏ rơi và Được lựa chọn.
Được nhận làm con nuôi
Khi Paul Jobs giải ngũ khỏi đơn vị Cảnh sát biển sau chiến tranh thế giới thứ II, ông đã có
một cuộc cá cược với những người bạn thủy thủ của mình. Họ dừng chân ở San Francisco, nơi mà
chiếc thuyền của họ bị bỏ lại và Paul cá rằng ông sẽ tìm được vợ trong vòng hai tuần, ông là một
người thợ máy có thân hình lực lưỡng, cao chừng 1,8m, xăm trổ đầy mình và hao hao giống James
Dane. Nhưng vẻ ngoài hấp dẫn ấy không phải là lý do khiến ông có thể hẹn hò được với Clara
Hagopian, cô con gái hóm hỉnh của một người Armenia nhập cư. Thật tình cờ, Paul và những
người bạn có một chiếc ô tô, không giống với nhóm bạn mà Clara vốn có ý định đi cùng tối đó.
Mười ngày sau, tháng 3/1946, Paul đính hôn với Clara và nhận được khoản tiền thắng cược. Cuộc
hôn nhân này hóa ra lại có một kết thúc hạnh phúc và dường như không gì có thể chia cắt được họ

trừ cái chết, chỉ xảy ra hơn 40 năm sau đó.
Paul Reinhold Jobs lớn lên trong một nông trại bò sữa ở Germantown,Wiscousin. Mặc dù
người cha nghiện rượu và đôi khi đánh đập ông, Paul lại đối lập hoàn toàn với tính cách nhẹ nhàng
và điềm đạm ẩn sau vẻ bề ngoài tưởng chừng gai góc đó. Sau khi bỏ học trung học, ông đi lang
thang qua vùng Trung Tây (Midwest) và xin vào làm thự máy cho đến khi gia nhập Lực lượng
Cảnh sát biển năm 19 tuổi, mặc dù không biết bơi. Ông được bố trí làm việc cho sư đoàn USS M.C
Meigs và dành phần lớn thời gian quân ngũ của ông là vận chuyển quân đến Ý dưới lệnh Tướng
Patton, ông đã được khen tặng nhờ tài năng và kinh nghiệm có được từ công việc của một người
thợ máy và lính cứu hỏa nhưng đôi lúc ông cũng rơi vào một số rắc rối nhỏ khiến ông không bao
giờ có thể thăng cấp ngoài một anh lính thủy quèn.
Clara được sinh ra ở New Jersey, nơi cha mẹ bà đã dừng chân sau cuộc chạy trốn người
Thổ Nhĩ Kỳ ở Armenia. Sau đó, họ chuyển đến khu trung tâm ở San Francisco khi bà còn là một
đứa trẻ. Clara có một bí mật nhưng hiếm khi bà nhắc đến là bà từng kết hôn nhưng người chồng đã
hi sinh trong chiến tranh. Vì vậy, khi bà gặp Paul Jobs, bà hoàn toàn có quyền để bắt đầu một cuộc
sống mới.
Giống như nhiều người đã sống qua thời kỳ chiến tranh, họ đã trải qua quá nhiều buồn vui,
mất mát trong cuộc sống để khi nó đi qua, mong muốn của họ chỉ đơn giản là định cư, xây dựng gia
đình và sống một cuộc sống ít biến động. Paul và Clara hầu như không có tiền, vì vậy, họ chuyển
đến Wisconsin sống với gia đình bên nội trong vài năm, sau đó chuyển đến Indiana, nơi Paul được
nhận vào làm một thợ máy ở công ty Quốc tế Harvester. Paul có niềm đam mê mày mò sửa chữa,
lắp ghép những chiếc xe ô tô cũ. Ông đã kiếm được tiền nhờ vào việc mua, phục chế những chiếc
Smith Nguyen Studio.
ô tô trong thời gian rảnh rỗi và bán lại chúng. Chính vì vậy, cuối cùng, ông quyết định từ bỏ công
việc là một thợ máy để dành toàn thời gian cho công việc kinh doanh những chiếc xe cũ.
Tuy nhiên, Clara lại thích sống ở San Francisco nên bà đã thuyết phục chòng mình quay trở
lại đây vào năm 1952. Họ mua một căn hộ nhìn ra Thái Bình Dương ở quận Sunset, nằm ở phía
Nam của Công viên Golden Gate. Tại đây, Paul làm cho một công ty tài chính với tư cách là nhân
viên ký kết hợp đồng thu mua xe hóa giá (repo) của những người không đủ khả năng trả nợ vay.
Ông đồng thời cũng vấn tiếp tục công việc thu mua, tái chế và bán lại những chiếc xe cũ như thời
gian trước nên cuộc sống của họ cũng khá đầy đủ.

Tuy nhiên, cuộc sống của họ vẫn chưa được vẹn toàn. Họ muốn có con, nhưng không may
mắn, Clara đã từng có mang, nhưng bị chửa ngoài dạ con, vì thế bà không thể sinh nở được nữa,
điều này ngăn cản ước muốn có con của hai vợ chòng. Vì thế vào năm 1995, sau chín năm kết hôn,
họ quyết định xin con nuôi.
Cũng giống như Paul Jobs, Joanne Schieble sinh ra trong một gia đình nông thôn vùng
Wisconsin, gốc Đức. Cha bà, Arthur Schieble, đã di cư đến vùng ngoại ô của Green Bay, nơi ông
và vợ gây dựng một trang trại nuôi chồn cũng như tạo được thành công trong nhiều lĩnh vực kinh
doanh khác, bao gồm cả bất động sản và quang khắc (khắc bằng ánh sáng trên bản kẽm). Arthur rất
nghiêm khắc, đặc biệt là về các mối quan hệ của cô con gái. ông đã phản đối gay gắt mối tình đầu
của Joanne với một nghệ sĩ không phải là một người Công Giáo. Chính vì vậy, không lấy gì làm
ngạc nhiên khi ông dọa sẽ từ mặt Joanne, một sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Wisconsin khi cô
đem lòng yêu Abdulfattah "John" Jandali, một người trợ giảng theo đạo Hồi đến từ Syria.
Jandali là con út trong một gia đình Syria danh giá có chín người con. Cha của ông sở hữu
hệ thống nhiều nhà máy lọc dầu và vô số các ngành kinh doanh khác, trong đó phải kể đến số lượng
lớn cổ phần ở Damascus và Homs, cũng như khả năng gây ảnh hưởng và kiểm soát giá lúa mì
trong khu vực. Sau này, Jandali tiết lộ mẹ của ông là một “người phụ nữ Hồi giáo truyền thống”,
một “mẫu người nội trợ bảo thủ và biết vâng lời.” Giống như gia đình của Schieble, Jandali rất coi
trọng học vấn. Mặc dù Abdulfattah theo đạo Hồi, ông được gửi theo học nội trú ở một trường dòng
và tốt nghiệp đại học tại đại học Hoa Kỳ ở Beirut trước khi lấy bằng tiến sĩ về khoa học chính trí tại
trường đại học Wisconsin.
Mùa hè năm 1954, Joanne đã cùng Abdulfattah tới Syria. Họ ở Homs hai tháng và Joanne
đã học được cách nấu vài món ăn Syria từ gia đình anh. Khi hai người trở về Wisconsin, Joanne
phát hiện ra mình mang bầu. Lúc đó, mặc dù cả hai đều đã 23 tuổi, nhưng họ quyết định không kết
hôn vì cha của Joanne lúc đó đang hấp hối và trước đó thì ông đã đe dọa sẽ từ mặt con gái nếu cô
cưới Abdulfattah. Hơn thế nữa, việc nạo phá thai cũng không phải là một lựa chọn dễ dàng trong
thế giới những người theo Công giáo. Vì vậy, đầu năm 1955, Joanne tới San Francisco. Tại đây bà
Smith Nguyen Studio.
đã gặp và được một vị bác sĩ tốt bụng giúp đỡ. ông đã che chở cho người mẹ độc thân, đỡ đẻ và âm
thầm sắp xếp việc cho nhận con nuôi.
Yêu cầu của Joanne là con của bà phải được gửi vào một gia đình có trình độ học vấn đại

học. Vì vậy, người bác sĩ đã dự định giao đứa bé cho một gia đình vợ chòng luật sư. Nhưng vào
ngày cậu bé ra đời - ngày 24 tháng 2 năm 1955 - cặp vợ chồng này lại quyết định từ chối vì họ
muốn nhận một bé gái. Vì vậy, thay vì trở thành con nuôi của cặp vợ chòng luật sư, cậu bé lại được
một người thợ cơ khí bỏ học từ cấp 3 nhưng có niềm đam mê mãnh liệt với máy móc và vợ ông,
một kế toán viên nhận nuôi, cặp vợ chòng này là Paul và Clara. Họ đặt tên cậu bé là Steven Paul
Jobs.
Khi Joanne phát hiện ra rằng con trai mình đã được một cặp vợ chòng mà thậm chí chưa tốt
nghiệp trung học nhận nuôi, bà từ chối ký các giấy tờ liên quan đến việc giao nhận con nuôi. Sự bất
đồng này kéo dài vài tuần, thậm chí kể cả sau khi Steve đã được đưa về gia đình Jobs. Cuối cùng,
Joanne cũng khoan nhượng đồng ý cho vợ chòng Jobs nhận nuôi cậu bé với điều kiện bố mẹ nuôi
phải cam kết sẽ mở tài khoản tiết kiệm để lo cho Steve học đại học sau này.
Cũng còn một lý do khác khiến Joanne lúc đầu khăng khăng không ký giấy chuyển nhận
con nuôi đó là vì cha bà sắp chết và bà dự định sẽ kết hôn với Jandali ngay sau đó.
Bà hi vọng rằng sau khi cưới nhau, họ sẽ thuyết phục dần được gia đình và nhận lại con.
Arthur Schieble qua đời vào tháng 8 năm 1955, sau khi việc nhận con nuôi đã được hoàn
tất. Ngay kỳ Giáng sinh năm đó, Joanne và Abdulfattah đã kết hôn tại Thánh đường Philip - một
nhà thờ Công giáo ở Green Bay. Abdulfattah cũng lấy bằng tiến sĩ chính trị quốc tế một năm sau
đó và họ có thêm một cô con gái đặt tên là Mona. Sau khi Joanne và Jandali ly dị vào năm 1962,
Joanne bắt đầu một cuộc sống mơ mộng và bà cũng chu du khắp nơi. Mona Simpson, sau này khi
đã trở thành tiểu thuyết gia nổi tiếng được nhiều người biết đến, bà đã đưa nguyên mẫu về cuộc
sống của người mẹ vào trong cuốn sách có tựa đề “Anywhere but Here" (tạm dịch là Không đâu
ngoài nơi đây). Việc cho Steve làm con nuôi cũng được giữ bí mật và vì thế phải gần 20 năm sau
hai anh em mới được gặp lại nhau.
Từ khi còn rất nhỏ, Steve Jobs đã biết mình là con nuôi. "Cha mẹ tôi rất cởi mở với tôi về
chuyện đó” ông nhớ lại. Steve nhớ rất rõ, hồi 6 - 7 tuổi, có lần ông ngồi trên bãi cỏ ở nhà mình nói
chuyện cô bạn sống ở nhà đối diện. “Việc cậu được nhận nuôi có nghĩa là bố mẹ đẻ của cậu không
cần cậu nữa phải không?” cô bạn đó hỏi Steve. “Một luồng điện chạy qua đầu tôi như sét đánh
ngang tai,” Jobs bồi hồi nhớ lại. “Tôi nhớ mình đã chạy về nhà, ròi khóc nức nở. Và cha mẹ nuôi đã
nói, ‘Điều đó không đúng, con phải hiểu điều đó’, ông bà đã nghiêm nghị nhìn thẳng vào đôi mắt
tôi và nói rằng, “Chính chúng ta đã đặc biệt muốn nhận nuôi con”. “Từng câu, từng chữ được cả

cha và mẹ nuôi tôi nhắc đi nhắc lại một cách rành mạch và nhấn mạnh”.
Smith Nguyen Studio.
Bị bỏ rơi. Được lựa chọn. Đặc biệt. Những khái niệm đó đã trở thành một phần con người
Jobs và phong cách sống của ông. Những người bạn thân của ông cho rằng tuổi thơ của Jobs với ý
nghĩ mình bị cho đi làm con nuôi đã để lại những tổn thương trong ông. “Tôi nghĩ niềm đam mê
kiểm soát hoàn toàn bất kể thứ gì mình làm ra bắt nguồn trực tiếp từ tính cách của ông và việc ông
bị bỏ rơi ngay từ lúc mới sinh,” người đồng nghiệp lâu năm, Del Yocam tâm sự. “Jobs muốn kiểm
soát những gì xung quanh mình, ông ấy nhìn nhận mỗi sản phẩm được tạo ra như một bộ phận
không thể thiếu của bản thân”. Greg Calhoun, một người bạn thân của Jobs từ sau khi tốt nghiệp
đại học lại nhìn nhận ra một khía cạnh khác ở ông. “Steve kể với tôi rất nhiều về việc ông bị bỏ rơi
và những nỗi đau ông phải hứng chịu.Nó giúp ông tự lập hơn. Steve chọn cho mình một hướng đi
khác biệt và nó là kết quả của hoàn cảnh khác biệt mà ông đã trải qua, vượt lên trên hẳn những điều
Chúa ban cho bản thân ông từ khi sinh ra”.
Sau này, khi Steve ở tầm tuổi cha đẻ lúc bỏ rơi ông, Jobs cũng đã từ chối trách nhiệm của
một người cha với con ruột mình. (Cuối cùng, sau này ông cũng nhận lại con). Chrissann Brennan,
mẹ của đứa trẻ nói rằng chính việc bị bỏ rơi từ khi còn bé khiến Jobs như “một chiếc cốc dễ vỡ” và
đó cũng là nguyên nhân giải thích những hành động của ông. “ông ấy bị bỏ rơi rồi lại bỏ rơi chính
con ruột mình” bà nói. Andy Hertzfeld, người đã làm việc với Jobs tại Apple vào đầu những năm
1980, là một trong số ít những người vẫn giữ được mối quan hệ gần gũi với cả Brennan và Jobs,
ông nhận định “Câu hỏi lớn nhất về Steve là tại sao đôi lúc ông ấy không thể kiểm soát bản thân
khỏi việc cư xử tàn nhẫn và nguy hiểm với một số người”, ông này nói. “Tất cả đều chỉ quy về lý
do Steve bị bỏ rơi từ khi sinh ra và phải trải qua cuộc sống khác biệt của đứa trẻ bất hạnh”.
Nhưng nhận định này của Andy đã bị Steve bác bỏ. “Có một số nhận định cho rằng bởi vì
tôi bị bỏ rơi, nên tôi đã làm việc rất chăm chỉ và cố làm thật tốt để khiến bố mẹ đẻ muốn nhận lại
tôi. Cũng có một vài nhận định vô nghĩa khác. Tất cả đều thật nực cười!”, ông nhấn mạnh. “Việc
biết mình bị bỏ rơi và được nhận nuôi thực tế đã giúp tôi tự lập hơn, nhưng chưa bao giờ tôi cảm
thấy mình bị bỏ rơi. Ngược lại, chính cha mẹ nuôi tôi khiến tôi thấy mình đặc biệt”. Jobs sẵn sàng
nổi đóa với bất cứ ai gọi Paul và Clara Jobs là bố mẹ “nuôi” hay ngụ ý họ không phải là bố mẹ
“thật” của ông. Jobs nhấn mạnh rằng “Họ là bố mẹ của tôi 1000%”. Còn khi nói về bố mẹ đẻ của
mình, Jobs lại lạnh lùng: “Họ chỉ là những người cung cấp tinh trùng và trứng. Chẳng có gì cay

nghiệt cả, đó là cách để nhìn nhận sự việc, đơn giản là ngân hàng tinh trùng và trứng, không gì
khác”.
Thung lũng Silicon
Từ bé, Paul và Clara Jobs đã nuôi dưỡng cậu con trai của họ, có thể nói, giống như khuôn
mẫu nuôi dạy vào cuối những năm 1950.
Smith Nguyen Studio.
Khi Steve hai tuổi, họ tiếp tục nhận nuôi một bé gái tên là Patty. Ba năm sau, họ chuyển về
sống tại một căn hộ ở ngoại ô. Công ty tài chính CIT mà Paul đang làm việc với vị trí nhân viên ký
kết hợp đồng mua lại (repo) đã luân chuyển ông tới trụ sở tại Palo Alto, nhưng những chi phí sinh
hoạt ở đó nằm ngoài khả năng của gia đình ông, vì thế ông chọn làm việc tại một chi nhánh của
công ty đặt tại Mountain View, một thị trấn ở miền Nam, với sinh hoạt phí ít đắt đỏ hơn.
Tại đây, Paul cố gắng truyền tình yêu cơ khí và sửa chữa ô tô của mình cho cậu con trai.
Ông chỉ vào một khu để bàn làm việc trong nhà để xe và nói với Steve: “Steve, từ giờ, đây sẽ là bàn
làm việc của con”. Jobs vẫn nhớ ông hoàn toàn bị ấn tượng bởi sự lành nghề và khéo léo của cha
mình khi làm việc. “Tôi nghĩ thẩm mỹ của bố tôi rất tốt bởi vì ông ấy biết cách chế tạo nên mọi thứ.
Nếu chúng tôi cần một cái thùng máy, ông sẽ làm nó. Khi dựng hàng rào, ông cũng đưa tôi một cái
búa để cùng làm”.
Năm mươi năm sau, hàng rào này vẫn bao quanh sân sau và hai bên hông nhà Jobs ở
Mountain View, ông đã vuốt ve khung rào và tự hào kể cho tôi về bài học người cha đáng kính đã
dạy mà ông mãi khắc ghi. Cha ông đã nói rằng, cho dù là dựng hàng rào hay làm thùng máy, đều
cần phải chú ý cả mặt sau ngay cả khi nó sẽ bị che khuất, đó chính là nguyên tắc quan trọng khi làm
việc, “ông ấy thích làm mọi thứ một cách hoàn hảo. ông ấy quan tâm đến cả những phần mà thông
thường mọi người không để ý”.
Cha ông tiếp tục tân trang để bán lại những chiếc xe ô tô đã qua sử dụng, và trang trí nhà để
xe với những bức tranh yêu thích của mình, ông chỉ ra từng chi tiết thiết kế cho con trai mình từ
đường nét, lỗ thông hơi, mạ crom hay việc cắt giảm số ghế. Sau khi đi làm về, ông thường thay bộ
quần áo vải thô của người thợ cơ khí và vào nhà để xe, thường thì Steve sẽ đi cùng ông. “Tôi nghĩ
rằng lúc đó mình có thể giúp Steve phát triển một chút khả năng về cơ khí chế tạo nhưng thậm chí
thằng bé chẳng có thích thú gì với những việc khiến nó bẩn tay. Nó thật sự chẳng bao giờ quan tâm
đến mấy việc liên quan đến cơ khí”. Paul sau này nhớ lại.

“Tôi không thích thú với việc sửa chữa ô tô,” Jobs thừa nhận. “Nhưng tôi thích đi vào gara
và nói chuyện cùng với cha tôi”. Ngay cả khi lớn hơn, cho dù biết được rằng mình chỉ là con nuôi
nhưng Steve không xa cách mà lại càng gần gũi với cha hơn. Một ngày, lúc Steve khoảng tám tuổi,
ông tìm thấy một bức hình chụp cha khi còn tại ngũ trong lực lượng Cảnh sát biển, “ông ấy đang ở
trong phòng máy, ở trần, trông giống hệt James Dean. Đó là một trong những giấy phút thú vị nhất
của một đứa trẻ. ôi, cha mẹ tôi thật sự đã từng rất trẻ và quyến rũ”.
Nhờ những chiếc ô tô, cha của Steve đã cho ông những trải nghiệm đầu tiên về điện tử.
"Cha tôi không hiểu sâu về điện tử, nhưng ông đã “chạm trán” nhiều trường hợp trong khi giải
quyết những vấn đề liên quan đến ô tô và những thứ ông đã sửa chữa. Ông chỉ cho tôi những
nguyên lý cơ điện tử, và tôi vô cùng thích thú về điều đó”.Thậm chí, mọi thứ còn thú vị hơn khi
Smith Nguyen Studio.
ông được cùng cha mình thu lượm linh kiện lắp ghép. “Cứ cuối tuần, chúng tôi đều sắp xếp một
chuyến đi thu lượm phế thải vật liệu. Chúng tôi tìm kiếm những máy phát điện, bộ chế hòa khí và
đủ các loại linh kiện cần thiết.” Steve vẫn nhớ những lần ông đứng chờ cha mình thương lượng
mua hàng, “ông ấy là người thương lượng giá cả tuyệt vời bởi vì ông ấy còn rõ về giá trị của những
linh kiện đó hơn cả những người bán chúng”. Chính việc này đã giúp Paul và Clara có được khoản
tiền tiết kiệm dùng trang trải chi phí học đại học cho Steve như đã hứa khi nhận nuôi ông. “Chi phí
học đại học của tôi được tích góp từ việc cha tôi được trả 50 đô-la cho một con xe Ford Falcon hoặc
sửa chữa một vài chiếc xe không hoạt động trong vòng vài tuần rồi bán với mức 250 đô-la mà
không báo cáo với Sở thuế vụ (IRS).
Ngôi nhà của gia đình Jobs và những người khác trong vùng được xây dựng bởi Joseph
Eichler, một nhà phát triển bất động sản, công ty của ông này đã xây dựng hơn mười một nghìn
ngôi nhà trên khắp các vùng của California trong những năm 1950 đến 1974. Chịu ảnh hưởng bởi
tư tưởng thiết kế những ngôi nhà đơn giản, hiện đại phù hợp với người Mỹ - “mọi người”- của
Frank Lloyd, Eichler đã xây dựng nên những ngôi nhà với chi phí thấp với kiến trúc tường kính
cao từ sàn đến trần nhà, hệ thống dầm hở, sàn bê tông và có nhiều cửa kính trượt. Trong một lần
chúng tôi đi dạo quanh khu nhà Jobs ở, ông đã nhận xét “Eichler đã làm được một việc phi thường.
Những ngôi nhà của ông ấy tạo ra đều thông minh, rẻ và tốt.
Họ mang đến cho những người thu nhập thấp những thiết kế đơn giản và tinh tế. Thiết kế
ngôi nhà của họ có những điểm nhấn nhỏ tuyệt vời như hệ thống lò sưởi bức xạ nhiệt ở trên sàn.

Bạn có thể trải tấm thảm sàn lên và khi chúng tôi còn bé, chúng tôi thoải mái nằm trườn ấm áp trên
chiếc ‘giường sàn’ đó”.
Jobs nói rằng ông đánh giá cao những thiết kế nhà trang nhã và thân thiện của Eichler.
Chính điều đó đã nuôi dưỡng trong ông niềm đam mê sáng tạo những sản phẩm có thiết kế tinh tế
đáp ứng được hầu hết thị hiếu của người tiêu dùng. “Tôi yêu những thiết kế đó - vừa nói ông vừa
chỉ tay về phía những ngôi nhà - ông ấy đã mang lại những tác phẩm thiết kế tinh xảo, chức năng
đơn giản nhưng lại tiết kiệm chi phí. Đây chính là tầm nhìn cốt lõi trong chiến lược phát triển của
Apple. Đó cũng là những gì chúng tôi cố gắng tạo ra với máy tính Mac và sau đó là iPod”.
Sống đối diện nhà Jobs có một người đàn ông rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh bất
động sản. “ông ấy không xuất chúng nhưng ông ấy đang kiếm được rất nhiều tiền,” Jobs nhớ lại.
“Vì thế cha tôi nghĩ, ‘cha cũng có thể làm được’. Tôi nhớ, ông đã làm việc cật lực. Ông tham gia
các lớp học vào buổi tối, vượt qua kỳ kiểm tra cấp chứng chỉ và lao vào thị trường bất động sản.
Nhưng sau đó, thị trường lại chạm đáy”. Kết quả là, gia đình Steve gặp khó khăn lớn về tài chính
trong vòng một năm hoặc hơn khi ông đang học tiểu học. Mẹ ông làm kế toán viên cho Varian
Associates, một công ty sản xuất thiết bị khoa học và họ phải vay thế chấp lần thứ hai.
Smith Nguyen Studio.
Một ngày, giáo viên dạy lớp bốn của Steve hỏi ông “Điều gì về thế giới này khiến em
không hiểu”. Steve đã đáp rằng “Em không hiểu tại sao trong phút chốc cha em lại khánh kiệt đến
vậy”. Steve đã rất tự hào về người cha của mình vì chưa bao giờ phải dùng những chiêu thức hèn
hạ hay bóng bẩy chỉ để phát triển công việc kinh doanh của mình. “Người ta phải nịnh nọt mọi
người để họ bán bất động sản, nhưng cha tôi không giỏi trong việc này. Đây không phải là con
người ông và tôi ngưỡng mộ ông vì điều đó”. Paul Jobs lại trở về với công việc của một thự cơ khí
sau đó.
Cha của Steve Jobs là một người điềm đạm và khiêm nhường. Đây là đức tính mà sau này
Steve ca ngợi nhiều hơn là học tập. Ngoài ra, ông cũng là một người cương quyết. Jobs đã miêu tả
cha mình như sau:
“Gần nhà tôi có một anh chàng kỹ sư làm việc ở Westinghouse. Anh ta còn
độc thân, thuộc loại người lập dị và có một cô bạn gái. Vì bố mẹ tôi đều đi làm nên
thi thoảng cô ấy vẫn trông nom tôi. Sau khi tan học, tôi đến nhà cô và ở đó khoảng
vài giờ. Vài lần tôi thấy anh chàng kỹ sư say rượu và đánh cô ấy. Một buổi tối, cô ấy

chạy đến nhà tôi, tinh thần hoảng loạn và rồi anh ta cũng đến với bộ dạng say khướt.
Cha tôi bình tĩnh bảo anh ta: “Cô ấy đang ở nhà tôi nhưng anh sẽ không vào đó”.
Anh ta đứng ngay đó. Chúng tôi thích nghĩ đó là những điều bình thường trong
những năm 1950 nhưng anh chàng này lại là một trong những người kỹ sư có cuộc
sống quá lộn xộn.
Điều làm cho khu vực gia đình Steve Jobs sống khác biệt so với hàng nghìn những Hạt
không một bóng cây xanh trên khắp đất nước Mỹ này đó là ngay cả những kẻ chẳng làm nên trò
trống gì cũng có khuynh hướng làm kỹ sư. Jobs nhớ lại “Khi chúng tôi mới chuyển đến đây, khắp
nơi bạt ngàn những vườn mơ và mận. Nhưng những khoản đầu tư quân sự được rót xuống kéo theo
sự phát triển bùng nổ của những thung lũng xanh này”, ông nắm rõ lịch sử từng giai đoạn của
thung lũng và mong muốn phát triển nó bằng chính sức lực của mình. Edwin Land của Polaroid
từng kể cho ông rằng ông ta đã từng được Eisenhower nhờ lắp đặt camera cho máy bay do thám
U-2 để quan sát thực tế sức mạnh thật sự của Liên bang Xô viết. Đoạn tư liệu đã được đóng gói vừa
gửi trả lại trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở Sunnyvale, cách chỗ Jobs sinh sống không xa
lắm. Ông cũng nói thêm rằng, “Trình điều khiển máy tính đầu tiên mà tôi từng được nhìn thấy là
khi cha tôi đưa tôi đến Trung tâm Ames. Và ngay lập tức, tôi đã thích nó”.
Nhiều nhà thầu quốc phòng khác mọc lên gần đó trong những năm 1950. Khu nghiên cứu
tên lửa Lockheed và Sư đoàn Không gian, nơi chế tạo tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm, được thành lập
vào năm 1956 bên cạnh Trung tâm NASA. Tính đến thời điểm 4 năm sau khi Jobs chuyển đến
sống ở đây, trung tâm này đã có tới 20.000 công nhân viên. Cách đó một vài trăm thước,
Smith Nguyen Studio.

×