Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2011-2012 môn: Hóa học thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.64 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT HUYỆN LỤC YÊN. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,5 điểm) a. Chọn 4 chất khử thỏa mãn X trong phản ứng sau: Fe2O3 + X → Fe + ? Hoàn thành phương trình hóa học trong các trường hợp của X. b. Viết các phương trình hóa học để thực hiện các chuyển đổi hóa học sau: P → P2O5 →H3PO4 → Ca(H2PO4)2 → CaHPO4 → Ca3(PO4)2. Câu 2 (3 điểm) Có 4 lọ đựng riêng biệt các khí CO, CO2, SO2, SO3, hãy phân biệt các khí trên bằng phương pháp hóa học. Có 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng riêng biệt các dung dịch sau: NaOH, NaHSO4, Fe2(SO4)3, MgSO4, Al2(SO4)3 . Chỉ dùng thêm quỳ tím hãy nhận biết các dung dịch trên. Câu 3 (2 điểm) a. Có hỗn hợp Al2O3, Fe2O3. Hãy nêu cách tách riêng Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Khí nitơ bị lẫn các tạp chất CO, CO2, H2, hơi nước. Làm thế nào để thu được khí N2 tinh khiết. Câu 4 (3 điểm) Trộn 200 gam lưu huỳnh trioxit vào 1 lít dung dịch H2SO4 17% có khối lượng riêng D = 1,12 g/ml. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng. Câu 5 (4 điểm) Ngâm một thanh kim loại bằng đồng có khối lượng 5 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 8% .Chỉ sau một thời gian ngắn sau khi lấy thanh kim loại ra và kiểm tra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch đầu giảm 85%. a. Hãy tính khối lượng của thanh kim loại lấy ra sau khi lau khô. b. Tính nồng độ phần trăm các chất hòa tan trong dung dịch sau phản ứng sau khi lấy thanh kim loại ra. Câu 6 (3điểm) Khử hoàn toàn 16 gam oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc khối lượng oxit sắt giảm 4,8 gam. a. Tìm công thức phân tử của oxit sắt. b. Chất khí sinh ra được dẫn vào bình đựng dung dịch NaOH dư. Hãy cho biết khối lượng của bình tăng hay giảm? bao nhiêu gam? c. Tính thể tích khí CO (đktc) cần dùng cho phản ứng khử oxit sắt trên. Biết CO phải dùng dư tới 15%. Câu 7 (2,5 điểm) A là dung dịch AlCl3, B là dung dịch NaOH 1M thêm 240 ml dung dịch B vào cốc đựng 100 ml dung dịch A, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy có 6,24 gam kết tủa, thêm tiếp 100 ml dung dịch B vào cốc, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy có 4,68 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch A. (Học sinh được sử dụng Bảng hệ thống tuần hoàn, Bảng tính tan và máy tính cá nhân). Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span>

×