Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn tập làm văn ở lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.02 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trang 1. Được sự phân công về thực tập và giảng dạy tại Trường Tiểu Học Sông Cầu 2 là niềm vinh dự và tự hào của bản thân. Tôi đã được các Thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô đang tham gia giảng dạy tại trường; đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Việc nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề cấp thiết đối với mỗi thời đại, mỗi quốc gia. Vì đó là việc đào tạo ra một thế hệ tương lai có chất lượng để giúp ích cho xã hội, giúp cho nước ta thực hiện thành công sự nghiệp Cách mạng mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn. Vì những suy nghĩ ấy, qua công tác giảng dạy trong nhiều năm qua; đồng thời được sự tận tình hướng dẫn, gợi ý của Thầy Hiệu trưởng trường Tiểu Học Sông Cầu 2 nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để làm báo cáo thực tập. Hy vọng rằng sẽ góp phần bé nhỏ vào sự nghiệp giáo dục của ngành. Trong quá trình thực hiện luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện của Nhà trường và của các Thầy cô; đã giúp tôi có những kinh nghiệm quý báu làm nền tảng cho các ý tưởng để xây dựng nên những phương pháp giảng dạy đạt chất lượng. Chính vì thế, tôi xin chân thành cám ơn thầy Huỳnh Minh Đăng- Hiệu trưởng và các thầy, cô Trường Tiểu Học Sông Cầu 2 đã tận tình giúp đỡ cho tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình.. Vì thời gian và năng lực có hạn, nên bài thu hoạch không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô Trường Đại học Sư phạm Phú Yên. Tác giả Phạm Thị Hồng. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trang 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 3 Lý do chọn đề tài ..........................................................................................3 Mục đích và ý nghĩa .....................................................................................4 Đối tượng và phạm vi viết thu hoạch ...........................................................5 PHẦN 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................6 1.1. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở BẬC TIỂU HỌC..............6 1.2 NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG MÔN TẬP LÀM VĂN ............7 1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI DẠY HỌC TRONG MÔN TẬP LÀM VĂN ...................................................................................9 PHẦN 2 :CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................10 2.1. THỰC TRẠNG .....................................................................................10 2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ................................................................................12 PHẦN 3 : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ......................................................13 3.1 NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN Ở LỚP......................................................................13 3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP..........................................................................15 3.2.1 . Phương pháp thực hành giao tiếp.......................................................15 3.2.2. .Phương pháp phân tích ngôn ngữ ......................................................17 3.2.3. Phương pháp rèn luyện theo mẫu .......................................................21 3.2.4. Phương pháp đóng vai ........................................................................22 3.2.5. Phương pháp trực quan.......................................................................23 3.3.- MỘT SỐ LƯU Ý..................................................................................24 PHẦN 4. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KẾT LUẬN ................................................................................................26. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trang 3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài viết thu hoạch Giáo dục và đào tạo luôn có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội ở mọi thời đại. Vì thế trong nền giáo dục nói chung và đặc biệt là giáo dục ở cấp Tiểu học nói riêng đã góp phần quyết định cho việc phát triển tư duy và nhân cách cho học sinh. Ở lứa tuổi này, học sinh tiểu học vẫn còn suy nghĩ non nớt, chưa hình thành tư duy đầy đủ như ở các lứa tuổi đã trưởng thành; các em thật ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên; rất dễ tác động từ môi trường xung quanh. Do đó việc đào tạo, bồi dưỡng cho các em học sinh ở bậc tiểu học cũng cần phải có những phương pháp và cách dạy phù hợp để các em dễ tiếp thu, dễ suy ngẫm và dễ làm theo để áp dụng trong cuộc sống và trong học tập. Một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường để được học, được vui chơi và phát triển tri thức. Biết đọc, biết viết là cả một thế giới mở ra trước mắt các em. Nhưng biết đọc, biết viết không vẫn chưa đủ mà nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho các em đọc thật lưu loát, diễn cảm; viết thật hay, thật lôi cuốn, xúc tích và chứa đầy tính nhân văn sâu sắc. Nếu các em học sinh biết được cách dùng từ chính xác, đúng nghĩa; biết các kỹ năng viết văn hay thì nó sẽ là công cụ tốt để các em học tập các môn học khác tốt hơn; nó sẽ tạo ra hứng thú và động cơ để học tập cho các cấp học sau này. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đảng ta đã xác định : “Cùng với khoa học – công nghệ – giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Vì lẽ đó, nên trong văn kiện Đại hội X Đảng ta đã nhấn mạnh “ ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên…” Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng. Mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu nhân cách của trẻ và cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết. Môn Tập làm văn ở Tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Nhưng trong thực tế học sinh lớp 4 còn nhiều lúng túng không biết viết. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trang 4 như thế nào để thành bài viết sinh động, “có hồn”. Vì vậy, việc dạy cho học sinh biết sử dụng các từ ngữ giàu giá trị biểu cảm và biện pháp so sánh, biện pháp nhân cách hóa là một yêu cầu quan trọng khi làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4. Để đạt được mục tiêu trên cần phải có những giải pháp thích hợp, biện pháp cụ thể và phải xây dựng kế hoạch có tính khoa học, có định hướng để thực hiện. Xuất phát từ những lí do trên, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài viết thu hoạch là “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn tập làm văn ở lớp 4” 2. Mục đích và ý nghĩa của bản thu hoạch 2.1 Mục đích : + Giúp cho học sinh lớp 4 thành thạo hơn trong việc dùng từ để viết văn miêu tả trong môn Tập làm văn. Qua đó, học sinh sẽ biết cách sử dụng loại từ nào để trình bày cho đúng ý nghĩa, đúng cấu trúc câu trong văn miêu tả lớp 4. + Để giúp học sinh có những bài tập làm văn dạng miêu tả hay, xúc tích và giàu tính nghệ thuật, khi thực hiện phương pháp giảng dạy này. + Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu + Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giáo tiếp. + Rèn cho học sinh có được tư duy suy nghĩ chín chắn hơn, phát triển ngày càng cao hơn 2.2. Ý nghĩa : - Về ý nghĩa khoa học : Tạo ra một lớp thế hệ trẻ có chất lượng đặc biệt là về cách hành văn khi các em ra đời sau này. Qua đó sẽ giúp các em tránh khỏi những lúng túng và tránh khỏi những sai lầm khi soạn thảo văn bản; các em sẽ dùng từ ngữ đúng hơn, diễn đạt nội dung được xúc tích hơn, rõ ràng hơn. Từng bước giúp cho các em học sinh phát triển nhân cách toàn diện thông qua các hoạt động dạy và học trên lớp cũng như giao tiếp hàng ngày.. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trang 5 Không những viết hay mà còn giúp các em giao tiếp giỏi, nói chuẩn hơn, lễ phép hơn và ít sử dụng những từ thô tục, vô nghĩa. - Về ý nghĩa thực tiễn : giúp các em học sinh lớp 4 có giao tiếp tốt hơn, các em sẽ tự tin hơn khi nói chuyện với mọi người xung quanh, trả lời các câu hỏi có lôgich hơn, đầy đủ hơn, dễ hiểu hơn; tạo điều kiện và tiền đề để các em học tốt hơn các môn khác; như : viết lời giải bài toán hay hơn, diễn đạt ý trong các môn Lịch sử, Địa lý …. Hay hơn, ngắn gọn hơn nhưng đầy đủ các yêu cầu. 2.3. Đối tượng và phạm vi : Đối tượng + Về giáo viên : các giáo viên dạy khối lớp 4. + Về học sinh : tất cả học sinh lớp 4. Phạm vi áp dụng + Môn Tập làm văn lớp 4.. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trang 6 PHẦN 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI HỌC. 1.1.1 Quá trình dạy học theo tiếp cận nhân cách Quá trình dạy học muốn kiến tạo và phát triển nhân cách thì phải thống nhất được 3 mặt sau đây : - Một là : Tính riêng biệt, độc đáo của cá nhân Với yếu tố này, người dạy học phải tạo ra được môi trường thuận lợi nhất cho mỗi cá nhân phát huy được tiềm năng để trở thành chính mình. - Hai là: Hòa đồng các mối quan hệ liên nhân cách Việc dạy học phải tạo ra được năng lực cho học sinh để học sinh có thể tham gia vào các hoạt động và các mối quan hệ xã hội khác. - Ba là : Sự ảnh hưởng của nhân cách tới xã hội, cộng đồng : Giáo viên phải tạo ra được năng lực để mỗi cá nhân có thể đóng góp, cống hiến và sáng tạo cho xã hội, cho cộng đồng; mà cụ thể là sự tham gia ý kiến, phát biểu trong các giờ học của mỗi học sinh 1.1.2. Quá trình dạy học theo tiếp cận hoạt động Giáo viên khi tham gia giảng dạy phải coi hoạt động là bản chất của mình; có nghĩa là dạy học là quá trình tổ chức các hoạt động khác nhau để học sinh được hoạt động và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của chính mình hoặc từ thầy cô, bạn bè… Mặt khác phải xem quá trình dạy học vừa tạo ra sự phát triển tâm lý và đồng thời cũng vừa tạo ra điều kiện cho sự phát triển các hoạt động có đối tượng Chính vì thế, có thể xem quá trình dạy được được nghiên cứu là một hoạt động và có cấu trúc của một hoạt động. Hơn nữa, dạy và học phải thông qua hoạt động và bằng các hoạt động. Không có hoạt động thì khó có được nhân cách; bởi vì khi thông qua các hoạt động sẽ tạo được điều kiện giao tiếp, tiếp thu và thể hiện. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Trang 7 chính mình. Có như vậy học sinh mới nâng dần phát huy được năng lực, sở trường của mình; điều đó có nghĩa là tư duy đã dần được phát triển và hình thành 1.1.3. Công nghệ dạy học Đi đôi với hai quá trình trên, công nghệ, khoa học cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập của học sinh. Theo đó, giáo viên sẽ có cơ hội trình bày nhiều hơn, sinh động hơn, thiết thực hơn về nội dung của các bài giảng. Nếu áp dụng công nghệ thông tin vào tiết học ( như giáo án điện tử) thì sẽ giúp cho học sinh tiếp thu, nghe được những giọng đọc chuẩn, phát âm chuẩn…. Muốn áp dụng được công nghệ dạy học cần chú ý 3 yếu tố sau : + Cần biết cách chuyển hóa vào thực tiễn dạy học bằng những thành tựu mới nhất của khoa học – công nghệ từ mục tiêu, nội dung và hình thức tổ chức… thông qua xử lý về mặt sư phạm. + Sử dụng tối đa, tối ưu phương tiện kỹ thuật hiện đại đa kênh, đa hình vào dạy học ( như hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng …) + Giáo viên phải biết thiết kế được hệ dạy học mới, vận hành theo nguyên lý mới, đó là việc dạy học bằng giáo án điện tử Tóm lại muốn đổi mới phương pháp dạy học ở cấp tiểu học, giáo viên phải tuân thủ và có sáng tạo theo các quá trình về tiếp cận theo nhân cách, tiếp cận qua các hoạt động giảng dạy; Đồng thời phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào các tiết dạy để mang lại hiệu quả cao. 1.2. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG MÔN TẬP LÀM VĂN 1.2.1 Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học theo hướng tích cực của học sinh - Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú : vấn đề này sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và hình thành các kỹ năng trong học tập. Học sinh là người tham. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trang 8 gia vào các hoạt động ấy, chúng tự tìm tòi, khám phá… dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Giáo viên phải tổ chức các hoạt động để phát huy khả năng tự học của học sinh; hướng dẫn cho học sinh tự học, cách đọc sách, cách chọn lựa thông in, cách phân tích và hiểu thông tin, cách quan sát …. Tự học là kỹ năng quan trọng nhất ở học sinh, nhất là lứa tuổi học sinh tiểu học - Tổ chức hoạt động khám phá bằng cách đưa ra một thống các câu hỏi, sau đó hướng dẫn học sinh tìm ra được kết quả. Tuy nhiên khi đặt câu hỏi, giáo viên không nên hướng dẫn trả lời ngay mà để học sinh tự suy nghĩ, tự tìm hiểu. Từ đó mới phát huy được tư duy của học sinh, giúp cho các em tự học một cách tốt nhất. - Linh hoạt trong phương pháp và ứng xử sư phạm; việc này rất quan trọng cho sự thành công của mỗi bài dạy. Phối hợp nhiều phương pháp dạy sẽ giúp cho học sinh đỡ nhàm chán và có hứng thú hơn tới môn học 1.2.2. Phương pháp dạy phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Tập làm văn Trước hết giáo viên phải tìm hiểu các phương pháp dạy môn Tập làm văn ở Tiểu học, trong đó có hướng dẫn dạy ở lớp 4. Sau đó liệt kê những phương pháp dạy có hiệu quả; sưu tầm, lựa chọn các hình ảnh minh họa, các đoạn ghi âm… để trình chiếu cho học sinh. Tìm hiểu là lựa chọn nhứng phương pháp dạy học có thể vận dụng để dạy các bài học liên quan. Đồng thời trao đổi với đồng nghiệp để thống nhất cách lựa chọn đúng đắn. Phương pháp này đòi hỏi giáo viên các yêu cầu sau + Dạy và học phải thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh; cần phải làm thế nào để học sinh cuốn hút vào hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, thông qua đó tự khám phá, tìm hiểu những điều mình chưa rõ chức không phải thụ động tiếp thu những tri thức được giáo viên sắp đặt + Cần chú trọng đến phương pháp tự học ( như đã nêu trên). Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trang 9 + Rèn luyện kỹ năng nói trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Bởi vậy khi dạy học Tập làm văn ở lớp 4, cần chú trọng đến phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…. 1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI DẠY HỌC TRONG MÔN TẬP LÀM VĂN §æi míi phư¬ng ph¸p d¹y häc lµ: §æi míi c¸ch tiÕn hµnh c¸c phư¬ng ph¸p, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để uư điểm của các phơng pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phơng pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của người häc. ChÝnh v× vËy mµ gi¸o viªn khi d¹y ph©n m«n TËp lµm v¨n, ph¶i coi träng yÕu tè thùc hµnh nãi vµ viÕt trong suèt qu¸ tr×nh d¹y ( chó träng luyÖn nãi ). NghÜa lµ, d¹y cho häc sinh kÜ n¨ng tr×nh bµy v¨n b¶n. Mçi tiÕt d¹y ph¶i gi¶m sù giảng giải của giáo viên, tăng thời gian hoạt động cho học sinh (đặc biệt là hoạt động giao tiếp). Dạy Tập làm văn phải giúp cho học sinh sản sinh văn bản có cảm xúc, chân thực thì khi nói và viết mới thuyết phục đợc người nghe, người đọc. Cô thÓ lµ: + ë TiÓu häc, c¸c em häc chñ yÕu c¸c kiÓu bµi tËp lµm v¨n thuéc thÓ lo¹i: kÓ chuyÖn, miªu t¶, viÕt thư... §©y lµ thÓ lo¹i v¨n thuéc phong c¸ch nghÖ thuËt nên đòi hỏi bài nói, bài viết phải giàu cảm xúc, phải có cái “ hồn ”. Do vậy, giáo viªn ph¶i lu«n lu«n t¹o cho c¸c em cã t©m hån trong s¸ng, c¸i nh×n hån nhiªn, tÊm lßng nh©n hËu qua viÖc chiÕm lÜnh kiÕn thøc vÒ ng«n ng÷, v¨n häc, v¨n ho¸, tù nhiªn vµ x· héi ë c¶ 9 m«n häc. + Mặt khác, mỗi bài Tập làm văn đòi hỏi phải có tính chân thực: Chân thùc khi kÓ chuyÖn, khi viÕt thư, khi miªu t¶... Muèn vËy, gi¸o viªn ph¶i uèn n¾n häc sinh tr¸nh (lèi nãi vµ viÕt), gi¶ t¹o, giµ trưíc tuæi...( biÓu hiÖn cô thÓ lµ sao chÐp v¨n mÉu ) mµ cÇn nhÑ nhµng chØ cho häc sinh nh÷ng thiÕu sãt vµ hưíng cho c¸c em c¸ch söa, c¸ch lµm bµi phï hîp víi t©m lý løa tuæi. * Tóm lại: Trong một giờ Tập làm văn, giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động phát huy được tính tích cực của học sinh ( theo từng đối tượng ) thì tiết học sẽ. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trang 10 trở nên sinh động và tự học sinh có thể rút ra kiến thức cần ghi nhớ để vận dụng vào thực hành nói – viết văn ngày một tốt hơn. PHẦN II CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VỀ CÁCH VIẾT VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG SÔNG CẦU 2. 2.1.1. Đặc điểm tình hình chung Trường tiểu học Sông Cầu 2 là một trong những trường có lịch sử lâu đời nhất trên toàn thị xã Sông Cầu. với tổng số học sinh hiện nay là 713 em, tổng số lớp học là 20 lớp, tổng số giáo viên và CNV là 34 người. 2.1.2. Những khó khăn và thuận lợi 2.1.2. Thuận lợi Năm học 2010 – 2011 tôi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy lớp 4B . Đó là một lớp với 36 học sinh. Đa số các em chăm chỉ học tập và các bậc phụ huynh cũng đã có nhiều người quan tâm đến con em mình. Đặc biệt, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã có kế hoạch bồi dưỡng cho các em học khá, giỏi và phụ đạo cho các em yếu kém. 2.1.3 . Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn không ít khó khăn cơ bản sau đây : + Do ảnh hưởng của tiếng địa phương, nên nhiều em phát âm và viết không chuẩn, không đúng các từ. Ví dụ : Trời mưa , các viết Tời mưa – các em ở vùng biển Ăn cơm, các em nói và viết thành : ăn cum…. + Một số em chưa có ý thức tự học, còn ham chơi + Nhiều học sinh không thích học các tiết tập làm văn, các em xem đó là khô khan, nhàm chán khó tiếp thu; vì thế cũng dễ dẫn đến lười học. +Năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa thật phát triển , thiếu vốn sống, vốn hiểu biết về đối tượng, không biết cách diễn đạt về đối tượng cần kể, cần tả. 2.1.4. Thực trạng dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4:. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trang 11 Qua khảo sát chất lượng vào các đợt kiểm tra định kì, tôi thấy kết quả bài tập làm văn của các em học sinh khối 4 rất thấp, chỉ có khoảng 50% số học sinh viết được bài văn đạt yêu cầu. Thực tế giảng dạy lớp 4B, tôi nhận thấy việc giảng dạy Tập làm văn cho các em quả là vấn đề nan giải. Ở các lớp 1; 2;3 các em chỉ mới viết một đoạn văn ngắn, nhưng khi lên lớp 4 các em phải viết một bài văn hoàn chỉnh. Mặc dù vậy, đa số các em lớp tôi giảng dạy đều có thể viết được bài văn với đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài ), nhưng trong bài viết cụ thể của từng em thì dường như hầu hết các bài đều có ít nhiều lỗi về sử dụng từ ngữ và khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật còn nhiều hạn chế. Các em sử dụng từ ngữ đơn giản, khô khan, ít giá trị biểu cảm. Khi viết văn, các em mới chỉ dừng ở mức độ cụ thể, thực tế chứ chưa biết sử dụng biện pháp nghệ thuật để cho lời văn có hình ảnh và giàu cảm xúc, làm cho người đọc, người nghe hình dung một cách rõ nét, cụ thể, sinh động về sự vật. 2.1.5. Kết quả của thực trạng: Tôi tiến hành khảo sát trên lớp 4B với một đề bài cụ thể đó là: “Em hãy miêu tả một đồ vật trong gia đình” . Tôi thống kê một số hạn chế như sau: + Tổng số học sinh : 36 em + Số học sinh có sử dụng từ ngữ và biện pháp so sánh, nhân hoá là: 9/36 em ; tỉ lệ:25%. + Số học sinh chưa sử dụng từ ngữ và biện pháp so sánh, nhân hoá là: 27/36 em; tỉ lệ: 75%. Như vậy, rõ ràng trong thực tế mức độ sử dụng từ ngữ giàu biểu cảm, sử dụng biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa) để bài văn sinh động, hấp dẫn người đọc thì hầu hết các em chưa thực hiện được. Số học sinh dùng từ ngữ khô khan, thiếu sự gợi tả, gợi cảm chiếm tỉ lệ cao; số học sinh có sử dụng biện pháp nghệ thuật còn chiếm tỉ lệ thấp. Từ thực trạng trên, để dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 đạt hiệu quả hơn tôi mạnh dạn đưa ra nội dung và các biện pháp cụ thể như sau. 2.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CẦN GIẢI QUYẾT ĐỂ GIÚP HỌC SINH NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ.. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Trang 12 Qua thực trạng trên, muốn giúp học sinh lớp 4 biết cách dùng từ đúng và nâng cao được kỹ năng viết văn miêu tả trong môn Tập làm văn; chúng ta cần giải quyết các vấn đề cơ bản sau : + Phải khắc phục được cơ bản tiếng địa phương; có nghĩa là giúp các em nói chuẩn, viết đúng chính tả, hiểu đúng nghĩa. + Giáo viên phải làm thế nào đó để giúp học sinh nắm vững được cách tiếp cận vấn đề, cách đặt vấn đề đó ra sao và cách giải quyết nó như thế nào. Tránh trường hợp lạc đề trong văn miêu tả + Giáo viên phải nắm vững các phương pháp dạy học, biết vận dụng một cách linh hoạt vào từng bài giảng để lôi cuốn học sinh vào bài giảng. Đồng thời phải phát huy tính sáng tạo, sự tích cực, sự tự học của học sinh; tránh tối đa việc áp đặt, nhồi nhét kiến thức cho học sinh + Phải có sự chia sẻ, giúp đỡ, góp ý của đồng nghiệp để xây dựng các tiết học có hiệu quả. + Tổ chức các hoạt động một cách đa dạng, phong phú, thông qua đó giúp học sinh hiểu vấn đề rõ hơn, nói và viết hay hơn, nhân cách hơn. *Tóm lại : Từ thực trạng trên, cho thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học và đồng thời tìm những giải pháp thích hợp để giảng dạy cho học sinh lớp 4 là điều cần thiết. Những giải pháp đó phải thiết thực, khoa học và phải mang lại hiệu quả cao thì mới thành công.. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Trang 13 -PHẦN 3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GIÚP HỌC SINH BIẾT SỬ DỤNG TỪ NGỮ VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐỂ VIẾT VĂN MIÊU TẢ Ở LỚP 4 3.1. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN Ở LỚP 4 3.1.1. Nội dung chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4. Chương trình TLV lớp 4 được thiết kế tổng cộng 62 tiết / năm. Cụ thể như sau: * Kể chuyện gồm có 19 tiết được dạy trong học kỳ I. * Văn miêu tả gồm có 30 tiết được phân bố nh sau: - Khái niệm văn miêu tả 1 tiết. + Miêu tả đồ vật 10 tiết. + Miêu tả cây cối 11 tiết. + Miêu tả con vật 8 tiết. * Các loại văn bản khác : + Viết thư : 3 tiết. + Trao đổi ý kiến : 2 tiết. + Giới thiệu hoạt động : 2 tiết. + Tóm tắt tin tức : 3 tiết. + Điền vào giấy tờ in sẵn : 3 tiết. Như vậy chương trình Tập làm văn lớp 4 được chú trọng vào hai thể loại chính đó là: kể chuyện (19 tiết) và miêu tả (30 tiết). Điều này khẳng định lượng kiến thức trọng tâm của Tập làm văn lớp 4 là văn kể chuyện và văn miêu tả. 3.1.2. Yêu cầu kiến thức, kỹ năng phân môn Tập làm văn lớp 4. 3.1.2.1. Yêu cầu kiến thức: * Yêu cầu kiến thức cần đạt của học sinh lớp 4 ở phân môn TLV là: + Thể loại văn kể chuyện. - Học sinh phải hiểu như thế nào là kể chuyện?. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Trang 14 - Hiểu được nhân vật trong truyện. Kể lại hành động của nhân vật. Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. - Bên cạnh đó học sinh phải hiểu cốt truyện . - Biết xây dựng đoạn văn, biết mở bài và biết kết bài trong bài văn kể chuyện. Từ đó, học sinh biết viết và nói một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. + Thể loại văn miêu tả. - Học sinh phải hiểu như thế nào là miêu tả? - Miêu tả đồ vật : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật. - Miêu tả cây cối : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối. - Miêu tả con vật : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả con vật. + Các loại văn bản khác. - Viết thư : Nắm được mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản, cách xưng hô và cách trình bày một bức thư. - Trao đổi ý kiến với người thân: Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi, lập được dàn ý của bài trao đổi và biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục để đạt mục đích đề ra. - Giới thiệu hoạt động địa phương : Biết cách giới thiệu tập quán, trò chơi, lễ hội, truyền thống của địa phương, quan sát và trình bày được những đổi mới của quê hương, có ý thức đối với việc xây dựng quê hương. - Tóm tắt tin tức và điền vào giấy tờ in sẵn ( phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền…) : Biết cách tóm tắt tin tức, tự tìm tin, biết điền nội dung cần thiết vào giấy tờ in sẵn. Qua đó học sinh biết ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. 3.1.2.2. Yªu cÇu kü n¨ng: Học xong chương trình Tập làm văn lớp 4, học sinh phải có đợc các kỹ năng làm văn: •. Kỹ năng định hướng hoạt động trong giao tiếp: + Nhận diện loại văn bản. + Phân tích đề.. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Trang 15 •. Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: + Xác định dàn ý bài văn đã cho. + Tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện. + Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện. + Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả.. •. Kỹ năng hiện thực hoá hoạt động giao tiếp: + Xây dựng đoạn văn. + Liên kết các đoạn văn thành bài văn. •. Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp. + Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu. diễn đạt. + Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. 3.1.2.3. Yêu cầu đối với giáo viên. - Giáo viên phải nắm được quan điểm đổi mới phơng pháp dạy học phân môn Tập làm văn theo Chơng trình và sách giáo khoa mới. - Xác định được các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy Tập làm văn. - Lên lớp hội thảo tiết dạy và rút kinh nghiệm. - Phải thiết kế đợc một kế hoạch bài học thể hiện sự đổi mới của phơng pháp dạy học phân môn Tập làm văn. Đó là toàn bộ yêu cầu kiến thức, kỹ năng trọng tâm mà học sinh cần đạt được và những yêu cầu đối với giáo viên lớp 4 cần nắm vững để áp dụng khi dạy phân môn Tập làm văn. 3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN Ở LỚP 4. 3.2.1 . Phương pháp thực hành giao tiếp. Khái niệm : Phương pháp thực hành giao tiếp là phương pháp dạy học bằng cách sắp xếp tài liệu ngôn ngữ sao cho vừa bảo đảm tính chính xác, chặt chẽ trong hệ. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Trang 16 thống ngôn ngữ, phản ánh được đặc điểm, chức năng của chúng trong hoạt động giao tiếp. Mục đích: Tận dụng vốn hiểu biết về ngôn ngữ nói của học sinh, để học sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng học tập mới. Rèn cho học sinh tính tự tin khi đa ra chính kiến của minh. . Yêu cầu sử dụng : Khi sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp, giáo viên phải tạo điều kiện tối đa để học sinh được giao tiếp (giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, giao tiếp giữa học sinh với học sinh). Thông qua giao tiếp, giáo viên cho học sinh nhận thấy được cái đúng, cái sai để bổ sung hoặc sửa chữa nhằm nâng cao chất lợng, hiệu quả giao tiếp. Ngoài ra, giáo viên cần tạo không khí lớp học vui, thoải mái để học sinh có kỹ năng giao tiếp tự nhiên, tự tin. Ví dụ: Trong những tiết học thực hành Tập làm văn trên lớp cùng với việc hướng dẫn làm văn, giáo viên kết hợp hướng dẫn học sinh làm một số dạng bài tập cụ thể là: *Em hãy điền từ hoặc cụm từ phù hợp vào mỗi câu sau để có hình ảnh so sánh: - Thân mình chú to bằng… - Mắt tròn và … - Dáng đi uyển chuyển như … - Bộ lông mềm mượt … - Tán lá bàng xoè ra giống như … *Em hãy chọn từ (trong ngoặc đơn dưới đây) điền vào chỗ chấm để có hình ảnh nhân hoá: Kìa trên nụ hồng còn ướt đẫm sương mai, một … bướm vàng đang rung rung đôi cánh. Hình như đã ngửi thấy mùi hương thơm của bông hoa mới nở ở cành trên. Chị vẫy nhẹ đôi cánh đậu nhẹ nhàng. Thế rồi cái lưỡi dài đã cuộn thành ống hút. Chị duỗi ống lưỡi ra, đưa đầu lưỡi nhúng vào mật ngọt hút say sưa. Chắc chị đang … “Chà! Sao mà ngọt thế!” Rồi chị vẫy nhẹ đôi cánh, chập chờn bay đi. Cái râu rung rung như muốn … “Cảm ơn bạn hoa nhé, mật của bạn thật tuyệt!” (chị, nói, nghĩ) *Em hãy viết các câu sau thành các câu có hình ảnh so sánh, nhân hoá:. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Trang 17 - Buổi sáng những cánh buồm nâu trên biển đẹp quá. - Đôi cánh gà mẹ xoè ra che chở cho bầy con. - Ánh nắng mai chiếu trên mái nhà và trên khoảng sân rộng. - Trên tán lá bàng, bầy chim đang hót. Ở bài tập này học sinh có thể viết được các câu như: - Buổi sáng, những cánh buồm nâu trên biển giống như những cánh bướm dập dờn. - Đôi cánh gà mẹ xoè ra như hai mái nhà che chở cho bầy con. - Ánh nắng mai đùa vui trên mái nhà và trên khoảng sân rộng. - Trên tán lá bàng, bầy chim đang ríu rít chuyện trò. Qua bài làm của học sinh, giáo viên cho các em khác nhận xét, so sánh tìm ra cái đúng cái hay, sửa chỗ chưa được… đó chính là đã tạo cho các em đợc giao tiếp với nhau . Tóm lại : Phương pháp thực hành giao tiếp là phương pháp đặc trưng để dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4 vì : Phân môn Tập làm văn 4 chỉ có 5 bài văn viết hoàn chỉnh còn chủ yếu là văn nói và viết đoạn. Mặt khác, nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Tập làm văn là rèn kỹ năng tạo lập ngôn bản cho học sinh.. 3.2.2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ: . Khái niệm : Đây là phương pháp dạy học trong đó học sinh dới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát và phân tích các hiện tượng đó theo định hướng của bài học, trên cơ sở đó rút ra những nội dung lý thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ. . Mục đích : Giúp học sinh tìm tòi, huy động vốn hiểu biết của mình về từ ngữ của Tiếng Việt và cách sử dụng Tiếng Việt trong những hoàn cảnh cụ thể, làm cho bài nói, bài viết của các em chân thực, giàu hình ảnh và sinh động hơn. . Yêu cầu khi sử dụng : Giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện và sửa chữa lỗi diễn đạt. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng Tiếng Việt khi nói (đúng ngữ điệu ) và viết ( đúng ngữ pháp ) cho phù hợp với nội dung từng bài tập. Cung cấp lớp ngôn từ có giá trị nghệ thuật.. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Trang 18 Khi dạy bất kì dạng bài tập làm văn miêu tả nào cho học sinh lớp 4, chúng ta cần xác định rõ mục tiêu và cung cấp cho các em vốn từ ngữ phù hợp (nếu vốn từ ngữ trong sách giáo khoa còn hạn chế thì nên cung cấp thêm từ ngữ trong vốn từ ngữ dân gian), giải nghĩa những từ học sinh khó hình dung. Chẳng hạn khi dạy dạng bài miêu tả đồ vật, nên cung cấp và giúp học sinh hiểu nghĩa của những từ có liên quan đến đặc điểm của các đồ vật. Nếu miêu tả đồ dùng, thì lưu ý học sinh những đặc điểm chung của vật. Như “cái trống thì mình tròn, mặt trống phẳng lì, cái bàn cái ghế thì có các chân thon thả, mặt phẳng, nhẵn bóng, nổi vân…Cái mũ, cái áo thì mềm mại, thùng thình, hơi dài hay vừa vặn… Nếu miêu tả đồ chơi thì lưu ý học sinh những đặc điểm của đồ chơi. Như con gấu bông, con búp bê thì mình tròn, mập mạp hay thanh mảnh…bộ lông mềm mại, hồng hồng, đỏ tía hay vàng cam… Còn khi dạy dạng bài miêu tả cây cối, thì nên lưu ý học sinh những đặc điểm chung về cây. Như là thân cây thì to tướng, hơi to, cổ thụ hay sừng sững…lá cây thì xanh đậm, xanh non, xanh biếc hay xanh um…vỏ cây thì xanh xám, nâu xỉn, bạc phếch, xù xì hay nhẵn nhụi …tán cây thì tròn, sum sê hay toả rộng…,rễ cây ngoằn ngoèo … Khi dạy dạng bài miêu tả con vật- đây là dạng bài miêu tả sự vật sống động nên cũng phải chân thực sinh động hơn, các con vật với các đặc điểm và các hoạt động sống động cho nên việc sử dụng từ ngữ độ chính xác phải cao. Khi miêu tả con chó, con mèo, con gà…thì màu lông của chúng màu trắng ( trắng bạch, trắng tinh hay trắng xen lẫn đốm vàng.. ), màu vàng (vàng sậm, vàng óng hay vàng như nắng…), đôi mắt của chúng có thể tròn, trong, nâu, xanh hay long lanh…,chân của chúng có thể cao cao, thon thon, nhanh nhẹn hay chắc chắn…, săn mồi( chồm, vồ..), thể hiện thái độ thân thiết, quấn quýt (với chủ)… Hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng lớp ngôn từ có giá trị nghệ thuật. Trong thực tế, khi dạy bất kì một tiết luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả nào, chúng ta nên yêu cầu các em nêu đoạn văn miêu tả đặc điểm từng bộ phận của sự. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Trang 19 vật đó, gợi cho các em hình dung, tưởng tượng sự vật đó một cách cụ thể, sinh động. Ví dụ 1: Khi yêu cầu học sinh viết một đoạn văn ngắn bao quát cái bút của em. Học sinh có thể nêu miệng cách tả bao quát cái bút như sau: Đó là chiếc bút lá tre nhỏ, xinh. Nó dài bằng gang tay em. Bút làm bằng nhựa, màu xanh trông rất mát mắt.Loại bút này viết dễ nên các em thích dùng. Đoạn văn trên đây, học sinh đã dùng tính từ chỉ màu sắc để miêu tả đặc điểm của cây bút. Song, giá trị gợi tả ở mức độ thấp, chưa thể hiện được sắc thái biểu cảm. Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lại cách dùng từ như sau: -Theo em đó là cây bút nhỏ hay nho nhỏ ? -Bút có màu xanh như thế nào ?xanh dương, xanh da trời hay xanh màu ngọc bích..) -Bút xinh hay xinh xinh ? - Bút viết dễ như thế nào ? (dễ dàng) Học sinh đã sửa lại đoạn văn như sau: Đó là chiếc bút lá tre nho nhỏ, xinh xinh. Nó dài bằng gang tay em. Bút làm bằng nhựa, màu xanh da trời trông thật mát mắt. Loại bút này viết dễ dàng nên các em thích dùng. Như vậy sau khi chỉnh sửa một số từ (từ tính từ chuyển sang từ láy và tính từ tuyệt đối) làm cho đoạn văn gợi hình ảnh rõ nét hơn về cây bút máy. Ví dụ 2: Khi yêu cầu học sinh viết đoạn văn ngắn tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp của em. Học sinh có thể nêu miệng cách tả hình dáng bên ngoài cái cặp như sau: Chiếc cặp của em màu vàng, hình chữ nhật, to và dày. Cặp còn thơm mùi vải mới. Mặt ngoài cặp mềm, sờ vào êm. Nắp cặp hình chữ nhật, hơi vát ở hai bên, cũng bằng da mềm và có màu vàng. Xung quanh mép được viền bằng một loại chỉ to màu hồng trang trí cho nổi. Hai khoá chốt bằng kim loại nằm cân xứng hai bên, đẩy ra, đẩy vào nhẹ và kêu. Nên hướng dẫn em sửa lại cách dùng từ như sau: - Chiếc cặp của em màu vàng như thế nào?(vàng tươi, vàng cam hay vàng sẫm..) - Cặp của em hơi to hay rất to?. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Trang 20 - Mặt ngoài cặp mềm mềm, mềm mại hay mềm như nhung? - Sờ vào êm như thế nào? - Đẩy nhè nhẹ hay nhẹ nhàng? - Em nghe âm thanh khoá cặp ra sao? (lách cách hay tanh tách) Học sinh sửa lại đoạn văn : Chiếc cặp của em màu vàng cam, hình chữ nhật, hơi to và dày. Cặp còn thơm mùi vải mới. Mặt ngoài cặp mềm mại, sờ vào êm êm. Nắp cặp hình chữ nhật, hơi vát ở hai bên, cũng bằng da mềm và có màu vàng cam. Xung quanh mép được viền bằng một loại chỉ to màu hồng trang trí cho nổi. Hai khoá chốt bằng kim loại nằm cân xứng hai bên, đẩy ra, đẩy vào nhẹ nhàng và kêu tanh tách. Các tính từ đã được thay đổi thành từ láy gợi hình ảnh và âm thanh làm cho đoạn văn miêu tả cái cặp cụ thể hơn. Ví dụ 3: Khi yêu cầu học sinh viết đoạn văn ngắn tả bao quát cây hoa trong vườn nhà em. Học sinh có thể nêu miệng cách tả cây hoa hồng như sau: Vào mỗi buổi sáng, khi ánh nắng lan toả khắp nơi, cùng với mọi vật hân hoan chào đón một ngày mới, cây hoa hồng vươn mình đón nắng mai trông rất đẹp. Những bông hoa màu đỏ, cánh mịn màng như nhung đung đưa theo gió. Cây say sưa khoe sắc, toả hương thơm khắp khu vườn. Đoạn văn này học sinh đã miêu tả được đặc điểm nổi bật của cây hồng, nhưng giá trị biểu cảm còn hạn chế. Giáo viên nên yêu cầu học sinh tìm lại trong đoạn văn có những tính từ nào em đã sử dụng, gợi cho em thấy rằng các tính từ đó chưa thật sự gây ấn tượng cho người đọc, người nghe. Em hãy chuyển thành các từ có sức biểu cảm cao hơn như cây hoa đẹp thì đẹp như thế nào ? Bông hoa đỏ tươi hay đỏ thắm ? Cây toả hương thì ra sao ? Có thể cho Học sinh xem đoạn văn đã được sửa lại là: Vào mỗi buổi sáng, khi ánh nắng lan toả khắp nơi, cùng với mọi vật hân hoan chào đón một ngày mới, cây hoa hồng vươn mình đón nắng mai trông mới đẹp làm sao? Những bông hoa màu đỏ thắm, cánh mịn màng như nhung đung đưa theo gió. Cây say sưa khoe sắc, toả hương thơm ngan ngát khắp khu vườn.. Báo cáo thu hoạch – SV – Phạm Thị Hồng Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×