Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

nghiên cứu phân tích đồng phân quang học lansoprazol sử dụng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.22 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THẢO HẠNH NGÂN

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH ĐỒNG PHÂN QUANG HỌC LANSOPRAZOL
SỬ DỤNG KỸ THUẬT SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Kiểm nghiệm thuốc – Độc chất
Mã số: 8720210

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THẢO HẠNH NGÂN

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH ĐỒNG PHÂN QUANG HỌC LANSOPRAZOL
SỬ DỤNG KỸ THUẬT SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Kiểm nghiệm thuốc – Độc chất


Mã số: 8720210

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Phan Thanh Dũng
TS. Lê Thị Thu Cúc

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Người cam đoan

Nguyễn Thảo Hạnh Ngân

iii


Luận văn Thạc sĩ – Khóa 2017 – 2019
Ngành: Kiểm nghiệm thuốc và độc chất – Mã số: 8720210

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH ĐỒNG PHÂN QUANG HỌC LANSOPRAZOL
SỬ DỤNG KỸ THUẬT SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO
Nguyễn Thảo Hạnh Ngân
Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Thanh Dũng, TS. Lê Thị Thu Cúc
Từ khóa: HPLC, lansoprazol, phân tách đồng phân, đồng phân quang học

Mở đầu

Lansoprazol được chỉ định điều trị nhiều bệnh dạ dày bao gồm cả loét dạ dày tá tràng và
điều trị nhiễm Helicobacter pylori. Lansoprazol có hai đồng phân đối quang là (R)lansoprazol (dexlansoprazol) và (S)-lansoprazol. Tuy nhiên, chỉ có dạng (R) là có hoạt tính
sinh học, cịn dạng (S) có nhiều tác dụng phụ. Phần lớn chế phẩm trên thị trường ở dạng
racemic. Tuy nhiên, để cải thiện tính an tồn và hiệu quả, lansoprazol được sản xuất dưới
dạng đồng phân (R)-lansoprazol và được đưa ra thị trường vài năm trước. Trong nghiên cứu
này, chúng tôi giới thiệu kết quả phân tích đồng phân quang học (R)-lansoprazol bằng kỹ
thuật HPLC.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt chất lansoprazol và (R)-lansoprazol (dexlansoprazol)
Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát một số điều kiện quan trọng ảnh hưởng trong quá trình
tách nhằm chọn được điều kiện phân tích đáp ứng các thơng số: hai pic đồng phân phải tách
nhau hoàn toàn với độ phân giải Rs > 1,5; hệ số bất đối As nằm trong khoảng 0,8 - 1,5 . Sau
khi tìm được điều kiện thích hợp, tiến hành thẩm định quy trình phân tích bao gồm: khảo
sát tính phù hợp hệ thống, tính đặc hiệu, tính tuyến tính, giới hạn phát hiện, độ chính xác và
độ đúng. Quy trình phân tích sau khi được thẩm định đã được áp dụng để định lượng hoạt
chất dexlansoprazol và xác định tạp (S)-lansoprazol trong chế phẩm chứa hoạt chất
dexlansoprazol trên thị trường.
Kết quả
Xây dựng được quy trình để phân tích đồng phân quang học của lansoprazol khi sử dụng
pha động chứa tác nhân đối quang như sau: sử dụng cột sắc ký Gemini NX C18 (150 x 4,6
mm; 5 µm) với pha động acetonitril – dung dịch đệm NaH2PO4 10 mM có chứa 10,0 mM
SBE-β-CD, pH 2,5 (20:80, tt/tt). Tốc độ dịng 1 ml/phút, nhiệt độ 30oC, thể tích tiêm mẫu
10 µl và bước sóng phát hiện 285 nm.
Xây dựng được quy trình để phân tích đồng phân quang học của lansoprazol khi sử dụng
cột bất đối Lux cellulose như sau: sử dụng cột sắc ký Lux Cellulose-1 (250 x 4,6 mm; 5
µm) với pha động là n-hexan: IPA: acid formic (80:20:0,1, tt/tt/tt). Tốc độ dòng: 1 ml/
phút, thể tích tiêm mẫu: 10 µl, nhiệt độ cột: 30oC và bước sóng phát hiện: 285 nm.
Độ phân giải của các đồng phân lớn hơn 1,5. Độ lệch chuẩn tương đối (RSD) dưới 2% (n =
6), độ phục hồi là 98 - 102%, phương pháp này phù hợp trong kiểm tra chất lượng.
Kết luận

Đã xây dựng được hai quy trình phân tách đồng phân quang học lansoprazol bằng kỹ thuật
HPLC sử dụng pha động có chứa tác nhân đối quang và sử dụng cột bất đối Lux cellulose.
Cả hai quy trình đều có tính chọn lọc, giới hạn phát hiện thấp, cho kết quả chính xác và độ
lặp cao. Quy trình này đã được áp dụng để định lượng dexlansoprazol, xác định tạp đồng
phân (S)-lansoprazol trong chế phẩm chứa dexlansoprazol.

iv


Master’s Thesis – Academic course: 2017 – 2019
Specialty: Drug Quality Control & Toxicology – Code: 8720210

CHIRAL SEPARATION OF LANSOPRAZOL ENANTIONMER BY USING
HIGH PERFORMANCE LIQUID CHROMATOGRAPHY
Nguyen Thao Hanh Ngan
Supervisor: Assoc. Dr. Phan Thanh Dung, Dr. Le Thi Thu Cuc

Keywords: HPLC, lansoprazol, chiral separation, enantiomers.
Introduction
Lansoprazole, a proton pump inhibitor that is indicated for the treatment of many stomach
diseases including peptic ulcer and Helicobacter pylori infection. Lansoprazole has two
enantiomers: (R)-lansoprazole (dexlansoprazole) and (S)-lansoprazole. However, only (R)
form is bioactive, while (S) form has many side effects. Therefore, to improve safety and
efficacy, lansoprazole is produced as an isomer (R)-lansoprazole. In this study, we present
the analysis results of optical isomers (R)-lansoprazole by HPLC technique.
Material and methods
The subject of this study was lansoprazole and (R)-lansoprazole (dexlansoprazole). A high
performance liquid chromatographic (HPLC) method was developed for the chiral separation
of lansoprazole in two different approaches using chiral stationary phase in normal phase and
using chiral mobile phase additive in reversed phase. In normal phase, the enantiomer

separation of lansoprazole is studied on different chiral stationary phases. Another HPLC
method using chiral mobile phase additive on a Gemini C18 column (150 mm × 4.6 mm, 5
µm) was developed by studying the influences of type and concentration of cyclodextrins and
buffer pH of mobile phase. The detection wavelength was set at 285 nm at 20°C.
Results
The two enantiomers were separated on a Lux Cellulose-1 column in chiral stationary phase
study. The mobile phase was n-hexane-isopropanol-acid formic (80:20:0.1) (v/v/v). A
baseline resolution of lansoprazole enantiomers was achieved using ACN and 10 mM
phosphate buffer (pH 2.5) containing 10 mM SBE‐β‐CD (20:80) (v/v) as mobile phase with a
flow rate of 1.0 mL/min. The resolution of the enantiomers in two methods were more than
1.5. The methods were extensively validated following the International Conference on
Harmonisation (ICH) guidelines. The range of quantification for both enantiomers was 1501500 µg/mL with r2 > 0.999 for dexlansoprazole. Relative standard deviation of the method
was below 2% (n=6), the percentage recovery ranged from 98% to 102%.

Conclusion
The methods are suitable in quality control and capable of determine impurity limit of (S)enantiomer in dexlansoprazole.

v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ....................................................x
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ LANSOPRAZOL ...............................................................3
1.1.1. Tính chất vật lý ..........................................................................................4
1.1.2. Tính chất hóa học ......................................................................................4

1.1.3. Tác dụng dược lý .......................................................................................4
1.1.4. Chỉ định .....................................................................................................5
1.1.5. Tương tác thuốc .........................................................................................5
1.1.6. Định tính và định lượng.............................................................................5
1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỒNG PHÂN ĐỐI QUANG .............................................6
1.2.1. Khái niệm về đồng phân đối quang ...........................................................6
1.2.2. Sắc ký lỏng hiệu năng cao trong phân tích đồng phân đối quang .............7
1.2.3. Điện di mao quản trong phân tích đồng phân đối quang ..........................8
1.2.4. Một số phương pháp phân tích đồng phân đối quang khác.......................8
1.3. PHA ĐỘNG ĐỐI QUANG TRONG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO
(CHIRAL ADDITIVE MOBILE PHASE) ...........................................................10
1.3.1. Khái niệm ................................................................................................10
1.3.2. Các tác nhân quang hoạt ..........................................................................11

vi


1.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG DEXLANSOPRAZOL ...........12
1.4.1. Nghiên cứu trong nước ............................................................................15
1.4.2. Nghiên cứu nước ngoài ...........................................................................15
CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................18
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................18
2.1.1. Đối tượng .................................................................................................18
2.1.2. Hóa chất ...................................................................................................18
2.1.3. Trang thiết bị, dụng cụ ............................................................................19
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................20
2.2.1. Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích đồng phân quang học
lansoprazol bằng HPLC sử dụng pha động có chứa tác nhân đối quang ..........20
2.2.2. Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích đồng phân quang học
lansoprazol bằng HPLC sử dụng cột bất đối Lux cellulose ..............................26

2.2.3. Ứng dụng quy trình để định lượng chế phẩm chứa dexlansoprazol trên
thị trường ...........................................................................................................28
2.2.3.1. Định lượng dexlansoprazol ..................................................................28
2.2.3.2. Xác định tạp đồng phân (S)-lansoprazol ..............................................28
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................29
3.1. XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH PHÂN TÍCH ĐỒNG PHÂN
QUANG HỌC LANSOPRAZOL BẰNG HPLC SỬ DỤNG PHA ĐỘNG CÓ
CHỨA TÁC NHÂN ĐỐI QUANG ......................................................................29
3.1.1. Khảo sát điều kiện sắc ký phân tích đồng phân quang học lansoprazol
bằng HPLC sử dụng pha động có chứa tác nhân đối quang..............................29
3.1.2. Thẩm định quy trình phân tích dexlansoprazol bằng HPLC sử dụng pha
động có chứa tác nhân đối quang ......................................................................39
vii


3.1.3. Dự thảo quy trình phân tích đồng phân quang học lansoprazol bằng
phương pháp HPLC sử dụng pha động có chứa tác nhân đối quang ................50
3.2. XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH PHÂN TÍCH ĐỒNG PHÂN
QUANG HỌC LANSOPRAZOL BẰNG HPLC SỬ DỤNG CỘT BẤT ĐỐI
LUX CELLULOSE ...............................................................................................52
3.2.1. Khảo sát điều kiện sắc ký phân tích đồng phân quang học lansoprazol
bằng HPLC sử dụng cột bất đối Lux cellulose ..................................................52
3.2.2. Thẩm định quy trình phân tích lansoprazol bằng HPLC sử dụng cột bất
đối Lux Cellulose-1 ...........................................................................................55
3.2.3. Dự thảo quy trình phân tích đồng phân quang học lansoprazol bằng
phương pháp HPLC sử dụng cột bất đối Lux Cellulose-1 ................................66
3.3. ỨNG DỤNG HAI QUY TRÌNH ĐÃ XÂY DỰNG ĐỂ ĐỊNH LƯỢNG CHẾ
PHẨM CHỨA DEXLANSOPRAZOL TRÊN THỊ TRƯỜNG............................68
3.3.1. Ứng dụng hai quy trình đã xây dựng để định lượng chế phẩm chứa
dexlansoprazol trên thị trường ...........................................................................68

3.3.2. Xác định tạp đồng phân (S)-lansoprazol .................................................69
CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN .....................................................................................71
CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................77
5.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................77
5.2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................79
PHỤ LỤC ..................................................................... Error! Bookmark not defined.

viii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ nguyên

Nghĩa tiếng Việt

ACN

Acetonitril

AS

Asymmetry Factor

CE

Capillary electrophoresis


CM-β-CD

Carboxymethyl-beta-cyclodextrin

CSPs

Chiral stationary phases

Pha tĩnh bất đối

DEX

Dexlansoprazol

Dexlansoprazol

EMEA

European Medicines Evaluation Agency

Cơ quan Dược phẩm châu Âu

FDA

Food and Drug Administration

Cục quản lý Thực phẩm và Dược

Hệ số bất đối


phẩm Hoa Kỳ
HPLC

High performance liquid chromatography

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

HP-β-CD

Hydroxypropyl-beta-cyclodextrin

KQ

Kết quả

IR

Infrared

IPA

Isopropyl alcohol

LAN

Lansoprazol

Lansoprazol

LOD


Limit of detection

Giới hạn phát hiện

LOQ

Limit of quantification

Giới hạn định lượng

M-β-CD

Methyl-beta-cyclodextrin

MeOH

Methanol

MS

Mass spectrometry

Khối phổ

N

Plate number

Số đĩa lý thuyết


PPI

Proton Pump Inhibitor

Thuốc ức chế bơm proton

RP

Reversed phase

Pha đảo

RS

Resolution Factor

Độ phân giải

Phổ hồng ngoại

Diện tích đỉnh

S
SBE-β-CD

Sulfo butylether- beta-cyclodextrin

SKĐ


Sắc ký đồ

Sắc ký đồ

(S)-LAN

Đồng phân (S)-lansoprazol

Đồng phân (S)-lansoprazol

tR

Retention time

Thời gian lưu

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo lansoprazol ....................................................................3
Hình 1.2. Cơng thức cấu tạo dexlansoprazol ..............................................................3
Hình 1.3. Sơ đồ tách đồng phân quang học bằng phương pháp hóa học. ...................9
Hình 3.1. SKĐ khảo sát khi thay đổi các loại cột sắc ký khác nhau.........................30
Hình 3.2 Đồ thị ảnh hưởng của cột sắc ký HPLC lên sự phân tách đồng phân
lansoprazol ................................................................................................................31
Hình 3.3. SKĐ khảo sát khi thay đổi các tác nhân đối quang khác nhau .................32
Hinh 3.4. SKĐ khảo sát khi thay đổi nồng độ tác nhân đối quang ...........................33
Hình 3.5. Đồ thị ảnh hưởng của nồng độ tác nhân đối quang SBE-β-CD lên sự phân
tách đồng phân lansoprazol .......................................................................................33

Hình 3.6. SKĐ khảo sát sự tách đồng phân khi thay đổi pH của pha động ..............35
Hình 3.7. Đồ thị ảnh hưởng của pH pha động lên sự phân tách đồng phân
lansoprazol ................................................................................................................35
Hình 3.8. SKĐ khảo sát sự tách đồng phân khi thay đổi nồng độ đệm NaH2PO4 ....36
Hình 3.9. Đồ thị ảnh hưởng của nồng độ đệm NaH2PO4 lên sự phân tách đồng phân
lansoprazol ................................................................................................................37
Hình 3.10. SKĐ khảo sát sự tách đồng phân khi thay đổi tỷ lệ pha động ................38
Hình 3.11. Đồ thị ảnh hưởng của tỷ lệ pha động lên sự phân tách đồng phân
lansoprazol ................................................................................................................39
Hình 3.11. SKĐ mẫu chuẩn lansoprazol ...................................................................41
Hình 3.12. SKĐ mẫu chuẩn dexlansoprazol .............................................................41
Hình 3.13. SKĐ mẫu dung mơi .................................................................................41
Hình 3.14. SKĐ mẫu trắng ........................................................................................41
Hình 3.15. SKĐ mẫu thử lansoprazol .......................................................................41
Hình 3.16. SKĐ mẫu thử dexlansoprazol .................................................................41
Hình 3.18. Độ tinh khiết của pic dexlansoprazol trong mẫu thử ..............................41
Hình 3.19. Phổ UV tại thời gian lưu của pic dexlansoprazol trong mẫu chuẩn .......42
Hình 3.20. Phổ UV tại thời gian lưu của pic (S)-lansoprazol trong mẫu chuẩn .......42
Hình 3.21. Phổ UV tại thời gian lưu của pic dexlansoprazol trong mẫu thử ............42
Hình 3.22. Phổ UV tại thời gian lưu của pic (S)-lansoprazol trong mẫu thử............42
x


Hình 3.23. Mối tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh dexlansoprazol trong
mẫu chuẩn lansoprazol ..............................................................................................43
Hình 3.24. Mối tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh (S)-lansoprazol trong
mẫu chuẩn lansoprazol ..............................................................................................43
Hình 3.25. Mối tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh của dexlansoprazol trong
mẫu chuẩn dexlansoprazol ........................................................................................44
Hình 3.26. SKĐ mẫu chuẩn lansoprazol nồng độ 1,00 µg/ml ..................................49

Hình 3.27. SKĐ mẫu chuẩn lansoprazol nồng độ 0,50 µg/ml ..................................49
Hình 3.28. SKĐ mẫu chuẩn lansoprazol nồng độ 0,20 µg/ml ..................................50
Hình 3.29. SKĐ mẫu chuẩn lansoprazol nồng độ 0,10 µg/ml ..................................50
Hình 3.30. SKĐ mẫu chuẩn lansoprazol nồng độ 0,05 µg/ml ..................................50
Hình 3.31. SKĐ khảo sát khi thay đổi các cột Lux cellulose khác nhau ..................54
Hình 3.32. SKĐ khảo sát khi thay đổi các tỷ lệ pha động khác nhau .......................55
Hình 3.33. SKĐ mẫu chuẩn lansoprazol ...................................................................56
Hình 3.34. SKĐ mẫu chuẩn dexlansoprazol .............................................................56
Hình 3.35. SKĐ mẫu dung mơi .................................................................................57
Hình 3.36. SKĐ mẫu trắng ........................................................................................57
Hình 3.37. SKĐ mẫu thử lansoprazol .......................................................................57
Hình 3.38. SKĐ mẫu thử dexlansoprazol .................................................................57
Hình 3.39. Độ tinh khiết của pic dexlansoprazol trong mẫu thử ..............................57
Hình 3.40. Phổ UV tại thời gian lưu của pic dexlansoprazol trong mẫu chuẩn .......57
Hình 3.41. Phổ UV tại thời gian lưu của pic (S)-lansoprazol trong mẫu chuẩn .......57
Hình 3.42. Phổ UV tại thời gian lưu của pic dexlansoprazol trong mẫu thử ............58
Hình 3.43. Phổ UV tại thời gian lưu của pic (S)-lansoprazol trong mẫu thử............58
Hình 3.44. Mối tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh dexlansoprazol trong
mẫu chuẩn lansoprazol ..............................................................................................59
Hình 3.45. Mối tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh dexlansoprazol trong
mẫu chuẩn dexlansoprazol ........................................................................................59
Hình 3.46. Mối tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh của dexlansoprazol .....60
Hình 3.47. SKĐ mẫu chuẩn lansoprazol nồng độ 0,50 µg/ml ..................................65
Hình 3.48. SKĐ mẫu chuẩn lansoprazol nồng độ 0,20 µg/ml ..................................65
Hình 3.49. SKĐ mẫu chuẩn lansoprazol nồng độ 0,10 µg/ml ..................................66
xi


Hình 3.50. SKĐ mẫu chuẩn lansoprazol nồng độ 0,05 µg/ml ..................................66
Hình 3.51. SKĐ mẫu chuẩn lansoprazol nồng độ 0,025 µg/ml ................................66

Hình 4.1. Cấu tạo hạt pha tĩnh cột Gemini NX C18 (150 x 4,6 mm; 5 µm) và cột
Gemini C8 (150 x 4,6 mm; 5 µm) .............................................................................72

xii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh mục các chất đối chiếu ....................................................................18
Bảng 2.2. Danh mục hóa chất thuốc thử ...................................................................18
Bảng 2.3. Danh mục trang thiết bị ............................................................................19
Bảng 3.1. KQ khảo sát các cột sắc ký khác nhau......................................................30
Bảng 3.2. KQ khảo sát các tác nhân đối quang khác nhau .......................................31
Bảng 3.3. KQ khảo sát các nồng độ tác nhân đối quang khác nhau .........................32
Bảng 3.4. KQ khảo sát các nồng độ pH dung pha động khác nhau ..........................34
Bảng 3.5. KQ khảo sát các nồng độ NaH2PO4 khác nhau ........................................36
Bảng 3.6. KQ khảo sát các tỷ lệ pha động khác nhau ...............................................37
Bảng 3.7. KQ khảo sát tính phù hợp hệ thống của mẫu chuẩn lansoprazol (n=6) ...40
Bảng 3.8. KQ khảo sát tính phù hợp hệ thống của mẫu chuẩn dexlansoprazol (n=6)
...................................................................................................................................40
Bảng 3.9. KQ khảo sát tính tuyến tính của mẫu chuẩn lansoprazol .........................42
Bảng 3.10. KQ khảo sát tính tuyến tính của mẫu chuẩn dexlansoprazol..................44
Bảng 3.11. KQ khảo sát độ đúng của viên nén lansoprazol (n=9) (đồng phân
dexlansoprazol) .........................................................................................................45
Bảng 3.12. KQ khảo sát độ đúng của viên nén lansoprazol (n=9) (đồng phân (S)lansoprazol) ...............................................................................................................45
Bảng 3.13. KQ khảo sát độ đúng của viên nén dexlansoprazol (n=9) ......................46
Bảng 3.14. KQ khảo sát độ lặp lại của viên nén lansoprazol (đồng phân
dexlansoprazol) .........................................................................................................46
Bảng 3.15. KQ khảo sát độ lặp lại của viên nén lansoprazol (đồng phân (S)lansoprazol) ...............................................................................................................47
Bảng 3.16. KQ khảo sát độ lặp lại của viên nén dexlansoprazol ..............................47
Bảng 3.17. KQ khảo sát độ chính xác trung gian của viên nén lansoprazol (đồng

phân dexlansoprazol) ................................................................................................48
Bảng 3.18. KQ khảo sát độ chính xác trung gian của viên nén lansoprazol (đồng
phân (S)-lansoprazol) ................................................................................................48
Bảng 3.19. KQ khảo sát độ chính xác trung gian của viên nén dexlansoprazol .......49
Bảng 3.20. KQ khảo sát các cột sắc ký Lux cellulose khác nhau .............................53
xiii


Bảng 3.21. KQ khảo sát các tỷ lệ pha động khác nhau .............................................54
Bảng 3.22. KQ khảo sát tính phù hợp hệ thống của mẫu chuẩn lansoprazol (n=6) 55
Bảng 3.23. KQ khảo sát tính phù hợp hệ thống của mẫu chuẩn dexlansoprazol
(n=6) ..........................................................................................................................56
Bảng 3.24. KQ khảo sát tính tuyến tính của mẫu chuẩn lansoprazol .......................58
Bảng 3.25. KQ khảo sát tính tuyến tính của mẫu chuẩn dexlansoprazol..................60
Bảng 3.26. KQ khảo sát độ đúng của viên nén lansoprazol (n=9) (đồng phân
dexlansoprazol) .........................................................................................................61
Bảng 3.27. KQ khảo sát độ đúng của viên nén lansoprazol (n=9) (đồng phân (S)lansoprazol) ...............................................................................................................61
Bảng 3.28. KQ khảo sát độ đúng của viên nén dexlansoprazol (n=9) ......................62
Bảng 3.29. KQ khảo sát độ lặp lại của viên nén lansoprazol (đồng phân
dexlansoprazol) .........................................................................................................62
Bảng 3.30. KQ khảo sát độ lặp lại của viên nén lansoprazol (đồng phân (S)lansoprazol) ...............................................................................................................63
Bảng 3.31. KQ khảo sát độ lặp lại của viên nén dexlansoprazol ..............................63
Bảng 3.32. KQ khảo sát độ lặp lại của viên nén lansoprazol (đồng phân
dexlansoprazol) .........................................................................................................64
Bảng 3.33. KQ khảo sát độ lặp lại của viên nén lansoprazol (đồng phân (S)lansoprazol) ...............................................................................................................64
Bảng 3.34. KQ khảo sát độ lặp lại của viên nén dexlansoprazol ..............................65
Bảng 3.35. KQ định lượng dexlansoprazol trong các chế phẩm bằng quy trình phân
tích đồng phân quang học lansoprazol bằng phương pháp HPLC sử dụng cột bất đối
Lux Cellulose-1 .........................................................................................................69
Bảng 3.36. KQ định lượng dexlansoprazol trong các chế phẩm bằng quy trình phân

tích đồng phân quang học lansoprazol bằng phương pháp HPLC sử dụng pha động
có chứa tác nhân đối quang .......................................................................................69
Bảng 3.37. KQ khảo sát tạp đồng phân (S)-lansoprazol trong các chế phẩm ...........69
Bảng 4.1. So sánh thông số sắc ký khi sử dụng pha động có chứa tác nhân đối
quang SBE-β-CD và quy trình sử dụng cột sắc ký Lux cellulose-1 .........................75

xiv


MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển thuốc, bên cạnh việc tìm và tổng
hợp các hợp chất mới thì việc phân tách các hợp chất đối quang từ hỗn hợp racemic
cũng đang dành được nhiều sự quan tâm [19], [20], [29], [34]. Các hợp chất đối quang
tuy khơng khác nhau về tính chất vật lý và hóa học nhưng khác nhau về cấu trúc khơng
gian dẫn đến sự khác biệt về tác dụng sinh học [27]. Do đó, Cơ quan quản lý thuốc và
thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khuyến khích việc sản xuất các chế phẩm thuốc ở dạng
đồng phân riêng lẻ [23], [24], [24], [44]. Tuy nhiên, sự phát triển của các phương pháp
phân tích đồng phân quang học cũng như sự xuất hiện không ngừng của các chế phẩm
thuốc với dạng đồng phân riêng lẻ trên thị trường địi hỏi phải có quy trình kiểm tra độ
tinh khiết đồng phân của thuốc thành phẩm [13].
Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) gần đây được sử dụng nhiều trong điều trị loét
dạ dày- tá tràng vì đem lại hiệu quả trị liệu cao và được chỉ định riêng lẻ hoặc phối hợp
với các nhóm thuốc kháng acid, thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày, thuốc kháng thụ thể
histamin H2 và kháng sinh diệt vi khuẩn Helicobacter pylori. Nhóm thuốc PPI này có
các hoạt chất đã được biết đến nhiều như: omeprazol, pantoprazol, lansoprazol,
rabeprazol,… Ngoài chỉ định cho bệnh loét dạ dày- tá tràng, nhóm thuốc này còn sử
dụng được cho bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hội chứng
Zollinger-Ellison. Bên cạnh việc thiết kế các hoạt chất mới trong nhóm, các nhà
nghiên cứu cũng tập trung vào tổng hợp các dạng đối quang của các hoạt chất đang lưu
hành trên thị trường như esomeprazol, dexlansoprazol, dexrabeprazol,… vì những ưu

điểm như liều dùng giảm, tác dụng chuyên biệt trên receptor, độc tính giảm… khi so
với dạng thuốc racemic [23], [24], [28].
Hiện nay, chế phẩm thuốc đối quang của nhóm PPI (esomeprazol, dexlansoprazol,
dexrabeprazol) chưa được sản xuất nhiều ở Việt Nam, trong khi đó thành phẩm nhập
khẩu lại có giá thành đắt. Với nhu cầu của thị trường ngày càng lớn, các công ty dược
Việt Nam đã và đang nghiên cứu để sản xuất chế phẩm thuốc đối quang kể trên. Vì
vậy, cần phải xây dựng quy trình phân tích đồng phân quang học của các hoạt chất này
để từ đó có thể kiểm độ tinh khiết đồng phân.

1


Trong nhóm thuốc PPI, lansoprazol và dạng đồng phân đối quang của nó
(dexlansoprazol) được phát minh ra gần đây nhất nên các tạp chí trong và ngồi nước
có số lượng nghiên cứu về chúng còn hạn chế. Hai phương pháp phân tích đồng phân
quang học thường được sử dụng nhất là phương pháp điện di mao quản (CE) và
phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) với những điểm thuận lợi và khó khăn
khác nhau.
Vì lẽ đó, với mong muốn có thể xây dựng quy trình phân tích đồng phân quang học
lansoprazol với nhiều khả năng ứng dụng vào thực tiễn, đề tài “Nghiên cứu phân tích
đồng phân quang học lansoprazol sử dụng kỹ thuật sắc kí lỏng hiệu năng cao” được
thực hiện với những mục tiêu như sau:
─ Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích đồng phân quang học lansoprazol bằng
kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng pha động chứa tác nhân đối quang
─ Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích đồng phân quang học lansoprazol bằng
kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng cột bất đối
─ Ứng dụng các quy trình đã thẩm định để định lượng và kiểm tra độ tinh khiết đồng
phân trong các chế phẩm đang lưu hành trên thị trường và so sánh, đối chiếu kết quả
giữa kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao với pha động chứa tác nhân đối quang và kỹ
thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng cột bất đối


2


CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ LANSOPRAZOL
Lansoprazol



tên

khoa

học:

2-[3-Methyl-4-(2,2,2-trifluoroethoxy)-2-

pyridinyl]methylthio-1H-benzimidazole (C16H14F3N3OS) với khối lượng phân tử là
353,363 g/mol. Số đăng ký CAS (Chemical Abstract Service- Dịch vụ tóm tắt hóa
chất) là 103577-45-3. Cơng thức cấu tạo của lansoprazol được thể hiện trong hình 1.1
[1], [45].

Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo lansoprazol
Về cấu trúc: Vị trí của nguyên tử lưu huỳnh (S) trung tâm tạo nên nhóm sulfoxid là vị
trí xác định nên hai đồng phân lập thể (R) và (S) [7]. Chúng tuy có cơng thức phân tử
và cơng thức cấu tạo hoàn toàn giống nhau nhưng sự phân bố trên mặt phẳng không
gian lại khác nhau, dẫn đến sự khác biệt trong tác dụng dược lý.
Dexlansoprazol là đồng phân (R) của lansoprazol, có cơng thức cấu tạo như sau:


Hình 1.2. Cơng thức cấu tạo dexlansoprazol

3


1.1.1. Tính chất vật lý
- Bột kết tinh màu trắng hay nâu nhạt, không mùi.
- Dễ tan trong ethyl acetat, ethanol tuyệt đối, rất ít tan trong ether, acetonitril và không
tan trong n-hexan và nước.
- Điểm chảy từ 178-182 °C.
- pKa1 = 1,1; pKa2 = 6,9; pKa3 = 12,0 [1], [45].

1.1.2. Tính chất hóa học
- Nhân thơm: Hấp thụ UV
- Nhóm chức este: Các phản ứng thủy phân
- Nhóm NH2: Tính khử và tính base
- Nhân dihydropyridin: Tính base và tính khử [1], [45].

1.1.3. Tác dụng dược lý
Năm 1999, lansoprazol đã được tổng hợp lần đầu tiên và đã được thương mại hóa
rộng rãi. Lansoprazol nằm trong nhóm ức chế bơm proton (PPI) với cơ chế gây bất
hoạt bơm H+/K+-ATPase. Các thuốc PPI có điểm chung là đều được bào chế dưới
dạng các tiền dược là base yếu khơng có hoạt tính. Trong mơi trường acid do tế bào
thành tiết ra, các PPI chuyển sang dạng có hoạt tính bằng 1 q trình ion hóa gồm 2
bước sau:
Bước 1: PPI được proton hóa lần đầu trên vịng pyridin và được tích lũy ở các
tiểu quản chế tiết. Tình trạng này là một yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng tác
dụng của thuốc và nó phụ thuộc vào nồng độ PPI trong máu.
Bước 2: Các PPI được proton hóa lần 2 trên vòng benzymidazol tạo thành dẫn
xuất sulfonamid hoặc acid sulfenic. Các phức hợp ưa lưu huỳnh này có tính phản ứng

cao nên đã kết hợp với nhóm SH của acid amin cystein trong enzym để tạo nên các cầu

4


nối dísulfid tương đối ổn định. Ở trạng thái này bơm H+, K+/ATPase bị bất hoạt khơng
cịn khả năng vận chuyển ion H+ nữa.
Dexlansoprazol là đồng phân quang học dạng dexlansoprazol, đã được nghiên cứu
rằng có tác dụng dược lý hơn hẳn so với đồng phân (S)-lansoprazol trên tác dụng làm
lành vết loét và cũng có ảnh hưởng quan trọng hơn lên cytocrom CYP2C19.
Dexlansoprazol bị chuyển hóa chậm hơn so với đồng phân (S)-lansoprazol, do đó thời
gian tác dụng của thuốc được kéo dài hơn [1].

1.1.4. Chỉ định
Lansoprazol được chỉ định điều trị nhiều bệnh dạ dày bao gồm cả loét dạ dày tá tràng,
điều trị nhiễm Helicobacter pylori, điều trị và phòng ngừa khả năng gây loét dạ dày tá
tràng của nhóm NSAID, hội chứng Zollinger-Ellison và trào ngược thực quản (GERD
– gastroesophageal reflux disease). Thuốc cần được uống vào trước bữa ăn 30 phút, tốt
nhất là vào buổi sáng [1].

1.1.5. Tương tác thuốc
- Lansoprazol được chuyển hóa nhờ hệ enzym cytochrom P450, nên tương tác với các
thuốc khác được chuyển hóa bởi cùng hệ enzym này. Do vậy, không nên dùng
lansoprazol cùng với các thuốc khác cũng được chuyển hóa bởi cytochrom P450.
- Sucrafat: làm giảm hấp thu lansoprazol.
- Ketoconazol, itraconazol: bị giảm tác dụng do lansoprazol làm giảm tính acid của
mơi trường nên giảm sự hấp thu các thuốc này [1].

1.1.6. Định tính và định lượng
1.1.6.1. Phương pháp định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại
Lansoprazol có phổ hấp thu hồng ngoại với các đỉnh hấp thu tại 3231, 2984 và 2930,
1580, 1282, 1118 nm. So sánh phổ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp
thụ hồng ngoại của lansprazol chuẩn [1].
Phổ hấp thu tử ngoại

5


Lansoprazol có khả năng hấp thu tử ngoại, cực đại hấp thu của lansoprazol trong dung
môi acetonitril là 285 nm [1].
1.1.6.2. Phương pháp định lượng
Phương pháp chuẩn độ điện thế
Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong 40 ml ethanol 96% (TT), và pha loãng thành 50 ml
với nước. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết
thúc bằng phương pháp chuẩn độ điện thế. 1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ)
tương ứng với 36,94 mg C16H14F3N3OS [1].
1.1.6.3. Các chế phẩm hiện có trên thị trường
Thuốc chứa hoạt chất lansoprazol sản xuất ở Việt Nam đã phân phối trên thị trường có
Lansoprazol

Stada

(STADA),

TV.Lansoprazol

(TV

Pharm),


Lansoprazol

(Khapharco),…Hiện chưa có thuốc chứa hoạt chất dexlansoprazol sản xuất ở Việt
Nam, chỉ có thuốc nhập khẩu có biệt dược Dexilant (Takeda, Nhật Bản).

1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỒNG PHÂN ĐỐI QUANG
1.2.1. Khái niệm về đồng phân đối quang
Đồng phân đối quang (enantiomers) là hai đồng phân không gian dạng “ảnh” và “vật”
qua gương. Chúng có cơng thức hóa học hồn tồn giống nhau, chỉ khác về cách bố trí
khơng gian của các nhóm thế quanh nguyên tử bất đối ở vị trí trung tâm. Đồng phân
quang học là hiện tượng đồng phân có liên quan đến sự khác nhau về góc quay của
mặt phẳng ánh sáng phân cực. Điều kiện cho tính quang hoạt chính là: cấu trúc hình
học của phân tử phải khơng chồng khít hồn tồn với hình ảnh phản chiếu qua gương
của chính phân tử đó, tương tự như hình ảnh của bàn tay phải và bàn tay trái
(chirality). Ngoài sự khác biệt về khả năng quay mặt phẳng phân cực và sự khác biệt
về cấu trúc không gian ra thì tất cả các tính chất hóa lý thơng thường của đồng phân
đều giống nhau. Chất mà có khả năng làm quay mặt phẳng phân cực một góc α nào đó
gọi là chất quang hoạt [3], [7], [32].

6


Chính sự khác biệt về cấu trúc khơng gian đã làm cho các dạng đồng phân có ái lực
khác nhau với các thụ thể sinh học, cũng như chất mang, receptor, enzym,… Vì thế
đặc tính dược động học, cũng như đặc tính dược lý của hai dạng đồng phân của cùng
một thuốc có thể rất khác nhau. Có tới 64% các dược chất đang sử dụng hiện nay có
đồng phân đối quang, mà khoảng 30% trong số đó có các đồng phân đối quang mang
đặc tính dược lý và dược động học khác nhau [3], [7].


1.2.2. Sắc ký lỏng hiệu năng cao trong phân tích đồng phân đối quang
Để tách riêng biến thể (±)-X thành đối quang, (±)-X được cho qua cột nhồi chất hấp
phụ bất đối xứng (viết tắt là (-)-Chp). Khi cho X chảy qua cột, các đối quang tạo phức
hợp có độ lớn yếu với chất nhồi bất đối xứng qua liên kết hydro và tạo thành các phức
dia (đồng phân quang học không đối quang): (-)-Chp.(+)-X và (-)-Chp.(-)-X. Những
phức này có tính chất vật lý, năng lượng liên kết, hằng số tạo phức khác nhau và do đó
có độ bền khác nhau. Vì vậy, đối quang nào tạo phức ít bền vững hơn sẽ đi qua cột
nhồi chất hấp phụ bất đối xứng nhanh hơn đối quang cịn lại. Dựa vào sự khác biệt đó,
hai đối quang được tách riêng [3], [7].
Hiện nay, phương pháp sắc ký có vai trị quan trọng trong điều chế cũng như phân tích
đồng phân quang học, bao gồm sắc ký lớp mỏng, sắc ký khí, sắc ký lỏng hiệu năng
cao. Đây là phương pháp cho kết quả phân tích cao, ổn định, chính xác. Tuy nhiên,
thời gian phân tích thường kéo dài, pha tĩnh bất đối thường rất đắt và không phải pha
tĩnh nào cũng áp dụng được cho các chất [3], [7].
Có hai cách để phân tách các đồng phân đối quang bằng phương pháp sắc ký:
Trực tiếp: thông qua sự tạo thành các đồng phân không đối quang nhất thời (transient
diastereisomer) trong quá trình sắc ký, bằng cách thêm vào pha động các tác nhân đối
quang thích hợp hoặc sử dụng pha tĩnh bất đối [3], [7].
Gián tiếp: thực hiện phản ứng tổng hợp tạo thành các đồng phân không đối quang bền
vững (stable diastereisomer) trước khi tiến hành sắc ký [3], [7].

7


1.2.3. Điện di mao quản trong phân tích đồng phân đối quang
Điện di là hiện tượng di chuyển của tiểu phân tử tích điện hịa tan hay phân tán trong
dung dịch chất điện giải khi có dịng điện đi qua. Điện di mao quản (CE) là phương
pháp sử dụng mao quản làm kênh di chuyển để thực hiện quá trình tách điện di. Từ
những năm 1990, CE đã được đưa vào các chuyên luận trong Dược điển các nước như
Dược điển Anh (BP), Dược điển Châu Âu (EP), Dược điển Mỹ (USP),… CE cho thấy

hiệu quả trong phân tích đồng phân quang học [3], [4], [14], [16], [18].
Có hai cách tách đồng phân quang học bằng CE là trực tiếp hoặc gián tiếp. Phương
pháp trực tiếp được sử dụng phổ biến hơn trong CE. Với phương pháp này, các tác
nhân quang hoạt được thêm vào dung dịch điện ly nền. Các tác nhân sẽ tạo phức hợp
với cả hai đối quang để hình thành các đồng phân đối quang khơng nhất thời (transient
diastereisomer). Do hằng số liên kết (binding constants) của tác nhân đối quang với
mỗi đối quang khác nhau mà hai đối quang được tách ra. Khi so sánh với phương pháp
sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC), vẫn có những khác biệt rõ ràng về cách vận hành,
những điểm thuận lợi và không thuận lợi giữa hai phương pháp này. Điểm mạnh của
CE là nguyên lý vận hành đơn giản, lượng mẫu phân tích khơng nhiều, dung mơi sử
dụng hạn chế. Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều hạn chế như độ lặp lại không cao,
cột mao quản đường kính khá hẹp nên dễ bị tắc nghẽn, dễ bị hấp phụ mẫu phân tích
trên bề mặt [14], [34].

1.2.4. Một số phương pháp phân tích đồng phân đối quang khác
1.2.4.1. Phương pháp cơ học
Hỗn hợp racemic thường tồn tại ở dạng tinh thể riêng biệt của dạng (+) và dạng (-).
Tùy vào kích thước của các tinh thể, nếu đủ lớn có thể dùng phương pháp thủ cơng để
nhặt riêng các phân tử có cấu hình khác nhau. Tuy nhiên phương pháp này hiện nay
chỉ mang tính lịch sử và ít được sử dụng [3], [4], [7].
1.2.5.2. Phương pháp đặt mầm
Năm 1866, Gerer đã đưa thêm một đối quang tinh khiết vào dung dịch racemic nồng
độ bão hòa để dung dịch trên đạt trạng thái bão hòa với đối quang thêm vào. Dạng đối

8


quang này kết tinh và có thể tách ra. Phương pháp này chỉ áp dụng được với dung dịch
bão hòa của hỗn hợp racemic nhưng không áp dụng được với hợp chất racemic [3],
[4], [7].

1.2.5.3. Phương pháp sinh hóa
Enzym là những chất xúc tác có tính chọn lọc về cấu trúc và đặc thù lập thể rất cao. Sự
tương thích giữa enzym và cơ chất giống như hình ảnh “ổ khóa-chìa khóa”. Do đó,
enzym thường được ứng dụng để điều chế các chất quang hoạt bằng cách cố định
enzym trên các chất mang. Các đối quang phản ứng với enzym bằng các vận tốc khác
nhau, từ đó có thể tổng hợp bất đối xứng hoặc phân hủy bất đối xứng để có được một
đối quang tinh khiết. Phương pháp này tạo ra sản phẩm có độ tinh khiết quang học cao,
ứng dụng nhiều trong thực tiễn, đặc biệt là trong điều chế các acid amin có tính quang
hoạt [3], [4], [7].
1.2.5.4. Phương pháp hóa học dựa trên sự tạo thành các đồng phân quang học
khơng có tính đối quang
Đây là phương pháp quan trọng nhất để tách riêng các chất quang hoạt, bản chất của
phương pháp có thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
( )
+ (S*)
( )

( , S ∗)
( , S ∗)

Kết tinh phân đoạn

(R,S*)

(R)

(S,S*)

(S)


Hình 1.3. Sơ đồ tách đồng phân quang học bằng phương pháp hóa học.
Trong đó,

( )
: Biến thể racemic
( )

(S*): Tác nhân quang hoạt
(R,S*) và (S,S*): Đồng phân quang học không đối quang (đồng phân dia)
(R), (S): Các đối quang tinh khiết
Khi cho biến thể racemic phản ứng với một tác nhân quang hoạt (S*) thì thu được hai
chất (R,S*) và (S,S*) là một cặp đồng phân quang học không đối quang. Hai đồng
phân này khác nhau về tính tan, áp suất hơi, hệ số hấp phụ và nhiều tính chất khác, nên

9


có thể tách riêng hai đồng phân dia ra khỏi hỗn hợp của chúng bằng các phương pháp
kết tinh phân đoạn hay phương pháp sắc ký.
Sự tách riêng biến thể racemic qua sự tạo thành các đồng phân quang học không đối
quang gồm 3 giai đoạn:
- Tạo thành đôi đồng phân quang học không đối quang.
- Dựa vào sự khác nhau về tính chất để tách riêng cặp đơi đồng phân quang học không
đối quang.
- Phá vỡ phân tử đồng phân quang học không đối quang tinh khiết để tách ra đối quang
và tác nhân đối quang tương ứng.
Tác nhân đối quang cần được lựa chọn dựa trên bản chất hóa học của chất cần phân
tích. Hiện nay, phương pháp tạo đồng phân dia được sử dụng hữu hiệu nhất để tổng
hợp và tách các chất đối quang.


1.3. PHA ĐỘNG ĐỐI QUANG TRONG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG
CAO (CHIRAL ADDITIVE MOBILE PHASE)
1.3.1. Khái niệm
Sự phân tách trực tiếp hai đồng phân đối quang có thể tối ưu hóa bằng cách thêm vào
pha động tác nhân đối quang, được gọi là pha động đối quang. Cơ chế nhận biết các
đồng phân đối quang đã được đề cập trước đó. Nguyên tắc là chất chọn lọc đối quang
sẽ tạo dẫn chất với hai đồng phân đối quang để hình thành hai sản phẩm không phải là
đối quang (diastereodisomers), như vậy chúng sẽ có tính chất vật lý và hóa lý khác
nhau nhiều hơn, do đó có thể tách chúng ra khỏi nhau trong điều kiện sắc ký lỏng bình
thường. Sự phân tách các đồng phân đối quang được tối ưu hóa bởi các chất chọn lọc
đối quang sẽ dẫn tới sự tạo thành các phức chất đối quang trong pha động, các phức
chất là đồng phân quang học nhưng không đối quang hoặc các chất chọn lọc đối quang
sẽ bao bọc pha động tạo thành pha tĩnh quang hoạt có khả năng phân biệt và tách các
chất đối quang. Kỹ thuật phân tích bằng sắc ký lỏng sẽ được chú trọng và mở rộng
theo hướng sử dụng chất đối quang thêm vào pha động để tách và định lượng các đồng
phân đối quang. Bên cạnh đó cũng góp phần giới hạn việc lựa chọn các hệ thống phát
10


hiện và các phức chất không bền giữa chất chọn lọc đối quang và đồng phân đối quang
sẽ dễ dàng được phát hiện bởi các đầu dò khác nhau, mở rộng hơn về khả năng tách
các chất và ít bị giới hạn hơn so với sử dụng cột sắc ký [21].

1.3.2. Các tác nhân quang hoạt
Các tác nhân quang hoạt thích hợp với cấu trúc của chất phân tích. Để đạt hiệu suất
tách tốt, yêu cầu tác nhân phải là chất quang hoạt có tác động chọn lọc đến thành phần
quang hoạt của mẫu phân tích và tạo cho các thành phần này ái lực khác nhau với dung
môi hoặc dung dịch đệm. Các tác nhân quang hoạt không được hấp thu UV ở vùng
phát hiện của mẫu phân tích. Trong các tác nhân quang hoạt được sử dụng để tách
đồng phân thì cyclodextrin và các dẫn chất của chúng là những tác nhân được sử dụng

phổ biến do có nhiều ưu điểm kể trên [6], [22], [26], [43].
1.3.2.1. Cyclodextrin
Cyclodextrin (CD) thuộc nhóm hợp chất được tạo thành từ các phân tử đường liên kết
với nhau tạo thành vòng (vòng oligosaccharides), có từ 5 tiểu đơn vị α-Dglucopyranoside theo liên kết 1,4. Trong tự nhiên, CD tồn tại dưới dạng α-, β-, γcyclodextrin với 6-8 tiểu đơn vị.

Hình 1.3. Cấu tạo của các dạng tồn tại của cyclodextrin.
Hiện nay, CD và các dẫn xuất được ứng dụng rất phổ biến được phân loại thành 3
nhóm sau. Nhóm CD khơng tích điện gồm β–CD, methyl-β–CD, dimethyl-β–CD và
hydroxy-β-CD. Nhóm CD tích điện dương gồm methylamino-β-CD và hepta-methylamino-β-CD. Nhóm CD tích điện âm gồm carboxymethyl-β-CD, muối natri phosphat
β-CD, muối natri sulfobutylether (SBE) β-CD, carboxymethyl γ –CD và muối natri
phosphat γ –CD [22].

11


×