Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giáo án Công nghệ 7 bài 3: Một số tính chất của đất trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.1 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết : 2 Ngày dạy: 3/9/07 Bài :3. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐấT TRỒNG. I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Học sinh biết được thành phần cơ giới của đất trồng - Học sinh hiểu được thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính - Học sinh biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất - Học sinh hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng 3.Thái độ Có ý thức bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất trồng II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: mẫu đất cát, đất thịt, đất sét. 2.Học sinh: Đọc trứơc bài, tìm hiểu: thành phần cơ giới của đất là gì? thế nào là độ chua, độ kiềm của đất? III. Phương pháp: hoạt động nhóm, vấn đáp, quan sát. đặc vấn đề IV. Tiến trình: 1.Ổn định tổ chức: kiểm tra sỉ số học sinh, vệ sinh lớp học 2.Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu vai trò trồng trọt 8đ Câu 2: Thành phần của đất trồng bao gồm: 2đ a/ Phần rắn, phần lỏng b/ Chất vô cơ, chất hữu cơ c/ Phần khí, phần rắn, phần lỏng Đáp án: Câu 1: - Cung cấp: lương thực 2đ - Cung cấp: thức ăn cho gia cầm , gia súc 2đ - Cung cấp :nguyên liệu cho nhà máy chế biến 2đ - Cung cấp: hàng hóa xuất khẩu. 2đ Câu 2: c/ Phần rắn, phần lỏng, phần khí 2đ 3.Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Đa số cây trồng nông nghiệp sống và phát triển trên đất. Thành phần và tính chất của đất ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nông sản. Muốn sử dụng hợp lí cần phải biết được các đặc điểm và tính chất của đất. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1:Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất là gì? Mục tiêu: Học sinh biết được thành phần cơ giới của đất là gì? Phương pháp: vấn đáp HS: đọc thông tin sgk/ 9. I. Thành phần cơ giới của đất là gì?. Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> GV: Phần rắn của đất bao gồm nhũng gì? HS: vô cơ và hữu cơ GV: Phần vô cơ gồm những loại hạt gì? Kích thước bao nhiêu? HS: hạt cát, hạt sét, hạt limon. - Phần vô cơ trong đất bao gồm các hạt có đường kính khác nhau: hạt cát (0,05-2 mm), hạt limon ( 0,0020,05), hạt sét ( nhỏ hơn 0,002 ). GV: Thành phần cơ giới của đất là gì? HS: là tỉ lệ của các loại hạt - Thành phần cơ giới của đất: là tỉ lệ % của các loại hạt cát, hạt limon, hạt sét trong đất. GV: Căn cứ vào thành phần cơ giới của đất, người ta chia đất thành những loại nào? HS: 3 loại chính: đất cát, đất thịt và đất sét. - Có 3 loại đất chính: đất cát, đất thịt và đất sét. GV: đặc 3 mẫu đất dã chuẩn bị lên bàn, cho học sinh quan sát, xác định từng loại đất. HS: xác định từng loại đất: cát, thịt, sét. Hoạt động 2: Độ chua, độ kiềm của đất Mục tiêu: Học sinh hiểu được thế nào là đất chua , đất kiềm, đất trung tính. Phương pháp: vấn đáp II. Độ chua, độ kiềm của đất HS: đọc thông tin sgk/ 9 GV: Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH, trị số pH giao động 0 đến 14. GV:đất thường có độ pH giao động trong phạm vi nào HS: từ 3 đến 9 GV: Đất như thế nào đựoc gọi là đất chua , đất kiềm, đất trung tính? HS: đất chua ( pH < 6,5 ), đất trung tính ( pH = 6,6Căn cứ vào trị số pH , người ta chia đất thành : 7,5) đất kiềm ( pH > 7,5 ) + Đất chua: pH < 6,5 + Đất trung tính: pH = 6,6- 7,5 + Đất kiềm: pH > 7,5 GV: Việc xác định đất chua, đất kiềm, đất trung tính để làm gì? HS: để có kế hoạch sử dụng và cải tạo hợp lí. Hoạt động 3: Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất Mục tiêu: Học sinh biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. Phương pháp: hoạt động nhóm HS: đọc thông tin sgk/ 9 GV:Hãy thảo luận nhóm,làm bài tập so sánh về khả III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất đất HS: thảo luận nhóm ( 3 phút ) HS: cử đại diện nhóm phát biểu, nhận xét: đất cát đất thịt đất sét. GV: nhận xét.. Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất tăng GV:Vì sao khi trời mưa, ở những nơi đất sét, nước hay dần: Đất cát đất thịt đất sét. động vũng và lâu sút hơn so với đất cát. HS: giải thích: do đất cát giữ nước tốt nên nước lâu rút. Hoạt động 4: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất là gì? Mục tiêu: Học sinh hiểu được độ phì nhiêu của đất là gì? Phương pháp: đặc vấn đề HS: đọc thông tin sgk/ 10 IV. Độ phì nhiêu của đất là gì? GV: Cây trồng ở nơi đất kém phân, khô hạn so với nơi đầy đủ dinh dưỡng, độ ẩm thích hợp,thì cây trồng ở nơi nào phát triển tốt hơn? HS: cây trồng nơi dất đủ dinh dưỡng, nước.. GV:Tuy nhiên đất có đủ dinh dưỡng, oxi, nước nhưng nhiễm chất độc hại cho cây thì cây có phát triển được không? HS: không phát triển đựơc GV: Độ phì nhiêu của đất là gì/ HS: phát biểu, rút ra kết luận. Độ phì nhiêu của đất: là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, đồng thời không có chất độc hại cho cây. GV: ngoài ra muốn năng suất cao phải cần nhiều điều kiện: giống, chăm sóc, khí hậu. 4.Củng cố và luyện tập: Câu 1: Độ phì nhiêu của đất là gì? Câu 2: Đất chua có độ pH là bao nhiêu? a/ pH> 7,5 b/ pH < 6,5 c/ pH = 6,6- 7,5 Đáp án: Câu 1: Độ phì nhiêu của đất: là khả năng của đất cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng, oxi cần thiết cho cây đảm bảo năng suất cao, không chứa chất độc hại. Câu 2: b/ pH < 6,5 5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học thuộc khái niệm: thành phần cơ giới của đất, độ phì nhiêu của đất. - Phân biệt được đất cát, đất thịt, đất sét, đất chua, đất kiềm và đất trung tính. - Đọc trước bài 6: Biện pháp sử dụng , cải tạo và bảo vệ đất. V. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………. Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×