Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG TIẾN DŨNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

Mã số :

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng.... năm 2018
Tác giả luận văn



Đặng Tiến Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức NHNo&PTNT chi
nhánh tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày … tháng.... năm 2018
Tác giả luận văn

Đặng Tiến Dũng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình, sơ đồ .................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Các đóng góp của luận văn ................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng
thương mại ........................................................................................................ 4
2.1.

Cở cở lý luận....................................................................................................... 4

2.1.1.

Các khái niệm có liên quan................................................................................. 4

2.1.2.

Vai trị huy động vốn của ngân hàng thương mại............................................... 9

2.1.3.

Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại ................................. 11

2.1.4.


Nội dung đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại ........... 14

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn ........................................... 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 23

2.2.1.

Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng thương mại ....................... 23

2.2.2.

Bài học rút ra đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Thọ .................................................................. 26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28

iii


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 28

3.1.1.


Khái quát đặc điểm của tỉnh Phú Thọ............................................................... 28

3.1.2.

Một số nét khái quát về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Phú Thọ ..................................................................................................... 32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 42

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 42

3.2.2.

Xử lý số liệu...................................................................................................... 44

3.2.3.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 44

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................................... 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 47
4.1.


Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ ...... 47

4.1.1.

Thực trạng huy động vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ ...................... 47

4.1.2.

Hiệu quả huy động vốn theo đối tượng huy động ............................................ 56

4.1.3.

Sự cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn ................................................. 57

4.1.4.

Hiệu quả huy động vốn theo chi phí huy động vốn .......................................... 60

4.1.5.

Đánh giá chung về hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh
Phú Thọ............................................................................................................. 65

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh
tỉnh Phú Thọ ..................................................................................................... 67

4.2.1.


Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 67

4.2.2.

Các yếu tố chủ quan.......................................................................................... 73

4.3.

Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của Agribank
chi nhánh tỉnh Phú Thọ ..................................................................................... 82

4.3.1.

Định hướng trong nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng ................ 82

4.3.2.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng ....................... 84

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 91
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 91

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 92

5.2.1.


Kiến nghị với nhà nước .................................................................................... 92

5.2.2.

Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việt Nam ...... 93

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 94
Phụ lục .......................................................................................................................... 96

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Agribank

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

ABbank

Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

CN

Chi nhánh

DPRR


Dự phịng rủi ro

DN, TC

Doanh nghiệp, tổ chức

ĐCTC

Định chế tài chính

HĐV

Huy động vốn

HSC

Hội sở chính

MBbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Qn đội

NHNo&PTNT

Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn

NHNN

Ngân hàng nhà nước


NHTM

Ngân hàng thương mại

NVHĐ

Nguồn vốn huy động

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SMS

Dịch vụ tin nhắn qua điện thoại

QLVTT

Quản lý vốn tập trung

TCTD

Tổ chức tín dụng

TG TCKT

Tiền gửi tổ chức kinh tế

TDH


Trung dài hạn

VHĐ

Vốn huy động

Vietcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam

Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ ....... 41
Bảng 3.2. Kết quả phát phiếu khảo sát ......................................................................... 44
Bảng 4.1. Quy mô nguồn vốn huy động tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2015 – 2017 .................................................................................. 47
Bảng 4.2. Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2015 -2017 ............................................................................ 49
Bảng 4.3. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2015 - 2017 ........................... 51
Bảng 4.4. Cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động vốn giai đoạn 2015 - 2017 ...... 53
Bảng 4.5. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền giai đoạn 2015 - 2017 ........................ 55
Bảng 4.6. Huy động vốn bình quân theo loại hình doanh nghiệp tại Agribank
chi nhánh tỉnh Phú Thọ ................................................................................ 57

Bảng 4.7. Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại Agribank chi nhánh
tỉnh Phú Thọ 2015 - 2017 ........................................................................... 58
Bảng 4.8. Cân đối giữa huy động và cho vay theo kỳ hạn ........................................... 59
Bảng 4.9. Cân đối giữa huy động và cho vay theo loại tiền tệ tại Agribank chi
nhánh tỉnh Phú Thọ ...................................................................................... 60
Bảng 4.10. Bảng lãi suất tiết kiệm hạn trả lãi cuối kỳ bằng VND của một số ngân
hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cập nhật ngày 25/10/2017.......................... 61
Bảng 4.11. Bảng lãi suất tiết kiệm hạn trả lãi cuối kỳ bằng USD của một số ngân
hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cập nhật ngày 25/10/207............................ 62
Bảng 4.12. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn của
Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ ................................................................ 64
Bảng 4.13. Mục đích lựa chọn gửi tiền vào Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ của
khách hàng ................................................................................................... 70
Bảng 4.14. Lý do khách hàng lựa chọn gửi tiền vào Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ ..... 71
Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá của khách hàng về lãi suất huy động vốn

của

Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ ................................................................ 74
Bảng 4.16. Danh mục sản phẩm tiền gửi của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ..... 75
Bảng 4.17. Đánh giá của khách hàng về các sản phẩm huy động vốn

của

Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ ................................................................ 76

vi


Bảng 4.18. Đánh giá của khách hàng về đội ngũ cán bộ, nhân viên của Agribank

chi nhánh tỉnh Phú Thọ ................................................................................ 78
Bảng 4.19. Đánh giá của khách hàng về quy trình, thời gian giao dịch tại
Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ ................................................................ 79
Bảng 4.20. Đánh giá của khách hàng về cơ sở vật của các phòng giao dịch tại
Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ ................................................................ 81

vii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Trụ sở hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam ...................................................................................................... 32
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ .................................. 35

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đặng Tiến Dũng
Tên luận văn: “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Thọ”.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn của Agribank chi nhánh
tỉnh Phú Thọ từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động
vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú
Thọ đến năm 2020. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống các vấn

đề lý luận và thực tiễn về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn tín dụng ở các ngân
hàng; (2) Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động
vốn tín dụng của Agribank CN tỉnh Phú Thọ; (3) Đề xuất các giải pháp để tăng cường
hiệu quả huy động vốn tại Agribank CN tỉnh Phú Thọ.
Số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh
và nhiệm vụ trọng tâm… của ngân hàng trong giai đoạn 2015 - 2017. Số liệu thống kê
của các diễn đàn, thơng tin báo chí trên các website điện tử. Số liệu sơ cấp trong khóa
luận này tôi sử dụng phương pháp điều tra khách hàng thông qua phiếu điều tra, phỏng
vấn trực tiếp, gửi mail thông qua mẫu phiếu điều tra được phát ra. Đây là thơng tin quan
trọng giúp cho việc tìm hiểu vấn đề huy động vốn của ngân hàng có căn cứ thực tế. Để
đảm bảo tính đại diện của mẫu, chúng tơi tiến hành chọn mẫu điều tra là 120 phiếu chia
thành 2 nhóm đối tượng bao gồm: 95 phiếu điều tra khách hàng cá nhân và 25 phiếu
điều tra khách hàng doanh nghiệp. Phương pháp mô tả dữ liệu dựa trên dữ liệu bằng đồ
hoạ trong đó các đồ thị mơ tả dữ liệu hoặc so sánh; biểu hiện dữ liệu thành các bảng số
liệu tóm tắt. So sánh các chỉ tiêu huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ, huy động vốn ở
các kỳ hạn khác nhau bao gồm: KKH, ngắn hạn và trung dài hạn, thu nhập và chi phí ở
các thời điểm, thời kì khác nhau để thấy sự thay đổi và mức độ đạt được của các hiện
tượng, chỉ tiêu cần phân tích. So sánh mức lãi suất huy động của NHNo&PTNT chi
nhánh tỉnh Phú Thọ với các ngân hàng khác trên địa bàn.
Qua đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh
tỉnh Phú Thọ cho thấy: Quy mô vốn tiền gửi của Chi nhánh tăng dần qua các năm với
mức độ tăng trưởng tốt. Năm 2017, nguồn vốn huy động của Chi nhánh lại tiếp tục tăng
và đạt 1.871,3 tỷ đồng, tăng 17,21% so với năm 2016. Nguồn vốn dân cư năm 2016 tại
Chi nhánh đạt 780,69 tỷ đồng tăng 16,6% so với năm 2015, bước sang năm 2017,

ix


nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 941,26 tỷ đồng tăng 17,21% so với năm 2016. Đây là
mức huy động cao nhất từ trước đến nay của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ và

đã góp phần gia tăng nền vốn theo đúng mục tiêu tái cơ cấu đã xây dựng. Từ năm 2015
-2017, vốn huy động ngắn hạn bình quân của Công ty TNHH tăng trưởng đều: năm
2015 là 13,8 tỷ đồng, năm 2017 là 19,8 tỷ đồng. Tương tự với khách hàng là cơng ty cổ
phần cũng có sự tăng trưởng đều và ổn định, lần lượt là 8,8 tỷ đồng năm 2015 và năm
2017 là 12,6 tỷ đồng. Nguồn vốn cho vay nội tệ và nguồn vốn cho vay ngoại tệ tăng dần
theo thời gian, năm 2015 số dư vốn cho vay nội tệ là: 902 tỷ đồng, năm 2017 là 1.224,8
tỷ đồng. Tỷ trọng cho vay nội tệ trên tổng dư nợ có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2015
(76,93%) lên 77,49% năm 2017, bên cạnh đó, dư nợ cho vay ngoại tệ lại có xu hướng
giảm dần, cụ thể: năm 2015 dư nợ cho vay ngoại tệ chỉ đạt: 270,5 tỷ, chiếm 23,07%
trong tổng dư nợ tín dụng, đến năm 2017 số dư này đạt: 355,7 tỷ đồng, chiếm 22,51%.
Phân tích hiệu quả huy động vốn qua phân tích cân đối giữa huy động vốn và sử dụng
vốn cho thấy nguồn vốn tăng trưởng đều và đáp ứng đủ nhu cầu cho vay cả ngắn, trung
dài hạn. Phần lớn khách hàng hài lòng và cảm thấy thoải mái khi giao dịch với
NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ, bên cạnh đó khách hàng vẫn cịn chưa hài lịng
với thái độ cũng như việc chăm sóc khách hàng còn tập chung vào các khách hàng quan
trọng và khách hàng quan trọng tiềm năng chưa có chế độ khuyến khích khách hàng
thân thiết.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh
tỉnh Phú Thọ là: (1) Yếu tố chủ quan (Môi trường pháp lý; Mơi trường kinh tế; Yếu tố
tâm lý, thói quen tiêu dùng của khách hàng; Sự phát triển của các ngân hàng cạnh tranh
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ). (2) Yếu tố khách quan (Lãi suất huy động vốn của
NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ; Các sản phẩm huy động vốn của Agribank chi
nhánh tỉnh Phú Thọ; Năng lực, trình độ và thái độ phục vụ của nhân viên; Quy trình,
thời gian giao dịch của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ...).
Thông qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ là: xây dựng chính sách
khách hàng phù hợp, xây dựng kế hoạch huy động vốn, cơ cấu vốn và sử dụng vốn hợp
lý, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, vận dụng linh hoạt chế độ lãi
suất linh hoạt, đẩy mạnh cơng tác tiếp thị, nâng cao uy tín ngân hàng, đổi mới và hiện
đại hố cơng nghệ ngân hàng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ và đổi mới

công tác quản lý.

x


THESIS ABSTRACT
Name of the author: Dang Tien Dung
Name of the thesis: Solutions to improve the efficiency of capital mobilization at
Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Phu Tho branch.
Field: Economic management

Code: 8340410

Training agency: Vietnam National University of Agriculture
A commercial bank is a currency trading organization that plays an important role
in promoting the development of the economy. Capital in the bank is small, with the
majority of capital mobilized. Therefore, it can be said that capital use activities of
banks exist and develop thanks to mobilized capital. The main activity of the bank is
borrowing for lending. Therefore, in order to ensure the objective of maximizing profit
as well as the target of liquidity and safety in operation, the bank must find the source of
capital. Because of time constraints, in this study, we focus on analyzing and assessing
the current status of capital mobilization at Vietnam Bank for Agriculture and Rural
Development - Branch Phu Tho province has proposed a system of measures to increase
capital mobilization activities at the Vietnam Bank for Agriculture and Rural
Development - Phu Tho branch by 2020. These include: (1) System of theoretical and
practical issues on capital mobilization and efficiency credit capital in banks; (2)
Assessing the current situation and analyzing the factors affecting the efficiency of raising
credit capital of Agribank branch in Phu Tho province; (3) Proposing solutions to enhance
the efficiency of capital mobilization at Agribank branch of Phu Tho province.
In this study, we used the flexibility between primary and secondary data to

provide analytical analysis. Secondary data collected from various sources such as
books, journals, newspapers, reports of branches, levels, websites ... related to research
content of the topic. Primary data was collected using in-depth interviews, structured
interviews and semi-structured interviews. To ensure representative representation, we
selected a sample of 120 questionnaires divided into 2 groups: 95 individual customer
surveys and 25 corporate customer surveys.
The assessment of the efficiency of capital mobilization at the Bank for
Agriculture and Rural Development of Phu Tho province shows that: The size of the
deposit capital of the branch has gradually increased over the years with good growth.
In 2017, the capital mobilization of the branch again increased and reached 1871.3
billion, up 17.21% compared with 2016. The capital of 2016 at the branch reaches
780.69 billion increased 16, 6% compared to 2015 and 2017, the mobilized capital from

xi


the population will reach VND941.26 billion, up 17.21% compared to 2016. This is the
highest level of mobilization from the branch of Agriculture and Rural Development Phu
Tho province and contributed to increase the capital in accordance with the objectives of
restructuring. From 2015 to 2017, the average short-term mobilizing capital of growth
limited companies will be VND13.8 billion in 2015 and VND19.8 billion in 2017.
Similarly, the corporation has stable and stable growth of 8.8 billion dong in 2015 and
12.6 billion dong in 2017 respectively. Analysis of capital mobilization efficiency through
balanced analysis between capital mobilization and capital use shows that capital sources
are consistently growing and meet demand for short, medium and long term loans. The
majority of customers are satisfied and comfortable with the transaction with VBARD in
Phu Tho province, besides, the customers are still not happy with the attitudes as well as
the customer care is focused on customers. The important customers and potential
customers have not been encouraged.
Factors influencing the efficiency of capital mobilization at VBARD in Phu Tho

province are: (1) subjective factors (legal environment, economic environment,
psychological factors, consumption habits of customers The development of competitive
banks in Phu Tho province. (2) Objective factors (mobilizing interest rate of Agribank
branch of Phu Tho province, capital mobilization products of Agribank branch of Phu
Tho province; Transaction time of Agribank branch in Phu Tho province ...).
Through research, we propose some solutions to improve the efficiency of
mobilizing capital at the Agribank branch of Phu Tho province: developing appropriate
customer policies, developing capital mobilization plans, capital structure and to use
reasonable capital, expand and improve the quality of banking services, flexibly apply
flexible interest rate regime, promote marketing activities, enhance banking prestige,
renovate and modernize public improving the professionalism of the staff and
renovating the management.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ giữ vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Nó được coi là một trung
gian tài chính quan trọng nhất, một mắt xích không thể thiếu để nền kinh tế của
các quốc gia có thể vận hành ổn định và hiệu quả. Nguồn vốn trong ngân hàng
ngoài một tỷ lệ nhỏ là vốn tự có, phần lớn cịn lại là vốn huy động. Vì vậy có thể
nói các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng tồn tại và phát triển được là nhờ
nguồn vốn huy động. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là đi vay để cho vay, bởi
vậy để đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cũng như mục tiêu thanh khoản và
an toàn trong hoạt động của mình ngân hàng phải tìm được những nguồn vốn có
chất lượng và hiệu quả.
Hiện nay tình hình lạm phát cao cùng với chính sách lãi suất của nhà nước
khiến cho việc huy động vốn trở nên khó khăn, đặc biệt là các nguồn vốn có chi

phí hợp lý và ổn định. Vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng hiện nay là tìm ra các
giải pháp để thu hút được nguồn vốn có hiệu quả, khai thác tối đa những nguồn
vốn đang còn tiềm tàng trong nền kinh tế để có một nguồn vốn phong phú với cơ
cấu vốn tối ưu đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và của bản thân mỗi ngân
hàng. Hệ thống ngân hàng thương mại nước ta đã đạt được những bước phát triển
rất mạnh mẽ, và đã trở thành một mắt xích quan trọng cấu thành sự vận động liên
tục của nền kinh tế. Cùng với các thành phần khác trong thị trường tài chính hệ
thống ngân hàng thương mại đóng một vai trị quan trọng trong việc tham gia
bình ổn thị trường tiền tệ, kìm chế lạm phát, phát triển thị trường ngoại hối.
Trong những năm qua các ngân hàng thương mại nước ta đã thực hiện huy động
được một lượng vốn đáng kể cho việc phát triển kinh tế, từ đó tạo cơng ăn việc
làm cho người lao động (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2014).
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh
Phú Thọ đã không ngừng từng bước lớn mạnh bắt nhịp với sự phát triển của nền
kinh tế thế giới và đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy
nhiên do nằm trên một địa bàn không phát triển cao về tài chính nên việc huy
động vốn lại càng khó khăn hơn. Huy động được vốn với chi phí hợp lý nhất và

1


bảo đảm được hiệu quả kinh doanh đang trở thành vấn đề cấp bách của ngân
hàng hiện nay và trong tương lai.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng
trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, ngân hàng nơng nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ nói riêng, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao
hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Thọ” để nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Thọ,
nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Thọ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả huy động vốn ở các
ngân hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu
quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Thọ.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nâng
cao hiệu quả huy động vốn tín dụng tại Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Thọ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Thọ.

2


1.3.2.2. Phạm vi thời gian
Số liệu trong luận văn được thu thập từ 2015 đến 2017. Các số liệu sơ cấp
được thu thập trong năm 2018.
1.3.2.3. Phạm vi không gian
Tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh

tỉnh Phú Thọ.
1.4. CÁC ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Đúc rút kinh nghiệm về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của
một số ngân hàng tiêu biểu.
- Phân tích thực trạng huy động vốn và hiệu quả huy động vốn tại Agribank
chi nhánh tỉnh Phú Thọ từ năm 2015 đến năm 2017.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ nhằm đáp ứng các yêu cầu cho chiến lược
phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra cách nhìn về nâng cao nâng cao hiệu quả huy
động vốn theo quan điểm tổng thể, thống nhất.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ HUY
ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. CỞ CỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh
tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại hình phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế
nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường
chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.
Ngân hàng thương mại là một trong những trung gian tài chính quan trọng
của nền kinh tế (Phan Thị Thu Hà, 2012).
Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính mà hoạt động chủ yếu là
nhận tiền gửi và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và
làm phương tiện thanh toán.
Theo Khoản 3 Điều 4 Luật các TCTD tại Việt Nam năm 2010: “Ngân

hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân
hàng theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” (Quốc hội, 2010).
Thực tế có rất nhiều loại hình NHTM khác nhau và cũng có nhiều tiêu
thức để phân chia các NHTM này, tùy theo yêu cầu của người quản lý.
* Phân loại theo hình thức sở hữu
- Ngân hàng sở hữu cá nhân
Là NH do cá nhân thành lập bằng vốn của chính cá nhân đó. Các NH này
thường nhỏ, phạm vi hoạt động không rộng chủ yếu là trong từng địa phương,
thường gắn liền với các DN và cá nhân ở địa phương. Do kém đa dạng nên khi
địa phương đó gặp rủi ro thì NH thường khơng tránh được tổn thất (Phan Thị
Thu Hà, 2012).
- Ngân hàng sở hữu của các cổ đông (ngân hàng cổ phần).
Các ngân hàng cổ phần được thành lập thông qua phát hành cổ phiếu và
những người nắm giữ cổ phiếu chính là những người chủ của NH. Họ được tham
gia vào các hoạt động của NH, chia cổ tức từ thu nhập của NH đồng thời phải
gánh chịu các tổn thất có thể xảy ra. Vì vốn của NH được hình thành thơng qua

4


sự tập trung, nên các ngân hàng cổ phần có khả năng tập trung vốn nhanh chóng
và do đó thường là các NH lớn. Vì vậy có thể giảm thiểu rủi ro do tính chun
mơn hóa nhưng lại phải gánh chịu rủi ro từ cơ chế quản lý phân quyền (Phan Thị
Thu Hà, 2012).
- Ngân hàng sở hữu Nhà nước.
Là loại hình NH có vốn sở hữu thuộc về nhà nước. Các ngân hàng này
thường được cho là tương đối an tồn và khó bị phá sản. Tuy nhiên trong nhiều
trường hợp các NH này phải thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước giao hoặc
thực hiện các chính sách của Nhà nước nên có thể gây ra bất lợi cho hoạt động
kinh doanh (Phan Thị Thu Hà, 2012).

- Ngân hàng liên doanh.
Các ngân hàng liên doanh được hình thành dựa trên việc góp vốn của hai
hoặc nhiều bên, thường là giữa NH trong nước với NH nước ngoài để tận dụng
các ưu thế của nhau (Nguyễn Duệ, 2015).
* Căn cứ theo tính chất hoạt động
- NH chuyên doanh và NH đa năng.
Ngân hàng chuyên doanh là NH chỉ tập trung cung cấp một số dịch vụ
NH như chỉ cho vay đối với nông nghiệp hoặc chỉ cho vay (không bảo lãnh
hoặc cho thuê).
Ngân hàng đa năng là NH cung cấp mọi dịch vụ NH cho mọi đối tượng,
tính đa dạng hóa sẽ giúp NH tăng thu nhập và hạn chế rủi ro. Đây là xu hướng
phát triển chung của các NHTM (Nguyễn Đăng Đờn, 2010).
- Ngân hàng bán lẻ và ngân hàng bán buôn.
Ngân hàng bán lẻ hay NH cung cấp các dịch vụ bán lẻ là NH cung cấp
dịch vụ cho hàng triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng
các giao dịch của các NH bán lẻ thường lớn nhưng giá trị các dịch vụ lại nhỏ.
Ngân hàng bán buôn hay NH cung cấp các dịch vụ bán buôn là NH cung
cấp các dịch vụ tài chính cho các DN, các định chế tài chính lớn và cho Chính
phủ. Số lượng các giao dịch của NH bán buôn nhỏ song giá trị của các giao dịch
lại tương đối lớn (Nguyễn Đăng Đờn, 2010).
2.1.1.2. Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại
Các nhà kinh tế đó đưa ra khái niệm về nguồn vốn của NHTM như sau:
Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại

5


tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư, hoặc thực hiện các dịch vụ
ngân hàng khác. Nó chi phối tồn bộ hoạt động của ngân hàng thương mại. Nó
quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng (Nguyễn Minh Kiều, 2012).

Nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm các nguồn tiền tệ của
chính bản thân ngân hàng và của một phần lớn do thu nhập quốc dân tạm thời
nhàn rỗi trong sản xuất kinh doanh được gửi vào ngân hàng với các mục đích
khác nhau. Nhờ có được các nguồn vốn này mà ngân hàng có thể tiến hành các
hoạt động kinh doanh. Ngân hàng thực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối lại
vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh q trình ln chuyển vốn, kích thích
mọi hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời, chính các hoạt động đó lại quyết
định sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Vốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại bao gồm: vốn tự có,
vốn huy động, vốn đi vay và các loại vốn khác (Nguyễn Minh Kiều, 2012).
a. Vốn tự có
Vốn tự có là vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM, đó là nguồn tiền được
đóng góp chủ yếu bởi những người chủ ngân hàng. Vốn tự có tuy chỉ chiếm
một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của NHTM, song lại là điều
kiện pháp lý bắt buộc để thành lập ngân hàng. Đây là nguồn vốn mang tính ổn
định cao, có thời gian sử dụng dài, luôn được bổ sung trong quá trình tồn tại
và phát triển của ngân hàng. Vốn tự có đóng vai trị quan trọng và thực hiện
một số chức năng không thể thay thế trong hoạt động ngân hàng như: cung
cấp nguồn lực ban đầu để giúp ngân hàng mới thành lập hoạt động, cung cấp
nền tảng cho sự tăng trưởng và mở rộng, giúp ngân hàng chống lại rủi ro và
duy trì niềm tin cho cơng chúng vào khả năng quản lý và phát triển của ngân
hàng (Nguyễn Minh Kiều, 2012).
b. Vốn huy động
Đây là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỉ trọng lớn nhất (khoảng 90%) trong
toàn bộ vốn kinh doanh của NHTM. Nguồn vốn này là tài sản thuộc các chủ sở
hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà khơng có quyền sở hữu với
nguồn vốn này và phải có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi đến
hạn hoặc khi họ có nhu cấu rút. Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến chi
phí và khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng (Nguyễn Thị Mùi, 2011).


6


c. Vốn đi vay
Là khoản tiền vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng
huy động vốn bị hạn chế nhằm duy trì hoạt động của ngân hàng một cách bình
thường. Nó thường chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của NHTM.
NHTM có thể vay ở các tổ chức tín dụng khác hoặc vay tại ngân hàng nhà nước
(Nguyễn Thị Mùi, 2011).
d. Vốn khác
- Nguồn trong thanh tốn: là nguồn vốn mà có được do ngân hàng làm
trung gian thanh toán trong nền kinh tế. Nguồn này được hình thành từ các hoạt
động thanh tốn khơng dùng tiền mặt như: séc trong q trình chi trả, tiền ký quỹ
L/C … Những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có thể kết số
dư tiền gửi từ tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay.
- Nguồn ủy thác: là nguồn vốn được hình thành nhờ việc thực hiện các
dịch vụ uỷ thác như uỷ thác đầu tư, uỷ thác cho vay, uỷ thác cấp phát, uỷ thác
giải ngân và thu hộ... Nguồn vốn này thường có chi phí rất thấp.
- Nguồn vốn khác: là các nguồn vốn phát sinh trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Gồm các khoản phải nộp, phải trả như thuế chưa nộp,
lương chưa trả…
Ngồi ra, nguồn vốn của ngân hàng cịn được hình thành từ nghiệp vụ
mua, bán, quản lý tài sản hộ. Khi NHTM càng phát triển nghiệp vụ trung gian
càng nhiều thì nguồn này chiếm tỷ trọng càng lớn (Nguyễn Minh Kiều, 2012).
2.1.1.3. Khái niệm hiệu quả huy động vốn
Hoạt động của các ngân hàng là hoạt động với mục đích có lãi và trong
điều kiện nguồn lực ngày càng khan hiếm thì buộc các ngân hàng phải quan tâm
đến hiệu quả hoạt động. Nâng cao hiệu quả trong hoạt động là cơ sở vật chất để
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng nói riêng và cho nền kinh tế
nói chung. Huy động vốn là một hoạt động quan trọng của ngân hàng thương

mại, vì vậy muốn nâng cao hiệu quả hoạt động thì phải nâng cao hiệu quả huy
động vốn. Hiệu quả huy động vốn là phạm trù phức tạp, phản ánh trình độ huy
động nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh
Hiệu quả là cái đích, là mục tiêu cao nhất mà mọi chủ thể kinh doanh đều
muốn đạt tới. Với các NHTM cũng vậy, hiệu quả kinh doanh luôn được chú
trọng quan tâm, một ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì việc đầu tiên đó

7


là cơng tác huy động vốn cũng phải có hiệu quả. Bởi huy động vốn là hoạt động
đầu tiên trong cả quy trình kinh doanh của NHTM, nó ảnh hưởng đến việc tồn tại
và phát triển của NHTM. Cho nên hiệu quả của công tác huy động vốn là vấn
đề quan tâm hàng đầu trong mọi hoạt động của ngân hàng thương mại.
“Hiệu quả huy động vốn được thể hiện ở mức đáp ứng cao nhất nhu cầu
sử dụng vốn của ngân hàng. Nhờ đó, nguồn vốn huy động có quy mô và sự tăng
trưởng ổn định, đáp ứng một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác nhu cầu sử dụng
vốn với một chi phí hợp lý” (Nguyễn Minh Kiều, 2012).
Như vậy có thể hiểu: hiệu quả huy động vốn của NHTM là việc thỏa mãn
một cách kịp thời nhu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất, ổn định nhất và hạn
chế đến mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra (Võ Thị Thúy Anh, 2015).
Nói cách khác, hiệu quả huy động vốn là phạm trù phản ánh trình độ và
khả năng đảm bảo thực hiện cơng tác huy động vốn có kết quả cao với chi phí
nhỏ nhất, rủi ro thấp nhất, có quy mơ và cơ cấu hợp lý đáp ứng nhu cầu sử dụng
vốn cho hoạt động đầu tư, cho vay của ngân hàng nột cách có lợi nhất, có hiệu
quả nhất. Có nghĩa là:
- Về mặt lượng: hiệu quả huy động vốn biểu hiện giữa kết quả thu được và
chi phí bỏ ra.
- Về mặt chất: hiệu quả huy động vốn phản ánh năng lực trình độ quản lý
của ngân hàng.

Hiệu quả huy động vốn góp phần quan trọng tạo nên lợi nhuận ngân hàng,
tạo sự ổn định của nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng và hạn chế rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng (Võ Thị Thúy Anh, 2015).
Một ngân hàng muốn đạt hiệu quả huy động vốn cao thì khi thực hiện huy
động vốn cần bám sát nhu cầu cho vay, đầu tư và các hoạt động quan trọng
khác…để số vốn huy động có thể phù hợp, tương ứng về cơ cấu kì hạn, loại tiền,
với chi phí huy động thấp nhất song vẫn đảm bảo có nguồn vốn ổn định đáp ứng
nhu cầu hoạt động kinh doanh, hạn chế rủi ro thanh khoản, rủi ro từ lãi suất từ đó
tăng lợi nhuận và độ an toàn cho hoạt động của các ngân hàng.
Đánh giá công tác huy động vốn của NHTM, chúng ta có thể rút ra những
giải pháp tốt để đảm bảo cơng tác huy động vốn có hiệu quả và an toàn (Võ Thị
Thúy Anh, 2015).

8


2.1.2. Vai trò huy động vốn của ngân hàng thương mại
2.1.2.1. Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì
phải có vốn bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu quyết định đến khả năng
kinh doanh của ngân hàng. Riêng đối với ngân hàng,vốn là cơ sở để ngân hàng
thương mại tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Vốn càng lớn thì
ngân hàng càng mạnh, điều đó chứng tỏ việc xử lý khả năng thanh khoản của
ngân hàng là lớn mạnh hay yếu kém. Nếu khách hàng rút vốn mà ngân hàng
đủ tiền trả thì ngân hàng đủ khả năng thanh khoản. Còn nếu khách hàng rút
vốn mà ngân hàng khơng đủ tiền trả thì ngân hàng khơng đủ khả năng thanh
khoản. khi tổ chức kinh tế đòi tiền (như thuế) mà ngân hàng khơng đủ khả
năng trả thì ngân hàng rơi vào trạng thái rủi ro thanh khoản hay đứng vào một
góc độ khác khi ngân hàng khơng đáp ứng đủ tiền mặt của các hoạt động xung
quanh thì được coi là rủi ro thanh khoản dù đó là bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào

(Phạm Ngọc Dũng, 2013).
Vốn lớn quyết định ngân hàng có dự trữ sơ cấp lớn .điều này cho thấy là
ngân hàng chống lại được việc rút tiền đột ngột của khách hàng .dự trữ sơ cấp
của ngân hàng chủ yếu là tiền mặt tại quỹ, tiền gửi các tổ chức kinh tế, các
NHTM khác. Vốn càng lớn thì khả năng đầu tư vào thứ cấp càng cao, vốn càng
lớn thì ngân hàng càng dễ đi vay các ngân hàng khác và cho các ngân hàng khác
vay. Vốn càng lớn thì sự hỗ trợ của cơ quan quản lí vĩ mơ càng cao và rất khó có
khả năng thanh khoản. Chính vì vậy, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với
quy mơ ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động kinh doanh cạnh tranh có
hiệu quả nhằm giữ chữ tín và nâng cao hiệu quả của ngân hàng trên thị trường
(Phạm Ngọc Dũng, 2013).
2.1.2.2. Vốn nhiều quyết định mở rộng phát triển khả năng sinh lời cao
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh hàng hóa đặc biệt trên thị trường
tiền tệ và thị trường chứng khốn. Chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng
của vốn đối với hoạt đông của ngân hàng, vốn của ngân hàng càng lớn thì
quyếtịnh khả năng mở rộng và phát triển chi nhánh càng cao đồng thời quyết
định khả năng sinh lời của ngân hàng. Nếu ngân hàng có nhiều vốn thì sẽ mở
rộng cho vay và dễ tiếp cận với khách hàng lớn nhưng không được vượt quá 15%
giá trị vốn tự có của ngân hàng. Vốn lớn thì khả năng được đầu tư của ngân hàng

9


càng nhiều nhưng không vượt quá 40% giá trị vốn tự có của ngân hàng (Phạm
Ngọc Dũng, 2013).
Chính vì thế, có thể nói :vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh
của ngân hàng. Do đó, vốn nhiều hay ít quyết đinh rất lớn đến ngân hàng, đòi
hỏi ngân hàng luôn luôn quan tâm tới việc đáp ứng đủ nguồn vốn cho hoạt
động kinh doanh, phải giữ cho nguồn vốn tăng đối và ổn định, vững mạnh
(Phạm Ngọc Dũng, 2013).

2.1.2.3. Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân
hàng trên thị trường .
Trong nền kinh tế thị trường để tồn thị trường để tồn tại và ngày càng
mở rộng quy mơ hoạt động địi hỏi các ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị
trường là điều trọng yếu. Uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng
sẵn sang thanh toán chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Kkhả năng thanh
tốn của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn. vì vậy,
loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của ngân hàng tỷ lệ thuận với
vốn của ngân hàng nói chung và với vốn khả dụng của ngân hàng nói riêng.
Với tiềm năng vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô
càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả nhằm vừa giữ
chữ tín, vừa nâng cao thanh thế trên thị trường (Tô Ngọc Hưng, 2012).
2.1.2.4. Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Ngày nay, trong xu hướng tồn cầu hố nền kinh tế thế giới với việc
hình thành hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm cho
các mối quan hệ thương mại, lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia trên thế
giới ngày càng được mở rộng và trở nên cần thiết, cấp bách. Việc phát triển
kinh tế ở các quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới
và NHTM là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó. Vì vậy nền tài chính
của mỗi quốc gia cũng phải hồ nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM với
các hoạt động của mình đã đóng góp vai trị vơ cùng quan trọng trong sự hồ
nhập ấy. Thơng qua hoạt động thanh tốn, kinh doanh ngoại hối. quan hệ tín
dụng khác với các NHTM nước ngồi, NHTM tạo điều kiện thúc đẩy hoạt
động ngoại thương không ngừng mở rộng và phát triển, thực hiện vai trò điều
tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc
tế góp phần quan trọng trong q trình hội nhập (Tơ Ngọc Hưng, 2012).

10



2.1.3. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
2.1.3.1. Tạo vốn trên cơ sở mở rộng tiền gửi khách hàng
Nguồn vốn này được huy động từ số tiền nhàn rỗi của các cá nhân, doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế. do những thành phần này họ có thu nhập cao, muốn tiết
kiệm để đầu tư cho tương lai, phòng ngừa rủi ro (Nguyễn Thị Mùi, 2011).
2.1.3.2. Nguồn vốn huy động
a. Tiền gửi không kỳ hạn
Với loại này, người gửi có thể gửi tiền vào và rút ra bất cứ lúc nào khi có
nhu cầu, như thế ngân hàng sẽ rất khó kế hoạch hố việc sử dụng loại tiền này,
nên loại tiền này ln có số dư, lãi suất thấp vì thế khách hàng thường duy trì số
dư trong tài khoản tiền gửi thanh tốn khơng nhiều, chỉ vừa đủ để đáp ứng nhu
cầu chi trả của mình. Khách hàng có thể u cầu ngân hàng trích tiền trên tài
khoản để chuyển trả cho người thụ hưởng, chuyển số tiền được hưởng vào tài
khoản này. Mục đích chính của người gửi tiền là nhằm đảm bảo an toàn về tài
sản và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng, do vậy, nó cịn dược gọi là
tiền gửi thanh toán. Chủ tài khoản được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức
phí thấp, bởi vì người gửi tiền sẵn lịng bỏ qua một số tiền lãi để có một tài sản
có tính lỏng cao sử dụng trong cách hoạt động thanh tốn mua hàng. Những
khoản chi phí của ngân hàng để duy trì loại tiền gửi thanh tốn bao gồm tiền
thanh tốn lãi và những chi phí trong việc phục vụ thanh toán trên các tài khoản
tiền gửi loại này như: xữ lý lưu trữ chứng từ thanh tốn; phí tổn chuyển tiền và
chứng từ; cung cấp thơng tin… (Tơ Ngọc Hưng, 2012).
b. Tiền gửi có kỳ hạn
Các khoản tiền gửi có kỳ hạn được đặc trưng bằng chứng chỉ tiền gửi ghi
rõ thời gian đáo hạn và số lượng. Khách hàng chỉ được rút ra sau một thời gian
nhất định theo kỳ hạn đã được thoả thuận khi gửi tiền. Tuy nhiên, ngân hàng có
thể giải quyết cho khách hàng rút trước hạn khi có yêu cầu, nhưng phải bị phạt
tiền bằng việc chuyển từ mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn sang áp dụng mức lãi
suất không kỳ hạn thấp hơn. Đối với các loại tiền gửi có kỳ hạn mục đích của
người gửi tiền là lợi tức, không quan tâm đến việc tận dụng những tiện ích thanh

tốn do ngân hàng cung cấp. Vì vậy, để tăng tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn ngân
hàng có thể sử dụng cơng cụ lãi suất và các chính sách khuyến khích lợi ích vật
chất khác như xổ số hoặc bốc thăm trúng thưởng… để tạo ra sự quan tâm thu hút

11


khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng cá nhân. Mức lãi suất cụ thể phụ thuộc
vào thời gian gửi tiền và sự thoả thuận giữa hai bên về những điều kiện đảm bảo
an tồn trong quan hệ tín dụng, đồng thời được xác định theo nguyên tắc thời
gian càng dài lãi suất càng cao (Tô Ngọc Hưng, 2012).
c. Tiền gửi tiết kiệm
Là loại tiền gửi để dành của các tầng lớp dân cư, được gửi vào ngân hàng
để được hưởng lãi, hình thức phổ biến của loại tiền gửi này là tiết kiệm có sổ. Về
mặt kỹ thuật, dạng tiền gửi này người gửi tiền được ngân hàng cấp cho một sổ
dùng để gửi tiền vào và rút tiền ra, đồng thời nó cịn xác nhận số tiền đã gửi.
Ngân hàng không cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng gửi
tiền tiết kiệm (Nguyễn Thị Mùi, 2011).
Ở Việt Nam, hình thức gửi tiền tiết kiệm phổ biến là:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại mà khách hàng có thể gửi nhiều
lần và rút một phần hay toàn bộ theo yêu cầu do vậy loại tiền này thường có lãi
suất thấp. Tuy nhiên, khác với tiền gửi thanh tốn, người gửi khơng được sử
dụng các cơng cụ thanh tốn để chi trả cho người khác.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi được rút ra sau một thời
gian nhất định. Tuy nhiên, nếu khách hàng có nhu cầu rút trước hạn cũng có thể
được đáp ứng nhưng phải chịu lãi suất thấp.
- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Thơng thường, đây là hình thức tiết kiệm
trung và dài hạn, người tham gia ngoài việc được ngân hàng trả lãi cịn được
ngân hàng cấp tín dụng nhằm mục đích bổ sung thêm vốn để mua sắm các
phương tiện phục vụ nhu cầu tiêu dùng (Nguyễn Thị Mùi, 2011).

2.1.3.3. Nguồn vốn đi vay
a. Phát hành các chứng từ có giá
Giống như các doanh nghiệp, ngân hàng cũng huy động vốn bằng cách
chủ động phát hành các giấy tờ có giá (hay cịn gọi là các cơng cụ nợ) như kỳ
phiếu, trái phiếu, tín phiếu ngân hàng để huy động vốn nhằm thực hiện những dự
án đầu tư đã định.
Các công cụ nợ của ngân hàng là các giấy nhận nợ mà ngân hàng bán cho
công chúng. Đây là cách thức vay vốn của NHTM, bởi vì những người sở hữu
các cơng cụ này được hồn trả vốn vào thời gian đáo hạn cộng thêm khoản tiền
lãi nhất định. Những công cụ nợ của ngân hàng là:

12


×