Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Điều tra cơ bản các di tích mang dấu ấn thời đại đá cũ trên đất lâm đồng đề tài khoa học cấp trường đại học khoa học xã hội nhân văn 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

--------o0o---------

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN 2008

ĐIỀU TRA CƠ BẢN
CÁC DI TÍCH MANG DẤU ẤN
THỜI ĐẠI ĐÁ CŨ TRÊN ĐẤT
LÂM ĐỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh, 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
--------o0o---------

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN 2008

ĐIỀU TRA CƠ BẢN
CÁC DI TÍCH MANG DẤU ẤN
THỜI ĐẠI ĐÁ CŨ TRÊN ĐẤT
LÂM ĐỒNG
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: CN. ĐỖ NGỌC CHIẾN
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV – ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TP. HỒ CHÍ MINH



Thành phố Hồ Chí Minh, 2008


MỤC LỤC
Bảng các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU

4

1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

7

3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

10

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

12

5. Đóng góp của đề tài

12


6. Bố cục của đề tài

13

NỘI DUNG
CHƯƠNG I. KHÁI LƯỢC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ TỘC NGƯỜI TỈNH LÂM ĐỒNG

14

I.1. Điều kiện tự nhiên

14

I.1.1 Vị trí địa lý – hành chính

14

I.1.2. Sự phát triển địa chất - địa hình

17

I.1.3. Khí hậu – thủy văn – sơng ngịi

23

I.1.4. Quần thể thực vật – động vật

25


I.2. Đặc điểm tộc người

27

CHƯƠNG II: DI TÍCH VÀ DI VẬT THỜI KỲ ĐÁ CŨ Ở LÂM ĐỒNG

30

II.1. Tiếp cận thuật ngữ

30

II.2. Di tích và di vật thời đại Đá cũ Lâm Đồng qua tư liệu

39

II.2.1. Di tích Tà Liêng

39

II.2.2. Di tích Đồi Giàng

41

II.2.3. Địa điểm Tà Hin

42

II.2.4. Di tích Lạc Xuân II


43

II.2.5. Di tích Suối Đầu Voi

44

II.2.6. Di tích Pin Hatt (Tuyền Lâm)

46

II.3. Kết quả đợt điều tra – khảo sát một số địa điểm Đá cũ
ở Lâm Đồng năm 2007

47
1


II.3.1. Di tích Suối Đầu Voi

48

II.3.2. Di tích Pin Hatt (Tuyền Lâm)

64

II.3.3. Di tích Tà Liêng – Đạ Đờn

66

II.4. Kết quả phân tích thạch học một số mẫu vật đá ở Lâm Đồng


67

II.4.1. Các mẫu vật công cụ Đá cũ ở Lâm Đồng

68

II.4.2. Các mẫu vật đá Tiền sử muộn khác ở Lâm Đồng

71

II.4.3. Nhận xét về chất liệu nham thạch chế tác
công cụ đá ở Lâm Đồng

75

CHƯƠNG III: GIAI ĐOẠN ĐÁ CŨ Ở LÂM ĐỒNG TRONG
BỐI CẢNH THỜI KỲ ĐÁ CŨ Ở TÂY NGUYÊN,
NAM TRUNG BỘ VÀ ĐÔNG NAM BỘ VIỆT NAM

77

III.1. Khu vực Tây Nguyên

77

III.2. Khu vực Đông Nam Bộ

81


III.3. Khu vực Nam Trung Bộ

84

CHƯƠNG IV: NHỮNG NHẬN THỨC CƠ BẢN
VỀ THỜI KỲ ĐÁ CŨ Ở LÂM ĐỒNG

87

IV. Nhận định chung về các cổ tích Đá cũ ở Lâm Đồng

87

IV.1.1. Tính chất khảo cổ học của các di tích Đá cũ Lâm Đồng

87

IV.1.2. Đặc trưng hiện vật

88

IV.1.3. Niên đại – chủ nhân di tích

91

IV.2. Đơi nét phát họa về đời sống kinh tế – văn hóa
của cư dân Tiền sử giai đoạn Đá cũ ở Lâm Đồng

95


ĐÔI LỜI KẾT

101

PHỤ LỤC

104

1. Tài liệu tham khảo

105

2. Chú dẫn bảng thống kê hiện vật

113

3. Chú dẫn bản đồ, sơ đồ, bản vẽ, bản ảnh

114

4. Các bảng thống kê

121

5. Ban đồ, sơ đồ, bản vẽ, bản ảnh

137

2



BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AD
BC
BP
GS
KCH
KHXH
KHXH-NV
MSVĐKCHOMNVN

: Sau Công nguyên
: Trước Công nguyên
: Cách ngày nay
: Giáo sư
: Khảo cổ học
: Khoa học xã hội
: Khoa học xã hội – Nhân văn
: Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt
Nam
NB,Đ&N
: Nam Bộ, Đất Và Người
NCĐNA
: Nghiên cứu Đông Nam Á
Nnk
: Những người khác
NPHMVKCH
: Những phát hiện mới về khảo cổ học
Nxb

: Nhà xuất bản
Tp. HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
Tr.
: Trang
TTNCKCH
: Trung tâm nghiên cứu khảo cổ học
TT
: Thứ tự
VHOE&CVHCOĐBCL : Văn hóa Ĩc Eo và các văn hóa cổ ở Đồng bằng
Cửu Long
VKCH
: Viện Khảo cổ học
VKHXHVNB
: Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ

3


MỞ ĐẦU
Vùng đất Tây Nguyên của Việt Nam hiện nay bao gồm 5 tỉnh: Kon
Tum, Gia Lai, Đắc Lắc (Đăk Lăk), Đắc Nơng (Đăk Nơng), Lâm Đồng, với
diện tích khoảng 54.474,5km2 (chiếm khoảng 16,45% tổng diện tích lãnh thổ
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) và dân số tính đến cuộc tổng
điều tra dân số cơng bố ngày 1/4/1999 khoảng 4.058.400 người (chiếm gần
5,31% tổng dân số cả nước), không chỉ mang nhiều nét đặc sắc, đặc điểm
tương đồng về kinh tế, văn hoá của các tộc người anh em sinh sống lâu đời
trên “21 tiểu vùng địa lý – văn hố”, mà cịn ẩn chứa tiềm tàng các giá trị văn
hoá cổ xưa – một phần của quá khứ bị quên lãng.
Lịch sử phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học khu vực Tây Nguyên bắt

đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX, ngay giữa lúc chiến sự vẫn cịn xảy ra ác
liệt (trong cơng cuộc giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất tồn vẹn đất
nước). Trước đó, cũng đã có một số phát hiện khảo cổ học về khu vực này.
Đó là một vài sưu tập lẻ tẻ của các giáo sĩ phương Tây (Mission Pavie, 1904)
hoặc những công bố của Lafont (Lafont, 1956) và G. Condominas
(Condominas, 1952) [30:19].
Đầu những năm 70, trên cơ sở thông báo ban đầu của chiến sĩ bộ đội,
những nhà khảo cổ học trẻ tuổi Việt Nam theo chân các đồn qn giải phóng
từ các chiến hào cơng sự đã phát hiện thêm các di tồn vật chất nguyên thủy
nơi đây – những chiếc cuốc đá, rìu đá bản địa Cao nguyên (Hoàng Xuân
Chinh, Nguyễn Khắc Sử, 1976: 115) [30:19].
Năm 1975 được xem như cột mốc thực sự cho công cuộc nghiên cứu
khảo cổ học Tây Nguyên để rồi đến những năm 90, một loạt chương trình
nghiên cứu cấp Bộ, cấp Nhà Nước được triển khai. Chẳng hạn như Chương
trình khảo sát lịng hồ thủy điện Ialy (1992-1993) của Bộ Năng lượng;
Chương trình nghiên cứu Trường Sơn – Tây Nguyên – Nam Bộ do Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo (1993 – 2000); Chương trình khai quật di chỉ Lung Leng

4


(2001-2002) của Tổng công ty điện lực Việt Nam; Chương trình điều tra cơ
bản khảo cổ học Tây Nguyên – Nam Bộ (2001- 2003) của Trung tâm Khoa
học xã hội và nhân văn quốc gia. Cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã phát
hiện hàng loạt di tích khảo cổ nhiều thời kỳ, từ giai đoạn cổ sơ nhất – thời kỳ
tiền sử cho đến các giai đoạn về sau.
Tuy vậy, Tây Nguyên vẫn còn nhiều “vùng trắng” khảo cổ học cần
được khám phá, nhất là các vùng chưa có điều kiện để nghiên cứu nhiều.
Cơng cuộc nghiên cứu này địi hỏi có sự phối hợp hiệu quả giữa các nhà khoa
học và các cơ quan chức năng; đặc biệt cấp thiết hơn, khi mà tình trạng phá

hoại di tích để vơ vét đồ cổ diễn ra hết sức dữ dội và ngày càng tinh vi hơn.
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, bên cạnh các tồn tích văn hố đặc sắc
được lưu giữ trong các khu mộ địa kiểu Kurgan của các cộng đồng dân tộc ít
người thời kỳ lịch sử, đáng chú ý nhất là các sưu tập hiện vật thời kỳ tiền - sơ
sử với hàng trăm công cụ lao động bằng đá – đồng - gốm thuộc nhiều loại
hình và kích cỡ khác nhau thuộc nhiều sưu tập: “mai”, cuốc có vai-tứ giác và
rìu-bơn-đục “răng trâu”, dao hái, vòng trang sức và đá khắc, bàn đập vải vỏ
cây khắc rãnh, bàn mài và chày nghiền hạt, “bánh xe”, mảnh nguyên liệu
bằng đá lửa v.v… Đặc biệt, với những phát hiện mới trong thời gian gần đây,
chúng tôi hết sức quan tâm đến các sưu tập hiện vật cuội ghè thuộc loại
nguyên thủy nhất Lâm Đồng ghi nhận ở Suối Đầu Voi – “góp thêm khối tư
liệu hiện vật phong phú và đa dạng để nghiên cứu về thời đại Đá cũ ở miền
cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên này”. Trước đó, các phát hiện ở Tà Liêng, Đồi
Giàng, Lạc Xuân II, Đồi 1010 -Tân Nghĩa,Tà Hin, v.v… và mới đây nhất, Đại
học Đà Lạt cũng đã khai quật một địa điểm (Gia Lâm - Lâm Hà) mang dáng
dấp của công xưởng chế tác đá thời kỳ Tiền sử khá phong phú.
Xuất phát từ yêu cầu nghiên cứu khoa học và thực tiễn công tác trưng
bày của Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tơi nhận thấy

5


rằng việc nghiên cứu các di tích và các sưu tập công cụ mang dấu ấn Thời đại
Đồ Đá ở Lâm Đồng lúc này là hết sức cấp thiết. Nó không chỉ giải quyết
khoảng thiếu hụt tri thức khảo cổ học về các giai đoạn ở Lâm Đồng, Tây
Nguyên nói chung, mà cịn góp phần xố đi khoảng trắng về khảo cổ học giai
đoạn tiền – sơ sử, đặc biệt là thời kỳ đồ Đá – đồ đá Cũ với các dấu ấn của
phức hệ văn hoá Sơn Vi – Hồ Bình – Bắc Sơn kéo dài và mở rộng về tận

Phương Nam. Nhu cầu đó cịn trở nên cấp bách hơn bởi các di tích thuộc dạng
này khơng nhiều, lại ln đứng trước nguy cơ bị xố xổ trong tiến trình cơng
nghiệp hố hiện đại hố đất nước. Chính vì vậy, chúng tơi đã chọn đề tài:
“ĐIỀU TRA CƠ BẢN CÁC DI TÍCH MANG DẤU ẤN THỜI ĐẠI ĐÁ CŨ
TRÊN ĐẤT LÂM ĐỒNG” trong đó có chọn điểm khảo sát ở các huyện Lâm
Hà, Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng – nơi hứa hẹn sẽ đạt được
những kết quả khả quan để nghiên cứu, với mong muốn nâng cao nhận thức
và góp phần vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học trên vùng đất khá nhạy cảm
là Tây Nguyên nói chung.
Điều thuận lợi là trong đợt khảo sát năm 2003-2004, chúng tôi đã thu
nhặt được 1 sưu tập hiện vật công cụ ghè đẽo khá nguyên thủy ở di tích Suối
Đầu Voi (Đức Trọng), do đó cần có một cơng trình tổng hợp để giới thiệu nó.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các di tích, di vật biểu trưng thời kỳ Đá cũ ở Lâm Đồng được biết đến
sớm nhất qua công bố của Phạm Đức Mạnh từ những năm 90 của thế kỷ XX:
“Những công cụ cuội ghè đầu tiên thuộc hậu kỳ đá cũ của Nam Tây Nguyên”
[43]; “Những vết tích đầu tiên của con người hậu kỳ Đá cũ ghi nhận trên đất
Lâm Đồng” [44]. Tại đây, khi khảo sát các khu gò mộ (kurgan) thuộc thời kỳ
lịch sử trãi dài trên các dải đồi hình vịng cung xen kẽ các thung lũng sơng cổ,
các nhà nghiên cứu đã thâu nhặt được ở các điểm một số mảnh cuội có vết ghè
đẽo mang đặc trưng cơng cụ cuội văn hóa Sơn Vi: Đồi Giàng (1 cơng cụ ghè
một mặt kiểu nạo hình “múi cam” hồn chỉnh, 1 mảnh cuội có gia cơng và 5
mảnh đá vỡ khác), Tà Liêng (3 công cụ ghè mang kỹ thuật Sơn Vi, 7 mảnh cuội

6


tách – vỡ và 16 cục thạch anh), Lạc Xuân II (1 phác vật cơng cụ có lưỡi theo rìa
dọc, 3 mảnh tách – tước). Ngoài ra, trong sưu tập đá của Bảo tàng Lâm Đồng
được sưu tầm trước đó, đáng chú ý là một số tiêu bản cuội mang dấu ghè chỉnh

trên rìa cạnh tìm thấy ở Bảo Lộc, Đơn Dương, Đức Trọng và Tà Hin. Các công
bố này chính là những tài liệu bậc một làm nền cho các nghiên cứu ở giai đoạn
tiếp theo ở khu vực phía Nam.
Trước đó, từ năm 1993, Tây Ngun cùng với Nam Bộ và quần đảo
Trường Sa (khu vực hải đảo) đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định cho
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Khoa học xã hội Việt
Nam cùng các Viện nghiên cứu triển khai đề tài nghiên cứu trọng điểm Quốc gia
về các vấn đề lịch sử – kinh tế - văn hóa ở các khu vực nhạy cảm này (Chương
trình nghiên cứu Trường Sa – Tây Nguyên – Nam Bộ 1993-2000; Chương trình
điều tra cơ bản khảo cổ học Tây Nguyên 2001-2003). Thành tựu thu được khá
nhiều nhưng cũng chưa tồn diện và vẫn cịn tiếp tục được triển khai trong thời
gian sắp tới.
Từ khoảng những năm đầu thế kỷ XXI trở lại đây, tại Lâm Đồng có thêm
một vài phát hiện mới về di tích mang dấu ấn thời kỳ Đá cũ được công bố. Năm
2002, Ngô Tuấn Cường cùng một số đồn cán bộ của Cơng ty du lịch Lâm Đồng
đến khảo sát Suối Đầu Voi – Núi Voi (Hiệp Thạnh – Đức Trọng) đã thu thập
được một số tiêu bản đá có vết ghè đẽo (160 tiêu bản). Một số thông báo và bài
báo khoa học được đăng tải thu hút sự quan tâm: “Kết quả điều tra khảo cổ học
tại địa điểm Núi Voi (Lâm Đồng)” [60]; “Khảo cổ học Lâm Đồng những phát
hiện mới” [65]; “Nhận xét sơ bộ về di tích đá cũ Núi Voi (Lâm Đồng)” [56];
“Tìm thấy Đá Cũ ở Suối Đầu Voi (Lâm Đồng)” [21]; “Phát hiện công cụ đá
ghè đẽo ở hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt (Lâm Đồng)” [19]. Mới đây nhất, Luận án
Tiến sĩ của Trần Văn Bảo với đề tài “Khảo cổ học tiền – sơ sử và lịch sử tỉnh
Lâm Đồng” bảo vệ tại Viện Khảo cổ học đã vẽ nên những nét khái quát nhất
về các giai đoạn văn hóa khảo cổ hiện biết trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, trong
đó có nhắc đến những di tồn tiền sử Đá Cũ nơi đây [59].

7



Trong niên khóa 2003 - 2004, Bộ mơn Khảo cổ học thuộc Khoa Lịch
sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh đã có
chuyến khảo sát một số di tích khảo cổ học tỉnh Lâm Đồng, trong đó có Suối
Đầu Voi. Tại đây, khi tiếp xúc với sưu tập công cụ đá ở Suối Đầu Voi của anh
Ngơ Tuấn Cường, Đồn khảo sát đã ghi nhận trong số đó gồm 2 nhóm: nhóm
di vật thời kỳ Đá mới (3 tiêu bản) và nhóm di vật thời kỳ Đá cũ (35 tiêu bản,
bao gồm các dạng công cụ chặt thô kiểu chopper và chopping tool, cơng cụ
nạo, cơng cụ cắt – khía bằng mảnh tước, …). Chuyến khảo sát này Đoàn cũng
đã thu nhặt được 123 tiêu bản đá nhiều loại hình có các dấu vết ghè đẽo trực
tiếp tạo nên [51].
Các học giả nước ngồi (các nhà dân tộc học và ngơn ngữ học) trước đây
khi nghiên cứu về Tây Nguyên đã dự đoán rằng cư dân đầu tiên đến ở Tây
Nguyên Việt Nam cách nay vài nghìn năm, sớm nhất là vào hậu kỳ thời đại Đá
Mới (Lafont 1956). Tuy nhiên, nhận định này hiện nay khơng cịn phù hợp; kết
quả nghiên cứu mới của các nhà Khảo cổ học Việt Nam cho thấy niên đại có thể
cổ xưa hơn nhiều, chí ít là đến hậu kỳ Đá Cũ cách nay vài vạn năm (với các hiện
vật tìm thấy ở Tà Liêng, Đồi Giàng, Lạc Xuân II, Suối Đầu Voi, Pin Hatt (Tuyền
Lâm), Tân Nghĩa – Lâm Đồng; Xuân Phú – Đắc Lắc; Dỗn Văn, Thơn Sáu –
Đắc Nơng; Lung Leng, Bình Long – Kon Tum v.v…).
Khảo cổ học các thời kỳ ở Lâm Đồng nói chung và đặc biệt trong buổi
bình minh của lịch sử, thời kỳ đồ Đá vẫn rất cần những chương trình nghiên cứu
dài hơi tiếp theo.
3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu
- Các di tích, di vật khảo cổ thuộc thời kỳ Đá cũ ở Lâm Đồng (Đồi
Giàng, Tà Liêng, Lạc Xuân II, Suối Đầu Voi, Pin Hatt (hồ Tuyền Lâm) đã
được phát hiện và công bố trên các ấn phẩm chuyên ngành có liên quan.
- Các di vật thu nhặt được tại các di tích qua đợt điều tra – khảo sát năm
2003-2004 và và đợt phúc tra năm 2007.


8


Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu lớn nhất của đề tài là hệ thống toàn bộ tư liệu hiện biết về các di
tích chứa di vật mang dấu ấn thời kỳ Đá cũ trên đất Lâm Đồng và giới thiệu các
tư liệu điền dã mới.
Đien dã cơ bản: điều tra, khảo sát trọng điểm di tích; hệ thống tư liệu
văn hóa vật chất, giám định khoa học, xây dựng hồ sơ dữ liệu khảo cổ học;
đánh giá mức độ, quy mơ, trữ lượng di tồn vật chất của di tích. Trên cơ sở các
dấu vết vật chất phát hiện được, nêu lên tính chất của các di tích cũng như vai
trị, vị trí của nó trong thời kỳ tiền sử Tây Nguyên.
Nghiên cứu tổng hợp có đối sánh về các di tích văn hóa vật chất thuộc
thời kỳ Tiền sử (Đá cũ) ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung
Bộ (Việt Nam) để nhận biết đầy đủ, sâu sắc và chính xác hơn bộ mặt văn hóa
– lịch sử – xã hội của các cộng đồng người bản địa ở khu vực phía Nam của
Tổ quốc – địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng trong cơng cuộc nghiên cứu
Khoa học xã hội & Nhân văn của đất nước ta và của cả khu vực Đơng Nam
Á.
Góp phần giáo dục truyền thống yêu quý các di sản do tiền nhân để lại.
Đồng thời thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu thực địa bổ khuyết cho nhiệm vụ
học tập, giảng dạy cũng như sưu tầm mẫu vật làm giáo cụ trực quan và xây dựng
các sưu tập hiện vật quý đáp ứng nhu cầu phục vụ trưng bày của Bảo tàng học
đường, Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ cụ thể
- Đien dã cơ bản:
Phạm vi và nội dung chủ yếu của đề tài tập trung vào những di tích hiện
biết có dấu vết cơng cụ Đá cũ (ở các huyện Lâm Hà, Di Linh, Đức Trọng) dọc
theo các đồi gị triền sơng suối, các dịng chảy Đa R’Sal, Đạ Đờn, Đạ Dâng,

Đạ Dưng, v.v… trong khu vực nghiên cứu.
Mỗi điểm di tích phát hiện trên các lộ trình điều tra sẽ xác định vị trí,

9


trình trạng, quy mơ, loại hình, đặc điểm; ghi nhận các dữ kiện khoa học liên
quan đến cảnh quan, môi trường sinh thái của di tích. Các sưu tập cổ vật phát
hiện và thu nhặt được phục vụ trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử -Văn hóa của
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh.
- Nghiên cứu Tổng hợp:
Hệ thống toàn bộ tư liệu khảo cổ học hiện biết theo các nội dung đã
trình bày ở trên.
Giám định các mẫu vật Khảo cổ học tại các Phịng thí nghiệm Khoa
học Tự nhiên (phân tích thạch học), xây dựng các sưu tập di vật khảo cổ học
hoàn chỉnh phục vụ trưng bày và thiết lập chương trình hợp tác trưng bày
chuyên đề tại Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Trường Đại học Khoa học xã hội &
Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ cơng tác đào tạo
ở Đại học và Sau Đại học trước mắt và lâu dài.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu :
Trên cơ sở mục tiêu đã đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu Khảo cổ học truyền thống và hiện đại, từ xây dựng kế hoạch nghiên cứu
cơ bản và chi tiết; thu thập, xử lý, giải thích thơng tin khảo cổ học trên hiện
trường thực địa và nghiên cứu trong phòng (đo vẽ, chụp ảnh, khảo tả hiện
vật), các phương pháp định tính và định lượng trong phân tích thống kê, các
khoa học tự nhiên (Địa chất học, phân tích thành phần khống thạch - phân
tích thạch học), phương pháp cấu trúc cơng trình nghiên cứu khảo cổ học,
.v.v... Bên cạnh đó, đề tài còn thể hiện trong việc tổ chức phối hợp giữa lực
lượng cán bộ nghiên cứu và cộng tác viên ở các trường Đại học (Đại học Đà

Lạt), cơ quan nghiên cứu khoa học và Bảo tàng địa phương (Bảo tàng Lâm
Đồng).
5. Đóng góp của đề tài
Cơng trình được triển khai giúp ích cho việc đánh giá mức độ hiện tồn các
di vật tại di tích, từ đó đề ra kế hoạch nghiên cứu hay bảo vệ cụ thể trước khi khu

10


di tích có thể bị biến đổi hoặc bị xố sổ hồn tồn (trước nhu cầu cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ như hiện nay).
Sản phẩm đạt được đóng góp tư liệu cho nghiên cứu hệ thống và tổng hợp
về văn hóa vật thể của các cộng đồng tộc người cư trú và làm chủ từ lâu đời ở
Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh miền Nam Việt Nam – khu vực Tây Nguyên;
phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy Đại học mà trực tiếp nhất là các
chuyên ngành Khảo cổ học, Nhân học, Sử học,… ở Trường Đại học Khoa học
xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và nhiều Trường Đại
học, Viện nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay.
Kết quả ở báo cáo tổng hợp chuyển giao cho phòng Sau Đại học và
Quản lý khoa học, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn. Toàn bộ hiện
vật khảo cổ học phát hiện, sưu tầm được trong quá trình điều tra, khảo sát sẽ
được nghiên cứu, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử – Văn hoá thuộc Trường,
cũng như phục vụ cho việc tham quan, học tập của sinh viên chuyên ngành.
6. Bố cục của Đề tài
Đề tài ngoài phần Mở đầu, Đôi lời kết, Phụ lục, được kết cấu thành các
chương chính sau:
Chương I. Khái lược điều kiện tự nhiên và tộc người tỉnh Lâm Đồng
Chương II. Di tích và di vật thời kỳ Đá cũ ở Lâm Đồng
Chương III: Giai đoạn Đá cũ ở Lâm Đồng trong bối cảnh thời kỳ Đá cũ
ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ Việt Nam

Chương IV: Những nhận thức cơ bản về thời kỳ Đá cũ ở Lâm Đồng

11


CHƯƠNG I
KHÁI LƯỢC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ TỘC NGƯỜI TỈNH LÂM ĐỒNG
I.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
I.1.1.Vị trí địa lý – hành chính
Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh miền núi, cao nguyên đất đỏ ở Nam Tây
Nguyên1, nằm trọn trên dãy Trường Sơn Nam, địa thế trãi dài hình cung, hình
vành khăn hướng ra biển theo chiều Đơng Bắc – Tây Nam, trên hệ tọa độ địa
lý từ 11012' - 12015' vĩ độ Bắc; 107015’ - 108045’ kinh độ Đông. Diện tích
Lâm Đồng là 9.764,8km2, chiếm khoảng 2,9% diện tích cả nước và khoảng
17,9% diện tích các tỉnh Tây Nguyên. Về phía Bắc, Lâm Đồng giáp tỉnh Đăk
Lăk, Đăk Nơng (chếch về phía Tây Bắc); phía Đơng giáp các tỉnh Khánh Hịa,
Ninh Thuận; phía Nam - Đơng Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây Nam
giáp tỉnh Đồng Nai và phía Tây giáp tỉnh Bình Phước.
Đường ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Lâm Đồng với các tỉnh bạn thường
dựa vào các điều kiện tự nhiên sông và núi để phân định. Phía Bắc và phía
Tây đó là các sơng Krơng Knơ (da Krông Knô), R’ Mang (da R’ Mang),
Troung (da Troung), Đạ Dâng (da Dâng – sơng Đồng Nai); phía Đơng đi
ngang qua phía đơng núi Bi Đúp (Bi Doup), núi Kanan, núi ng Kuet; phía
Nam là núi Yam, núi Marơng, núi Đrơnăng,… [71; 72].
Có thể nói, Lâm Đồng là tỉnh cực Nam của Tây Nguyên, là khu vực
chuyển tiếp, giáp ranh của các tiểu vùng sinh thái đặc trưng vùng núi - đồng
bằng duyên hải nhỏ hẹp cực Nam Trung Bộ (Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình
Thuận), vùng bán bình ngun, bán sơn địa – bán bình nguyên, cao nguyên
đất đỏ Đơng Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Phước) với vùng cao Tây Nguyên.

Địa danh hành chính vùng đất Lâm Đồng qua các thời kỳ
1

Bao gồm Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.

12


Thời kỳ trước năm 1945
Vào thời Nguyễn, giai đoạn trước năm 1899, phần lớn đất Lâm Đồng
thuộc tỉnh Bình Thuận và đạo Ninh Thuận. Tuy nhiên, Nhà Nguyễn vẫn chưa
nắm được cụ thể vùng đất này [71; 72].
Ngày 1-11-1899, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ký Nghị định
thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng và hai trạm hành chính ở Tánh Linh và trên
cao nguyên Lang Bian.
Năm 1905, Nhà nước bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng và đất Lâm Đồng
trực thuộc lại tỉnh Bình Thuận.
Ngày 6-1-1916, Tồn quyền Đơng Dương E. Roume ký Nghị định
thành lập tỉnh Lang Bian với diện tích khá rộng: phía bắc là sơng Krơng Knơ,
phía đơng nam là sông Krông Pha (nay thuộc tỉnh Ninh Thuận), phía nam là
sơng Ca Giai - một nhánh sơng Phan Rí (nay thuộc tỉnh Bình Thuận), phía tây
là biên giới Căm-pu-chia (tức là bao gồm toàn bộ vùng rừng núi các tỉnh Ninh
Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước hiện nay).
Ngày 20-4-1916, Hội đồng Nhiếp chính vua Duy Tân ra Dụ thành lập
tại vùng Lang Bian trung tâm đô thị Đà Lạt. Đến ngày 30-5-1916, Khâm sứ
J.E. Charles ký Nghị định thành lập trung tâm đô thị Đà Lạt. Ngày 31-101920, Toàn quyền Long ký Nghị định thành lập thị xã Đà Lạt. Đây là thị xã
loại hai gồm có vùng nội ô và ngoại ô. Vùng ngoại ô gồm làng mạc và đất đai
nằm trên cao nguyên Lang Bian. Phần đất còn lại của tỉnh Lang Bian mang
tên tỉnh Đồng Nai Thượng.
Ngày 8-1-1941, Tồn quyền Đơng Dương Decoux ký Nghị định thành

lập lại tỉnh Lang Bian, Thị trưởng Đà Lạt kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Lang Bian
[71].
Thời kỳ 1945 – 1954
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm
thời và Mặt trận Việt Minh tỉnh Lâm Viên và tỉnh Đồng Nai Thượng được
thành lập.

13


Ngày 14-12-1950, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam
Trung Bộ Nguyễn Duy Trinh ký Nghị định sáp nhập hai tỉnh Lâm Viên và
Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng.
Ngày 22-2-1951, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng ký
Nghị định số 73-TTg hợp nhất hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành một tỉnh lấy tên tỉnh Lâm
Đồng [71;72].

Thời kỳ 1954 – 1975
Kể từ khi đất nước bị chia cắt (sau Hiệp định Giơ-ne-vơ), miền Nam
Việt Nam chịu sự quản lý của chính quyền Ngơ Đình Diệm. Ngày 19-5-1958,
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ra Nghị định số 70-NV đổi tên tỉnh Đồng Nai
Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, bao gồm 2 quận Di Linh và Bảo Lộc, trong đó
tỉnh lỵ đặt tại Bảo Lộc. Cũng trong ngày này (19-5-1958), chính quyền Ngơ
Đình Diệm lại ra Sắc lệnh số 261-NV thành lập tỉnh mới là tỉnh Tuyên Đức
với địa giới bao gồm địa phận đô thị Đà Lạt và quận Dran. Về sau, tỉnh Tuyên
Đức gồm 3 quận: Lạc Dương, Đơn Dương và Đức Trong; tỉnh lỵ đặt tại Đà
Lạt [59: 24].

Thời kỳ 1975 đến nay
Theo Quyết định ngày 20-9-1975 của Bộ Chính trị, Hà Nội, Sài Gịn,

Hải Phịng và Đà Lạt là 4 thành phố trực thuộc Trung ương; 4 tỉnh Lâm Đồng,
Tuyên Đức, Bình Thuận, Ninh Thuận hợp thành một tỉnh mới. Sau đó, Khu
uỷ khu VI đã họp và quyết định tên của tỉnh mới là tỉnh Thuận Lâm, tỉnh lỵ
đặt tại Phan Rang.
Tháng 2-1976, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam ra Nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt
Nam, theo đó, các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức và thành phố Đà Lạt hợp nhất
thành tỉnh Lâm Đồng.
Trong thời kỳ này, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều sự thay đổi
về địa giới hành chính, nhất là ở cấp huyện và cấp xã. Hiện nay, về mặt hành
chính, tỉnh Lâm Đồng có 1 thành phố (Đà Lạt), 1 thị xã (Bảo Lộc) và 10
14


huyện (Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ
Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông).
I.1.2. Sự phát triển địa chất - địa hình
Cấu trúc địa chất tỉnh Lâm Đồng bao gồm các đá trầm tích, đá phun trào và magma xâm nhập có
tuổi từ kỷ Jura giữa đến kỷ Đệ Tứ. Các trầm tích, phun trào được phân ra 14 phân vị địa tầng có tuổi và thành
phần đá khác nhau. Các đá xâm nhập trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng thuộc 4 phức hệ: Định Quán, Đèo Cả, Cà
Ná, Cù Mông [72].
Giới Mesozoi
Trong giới Mesozoi, các trầm tích phun trào được phân ra thành 4 hệ tầng: La Ngà, đèo Bảo Lộc, Đa
Krium, Đơn Dương.
Khu vực tỉnh Lâm Đồng, trầm tích của hệ tầng La Ngà lộ ra khá rộng ở Đạ Tẻh, Cát Tiên, Lộc
Thành, lưu vực sông Đa Queyon (Trà Năng), Phi Liêng, thượng nguồn sơng Krơng Knơ. Tổng chiều dày của
nó khoảng 1.300m và nằm không chỉnh hợp dưới hệ tầng đèo Bảo Lộc, dưới hệ tầng Đa Krium và hệ tầng
Đơn Dương.
Các đá của hệ tầng đèo Bảo Lộc phân bố ở đông nam đèo Bảo Lộc, nam và đông nam cao nguyên
Di Linh, đông bắc Gia Bắc và tây nam núi Tà Nung. Thành phần thạch học của hệ tầng Bảo Lộc gồm andesit,

andesit porphyrit, andesitodacit, dacit, ryodacit,... Chiều dày chung từ 400 – 500m.
Các đá của hệ tầng Đa Krium lộ ra dọc suối Đa Krium, dọc sông Đa Nhim từ cửa sông đến Liên
Khương, đông bắc Lâm Hà, thế nằm của đá rất thoải, khoảng 50-100. Hệ tầng dày khoảng 120m, có tuổi tạm
xếp vào Creta muộn trên cơ sở các đá của hệ tầng Đa Krium nằm khơng chỉnh hợp góc lên đá hệ tầng La Ngà
và bị đá phun trào axit của hệ Đơn Dương phủ lên trên. Trong trầm tích của hệ tầng này có chứa các hóa
thạch động vật, thực vật tuổi Jura muộn - Creta hoặc Creta - Paleogen.
Các đá của hệ tầng Đơn Dương lộ ra trên diện rộng khoảng 20km và kéo dài thành một dải
trên 70km từ Lâm Hà qua Prenn, Xuân Thọ đến thượng nguồn Đa Nhim. Bên cạnh đó, đá của hệ tầng này
cịn gặp ở Trà Năng, núi Queyo và Tà Đùng. Cấu tạo địa chất của hệ tầng gồm các đá dacit, ryodacit, felcit,
ryolit, andecitodacit và các vụn kết núi lửa, vài chỗ có các lớp kẹt mỏng andesit. Chiều dày của hệ tầng từ
1.200-1.300m.
Giới Kainozoi

Trong giới này, các đá trầm tích bở rời và phun trào basalt phát triển
rộng và được phân chia thành 10 phân vị địa tầng có tuổi từ Miocene muộn
đến Holocene. Những trầm tích có tuổi Đệ Tứ thường bở rời, phát triển dọc
các sông suối. Các đá phun trào basalt thường tạo nên các lớp phủ lớn.
Ở hệ tầng Di Linh (thuộc hệ Neogen, thống Miocen thượng – Pliocen
hạ), các trầm tích sét kết, bentonit, diatomit, than nâu lộ ra ở Di Linh, Phú
Hiệp, độ dày trong khoảng từ 100 - 214m. Các đá trầm tích phun trào basalt
15


của hệ tầng bị phủ bất chỉnh hợp bởi các phun trào basalt của hệ tầng Túc
Trưng. Niên đại khoảng 9,38 ± 0,4 triệu năm đến 13,1 ± 0,6 triệu năm.
Hệ tầng La Ngà (thuộc hệ Neogen, thống Pliocene) phân bố dọc theo
sông Đa Dâng và một trường lớn từ Bảo Lộc đến Di Linh, chiều dày basalt
không ổn định, thay đổi từ 30-40m đến 300m. Các basalt hệ tầng La Ngà nằm
bất chỉnh hợp trên các đá trước Kainozoi, phía trên bị phủ bởi basalt Pliocen Đệ Tứ hệ tầng Túc Trưng, có niên đại tuyệt đối thay đổi từ 5-8 triệu năm, có
nơi lên tới 13,1 ± 0,6 triệu năm.

Hệ tầng Túc Trưng (thuộc hệ Neogen, thống Pliocene – Pleistocene hạ) đặc trưng bởi các phun trào
basalt, có các basalt olivin kiềm phân bố ở Đạ Tẻh, Cát Tiên, Lộc Thắng, bắc Di Linh, Tân Văn, lưu vực
sông Đạ Queyon. Các basalt này bị phong hóa mạnh và thường tạo nên các mỏ bauxit. Chiều dày basalt thay
đổi trong khoảng 10 – 60m. Ở khu vực Tân Rai, trên mặt vỏ phong hố của basalt này cịn phát hiện được
nhiều mảnh tectit nguyên dạng (mẫu tectit ở khu vực sân bay Tân Phát (Bảo Lộc) có tuổi tuyệt đối 0,57 triệu
năm cách ngày nay).
Hệ tầng Xuân Lộc (hệ Đệ Tứ, thống Pleistocene trung) với các phun trào basalt phân bố ở khu vực
Liên Khương, Ka Đô, Lâm Hà, Xuân Thọ, Xuân Trường. Các basalt này phủ bất chỉnh hợp lên trầm tích
phun trào hệ tầng Di Linh và có chiều dày thay đổi từ 40 – 50 m đến 150m.
Về cấu tạo trầm tích, các trầm tích có nguồn gốc sông tuổi Pleistocene trung – thượng phân bố dọc
sông Đa Nhim, Đa Queyon và tạo nên thềm bậc III. Thành phần gồm có cuội, sạn, cát, bột và một ít sét, phân
bố ở độ cao tương đối là 15 – 20 m (ở Đạ Chais) và 20 – 30 m (ở Trà Năng).
Trầm tích có nguồn gốc sơng, tuổi Pleistocen thượng phân bố dọc sông Đa Nhim, Đa Queyon, Đạ
Chais và cấu tạo nên thềm bậc II. Thềm này phân bố ở độ cao tương đối 10 – 15m, chiều rộng 100 – 400m,
thường bị gián đoạn. Trầm tích tạo nên thềm gồm cuội, sỏi, cát và ít bột, sét với chiều dày 8 – 10 m, thường
chứa vàng và thiếc sa khống.
Các trầm tích tuổi Holocene phân bố ở thung lũng Đạ Tẻh, Cát Tiên, dọc sông Đạ Huoai, La Ngà,
Đa Dâng, Đa Nhim, Đa Queyon,… còn các trầm tích sơng, sườn, lũ tuổi Holocene khơng phân chia phân bố
chủ yếu ở các suối nhỏ của sông Đa Queyon chủ yếu gồm cuội, sỏi, cát, sét.
Ngoài ra, trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng, các đá magma xâm nhập khá phát triển và được phân thành
4 phức hệ Định Quán, Đèo Cả, Cà Ná và Cù Mông [72].
Trên diện tích tỉnh Lâm Đồng, có thể xác lập 3 khối địa chất chính:
Khối Đà Lạt: hình thành với sự phát triển rộng rãi của các đá granit thuộc cả 3 phức hệ Định Quán,
Đèo Cả và Cà Ná. Trung tâm khối Đà Lạt phát triển trũng phun trào axit và trầm tích màu đỏ có tuổi Creta.
Khối Bảo Lộc - Di Linh: đặc trưng là sự phát triển các lớp phủ basalt rộng lớn có tuổi Neogen - Đệ
Tứ; phần phía nam của khối có các lớp phủ phun trào andesit tuổi Jura muộn.

16



Khối Mađagui: được cấu tạo nên bởi các trầm tích của hệ tầng La Ngà, bên trên là lớp phủ bất chỉnh
hợp gồm các trầm tích bở rời Đệ Tứ và basalte Neogen - Đệ Tứ.

Lịch sử phát triển địa chất tỉnh Lâm Đồng:
Trước kỷ Jura: khu vực Lâm Đồng cũng như đới Đà Lạt có vỏ lục địa tiền Cambri. Trong Paleozoi
và Mesozoi sớm, khu vực này có thể đã trải qua các giai đoạn khi thì bị lún tạo lớp phủ nền, khi thì bị hoạt
hố magma - kiến tạo.
Giai đoạn Jura sớm - giữa: nền địa chất bị sụt lún hình thành bồn nội lục và bị lấp đầy bởi các trầm
tích lục ngun biển nơng gần bờ. Vào Jura giữa, biển khép kín lại và kết thúc trầm tích sau kỳ Bajoci.
Giai đoạn Jura muộn - Creta: khu vực Lâm Đồng cũng như đới Đà Lạt được nâng lên và bị uốn nếp
khối tảng, kèm theo hoạt động magma với sự thành tạo phun trào, xâm nhập loạt kiềm vơi liên quan với q
trình hút chìm mảng Thái Bình Dương cổ dưới vỏ lục địa đơng nam của mảng châu Á. Cuối Creta xuất hiện
trũng Đơn Dương, thoạt đầu được lấp đầy trầm tích lục địa màu đỏ, sau đó có hoạt động núi lửa và xâm nhập
axit cao nhơm, đánh dấu việc hình thành tạo vỏ lục địa mới Mesozoi muộn ở rìa Đơng Á.
Giai đoạn Paleogen - Miocen: vùng này được nâng lên liên tục và bào mòn mạnh mẽ, tạo bề mặt san
bằng và là một phần của bề mặt san bằng Đông Dương rộng lớn. Vào Neogen liên quan với sự tách giãn biển
Đông, ở lãnh thổ nghiên cứu xuất hiện các bồn chủng được lấp đầy bằng các trầm tích và phun trào basalt
kéo dài theo hướng đông bắc - tây nam, kèm theo các đứt gãy thuận ngang phải.
Giai đoạn Pliocen - Đệ Tứ: khu vực được tiếp tục nâng lên mạnh mẽ kiểu vòm khối tảng và chịu lực
căng Đông-Tây, xuất hiện basalt olivin kiềm, dọc sông suối phát triển các trầm tích lục ngun bở rời. Các
q trình phong hố, xâm thực giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động ngoại sinh.
Về địa hình, ở Lâm Đồng cũng là kiểu địa hình cao nguyên tương tự như địa hình các tỉnh khác ở
Tây Ngun.

Tính chất của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc
xuống nam. Phía bắc là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những
đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m. Phía đơng và tây có dạng địa hình núi
thấp (500 - 1.000m). Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh Bảo Lộc và bán bình ngun.
Căn cứ vào độ cao, có thể chia địa hình Lâm Đồng ra 4 dạng:
Địa hình núi: phân bố ở phía đơng - đơng bắc và kéo dài thành dải

vịng xuống phía nam, chiếm khoảng 60% diện tích tồn tỉnh, có độ cao trên
1.000m. Đỉnh núi và sơng suối hẹp, sườn núi dốc trên 300. Kiểu địa hình này
làm cho các thung lũng có dạng chữ V, độ sâu phân cắt trung bình 200 300m. Sơng, suối phát triển chủ yếu theo dạng cành cây với mật độ từ 2,5 - 4
km/km2. Thực vật phát triển chủ yếu là cây lấy gỗ.
17


Một số đỉnh núi cao ở Lâm Đồng có thể kể như: Bi Đúp (2.287m),
Lang Bian (2.167m), Hòn Giao (2.062m), Chư Yan Du (2.040m), Chư Yan
Kao (2.006m), Gia Rích (1.923m), Láp-bê Bắc (1.738m), Láp-bê Nam
(1.709m), You Lou Rouet (1.615m), Yàng Kuet (1.431m), Kanan (1.485m),
Srêla (1.486m), Núi Voi (Quan Du) (1.805,5m), Hòn Nga (1.998m), Hòn Bà
(1.529m), Serlung (1.233m), Braian (1.792m), Tiou Hoan (1.444m), B'Nom
Quanh (1.131m), S'Pung (1.244m), Lu Mu (1.079m),… (Bảng 1).
Địa hình cao ngun: phân bố thành từng vịm gần như nối tiếp nhau
tạo thành dải ở gần trung tâm và chạy theo phương đông bắc - tây nam, chiếm
khoảng 20% diện tích tồn tỉnh. Dạng địa hình này được thành tạo bởi bề mặt
bóc mịn của dung nham basalt tạo nên những bồn, vịm tương đối bằng
phẳng, lượn sóng và có biểu hiện phân bậc đánh dấu các giai đoạn phun trào.
Bậc 800 - 900m được cấu tạo bởi basalt và trầm tích đầm hồ như vịm Bảo
Lộc. Bậc 900 - 1.000m cũng được cấu tạo bởi basalt, nhưng bị phân cắt bởi hệ
thống suối cấp 1 và 2 có dạng tỏa tia.
Độ phân cắt thuộc kiểu địa hình này trung bình từ 0,8-1,5 km/km2 tùy
theo các loại bậc khác nhau. Hai cao nguyên lớn là cao nguyên Lang Bian và
cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc.
Cao nguyên Lang Biang có dạng thung lũng cổ, cao 1.600m xuống thấp
1.400m về phía nam, có những đỉnh sót cao trên 2.000m. Bề mặt san bằng
được tạo nên bởi đá phiến sét, cát kết, bột kết, sét kết,... Trầm tích phun trào
đã bị phân cắt mạnh tạo nên những dãy đồi kéo dài với sườn khá dốc.
Cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc có dạng một thung lũng cổ hướng đơng

tây, cao từ 1.000m xuống 800m, bị basalt phủ với các núi cao 1.100m 1.200m.Vùng Bảo Lộc ở độ cao khoảng 800m, phát triển các thung lũng khá
rộng, sườn thung lũng lồi và góc dốc, phần chân đỉnh bằng và rộng. Tiếp giáp
với cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc ở phía tây và nam là bán bình nguyên Bình
Phước - Đồng Nai có độ cao 200 - 300m với các cánh đồng và một số đỉnh
núi cao trên 300m.

18


Địa hình đồi: chiếm khoảng 17% diện tích, phân bố theo dải kéo dài ở
phía tây - tây bắc và một phần ở phía nam. Kiểu địa hình này có độ cao 8001.000m và được cấu tạo bởi các đá xâm nhập, phun trào Mesozoi muộn và
trầm tích điệp La Ngà. Đây là bề mặt bị phá hủy bởi các hệ thống suối cấp
1,2,3 cịn sót lại làm cho bề mặt địa hình khơng liên tục, hẹp và lượn sóng, độ
sâu phân cắt trung bình 120 - 130m, độ dốc 25 - 300. Sông, suối phát triển
theo dạng ô mạng, vng góc hoặc song song, mật độ trung bình 1,5km/km2.
Thực vật phát triển chủ yếu là cây lấy gỗ và dây leo.
Địa hình thung lũng: chiếm khoảng 3% diện tích tồn tỉnh, gồm thung
lũng của 6 con sơng lớn: Đa Dâng, Đa Nhim, Đa Queyon, La Ngà, Đạ Huoai
và Đạ Tẻh. Kiểu địa hình thung lũng có dạng chữ U và chữ V, lòng máng
trũng và mở rộng dạng địa hào. Thung lũng dạng chữ V phát triển trên các đá
trước Kainozoi. Thung lũng dạng chữ U và lòng máng phát triển trên cao
ngun basalt có trầm tích trẻ lấp đầy. Thung lũng địa hào mở rộng được lấp
đầy các trầm tích Đệ Tứ và Neogen. Bề mặt địa hình tạo bậc thềm và bãi bồi.
Từ đặc điểm địa chất, địa hình đã hình thành nên ở Lâm Đồng các loại
thổ nhưỡng, điển hình có nhóm đất phù sa (Fluvisols), nhóm đất glây
(Gleysols), nhóm đất mới biến đổi (Cambisols), nhóm đất đen (Luvisols),
nhóm đất đỏ basalt (Ferralsols), nhóm đất xám (Acrisols), nhóm đất mùn alit
trên núi cao (Alisols), nhóm đất xói mịn mạnh (Leptosols) [72].
I.1.3. Khí hậu – Thủy văn - Sơng ngịi
Trên nền cảnh chung của khí hậu Việt Nam, Lâm Đồng thuộc vùng 4 của khí hậu Tây Ngun với

kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết ơn hịa, ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm.
Ở Lâm Đồng, nhiệt độ khơng khí thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 160 – 230C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm
ở từng khu vực là không nhiều, mặc dù biên độ nhiệt ngày đêm khá cao, nhất là ở những vùng cao như Đà
Lạt. So với các khu vực vùng đồng bằng có cùng vĩ độ thì nhiệt độ ở Lâm Đồng thấp hơn nhưng biến trình
năm của nhiệt độ khá giống nhau (Bảng 3).
Độ ẩm khơng khí ở Lâm Đồng, do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình, nên ở các vùng trong tỉnh
cũng có sự khác nhau. Độ ẩm tương đối của khơng khí trong các tháng mùa mưa khá cao (84-91%). Tháng 6,
7, 8 và 9 có độ ẩm lớn nhất (trên 90%). Các tháng mùa khô dao động từ 69- 92, nhưng có sự khác nhau giữa
các tiểu vùng (Bảng 4) .

19


Về chế độ mưa, Lâm Đồng có địa hình chia cắt rất phức tạp và độ nghiêng lớn từ tây bắc xuống
đơng nam, từ độ cao trung bình trên 1.500m ở Đà Lạt giảm xuống 300m ở Đạ Huoai, vì vậy tình hình mưa
cũng có những nét riêng tuỳ theo sự chia cắt địa hình và độ cao.

Lượng mưa trong năm phân bố không đều theo không gian và thời
gian, dao động trong khoảng 1.600 - 2.700mm. Ở sườn đón gió tây nam (Bảo
Lộc) có lượng mưa năm lớn đạt tới 3.771mm. Về phía đơng - đơng bắc, lượng
mưa giảm dần, chỉ còn 1.756mm. Những vùng thung lũng nằm giữa những
rặng núi cao lượng mưa dưới 1.400mm.
Mùa mưa ở Lâm Đồng thường trùng với gió mùa Tây Nam, có thể
chiếm 85-90% lượng mưa năm; những đợt mưa kéo dài có thể gây nên nạn
ngập lụt ở một số vùng ven sơng Đa Nhim và 3 huyện phía nam: Đạ Huoai,
Đạ Tẻh, Cát Tiên, gây thiệt hại lớn cho mùa màng.
Số ngày mưa trung bình trong năm khoảng 162 - 195 ngày. Vào mùa
khơ chỉ có khoảng 15-20 ngày mưa ở vùng ít mưa và 40 ngày mưa ở nơi mưa
nhiều.

Hầu hết các vùng trong tỉnh mùa mưa bắt đầu vào trung tuần tháng 4;
riêng vùng phía đơng - đơng bắc đầu tháng 5 mới bắt đầu vào mùa mưa. Mùa
mưa kết thúc phổ biến vào cuối tháng 10 đầu tháng 11. Vùng Đạ Huoai, Bảo
Lộc thường kết thúc muộn hơn, khoảng trung tuần tháng 11 (Bảng 5 – 6).
Tốc độ gió trung bình ở Lâm Đồng là 2,1m/s và tốc độ gió cực đại ghi
được ở Đà Lạt là 23m/s. Khu vực này ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão,
nhưng trong năm tốc độ gió trung bình tương đối lớn so với một số vùng đồng
bằng.
Ngoài ra, ở Lâm Đồng cịn có những hiện tượng thời tiết đáng chú ý
khác như sương mù, sương muối, dông và mưa đá. Dầu vậy, những hiện
tượng này khơng mang tính chất định kỳ.
Về chế độ thủy văn, sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình
0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam, hầu
hết các sơng suối đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. Lưu lượng nước mùa mưa
lớn hơn mùa khô 130 - 150 lần. Mực nước sông cũng biến đổi theo mùa, thường mùa mưa cao hơn mùa khô
từ 2,5 đến 5m. Tổng lượng dòng chảy hàng năm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng khoảng 21 tỷ m3 nước.

20


Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2 với độ dốc
đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đơng bắc xuống tây nam. Từ đặc điểm địa hình đồi núi
và chia cắt mà hầu hết các sông suối đều có lưu vực khá nhỏ, có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn (Bảng 2).

Các hệ thống sông lớn ở Lâm Đồng có sơng Đa Dâng, sơng Đa Nhim
và sơng La Ngà.
Sông Đa Dâng (Đạ Đờng) bắt nguồn gần đỉnh núi Chư Yan Kao thuộc
xã Đạ Long, huyện Lạc Dương, chiều dài 57km chảy qua các huyện Lạc
Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai.
Diện tích lưu vực sơng Đa Dâng khoảng 654 km2 với lưu lượng dong chảy

nhỏ nhất khoảng 328m3/s. Từ Cát Tiên xuôi về nam, sông Đa Dâng được
người Việt gọi là sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dài khoảng 586,4km, diện
tích tồn lưu vực là 36.000km2.
Sơng Đa Nhim bắt nguồn ở phía bắc núi Gia Rích thuộc xã Đạ Chais,
huyện Lạc Dương, có chiều dài 70km, chảy qua các huyện Lạc Dương, Đơn
Dương, Đức Trọng trước khi đổ ra biển qua địa phận tỉnh Ninh Thuận. Diện
tích lưu vực sơng khoảng 154km2 với lưu lượng dịng chảy nhỏ nhất 328m3/s.
Sông La Ngà (Da R’Nga, Da R’Gna, Đại Nga) là phụ lưu của sông
Đồng Nai, dài khoảng 272km. Sông bắt nguồn từ dãy núi Tiou Hoan ở phía
tây bắc huyện Bảo Lâm. Ở Lâm Đồng, sơng có chiều dài 40km, chảy qua các
huyện Bảo Lâm, Di Linh với diện tích lưu vực 370km2, lưu lượng dịng chảy
nhỏ nhất 1136,9m3/s.
Ngồi ra, một số sơng suối lớn khác ở Lâm Đồng có thể kể đến như
sông Đa Queyon (dài 20km), sông Đạ Huoai (53km), sông Đạ Tẻh (50km)
[72].
I.1.4. Quần thể thực vật – động vật
Ở Lâm Đồng, thảm rừng có thể chia thành các dạng chính sau:
Rừng kín lá rộng thường xanh ẩm nhiệt đới phổ biến ở độ cao 1.000m,
có tiềm năng đa dạng sinh học đặc thù như có các loại Trẩu (Suzygium), Vên
Vên (Anisopkera cochinchinensia), Chó sói (Schima surperba Gardn. et
Champ.), Dầu cho lá bóng (Dipterocarpus),...

21


Rừng cây thưa lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp, ở độ cao 600-1.000m là địa bàn của thông 2 lá
(Pinus merkusii) và trên 1.000m là thông 3 lá (Pinus khasya). Một số loài thuộc họ Dầu như Trà Beng
(Dipterocarpus obtusifolius), Cà Chít (Shorea obtusa) có thể phân bố ở độ cao trên 1.300m.

Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng và lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp là rừng

hỗn giao cây Thơng và các lồi cây họ Dẻ, Re ở độ cao trên 1.000m.
Rừng hỗn giao gỗ, tre và rừng tre nứa là dạng rừng thứ sinh do các loài
tre xâm chiếm rừng gỗ và đất trống, phân bố ở nơi ẩm và ven suối.
Quần thể thực vật

Hệ thực vật ở Lâm Đồng được thống kê có khoảng 2.000 lồi. Đây là
một trong những địa phương có hệ thực vật phong phú nhất ở Việt Nam.
Theo danh mục, Lâm Đồng có 238 lồi cây thường gặp thuộc 214 chi,
112 họ và 7 ngành; và cũng theo thống kê bước đầu, Lâm Đồng có 20 lồi cây
q hiếm thuộc 18 chi, 14 họ và 4 ngành.
Đa số các loài cây quý hiếm ở Lâm Đồng phân bố ở các vùng sâu, vùng
xa như thông 2 lá dẹt (Pinus krempfii), cũng có một số lồi phân bố rất gần
khu dân cư (dễ có nguy cơ bị tiêu diệt và tuyệt diệt) như Thông đỏ (Taxus
wallichiana) thuộc họ thanh Tùng. Lâm Đồng cịn có một số lồi dược thảo
q hiếm như bạch linh (phục thần, phục linh), sâm Ngọc Linh (Panax
vietnamen) [72].
Quần thể động vật
Ở Lâm Đồng có 128 họ động vật thuộc 31 bộ bao gồm các nhóm cơn
trùng, lưỡng cư, bị sát, chim và thú, trong đó có 52 lồi cơn trùng thuộc 7 bộ.
Đến nay đã thống kê được 254 lồi động vật có xương sống ở cạn, thuộc 67
họ, 24 bộ, trong đó có 16 lồi bị sát và ếch nhái, 164 lồi chim, 74 lồi thú.
Khu hệ chim Lâm Đồng rất phong phú, có nhiều loài và phân loài nêu trong danh mục C là những
loài thực sự đặc hữu: loài Crocias langbianensis được thế giới ghi nhận là chỉ có ở vùng Lang Bian, nhiều
phân loài khác trong danh mục chim Việt Nam ghi nhận là mới chỉ gặp ở Lâm Đồng, chúng tập trung chủ
yếu ở phân họ Khướu. Có 55 lồi chim trong danh mục C được coi là những loài quý và hiếm (chiếm 33,5%
tổng số loài chim đã được ghi nhận ở Lâm Đồng).
Lâm Đồng có 74 lồi thú thuộc 27 họ, 9 bộ; so sánh với khu hệ thú các tỉnh Tây Ngun thì thành
phần lồi thú ở Lâm Đồng khá phong phú. Nơi đây có một số loài đặc biệt quý hiếm và là một trong số rất ít
địa bàn được coi là cịn những cá thể cuối cùng của Tê giác Java, Bò xám, Nai cà tong ở Việt Nam.


22


Chim và thú của Lâm Đồng tập trung chủ yếu ở vùng núi Voi (Đức
Trọng), vùng Bi Đúp (Lạc Dương), vùng Phi Liêng, Tân Hà (Lâm Hà); đó là
những nơi thảm thực vật còn phong phú [72].
I.2. ĐẶC ĐIỂM TỘC NGƯỜI
Lâm Đồng hiện nay là một tỉnh có khá đơng các thành phần dân cư, tộc người. Tình hình tăng dân
số cũng khá nhanh. Năm 1976, tỉnh Lâm Đồng có 326.514 người; và theo thống kê của Sở Khoa học và Cơng
nghệ Lâm Đồng, tính đến ngày 31-12-2005, tồn tỉnh có 1.169.831 người, bình qn 118 người/km2. Cùng
với việc tăng dân số tự nhiên thì ở Lâm Đồng cịn có một quá trình tăng dân số cơ học, chủ yếu thuộc diện đi
kinh tế mới. Cùng với sự chuyển cư đó thì thành phần tộc người ở Lâm Đồng cũng tăng lên nhanh chóng.
Trước năm 1975, tồn tỉnh có gần 30 tộc người thì đến nay, Lâm Đồng có gần 40 tộc người anh em cùng sinh
sống, trong đó, người Việt (Kinh) chiếm khoảng 77%, người K’ho 12%, người Mạ 2,5%, người Nùng 2%,
người Tày 2%, người Chu ru 1,5%, người Hoa 1,5%. Các tộc người khác chiếm số lượng không đáng kể
[59:25].
Về thành phần, vùng đất Lâm Đồng hiện nay cơ bản có các tộc người: Việt (Kinh), K’ho (Cơ ho, tên
gọi khác như Xrê, Nốp, Cơ Don, Chil, Lát (Lạch)), Mạ (Châu Mạ, Chô Mạ, Che Mạ,…), Chu ru (Chơ ru,
Kru, Thượng,…), Mnông (Pnông), Raglai, Giẻ Triêng, Xtiêng (S’tiêng), Bru (Vân Kiều), Ba na, Ê đê, Gia rai
(J’rai), Tà Ôi, Chơ ro, Xơ đăng, Hrê, Cơtu, Cor, Khmer, Chăm, Hoa, Tày, Nùng, Thái, Dao, H’Mông, Thổ,
Sán Chay, Sán Dìu, Giáy, Mường,…Trong mỗi tộc người này cịn bao gồm các nhánh, nhóm địa phương
khác nhau, có trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội khơng đồng đều nhau. Nhiều tộc người đang trong
thời kỳ quá độ tan rã của xã hội nguyên thủy chuyển sang xã hội có đẳng cấp [72].
Các tộc người K’ho, Mạ, Chu ru, Mnông, Xtiêng, Raglai là những tộc người bản địa, có lịch sử cư
trú, lao động sản xuất lâu đời trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng [59:25].

Hầu hết các tộc người tụ cư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng sử dụng các
thứ ngôn ngữ khác nhau. Xét về nguồn gốc có các dịng chính: Mơn - Khmer,
Tày - Thái, Tạng - Miến và Hán, với gần 40 ngôn ngữ khác nhau, cụ thể là:
Ngữ hệ Hán - Tạng (Sino - Tibetan family)

Dịng Hán có ngơn ngữ Hoa và Sán Chỉ, Sán Dìu.
Dịng Tạng - Miến có ngơn ngữ H’Mơng, Sila và Dao, Pà Thẻn.
Ngữ hệ Nam - Thái (Austro - Thai family) chỉ có dịng Tày - Thái với
các ngơn ngữ sau:
Nhóm Thái có ngơn ngữ Thái, Lào, Cao lan.
Nhóm Tày - Nùng có Tày - Nùng, Lự.

23


×