Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Giáo án Đạo đức 3 - Tuần 24: Tôn trọng đám ma (tiết 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.25 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 24 Môn: Đạo đức Bài: TÔN TRỌNG ĐÁM MA (tiết 2) Ngày dạy : Lớp Ba / ************************* I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS hiểu : Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất. Kĩ năng : Học sinh biết ứng xử đúng khi gặp đám tang. Thái độ : giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất II/ Chuẩn bị: Giáo viên : vở bài tập đạo đức, tranh ảnh, phiếu học tập Học sinh : vở bài tập đạo đức. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Tôn trọng đám tang ( tiết 1 )(4’) Chúng ta cần phải làm gì khi gặp đám tang ? Vì sao ? Nhận xét bài cũ. Các hoạt động : Giới thiệu bài: Tôn trọng đám tang ( tiết 2 )(1’ ) Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến ( 20’ ) Mục tiêu: học sinh biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình. Phương pháp: quan sát, giảng giải. Cách tiến hành : Giáo viên yêu cầu học sinh cử ra 2 bạn đại diện cho mỗi nhóm lên chơi trò chơi. Giáo viên nêu ra các câu, mỗi nhóm sẽ cho biết câu nói đó đúng hay sai, nếu đúng lật mặt thẻ đỏ, nếu sai lật mặt thẻ xanh ( nếu trả lời đúng, sẽ được 1 hoa đỏ, sai sẽ được 1 hoa xanh) : Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mà mình quen biết. Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang. Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hoá Sau mỗi ý kiến, học sinh thảo luận về lí do tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự Giáo viên chốt lại xem đội nào được nhiều hoa đỏ hơn. Nhận xét trò chơi. Lop3.net. Hoạt động của HS Hát Học sinh trả lời. Học sinh chia 2 đội Học sinh lắng nghe Học sinh trả lời câu hỏi bằng cách giơ thẻ thẻ xanh thẻ đỏ thẻ đỏ Học sinh thảo luận và trình bày kết quả, giải thích lí do vì sao hành vi đó lại là đúng hoặc sai..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo viên kết luận: + Nên tán thành với các ý kiến b, c + Không tán thành với ý kiến a Hoạt động 2: Xử lí tình huống ( 13’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang . Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. Cách tiến hành : Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu các nhóm thảo luận, giải quyết các tình huống sau: Em nhìn thấy bạn em đeo băng tang, đi đằng sau xe tang Bên nhà hàng xóm có tang Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang, cười nói, chỉ trỏ. Giáo viên cho các nhóm thảo luận Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận Giáo viên kết luận: + Tình huống a: em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ, cười đùa. Nếu bạn nhìn thấy em, em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn. Nếu có thể, em nên đi cùng với bạn một đoạn đường. + Tình huống b: Em không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, ti-vi, chạy sang xem, chỉ trỏ. + Tình huống c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn Hoạt động 3 : Trò chơi Nên và Không nên Mục tiêu: củng cố bài . Phương pháp : thực hành . Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy, bút dạ và phổ biến luật chơi: trong một thời gian, các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang theo 2 cột: “Nên” và “Không nên”. Nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó sẽ thắng Giáo viên cho cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả của mỗi nhóm Giáo viên nhận xét, khen những nhóm thắng cuộc Kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ( tiết 1) Hiệu trưởng. Khối trưởng. Lop3.net. Học sinh nêu ra một số hành vi mà em đã chứng kiến hoặc bản thân đã thực hiện và tự xếp loại vào bảng. Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Học sinh chia nhóm và chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên. Giáo viên.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

×