Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Kiểm tra Môn: Tiếng Việt năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.18 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường:………………………… ĐIỂM Lớp: Tên:…………………………….. Thứ …….ngày ….tháng …. Năm 2011 Kiểm tra Môn : Tiếng Việt. A. Bài kiểm tra đọc:. Chim sơn ca và bông cúc trắng Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có bông cúc trắng. Một chú sơn ca sà xuống, hót rằng: - Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao! Cúc sung sướng khôn tả. Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm. Nhưng sáng hôm sau, khi vừa xòe cánh đón bình minh, bông cúc đã nghe thấy tiếng sơn ca buồn thảm. Thì ra, sơn ca đã bị nhốt trong lồng. Bông cúc muốn cứu chim nhưng chẳng làm gì được. Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng sơn ca. Con chim bị cầm tù, họng khô bỏng vì khát, rúc mỏ vặt đám cỏ ướt. Cúc tỏa hương thơm ngào ngạt an ủi chim. Sơn ca dù khát, phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông hoa. Tối rồi, chẳng ai cho con chim khốn khổ một giọt nước. Đêm ấy, sơn ca lìa đời. Bông cúc héo lả đi vì thương xót. Sáng hôm sau, thấy sơn ca đã chết, hai cậu bé đặt con chim vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng. Tội nghiệp con chim! Khi nó còn sống và ca hát, các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát. Còn bông hoa, giá các cậu đừng ngắt nó thì hôm nay chắt nó vẫn đang tắm nắng mặt trời. ( Theo An- đéc- xen). Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x ( vào ô trống) trước ý đúng trong câu trả lời dưới đây: 1. Trước khi bị bỏ vào lồng, chim sống như thế nào? . Chim hót véo von.. . Chim bay về bầu trời xanh thẳm.. . Cả hai câu trên đều đúng.. 2. Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn bã ?  Vì chim không gặp được bông cúc trắng. Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> . Vì chim bị bắt, bị nhốt vào lồng.. . Vì chim bị bệnh.. 3. Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình với hoa? . Các cậu bé không để ý đến bông cúc trắng giữa đám cỏ dại.. . Các cậu bé cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc trắng.. . Các cậu bé không đứng ngắm vẻ đẹp của bông cúc trắng.. 4. Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng? . Chim sơn ca chết, bông cúc trắng héo tàn đi.. . Chim sơn ca còn sống và bông cúc đã héo đi.. . Cả hai câu trên đều đúng. 5. Câu nào dưới đây trả lời cho cụm từ “ Ở đâu ?” . Sáng hôm sau, bông cúc đã nghe thấy tiếng sơn ca.. . Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có bông cúc trắng.. . Đêm ấy, sơn ca lìa đời.. B. Chính tả: Gv đọc cho HS viết bài “ Mùa xuân đến” Sách Tiếng Việt 2 trang 17. Mùa xuân đến Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí thơ ngây của chú còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới.. C. Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4- 5 câu) để nói về một con vật mà em thích. Theo gợi ý sau: - Đó là con vật gì ? Xuất hiện ở đâu, vào lúc nào ? - Con vật đó có hình dáng như thế nào? ( chân, cánh, mỏ…) - Con vật đó có những hoạt động nào ? - Nêu cảm nghĩ của em về con vật đó.. Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trường:………………………… ĐIỂM Lớp: Tên:…………………………….. Thứ …….ngày ….tháng …. Năm 2011 Kiểm tra Môn : Tiếng Việt. A. Bài kiểm tra đọc:. Sông Hương Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đề có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước. Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dãy lụa ửng hồng cả phố phường. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo thành phố một vẻ êm đềm. Dựa vào nội dung bài đọc, dánh dấu x ( vào ô trống ) trước ý đúng trong các câu trả lời đưới đây: 1. Những từ ngữ nào chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương ? Xanh thẳm, xanh ngắt, xanh biếc. Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non. Xanh thẳm, xanh đậm, xanh non. 2. Vào mùa hè, sông Hương đổi màu như thế nào ? Sông Hương là một dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Sông Hương là một đường trăng lung linh dát vàng. Sông Hương là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau. 3. Vào những đêm trăng sông Hương đổi màu như thế nào? Sông Hương là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau Sông Hương là một dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Sông Hương là một đường trăng lung linh dát vàng. 4. Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế ? Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Vì sông Hương làm cho không khí thành phố trở nên trong lành. Vì sông Hương tạo cho thành phố một vể êm đềm. Cả hai câu trên đều đúng. 5. Câu nào dưới đây trả lời cho câu hỏi “ Vì sao ?” Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ. Sông Hương có màu xanh thẳm vì màu của da trời in lên dòng sông. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh. B. Chính tả: GV đọc cho học sinh viết bài “ Gió ” sách Tiếng Việt 2 trang 16. Gió Gió ở rất xa, rất rất xa Gió thích chơi thân với mọi nhà Gió cù khe khẽ anh mèo mướp Rủ đàn ong mật đến thăm hoa. Gió đưa những cánh diều bay bổng Gió ru cái ngủ đến la đà Hình như gió cũng thèm ăn quả Hết trèo cây bưởi lại trèo na… C. Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 4, 5 câu) về một con vật nuôi trong nhà. Theo gợi ý sau: - Đó là con vật gì ? Ở đâu ? - Đặc điểm bên ngoài của nó như thế nào? ( hình dáng, mắt, màu lông…) - Hoạt động của nó ra sao? - Nêu cảm nghỉ của em về con vật đó?. Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Một số bài trắc nghiệm Tập đọc lớp 3:. Con cò Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc sau một nấm gò. Màu thanh thiên bát ngát, buổi chiều lâng lâng. Chim khách nhảy nhót ở đầu bờ, người đánh giậm siêng năng không nề bóng xế chiều, vẫn còn bì bõm dưới bùn nước quá đầu gối. Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời. Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta vốn không cất nổi chân khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình. Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hóa. Nó thong thả đi trên doi đất. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động trong không khí. ( Theo Đinh Gia Trinh) Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x ( vào ô trống) trước ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Con cò xuất hiện vào lúc nào trong ngày?  Buổi sáng  Buổi chiều  Buổi trưa 2. Chi tiết nào nói lên dáng vẻ của con cò khi đang bay?  Bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất.  Bay chầm chậm bên chân trời.  Cả hai ý trên đều đúng. 3. Câu nào dưới có hình ảnh so sánh?  Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc.  Chim khách nhảy nhót ở đầu bờ.  Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ. 4. Câu “ Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.” trả lời cho câu hỏi nào?  Vì sao?  Bằng gì?  Khi nào? 5. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?  Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen- li đã hoàn thành bài thể dục.  Bằng một sự cố gắng phi thường Nen- li, đã hoàn thành bài thể dục.  Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen- li đã hoàn thành, bài thể dục.. Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ôn tập – tập đọc ( tiết 2) I. HS đọc thầm bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên” và chọn ý đúng cho câu trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Chi tiết nào tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua? A. Trường đua voi là một đường rộng phẳng lì, dài hơn năm cây số. B. Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. C. Cả hai ý trên đều đúng Câu 2: Cuộc đua diễn ra như thế nào? A. Đến giờ xuất phát, chiêng trồng nổi lên thì cả mười con voi lao đâu chạy. cả bầy hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. B. Cả mười con voi đang từ từ đi vào vạch xuất phát. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 3: Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương? A. Dáng lầm lì, chậm chạp. B. Huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng. C. Trên mỗi con voi, ngồi hai chàng man- gát. Câu 4: Trong câu “ Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học .” tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào chỉ hoạt động của người để tả vật? A. Những cậu tre B. Bá vai nhau thì thầm đứng học. C. Thì thầm đứng học. Câu 5: Câu “ Những chàng trai man- gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.” trả lời cho câu hỏi nào? A. Ở đâu ? B. Khi nào ? C. Vì sao ? Đáp án: Câu Ý đúng. 1 C. 2 A. 3 B. Lop2.net. 4 B. 5 C.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> II. HS đọc thầm bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” và chọn ý đúng cho câu trả lời của các câu hỏi sau: Câu 1: Sức khoẻ cần thiết như thế nào đối với đất nước? A. Sức khoẻ giúp giữ gìn dân chủ. B. Sức khoẻ giúp xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 2: Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước? A. Vì mỗi người dân đều có bổn phận phải làm cho đất nước ta thêm giàu đẹp hơn B. Vì mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khoẻ. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 3: Tập thể dục hằng ngày mang lại lợi ích gì cho sức khoẻ? A. Mang lại nhiều tiền bạc. B. Mang lại tiếng tăm, danh vọng. C. Làm cho khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Câu 4: Những môn nào dưới đây là môn thể thao? A. Ca nhạc, múa rối B. Điền kinh, bóng đá C. Hội hoạ, điêu khắc Câu 5: Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy? A. Để cơ thể khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục. B. Để cơ thể, khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục. C. Để cơ thể khoẻ mạnh, em phải năng, tập thể dục. Đáp án: Câu Ý đúng. 1 C. 2 B. 3 C. Lop2.net. 4 B. 5 A.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> III. HS đọc thầm bài “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử” và chọn ý đúng cho câu trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Chi tiết nào cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khổ? A. Không có nhà cửa để sống. B. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không. C. Chử Đồng Tử phải đi ở đợ cho nhà giàu có. Câu 2: Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì? A. Chỉ cho dân cách trồng lúa, nuoi tằm, dệt vải. B. Hiển linh giúp dân đánh giặc. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 3:Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử? A. Lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Suốt mấy thàng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. B. Để tưởng nhớ ông hằng năm người ta tổ chức tế lễ. C. Cả hai ý trên đều sai Câu 4: Trong từ “ lễ hội ”, từ “ hội ” có nghĩa gì? A. Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa. B. Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 5: Câu “ Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.” Trả lời cho câu hỏi nào? A. Vì sao ? B. Khi nào? C. Ở đâu? * Đáp án: Câu Ý đúng. 1 B. 2 C. 3 A. Lop2.net. 4 B. 5 A.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trường :……………………. ĐIỂM. Lớp 3… Tên:………………………….. Thứ tư ngày 12 tháng 05 năm 2010 Kiểm tra Môn: Đọc thầm Thời gian: 20 phút. * HS đọc thầm bài:. QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời. Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắc giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy… Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. ( Theo Thạch Lam) Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x ( vào ô trống) trước ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến?  Cơn gió mùa xuân lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá.  Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá.  Cơn gió mùa thu lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá. 2. Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào?  Hạt lúa non mang giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.  Hạt lúa non mang những chất quý trong sạch của trời.  Cả hai ý trên đều đúng. 3. Công việc làm cốm được thực hiện bằng cách nào?  Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác. Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>  Bằng một sự bí mật trân trọng và khe khắc giữ gìn.  Cả hai ý trên 4. Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội?  Vì cốm mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và tnanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam.  Vì mọi người rất thích ăn cốm.  Vì cốm bán rất chạy ở thành phố. 5. Câu nào dưới đây sử dụng phép nhân hoá?  Đồng làng thoảng gió heo may.  Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.  Vườn cây đầy tiếng chim hót.. * Chính tả - Tập làm văn 1. Chính tả: GV đọc cho HS chép bài “ Liên hợp quốc” SGK tập II trang 100.. Liên hợp quốc Liên hợp quốc được thành lập ngày 24- 10- 1945. Đây là một tổ chức tập hợp các nước trên thế giới nhằm bảo vệ hoà bình, tăng cường hợp tác và phát triển. Tính đến tháng 10 năm 2002, Liên hợp quốc có 191 nước và vùng lãnh thổ là thành viên. Việt Nam ta trở thành thành viên Liên hợp quốc ngày 20- 9- 1977.. 2. Tập làm văn: Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 câu ) kể về một ngày lễ hội ở quê em.. Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×