Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.75 KB, 20 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b> </b>
<b>BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI </b>
<b>LAO ĐỘNG DI TRÚ </b>
<b>PHÁP LUẬT & THỰC TIỄN QUỐC TẾ, KHU VỰC </b>
<b>VÀ QUỐC GIA </b>
<b> </b>
<b> </b>
<b>HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM </b>
<b>--- </b>
(SÁCH THAM KHẢO)
<b>NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC </b>
<b>HÀ NỘI - 2008 </b>
<b>Chữ viết tắt Tên/cụm từđầy đủ</b>
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế <i>(International Labour </i>
<i>Organization)</i>
IOM Tổ chức Di cư Quốc tế <i>(International </i>
<i>Organization on Migration)</i>
ECOSOC Hội đồng Kinh tế-Xã hội Liên hợp quốc <i>(The UN </i>
<i>Economic and Social Council)</i>
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á <i>(Association of </i>
<i>Southeast Asian Nations)</i>
XHCN Xã hội Chủ nghĩa
UBND Uỷ ban Nhân dân
HĐND Hội đồng Nhân dân
Ấn phẩm này có nguồn gốc là một báo cáo nghiên cứu
được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia của Hội Luật gia Việt
Nam, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH), Bộ
Ngoại giao, Viện Nghiên cứu Quyền con người và Viện Nhà
nước và Pháp luật trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh. Báo cáo này là một trong các kết quả
của dự án nghiên cứu về các quy định pháp luật và các cơ chế
quốc tế, khu vực và quốc gia về bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của người lao động ở nước ngoài của Hội Luật gia Việt
Nam, với sự trợ giúp của CIDA Canađa (tài trợ thơng qua
<i>Chương trình Hợp tác về Phát triển con người ở khu vực Đông </i>
<i>Nam Á của Canađa - SEARCH). </i>
Việc nghiên cứu và soạn thảo báo cáo này được tiến hành
từ tháng 10/2007. Từng phần trong bản thảo của báo cáo đã
được trình bày tóm tắt tại Hội thảo về <i>“Bảo vệ quyền và lợi ích </i>
<i>hợp pháp của người lao động ở nước ngoài”</i> do Hội Luật gia
Việt Nam tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Hà Nội, trong
các ngày 11-12/02/2008 và trong <i>Hội thảo tư vấn về bảo vệ và </i>
<i>thúc đẩy các quyền của người lao động ở nước ngoài</i> cũng do
Hội Luật gia Việt Nam tổ chức ở Khách sạn Bảo Sơn, Hà Nội,
trong các ngày 3-4/03/2008.Báo cáo sau đó đã được chỉnh sửa,
bổ sung trên cơ sở tiếp thu những ý kiến góp ý, các quan điểm, ý
tưởng mới của các đại biểu, thơng qua các tham luận và q
trình thảo luận tại hai Hội thảo kể trên.
Mục đích của báo cáo cũng như của cả dự án kể trên là
nhằm hỗ trợ các cơ quan nhà nước hữu quan trong việc hoàn
thiện cơ chế pháp luật quốc gia cũng như để vận dụng các cơ
chế và quy định pháp luật quốc tế và khu vực để bảo vệ các quyền
và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam ở nước ngồi.
Xuất phát từ mục đích đó, báo cáo cố gắng đưa ra một cái nhìn
tồn diện về hệ thống các quy định pháp luật và cơ chế quốc tế,
khu vực về quyền và bảo vệ quyền của người lao động di trú, đồng
thời đề cập một cách khái quát về khuôn khổ pháp luật có liên
quan đến vấn đề quyền của nhóm xã hội này của Việt Nam và
của một số nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam.
Các đánh giá và khuyến nghị nêu ra trong báo cáo này chỉ
có tính chất tham khảo, cần có sự góp ý, bổ sung của các chuyên
gia, đặc biệt là các chuyên gia đang làm việc trên lĩnh vực này ở
các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ.
Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cơ
quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ và đặc
biệt là CIDA Canađa và SEARCH đã hỗ trợ Hội Luật gia Việt
Nam trong việc thực hiện dự án nói chung, cũng như trong việc
nghiên cứu và soạn thảo báo cáo này nói riêng. Chúng tôi cũng
đánh giá cao những nỗ lực của nhóm nghiên cứu và chân thành
cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia pháp lý và các quý vị
đại biểu tham gia hai Hội thảo kể trên vì đã có những góp ý q
báu vào việc hồn thành bản báo cáo này.
<i>Hà Nội, tháng 5 năm 2008 </i>
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
LỜI GIỚI THIỆU
<b>PHẦN I </b>
<b> GIỚI THIỆU </b>
1.1. Bối cảnh và sự cần thiết của nghiên cứu
1.2. Mục tiêu của nghiên cứu
1.3. Phương pháp và tiến trình nghiên cứu
1.4. Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu
<b>PHẦN II </b>
<b>QUYỀN VÀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI </b>
<b>LAO ĐỘNG DI TRÚ TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ</b>
2.1.Khái quát những nỗ lực và văn kiện pháp luật
quốc tế trên lĩnh vực này
2.2. Công ước của Liên hợp quốc về quyền của
người lao động di trú và gia đình họ
2.3. Các tiêu chuẩn của ILO về bảo vệ quyền của
người lao động di trú
2.4. Nhận xét
<b>PHẦN III </b>
<b>TÌNH HÌNH NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ VÀ VIỆC BẢO </b>
<b>VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ </b>
<b>Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á </b>
3.1.Khái quát về tình hình người lao động di trú ở
khu vực Đông Nam Á
3.2. Những thách thức với việc bảo vệ quyền của
3.3. Tình hình tham gia các điều ước quốc tế về
quyền của người lao động di trú ở khu vực ASEAN
3.4. Hợp tác bảo vệ người lao động di trú ở khu
vực ASEAN
3.5. Hoạt động của các tổ chức cơng đồn và tổ
chức xã hội ở khu vực ASEAN về bảo vệ người lao động
di trú
3.6. Thỏa thuận song phương giữa các nước trong
khu vực liên quan đến bảo vệ người lao động di trú
3.7. Một số kinh nghiệm về xuất khẩu lao động và
bảo vệ người lao động di trú của một số nước châu Á
<b>PHẦN IV </b>
<b>BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC </b>
<b>Ở NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM </b>
4.1.Khái quát
pháp luật về quản lý xuất khẩu lao động của Việt Nam.
4.3. Các quy định chủ yếu liên quan đến quyền
của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng.
4.4. Nhận xét
<b>PHẦN V </b>
<b>CÁC KHUYẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC </b>
<b>BẢO VỆ CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP </b>
<b>CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC </b>
<b>Ở NƯỚC NGOÀI</b>
5.1. Khuyến nghị của Cục quản lý lao động ngoài
nước, Bộ LĐ-TB-XH
5.2.Khuyến nghị của Cục Lãnh sự, Bộ ngoại giao
5.3.Khuyến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam
5.4. Khuyến nghị nêu ra tại Hội thảo tư vấn ngày
3-4/3/2008.<i> </i>
<b>PHỤ LỤC </b>
I – Khái quát về pháp luật của một số nước và
vùng lãnh thổở châu Á tiếp nhận lao động Việt Nam
II- Các điều ước quốc tế quan trọng về quyền của
người lao động di trú
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<b>1.1. Bối cảnh và sự cần thiết của nghiên cứu </b>
Lao động di trú (<i>migrant worker</i>) không phải là vấn đề
mới nảy sinh mà đã diễn ra từ rất lâu trong lịch sử nhân loại.
Tuy nhiên, thế kỷ XX là khoảng thời gian chứng kiến sự phát
triển tăng vọt của hiện tượng lao động di trú, và dựđoán vấn đề
này sẽ còn trở lên phổ biến hơn nữa trong thế kỷ XXI.
Theo thống kê của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), hiện có
192 triệu người đang làm việc ở nước khác, chiếm 3% tổng dân
số của thế giới1. Cịn theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc
tế (ILO) trung bình cứ 25 người lao động trên thế giới thì có một
người là lao động di trú. Số lượng người lao động di trú trên thế
giới ngày càng tăng nhanh. Nếu như trong giai đoạn 1965 đến
1990 mức tăng này là 2,1%/năm thì hiện tại đã là 2,9%. Ở nhiều
nước, xu hướng ra nước ngồi tìm việc làm rất phổ biến, đặc
biệt trong thanh, thiếu niên. Theo một số nghiên cứu, 51% thanh
niên các nước A-rập muốn ra nước ngồi tìm việc làm; tỷ lệ này
ở Bosnia là 63%, ở khu vực Viễn Đông của Nga là 60%, ở Pê-ru
là 47%, ở Slovakia là 25%2...Những nghiên cứu gần đây cho
1<sub> IOM,</sub><i><sub> Global Statistics 2007.</sub></i>
2<sub> Dẫn theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNFPA,</sub><i><sub> Tình tr</sub><sub>ạ</sub><sub>ng dân s</sub><sub>ố</sub><sub> th</sub><sub>ế</sub><sub> gi</sub><sub>ớ</sub><sub>i n</sub><sub>ă</sub><sub>m 2006, </sub></i>
<i>Phụ lục về thanh niên,</i> tr. vi.
thấy, phần lớn số người lao động di trú là từ các nước đang phát
triển hoặc các nước quá độ sang các nước phát triển3. Tuy nhiên,
cũng có một phần dòng người lao động di trú từ các nước đang
phát triển nghèo tới các nước láng giềng cũng thuộc dạng đang
phát triển nhưng giàu có hơn. Nói cách khác, đích đến của
những người lao động di trú là các nước mà họ tin rằng có nhiều
cơ hội việc làm và cải thiện cuộc sống hơn so với nước mình.
Cùng với sự ra tăng của làn sóng người lao động di trú,
lực lượng này ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển kinh tế ở cả nước đến và nước gốc. Đối với
nước gốc, tiền (thu nhập) gửi về nước của người lao động di trú
chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong tổng thu nhập quốc dân của
nhiều quốc gia. Đơn cử, ở khu vực châu Á, số tiền hàng năm
những người lao động di trú gửi về nước hiện lên tới 80 tỷđô la
Mỹ. Ở hai trong số những nước có nhiều lao động di trú nhất của
khu vực này là Phi-líp-pin và Sri Lan-ka, tiền gửi về của người lao
động di trú chiếm hơn 10% tổng thu nhập quốc dân hàng năm. Các
nước đến, đặc biệt là những nước có dân số ngày càng già đi, cũng
đang được hưởng lợi rất nhiều từ những người lao động di trú, bởi
lực lượng lao động này sẵn sàng đảm nhiệm những công việc
lương thấp, nguy hiểm, độc hại, những công việc lao động chân
tay hay trong các ngành bị coi là ‘thấp kém’ như nông nghiệp,
xây dựng...mà lao động bản địa khơng muốn làm, từ đó góp
phần duy trì và phát triển nền kinh tế của nước đến.
Xét về cách thức, dòng chảy người lao động di trú ra nước
ngoài rất đa dạng. Một số người đi theo các con đường hợp pháp
(ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động nước
ngoài một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua các công ty xuất
khẩu lao động) nhưng cũng có rất nhiều người khác đi theo con
đường bất hợp pháp (tự mình hoặc trả tiền cho các băng buôn
lậu người để được đưa ra nước ngoài làm việc bằng cách vượt
biên bằng đường bộ, đường không, đường biển; hay giả dạng
khách du lịch, đi thăm nhân thân ở nước đến rồi tìm cách ở
lại...). Trong trường hợp ra đi bằng con đường bất hợp pháp, rủi
ro và nguy cơ với người lao động di trú lớn hơn rất nhiều lần so
với ra đi bằng con đường hợp pháp. Đã có vơ số câu chuyện đau
lòng về số phận bi thảm của những người lao động ra nước
ngoài làm việc theo con đường bất hợp pháp như bị cướp, giết,
hãm hiếp hoặc bị bỏ mặc ở dọc đường, bị bán vào nhà chứa (với
phụ nữ và trẻ em gái), bị bắt làm việc như nô lệ mà không được
trả công...Bên cạnh đó, cũng có vơ số câu chuyện cho thấy sự
tháo vát, kiên cường và sức chịu đựng bền bỉđến kinh ngạc của
những người lao động di trú trên con đường tìm đến ‘vùng đất
hứa’4. Ở góc độ nhất định, những câu chuyện như vậy thể hiện
khát vọng mãnh liệt và chính đáng của con người về một cuộc
sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cho những người thân của họ;
tuy nhiên, ở góc độ pháp lý, đây là hành động bất hợp pháp,
khơng được khuyến khích, do nó tạo ra gánh nặng với lực lượng
biên phòng, an ninh và nhiều cơ quan khác của các quốc gia.
Trong rất nhiều trường hợp, tình trạng di trú lao động bất hợp
pháp thường gắn liền với các băng nhóm tội phạm bn người.
Ngay cả khi ra đi theo con đường hợp pháp, những người
lao động di trú vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ và rủi ro.
Mặc dù lao động di trú có vai trị ngày càng quan trọng và có
4<sub> Tài liệu trên, tr.vi. </sub>
những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế ở nước đến,
nhưng họ vẫn là một trong những nhóm người dễ bị bóc lột và
phân biệt đối xử nhất trên thế giới. Do vị thế đặc biệt của họ,
những người lao động di trú thường phải đối mặt với hàng loạt khó
khăn như sự bấp bênh về việc làm, tình trạng thiếu nhà ở, khơng
được chăm sóc y tế, bị loại trừ về giáo dục, bị trục xuất, thậm chí
một số trường hợp cịn bị bắt giữ, giam cầm một cách bất hợp
pháp, bị tra tấn, đối xử tàn ác hay hạ nhục...Về vấn đề này, các
chuyên gia đã tổng hợp các nguy cơ và khó khăn chính mà người
lao động di trú trên thế giới thường phải đối mặt, đó là:
- Khơng được chủ lao động nước ngồi trả lương hoặc
không được trả lương theo đúng thỏa thuận trong hợp
đồng.
- Thiếu những bảo đảm về an tồn và vệ sinh lao động
dẫn đến tình trạng tỷ lệ bị tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp cao.
- Phải sống trong điều kiện thiếu vệ sinh khiến sức khỏe
giảm sút và bị mắc bệnh tật.
- Bị hành hạ và lạm dụng, kể cả lạm dụng tình dục, đặc
biệt là với lao động di trú nữ làm việc trong các ngành
nghề nhạy cảm như trong các cơ sở giải trí hoặc giúp
việc gia đình.
- Hợp đồng lao động bị người sử dụng lao động đơn
phương thay đổi nhưng người lao động vẫn phải bồi
thường cho cơ quan tuyển dụng lao động hoặc bị cáo
buộc là "vi phạm hợp đồng lao động" nếu như vì việc
đó mà họ từ bỏ cơng việc;
- Tình trạng hộ chiếu và giấy tờ tuỳ thân thường bị người
sử dụng lao động hoặc nhân viên của họ thu giữ.
- Nguy cơ người lao động bị buộc trở thành người lao
động di trú khơng có đăng ký, khiến họ dễ trở thành
nạn nhân của bọn buôn bán người.
- Bị bỏ rơi khiến cho các quyền chính đáng của họ không
được bảo vệ hoặc bảo vệ không đầy đủ và hiệu quả.
Ngoài các yếu tố kể trên, lao động di trú có nghĩa là xa gia
đình, bạn bè, cộng đồng, xa những người ủng hộ, bảo vệ, chỉ
bảo và phải làm quen với những người xa lạ, những phong tục,
tập quán, quy định pháp luật mới mà tiềm ẩn những xung đột,
mâu thuẫn hay nguy cơ mà không phải người lao động nào
cũng có thể biết trước và giải quyết chúng một cách hài hịa, tốt
đẹp. Thêm vào đó, do nhiều người lao động di trú khi ra nước
ngoài làm việc đã mang theo hoặc lập gia đình với những người
lao động di trú khác ở nước ngoài nên vấn đề lao động di trú
Xét xu thế phát triển, thực trạng và những đóng góp của
người lao động di trú cả cho nước gốc và nước tiếp nhận, việc
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động di trú
và các thành viên trong gia đình họ là rất cần thiết và cấp thiết.
Kinh nghiệm cho thấy, để giải quyết vấn đề này đòi hỏi những
nỗ lực cả ở ba cấp độ: quốc gia, khu vực và quốc tế, cả trong
quan hệ đa phương và song phương. Ở hai cấp độ quốc tế và
khu vực, trong khoảng hơn nửa thế kỷ qua, đã có hàng trăm văn
kiện pháp lý đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề quyền và
bảo vệ quyền của người lao động di trú. Bên cạnh đó, một số cơ
chế mang tầm quốc tế và khu vực cũng đã được các tổ chức liên
chính phủ và phi chính phủ quốc tế và khu vực lập ra nhằm thúc
đẩy việc thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.
góc độ nhất định, những sự kiện đã nêu phần nào có thể coi là
hiện tượng lao động di trú5.
Thập kỷ 1980-1990 đánh dấu sự bùng nổ trở lại vấn đề
lao động di trú của Việt Nam. Theo thống kê, tính chung trong
giai đoạn này có khoảng 300.000 lao động Việt Nam làm việc ở
nước ngồi một cách chính thức (được Nhà nước Việt Nam gửi
đi theo các hiệp định song phương với các nước nhận). Phần lớn
trong số này (244.186 người) làm việc ở các nước thuộc Liên
Xô cũ và một số nước thuộc khối XHCN Đông Âu (CHDC Đức,
Sự tan rã của hệ thống XHCN Liên Xô-Đông Âu và chiến
tranh vùng Vịnh lần thứ nhất đầu những năm 1990 đã dẫn tới
việc hồi hương chính thức của hầu hết số lao động di cưở hai
khu vực này, mặc dù nhiều người làm việc ở các nước Liên
Xơ-Đơng Âu đã tìm cách để được ở lại để làm việc cho đến hiện
nay. Sau những biến cố đó, hoạt động xuất khẩu lao động tiếp
tục được Nhà nước khuyến khích, song hướng tới các thị trường
khác. Hiện tại, lao động di trú của Việt Nam (cả hợp pháp và
khơng hợp pháp) đang có mặt ở khoảng 40 nước trên thế giới,
với tổng số vào khoảng 500.000 người, trong đó đáng kể là ở
Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, một số nước Trung
Đông (Cô-oét, Ả-rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống
5<sub> Xem Hội Luật gia Việt Nam, </sub><i><sub>Pháp lu</sub><sub>ậ</sub><sub>t qu</sub><sub>ố</sub><sub>c gia và qu</sub><sub>ố</sub><sub>c t</sub><sub>ế</sub><sub> v</sub><sub>ề</sub><sub> b</sub><sub>ả</sub><sub>o v</sub><sub>ệ</sub><sub> quy</sub><sub>ề</sub><sub>n c</sub><sub>ủ</sub><sub>a các </sub></i>
<i>nhóm xã hội dễ bị tổn thương, </i>NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,tr.201-202.
nhất), Liên bang Nga, một số nước châu Âu (chủ yếu là Đông
Âu) và một số nước châu Phi...Theo kế hoạch của các cơ quan
chức năng nhà nước, phấn đấu đến năm 2015 sẽ có khoảng một
triệu lao động Việt Nam được gửi đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng. Điều này có nghĩa là đến thời điểm 2015, sẽ có hơn
Lao động di trú đang đóng góp ngày càng quan trọng vào
tổng thu nhập quốc dân của đất nước. Đơn cử, vào năm 2006, số
tiền người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về cho gia đình
ước tính lên tới 1,6 tỷ đơ la Mỹ (trong khi đó, vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi trong năm là 10,2 tỷ đô la, ODA theo cam kết
của các nhà tài trợ là 4,2 tỷ đô la)6. Tuy nhiên, do số lượng lao
động ngày càng tăng và địa bàn làm việc ngày càng mở rộng,
công tác quản lý ngày càng trở lên phức tạp, yêu cầu bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam ở nước
ngoài ngày càng trở lên cấp thiết.
Thấy được vấn đề trên, ngày 29/11/2006, Quốc Hội đã
thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng.Luật này quy định về hoạt động đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền và
nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và
các tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc ban hành Luật là một
6<sub> Nguồn: Tham luận của ông Đào Công Hải, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ </sub>
bước tiến rất quan trọng, không chỉ trong việc thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu lao động mà còn trong việc bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam đi làm việc ở
<b>1.2. Mục tiêu của nghiên cứu </b>
Mục tiêu phát triển của nghiên cứu này là nhằm góp phần
bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam theo các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế và khu
vực trên lĩnh vực này.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển kể trên, những mục
tiêu cụ thể của nghiên cứu này là:
- Tập hợp và phân tích những tiêu chuẩn pháp luật và cơ
- Tập hợp và phân tích những tiêu chuẩn pháp luật và cơ
chế khu vực có liên quan đến vấn đề quyền và bảo vệ
quyền của người lao động di trú.
- Tập hợp và phân tích những tiêu chuẩn pháp luật và cơ
chế quốc gia có liên quan đến vấn đề quyền và bảo vệ
quyền của người lao động di trú.
- Ở mức độ nhất định, so sánh giữa các quy định pháp luật
Việt Nam và các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế, khu vực
có liên quan đến vấn đề quyền và bảo vệ quyền của
người lao động di trú để đưa ra những khuyến nghị sửa
đổi, bổ sung hệ thống quy định pháp luật quốc gia cho
phù hợp hơn nữa với các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế và
khu vực về vấn đề này, từ đó bảo vệ có hiệu quả các
quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
<b>1.3. Phương pháp và tiến trình nghiên cứu </b>
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng để xây
dựng báo cáo này là tổng hợp, phân tích và so sánh. Báo cáo này
chủ yếu được thực hiện trên cơ sở khảo sát và phân tích văn bản
quan do một số tổ chức quốc tế và cơ quan, tổ chức ở Việt Nam
thực hiện trong thời gian gần đây.
Về tiến trình nghiên cứu, như đã đề cập ở trên, báo cáo
<b>1.4. Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu </b>
Ở cấp độ quốc tế, do giới hạn về thời gian và nguồn lực,
nghiên cứu này chỉ tập trung khảo sát những quy định trong ba
điều ước được coi là quan trọng nhất đối với việc bảo vệ quyền
của người lao động di trú, bao gồm7:
• Cơng ước của Liên hợp quốc về quyền của người lao
động di trú và các thành viên trong gia đình họ.
7<sub> Ngoài các điều ước được đề cập và phân tích trong nghiên cứu này, cịn có một điều </sub>
ước khác cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ người lao động di trú, đó là
<i>Nghị</i> <i>định thư về chống buôn bán người nhập cư bằng đường biển, đường bộ và </i>
<i>đường hàng không bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về chống các tội phạm </i>
<i>xuyên quốc gia.</i> Tuy nhiên, do Nghị định thư này (cùng những quy định pháp luật có
<i>đường bộ và đường hàng không bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về chống các </i>
<i>tội phạm xuyên quốc gia </i>(cả tiếng Anh và tiếng Việt), do Nhà xuất bản Tư Pháp ấn
hành năm 2004.
• Cơng ước số 97 của ILO về hỗ trợ việc làm cho người
lao động di trú.
• Công ước số 143 của ILO về bảo vệ người lao động di
trú.
Ở cấp độ khu vực, nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát
những văn kiện và cơ chế về bảo vệ người lao động di trú ở tiểu
vùng Đông Nam Á mà Việt Nam có tham gia. Ở cấp độ quốc
gia, nghiên cứu này chỉ khảo sát những văn bản pháp luật do
Quốc Hội và các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành. Các văn bản
do các cấp chính quyền ở địa phương hoặc do các chủ thể tư
nhân hoặc xã hội (cụ thể là các quy định, quy tắc nội bộ do các
doanh nghiệp xuất khẩu lao động đưa ra...) không được đề cập
trong nghiên cứu này do những giới hạn về nguồn lực và khó
khăn trong việc thu thập tư liệu.
Cũng liên quan đến phạm vi nghiên cứu, ở các cấp độ
quốc tế và khu vực, nghiên cứu này đề cập đến vấn đề quyền và
bảo vệ quyền của những người lao động di trú ra đi theo cả hai
<b>1.5. Các khái niệm/định nghĩa quan trọng </b>
<i>1.5.1. Khái niệm ‘người lao động di trú’ </i>
nghiên cứu này, khái niệm <i>người lao động di trú </i>được xác định
theo định nghĩa ởĐiều 2 <i>Công ước của Liên hợp quốc về quyền </i>
<i>của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ</i>,
theo đó:
‘Lao động di trú là một người đã, đang và sẽ làm một cơng
việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó khơng
phải là cơng dân’.
Xét về tính pháp lý của việc cư trú và lao động, Điều 2
Công ước chia người lao động di trú và các thành viên gia đình
họ thành hai loại: có giấy tờ hợp pháp (hoặc hợp pháp)
(<i>documented migrant) </i>và không có giấy tờ (hoặc bất hợp pháp)
(<i>undocumented migrant)</i>. Những người được xem là có giấy tờ
hoặc hợp pháp khi họđược phép vào, ở lại và tham gia làm một
cơng việc được trả lương tại quốc gia nơi có việc làm theo pháp
luật quốc gia đó và theo những hiệp định quốc tế mà quốc gia đó
là thành viên. Những người được xem là khơng có giấy tờ hoặc
bất hợp pháp khi họ không đáp ứng được các điều kiện đó.
Xét về nghề nghiệp, phạm vi những đối tượng được coi là
lao động di trú khá rộng, bao gồm 8 dạng:
- “Nhân công vùng biên” - chỉ những lao động di trú
thường trú tại một nước láng giềng nơi họ thường trở về
hàng ngày hoặc ít nhất mỗi tuần một lần;
- “Nhân công theo mùa” - chỉ những lao động di trú làm
những cơng việc có tính chất mùa vụ và chỉ làm một thời
gian nhất định trong năm;
- “Người đi biển” - chỉ những lao động di trú được tuyển
dụng làm việc trên một chiếc tàu đăng ký tại một quốc
gia mà họ không phải là công dân, bao gồm cả ngư dân;
- “Nhân công làm việc tại một cơng trình trên biển” - chỉ
những lao động di trú được tuyển dụng làm việc trên một
cơng trình trên biển thuộc quyền tài phán của một quốc
gia mà họ không phải là công dân;
- “Nhân công lưu động” - chỉ những lao động di trú sống
thường trú ở một nước phải đi đến một hoặc nhiều nước
khác nhau trong những khoảng thời gian do tính chất
cơng việc của người đó;
- “Nhân công theo dự án” - chỉ những lao động di trú
được nhận vào quốc gia nơi có việc làm trong một thời
gian nhất định để chuyên làm việc cho một dự án cụ thể
đang được người sử dụng lao động của mình thực hiện
tại quốc gia đó;
- “Nhân cơng lao động chun dụng” - chỉ những lao
động di trú mà được người sử dụng lao động của mình
cử đến quốc gia nơi có việc làm trong một khoảng thời
gian hạn chế nhất định để đảm nhiệm một công việc
hoặc nhiệm vụ cụ thể mang tính chun mơn kỹ thuật ở
quốc gia nơi có việc làm;
nhân công tự chủ theo pháp luật của quốc gia nơi có việc
làm hoặc theo các hiệp định song phương và đa phương.
Điều 3 Công ước liệt kê những đối tượng không được coi
là lao động di trú (dựa trên tiêu chí nghề nghiệp), bao gồm:
- Những người được cử hoặc tuyển dụng bởi các cơ quan
và tổ chức quốc tế, hoặc bởi một nước sang một nước
khác để thực hiện các chức năng chính thức;
- Những người được cử hoặc tuyển dụng bởi một nước
hoặc người thay mặt cho nước đó ở nước ngồi tham gia
các chương trình phát triển và các chương trình hợp tác
khác;
- Những người sống thường trú ở một nước không phải
quốc gia xuất xứđể làm việc như những nhà đầu tư;
- Những người tị nạn và khơng có quốc tịch;
- Sinh viên và học viên;
- Những người đi biển hay người làm việc trên các cơng
trình trên biển khơng được nhận vào để cư trú và tham
gia vào một cơng việc có hưởng lương ở quốc gia nơi có
<i>1.5.2. Khái niệm ‘thành viên trong gia đình’ của người lao </i>
<i>động di trú </i>
Như đã đề cập ở các phần trên, vấn đề quyền của người
lao động di trú gắn liền với vấn đề quyền của những thành viên
trong gia đình mà theo họ sang sinh sống ở nước ngoài. Tương
tự như khái niệm “người lao động di trú”, để thống nhất cách
hiểu các nội dung được đề cập trong báo cáo này, khái niệm <i>các </i>
<i>thành viên trong gia đình </i>người lao động di trú được xác định
theo định nghĩa ởĐiều 4 Công ước của Liên hợp quốc về quyền
của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ,
theo đó, thuật ngữ “các thành viên gia đình” để chỉ<i>những người </i>
<i>kết hơn với những người lao động di trú hoặc có quan hệ tương </i>
<i>tự như quan hệ hôn nhân, theo pháp luật hiện hành, cũng như</i>
<b>2.1.Khái quát những nỗ lực và văn kiện pháp luật quốc </b>
<b>tế trên lĩnh vực này </b>
Vấn đề người lao động di trú đã được đề cập trên các diễn
người lao động di trú. Ngồi ra, cịn cần kểđến một số văn kiện
khác có liên quan đến vấn đề lao động di trú của tổ chức này,
bao gồm Khuyến nghị về người lao động di trú năm 1975
(Khuyến nghị số 151); Công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức
và bắt buộc năm 1930 (Cơng ước số 29); và Cơng ước về xóa bỏ
lao động cưỡng bức năm 1957 (Công ước số 105)...
Ngoài ILO, từ cuối thập kỷ 1970, Liên hợp quốc cũng bắt
đầu quan tâm đến việc bảo vệ người lao động di trú. Văn kiện
đầu tiên của tổ chức này trực tiếp đề cập đến vấn đề người lao
động di trú là Nghị quyết số 1706 (LIII) ngày 28/7/1972 của Hội
đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC) trong đó cảnh báo về những
tác động tiêu cực của tình trạng đưa người lao động vào một số
nước châu Âu một cách bất hợp pháp và việc người lao động di
Cùng năm 1972, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua
Nghị quyết số 2920 (XXVII) ngày 15/11/1972 về thực trạng
8<sub> Cơ quan này hiện đã được đổi tên là Hội đồng Quyền con người Liên hợp quốc (</sub><i><sub>the </sub></i>
phân biệt đối xử với người lao động nước ngoài ở một số nước
châu Âu và ở một số nơi khác. Nghị quyết kêu gọi chính phủ
của các nước liên quan thực hiện hoặc kiểm tra việc thực hiện
các biện pháp nhằm chấm dứt sựđối xử phân biệt với người lao
động di trú trên lãnh thổ nước mình và có những nỗ lực để cải
thiện những điều kiện cho việc tiếp nhận người lao động di trú.
Nghị quyết cũng khuyến nghị các nước tuân thủ các quy định
của Công ước quốc tế về Xóa bỏ Tất cả các Hình thức Phân biệt
Đối xử về Chủng tộc và yêu cầu Ủy ban Quyền con người Liên
hợp quốc báo cáo về vấn đề bóc lột người lao động di trú trong
kỳ họp tiếp theo. Thêm vào đó, Nghị quyết cũng đề nghị ILO
Tuân thủ các yêu cầu của Đại hội đồng và ECOSOC, Ủy
ban Quyền con người Liên hợp quốc đã xem xét vấn đề bảo vệ
người lao động di trú trong kỳ họp lần thứ 29 và đã thông qua
Nghị quyết số 1789 (LIV) ngày 18/5/1973, trong đó hối thúc các
quốc gia phê chuẩn các cơng ước có liên quan của ILO cũng
như ký kết các hiệp ước song phương về vấn đề lao động di trú
khi cần thiết. Nghị quyết này cũng yêu cầu Tiểu ban về Chống
Phân biệt Đối xử và Bảo vệ Người thiểu số9 và Ủy ban về Vị thế
của Phụ nữ nghiên cứu sâu về vấn đề này dựa trên các tài liệu,
văn bản, khuyến nghị mà các quốc gia thành viên Liên hợp quốc
9<sub> Cơ quan này hiện </sub><sub>đã </sub><sub>được </sub><sub>đổi tên là Tiểu ban về Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền con </sub>
người.
đã trình lên nhằm đưa ra những khuyến nghị về các biện pháp
cần thực hiện để bảo vệ các quyền con người của người lao
động di trú bất kể nguồn gốc của họ. Cũng trong Nghị quyết
này, Ủy ban Quyền con người Liên hợp quốc còn yêu cầu các
quốc gia gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc các tài liệu, văn
bản có liên quan để phục vụ cơng việc nghiên cứu của hai cơ
ban đã nêu.
Chấp hành yêu cầu của Ủy ban Quyền con người Liên hợp
quốc, Tiểu ban về Chống Phân biệt Đối xử và Bảo vệ Người
thiểu sốđã thảo luận và xác định hai khía cạnh cần tập trung làm
rõ trong việc bảo vệ người lao động di trú, đó là: (i) Các hoạt
động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài một cách lén
lút, bất hợp pháp (ii) Sự phân biệt đối xử với người lao động di
trú ở các nước đến. Để làm rõ hai khía cạnh này, Tiểu ban đã
thông qua Nghị quyết số 6 (XXVI) ngày 19/9/1973 trong đó ủy
nhiệm cho bà Halima Warzazi là Báo cáo viên đặc biệt về người
lao động di trú thực hiện cơng trình nghiên cứu. Bản thảo Báo
cáo nghiên cứu sau đó đã được bà Halima Warzazi trình lên
Tiểu ban vào năm 1974 và được trình bày tại Hội thảo của Liên
hợp quốc về Quyền con người của người lao động di trú tổ chức
ở Tunis (Tuy-ni-di) ngày 12-24/11/197510 và được trình lên Ủy
ban Quyền con người Liên hợp quốc vào năm 197611.
Ngày 16/12/1976, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông
qua Nghị quyết số 31/127 về “Các biện pháp cải thiện tình hình
và bảo đảm nhân phẩm và các quyền con người của người lao
động di trú’. Nghị quyết này bày tỏ sự quan tâm sâu sắc tới thực
trạng phân biệt đối xử thường xuyên mà người lao động di trú
phải đối mặt ở một số quốc gia, đồng thời kêu gọi tất cả các
quốc gia tiến hành các biện pháp có hiệu quả để ngăn chặn và
chấm dứt những sự phân biệt đối xử chống lại người lao động di
trú. Đặc biệt, Nghị quyết yêu cầu tất cả các quốc gia:
- Mở rộng vị thế của người lao động di trú tới mức bình
đẳng vềđối xử như với người lao động bản địa trong các
vấn đề về quyền con người và trong các quy định pháp
luật về lao động và xã hội của quốc gia.
- Thúc đẩy và hỗ trợ tất cả các biện pháp nhằm thực hiện
các văn kiện quốc tế có liên quan và ký kết các hiệp định
song phương nhằm xóa bỏ tình trạng đưa lậu người lao
động vào nước khác.
- Thông qua các biện pháp và quy định pháp lý cần thiết
để bảo đảm rằng tất cả người lao động di trú được hưởng
các quyền con người cơ bản, bất kể họ di trú theo cách
thức nào.
Cũng trong Nghị quyết kể trên, Đại hội đồng Liên hợp quốc
đã yêu cầu các quốc gia chủ nhà phải cung cấp những tiện ích về
thơng tin và nơi tiếp nhận để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các
chính sách liên quan đến đào tạo, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giáo
dục và đời sống văn hóa cho người lao động di trú và các thành
viên trong gia đình họ, cũng như bảo đảm cho họđược tự do thực
hành các hoạt động văn hóa của cộng đồng mình. Bên cạnh đó,
Nghị quyết cũng yêu cầu các quốc gia gốc phải tăng cường đến
mức cao nhất có thể việc phổ biến thông tin nhằm tư vấn và bảo
vệ người lao động của nước mình ở nước ngồi.
Trong kỳ họp lần thứ 32, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã
thông qua Nghị quyết số 32/120 ngày 16/12/1977, trong đó
khuyến nghị ECOSOC và Ủy ban Quyền con người Liên hợp
quốc xem xét đầy đủ và chi tiết vấn đề người lao động di trú để
của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 1980 và kết thúc vào
tháng 6/1990. Dự thảo công ước được Đại hội đồng Liên hợp
quốc thông qua theo Nghị quyết số 45/158 ngày 18/12/199012.
Bên cạnh các sự kiện chính kể trên, vấn đề bảo vệ quyền
của người lao động di trú còn được thảo luận trong nhiều kỳ họp
của các cơ quan chính của Liên hợp quốc. Cụ thể, trong kỳ họp
lần thứ 45 ngày 28/7/2000, ECOSOC đã khuyến nghị Đại hội
đồng Liên hợp quốc lấy ngày 18/12 hàng năm là <i>Ngày Quốc tế</i>
<i>về Người Lao động Di trú13</i><sub> nh</sub><sub>ằ</sub><sub>m nh</sub><sub>ắ</sub><sub>c nh</sub><sub>ở</sub><sub> c</sub><sub>ộ</sub><sub>ng </sub><sub>đồ</sub><sub>ng qu</sub><sub>ố</sub><sub>c t</sub><sub>ế</sub>
về sự cần thiết và cấp thiết phải tôn trọng, thực hiện và bảo vệ
các quyền con người của nhóm xã hội này. Gần đây nhất, năm
2006, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã có một kỳ họp đặc biệt để
thảo luận về vấn đề di cư quốc tế, trong đó tiếp tục nhấn mạnh
sự cần thiết phải tăng cường các hoạt động và sự phối hợp ở tất
Dưới đây là bản tổng hợp những văn kiện chính của ILO
và của Liên hợp quốc liên quan đến vấn đề di trú vì việc làm
được thông qua từ trước tới nay14.
<b>Các công ước, khuyến nghị trực tiếp của ILO</b>
1. Công ước số 97 về di trú tìm việc làm (sửa đổi), 1949
12<sub> Nguồn:</sub><i><sub> United Nations Action in the Field of Human Rights,</sub></i><sub> United Nations, New </sub>
York and Geneva, 1994.
13<sub> Nguồn: </sub><i><sub>Official Records of the Economic and Social Council, 2000, Supplement </sub></i>
<i>No. 3</i> (E/2000/23), chap. II, sect. A.
14<sub> Xem kỷ yếu các hội thảo về bảo vệ người lao động ở nước ngoài do Hội Luật gia </sub>
Việt Nam tổ chức trong các ngày 11-12/01/2008 và 3-4/3/2008 tại Hà Nội.
2. Khuyến nghị chung số 86 về di trú tìm việc làm (sửa
đổi), 1949
3. Công ước số 143 về người lao động di trú (các điều
khoản bổ sung), 1975
4. Khuyến nghị chung số 151 về người lao động di trú,
1975
5. Công ước số 118 về bình đẳng trong đối xử (an sinh xã
hội), 1962
6. Công ước số 157 về duy trì các quyền an sinh xã hội,
1982
7. Khuyến nghị chung số 167 về duy trì các quyền an sinh
xã hội, 1983
<b>Các cơng ước, khuyến nghị khác có liên quan của ILO </b>
1. Cơng ước số 29 về xóa bỏ lao động cưỡng bức, 1930
2. Công ước số 87 về tự do lập hội và bảo vệ quyền được
tổ chức, 1948
3. Công ước số 98 về quyền được tổ chức và thỏa ước lao
động tập thể, 1949
4. Công ước số 100 về trả lương bình đẳng, 1951
5. Cơng ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức, 1957
6. Công ước số 111 về chống phân biệt đối xử (việc làm và
nghề nghiệp), 1958
7. Khuyến nghị chung số 111 về chống phân biệt đối xử
(việc làm và nghề nghiệp), 1958
9. Công ước số 169 về các dân tộc thiểu số và bộ lạc, 1989
10.Công ước số 181 về các cơ sở lao động tư nhân, 1997
11.Công ước số 182 về xóa bỏ những hình thức lao động
trẻ em tồi tệ nhất, 1999
<b>Các văn kiện có liên quan của Liên hợp quốc </b>
1. Cơng ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả những
người lao động di trú và thành viên trong gia đình họ,
1990.
2. Cơng ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân
biệt chủng tộc, 1965.
3. Cơng ước về xóa bỏ tất các các hình thức phân biệt đối
xử với phụ nữ, 1979.
4. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa,
1966.
5. Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966.
6. Cơng ước về quyền trẻ em, 1989.
7. Nghị định thư về ngăn chặn, trừng trị việc buôn bán
người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ, trẻ em, bổ sung
Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm xuyên
8. Nghịđịnh thư về chống buôn lậu người di cư qua đường
bộ, đường biển và đường không, bổ sung Công ước của
Liên hợp quốc về chống tội phạm xuyên quốc gia, 2000.
Nhìn chung, các nỗ lực và văn kiện quốc tế trên lĩnh vực
này tập trung vào ba khía cạnh cơ bản, đó là:
- Quy định và bảo vệ các quyền của người lao động di trú
(mà tiêu biểu là Công ước của Liên hợp quốc về quyền
của người lao động di trú và gia đình họ).
- Hỗ trợ việc làm và bảo vệ người lao động di trú trong
những hoàn cảnh bị ngược đãi (mà tiêu biểu là các Công
ước số 97, Công ước số 143 của ILO và bao gồm một
phần của Công ước của Liên hợp quốc về quyền của
người lao động di trú và gia đình họ).
- Ngăn chặn tình trạng bn bán người nhập cư (mà tiêu
biểu là Nghị định thư về chống buôn bán người nhập cư
bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không bổ
sung Công ước của Liên hợp quốc về chống các tội
phạm xuyên quốc gia).
Nghiên cứu này sẽđề cập đến cả ba khía cạnh kể trên, tuy
nhiên, do mục đích và những giới hạn về thời gian và nguồn lực,
các khía cạnh thứ nhất và thứ hai là những nội dung trọng tâm.
<b>2.2. Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người </b>
<b>lao động di trú và gia đình họ</b>15
<i>2.2.1. Khái quát </i>
Mặc dùnhưđã nêu ở trên, trong hệ thống điều ước quốc tế
về quyền con người của Liên hợp quốc cịn có một sốđiều ước
khác có liên quan đến vấn đề người lao động di trú; tuy nhiên,
cho đến nay, Công ước quốc tế về quyền của người lao động di
trú và các thành viên trong gia đình họ vẫn được coi là điều ước
quốc tế trực tiếp và hoàn thiện nhất về quyền của người lao
động di trú.
Công ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua
ngày 18/12/1990 theo Nghị quyết 45/158 (ngày này sau đó được
Đại hội đồng Liên hợp quốc lấy làm <i>Ngày quốc tế về Người lao </i>
<i>động di trú)</i>. Theo Điều 87(1), Cơng ước sẽ có hiệu lực khi có
20 quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập. Tính đến tháng 4/2008,
Cơng ước đã có 37 nước thành viên (28 quốc gia khác đã ký
nhưng chưa phê chuẩn). Dưới đây là danh sách các quốc gia
thành viên và các quốc gia đã ký công ước16.
<b>Bảng 1 </b>
<b>Các quốc gia đã ký và tham gia Công ước của Liên hợp quốc </b>
<b>về quyền của người lao động di trú và gia đình họ</b>
<b>Quốc gia </b> <b>Ngày ký </b> <b>Ngày tham gia</b>
1. An-ba-ni - 5/6/2007 (a)
2. An-giê-ri - 21/4/2005 (a)
3. Ác-hen-ti-na 10/8/2004 23/2/2007
4. A-déc-bai-gian - 11/1/1999 (a)
5. Băng-la-đét 7/10/1998 -
6. Belize - 14/11/2001 (a)
7. Bê-nanh 15/9/2005 -
8. Bôlivia - 16/10/2000 (a)
9. Bosnia & Herzegovina - 13/12/1996 (a)
16<sub> Nguồn: http:/www2.ohchr.org/english/bodies/ratification. </sub>
10.Buốc-ki-na Fasô 16/11/2001 26/11/2003
11.Căm-pu-chia 27/9/2004 -
12.Cape Verde - 16/9/1997 (a)
13.Chi-lê 24/9/1993 21/3/2005
14.Cô-lôm-bi-a - 24/5/1995 (a)
15.Comoros 22/9/2000 -
16.Ê-cu-a-đo - 5/2/2002 (a)
17.Ai-cập - 19/2/1993 (a)
18.En San-va-đo 13/9/2002 14/3/2003
19.Ga-bông 15/12/2004 -
20.Gha-na 7/9/2000 7/9/2000
21.Goa-tê-ma-la 7/9/2000 14/3/2003
22.Ghi-nê - 7/9/2000 (a)
23.Ghi-nê Bít-sao 12/9/2000 -
24.Guyana 15/9/2005 -
25.Hon-đu-rát - 9/8/2005 (a)
26.In-đô-nê-si-a 22/9/2004 -
27.Kiếc-ghi-kis-stan - 29/9/2003 (a)
28.Lê-sô-thô 24/9/2004 16/9/2005
29.Liberia 22/9/2004 -
30.Li-bi - 18/6/2004 (a)
32.Mô-ri-ta-ni - 22/6/2007 (a)
33.Mê-hi-cô 22/5/1991 8/3/1999
34.Mông-tê-nê-grô 23/10/2006 (d) -
35.Ma-rốc 15/8/1991 21/6/1993
36.Ni-ca-ra-goa - 26/10/2005 (a)
37.Pa-ra-goay 13/9/2000 -
38.Pê-ru 22/9/2004 14/9/2005
39.Phi-líp-pin 15/11/1993 5/7/1995
40.Sao Tome & Principe 6/9/2000 -
41.Sê-nê-gan - 9/6/1999 (a)
42.Séc-bi 11/11/2004 -
43.Xây-sen - 15/12/1994 (a)
44.Si-ê-ra Lê-ôn 15/9/2000 -
45.Sri Lanka - 11/3/1996 (a)
46.Sy-ri - 2/6/2005 (a)
47.Tát-gi-kis-tan 7/9/2000 8/1/2002
48.Đông Ti-mo - 30/1/2004 (a)
49.Tô-gô 15/11/2001 -
50.Thổ Nhĩ Kỳ 13/1/1999 27/9/2004
51.U-gan-đa - 14/11/1995 (a)
52.U-ru-goay - 15/2/2001 (a)
<b>Ghi chú: </b>
o (a) ngày gia nhập.
o (d) biểu thị quốc gia này kế thừa việc ký hoặc phê
chuẩn hay gia nhập
Điểm quan trọng đầu tiên ở Cơng ước này là nó đã cụ thể
hóa thêm định nghĩa về<i>người lao động di trú</i> <i>(migrant worker)</i>
mà đã được đề cập trong Công ước số 97 của ILO năm 194917,
đồng thời bổ sung định nghĩa <i>các thành viên trong gia đình họ</i>
(mà đã nêu ở phần trên). Bên cạnh đó, Cơng ước đã quy định
Tương tự như với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương khác
như phụ nữ, trẻ em, người thiểu số...các quyền con người được
quy định trong Công ước quốc tế về quyền của người lao động
di trú và các thành viên trong gia đình họđã tính đến hồn cảnh
và những nhu cầu đặc thù của nhóm. Những quyền đặc thù này
17<sub> Theo Điều 11 Công ước số 97 của ILO, thuật ngữ </sub><i><sub>ng</sub><sub>ườ</sub><sub>i di trú vì vi</sub><sub>ệ</sub><sub>c làm </sub></i><sub>được </sub>