Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 25 - Trường TH số 2 Hoà Bình 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.94 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường TH số 2 Hoà Bình 2. Naêm hoïc 2011 - 2012. TUẦN : 25 Caùch ngoân : Anh em nhö theå tay chaân Thứ Môn Đề bài Chào cờ Nói chuyện đầu tuần Tập đọc Trường em Thứ 2 Tập đọc Trường em Toán Luyện tập Âm nhạc Ôn tập bài hát “Quả” Thể dục Bài thể dục “Trò chơi : Vận động” Tập viết Tô chữ hoa A, Ă, Â, B Thứ 3 Toán Điểm ở trong ở ngoài một hình Chính tả Trường em Tập đọc Tặng cháu Tập đọc Tặng cháu Thứ 4 Toán Luyện tập chung TNXH Con cá Mĩ thuật Vẽ màu vào hình tranh dân gian Toán Kiểm tra giữa kì II Thứ 5 Chính tả Tặng cháu Thủ công Cắt dán hình chữ nhật (t2) Đạo đức Thực hành kĩ năng giữa kì II Tập đọc Cái nhãn vở Tập đọc Cái nhãn vở Thứ 6 Kể chuyện Rùa và thỏ HĐTT Tìm hiểu ngày 8/3 Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2012 Chào cờ : Nói chuyện dầu tuần Tập đọc: Trường em I/Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường. Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh. Trả lời được câu hỏi 1 – 2 ( SGK ) Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, hỏi – đáp. II/Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK ( phóng to) III/Các hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra bài cũ: 2/Bài mới: Giáo viên Học sinh Giới thiệu bài: Hướng dẫn học sinh luyện đọc: a) Giáo viên đọc mẫu bài văn: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm. b) Học sinh luyện đọc: * Luyện đọc tiếng, từ ngữ:cô giáo, dạy em, rất yêu, thứ - Học sinh đọc tên bài: Trường em hai, mái trường, điều hay. - Giáo viên hỏi: tiếng “trường”có âm gì đứng đầu và vần - Tiếng trường: gồm âm đầu tr, vần ương, thanh gì đứng sau? huyền. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. -Đọc từ cô giáo và phân tích cấu tạo tiếng giáo. - Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, -Luyện đọc: bè bạn, thân thiết, hiền… tổ, cả lớp. -Giáo viên giải nghĩa từ: +Ngôi nhà thứ hai: trường học giống như một ngôi nhà vì ở đấy có những người thân yêu +Thân thiết: rất thân, rất gần gũi * Luyện đọc câu: -Giáo viên chỉ bảng từng tiếng ở câu thứ nhất. Tiếp tục - Học sinh đọc trơn câu thứ nhất. Tiếp tục với 1 GV : Lê Thị Đào Lớp 1 C Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường TH số 2 Hoà Bình 2 ở các câu 2,3,4,5.. Naêm hoïc 2011 - 2012 các câu 2,3,4,5. Học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng câu. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp.. * Luyện đọc đoạn, bài: - Giáo viên hướng dẫn cho các nhóm và cá nhân học sinh thi đua đọc đúng, to và rõ. 3. Ôn các vần ai, ay: Giáo viên nêu yêu cầu1: Tìm tiếng trong bài có vần ai, ay. b) Giáo viên nêu yêu cầu 2: tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay. Học sinh đọc từ mẫu: con nai, máy bay - Giáo viên tổ chức trò chơi: thi tìm những tiếng có vần ai, ay. c) Giáo viên nêu yêu cầu 3: nối câu chứa tiếng có vần ai , hoặc ay. Hai em nói theo câu mẫu: +Tôi lái máy bay chở khách. + Tai để nghe bạn nói. Tiết 2 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a) Tìm hiểu bài đọc: * Giáo viên nêu câu hỏi: -Trong bài, trường học được gọi là gì?. - Giáo viên đọc diễn cảm lại bài văn. b) Luyện nói: Hỏi nhau về trường, lớp. - Giáo viên nêu yêu cầu của bài luyện nói trong SGK.. - Từng nhóm 3 học sinh nối tiếp nhau đọc. - Học sinh tìm tiếng trong bài có vần ai, ay. (thứ hai, mái trường, dạy em, điều hay). Học sinh đọc các tiếng từ chứa vần ai, ay. Học sinh phân tích tiếng hai, tiếng dạy. -Học sinh hoạt động nhóm tìm tiếng mới: + ai: bài học, bãi cát, cái áo, rau cải… +ay: máy bay, ớt cay, cái chày, chạy nhảy… Học sinh thi nói câu chúa tiếng có vần ai, ay: +Vần ai: Hoa mai vàng rất đẹp. … +Vần ay: Em thích lái máy bay. …. Học sinh đọc và trả lời câu hỏi: - Trường học là ngôi nhà thứ hai của em vì: ở trường có cô giáo hiền như mẹ. Có nhiều bè bạn thân thiết như anh em. Trường học dạy em những điều hay. Ơû trường có sân chơi rất rộng. Ơû trường có thầy, cô giáo thương yêu chúng em. - Ba học sinh thi đọc diễn cảm bài văn.. -Hai học sinh khá, đóng vai hỏi – đáp theo mẫu trong SGK. Sau đó hỏi – đáp theo những câu + Trường của bạn là trường gì? hỏi các em tự nghĩ ra. Lần lượt từng cặp học sinh tự nghĩ ra câu hỏi – câu trả lời để đóng vai + Bạn có thích đi học không? hỏi – đáp. +Ở trường bạn yêu ai nhất? + Ai là bạn thân nhất của bạn ở trong lớp? +Tôi rất thích đi học. + Hôm nay, ở lớp bạn thích học nhất môn gì? + Ở trường tôi yêu cô giáo nhất. +Hôm nay, bạn được điểm cao nhất môn gì? + Hôm nay, tôi rất thích học môn toán. + Hôm nay, bạn học được điều gì hay? - HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu - Giáo viên nhận xét, chốt lại ý kiến phát biểu của các chứa tiếng có vần ai, ay; biết hỏi đáp theo mẫu em về trường, lớp; tính điểm thi đua. về trường lớp của mình 3/Củng cố: Trong bài, trường học được gọi là gì? Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh : yêu trường, mến lớp… 4/Dặn dò: Giáo viên dặn học sinh luyện đọc và chuẩn bị bài: tặng cháu. Toán : Luyện tập I. Mục tiêu : - Biết đặt tính , làm tính , trừ nhẩm các số tròn chục ; biết giải toán có phép cộng . II. Đồ dùng dạy học : Các bài tập 1, 2 , 3 viết sẵn trên bìa cứng III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1.Ổn Định : Hát – chuẩn bị SGK. Phiếu bài tập 2.Kiểm tra bài cũ 80 + 2 em lên bảng :  - 40 GV :. -.  90 – 20 = 60 – 40 =. 70 70. Lê Thị Đào Lop1.net. Lớp 1 C. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trường TH số 2 Hoà Bình 2 + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 3. Bài mới : Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4 Giáo viên Hoạt động 1 : Luyện làm tính -Cho học sinh mở SGK - Em hãy nêu cách đặt tính bài 70 – 50 -Em hãy nêu cách trừ 70 – 50 theo cột dọc. Naêm hoïc 2011 - 2012 Học sinh -Học sinh lặp lại đầu bài (3 em ) -1 học sinh nêu yêu cầu bài 1 - Viết 70 rồi viết 50 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị .Viết dấu trừ, kẻ vạch ngang rồi tính . -Ta lấy 0 trừ 0 bằng 0 , viết 0 7 trừ 5 bằng 2 , viết 2 -Vậy 70 – 50 =20 -Học sinh nêu yêu cầu của bài tập -Học sinh cử 4 em /tổ tham gia trò chơi - Chơi đúng luật -Học sinh dưới lớp cổ vũ cho bạn. -Giáo viên đính các phép tính ở bài 1 lên bảng và yêu cầu học sinh làm vào bảng con -Gọi 3 em lên bảng chữa bài Bài 2 : Điền số vào vòng tròn và ngôi sao. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua 2 tổ -Giáo viên đính hình bài 2 lên bảng ( 2 bảng ) yêu cầu học sinh mỗi tổ xếp hàng 1, khi có lệnh của giáo viên, em đầu tiên của mỗi tổ sẽ tìm số đúng đính vào vòng tròn thứ nhất, em thứ 2 tiếp tục tìm số đúng đính vào - 20 - 30 -20 + 10 vòng tròn thứ 2 . Lần lượt đến em thứ 4 là hết. Tổ nào làm nhanh hơn và đúng thì tổ đó thắng . 90 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương tổ thắng Hoạt động 2:Trò chơi -Học sinh nêu yêu cầu của bài *Bài 3 : Đúng ghi Đ , sai ghi S -Giáo viên gắn các phép tính của bài 3 lên bảng ( 2 bảng -Học sinh gắn xong giải thích vì sao đúng, vì ). Yêu cầu học sinh cử đại diện của đội lên thi đua gắn sao sai a) 60 cm – 10 cm = 50 chữ Đ hay S vào sau mỗi phép tính. S - Giáo viên nhận xét, kết luận : *Phần a) sai vì kết quả thiếu cm b) 60 cm - 10 cm = 50 cm Ñ *Phần c) sai vì tính sai Hoạt động 3 : Giải toán c) 60 cm – 10 cm = 40 cm S -Yêu cầu học sinh đọc bài toán 4. Giáo viên treo bảng tóm tắt bài toán -Nhà Lan có 20 cái bát, Mẹ mua thêm 1 chục -Giáo viên cho học sinh tự suy nghĩ giải bài toán vào cái nữa. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu cái phiếu bài tập bát ? -Lưu ý học sinh trước khi giải đổi 1 chục cái bát bằng -Học sinh tự giải bài toán -1 em lên bảng giải 10 cái bát -Giáo viên sửa bài -Học sinh tự nêu yêu cầu của bài Bài 5 : Điền dấu + , - vào chỗ chấm -Học sinh làm miệng -Giáo viên yêu cầu 3 em lên bảng sửa bài ( có thể dùng thanh cài ). 4.Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt. Dặn học sinh về ôn lại cách đặt tính, cách tính. Chuẩn bị bài : Điểm ở trong và ở ngoài 1 hình Âm nhạc : Ôn tập bài hát : “Quả” Cô Kim Thu dạy Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2012 Thể dục ; Bài thể dục - trò chơi Vận động I/Mục tiêu: Biết cách thực hiện các động tác của bài thể dục phát triển chung (có thể con quên động tác). Bước đầu biết cách tâng cầu bằng cá nhân hoặc vợt gỗ và tham gia chơi được. Phương pháp: Quan sát, thực hành. II/Địa điểm, phương tiện: Trên sân trường. Giáo viên chuẩn bị còi và 1 số quả cầu cho đủ mỗi học sinh 1 quả. III/Nội dung và phương pháp lên lớp: Giáo viên Học sinh I. Phần mở đầu: Lớp trưởng tập hợp lớp theo 4 hàng dọc. GV :. Lê Thị Đào Lop1.net. Lớp 1 C. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trường TH số 2 Hoà Bình 2 Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. Giáo viên cho học sinh khởi động.. Naêm hoïc 2011 - 2012 - Học sinh đứng vỗ tay, hát.. Cho cả lớp chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại. II. Phần cơ bản: - Ôn bài thể dục: 2 – 3 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp. * Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số; đứng nghiêm, đứng nghỉ; quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. Tâng cầu: Giáo viên giới thiệu quả cầu, sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích cách chơi. 3. Phần kết thúc: * Ôn 2 động tác: Vươn thở và điều hoà của bài thể dục, mỗi động tác 1 x 8 nhịp. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học.. - Học sinh khởi động: xoay các cổ tay và các ngón tay. Xoay khớp cẳng tay và cổ tay. Xoay cánh tay. Xoay đầu gối. Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 1 – 2. Học sinh cả lớp chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại.. - Học sinh tập theo từng tổ dưới sự điều khiển của giáo viên. Học sinh chơi tâng cầu theo từng tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng. - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên sân trường. - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.. Tập viết: Tô chữ hoa A , Ă , Â, B . I/Mục tiêu: - Tô được các chữ hoa: A, Ă, Â, B Viết đúng các vần: ai, ay, ao, au; các từ ngữ: Mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau, kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai ( mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần. ) Phương pháp: Quan sát, luyện tập. II/Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn: Các chữ hoa: A , Ă , Â . Các vần ai, ay. Các từ ngữ: mái trường, điều hay. III/Các hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra bài cũ: 2/Bài mới: Giáo viên Học sinh 1. Giới thiệu bài: Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập viết. 2. Hướng dẫn tô chữ hoa: - Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét: + Học sinh quan sát chữ A hoa trên bảng phụ + Giáo viên nhận xét về số lượng nét và kiểu nét. Sau và trong vở tập viết. đó nêu quy trình viết, vừa nói , vừa tô chữ trong khung - HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ qui định trong chữ. Chữ Ă và chữ Â chỉ khác chữ A ở 2 dấu phụ đặt trên vở Tập 1, tập hai. đỉnh. 3. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng: Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng trên bảng: + Học sinh viết trên bảng con: A, Ă , Â, B . - Học sinh quan sát các vần và từ ngữ ứng dụng ai, ay, mái trường, điều hay. - Giáo viên viết mẫu và hd quy trình viết. trên bảng phụ và trong vở tập viết. 4. Hướng dẫn học sinh tập tô, tập viết: - Học sinh tập viết trên bảng con: ai, ay, mái - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ngồi viết, tư thế trường, điều hay. - Học sinh tập tô các chữ hoc: A , Ă , Â. ngồi viết… - Giáo viên quan sát, hướng dẫn các em chữa lỗi trong Tập viết: ai, ay, mái trường, điều hay theo mẫu bài viết. chữ trong vở tập viết. Mỗi chữ viết 1 hàng. - Giáo viên chấm, chữa bài cho học sinh . 3/Củng cố: Cả lớp chọn người viết đúng, viết đẹp nhất trong tiết học. Giáo viên biểu dương những học sinh đó. 4/Dặn dò: Dặn học sinh luyện viết tiếp trong vở tập viết – phần B . Toán : Điểm ở trong điểm ở ngoài một hình GV :. Lê Thị Đào Lop1.net. Lớp 1 C. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trường TH số 2 Hoà Bình 2 Naêm hoïc 2011 - 2012 I. Mục tiêu : - Nhận biết được điểm ở trong , điểm ở ngoài một hình , biết vẽ một điểm ở trong hoặc ở ngoài một hình , biết cộng , trừ số tròn chục , giải bài toán có phép cộng . II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi các bài tập : 1, 2, 3, 4 / 133, 134 SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1.Ổn Định : Hát – chuẩn bị SGK. Phiếu bài tập 2.Kiểm tra bài cũ : + Nhận xét bài làm của học sinh trong vở Bài tập toán . Sửa bài 4 / 28/ Vở Bài tập + 1 học sinh lên bảng sửa bài. Giáo viên chốt cách thực hiện và trình bày bài giải. 3. Bài mới : Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4 Giáo viên Học sinh Hoạt động 1 : Giới thiệu điểm ở trong ở ngoài một hình. -Giáo viên vẽ hình vuông hỏi : Đây là hình gì ? -Hình vuông -Giáo viên vẽ điểm A và nói :” Điểm A ở trong hình -5 em lặp lại vuông. “ -Giáo viên vẽ điểm N và nói : “ Điểm N ở ngoài hình -5 em lặp lại vuông” -Giáo viên vẽ hình tròn hỏi : Đây là hình gì ? -Hình tròn -Giáo viên vẽ điểm P hỏi : “ Điểm P ở ngoài hình tròn -5 em lặp lại điểm P ở ngoài hình tròn hay trong hình tròn “ -Giáo viên vẽ điểm O nói : “ Điểm O ở trong hay ở -5 em lặp lại điểm O nằm ở trong hình tròn. ngoài hình tròn “ -Giáo viên vẽ 1 hình tam giác, hỏi học sinh : “ Đây là -Hình tam giác hình gì ? “ -Vẽ Điểm B nằm ở ngoài hình tam giác, hỏi học sinh : -Điểm B nằm ở ngoài hình tam giác “ Điểm B nằm ở vị trí nào của hình tam giác ? “ Hoạt động 2 : Thực hành -Cho học sinh mở SGK đọc các câu phần bài học ( phần đóng khung ) -Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập 1 -Quan sát tranh,đọc các câu giải thích -Giáo viên đọc qua các câu cho học sinh nghe. -Câu nào đúng ghi Đ cau nào sai ghi S -Giáo viên gắn bảng phụ có bài tập 1 yêu cầu học sinh -6 em / 1 đội thi đua gắn lần lượt mỗi em 1 câu cử 6 học sinh mỗi đội lên chơi gắn chữ đúng hay sai – Đội nào nhanh, đúng là thắng cuộc sau mỗi câu -a) Vẽ 2 điểm trong hình vuông, 4 điểm ngoài Bài 2 : Vẽ hình. Sử dụng phiếu bài tập. hình vuông -Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập -b) Vẽ 3 điểm trong hình tròn, 2 điểm ngoài -Cho học sinh làm bài trong phiếu bài tập. hình tròn -Giáo viên nhận xét, quan sát học sinh làm bài Bài 3 : Tính -Học sinh nêu yêu cầu bài tập -Cho học sinh nêu cách tính -Muốn lấy 20 + 10 + 10 thì phải lấy 20 cộng 10 trước, được bao nhiêu cộng tiếp với 10 -Yêu cầu 3 học sinh lên bảng làm 2 biểu thức / 1 em -Học sinh dưới lớp làm vào bảng con -Nêu cách nhẩm Bài 4 : Gọi học sinh đọc bài toán -Hoa có 10 nhãn vở, Mẹ mua thêm cho Hoa 20 -Giáo viên treo tóm tắt đề toán nhãn vở.Hỏi Hoa có tất cả bao nhiêu nhãn vở ? -Đề toán cho biết gì ? Đề toán hỏi gì ? -Muốn tìm số nhãn vở Hoa có tất cả em phải làm gì ? Học sinh tự giải bài toán vào phiếu bài tập -Cho học sinh sửa bài . Nhận xét bài làm của học sinh . 4.Củng cố dặn dò : Hôm nay em học bài gì ? Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt Dặn học sinh xem lại bài làm các bài tập trong vở Bài tập toán. Chuẩn bị bài : Luyện tập chung Chính tả: Trường em I/Mục tiêu: - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn “Trường học là …anh em” 26 chữ trong khoảng 15 phút. Điền đúng vần ai, ay; chữ c, k vào chỗ trống. Làm được bài tập 2, 3 ( SGK ) Phương pháp: quan sát, thực hành – luyện tập. GV :. Lê Thị Đào Lop1.net. Lớp 1 C. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trường TH số 2 Hoà Bình 2 Naêm hoïc 2011 - 2012 II/Đồ dùng: Bảng phụ ghi phần bài tập chính tả. III/Các hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra bài cũ: 2/Bài mới: Giáo viên Học sinh 1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu và ghi bảng chính tả: Trường em. 2 Hướng dẫn học sinh tập chép: - Giáo viên viết lên bảng đoạn văn cần chép. Học sinh nhìn bảng đọc thành tiếng đoạn văn. Học sinh viết bảng con: trường, ngôi, giáo, Giáo viên chỉ thước cho học sinh đọc những tiếng các hiền, thiết. em dễ viết sai: trường, ngôi, giáo, hiền, thiết, … Giáo viên hd các em cách ngồi viết, cầm bút, đẻ vở, - Học sinh tập chép vào vở. cách viết đề bài vào giữa trang giấy, viết lùi vào 1 ô - Học sinh cầm bút chì trong tay chuẩn bị chữa chữ đầu của đoạn văn. Nhắc học sinh sau dấu chấm bài. phải viết hoa. - Học sinh đổi vở, sửa lỗi cho nhau. Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến. Hướng - Học sinh trao vở lại. dẫn học sinh tự ghi lỗi ra lề vở. - Giáo viên hỏi: em nào 0 lỗi, 1 lỗi, 2 lỗi, … Giáo viên chấm 1 số vở tại lớp, số còn lại mang về nhà chấm. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: Điền vần : ai hoặc ay. - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Giáo viên nói: Mỗi từ có 1 chỗ trống phải điền vần ai 2 học sinh lên bảng điền vần vào chỗ trống. Cả hoặc ay vào thì mới hoàn chỉnh. Các em xem nên điền lớp theo dõi. vần ai hoặc ay. Giáo viên chốt lại trên bảng theo lời giải đúng: 2 học sinh đọc yêu cầu của bài tập. ( lời giải: gà mái, máy ảnh…). 3 học sinh lên bảng làm bài tập. Cả lớp theo dõi và làm bài tập trong vở. Điền chữ: c hoặc k . Giáo viên chốt lại theo lời giải đúng: (Lời giải : cá vàng, thước kẻ, lá cọ…). 3/Củng cố: Giáo viên khen những em học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp. 4/Dặn dò: Dặn học sinh chuẩn bị bài chính tả: Tặng cháu. Thứ tư ngày 7 tháng 3 năm 2012 Tập đọc: Tặng cháu I/Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non. Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu các cháu thiêu nhi và mong muốn các cháu học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước. Trả lời được câu hỏi 1 – 2 ( SGK ) Học thuộc lòng bài thơ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, tích cực II/Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài học trong SGK ( phóng to). III/Các hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra bài cũ: Hai học sinh đọc bài “trường em” và trả lời câu hỏi: trong bài, trường học được gọi là gì? 2/Bài mới: - HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ao, au. Giáo viên Học sinh 1.Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu và ghi bảng: - Hai học sinh đọc :Tặng cháu Tặng cháu. 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: a)Giáo viên đọc toàn bài: Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, - Học sinh phân tích tiếng “tặng”: có âm t đứng tình cảm. đầu, vần ăng đứng sau, thanh nặng đặt dưới chữ ă. b) Học sinh luyện đọc: - Luyện đọc tiếng, từ ngữ: vở, gọi là, nước non, tặng Học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng “tặng”. cháu. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. - Luyện đọc câu: GV :. Lê Thị Đào Lop1.net. Lớp 1 C. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Trường TH số 2 Hoà Bình 2 + Giáo viên chỉ trên bảng từng tiếng ở 2 dòng thơ đầu để học sinh nhẩm theo. Tiếp tục với 2 dòng thơ sau. - Luyện đọc đoạn, bài: + Từng nhóm 4 học sinh ( mỗi em 1 dòng) tiếp nối nhau thi đọc. Cả lớp và giáo viên nhận xét, tính điểm thi đua, sửa lỗi phát âm cho các em. 3. Ôn các vần ao, au: a) Tìm tiếng trong bài có vần au: b) Tìm tiếng ngoài bài có vần ao: - Giáo viên cho học sinh đọc mẫu: cây cau, chim chào mào. c) Nối câu chứa tiếng có vần ao, vần au: - Hai học sinh đọc câu mẫu trong SGK: + Sao sáng trên bầu trời. + Các bạn học sinh rủ nhau đi học. Tiết 2: 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a) Tìm hiểu bài thơ: + Bác Hồ tặng vở cho ai? + Bác mong bạn nhỏ làm gì? - Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ: giọng nhẹ nhàng.. Naêm hoïc 2011 - 2012 - Học sinh đọc trơn 2 dòng thơ đầu. Đọc tiếp 2 dòng thơ sau. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp.. - Học sinh đọc đồng thanh cả bài 1 lần. - Học sinh thi tìm nhanh tiếng trong bài có vần “au”: cháu, sau. - Học sinh phân tích tiếng cau, tiếng mào. - Học sinh thi nối câu chứa tiếng có vần ao, vần au: + Buổi sáng, bao giờ em cũng dậy vào lúc 6 giờ. … + Màu sắc bức tranh thật rực rỡ. … +Bác Hồ tặng vở cho bạn học sinh. + Bác mong bạn nhỏ ra công học tập để sau này giúp nước nhà. - Học sinh đọc lại bài thơ. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp.. b) Học thuộc lòng bài thơ: - Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ - Học sinh thi học thuộc lòng bài thơ. Học sinh tại lớp theo phương pháp xoá dần chữ, chỉ giữ lại đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. - Học sinh hát các bài: những tiếng đầu dòng… c) Hát các bài hát về Bác Hồ: + Bài: Em mơ gặp Bác Hồ - Giáo viên cho học sinh trao đổi, tìm các bài hát về + Bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên Bác Hồ, sau đó thi xem tổ nào tìm được nhiều bài, hát nhi đồng đúng và hát hay. 3/Củng cố: Hai học sinh đọc thuộc lòng bài thơ” tặng cháu”. Học sinh đọc trơn 2 dòng thơ đầu. Đọc tiếp 2 dòng thơ sau. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. Học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng dòng thơ theo từng dãy bàn. 4/Dặn dò: Giáo viên dặn học sinh học và chuẩn bị bài: cái nhãn vở. Toán : Luyện tập chung I. Mục tiêu : - Biết cấu tạo số tròn chục , biết cộng , trừ số tròn chục ; biết giải bài toán có một phép cộng . Không làm bài tập 2, bài tập 3(a). II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi các bài tập : 4 + 5 / 135 SGK .Hình bài tập 2a,b. Phiếu bài tập III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1.Ổn Định : Hát – chuẩn bị SGK. Phiếu bài tập 2.Kiểm tra bài cũ : + Gọi 2 học sinh lên vẽ hình vuông, hình tam giác. Học sinh dưới lớp ½ lớp vẽ hình vuông, ½ lớp vẽ hình tam giác. 3. Bài mới : Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4 Giáo viên Học sinh Hoạt động 1 : Củng cố các số tròn chục -Giáo viên giới thiệu bài . Ghi đầu bài . -Cho học sinh mở SGK. Giáo viên giới thiệu 5 bài tập cần ôn luyện -3 học sinh lặp lại đầu bài Bài 1 : Cho học sinh nêu yêu cầu -Treo bảng phụ có nội dung bài tập 1, đọc lại mẫu và yêu cầu học sinh tự làm bài -Cho học sinh nhận xét cấu tạo các số có 2 chữ số . -Viết theo mẫu : 10 gồm 1chục và đơn vị Bài 2 : Giáo viên đính nội dung bài tập 2 lên bảng - Học sinh làm bài : vào phiếu bài tập GV :. Lê Thị Đào Lop1.net. Lớp 1 C. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trường TH số 2 Hoà Bình 2 -Cho học sinh nhận xét các số ( bài a) -50 , 13 , 30 , 9 -Hướng dẫn học sinh xếp các số từ bé đến lớn Bài 3: Cho học sinh nêu yêu cầu của bài -Cho học sinh nhận xét kết quả của 2 phép tính Bài 3b) Học sinh làm vào phiếu bài tập -Học sinh chốt lại : “ quan hệ giữa cộng trừ ở cột tính 1. Chú ý ghi kết quả có kèm theo đơn vị cm ở cột tính 2 Bài 4 : Gọi học sinh đọc đề toán. -Cho học sinh tự đọc nhẩm đề và tự làm bài.. Naêm hoïc 2011 - 2012 -Học sinh nêu yêu cầu bài 2: Viết số theo thứ tự từ bé đến lớn Viết số theo thứ tự từ lớn đến bé - Học sinh nhận xét nêu số bé nhất : 9 ,số lớn nhất 50 -2 em lên bảng làm 70 +20 =20 +70 = -Học sinh làm bảng con :Chia lớp 2 đội , mỗi đội làm 2 phép tính – 2 học sinh lên bảng làm bài sữa bài. -Học sinh tự làm Số bức tranh cả 2 lớp vẻ được Bài 5 : Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập 20 + 30 =50 ( bức tranh ) -Cho học sinh học nhóm. Giáo viên phát cho mỗi Đáp số :50 bức tranh nhóm 1 hình tam giác, yêu cầu học sinh mỗi nhóm vẽ - Học sinh học nhóm vẽ theo yêu cầu của giáo 3 điểm ở trong hình tam giác, 2 điểm ở ngoài hình tam viên - nhóm trưởng lên trước lớp trình bày bài làm giác của nhóm . -Học sinh nhận xét –Sữa bài 4.Củng cố dặn dò : Dặn học sinh về ôn lại bài . Làm các bài tập trong vở Bài tập toán. Chuẩn bị ôn luyện các dạng toán cộng, trừ các số tròn chục, cấu tạo các số có 2 chữ số tròn chục, thứ tự các số đã học. TNXH : Con Cá I. Mục tiêu: - Kể tên và nêu ích lợi của cá. Chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hay vật thật. Cẩn thận khi ăn cá khỏi bị mắc xương. Thích ăn cá. *(KNS) II. Đồ dùng dạy học: SGK, mỗi nhóm mỗi con cá để trong lọ. III. Hoạt động dạy – học: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Cây gỗ trồng để làm gì? (Để lấy gỗ, toả bóng mát) 3/Bài mới: Giáo viên Học sinh HĐ1: Quan sát con cá GV giới thiệu con Cá: Con Cá này tên là cá chép, nó sống ở ao, hồ, sông. Các con mang đến loại cá gì? Hướng dẫn HS quan sát con cá. - GV nêu câu hỏi gợi ý. - HS quan sát - Chỉ và nói tên bộ phận bên ngoài con cá - HS lấy ra và giới thiệu. - Cá bơi bằng gì? - Hoạt động nhóm. - Cá thở bằng gì? Bước 2: Cho HS thảo luận theo nội dung sau: - Nêu các bộ phận của Cá - Có đầu, mình, đuôi. - Tại sao con cá lại mở miệng? - Bằng vây, đuôi - GV theo dõi, HS thảo luận. - Thảo luận nhóm. - GV cho 1 số em lên trình bày: Mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. HĐ2: SGK (KNS) -Kĩ năng ra quyết định: Ăn cá trên cơ sở nhận thức được ích lợi của việc ăn cá. -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cá. -Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. GV cho HS thảo luận nhóm Cho thảo luận nhóm 2 GV :. Lê Thị Đào Lop1.net. Lớp 1 C. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trường TH số 2 Hoà Bình 2 Naêm hoïc 2011 - 2012 GV theo dõi, HS thảo luận. - Kể tên một số loại cá sống ở nước ngọt và nước mặn - GV cử 1 số em lên hỏi và trả lời: GV nhận xét. HĐ3: Hoạt động nối tiếp Củng cố: Vừa rồi các con học bài gì? - Cá có mấy bộ phận chính? Dặn dò: Aên cá rất có lợi cho sức khỏe. Các con cần ăn cẩn thận khỏi bị mắc xương. Về nhà quan sát lại các tranh SGK. - Nhận xét tiết học. Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2012 Mĩ thuật : Vẽ màu vào hình tranh dân gian Cô Xuân Thu dạy Toán : Kiểm tra định kì giữa học kì II - Tập trung vào đánh giá : - Cộng , trừ các số tròn chục trong phạm vi 100 ; trình bày bài giải bài toán có một phép cộng ; nhận biết điểm ở trong , điểm ở ngoài một hình . Chính tả: Tặng cháu I/Mục tiêu: - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bốn câu thơ bài Tặng cháu trong khoảng 15 – 17 phút. Điền đúng chữ l, n vào chỗ trống hoặc dấu hỏi, dấu ngã vào chữ in nghiêng bài tập (2) a hoặc b. Phương pháp: Quan sát, thực hành – luyện tập. II/Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn bài: Tặng cháu. III/Các hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra bài cũ: Chấm vở 3 học sinh . 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2,3. 2/Bài mới: Giáo viên Học sinh 1. Hướng dẫn học sinh tập chép: - 1 học sinh nhìn bảng đọc thành lời bài thơ. - Giáo viên viết bảng bài thơ: Tặng cháu. - Học sinh vừa nhẩm vừa viết bảng con: cháu, - Giáo viên cho học tìm tiếng dễ viết sai: cháu, gọi là, ra, gọi là, giúp… ra, mai sau, giúp, nước non. - Học sinh tập chép vào vở. - Khi học sinh viết, giáo viên hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang vở, viết lùi vào 1 ô chữ đầu của đoạn văn. Nhắc - Học sinh cầm bút chì trong tay chuẩn bị chữa bài. học sinh sau dấu chấm phải viết hoa. - Giáo viên đọc và chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát lại. Giáo viên dừng lại ở những chữ khó viết, đánh vần lại tiếng đó. Sau mỗi câu, hỏi xem học sinh có viết sai chữ nào không. Hướng dẫn các em gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở. - Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến. Hướng dẫn học sinh tự ghi số lỗi ra lề vở. - Học sinh đổi vở, sửa lỗi cho nhau. - Giáo viên chấm tại lớp một số vở, mang số còn lại về nhà chấm. 2. Hướng dẫn học sinh làm bái tập chính tả: a) Điền dấu: hỏi hay ngã ? - Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Giáo viên nói: phải điền vào các từ ngữ đã cho dấu - 1 em lên bảng, cả lớp làn vào trong vở. thanh hỏi hay ngã thì chúng mới hoàn chỉnh. Học sinh đọc lại các tiếng đã điền. (Lời giải: quyển vở, chõ xôi, tổ chim, …) 3/Củng cố: Giáo viên tuyên dương nhỡng học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp. 4/Dặn dò: Dặn học sinh chép lại những chữ viết chưa đúng. Thủ công : Cắt dán hình chữ nhật ( tiết 2 ) I/Mục tiêu : - Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật. Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng II/Đồ dùng dạy học : Hình chữ nhật mẫu dán trên giấy nền,tờ giấy kẻ ô lớn. Giấy màu,giấy vở,dụng cụ thủ công. III/Hoạt động dạy – học : GV :. Lê Thị Đào Lop1.net. Lớp 1 C. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trường TH số 2 Hoà Bình 2 Naêm hoïc 2011 - 2012 1. Ổn định lớp : Hát tập thể. 2. Bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,nhận xét . Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn. 3. Bài mới : Giáo viên Học sinh  Hoạt động 1 : Giáo viên nhắc lại cách cắt hình chữ nhật. Học sinh nghe và trả lời câu hỏi. Để kẻ hình chữ nhật ta dựa vào mấy cách? Cách kẻ và cách cắt nào đơn giản,ít thừa giấy vụn?  Hoạt động 2 : Học sinh thực hành kẻ,cắt dán hình chữ nhật theo Vẽ hình chữ nhật kích thước 7x5 ô. trình tự : Kẻ hình chữ nhật theo 2 cách sau đó cắt rời Học sinh trình bày sản phẩm vào vở. và dán sản phẩm vào vở thủ công. Với HS khéo tay: Kẻ và cắt, dán được hình chữ Giáo viên nhắc học sinh phải ướm sản phẩm vào vở nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán thủ công trước sau đó bôi lớp hồ mỏng,đặt dán cân đối phẳng. Có thể kẻ, cắt được thêm hình chữ nhật và miết hình phẳng. có kích thước khác nhau. 4.Củng cố : Học sinh nhắc lại cách cắt hình chữ nhật đơn giản. 5. Nhận xét – Dặn dò : Giáo viên nhận xét về tinh thần học tập,chuẩn bị đồ dùng học tập,kỹ thuật kẽ,cắt dán và đánh giá sản phẩm của học sinh. Thu dọn vệ sinh. Học sinh chuẩn bị giấy màu,giấy vở có kẻ ô,bút chì,thước kẻ,kéo,hồ dán để học bài cắt dán hình vuông. Đạo đức: Thực hành kĩ năng giữa kì 2 I/Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về : Học sinh hiểu phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường. Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch quy định. Đi bộ đúng quy định là bảo đảm an toàn cho bản thân và cho mọi người. II/Các hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra bài cũ: + Ở thành phố, khi đi bộ phải đi ở phần đường nào? + Ở nông thôn, khi đi bộ phải đi ở phần đường nào? 2/Bài mới: Giáo viên Học sinh Giáo viên nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh trả lời. + Ơ thành phố, đi bộ phải đi ở phần đường nào? - Học sinh trả lời theo câu hỏi của giáo viên . + Ở nông thôn, khi đi bộ đi ở phần đường nào? + Ở thành phố, cần đi trên vỉa hè. Giáo viên kết luận: Ở nông thôn cần đi sát lề đường. + Ở nông thôn, cần đi sát lề đường. Ơû thành phố, cần đi trên vỉa hè. Khi qua đường cần đi Học sinh làm bài tập và trình bày ý kiến. theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu và đi vào vạch quy định. - Học sinh chơi trò chơi “Đèn xanh – đèn đỏ” - Học sinh đứng thành hàng ngang, vừa chơi vừa đọc các câu thơ: “ Đèn hiệu lên màu đỏ’ Dừng lại chớ có đi. Màu vàng ta chuẩn bị Đợi màu xanh ta đi (Đi nhanh! Đi nhanh! Nhanh, nhanh, nhanh ! )”. 3/Củng cố: Học sinh đọc các câu thơ: Đi bộ trên vỉa hè. Lòng đường để cho xe. Nếu lề đường không có, Sát lề phải ta đi. Đến ngã tư đèn hiệu, Nhớ đi vào vạch sơn. Em chớ quên luật lệ, An toàn còn gì hơn. 4/Dặn dò: Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài: cảm ơn và xin lỗi. Thứ sáu ngày 9 tháng 03 năm 2012 Tập đọc: Cái nhãn vở GV :. Lê Thị Đào Lop1.net. Lớp 1 C. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trường TH số 2 Hoà Bình 2 Naêm hoïc 2011 - 2012 I/Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen. Biết được tác dụng của nhãn vở. Trả lời được câu hỏi 1 – 2 ( SGK ) Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, tích cực. II/Đồ dùng: Một số bút chì màu để học sinh tự trang trí nhãn vở. III/Các hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc thuộc lòng bài “tặng cháu”,và trả lời câu hỏi 1,2 trong SGK. 2/Bài mới: Giáo viên Học sinh 1.Giới thiệu bài: Giáo viên giớ thiệu và ghi bảng: Cái nhãn vở. 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: a) Giáo viên đọc mẫu bài: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. - 1 học sinh đọc cá nhân: giọng đọc rõ ràng, rành mạch. b) Học sinh luyện đọc: - Luyện đọc tiếng, từ ngữ: nhãn vở, trang trí, nắn nót, - Học sinh phân tích tiếng “nhãn” có âm nh ngay ngắn. đứng trước, vần “an” đứng sau và thanh hỏi. - Học sinh phân tích tiếng quyển có âm qu đứng trước, vần uyên đứng sau, khi viết thì lược bỏ 1 chữ u - Luyện đọc câu: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc - Học sinh chỉ từng chữ ở câu thứ nhất – đọc từng câu. Giáo viên đọc mẫu. nhẩm. Tiếp tục với các câu sau. Sau đó tiếp nối nhau đọc trơn từng câu. - Luyện đọc đoạn, bài: Giáo viên chia bài làm 2 đoạn: - Học sinh tiếp nối nhau thi đọc. Học sinh đọc + Đoạn 1: 3 câu đầu. cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. + Đoạn 2: câu còn lại. - Học sinh đọc đồng thanh cả bài. 3. Ôn các vần: ang, ac. - Học sinh thi tìm nhanh tiếng trong bài có vần : ang ( Giang, trang ). Tìm tiếng trong bài có vần: ang. b) Tìm tiếng ngoài bài có vần ang, vần ac. 2 học sinh đọc mẫu trong SGK: cái bảng, con hạc, - Học sinh thi đua tìm tiếng có vần ang, vần ac . + ang: cây bàng, càng cua, tảng đá… bảng nhạc. + ac: bác cháu, vàng bạc, con vạc,… Tiết 2 4) Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài đọc: a) Tìm hiểu bài đọc: + Ban Giang viết những gì lên nhãn vở?. + Bạn viết tên trường, tên lớp, vở, họ và tên của mình, năm học vào nhãn vở. + Bố khen bạn ấy đã tự viết được nhãn vở - HS khá, giỏi biết tự viết nhãn vở. + Bố Giang khen bạn ấy thế nào?. * Giáo viên nói về tác dụng của nhãn vở: + Nhãn vở giúp ta biết quyển vở đó là vở Toán, Tiếng Việt,… + Nhờ nhãn vở, ta không nhầm lẫn vở của mình với vở - Học sinh thi nhau đọc bài văn. Học sinh đọc của bạn khác. cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. + Nhờ nhãn vở ta không nhầm vở của mình với vở của - Học sinh xem mẫu trang trí nhãn vở trong bạn có thể trùng tên nhưng ở lớp khác SGK. b) Hướng dẫn học sinh tự làm bài và trang trí 1 nhãn - Học sinh làm nhãn vở. vở: - Các bàn, nhóm thi xem nhãn vở của ai trang - Giáo viên hướng dẫn cách chơi: mỗi em phải tự mình trí đẹp, viết đúng nội dung bằng cách: mỗi học làm 1 nhãn vở. Cần trang trí, tô màu, cắt dán cho nhãn sinh trong nhóm đính nhãn vở của mình lên trên bảng lớp cho cô giáo và các bạn xem. vở đó cho thật đẹp. Sau đó viết vào nhãn vở. 3/Củng cố: Giáo viên nhận xét giờ học. Tuyên dương những học sinh học tốt. 4/Dặn dò: Dăn học sinh về nhà tiếp tục làm nhãn vở và chuẩn bị bài: Bàn tay mẹ.. GV :. Lê Thị Đào Lop1.net. Lớp 1 C. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Trường TH số 2 Hoà Bình 2 Naêm hoïc 2011 - 2012 Kể chuyện : Rùa và thỏ I.Mục tiêu : - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ nên chủ quan, kêu ngạo. *(KNS) II.Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. Mặt nạ Rùa, Thỏ cho học sinh tập kể chuyện theo phân vai. III.Các hoạt động dạy học : Giáo viên Học sinh 1.KTBC : Giáo viên nêu yêu cầu đối với học sinh học kể Học sinh lắng nghe. chuyện đối với môn kể chuyện tập 2, 2.Bài mới : (KNS) -Xác định giá trị (biết tôn trọng người khác) -Tự nhận thức bản thân (biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân) -Lắng nghe, phản hồi tích cực. Rùa tuy chậm chạp, Thỏ có tài và nhanh nhẹn. Nhưng trong cuộc chạy đua giữa Rùa và Thỏ các em có biết ai thắng cuộc không? Thật bất ngờ người Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh. thắng cuộc lại là Rùa. Qua câu chuyện này các em sẽ biết nguyên nhân nào khiến Rùa thắng cuộc. Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn - HS khá, giỏi kể được 2 – 3 đoạn của câu cảm: chuyện Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện. Rùa tập chạy, Thỏ vẽ mĩa mai coi thường nhìn Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo theo Rùa. tranh: Rùa đang làm gì? Thỏ nói gì với Rùa? Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong Chậm như Rùa mà cũng đòi tập chạy. SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh. Tranh 1 vẽ cảnh gì? Câu hỏi dưới tranh là gì? Thỏ nói gì với Rùa? Học sinh hoá trang theo vai và thi kể theo nhóm Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1. 3 em. Hướng dẫn học sinh phân vai kể toàn câu chuyện: Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 3 em (vai Rùa, Thỏ và người dẫn chuyện). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em đeo mặt nạ hoá trang thành Rùa, thành Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và Thỏ, người dẫn chuyện quàng khăn giống một bà cụ. 2 học sinh đóng vai Rùa, Thỏ để kể lại câu Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các chuyện. lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau. Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: và bổ sung. Câu chuyện khuyên các em chớ chủ quan, kiêu ngạo Thỏ thua Rùa vì chủ quan, kêu ngạo, coi thường như Thỏ sẽ thất bại. Hãy học tập Rùa, tuy chậm chạp bạn. Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. thế mà nhờ kiên trì và nhẫn nại đã thành công. 3.Củng cố dặn dò: Nhận xét tổng kết tiết học, Hoạt động tập thể: Tìm hiểu ng ày 8/ 3 I/ Mục tiêu: Tổng kết các hoạt động trong tuần rút ra bài học kinh nghiệm cho tuần tới Tìm hiểu kỹ về ngày 8/ 3 II/Hoạt động : 1/ Đánh giá kết quả học tập và thực hiện : Lớp trưởng chỉ đạo tổng kết các hoạt động trong tuần tổ trưởng nhận xét kết quả học tập và rèn luyện trong tuần qua. Tình hình học tập tuần qua, mức độ chuyên cần bài tập về nhà thái độ nghiêm túc trong giờ học. Ăn mặc đồng phục đầy đủ đúng qui định, khăn quàng, đầu tóc vệ sinh cá nhân vệ sinh lớp học lễ phép tôn trọng thầy cô giáo giúp đỡ bạn bè trong học tập và lao động. Xếp hàng ra vào lớp thể dục giữa giờ chấp GV :. Lê Thị Đào Lop1.net. Lớp 1 C. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Trường TH số 2 Hoà Bình 2 Naêm hoïc 2011 - 2012 hành những qui định chung của nhà trường và của lớp đề ra. Lớp trưởng tổng kết đánh giá các hoạt động trong tuần. Xếp loại thi đua của tổ. GV nhận xét tuyên dương khen thưởng cá nhân 2/ Nội dung sinh hoạt: HS tìm hiểu ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ hàng năm nước ta lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ để ghi nhớ công ơn của các bà mẹ đã góp nhiều công sức để bảo vệ tổ quốc Tổ chức cho học sinh học tập tốt dành nhiều điểm mười thân tặnh các mẹ các cô, nêu ra các gương học tập tốt của các em học sinh giỏi trong lớp ,trong trường 3/ Củng cố - Dặn dò: GV cho học sinh nhận xét tiết sinh hoạt Chuẩn bị chủ đề sau. GV :. Lê Thị Đào Lop1.net. Lớp 1 C. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×