Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Lí do khiến bạn không thể kiếm nhiều tiền hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.33 KB, 4 trang )

Lí do khiến bạn không thể kiếm nhiều tiền hơn
Quan niệm chính là một trong những rào cản lớn nhất mà bạn phải
vượt qua để vương tới thành công tài chính.
Khi bắt đầu công việc kinh doanh , bạn sẽ phải đối mặt với không ít rủi ro.
Một bộ phận trong số đó có thể nhanh chóng biến thành rào cản quan niệm
của bạn.
Chúng ta thường mắc phải những câu hỏi như:
- Liệu rủi ro đi liền với việc bắt đầu kinh doanh ?
- Công việc chính của bạn sẽ như thế nào? Liệu nó có còn ổn định?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không làm gì cả?
Rủi ro thứ nhất: Không hành động
Hầu hết mọi người đều không làm gì cả dù bản thân mong muốn có nhiều
tiền hơn. Chúng ta chỉ dồn sức lực cho công việc hiện tại với hi vọng sẽ
được tăng lương vào một ngày nào đó. Tuy nhiên, chúng ta cũng không
dám chắc được liệu ước mơ của mình có bao giờ trở thành hiện thực. Vấn
đề ở đây là chúng ta đã quá để tâm thu vén những điều nhỏ nhặt mà quên
không tính đến rủi ro của việc không chịu hành động.
Dù bạn cảm thấy an toàn khi không làm gì thì trên thực tế, bạn đang tự
tước đi rất nhiều cơ hội quý báu.
Trên góc nhìn tài chính, sự bất động có thể được đo đếm bằng tiền bạc.
Giả dụ bạn có một công việc chính và một việc làm thêm. Với nghề tay trái
đó, mỗi tháng bạn kiếm thêm được khoảng 500 000 đồng. Nếu bạn đầu tư
số tiền này vào một tài khoản tiết kiệm với lãi suất 8%/năm:
- Sau 5 năm, bạn sẽ có 36.983.000
- Sau 10 năm, bạn sẽ có 92.083.000
- Sau 20 năm, số trong tài khoản sẽ lên tới 296.473.000
Như vậy, rõ ràng là bạn sẽ phải trả một cái giá khá đắt khi ngồi yên thay vì
hành động. Ngoài ra, còn có những chi phí không đo đếm được như bỏ lỡ
cơ hội xây dựng mạng lưới quan hệ hoặc cơ hội tìm được những công
việc tốt hơn.
Rủi ro thứ 2: Gắn chặt với công việc


Rất nhiều người tự an ủi bản thân rằng công việc của họ ổn định mặc dù
họ cảm thấy buồn tẻ hoặc thừa thời gian. Chỉ cần có mặt ở cơ quan đúng
giờ là bạn sẽ gần như chắc chắn nhận được một khoản lương vào cuối
tháng.
Thói quen này cho phép bạn lên kế hoạch tài chính hay rộng hơn là lên kế
hoạch cả cuộc đời mình trên một nền tảng ổn định.
Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn vào vấn đề, sự gắn bó với một công việc lại
chứa đựng không ít rủi ro vì những lí do sau:
- Bạn không kiểm soát được thu nhập của mình mà hoàn toàn lệ thuộc vào
ông chủ.
- Bạn không kiểm soát được khối lượng công việc mà mình phải đảm
nhân.
- Và ngay cả công việc của bạn cũng không hoàn toàn chắc chắn do nguy
cơ đuổi việc, doanh nghiệp phá sản…
Bạn càng muốn được trả công cao hơn thì càng phải chấp nhận nhiều rủi
ro. Nhưng dù thế nào đi nữa thì bạn vẫn không thể chủ động gia tăng thu
nhập. Và điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn bị sa thải?
Rủi ro không chỉ ở khả năng xảy ra các sự kiện xấu mà còn ở mức độ ảnh
hưởng của các sự kiện ấy. Có thể bạn làm việc rất chăm chỉ, dồn toàn bộ
sức lực cho công việc nhưng cuối cùng vẫn ra đi tay trắng.
Đã đến lúc chúng ta thay đổi cái nhìn về công việc của mình. Chúng ta
nhìn thấy rất nhiều người mất việc và cũng bắt gặp không ít trường hợp
được thăng tiến nhưng lại chẳng mấy khi chịu bắt tay vào hành động.
Chúng ta thường nhầm lẫn giữa những rủi ro trước mắt và những
mối đe dọa thực sự mặc dù những mối nguy này mới gây ra hậu quả
nặng nề nhất.
Có một cách để giảm thiểu rủi ro này đó là tự bảo hiểm cho bản thân bằng
cách trang bị cho mình một nghề tay trái hoặc tự đứng ra kinh doanh.
Việc khởi sự kinh doanh chắc chắn sẽ ngốn cửa bạn không ít thời gian và
công sức. Nhưng bạn đừng vội lo sợ mà hãy xem xét vấn đề một cách kĩ

càng trước:
Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bị lỗ?
Dù bạn đổ một đống tiền và thời gian vào việc kinh doanh nhưng kết qua
thu được chưa chắc đã khiến bạn hài lòng. Vấn đề này có thể được giải
quyết nếu bạn học cách đầu tư khôn ngoan. Ai cũng có lần mắc lỗi nhưng
điều quan trọng là bạn là bạn không mắc kẹt ở đó. Hơn nữa đây là một rủi
ro nằm trong tầm kiểm soát của bạn bởi lẽ bạn được quyền quyết định
chiến lược và khối lượng công sức mà mình muốn bỏ ra.
Liệu công việc chính của tôi có bị ảnh hưởng?
Đây là một điểm cần cân nhắc kĩ. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn không nhất
thiết phải đầu tư toàn bộ thời gian cho việc làm thêm. Hãy lên một kế
hoạch cụ thể với mục tiêu rõ ràng và lựa chọn danh mục ưu tiên.
Điều gì sẽ xảy ra nếu công việc của tôi thất bại?
Trên thực tế, thất bại là một nguy cơ không thể bỏ qua. Tuy nhiên, bạn có
thể hạn chế nguy cơ này bằng cách:
- Duy trì cả hai công việc một lúc.
- Đầu tư ở mức tối thiểu.
Lưu ý: mục tiêu cuối cùng của việc kiếm thêm tiền là nhằm giảm bớt thiệt
hại khi sự cố xảy ra. Do vậy, dù công viêc kinh doanh của bạn có đổ bể thì
đó cũng chỉ là thiệt hại ở vùng biên. Bạn vẫn còn khoản lương cứng để
dựa vào.
Khi bạn loại bỏ được nỗi sợ hãi – rào cản tâm lý của mình thì nguy cơ thất
bại trong kinh doanh sẽ giảm xuống. Những chiến thuật đúng đắn không
hề xa vời mà chúng hoàn toàn nằm trong tầm với của bạn. Hãy nghĩ tới
thành quả mà bạn có khả năng đạt được nếu đủ dũng cảm để bắt đầu.

×