Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Các giáo an hóa học dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 81 trang )

Bài 17. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ (tiết 1)
(Tiết theo KHDH: 27)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
* Biết được:
 Các khái niệm: chất khử, chất oxi hoá, chất bị oxi hóa, chất bị khử, q
trình (sự) khử, q trình (sự) oxi hóa và phản ứng oxi hố - khử.
 Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.
*Hiểu được: Bản chất của phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự chuyển e giữa
các chất tham gia phản ứng; chất oxi hóa là chất nhận electron , chất khử là chất
nhường electron.
2. Kĩ năng:
 Xác định được phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử dựa vào sự thay
đổi số oxi hoá của các nguyên tố
 Phân biệt được chất khử, chất oxi hố, q trình khử, q trình oxi hóa
trong phản ứng cụ thể.
 Xác định được số oxi hóa, viết được các q trình oxi hóa, q trình khử.
3. Thái độ:
 Tạo cho học sinh lòng ham muốn và say mê tìm hiểu các kiến thức về mơn
hố học và các mơn khoa học và thích thú mơn học hơn thơng qua mối liên hệ giữa
kiến thức bài học và các vấn đề thực tiễn.
 Tạo cho học sinh ý thức tự học.
 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt:
a. Năng lực
* Năng lực hóa học:
 Năng lực nhận thức hóa học


 Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
 Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng hóa học vào thực tiễn cuộc sống.


*Năng lực chung
 Năng lực tự chủ, tự học
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 Năng lực giao tiếp hợp tác
b. Phẩm chất:
 Yêu nước: sử dụng nhiên liệu đốt hợp lý tránh gây ô nhiễm môi trường.
 Chăm chỉ: hồn thành cơng việc cá nhân và của nhóm tích cực.
 Trung thực: báo cáo chính xác kết quả hoạt động cá nhân và nhóm.
 Trách nhiệm: hồn thành cơng việc của nhóm đúng thời hạn và nhắc nhở
thành viên trong nhóm hồn thành cơng việc được giao.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
 Sách giáo khoa.
 Giáo án powerpoint, giáo án word.
 Video thí nghiệm, sơ đồ tư duy.
 Bảng phụ, phiếu học tập, phiếu đáp án, bút dạ, nam châm, băng dính.
2. Học sinh:
 Học bài cũ.
 Đọc trước nội dung bài học trong SGK.
 Tìm kiếm những kiến thức có liên quan đến nội dung học.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
 Phương pháp dạy học hợp tác.
 Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
 Phương pháp dạy học đàm thoại tìm tịi.


 Kỹ thuật khăn trải bàn, sử dụng sơ đồ tư duy, sử dụng trò chơi.
IV. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Giới thiệu chung:
 Hoạt động khởi động: sử dụng phần chơi mở bức tranh vừa kiểm tra kiến

thức cũ vừa kết nối với kiến thức mới kết hợp với kiến thức thực tế để tạo hứng thú
học tập cho HS.
 Hoạt động hình thành kiến thức:
+ Thơng qua hoạt động cá nhân tạo tình huống có vấn đề giúp học sinh có nhu
cầu tìm hiểu kiến thức mới.
+ Thơng qua hoạt động cặp đơi và nhóm tìm hiểu sách giáo khoa và phiếu học
tập, học sinh tìm hiểu và nắm được các khái niệm phản ứng oxi hóa khử
+ Thơng qua hình ảnh trực quan và hoạt động nhóm học sinh biết được tầm
quan trọng của phản ứng oxi hóa khử trong thực tiễn, nâng cao ý thức bảo vệ mơi
trường vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
 Hoạt động luyện tập củng cố: gồm một số câu hỏi nhằm củng cố, khắc sâu
kiến thức trọng tâm của bài học.
 Hoạt động vận dụng tìm tòi mở rộng: vận dụng kiến thức đã học để giải
thích vấn đề thực tiễn, tạo nhu cầu tìm hiểu các kiến thức mở rộng của bài học thông
qua sách tham khảo hoặc sách mạng, tạo sự kết nối với bài học tiếp theo.
2. Thiết kế hoạt động dạy học:
A. Hoạt động khởi động (3 phút)
1. Mục tiêu:
 Tạo sự hứng thú cho học sinh ngay ở đầu tiết.
 Giúp học sinh hình dung lại kiến thức cũ, kích thích khả năng tư duy của
học sinh. Từ đó giáo viên khởi động vào bài.
 Phát triển năng lực tự học và tự chủ, năng lực nhận thức hóa học.
2. Phương thức tổ chức:


- Giáo viên chiếu trị chơi bức tranh bí ẩn, thơng báo thể lệ trị chơi: Bức tranh đã bị
che bởi 4 mảnh ghép. Mỗi mảnh ghép tương ứng với 1 câu hỏi, thời gian suy nghĩ
trả lời cho mỗi câu hỏi là 8 giây. Các nhóm đồng thời tham gia và trả lời đúng 1 câu
hỏi các em sẽ mở được 1 mảnh ghép và nhận được 10 điểm. Trả lời được bức tranh
lớn được 10 điểm. Cuối tiết học giáo viên sẽ tổng kết sau.

- Học sinh tham gia trị chơi.
Câu hỏi:
Câu 1: Số oxi hóa của N trong N2 là:
A. -2

B. +2

C. +1

D. 0

Câu 2: Số oxi hóa của N trong HNO3 là:
A. -5

B. +1

C. +5

D. -1

Câu 3: Trong Al2O3, điện hóa trị của Al là:
A. -2

B. +2

C. +3

D. 3+

Câu 4: Trong NH3, N có cộng hóa trị:

A. 1

B. 3

C. 3+

D. 3-

Bức tranh lớn: hình ảnh phóng tàu vũ trụ


Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
 HS có thể khơng trả lời đủ và chính xác bức tranh lớn, giáo viên liên kết với

nội dung bài học mới.
3. Sản phẩm :
 Ngay từ đầu HS cảm thấy thích thú với tiết học qua tham gia trò chơi.
 Câu trả lời của học sinh.
 Giáo viên giới thiệu bài mới: Để phóng tàu vào vũ trụ, đốt cháy nhiên liệu,
tạo năng lượng đẩy con tàu bay vào vũ trụ. Quá trình đốt cháy đó đã xảy ra phản
ứng oxi hóa khử. Và đây chính là nội dung chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay
4. Đánh giá kết quả hoạt động
 Thông qua quan sát: giáo viên quan sát thấy được những nét hào hứng,


thích thú của HS khi học tiết học này.
 Thơng qua câu trả lời của học sinh.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
 Được thiết kế bằng các chuỗi hoạt động học của học sinh
Hoạt động 1:Khái niệm phản ứng oxi hóa khử ( 10 phút)

1. Mục tiêu:
 Biết được khái niệm phản ứng oxi hoá - khử.
 Xác định được phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử dựa vào sự thay đổi số
oxi hoá của các nguyên tố.
 Phát triển năng lực tự học và tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng
lực giao tiếp và hợp tác, năng lực nhận thức hóa học.
2. Phương thức tở chức:
 Giáo viên cho học sinh quan sát video thí nghiệm, đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh
hoàn thành phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Xét các phản ứng oxi hóa khử sau:
2Mg + O2 → 2MgO
(1)
2Na + Cl2 → 2NaCl
(2)
CuO + CO→Cu + CO2 (3)
Thảo luận theo cặp đôi trả lời câu hỏi:
1) Xác định số oxi hóa của từng nguyên tố trước và sau phản ứng.
2)Tìm điểm chung của các phản ứng trên từ đó nêu khái niệm phản ứng oxi hóa
khử
 Học sinh trả lời câu hỏi và thảo luận cặp đơi hồn thành phiếu học tập số 1 trong
thời gian 3 phút.
 Một học sinh đứng tại chỗ trả lời, học sinh nhóm khác nhận xét.
 Giáo viên chốt kiến thức.
Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:


Có thể học sinh khơng nhìn ra ngay điểm chung của 3 phản ứng, giáo viên gợi ý
học sinh quan sát số oxi hóa của nguyên tố trước và sau phản ứng.
3. Sản phẩm:

 Học sinh hoàn thành yêu cầu của giáo viên trong phiếu học tập số 1
 Rút ra được khái niệm phản ứng oxi hóa khử theo kiến thức mới: là phản
ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
4. Đánh giá kết quả hoạt động:
 Thông qua kết quả của phiếu học tập.
 Thông qua quan sát các hoạt động của học sinh.
Hoạt động 2: Khái niệm chất oxi hóa, chất khử (10 phút).
1. Mục tiêu:
 Biết được các khái niệm: chất khử, chất oxi hố, chất bị oxi hóa, chất bị khử
 Phân biệt được chất khử, chất oxi hoá trong phản ứng cụ thể.
 Phát triển năng lực tự học và tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực nhận thức hóa học.
2. Phương thức tở chức:
 Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học số 2 theo kĩ thuật khăn
trải bàn.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
Xét phản ứng oxi hóa khử sau:

+1
Thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn điền thông tin vào chỗ……(dùng các
thông tin gợi ý)
1) Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết ……….(cộng hóa trị hay ion)
2) Để hình thành liên kết trong NaCl:
Na(Z= 11) đã………e; Cl Cl (Z=17) đã ………e (nhường hay nhận hay góp
chung bao nhiêu e?)
3) Viết phương trình cho nhận e của Na, Cl (nếu có)


Na…………………………………………
Cl…………………………………….

4) Nghiên cứu SGK và cho biết:
Chất oxi hóa là chất:…………………chất khử là chất:………
Trong phản ứng (2), Na là chất …………Cl2 là chất………(chất oxi hóa hay
khử).
5) Sau phản ứng, số oxi hóa của Na…… số oxi hóa của Cl…… (tăng hay
giảm)
Từ đó cho biết sau phản ứng, số oxh của chất khử……số oxh của chất oxi
hóa……… (tăng hay giảm)
6) Từ kết quả của câu 3, 4 và 5, nêu khái niệm của chất oxi hóa, chất khử.
Chất khử là chất…...........................................................................
Chất oxi hóa là chất
.................................................................................
 Học sinh làm việc cá nhân trong 2 phút, sau đó thảo luận thống nhất và ghi
kết quả trong 3 phút trên giấy A0 .
 Sau 5 phút, một nhóm báo cáo sản phẩm, các nhóm khác nhận xét . Học
sinh trong các nhóm cùng theo dõi và chấm chéo phiếu học tập của các nhóm còn
lại.

 Giáo viên kết luận lại và bổ sung:
+ Khái niệm chất bị oxi hóa, chất bị khử.
+ nhấn mạnh quy tắc nhớ nhanh


Khử
cho- o
nhận
Khử
tăng –
o
giảm

 Học sinh luyện tập nhanh: xác định chất oxi hóa và chất khử của phản ứng
CuO + CO→Cu + CO2

(3)

 Giáo viên: dẫn dắt để học sinh thấy được bản chất của phản ứng oxi hóa
khử là có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng. Từ đó rút ra 2 cách phát biểu
khái niệm phản ứng oxi hóa khử, nhấn mạnh chủ yếu dựa vào số oxi hóa để nhận
biết phản ứng oxi hóa khử.
 Giáo viên thơng tin: số oxi hóa của ion bằng điện tích của ion đó nên q
trình cho nhận electron của Na và Cl dẫn dắt có thể thay điện tích bằng số oxi hố
và dẫn dắt vào hoạt động tìm hiểu khái niệm q trình oxi hóa, q trình khử.
3.Sản phẩm:
 Học sinh hoàn thành yêu cầu của giáo viên trong phiếu học tập số 2.
 Rút ra được khái niệm chất oxi hóa và chất khử theo kiến thức mới: chất
oxi hóa ( chất bị khử)là chất nhận (thu) electron hay là chất có số oxi hố giảm


sau phản ứng; Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường (cho) electron hay là chất
có số oxi hố tăng sau phản ứng.
4. Đánh giá kết quả hoạt động
 Thông qua kết quả của phiếu học tập.
 Thông qua quan sát các hoạt động của học sinh.
Thông qua phản biện của học sinh trong hoạt động chung của cả lớp.
Hoạt động 3: Khái niệm q trình oxi hóa, q trình khử (7 phút).
1.Mục tiêu:
 Biết đượckhái niệm: quá trình (sự) khử, q trình (sự) oxi hóa
 Phân biệt được: q trình khử, q trình oxi hóa trong phản ứng cụ thể.
 Viết được các q trình oxi hóa, q trình khử.
 Phát triển năng lực tự học và tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng

lực giao tiếp và hợp tác, năng lực nhận thức hóa học.
2 . Phương thức tở chức:
 Giáo viên u cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập số 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3:
Thảo luận theo cặp đôi trả lời câu hỏi sau:
1) Nghiên cứu SGK và cho biết:
 Quá trình khử là q trình………….Q trình oxi hóa là q
trình…………
0
+1
 Na → Na + 1e là quá trình
………………………………………………..
0
-1
 Cl + 1e → Cl
là quá trình
………………………………………..............
0
+1
2)  Trong quá trình Na → Na + 1e, số oxh của Na đã tăng hay giảm bao
nhiêu đơn vị:
……………………………………………………………………..


0
-1
 Trong quá trình Cl +1e → Cl , số oxh của Cl đã tăng hay giảm bao
nhiêu đơn vị:
……………………………………………………………………………………


 So sánh số e nhường và nhận (trao đổi) với giá trị tăng giảm của số oxi hóa
…………………………………………………………………………………
……
 Học sinh thảo luận cặp đơi hồn thành phiếu học tập số 3 trong 3 phút.
 Học sinh đứng tại chỗ nêu kết quả của thảo luận cặp đôi ( trả lời câu hỏi
phiếu học tập số 3) rút ra khái niệm q trình oxi hóa, q trình khử và quy luật số e
nhường = số oxh tăng, số e nhận = số oxh giảm từ đó viết được q trình oxi hóa,
q trình khử.
 Giáo chốt kiến thức và nhấn mạnh: số oxi hóa tăng bao nhiêu đơn vị thì cho
bấy nhiêu electron và ngược lại.
 Học sinh luyện tập nhanh xác định q trình oxi hóa, q trình khử trên
phản ứng CuO + CO→CO2 + Cu.
 Học sinh trả lời nhanh yêu cầu của giáo viên: xác định số e trao đổi và gọi
tên của quá trình sau
Cu2+ → Cu
C+2 → C+4
Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS:
+ Học sinh nhầm lẫn giữa 2 quá trình: nhấn mạnh tên quá trình và chất ngược
nhau: Cu2+ là chất oxh→ xảy ra quá trình khử Cu2+; C+2 là chất khử→ xảy ra q
trình oxi hóa C+2.
+ Học sinh nhầm lẫn số electron cho nhận: giáo viên nhấn mạnh số oxi hóa
tăng bao nhiêu đơn vị thì cho bấy nhiêu electron, giảm bao nhiêu đơn vị thì nhận
bấy nhiêu electron hay số e trao đổi= số oxh lớn- số oxh bé và đặt bên chất có số oxi
hóa cao hơn.
3.Sản phẩm:


 Học sinh hoàn thành yêu cầu phiếu học tập số 3
 Rút ra được khái niệm quá trình oxi hóa, q trình khử, xác định số e trao
đổi trong các quá trình : Cu2+ +2e→ Cu

C+2 → C+4 +2e
4. Đánh giá kết quả hoạt động:
 Thông qua kết quả của phiếu học tập.
 Thông qua quan sát các hoạt động của học sinh.
Thông qua phản biện của học sinh trong hoạt động chung của cả lớp.
C. Hoạt động củng cố (10 phút)
1) Mục tiêu hoạt động
 Ôn tập củng cố kiến thức đã học trong bài
 Phát triển năng lực tự học và tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực nhận thức hóa học.
2. Phương thức tở chức hoạt động:
- GV: cho học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy và chơi trị chơi “ĐẤU
TRƯỜNG HĨA HỌC”.
Câu 1: Số oxi hóa của Oxi trong phân tử O2 là
A. -2.
B. 0.
C. -1.
D. +1.
Câu 2: Chất khử là
A. chất có số oxi hóa tăng.
B. chất có số oxi hóa giảm.
C. chất có số oxi hóa khơng thay đổi.
D. chất vừa có số oxi hóa tăng, vừa có số oxi hóa giảm


Câu 3: Chất oxi hóa là
A. chất cho eletron.
B. chất nhận electron
C. chất vừa nhường, vừa nhận electron.
D. chất không trao đổi electron.

.Câu 4: Trong phản ứng : Cl2 (k) + 2KBr (dd) → Br2(l) + 2KCl(dd)
Clo là chất
A. khử.
B. oxi hóa.
C. khơng oxi hóa và khơng khử.
D. oxi hóa và khử.
Câu 5: Trong phản ứng: NH3 + O2 -> NO + H2O. Chất khủ là
A.
B.
C.
D.

O2
NO
NH3
H2O

Câu 6: Phản ứng oxi hóa - khử là
A. BaCl2 + H2SO4 →BaSO4 � + 2HCl
B. CaCO3 → CaO + CO2
C. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
D. NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
Câu 7: Cho quá trình: 2Cl- → Cl2 + 2e;

Fe → Fe3+ + 3e;

2H+ + 2e → H2. Số

quá trình oxi hóa là
A. 1

B. 2
C. 3
D. 0
Câu 8: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hố của 2 ngun tử nitơ là
A. +1 và +1


B. – 4 và +6
C. -3 và +5
D. -3 và +6
Câu 9: Trong phản ứng: NH3 + O2 -> N2 + H2O. Một mol NH3 đã
A.
B.
C.
D.

Nhận 3 e
Nhận 6 e
Nhường 3 e
Nhường 6 e

Câu 10 . Phản ứng nào dưới đây, nước đóng vai trị chất oxi hóa?
A. Cl + H O  2HCl + 1/2O
2
2
2
B. H O H + 1/2O
2
2
2

C.H2O + CaO Ca(OH)2
D. Na + H2

O  NaOH + 1/2H

2

Câu 11: Cho sơ đồ sau: S→ CuS → SO → SO → H SO → H → HCl → Cl
2
3
2 4
2
2.
Có bao nhiêu phản ứng trên khơng phải là phản ứng oxi hóa-khử ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- HS: hoàn thành sơ đồ tư duy theo gợi ý của giáo viên và trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm báo cáo sơ đồ tư duy.
- Học sinh đánh giá sơ đồ tư duy của các nhóm.
- Giáo viên chốt.
3.Sản phẩm: Sơ đồ tư duy và câu trả lời
4. Đánh giá giá kết quả :
- Thông qua sơ đồ tư duy
- Thông qua quan sát: quan sát học sinh trong quá trình chơi


D. Hoạt động vận dụng tìm tịi, mở rộng (5 phút)
1. Mục tiêu:

 Biết được ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn và vận dụng các
kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
 Phát triển năng lực tự học và tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng
lực giao tiếp và hợp tác, năng lực nhận thức hóa học,năng lực vận dụng các kiến
thức hóa học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
2. Phương thức tổ chức:
*GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh và nêu câu hỏi:
 Trong thực tế, các em quan sát thấy các vật dụng bằng sắt khi để lâu thường
xảy ra hiện tượng gì ?
 Hiện tượng do phản ứng giữa chất nào và cho biết phản ứng đó có phải
phản ứng oxi hóa khử hay khơng? Phản ưng này có hại hay lợi?
 Vậy để bảo quản các vật dụng bằng sắt người ta thường làm gì?
*Giao nhiệm vụ về nhà: qua các tài liệu sách báo và internet, hãy:
1) Trình bày các biện pháp bảo quản các vật dụng bằng sắt
2) Phản ứng oxi hóa khử trong q trình phóng tàu vũ trụ, luyện thép, cháy xăng
dầu
của động cơ đốt trong là phản ứng có lợi hay có hại. Tìm hiểu về phản ứng trong các
q trình đó và nêu cách khăc phục tác hại nếu có (trình bày bằng báo cáo word
hoặc powerpoint vào tiết học sau).
*Học sinh về nhà hoàn thành yêu cầu của giáo viên.
 Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
HS có thể khơng nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng sắt (hướng dẫn các
nguồn tìm thơng tin)
3.Sản phẩm :
+ Câu trả lời của HS
+ Báo cáo word hoặc powerpoint vào tiết học sau


4. Đánh giá kết quả hoạt động:
 Tùy vào câu trả lời của HS, GV nhận xét và cho điểm cộng.

Giao BTVN: Xác định chất oxh- khử trong các phản ứng sau và cân bằng
(theo các cách đã biết)
Fe3O4 + CO-> Fe + CO2
P + HNO3-> H3PO4 + NO2 + H2O


PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. kiến thức
- Các bước lập phương trình phản ứng oxi hố - khử.
- Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.
2. Rèn luyện kĩ năng
- Lập phương trình hố học của phản ứng oxi hố - khử dựa vào số oxi hoá (cân
bằng theo phương pháp thăng bằng electron).
3. Thái độ:
- Tạo cho HS lòng ham muốn và say mê tìm hiểu các kiến thức về mơn hố học
và các mơn khoa học.
- Tạo cho HS ý thức tự học.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt:
- Năng lực thực nghiệm.
- Năng lực làm việc hợp tác nhóm
- Năng lực vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống
- Phẩm chất trung thực, tự trọng, chí cơng, vơ tư.
- Phẩm chất tự tin, tự lập, có tinh thần vượt khó
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
a. Phương tiện:
- Phiếu học tập, máy tính, máy chiếu, loa.
2. Học sinh:
III. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp hoạt động nhóm
- Phương pháp trị chơi.
- Kĩ thuật khăn trải bàn.
IV. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động (5 phút)
1. Mục tiêu của hoạt động:
- Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến
thức mới của HS. Kích thích khả năng tư duy của HS. Từ đó GV khởi động vào bài.
- Phát triển năng lực tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác.


Nội dung hoạt động : Ôn lại cách xác định phản ứng oxh-khử; xác định
vai trị các chất và tìm cách cân bằng phương trình
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn
đề (tạo tình hướng có vấn đề).
3. Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV giao nhiệm vụ: phát phiếu học tập số 1 cho học sinh và nêu yêu cầu nội dung
thảo luận theo cặp
-Học sinh thảo luận theo cặp đôi: trong 3 phút các cặp thảo luận hoàn thành yêu
cầu của phiếu học tập số 1.
- HĐ chung cả lớp: GV mời đại diện một cặp lên trình bày, các cặp khác góp ý, bổ
sung. (2 phút)
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS không
biết cân bằng phản ứng P + HNO3 ,nảy sinh tình huống có vấn đề khơi gợi nhu cầu
tìm hiểu kiến thức mới cho học sinh. Từ đó giáo viên tiếp tục dẫn dắt học sinh vào
hoạt động thứ 2 nhằm giải quyết mâu thuẫn kiến thức:
Với các phản ứng oxi hố khử đơn giản thì chúng ta có thể nhẩm để cân bằng
nhưng đối với một số phản ứng oxi hoá khử khác như phản ứng phức tạp thì việc
nhẩm để cân bằng là một việc rất khó khăn. Vì vậy người ta đã nghiên cứu và tìm ra

một cách cân bằng để áp dụng chung cho các phản ứng oxi hố khử mà hơm nay
chúng ta sẽ học, đó là cách lập PTHH của p/ư oxi hoá khử (Cân bằng theo phương
pháp thăng bằng electron)
4) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm:
+ Phần trả lời của học sinh
+ Tạo nhu cầu khám phá kiến thức mới cho học sinh. Giáo viên dẫn dắt vào bài
- Phương thức đánh giá:
+ Thông qua quan sát: GV quan sát thấy được sự tị mị thích thú của HS khi học tiết
học này.
+ Vì đây là hoạt động trải nghiệm nên không nhất thiết học sinh phải trả lời được
đầy đủ câu hỏi. Muốn trả lời đúng các câu hỏi, học sinh cần tìm hiểu kiến thức mới.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Cho các phương trình phản ứng sau: Na + Cl2 -> NaCl
(1)
P + HNO3-> H3PO4 + NO2 + H2O
(2)
1) Phản ứng nào thuộc phản ứng oxi hóa- khử. Xác định chất oxi hóa, chất khử
2) Dùng kiến thức đã học cân bằng phương trình phản ứng trên
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới


1. Hoạt động 1: Xây dựng nguyên tắc cân bằng phản ứng oxi hóa- khử theo
phương pháp thăng bằng electron (Thời gian 8 phút)
a. Mục đích: tổ chức cho HS hoàn thành PHT để tự rút ra nguyên tắc cân bằng
phản ứng oxi hóa- khử theo phương pháp thăng bằng electron
b. Nội dung : Học sinh thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn hoàn thành
yêu cầu theo PHT số 2
c. Sản phẩm HS cần đạt: học sinh hoàn thành yêu cầu của giáo viên trong
phiếu học tập số 2 từ đó HS rút ra nguyên tắc Tổng số e mà chất khử nhường

= tổng số e mà chất oxi hóa nhận
d. Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ :
Chia lớp thành 4 nhóm và hướng dẫn
Học sinh nhận nhiệm vụ
các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong
phiếu học tập số 2
Thực hiện nhiệm vụ (5)
Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh làm Học sinh các nhóm thảo luận hồn phiếu HT số 2 theo
việc
thuật khăn trải bàn trong 5’(các nhân 2’, nhóm 3’) . Kế
quả thảo luận trình bày trên giấy A1
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (3)
Giáo viên nghe trình bày và chốt lại
Đại diện 1 nhóm lên trình bày kết quả của PHT
kiến thức
2, các nhóm cịn lại hỏi phản biện hoặc nhận xét bổ su
thêm.
3 nhóm cịn lại chấm chéo
Dự kiến khó khăn HS: Có thể HS
khơng nhớ cách viết sơ đồ hình thành
liên kết trong NaCl (giáo viên hỗ trợ
thông tin bằng gợi ý: viết cấu hình e
của Na, Cl-> tạo được ion nào. Các ion
này hút hay đẩy nhau…)
Hs có thể khơng viết PTPT và không
nhận xét được số e cho và nhận-> giáo
viên diễn giải để dẫn dắt ra kết quả:

Tổng số e mà chất khử nhường = tổng
số e mà chất oxi hóa nhận, vậy Cl2
nhận 2e thì cần 2 Na để cho đủ 2e. Khi
đó có pt 2Na + Cl2-> 2NaCl đã được


Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
cân bằng. Như vậy phương trình trên
đã được cân bằng dựa trên nguyên tắc
tổng số e mà chất khử nhường = tổng
số e mà chất oxi hóa nhận nên cách
cân bằng này được gọi là cân bằng
theo phương pháp thăng bằng e.
GV dẫn dắt vào hoạt động sau: Với
phản ứng khơng có sự tạo thành ion thì
áp dụng nguyên tắc thăng bằng e thế
nào, thì chúng ta giả sử chất khử
nhường hẳn e cho chất oxi hóa=> hoạt
động 2
Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thơng qua quan sát: Trong q trình HS HĐ cá nhân/nhóm, GV chú ý quan sát để
kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thơng qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác,
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Xét phản ứng Na với Cl2 tạo NaCl
1) Viết sơ đồ hình thành liên kết ion trong phân tử NaCl (biết Z Na= 11; ZCl=17)
và phương trình phân tử của phản ứng (Gợi ý: Na, Cl cho hay nhận bao nhiêu
e, tạo ion nào; các ion liên kết với nhau theo tỉ lệ thế nào).
2) Trong phản ứng trên, e mà chất khử cho đã đi về đâu và e mà chất oxi hóa
nhận ở đâu. So sánh số e cho và số e nhận trong phản ứng trên

2. Hoạt động 2: Xây dựng các bước cân bằng phản ứng oxi hóa- khử theo
phương pháp thăng bằng electron (Thời gian 8 phút)
a. Mục đích:Dựa trên nguyên tắc của phương pháp, tổ chức cho HS hoàn thành
PHT để tự rút ra các bước cân bằng phản ứng oxi hóa- khử theo phương pháp
thăng bằng electron
b. Nội dung : Học sinh thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn hoàn thành
yêu cầu theo PHT số 3
c. Sản phẩm HS cần đạt: học sinh hoàn thành yêu cầu của giáo viên trong
phiếu học tập số 3 từ đó HS rút ra các bước cân bằng.
d. Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ :
Chia lớp thành 4 nhóm và hướng dẫn
Học sinh nhận nhiệm vụ
các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong


Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
phiếu học tập số 3
Thực hiện nhiệm vụ (5’)
Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh làm Học sinh các nhóm thảo luận hoàn phiếu HT số 3 theo
việc
thuật khăn trải bàn trong 5’(các nhân 2’, nhóm 3’) . Kế
quả thảo luận trình bày trên giấy A1
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (3’)
Giáo viên nghe trình bày và chốt lại
Đại diện 1 nhóm lên trình bày kết quả của PHT
kiến thức

3, các nhóm cịn lại hỏi phản biện hoặc nhận xét bổ su
Từ kết quả hoàn thành PHT, GV phân thêm.
tích: Như vậy sau khi hồn thành PHT 3 nhóm cịn lại chấm chéo
3 là các e đã cân bằng xong phương
trình trên dựa trên nguyên tắc thăng
HS theo dõi và trả lời câu hỏi phát vấn
bằng e. Hãy nêu lại các bước đã làm
GV: Thông báo và chiếu trên máy
chiếu: Đây chính là 4 bước cân bằng
HS theo dõi và ghi các bước vào vở.
phản ứng oxi hóa- khử theo phương
pháp thăng bằng electron
Dự kiến khó khăn HS: Có thể HS
lúng túng khi xác định hệ số của quá
trình nhường nhận e và điền hệ số của
các chất vào phương trình khơng đủ
(u cầu 3,4).
Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thơng qua quan sát: Trong q trình HS HĐ cá nhân/nhóm, GV chú ý quan sát để
kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thơng qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác,
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Xét phản ứng P + HNO3 + H2O  H3PO4 + NO.
1) Xác định số oxi hóa của các chất trong phương trình. Từ đó chỉ ra chất oxi
hóa, chất khử.
2) Viết các quá trình nhường nhận e của chất oxi hóa, chất khử
3) Tìm hệ số của q trình nhường, nhận e để tổng số e cho bằng tổng số e nhận
(gợi ý: để tổng e cho bằng tổng e nhận thì cần bao nhiêu nguyên tử đã nhường
e, bao nhiêu nguyên tử nhận e).
4) Dựa vào hệ số của quá trình nhường, nhận e hãy điền hệ số các chất
trên phương trình.

3. Hoạt động 3: luyện tập, vận dụng (8’)


a) Mục tiêu hoạt động
- Dựa vào kiến thức được hình thành ở trên hs luyện tập cân bằng phản ứng oxi- hóa
khử
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
b) Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV: Giao bài tập cho hs qua phiếu học tập số 4.
- HS: Hoạt động làm phiếu khăn trải bàn trong 5’
- HĐ chung cả lớp: GV mời đại diện 1 nhóm lên trình bày, GV và HS trong lớp
đánh giá, nhận xét, bổ sung. Các nhóm đánh giá chéo nhau (3’)
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: Phiếu A1 của HS
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong q trình HS HĐ cá nhân/nhóm, GV chú ý quan sát để
kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thơng qua bài báo cáo của HS từng nhóm.
Dự kiến khó khăn HS: có thể khơng xác định được hệ số H2O
- GV hỗ trợ: tìm hệ số nước bằng cách cân bằng H hoặc O
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Cân bằng phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng e.
NH3 + O2  NO + H2O
4. Hoạt động 4:Tìm hiểu ý nghĩa phản ứng oxi- hóa khử (Thời gian 5 phút)
a) Mục tiêu hoạt động
- Dựa vào kiến thức được hình thành nhận biết được một số phản ứng oxi hóa khử
xảy ra trong thực tế
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
b) Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV: Cho học sinh trả lời câu hỏi về hình ảnh.

- HS: Hoạt động thảo luận căp đơi để tìm câu trả lời.
- HĐ chung cả lớp: GV mời đại diện 1 nhóm trả lời, GV và HS trong lớp đánh giá,
nhận xét, bổ sung. GV chốt kiến thức và thông tin thêm một số phản ứng oxi hóa
khác trong đời sống, trong sản xuất (hình ảnh) => HS ý thức được: pứ oxh-k trong
đời sống và sản xuất có cả lợi ích và ảnh hưởng xấu đến môi trường.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS, liên hệ được kiến thức với thực tế
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong q trình HS HĐ cá nhân/nhóm, GV chú ý quan sát để
kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.


+ Thơng qua bài báo cáo của HS từng nhóm: để biết học sinh cịn thiếu sót kiến thức
nào và bổ sung
D. Hoạt động 5: Củng cố bằng trò chơi (Thời gian 8 phút)
a) Mục tiêu hoạt động
- Ôn tập củng cố kiến thức đã học trong bài
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
b) Phương thức tở chức hoạt động: Trị chơi: “Đấu trường 100”
- GV: Tổ chức trò chơi cho hs hoạt đơng.
- HS: Trả lời các câu hỏi. Từ đó đưa ra người giỏi nhất
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: Tạo khơng khí vui tươi trong lớp học vào cuối buổi
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Quan sát HS trong q trình chơi
Câu 1: Số oxi hóa của Oxi trong phân tử O2 là
A. -2.
B. 0.
C. -1.
D. +1.

Câu 2: Chất oxi hóa là
A. chất có số oxi hóa tăng.
B. chất có số oxi hóa giảm.
C. chất có số oxi hóa khơng thay đổi.
D. chất vừa có số oxi hóa tăng, vừa có số oxi hóa giảm.
Câu 3: Chất khử là
A. chất nhận electron.
B. chất không trao đổi electron.
C. chất vừa nhường, vừa nhận electron.
D. chất nhường electron.
Câu 4: Trong phản ứng : Cl2 (k) + 2KBr (dd) → Br2(l) + 2KCl(dd)
Clo là chất
A. bị khử.
B. bị oxi hóa.
C. khơng bị oxi hóa và khơng bị khử.


D. bị oxi hóa và bị khử.
Câu 5: Phản ứng oxi hóa - khử là
A. BaCl2 + H2SO4 →BaSO4 � + 2HCl
B. CaCO3 → CaO + CO2
C. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
D. NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
Câu 6:
Câu 7: Cho quá trình: 2Cl- → Cl2 + 2e;
q trình oxi hóa là

Fe → Fe3+ + 3e;

2H+ + 2e → H2. Số


A. 1
B. 2
C. 3
D. 0
Câu 8: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hố của 2 ngun tử nitơ là
A. +1 và +1
B. – 4 và +6
C. -3 và +5
D. -3 và +6
Câu 9:
Câu 10: Phản ứng tự oxi hóa khử là:
A. NH3NO3 → N2O + 2H2O
C. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
B. 2Al(NO3)3 → Al2O3 + 6NO2 + 3/2O2
D. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
Câu 11:
- Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh tìm tịi, mở rộng (Thời gian 3 phút)
1. Trong thực tế, các em quan sát thấy các vật dụng bằng sắt khi để lâu thường xảy
ra hiện tượng gì ? Viết sơ đồ phản ứng của hiện tượng trên. Xác định số oxi hóa của
các nguyên tố và cho biết phản ứng trên có phải phản ứng oxi hóa khử hay không?
Vậy để bảo quản các vật dụng bằng sắt người ta thường làm gì?
2. Tính tỉ lệ số phân tử chất bị oxi hóa và chất bị khử
Fe + H2SO4đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.


********************************


LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

(Tiết theo KHDH: 44 – Nâng cao)
I. MỤC TIÊU
1. Củng cố kiến thức
- Phân loại được phản ứng hóa học.
- Xác đinh được phản ứng oxi hóa khử, chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự
khử.
2. Rèn luyện kĩ năng
- Lập phương trình của phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng
electron.
3. Thái độ:
- Tạo cho HS lòng ham muốn và say mê tìm hiểu các kiến thức về mơn hố học
và các mơn khoa học.
- Tạo cho HS ý thức tự học.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt:
- Năng lực thực nghiệm.
- Năng lực làm việc hợp tác nhóm
- Năng lực vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống
- Phẩm chất trung thực, tự trọng, chí cơng, vơ tư.
- Phẩm chất tự tin, tự lập, có tinh thần vượt khó
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
a. Phương tiện:
- Phiếu học tập, máy tính, máy chiếu, loa.
b. Dụng cụ thí nghiệm:
- Ống nghiệm.
- dd NaOH, dd CuSO4, Mg, dd FeSO4,
- Đèn cồn.
dd H2SO4 loãng, dd KMnO4.
- Bật lửa
- Kẹp gỗ, kẹp sắt, giá gỗ

2. Học sinh:
- Vẽ sơ đồ tư duy ra giấy A4, A0 về nội dung kiến thức trọng tâm chương 4.
III. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp hoạt động nhóm
- Phương pháp trị chơi.
- Kĩ thuật khăn trải bàn.


×