Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Thiết kế và sử dụng sách điện tử (e book) về nhân vật trong dạy học lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến thế kỉ xv ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.27 MB, 157 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN QUỲNH CHI

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SÁCH ĐIỆN TỬ (E-BOOK)
VỀ NHÂN VẬT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
MÃ SỐ: 8140218.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. HOÀNG THANH TÚ

HÀ NỘI – 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình từ quý thầy cô và các em HS.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Hoàng
Thanh Tú là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và
các em học sinh của các trường: THCS Thọ An, THCS Ngô Sĩ Liên, THCS Pascal
và THCS Mạc Đĩnh Chi đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ tác giả thực hiện tốt
luận văn này.
Luận văn mặc dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi cịn nhiều thiếu
sót. Kính mong các thầy cơ giáo và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn


thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 1 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Quỳnh Chi

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT

Công nghệ thông tin

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

THCS

Trung học cơ sở

ii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng công cụ CNTT trong dạy học ......19
Lịch sử hiện nay (Tỷ lệ %). .......................................................................................19
Bảng 1.2. Ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng CNTT trong dạy học Lịch sử ......20
hiện nay đối nới HS (%) ............................................................................................20
Bảng 1.3. Tần suất sử dụng các phần mềm/ công cụ công nghệ trong dạy học .......21
Lịch sử (Tỷ lệ %). ......................................................................................................21
Bảng 1.4. Tần suất được học các phần mềm/ công cụ công nghệ trong dạy học .....22
Lịch sử của HS (Tỷ lệ %). .........................................................................................22
Bảng 1.5. Khó khăn trong việc ứng dụng các công cụ/ phần mềm mà GV gặp phải (%)24
Bảng 1.6. Khó khăn trong việc sử dụng các cơng cụ/ phần mềm mà HS .................25
Bảng 2.1. Kết quả thử nghiệm ...................................................................................62
Bảng 2.2. Đánh giá mức độ tham gia vào bài học của HS trong giờ thử nghiệm ....63
Bảng 2.3. Kết quả thử nghiệm ...................................................................................64
Bảng 2.4. Mức độ hợp tác trong tiết học có sử dụng E-book (%) ............................65

iii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 1.1. Các trang thiết bị giúp cho ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung
và dạy học Lịch sử đối với GV (Tỷ lệ %) ..................................................................23
Biều đồ 1.2. Các trang thiết bị giúp cho ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong học tập
nói chung và học tập môn Lịch sử (Tỷ lệ %) ............................................................25
Biều đồ 1.3. Tỷ lệ sử dụng E-book trong dạy học của GV (tỷ lệ %) .........................26
Biểu đồ 1.4. Tỷ lệ sử dụng E-book trong học tập của HS (tỷ lệ %) ..........................27
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của HS về nội dung của E-book. ...........................................66
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của GV về hình thức của E-book. .........................................67
Biều đồ 2.3. Đánh giá của HS về tính khả thi của E-book........................................68
Biểu đồ 2.4. Đánh giá của GV về tính hiệu quả của E-book. ...................................69


iv


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................................3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................9
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................9
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................................10
6. Đóng góp của đề tài...............................................................................................10
7. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................11
8. Bố cục của luận văn ..............................................................................................11
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ
SỬ DỤNG SÁCH ĐIỆN TỬ VỀ NHÂN VẬT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
VIỆT NAM (TKX-XV) Ở TRƯỜNG THCS. .......................................................12
1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................12
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................12
1.1.2. Vai trò của việc thiết kế và sử dụng sách điện tử về nhân vật trong dạy học
Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV ở trường THCS. ....................................14
1.1.3. Ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng sách điện tử về nhân vật trong dạy học
Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV ở trưởng THCS. ....................................15
1.1.4. Những yêu cầu trong việc xây dựng sách điện tử. ..........................................16
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................17
1.2.1. Mục đích, nội dung của việc điều tra khảo sát ...............................................17
1.2.2. Kết quả khảo sát: ............................................................................................18
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................29
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HÌNH THỨC TỔ
CHỨC DẠY HỌC CÓ SỬ DỤNG SÁCH ĐIỆN TỬ VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ

VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV Ở TRƯỜNG THCS. .................31
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ X
đến thế kỉ XV). .........................................................................................................31
2.1.1. Vị trí của phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. ...........................31

v


2.1.2. Mục tiêu của phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV ......................31
2.1.3. Nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV ..........32
2.2. Cơ sở thiết kế sách điện tử về nhân vật trong dạy học Lịch sử Việt Nam
(giai đoạn Thế kỉ X đến thế kỉ XV) ........................................................................34
2.2.1. Dựa vào mục tiêu bài học ...............................................................................34
2.2.2. Dựa vào nhu cầu, năng lực của giáo viên và học sinh ...................................36
2.2.3. Dựa vào đặc điểm kiến thức môn Lịch sử bậc THCS .....................................37
2.3. Quy trình thiết kế sách điện tử về nhân vật trong dạy học Lịch sử Việt
Nam (giai đoạn TK X – XV) ...................................................................................38
2.3.1. Chuẩn bị ..........................................................................................................38
2.3.2. Lựa chọn công cụ ............................................................................................38
2.3.3. Xây dựng nội dung ..........................................................................................40
2.3.4. Thiết kế sách điện tử .......................................................................................51
2.4. Một số hình thức tổ chức dạy học có sử dụng sách điện tử về nhân vật Lịch
sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV ở trường THCS .....................................53
2.5. Thử nghiệm sư phạm .......................................................................................60
2.5.1. Mục đích thử nghiệm .......................................................................................60
2.5.2. Đối tượng và thời gian thử nghiệm .................................................................61
2.5.3. Nội dung và phương pháp thử nghiệm ............................................................61
2.5.4. Kết quả thử nghiệm .........................................................................................62
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, CNTT đã có mặt ở nhiều
phương diện trong cuộc sống, và nó cũng được xem là sự lựa chọn thông minh để
truyền tải đến các HS phổ thông và GV trong việc học tập và triển khai các họat
động học tập. Ứng dụng CNTT như thế nào để mang lại hiệu quả thiết thực là một
vấn đề đang được đặt ra trong dạy học hiện nay [24]. CNTT cần được coi như “Một
khía cạnh đặc biệt quan trọng trong hành trang văn hóa dạy học của thế kỉ 21, hỗ trợ
các mơ hình phát triển chuyển đổi mới cho phép mở rộng bản chất và kết quả học
tập của GV dù cho việc học đó diễn ra ở đâu” [1]. Việc ứng dụng CNTT trong các
nhà trường hiện nay được chia thành 4 mức độ sau: Mức độ 1: Ứng dụng CNTT để
hỗ trợ GV trong việc soạn giáo án, sưu tầm và in ấn tài liệu..., chưa sử dụng trong
việc tổ chức các tiết học cụ thể của từng môn học. Mức độ 2: Sử dụng CNTT để hỗ
trợ một khâu, một cơng việc nào đó trong tồn bộ q trình dạy học. Mức độ 3: Sử
dụng phần mềm dạy học để tổ chức lên lớp một tiết học, một chủ đề hoặc một
chương trình học tập. Mức độ 4: Tích hợp CNTT vào tồn bộ q trình dạy học
[27]. Những phầm mềm học tập trực tuyến, hỗ trợ dạy học và thiết kế các sản phẩm
học tập đã xuất hiện nhiều hơn và tạo ra hứng thú cho HS. Nhìn nhận từ những hiệu
quả mà nó mang lại, xây dựng sản phẩm học tập trong dạy và học cần được phát
triển hơn nữa. Bởi đó chính là nguồn tài liệu dạy học vơ tận, có thể sử dụng ở bất cứ
nơi đâu, mà GV và HS có thể tham khảo được.
Trong sách giáo khoa Lịch sử hiện hành, đó là tài liệu giảng dạy học GV và tài
liệu học tập của HS ở trên lớp. Tuy nhiên, sách đang được sử dụng có q nhiều
kênh chữ, trình bày dưới dạng nêu vấn đề để HS suy nghĩ mà thiếu đi những hình
ảnh, tài liệu để HS có thể tìm tịi, nghiên cứu những sự kiện, nhân vật trong sách

giáo khoa. Chính vì vậy, để đổi mới phương pháp dạy học, một số GV đã sử dụng
tư liệu dạy học Lịch sử như tranh ảnh, video, truyện ngắn,… vào trong bài giảng tạo
hứng thú, động cơ học tập cho HS. Nội dung về nhân vật Lịch sử gần như ít được
đề cập đến, và phải tiếp cận với nguồn tài liệu tham khảo về nhân vật thông qua
những câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp phần lớn là qua những cuốn sách được

1


các tác giả sử học khai thác lại. Thực tế hiện nay, sách in tham khảo về nhân vật
Lịch sử Việt Nam xuất hiện rất nhiều. Sách về nhân vật được chia thành nhiều tuyến
nhân vật để khai thác như: “Kể chuyện các vị vua Hiền”- NXB Kim Đồng, “Những
vị vua trẻ trong lịch sử Việt” – NXB Kim Đồng, “Những người thầy trong Lịch sử
Việt” – NXB Kim Đồng, “Từ điển nhân vật Lịch sử Việt Nam” – NXB Văn Hóa
Thơng tin, … hay những cuốn sách tự truyện, là cái nhìn của tác giả đối với những
đóng góp cho sự phát triển của đất nước với tuyến nhân vật phản diện và sự phân
tích, bình luận cho những tội lỗi mà tuyến nhân vật phản diện gây ra. Bên cạnh số
lượng sách in rất phong phú, đa dạng được đơng đảo người đọc đón nhận thì sách
điện tử lại còn đang rất hạn chế. Với sự phát triển của CNTT, việc sử dụng sách
điện tử sẽ rất cần thiết, tiện lợi, có thể sử dụng được mọi lúc mọi nơi. Sách điện tử
hiện tại về nhân vật Lịch sử gần như được tái bản lại từ sách in, chưa có thiết kế
đẹp, bắt mắt. Khi thiết kế quá nhiều chữ sẽ gây cảm giác nhàm chán, ảnh hưởng đến
thị giác của độc giả khi sử dụng quá lâu các thiết bị điện tử.
Năm 2018, Bộ GD&ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thơng mới, trong
đó mơn Lịch sử có rất nhiều sự thay đổi đáng lưu ý. Khác với cách xây dựng theo
hướng đồng tâm như chương trình cũ, trong chương trình giáo dục mới, mơn Lịch
sử được xây dựng theo thời gian, yêu cầu học sinh phải học chắc kiến thức từ THCS
mới có thể tiếp cận được kiến thức ở THPT. Một trong những mục tiêu của môn
học này là làm cho HS nhận biết được lịch sử dân tộc thông qua sự kiện và nhân vật
tiêu biểu, có chọn lọc. Để khắc phục được tình trạng “học vẹt”, lẫn lộn nhân vật lịch

sử cũng như có đánh giá đa chiều về nhân vật trong mơn Lịch sử, cần thay đổi chính
trong cách dạy và học bằng việc thực hiện nhiều biện pháp khắc phục những
nguyên nhân nêu ở trên [1].
Song việc tìm kiếm tài liệu về nhân vật để đưa vào dạy học mất khá nhiều thời
gian cho GV, trong khi công nghệ đang phát triển, sử dụng công nghệ trong việc
xây dựng tư liệu dạy học là rất cần thiết. Việc xây dựng sách điện tử về nhân vật có
thể áp dụng trong từng bài ở chương trình học THCS theo chương trình giáo dục
mới là cần thiết. Xây dựng và sử dụng sách điện tử về nhân vật vừa có thể tiết kiệm
thời gian tìm kiếm tư liệu đồng thời giúp HS có thể học tập ở mọi lúc mọi nơi, với

2


giao diện hấp dẫn. Đây là một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả
đào tạo, đạt được một kết quả nhất định. Xuất phát từ những cơ sở trên đó, tơi chọn
đề tài “Thiết kế và sử dụng sách điện tử (E-book) về nhân vật trong dạy học Lịch sử
Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV ở trường trung học cơ sở” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của CNTT, các thiết bị, phương tiện cơng nghệ hiện đại
như điện thoại thơng minh, máy tính ngày càng phổ biết. Sự ra đời của các mạng
3G, 4G đường truyền internet khơng dây giúp chúng ta có thể truy cập mạng ở bất
cứ đâu. Nhờ đó, việc sử dụng công nghệ trong dạy học trở nên thuận lợi hơn bao
giờ hết.
Hiện nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài
nước, liên quan đến đề tài của luận văn ở nhiều mức độ khác nhau.
2.1. Tài liệu nước ngồi
Khái niệm Cơng nghệ dạy học (Technology of teaching) lần đầu được sử dụng
trong bản báo cáo của UNESCO năm 1970 với tiêu đề “Learning to be!” và được
xác định như một động lực thúc đẩy cho việc hiện đại hố q trình giáo dục trong

thời đại mới. Theo đó, nhiệm vụ của công nghệ dạy học là: "Xác lập các nguyên tắc
hợp lý của việc dạy học và những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành đào tạo cũng
như xác lập các phương pháp, phương tiện có hiệu quả nhất để đạt mục đích đào tạo
đề ra, đồng thời tiết kiệm được sức lực của người dạy và người học" (UNESCO, 1970)
[4].
Hiệp hội Công nghệ và Truyền thông trong giáo dục (AECT: Association for
Educational Communications and Technology) định nghĩa Công nghệ dạy học là:
“Một quy trình phức tạp, tích hợp con người, ý tưởng, cách thức, phương tiện và tổ
chức để phân tích các vấn đề, đề xuất thực hiện, đánh giá, điều hành cách giải quyết
các vấn đề liên quan đến mọi phương diện dạy học” [4].
Nói về việc sử dụng CNTT trong dạy và học, tác giả Peak và Domcott (1994)
đề cập đến mười lí do nên đưa cơng nghệ vào trường học. Trong đó, 5 lí do được tơi
cho rằng hợp lý và có tính ứng dụng cao nhất bao gồm: Cơng nghệ có thể tạo cơ hội

3


cho HS tạo ra được những cơng việc có ý nghĩa, HS có thể sử dụng các tài nguyên
tồn tại bên ngồi người, cơng nghệ có thể thúc đẩy sự gia tăng về số lượng, chất
lượng, suy nghĩ và khả năng viết của HS và công nghệ thông tin cũng có thể ni
dưỡng khả năng nghệ thuật của HS [35].
Tác giả Newby Timothy (2000) trong bài viết “Instructional technology for
teaching and learning” đề cập đến ba ứng dụng chính dạy học mà Internet mang lại.
Sử dụng Internet nhằm thu thập, tìm kiếm thơng tin (information retrieval); sử dụng
Internet làm cơng cụ phục vụ giao tiếp (communication); và Internet được sử dụng
như là kênh để chia sẻ, xuất bản thông tin (information publishing). Nó có thể được
sử dụng, ứng dụng trong các hoạt động, tình huống dạy học tự học, học từ xa và cả
sử dụng học trong lớp [34].
Ngoài ra, việc nghiên cứu và sử dụng sách điện tử (E-book) cũng đã được
nghiên cứu khá nhiều trong các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới.

Bennett, L. and Landoni, M. (2005) trong nghiên cứu về “E-books in academic
libraries” (Sách điện tử trong thư viện học thuật), cho thấy rõ rằng những người biết
về sách điện tử đều xem chúng là một cơng cụ hữu ích, tiềm năng. Tuy nhiên, một
số người dùng tài nguyên công nghệ thông tin vẫn không biết về sách điện tử ngay
cả khi khả năng lưu trữ sách của thư viện học thuật của họ rất lớn [28].
Nghiên cứu “Investigating Analytic Tools for e-Book Design in Early Literacy
Learning” của Kathleen Roskos và cộng sự năm 2009, hướng tới mục tiêu thiết kế
sách điện tử tốt hơn để hỗ trợ việc học chữ sớm. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để
phát triển thiết kế sách điện tử cho việc học chữ sớm. Nó cung cấp thơng tin để phát
triển các cơng cụ phân tích có thể được sử dụng để kiểm tra sách điện tử, xây dựng
như là một hình thức học tập. Mục tiêu của thiết kế hướng dẫn là tạo điều kiện học
tập và phát triển để có được một sản phẩm giúp người học tốt hơn [37].
Kết quả nghiên cứu của Ghaebi, Amir; Fahimifar, Sepideh (2011) cho rằng thấy
dung lượng lưu trữ cao và khả năng đa phương tiện là các tính năng quan trọng nhất
trong việc mua sách điện tử trên cơ sở nhu cầu của người dùng. Ngoài ra, tiêu chí
chính của việc mua sách điện tử từ quan điểm của các chuyên gia về thúc đẩy lợi
ích của việc học là: chiếm ít khơng gian, dễ lựa chọn và phát hành đồng thời. Hơn

4


nữa, nghiên cứu này cho thấy những hạn chế chính của việc mua sách điện tử là hạn
chế phần cứng và phần mềm, thiếu mục lục liên hợp cho sách điện tử của Iran, mức
độ quen thuộc của người dùng thấp, tin tặc và thậm chí là mỏi mắt khi đọc [31].
Abd Mutalib Embong và cộng sự (2012), chỉ ra rằng sách điện tử cung cấp cho
HS, GV và trường học một phương tiện hoặc công cụ hướng dẫn bổ sung có thể hỗ
trợ hoặc tăng cường q trình học tập. Trong khi đó, việc sử dụng Sách điện tử chỉ
giới hạn cho sinh viên đại học. Sử dụng Sách điện tử làm sách giáo khoa trong lớp
học tại các trường học là một mơ hình mới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Như với tất cả các cuốn sách, có nhiều loại sách điện tử khác nhau phù hợp với HS

kiến thức, đặc điểm, khả năng và sở thích. Bài viết cung cấp một số cái nhìn sâu sắc
về Sách điện tử là gì, và những ưu điểm, hạn chế, chiến lược và khuôn khổ của việc
sử dụng nó làm sách giáo khoa trong các lớp học [29].
Tri-Agif và cộng sự (2016) trong nghiên cứu “Continuance intention of using
ebook among higher education students”, điều tra xác định ý định tiếp tục sử dụng
sách điện tử trong các sinh viên giáo dục đại học. Nghiên cứu này chứng minh rằng
yếu tố quyết định ý định tiếp tục sử dụng sách điện tử dựa trên sự hài lòng, trong
khi sự hài lòng được xác định mạnh mẽ bởi nhận thức dễ sử dụng và xác nhận sử
dụng. Hiệu quả của Internet được báo cáo là có tác động mạnh mẽ đến sự hài lịng
thơng qua nhận thức dễ sử dụng, trong khi chất lượng cảm nhận ảnh hưởng đến sự
hài lòng của việc sử dụng điện tử. Trong những phát hiện chung từ nghiên cứu này
có lợi cho các thư viện trong đó các yếu tố quyết định ý định tiếp tục sử dụng sách
điện tử cũng có thể được sử dụng trong việc lựa chọn và đánh giá các tính năng của
sách điện tử trước khi đăng ký [39].
Có thể thấy, sử dụng sách điện tử trong dạy học đã được các nước trên thế giới
sử dụng từ khá sớm. Sử dụng E-book khá đa dạng, song chưa có nhiều những
nghiên cứu thiết kế và xây dựng sách ứng dụng trong dạy học Lịch sử.
1.2. Tài liệu trong nước
Ở Việt Nam, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về sử dụng tài liệu tham khảo
trong quá trình dạy học cũng như việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học
hiện nay.

5


Trong “Phương pháp dạy học Lịch sử” của tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên,
2009) đã khẳng định vị trí và ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu tham khảo cũng như
cách phân loại và một số gợi ý về phương pháp sử dụng cho GV khi tổ chức bài
học. “Hiệu quả dạy học lịch sử được xác định khơng chỉ bằng việc hình thành kiến
thức, kết quả giáo dục mà còn bằng việc phát triển tư duy, kĩ năng của HS”. Ngồi

ra, đã có đề đưa ra những u cầu, quy trình thiết kế và tiêu chí đánh giá cho bài
giảng điện tử [14].
Trong cuốn “Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ
thông”, tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên) và cộng sự đã trình bày rõ về những vấn
đề liên quan đến đổi mới cách dạy, cách học và quá trình tổ chức học tập của HS.
Tác giả cũng cho thấy vai trò của việc đổi mới tổ chức dạy học theo hướng để HS
tiếp cận với các nguồn sử liệu, chú ý đến các phương pháp tự học, và tổ chức và
cuộc thảo luận dưới các hình thức khác nhau. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức
dạy học là vơ cùng quan trọng [15].
Tác giả Trịnh Đình Tùng và Nguyễn Mạnh Hưởng, tác giả cuốn “Ứng dụng
Công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá mơn
Sử” (2009), có đề cập đến tổng quan về đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở
trường THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, hướng dẫn GV một số thao tác
sử dụng công cụ, phần mềm trong dạy học Lịch sử và một số kinh nghiệm ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học, kiểm tra đánh giá [23].
Nghiên cứu về vấn đề “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch Sử”, tác giả
Nguyễn Thị Côi đã đưa ra kết luận chức năng của mạng internet ảnh hưởng đến mọi lĩnh
vực trong đời sống, riêng trong việc dạy học, GV và HS cần phải trang bị những kĩ năng
cơ bản để tìm kiếm, khác thác, gửi và nhận thơng tin qua mạng internet [2].
Tác giả Vũ Quang Hiển – Hoàng Thanh Tú trong “Phương pháp dạy học môn
Lịch Sử ở trường trung học phổ thông” đưa ra các cách thức để tìm hiểu và sử dụng
tài liệu trên mạng internet. Việc tổng hợp nguồn tài liệu trên mạng internet vào dạy
học sẽ tạo hứng thú cho HS, làm cho bài giảng trở nên phong phú và hấp dẫn hơn [8].
Ngoài ra, trong một số bài viết được đăng tải lên các tạp chí nghiên cứu giáo
dục, nghiên cứu lịch sử, các bài tham gia hội thảo, phần nào đó vấn đề về ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử đã được đề cập đến. Có thể kể đến như:

6



TS. Hồng Thanh Tú với bài viết “Vận dụng mơ hình tiếp cận cơng nghệ
(TAM) trong dạy học mơn Lịch sử ở trường THPT” (đăng trên Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn tập 25, số 1S, 2009, tr 155-160) [21].
Nguyễn Mạnh Hưởng (2006), “Sử dụng Công nghệ thông tin và truyền thông
vào dạy học Lịch Sử ở trường phổ thơng”, Tạp chí Giáo dục, số 133, tr 26-28
[9].Nguyễn Mạnh Hưởng (2008), ‘Công nghệ thông tin và truyền thông với vấn đề
đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở phổ thơng”, tạp chí Giáo dục, số 185, tr4143 [10]. Và ‘Đặc trưng của việc dạy – học Lịch sử và con đường hình thành kiến
thức cho HS với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”, tạp chí Giáo dục, số 235, tr4144, 2010 [11]. Tác giả đi sâu nghiên cứu về vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử trong việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch
sử và hình thành kiến thức mới cho HS.
Tác giả Lê Thị Liên (2009) trong bài viết về “Ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học Lịch sử” [13]. Tác giả Nguyễn Đức Tồn (2014) viết về cơng nghệ
thơng tin trong việc xây dựng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử qua bài viết “Xây
dựng và ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy và học tập học phần Lịch sử Việt
Nam hiện đại” [20]. TS. Nguyễn Thành Nhân (2013) cho rằng việc ứng dụng công
nghệ thơng tin vào dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng là cần thiết, góp
phần nâng cao hiệu quả dạy học ở trường phổ thông [17]. Tác giả Nguyễn Mạnh
Cường, Trần Thị Thu Hằng (2010) cho rằng việc dạy và học Lịch sử trong trường
phổ thông phải dựa trên những sự kiện có thật, những sự việc đã diễn ra trong quá
khứ hoặc những chứng cứ về sự tồn tại của các sự kiện lịch sử [3]. Trong “Thiết kế
giáo án điện tử tích hợp cho sinh viên khoa Lịch sử trường đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh thực tập giảng dạy ở trường trung học phổ thông”, tác giả Lê
Huỳnh Hoa đề cập đến việc dạy và học ở các cấp đều đã sử dụng ít nhiều thành tựu
của cơng nghệ thơng tin, trong đó hình thức giáo án điện tử chủ yếu được soạn bằng
phần mềm trình diễn Power Point là phổ biến nhất [6]. Hầu hết, các bài viết đều tập
trung đề cập đến vai trò và ứng dụng của các phần mềm công nghệ vào thiết kế bài
học hay các sản phẩm học tập. Những vai trò, ý nghĩa trong việc ứng dụng công

7



nghệ vào bài học lịch sử đều nhằm nâng cao bài học, đáp ứng yêu cầu về đổi mới
dạy học trong thởi đại 4.0.
Bên cạnh đó, một số luận văn, luận án tiến sĩ có liên quan đến ứng dụng công
nghệ thông tin và sử dụng các phần mềm trong dạy học Lịch sử cũng được tham
khảo, nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng, ĐHSP, 2011 với luận án tiến sĩ giáo dục học:
“Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT với sự hỗ trợ của CNTT”, đi
sâu nghiên cứu về vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học lịch sử với các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học [12].
Luận văn Thạc sĩ – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tác giả Đoàn Thị Kiều
Oanh năm 2003, ‘Sử dụng tài liệu khai thác trên mạng internet để dạy học Lịch sử ở
trường THPT”, cùng với việc phân tích vai trị của tài liệu trên internet, nghiên cứu
đã đưa ra cách thức sử dụng những tài liệu trên internet để đưa vào hoạt động dạy
học lịch sử có hiệu quả nhất [18].
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục ‘Tổ chức hoạt động học tập môn Lịch sử
cho học sinh lớp 10 ở trường THPT ở huyện Phúc Thọ - Hà Nội với sự hỗ trơ của
phần mềm dạy học” của tác giả Nguyễn Thị Hoa, trường Đại học Giáo dục – Đại
học Quốc gia Hà Nội năm 2014 đề xuất một số hình thức, biện pháp tổ chức hoạt
động học tập cho HS lớp 10 THPT trên địa bàn huyện Phúc Thọ với sự hỗ trợ của
phần mềm dạy học theo hướng dạy học tích cực, nhằm góp phần nâng cao chất
lượng dạy học Lịch sử ở trường THPT hiện nay [7].
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Yến, “Phát triển
năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở
trường phổ thông”, 2016, trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội trên
cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử, đề
xuất một số biện pháp phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho HS
trong dạy học lịch sử thế giới cổ địa và trung đại lớp 10 ở trưởng THPT [25].
Những nghiên cứu trên, với mục đích nghiên cứu, hình thức nghiên cứu và
hướng tiếp cận nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên các tác giả đều khẳng định được

tầm quan trọng của internet và việc cần thiết sử dụng nó trong dạy học Lịch sử.

8


Như vậy, nhìn chung, có thể thấy trong những năm gần đây, đã có nhiều tác giả
đề cập đến việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử. Những bài viết
chủ yếu đề cập đến cách áp dụng những phần mềm trong thiết kế bài dạy cũng như
trong các sản phẩn dạy học. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc sử
dụng các phần mềm công nghệ thông tin để thiết kế và sử dụng sách điện tử về nhân
vật trong dạy học Lịch sử Việt Nam (thế kỉ X-XV) ở trường THCS.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình thiết kế và sử dụng sách điện tử về nhân vật trong dạy học lịch sử
Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn từ TKX – XV ở trường THCS.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung vào việc thiết kế và sử dụng sách điện tử về
nhân vật Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
Về hình thức tổ chức dạy học: Đề tài tập trung vào bài học các bài học nội khóa.
Về phạm vi điều tra, khảo sát, thử nghiệm sư phạm: Tiến hành khảo sát GV
và HS tại các trường THCS Ngô Sĩ Liên, THCS Thọ An, THCS Pascal, thử nghiệm
sư phạm tại trường THCS Mạc Đĩnh Chi và trường THCS Ngơ Sĩ Liên.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Khẳng định vai trị của việc thiết kế và sử dụng sách điện tử về nhân vật
trong dạy học lịch sử Lịch sử Việt Nam ở trường THCS (thế kỉ X - XV), đồng thời
đề xuất quy trình thiết kế và biện pháp sử dụng sách điện tử về nhân vật trong dạy
học Lịch Sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) ở các trường THCS.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích trên đề tài tập trung giải quyết nhiệm vụ:

Nghiên cứu những vấn đề lí luận của việc thiết kế và sử dụng sách điện tử về
nhân vật Lịch sử; tìm hiểu Chương trình, SGK Lịch sử hiện hành, tìm hiểu nội dung
về các nhân vật LS trong chương trình lịch sử mới ở trường THCS.
Tìm hiểu thực trạng sử dụng cơng nghệ nói chung và tư liệu điện tử nói riêng
trong dạy học Lịch sử ở trường THCS.

9


Đề xuất quy trình thiết kế và biện pháp sử dụng sách điện tử về nhân vật
được đề cập đến trong dạy học Lịch sử Việt Nam (TKX – XV) ở trường THCS.
Thử nghiệm và đánh giá tính hiệu quả, khả thi của sách điện tử về nhân vật
Lịch sử như một nguồn tài liệu tham khảo ở trường THCS.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài dựa trên quan điểm từ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng của Hồ Chí
Minh và chủ trương về đường lối của Đảng, nhà nước ta về giáo dục Lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết thông qua việc đọc, nghiên cứu các tài liệu về phương
pháp dạy học, giáo dục Lịch sử, các cơng trình về đổi mới phương pháp dạy học,
chương trình sách giáo khoa lịch sử ở trường THCS và các tài liệu tham khảo khác.
Điều tra, khảo sát thực tế với nhiều hình thức khác nhau: dự giờ, quan sát,
gặp gỡ và trao đổi với giáo viên và học sinh, khảo sát ý kiến về các vấn đề nghiên
cứu…Từ đó rút ra kết luận chính xác và khoa học để phục vụ dạy học ở các trường
THCS hiện nay.
Tiến hành điều tra thử nghiệm sư phạm: Triển khai các biện pháp đã đề ra
qua một số giờ dạy thử nghiệm ở một số lớp đã chọn. Trên cơ sở đó rút ra những
điểm hạn chế và bổ sung sửa đổi đổi nhằm làm tăng tính khả thi của các biện pháp.
Phương pháp thống kê toán học: Tập hợp và xử lý các số liệu thu thập được
qua điều tra, sử dụng một số phép thống kê tốn học để trình bày kết quả thực nghiệm.

6. Đóng góp của đề tài
Việc hồn thành luận văn sẽ có những đóng góp cụ thể sau:
Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của sách điện tử trong thực tiễn dạy
học Lịch sử hiện nay.
Là nguồn tài liệu tham khảo cho GV sử dụng khi dạy học về các nhân vật
lịch sử Việt Nam (từ TKX – XV).
Đồng thời, đề tài này thành công sẽ cung cấp, bổ sung và đề xuất một số biện
pháp thêm vào nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và học
tập của HS, sinh viên và những ai quan tâm đến đề tài này.

10


7. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp sư phạm trong việc sử dụng sách nhân vật trong dạy học
Lịch sử được thiết kế phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường THCS sẽ góp phần
nâng cao chất lượng dạy học mơn Lịch sử theo chương trình mới ở trường phổ thông.
8. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn ngoài các phần: Mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, Luận văn được chia thành 2 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng sách điện tử
về nhân vật trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV ở
trường THCS.
Chương 2. Quy trình thiết kế và xây dựng hình thức tổ chức dạy học có sử
dụng sách điện tử về nhân vật Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV ở
trường THCS.

11



CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ
SỬ DỤNG SÁCH ĐIỆN TỬ VỀ NHÂN VẬT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
VIỆT NAM (TKX-XV) Ở TRƯỜNG THCS.
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm sách điện tử (E-book)
E-book là viết tắt của “Electronic book”, có nghĩ là phiên bản dạng số (hay
điện tử) của sách.
Hiểu một cách đơn giản sách điện tử là “một cuốn sách truyền thống nhưng
nó được tạo ra và sử dụng thông qua thiết bị công nghệ thông tin” [22, tr11]. Ngoài
ra, hiểu theo nghĩa rộng hơn, sách điện tử là việc “phân phối các hoạt động, quá
trình và sự kiện làm việc và học tập thông qua các phương tiện điện tử như internet,
intranet, tivi, CD-ROM, DVD và các thiết bị cá nhân khác … dựa trên công nghệ
thông tin và truyền thông với các kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mơ phỏng, cơng nghệ
tính tốn… [16.tr15].
Ashley Melinis (2011) định nghĩa sách điện tử E-book, cịn có tên gọi khác
là sách tương tác hoặc sách kỹ thuật số là những tài liệu nội dung ở định dạng kĩ
thuật số có thể được xem máy tính hoặc thiếu bị đọc điện tử như Barnes và Kindle
của Nook hoặc Kindle của Amazon. Văn bản chữ viết, nội dung minh họa cũng
tương tự sách in, nhưng sách điện tử cũng có thể kết hợp nhiều phương tiện hơn
như âm thanh, hình động, văn bản nổi bật, âm nhạc và mơ hình. Hình thức rất đa
dạng, được trình bày bằng hình ảnh, âm thanh và các nút chạm để người đọc điều
hướng qua các trang [33].
Theo PWC (2014), sách điện tử là phiên bản kỹ thuật số của sách in, được
phân phối qua Internet. Các tệp tin có thể được đọc trên thiết bị đọc sách điện tử,
máy tính bảng, máy tính cá nhân và điện thoại thơng minh [36].
Từ đó, chúng tôi xin nêu ra một định nghĩa về sách điện tử (E-book) là các
dữ liệu đã được số hóa, định dạng theo một cách nhất định, có kèm theo các cơng cụ
về âm thanh và hình ảnh, khai thác các thế mạnh của kĩ năng đồ họa, có khả năng
tương tác với người dùng để làm cho giao diện thêm sinh động và hấp dẫn. Sách có


12


thể sử dụng offline sau khi cài đặt trên máy tính hoặc sử dụng online thơng qua
mạng internet và điện thoại thơng minh có kết nối mạng.
Một số ví dụ về E-book có thể kể đến như là:
E-book có thể là một cuốn tiểu thuyết, tác phẩm văn học, truyện ngắn,… có
nhiều tranh, ảnh minh họa.
E-book cũng có thể là một CD-CROM đa năng có đầy đủ hình ảnh, âm thanh
và các đoạn phim ngắn.
1.1.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của E-book.
Nghiên cứu của Larson và Masch (2005) chỉ ra rằng, sự phát triển của Ebook có thể làm cho người học thu hẹp khoảng sách giữa kiến thức tiếp nhận trên
lớp. Qua đó, khi đưa E-book vào sử dụng ở các trường học có thể giúp người học
làm quen với cơng nghệ hiện đại, có thêm những kĩ năng có giá trị mới trong các
thế kỷ 21 [32].
Trong một nghiên cứu của Shelburne (2009), sinh viên đọc sách điện tử có
thể tìm kiếm các chủ đề thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng hơn trên địa tử so với
sách in [38].
Gibson & Gibb (2011), phân tích những ưu điểm mà sinh viên ngày nay thích thú
khi sử dụng E-book là khả năng di chuyển qua văn bản, tính linh hoạt, khả năng tiết kiệm
nhiều tài nguyên trong ổ cứng điện thoại di động cũng như khả năng sử dụng đánh dấu
điện tử để ghi lại các vấn đề ghi chú của sách điện tử so với sách in [31].
Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của E-book đến trải nghiệm đọc của sinh
viên năm đầu, Ashley Melinis (2011) đưa ra kết luận, về lợi ích của sách điện tử là
thúc đẩy và thu hút sinh viên học tập, phát triển tình yêu đọc sách, làm người học
hiểu sâu rộng các kiến thức học tập ở trường. Bên cạnh đó, sách điện tử cũng có các
tính năng gây mất tập trung học tập [33].
Một số những ưu điểm và nhược điểm của E-book, có thể được liệt kê như:
Ưu điểm của E-book: E-book có những tính năng vượt trội mà sách in khơng

thể có được. Sách điện tử rất gọn, nhẹ có thể điều chỉnh về kích cỡ, màu sắc và một
số thao tác cá nhân hóa tùy vào sở thích của người đọc. Khả năng lưu trữ thơng tin
một cách đồ sộ, khơng tốn nhiều chi phí mà người dùng vẫn có thể sở hữu được một

13


cuốn sách có nội dung lớn, thiết kế và màu sắc bắt mắt. E-book cịn chuyển tải được
thơng tin kiến thức bằng đầy đủ các media từ văn bản, hình ảnh, âm thanh,… Ngồi
ra, E-book cịn có thể sử dụng nhiều lần, ở mọi nơi với kích thước phù hợp, dễ
mang đi và sử dụng khi chỉ cần một thiết bị điện thử thông minh.
Tuy nhiên, nhược điểm của E-book có thể dễ dàng nhận thấy trong q trình sử
dụng đó là thiếu sự tương tác giữa người dạy và người học, giữa các người học với nhau.
1.1.2. Vai trò của việc thiết kế và sử dụng sách điện tử về nhân vật trong dạy học
Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV ở trường THCS.
Với những tính năng được kể trên, E-book cũng đã có những tác động tích
cực đến q trình dạy học theo xu hướng đổi mới hiện nay, đặc biệt là trong mơn
học Lịch sử.
Trước hết, vai trị của việc thiết kế và sử dụng E-book về nhân vật trong dạy
học Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, là cung cấp thông tin về các nhân
vật trong giai đoạn lịch sử, liên quan đến các nội dung bài học trong chương trình
THCS. Thơng qua E-book, người đọc có thể tiếp nhận thơng tin bằng nhiều giác
quan, thay vì chỉ đọc văn bản như các sách tham khảo truyền thống. Ví dụ khi cung
cấp những thơng tin về tiểu sử nhân vật Lý Thường Kiệt, E-book có thể đồng thời
cung cấp cơ bản về xuất thân, những đóng góp của nhân vật đối với sự phát triển
của đất nước, một số hình ảnh về nhân vật bao gồm: Những tác phẩm lịch sử liên
quan đến nhân vật, một số địa danh có liên quan đến nhân vật cho đến ngày nay.
Ngồi ra, E-book cịn tập hợp những tài liệu tham khảo nhiều nội dung.
Thứ hai, E-book về nhân vật Lịch sử còn thể hiện vai trò giữa sự tương tác
của người dạy, người học với nội dung học. Đây là chức năng để phân biệt được Ebook về nhân vật so với các cuốn sách truyền thông khác. Trong nội dung này, Ebook sẽ giới thiệu, hướng dẫn GV các hoạt động tổ chức dạy học sáng tạo, có thể áp

dụng được trong q trình dạy học. Ngồi ra, đối với HS, ở trong phần này, sẽ có
hướng dẫn cụ thể, những sản phẩm mẫu để HS có thể hồn thành nhiệm vụ học tập.
Ví dụ như khi dạy về nhân vật Lý Thường Kiệt, GV có thể tổ chức hoạt động xây
dựng tình huống, yêu cầu HS giới thiệu về nhân vật cho các bạn bè ở nước ngồi
được biết. Trong phần dành cho GV, có thêm tiêu chí đánh giá mà GV yêu cầu đối

14


với sản phẩm của HS. Còn phần dành cho HS, sẽ có sản phẩm mẫu và hướng dẫn
HS hồn thành nhiệm vụ.
Hiện nay, môi trường dạy học trực tuyến đang phát triển, thông quan mạng
internet, người học và người dạy có thể tương tác với nhau. Việc thiết kế và sử dụng
E-book như là một sản phẩm cho quá trình dạy học trực tuyến hiện tại, đáp ứng
được nhu cầu dạy học hiện đại, phát huy tối đa tính chủ động, tích cực của HS. Là
một cơng cụ cho GV sử dụng, đặc biệt là dạy học trực tuyến.
1.1.3. Ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng sách điện tử về nhân vật trong dạy học
Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV ở trưởng THCS.
Từ những ưu điểm được liệt kê, E-book có những tác động tích cực đến q
trình dạy học theo xu hướng đổi mới hiện nay.
E-book đáp ứng yêu cầu phù hợp với sự phát triển năng lực người học. Việc
sử dụng E-book cho phép người học tự tìm hiểu, phân tích nhân vật thơng qua việc
nghiên cứu tài liệu, có định hướng nghiên cứu và đánh giá sản phẩm của mình. Từ
cách dạy học truyền thống, GV sẽ phải giảng và truyền thụ kiến thức về nhân vật
cho HS ghi nhớ, thì giờ đây, HS có thể tiếp cận tài liệu, tự đánh giá nhân vật thơng
qua phân tích, suy nghĩ của bản thân. Việc tự phát triển khả năng của mình như thế,
sẽ giúp HS có cái nhìn chính xác hơn về lịch sử nói chung và về nhân vật lịch sử từ
thế kỉ X đến thế kỉ XV nói riêng.
Thứ hai, E-book có thể tạo ra những biến đổi căn bản trong hoạt động học
tập. Sự xuất hiện của E-book về nhân vật Lịch sử từ thế kỉ X đến thế kỉ XV sẽ làm

thay đổi, chuyển từ hoạt động ghi nhớ, thông báo kiến thức sang hoạt động độc lập
tìm kiếm, khám phá, hợp tác với nhau. Đánh giá sản phẩm, đáp ứng mục tiêu dạy
học thông qua tiêu chí cụ thể, được thiết kế phù hợp với HS và HS cũng có thể tham
gia vào quá trình đánh giá đó. Ngồi ra, khi tiếp cận với một tài liệu có hình ảnh,
nội dung, người học từ chỗ chỉ chiếm lĩnh được một loại kiến thức sang việc tích
hợp nhiều loại kiến thức, giúp cho khả năng hiểu và khắc sâu kiến thức được nâng
cao hơn. Môi trường học tập thông qua E-book sẽ mang một hệ thống học tập tốt,
có định hướng của người dạy. Người dạy, người học và những nội dung dạy học là
bình đẳng, cả ba đối tượng đều cùng nhau phát triển và tìm ra một giá trị cốt lõi từ

15


những nội dung đã được đưa vào. Từ đó, tạo thành một môi trường dân chủ, giúp
nâng cao hiệu quả chất lượng quá trình nhờ các hoạt động nhận thức tích cực mang
đính hướng của người học, dạy học dựa trên năng lực và đánh giá thực. Lúc này,
học tập sẽ khơng cịn ràng buộc về khơng gian hay thời gian nữa, thay vào học tại lớp,
người học có thể học bất cứ lúc nào, ở nơi đâu và không giới hạn về đối tượng học tập.
Cuối cùng, E-book cũng có thể tạo ra cơ hội, đổi mới phương pháp và hình
thức dạy học. Đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa nhất mà Ebook mang lại. Từ việc khai thác thơng tin trên E-book, có thể dạy học theo nhóm
nhỏ, tranh luận và trình bày, nêu vấn đề và giải quyết, dạy học theo kiểu dự án,… sẽ
giúp cả người dạy và người học phát triển được tư duy, đổi mới sáng tạo hình thức
học tập của mình. Người dạy có thể khơng cần xuất hiện thường xun trong q
trình đó, mà tiến hành giao nhiệm vụ cho HS tự học thông qua việc khai thác hết
những nội dung mà E-book mang lại.
1.1.4. Những yêu cầu trong việc xây dựng sách điện tử.
Theo tác giả Nguyễn Trọng Thọ, Ứng dụng tin học trong giảng dạy, Nxb
Giáo dục, 2002, thiết kế E-book dạng web cho giáo dục có những yêu cầu riêng rẽ,
đặc trưng về mặt hiệu quả nghe, nhìn, tương tác. Để xây dựng E-book, mà bản chất
chính là q tình thiết kế dạy học, đặc biệt để áp dụng nhu cầu tự học ta phải tuân

thủ các bước của việc thiết kế dạy học [19].
-

Analysis: Phân tình tình huống để đề ra chiến lược phù hợp.
+ Hiểu rõ mục tiêu.
+ Các tài nguyên có thể có.
+ Đối tượng sử dụng.

-

Design: Thiết kế nội dung cơ bản
+ Các chiến lược dạy học.
+ Siêu văn bản (hypertext) siêu môi trường (hypermedia).
+ Hướng đối tượng, kết nối và phương tiện điều hướng.

-

Development: Phát triển các quá trình
+ Thiết kế đồ họa.
+ Phát triển các phương tiện 3D và đa môi trường multimedia.

16


+ Hình thức và nội dung các trang.
+ Phương tiện thực tế ảo.
-

Implementation: Triển khai thực hiện cần tích hợp với chương trình cơng
nghệ thơng tin của trường học.

+ Chuẩn bị cho phù hợp với thực tế của các phòng máy tính.
+ Thủ tục tiến hành với GV.
+ Triển khai tồn bộ các đối tượng dạy, học, quản lí.
+ Quản lí tài nguyên (nhân lực và vật lực).

-

Evalution (lượng giá): Đánh giá hiệu quả sử dụng thường áp dụng theo mơ
hình bốn bậc do Donald Kirkpatrick phát triển (1994). Theo mơ hình này,
q trình lượng giá ln được tiến hành theo thứ tự vì thơng tin ở bậc trước
sẽ làm nền cho việc đánh giá ở các bậc tiếp theo:
+ Bậc 1: Phản ứng tích cực hay tiêu cực (Reactions)
+ Bậc 2: Hiệu quả học tập (Learnings)
+ Bậc 3: Hành vi (Behavious)
+ Bậc 4: Kết quả thực tế (Results) [19].

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Mục đích, nội dung của việc điều tra khảo sát
Để có những nhận xét khách quan, khoa học về việc sử dụng công nghệ
thông tin và sách điện tử trong dạy học về nhân vật Lịch sử làm cơ sở thực tiễn
nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát với mục đích tìm hiểu thực
trạng sử dụng công nghệ thông tin, sách điện tử trong dạy học lịch sử. Với việc xử
lý kết quả điều tra, kháo sát sẽ giúp chúng tôi đưa ra số liệu và những kết luận
chung, cũng như những yêu cầu đặt ra cần được giải quyết nhằm nâng cao chất
lượng dạy học ở môn Lịch sử.
*Đối tượng khảo sát: Chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát từ 12 GV ở
các trường THCS và 220 HS ở trường THCS Ngô Sĩ Liên, trường THCS Thọ An và
trường THCS Pascal.
*Phương pháp điều tra:
Chúng tôi sử dụng bảng hỏi điều tra về thực trạng sử dụng công nghệ thông

tin trong dạy học Lịch sử, điều kiện để tổ chức các lớp học có sử dụng cơng nghệ

17


thông tin, nhu cầu và mong muốn của GV và HS về việc sử dụng sách điện tử về
nhân vật trong dạy học Lịch sử. Sau khi phát phiếu điều tra, chúng tôi tiến hành xử
lý kết quả, loại bỏ những phiếu điều tra không hợp lệ. Kết quả chúng tôi thu được là
từ 10 GV bậc THCS và 211 HS ở trường THCS Ngô Sĩ Liên, trường THCS Thọ An
và trường THCS Pascal.
* Nội dung điều tra:
Tìm hiểu về thực trạng sử dụng công nghệ thông tin và sách điện tử trong
dạy học Lịch sử như: Quan niệm về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong q trình
thay đổi phương pháp dạy học Lịch sử, ý nghĩa của việc sử dụng công nghệ thông
tin trong dạy học Lịch sử, mục đích và tần suất sử dụng cơng nghệ thơng tin trong
dạy học Lịch sử, nhu cầu và mong muốn về sử dụng sách điện tử trong dạy học
Lịch sử và nhân vật Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
1.2.2. Kết quả khảo sát:
Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát dành cho giáo viên và học sinh, chúng tôi
thu được kết quả như sau:
1.2.2.1. Quan niệm của GV và HS về việc sử dụng CNTT trong dạy học và dạy học
Lịch sử.
-

Đối với GV

Kết quả cho thấy rằng, tất cả các GV được khảo sát (100%) thống nhất việc ứng
dụng CNTT trong dạy học là một trong những biện pháp đổi mới phương pháp dạy
học hiện nay. Có thể thấy, so với cách dạy truyền thống, việc sử dụng CNTT với
các phần mềm hỗ trợ có thể giúp GV và HS tổ thức thêm nhiều các hoạt động dạy

học ở trên lớp. Từ đó, GV có thể sáng tạo hơn trong các hoạt động dạy học nhằm
phát huy năng lực học tập cho HS. Khi được hỏi về mức độ cần thiết trong việc ứng
dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, 84.6% cho rằng
rất cần thiết và số còn lại 15.4% cho rằng cần thiết. Trước sự phát triển của công
nghệ, khi CNTT đã xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống thì giáo dục
cũng cần có sự tiếp nhận và phát huy tính tích cực của CNTT trong dạy học, phù
hợp với nhu cầu phát triển của thực tiễn.

18


×