Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận cấu trúc nhân cách, vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện nhân cách người quân nhân hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.44 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
Nhân cách là tổng hòa các phẩm chất xã hội, được cá nhân lĩnh hội trong
hoạt động và giao tiếp, phản ánh giá trị xã hội của cá nhân trong cộng đồng.
Nhân cách là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ giữa
con người với con người.Trong cuộc sống, nhân cách tạo nên tư cách chủ thể
của cá nhân trong hoạt động và quan hệ xã hội, nhân cách là đặc trưng của từng
cá nhân, là bản chất thực của con người. Nhân cách càng phát triển thì con
người càng có khả năng hoạt động một cách độc lập, chủ động và mở rộng các
quan hệ xã hội.
Trong nghiên cứu nhân cách, vấn đề cấu trúc nhân cách ln là vấn đề trung
tâm, bởi nó chỉ ra những yếu tố mang tính chất đối ổn định trong tâm lý con người,
và chỉ ra cách mà các yếu tố này liên kết với nhau, tác động qua lại với nhau và chi
phối hành vi của con người.Trong tâm lí học có rất nhiều quan niệm khác nhau về
cấu trúc tâm lí của nhân cách, mà nguyên nhân chủ yếu của sự khác nhau ấy là các
cơ sở lí thuyết để xây dựng cấu trúc, mỗi mơ hình đó đều gắn với mục đích và
nhiệm vụ cụ thể mà nhà nghiên cứu giải quyết. Nghiên cứu, làm rõ cấu trúc của
nhân cách là cơ sở để các nhà nghiên cứu đưa ra các định hướng, chiến lược và
biện pháp can thiệp, tạo ra những thay đổi trong tâm lý và hành vi cá nhân.
Đối với hoạt động quân sự, nghiên cứu làm rõ cấu trúc nhân cách con người
mà cụ thể là các thuộc tính tâm lý cũng như vai trị mối quan hệ giữa các thuộc tính
trong cấu trúc nhân cách, là cơ sở để xây dựng và hồn thiện mơ hình nhân cách
của người qn nhân cách mạng đáp ứng với yêu câu của sự nghiệp xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Với những ý nghĩa đó, tơi chọn chủ đề:“Một số quan điểm tâm lý học về cấu
trúc nhân cách, vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện nhân cách người quân nhân
hiện nay” làm nội dung viết thu hoạch.

I. Một số quan điểm tâm lý học về cấu trúc nhân cách
1



Xuất phát từ quan điểm, cách thức tiếp cận khác nhau mà các nhà tâm lý học
đề xuất các mô hình cấu trúc nhân cách khác nhau. Trong đó, các nhà tâm lý học
phương Tây có xu hướng cụ thể hóa trong xác định các mơ hình nhân cách, thường
gắn liền các yếu tố, các phẩm chất cụ thể. Ngược lại, các mơ hình cấu trúc nhân
cách trong tâm lý học Xơ Viết thường mang tính tổng thể, hệ thống và mối quan hệ
giữa các yếu tố trong hệ thống, cụ thể là:
1. Quan điểm của tâm lý học ngoài Mác xít về cấu trúc nhân cách
* Quan điểm của Hippocrate: Con người có 4 thể dịch cơ bản (máu, đờm dãi,
mật đen và mật vàng) tương ứng với 4 loại tính khí (khí chất). Nhân cách của một
người tùy thuộc vào tính khí (khí chất) nào chiếm ưu thế, có nghĩa là tùy thuộc vào
lượng thể dịch nào trong cơ thể chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
Thể dịch

Máu

Đờm dãi

Mật vàng

Khí chất

Hăng hái

Điềm đạm

Nóng nảy
Cáu kỉnh và

Biểu hiện Vui vẻ, chủ động


Vô cảm, uể oải

hưng phấn

Mật đen
Ưu tư
Buồn rầu, ủ rũ

* Thuyết nhân cách của H.J.Eysenck
Theo H.J.Eysenck, nhân cách có 3 bình diện: hướng ngoại, nhiễu tâm (ổn
định hay khơng ổn định và loạn tâm (tư duy thực tiễn hay không thực tiễn). Sự
khác biệt nhân cách dựa trên 3 bình diện này là do sự khác biệt về gien sinh học
của mỗi người.
* Quan điểm của Sigmund Freud
Cấu trúc: Theo ông tâm lý con người được tạo bởi ba khối: Vô thức, ý thức và
siêu thức (Khối vô thức là khối bản năng, trong có bản năng tình dục giữ vị trí
trung tâm). Ứng với 3 khối đó là cái ấy, tôi, siêu tôi. Sự tác động lẫn nhau giữa 3
khối này tạo nên nhân cách, nói cách khác nhân cách gồm 3.
Cái "ấy" là con người bản năng, hoạt động theo nguyên tắc thỏa mãn.
Cái "tôi" là con người của hiện thực, được hình thành do áp lực thực tại bên
ngồi, đến tồn bộ khối bản năng. Nó bảo đảm các chức năng tâm lý như chú ý, trí
nhớ ... Hoạt động của cái tôi theo nguyên tắc thực tại.

2


Cái "siêu tôi": là con người xã hội, là những chế ước xã hội: đạo đức, nghệ
thuật, giáo dục, tôn giáo… Siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt.
Cả 3 khối này theo nguyên tắc chung là ở trạng thái thăng bằng tương đối.
Con người lúc ấy ở trạng thái bình thường. Nhưng cả 3 khối này ln ln xung

đột với nhau, sự xung đột này là cơ chế của hoạt động tâm thần. Từ đó Freud nêu
ra cơ chế hoạt động tâm lý của con người. Đó là cơ chế kiểm duyệt, chèn ép, cơ
chế biến dạng, cơ chế siêu thăng, cơ chế suy thoái.
Động lực: động lực của sự phát triển nhân cách là mâu thuẫn xung đột nội
tâm, tuy chưa đưa ra khái niệm động cơ.
Các giai đoạn: Ông cũng là người đưa ra 5 giai đoạn phát triển nhân cách theo
lứa tuổi.
Miệng: Sơ sinh đên 1 tuổi
Hậu môn: 1 - 3 tuổi
Dương vật: 3 - 5 tuổi
Tiềm ẩn: 5 - 1 tuổi.
12 (dậy thì) - trưởng thành: tình dục.
Đóng góp to lớn của S. Freud là đưa ra giả thuyết về vô thức, tiềm thức là
những mặt quan trọng trong đời sống tâm lý của con người. Ngày nay người ta đã
thừa nhận vô thức là có thật trong đời sống tâm lý con người; đưa ra một số cơ chế
như tự vệ, dồn nén, mặc cảm, đồng nhất hóa, giai đoạn phát triển và liên tưởng tự
do. Tuy nhiên tuyệt đối hóa vơ thức, sinh lý và khơng quan tâm gì đến yếu tố xã
hội, không thấy được bản chất xã hội lịch sử của tâm lý người. Con người ở đây là
con người sinh vật.
* Quan điểm Phân tâm học mới
Do hạn chế mà những người cộng tác và học trị của ơng đã rời bỏ F và hình
thành nên những học thuyết phân tâm học mới theo các hướng khác nhau, tiêu biểu
là: K.Jung; A.Adler; Erich Fromm… Theo những hướng này, có cả yếu tố ý thức,
xã hội… song về cơ bản vẫn là phân tâm.
* Quan điểm của Karl Jung về nhân cách.

3


Về vô thức: ông phê phán lập trường của Freud về vơ thức. Ơng cho rằng

hành vi con người được điều chỉnh bằng vơ thức cả ý thức. Đó là quá trình điều
chỉnh tổng hợp, là một hệ thống tự điều chỉnh.Ý thức được hiểu là mối quan hệ của
nội dung cái tôi. Ý thức không đồng nhất với tâm lý mà cịn có vơ thức nữa. Vơ
thức là hiện tượng được thể hiện ở sự quên, những kinh nghiệm đã được xác định
trước đây bị ức chế, che lấp chưa trở về được với ý thức.
Jung không thừa nhận bản năng tình dục của Freud là quyết định tâm lý con
người. Nhưng ông lại thừa nhận trong con người có vơ thức như Freud đã quan
niệm. Vì vậy, về bản chất học thuyết của Jung vẫn là học thuyết phân tâm được cải
biên thành học thuyết phân tâm học mới.
Cấu trúc nhân cách theo Jung:
-Thế giới bên ngoài
-Nhân cách (Person)
- Ý thức
- Tôi
- Cá nhân Cái bản thân Vô thức
- Phần cá nhân
- Nó
- Trong tập thể
- Vơ thức
- Nhân cách nguyên thuỷ Vô thức
- Vô thức tập thể
Qua cấu trúc này, cái tôi là trung tâm của ý thức. Nhân cách là người mẹ của ý
thức và vô thức là mẹ của tâm lý tập thể và tâm lý cá nhân.
Về nhân cách Jung cho rằng con người có 3 lớp vơ thức. Những vơ thức này
chi phối số phận con người trong việc chọn lựa tình yêu, bạn bè, nghề nghiệp,
trong ốm đau, chết chóc.
Lớp thứ nhất là vô thức cá nhân thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.
Lớp thứ hai là vơ thức gia đình thể hiện trong động lực gây ra đồng tính luyến
ái vơ thức và sự trỗi dậy của bản năng.
4



Lớp thứ ba là vô thức tập thể xuất phát từ hình tượng cổ sơ có nguồn gốc văn
hóa chủng tộc.
Quan điểm của Jung về nhân cách còn gọi là lý luận nhân cách tầng sâu. Lý
luận nhân cách tầng sâu xuất phát từ quan niệm vô thức. Vô thức được xác định
bằng những sự kiện của hành vi. Những nét nhân cách và sự hư hỏng nhân cách là
do xung đột có tính chất bản năng của hành vi. Đó là những bản năng trực tiếp và
bản năng tức thời. Lý luận nhân cách tầng sâu là một khám phá mới về vô thức.
Song điều này chưa đủ để nói lên bộ mặt nhân cách con người. Nhân cách con người
còn thể hiện ở những phẩm chất khác như năng lực, khí chất cũng như bộ mặt đạo
đức trong nhân cách con người. Những cái này Jung chưa đi sâu nghiên cứu.
* Quan điểm của Alfred Adler (1870 - 1937:
Ông cho rằng tất cả hành vi của con người đều chịu ảnh hưởng của xã hội.
Nhân cách thống nhất với hồn cảnh và mơi trường xã hội. Trong tư tưởng cơ bản
của ông vẫn là vô thức bản năng hay là năng lượng tâm hồn là những cơ chế của
tính tích cực, của xung đột và là cơ chế bảo vệ. Về quan niệm nhân cách, ông cho
rằng "Đời sống tâm hồn của con người là mục đích đã vạch sẵn".
Tính mục đích có các hình thức sau đây: Tính sinh vật có chức năng bẩm
sinh. Tính xã hội là hiện tượng đời sống có ảnh hưởng đến cộng đồng, mang tình
cảm xã hội. Tính hợp lý đối với ý thức đối với hành động có kế hoạch của con
người. Những mục đích này định hướng hành vi hoạt động của con người. Trong
đó chức năng tâm hồn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách. Nó
là cơ quan bảo đảm sự thích ứng của con người trong xã hội.
Ông đề ra nhân cách kém cỏi và sự cố gắng bù trừ. Theo ông con người bao
giờ cũng cảm thấy mình kém cỏi có những thiếu sót và phải cố gắng bù đắp những
thiếu sót đó. Trong cuộc sống con người ln ln muốn mình hơn người khác: cố
gắng vươn lên. Sự cố gắng vươn lên đó có người vượt quá mức tạo thành siêu việt
hơn người. Con người cịn có sự bù trừ siêu đẳng. Khi có nhược điểm trong lĩnh
vực này lại thành siêu đẳng trong lĩnh vực khác..Ví dụ một cơ gái kém cỏi về nhan

sắc thì lại bù trừ trong lĩnh vực học hành. Cơ chế bù trừ của Adler khác với cơ chế
bù trừ ở Freud là ở chỗ sự bù trù trong quan niệm của Freud xuất phát từ động cơ
5


tình dục, cịn bù trừ của Adler xuất phát từ động cơ xã hội. Sự bù trừ là có thật trong
đời sống con người. Nhưng sự bù trừ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố
xã hội có tính chất quyết định. Ở đây Adler q thổi phồng tính chất bù trừ trong đời
sống con người, mà khơng thấy vai trị hoạt động con người trong xã hội.
* Quan điểm của Erich Fromm.
Một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng hiện nay theo xu hướng Freud mới
là Erich Fromm (1901). E.Fromm sinh ở Phrăngphuốc (đầu thế kỷ 20) sau sang
Mỹ, trở thành nhà phân tâm học Mỹ. Ơng có ý đồ pha trộn phân tâm học của Freud
và học thuyết xã hội học của Mác vào nhau là xây dựng nên lý thuyết "chủ nghĩa
nhân đạo mới". Ông cho rằng Mác và Freud đều vẽ nên một mẫu người trong xã
hội tư bản. Trong xã hội này con người làm ra máy móc, và đồng thời con người
cũng hoạt động như một cái máy. Chính vì vậy trong xã hội đó con người khơng có
nguồn vui thật sự, con người khơng có tình cảm, khơng có lý trí và khơng có tình
u. Ơng tìm thấy con người tự do trong nhân cách của Freud và con người tự do
trong xã hội của Mác. Về tâm lý học, Froom cho rằng cơ chế tự nhiên và xã hội
trong con người là vơ thức, đó là cái phi lý, hạt nhân của nhân cách. Nó biểu hiện
sự mong muốn vươn tới cái hài hịa tồn diện của con người. Ông cho rằng nhu
cầu tạo ra cái tự nhiên trong con người. Những nhu cầu đó là:
- Nhu cầu quan hệ giữa người và người;
- Nhu cầu tồn tại "cái tâm" con người;
- Nhu cầu về sự bền vững và hài hòa;
- Nhu cầu đồng nhất bản thân và xã hội với dân tộc, với giai cấp, với tôn giáo;
- Nhu cầu nhận thức, nghiên cứu.
Những nhu cầu này là thành phần tạo nên nhân cách. Bên cạnh thừa nhận cái
tự nhiên trong con người, ơng cịn nói đến yếu tố xã hội. Song trong xã hội có các

nhóm, các thành phần song song với nhau. Ví dụ, gia đình song song với xã hội,
nhân cách song song với tiến bộ xã hội. Chính vì vậy ơng cho rằng tiến bộ xã hội là
do tâm lý con người.
Ơng khơng chỉ nghiên cứu về con người mà còn nghiên cứu môi trường xã

6


hội. Nhưng lý luận xã hội của ông đã trở thành lý luận khơng tưởng. Ơng vẽ ra mơ
hình con người mới giữa các đặc điểm sau: Con người mới phải từ bỏ vật chất để
sống thanh thản. Con người phải làm cho cuộc đời có ý nghĩa. Phải có lòng yêu
thương và trân trọng cuộc sống. Phải trau dồi tình u thương vốn có. Phải khắc
phục được tính tự u mình và chấp nhận tính chất hạn chế trong cuộc sống con
người. Tất cả những đặc điểm này thật đáng quý nhưng đó chỉ là con người trừu
tượng chung chung không thể thực hiện trong xã hội tư bản.
Cái sai của Fromm là dung hòa giữa chủ nghĩa Freud và chủ nghĩa Mác. Sự
thật khơng thể có cơ sở tự nhiên nào do Freud tạo ra làm cơ sở cho chủ nghĩa Mác.
Đồng thời sự tiến bộ xã hội do động lực kinh tế quyết định chứ không do yếu tố
tâm lý nào như Fromm đã giải thích.
* Quan điểm của Tâm lý học nhân văn
Tâm lý học nhân bản ra đời ở Mỹ như là một khuynh hướng đối lập với tâm
lý học hành vi và phân tâm học. Nếu tâm lý học hành vi và phân tâm tuyệt đối hóa
yếu tố mơi trường, sinh vật, quan niệm con người như những chiếc máy, không
phân biệt con người hay con vật thì Tâm lý học nhân văn tiếp cận nghiên cứu nhân
cách một cách nhân văn hơn. Trường phái này là sự tổng hợp nhiều khuynh hướng
mới và nhiều trường phái tư tưởng khác nhau. Nhưng những nhà tâm lý nhân văn
đều có chung những tư tưởng là tôn trọng con người, tôn trọng giá trị sáng tạo, và
trách nhiệm con người, tôn trọng các phẩm giá cá nhân con người.
Tiêu biểu là Maslow - chủ tịch hội tâm lý nhân văn đầu tiên ở Mỹ.
Về nhân cách ông đưa ra hệ thống nhu cầu, quá trình nhận thức, triệu chứng

nhân cách và năng lực. Tất cả những yếu tố này tạo nên động lực thúc đẩy hành vi
con người. Động cơ thúc đẩy mạnh mẽ nhất là nhu cầu. Theo ơng có thể chia ra
năm loại nhu cầu:
Nhu cầu sinh lý: như nhu cầu thỏa mãn đói, khát, sinh dục, những nhu cầu
này có tính chất bản năng, có cả ở động vật.
Nhu cầu an tồn: nhu cầu về sự yên ổn, trật tự và an ninh.
Nhu cầu yêu thương, nhu cầu lệ thuộc.
Nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu thành đạt, kết quả, nhu cầu về niềm tin.
7


Nhu cầu tự khẳng định, tự thực hiện như nhu cầu sáng tạo, nhu cầu hiểu biết,
nhu cầu tri thức, nhu cầu nghệ thuật.
Các loại nhu cầu này được chia làm nhu cầu cấp thấp và nhu cầu cấp cao.
Những nhu cầu này xuất hiện theo thứ tự trong quá trình phát triển chủng lồi,
cũng như phát triển của cá nhân. Đồng thời đây cũng là thứ tự thỏa mãn các nhu
cầu đó. Nếu nhu cầu cấp thấp khơng thỏa mãn thì nhu cầu cấp cao cũng khơng thể
thực hiện được. Nhu cầu tự thực hiện là nhu cầu cao nhất nhằm phát triển tiềm
năng của cá nhân.
Nhu cầu này khác nhau ở mỗi người bởi vì mỗi người đều có tiềm năng riêng
khác nhau. Có người có nhu cầu tự thực hiện trên lĩnh vực văn chương, người khác
thì có nhu cầu lãnh đạo, v.v... Những nhu cầu này khơng bị sự kiểm sốt của xã
hội. Nhưng khơng phải ai cũng thực hiện được nhu cầu này, bởi vì còn những nhu
cầu khác chưa thực hiện được.
Maslow cho rằng tính xã hội nằm trong bản năng của con người. Các nhu cầu
đều dựa trên cơ sở di truyền nhất định. Chính vì vậy, học thuyết nhu cầu của
Maslow có điểm giống học thuyết S. Freud.
2. Quan điểm của tâm lý học Mác xít về cấu trúc nhân cách
* Quan điểm của A.N.Leonchiev
Nhà tâm lý học Nga kiệt xuất đã từng giữ chức Phó chủ tịch hội Tâm lý thế

giới. Ông đã đưa ra lý thuyết hoạt động để giải quyết vấn đề tâm lý học, được giới
tâm lý học đánh giá cao. Về mặt nhân cách ơng cũng có những quan điểm mới mẻ.
A.N. Leonchiev coi nhân cách như một cấu tạo tâm lý mới, được hình thành trong
các quan hệ sống của cá nhân do kết quả hoạt động cải tạo của người đó. Nó là một
cấu tạo đặc biệt có tính trọn vẹn. Nhân cách là sản phẩm tương đối muộn của sự
phát triển xã hội lịch sử và của sự tiến hóa cá thể của con người. Nó là kết quả của
q trình chín muồi của những nét bẩm sinh dưới tác động của môi trường xã hội.
Khái niệm nhân cách thể hiện tính chỉnh thể của chủ thể cuộc sống.
Hoạt động là cơ sở của nhân cách. Ông cho rằng muốn hiểu nhân cách phải
dựa vào hoạt động của chủ thể để phân tích.Việc nghiên cứu nhân cách phải xuất
phát từ sự phát triển của hoạt động, những loại hình cụ thể của hoạt động và mối
8


liên hệ của nhân cách đó với những người khác. Nền tảng của nhân cách là sự
phong phú của mối quan hệ giữa cá nhân vơi thế giới.Trong mối quan hệ này con
người phải hoạt động bao gồm hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn.
Nhu cầu và động cơ: Hoạt động - Nhu cầu - Hoạt động. A. N. Leonchiev chia
ra 2 loại động cơ: Động cơ tạo ý và động cơ kích thích - Động cơ tạo ý gắn liền với
nhân cách. Cấu trúc của nhân cách là một chỉnh thể tương đối ổn định bao hàm
trong mình một hệ thống thứ bậc các động cơ chủ yếu. Các tiểu cấu trúc của nhân
cách bao gồm: tính khí (khí chất), nhu cầu, ý hướng, rung cảm và hứng thú, tâm
thể, kỹ xảo, thói quen, phẩm chất đạo đức. Hình thành nhân cách là một quá trình
giáo dục có định hướng và tương ứng với q trình giáo dục đó là hành động chủ
thể. Sự hình thành nhân cách là một quá trình liên tục gồm các giai đoạn tuần tự
thay thế nhau, làm thay đổi tiến trình sự phát triển tâm lý sau này. Trước hết, đó là
sự cải tổ phạm vi quan hệ với những người khác, với xã hội và kèm theo đó là sự
cải tổ thứ bậc động cơ. Sự hình thành nhân cách là một q trình riêng khơng trùng
khớp với q trình biến đổi các thuộc tính tự nhiên của cơ thể. Con người trở thành
nhân cách khi là chủ thể của các mối quan hệ nhân cách

* Quan điểm của X.L. Rubinstein
Nhân cách là cá nhân cụ thể lịch sử sinh sống gắn với quan hệ thực tế trong
thế giới hiện thực. Nhân cách ở đây được hiểu là các đặc điểm cá thể riêng từng
người. Rubinstêin coi nhân cách là bộ máy điều chỉnh toàn bộ hệ thống thân thể
con người nói chung, gắn liền với khái niệm đường đời. Nhân cách cũng được hiểu
là khả năng con người điều khiển các q trình hay thuộc tính tâm lý của bản thân,
hướng chúng vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra cho bản thân. Từ đó muốn hiểu
nhân cách là gì phải xem con người mang nhân cách ấy có xu hướng gì, có khả
năng đáp ứng mong muốn đó không. X.L.Rubinstein khẳng định: con người chỉ là
nhân cách khi có ý thức xác định các quan hệ đối với mơi trường của mình, khi có
một diện mạo riêng.
Cấu trúc: Gồm ý thức của chủ thể và các thái độ: thái độ đối với thế giới xung
quanh, thái độ đối với người khác và thái độ đối với bản thân. Cụ thể là những thành
phần: hứng thú, sự đam mê, tâm thế tạo nên các xu hướng, lý tưởng của nhân cách.
9


Vì vậy, ơng cho rằng, nghiên cứu nhân cách là nghiên cứu tự ý thức của nhân cách,
nghiên cứu “cái tôi” như là chủ thể nắm lấy tất cả cái gì con người làm ra, có trách
nhiệm của bản thân đối với tất cả các sản phẩm vật chất mà mình tạo ra. Ru đi từ các
phạm trù tinh thần, ý thức, chủ thể… đến phạm trù nhân cách, coi nhân cách là các
trải nghiệm và đi vào vấn đề hình thành, phát triển nhân cách trong hoạt động.
Rubinstein đã nhấn mạnh tính chất sđặc thù của riêng từng nhân cách, nói lên xu
hướng riêng của người ấy, bao gồm ý hướng, ý muốn của từng người, năng lực của
từng người, bản tính của nó.
Quan điểm của B.G. Ananhiep
B. G. Ananiev là nhà tâm lý học xuất sắc của Liên Xơ đã có nhiều đóng góp
cho sự phát triển tâm lý học. B.G.Ananhiep đã xuất phát từ những khái niệm cá
thể, chủ thể, khách thể, hoạt động, cá nhân để giải quyết vấn đề nhân cách. Ông
cho rằng nhân cách là cá thể có tính chất xã hội, là khách thể và chủ thể của từng

bước tiến lịch sử. Nhân cách khơng tồn tại ngồi xã hội, khơng tồn tại ngồi lịch
sử. Vì thế việc nghiên cứu nhân cách phải nghiên cứu lịch sử cá nhân. Con đường
cơ bản của việc nghiên cứu nhân cách là nghiên cứu tính chất lịch sử, tính chất xã
hội, tính chất tâm lý - xã hội của nhân cách. Sự phong phú của mối quan hệ xã hội
của cá nhân đã tạo nên những đặc điểm của nhân cách.
Cấu trúc nhân cách được dần dần hình thành trong quá trình cá nhân hoạt
động trong mối quan hệ xã hội. Ông đưa ra cấu trúc nhân cách theo hai nguyên tắc:
Nguyên tắc thứ bậc và nguyên tắc phối hợp. Nguyên tắc thứ bậc là sự sắp xếp đặc
điểm xã hội chung nhất quy định những đặc điểm tâm sinh lý. Nguyên tắc phối
hợp là sự tác động qua lại giữa các thành phần độc lập tương đối và thành phần
phụ thuộc. Theo B.G.Ananhiep, để nghiên cứu con người với tư cách là nhân cách
phải nghiên cứu xu hướng, tính cách, hành vi xã hội, động cơ hành vi, cấu trúc
nhân cách, vị thế nhân cách, con đường sống của nhân cách trong xã hội. Điều này
đòi hỏi các nhà khoa học, tâm lý học, xã hội học, giáo dục học, đạo đức học phải
quan tâm nghiên cứu.
Ananhiep coi con người là tiểu vũ trụ. Điều này rất tương đồng với quan niệm
phương Đông về con người. Con người là tinh hoa của vũ trụ, trong con người có
10


đại diện của quy luật vũ trụ. Luận điểm nghiên cứu nhân cách là tổng hợp các khoa
học nghiên cứu về con người là một đóng góp quan trọng trong việc chỉ hướng
nghiên cứu nhân cách. Nghiên cứu nhân cách không tách rời việc nghiên cứu con
người và các khoa học khác nghiên cứu về con người.
* Quan điểm của K.K. Platonov
K.K. Platonov là nhà tâm lý học nổi tiếng ở Liên Xơ (cũ). Về tâm lý học ơng
có những đóng góp xuất sắc. Về khái niệm nhân cách: Trên cơ sở nhận xét và phê
phán các định nghĩa về nhân cách ông đưa ra định nghĩa nhân cách như sau: "Nhân
cách đó là một con người cụ thể như là một chủ thể cải tạo thế giới trên cơ sở nhận
thức, thể nghiệm thế giới, trên cơ sở quan hệ với thế giới đó". Ta có thể diễn đạt tư

tưởng đó ngắn gọn hơn, "Nhân cách đó là con người mang ý thức". Ý thức không
phải là một thực thể thụ động mà là một hình thức phản ánh bậc cao chỉ có ở
người. Đứa trẻ mới ra đời chưa có ý thức và chưa có nhân cách. Nhân cách sẽ hình
thành trong giao tiếp với người khác. Ơng cho rằng khơng thể xác định được lúc
nào thì con người hình thành nhân cách.
Phân loại: Có nhân cách tiến bộ và nhân cách phản động, nhân cách lành
mạnh và nhân cách ốm yếu.
Cấu trúc: Ông đưa ra cấu trúc tâm lý chức năng cơ động của nhân cách gồm
bốn tiểu cấu trúc:
Tiểu cấu trúc thứ nhất là xu hướng (lý tưởng, thế giới quan, niềm tin…).
Tiểu cấu trúc 2 là kinh nghiệm (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen) do GD
Tiểu cấu trúc thứ 3 cấu trúc nhỏ thứ ba là các quá trình tâm lý, do luyện tập.
Tiểu cấu trúc thứ 4 là các thuộc tính sinh học quy đinh nhân cách (khí chất
giới tính, lứa tuổi, bệnh lý…).
Ngồi 4 cấu trúc nhỏ trên cịn có 2 cấu trúc nằm trên 4 cấu trúc đó là tính cách
và năng lực. Cấu trúc này có tính cơ động vì nó khơng cố định ở một nhân cách cụ
thể, nó thay đổi từ lúc đứa trẻ có nhân cách đến chế. Tính cách cũng như năng lực
là tổng hồ các thuộc tính cá nhân trong 4 tiểu cấu trúc. Tính cách và năng lực cá
nhân tương hỗ với nhau. Trong một mức độ nào đó, năng lực biểu hiện ra và trở
thành tính cách.
11


* Quan điểm của A.G.Covaliov
Nhân cách bao gồm 4 thuộc tính: Xu hướng, năng lực, tính cách và khí chất.
Xu hướng thể hiện chiều hướng phát triển của nhân cách; tính cách biểu hiện đạo
đức, cốt cách làm người; năng lực thể hiện khả năng của con người và khí chất thể
hiện hành vi của con người. Quan điểm của A.G.Covaliov về cấu trúc nhân cách
được nhiều nhà tâm lý học Việt Nam thừa nhận.
Xu hướng: Hoạt động của con người được thúc đẩy bởi các động cơ. Xu

hướng của nhân cách là hệ thống động cơ quy định tính tích cực và sự lựa chọn
thái độ của con người trong quá trình hoạt động. Xu hướng của nhân cách thường
được biểu hiện qua: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin…
Tính cách: Tính cách là hệ thống thái độ của cá nhân đối với hiện thực xung
quanh và đối với bản thân mình được thể hiện trong hành vi, cử chỉ. Tính cách bao
gồm nhiều nét tính cách.
Khí chất: Khí chất (tính khí) là thuộc tính tâm lý của cá nhân quy định cường
độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động và thể hiện qua sắc thái hành vi của cá nhân.
Khí chất chỉ là biểu hiện độc đáo bề ngoài của các hoạt động tâm lý của cá nhân
chứ không quyết định đến nội dung của các hoạt động tâm lý.
Năng lực: Năng lực là hệ thống các đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân phù hợp
với yêu cầu của một hoạt động cụ thể, đảm bảo cho hoạt động đó mang lại hiệu quả.
Năng lực bao gồm năng lực chung và năng lực riêng. Năng lực chung có ở tất
cả mọi người như: năng lực quan sát, cảm giác, tri giác, tư duy…Năng lực riêng là
năng lực chỉ có ở một số người.
3. Quan điểm của tâm lí học Việt Nam về cấu trúc nhân cách
Kế thừa những thành tựu của tâm lý học thế giới, đặc biệt là của nền tâm lý
học Xô Viết, các nhà tâm lý học Việt Nam cũng đề cập nhiều đến cấu trúc nhân
cách. Có thể nêu ra một số quan niệm về cấu trúc của nhân cách có liên quan đến
q trình giáo dục, đào tạo và nhìn chung được nhiều người chấp nhận, như sau:
Quan niệm coi nhân cách bao gồm 3 lĩnh vực cơ bản là: nhận thức (bao gồm
cả tri thức và năng lực trí tuệ), rung cảm (tình cảm và thái độ) và ý chí (phẩm
chất ý chí, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen).
12


Quan niệm coi nhân cách bao gồm 4 tiểu cấu trúc: xu hướng (thế giới
quan, lí tưởng, hứng thú, tâm thế…), kinh nghiệm (tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thói
quen), đặc điểm của cảm xúc tình cảm), các thuộc tính sinh học quan trọng (khí
chất, giới tính, lứa tuổi, các đặc điểm bệnh lí, v.v…)

Quan niệm nhân cách có nhiều tầng: tầng “nổi”, sáng tỏ (bao gồm ý thức, tự ý
thức và ý thức nhóm) và tầng “sâu”, tối tăm (bao gồm tiềm thức và vô thức).
Quan niệm về các mặt đào tạo của nhân cách: đức, trí, thể, mĩ… và quan
niệm về 4 thuộc tính phức hợp của nhân cách là xu hướng, tính cách, năng lực
và khí chất. Ở đây, xu hướng nói lên chiều hướng chung của các động cơ, mục
đích cơ bản của con người trong các hoạt động sống. Tính cách thể hiện nét đặc
trưng về thái độ và hành vi cá nhân trong xử lý các mối quan hệ chủ yếu của họ.
Khí chất xác định tính năng động của các diễn biến tâm lí và hành vi cá nhân.
Năng lực ảnh hưởng tới tốc độ tiến bộ và tính hiệu quả của hoạt động. Như vậy,
mỗi thuộc tính này có một vai trị xác định trong hoạt động và giao tiếp của cá
nhân, nhưng chúng ln có quan hệ chặt chẽ với nhau và tồn tại trong thể thống
nhất, toàn vẹn của nhân cách.
Cấu trúc nhân cách theo hệ thống các thuộc tính tuân theo nguyên tắc quan hệ
đồng đẳng. Mỗi thuộc tính trong cấu trúc này vừa chịu sự chi phối của các thuộc
tính khác, vừa tồn tại một cách độc lập với mức tự trị tương đối. Tuy nhiên, trong
từng hành vi, hoạt động cụ thể vai trò của các thuộc tính sẽ khác nhau, trong đó có
thuộc tính giữ vai trò chủ đạo, chi phối các yếu tố khác trong cấu trúc. Xét theo mức
độ ảnh hưởng của từng thuộc tính đến sự phát triển chung của nhân cách, xu hướng
được coi là hạt nhân của nhân cách, có vai trò chi phối sâu sắc đến chiều hướng phát
triển và nội dung của các thuộc tính tính cách, năng lực, đồng thời ảnh hưởng tới
mức độ biểu hiện của các ưu điểm, nhược điểm của khí chất ở mỗi người.
Một cách tiếp cận khác, mơ hình cấu trúc nhân cách được sắp xếp thành hai
mặt thống nhất với nhau là đức và tài, hay phẩm chất và năng lực, dưới sự chỉ đạo
của ý thức bản ngã (“cái Tôi”). Mặc dù chưa có cơng trình nghiên cứu thực nghiệm
một cách hệ thống đủ sức thuyết phục nhưng trong thực tiễn, quan niệm về cấu
trúc nhân cách “Đức - Tài” hình như được các nhà tâm lí học, giáo dục học dễ chấp
13


nhận vì cho rằng cấu trúc này sát hợp với thực tiễn giáo dục của chúng ta hiện nay.

Thực tế là, quan niệm “Đức - Tài” đang chi phối, chỉ đạo các hoạt động giáo dục ở
Việt Nam.
Như vậy, cấu trúc tâm lí của nhân cách khá phức tạp, nhiều mặt và cơ động.
Tất cả mọi thành phần của nhân cách đều liên hệ qua lại và chế ước lẫn nhau.
Với sự phát triển của nhân cách thì trong cấu trúc của nó cũng có những biến
đổi. Đồng thời, cấu trúc của mỗi nhân cách lại tương đối ổn định, nó chứa đựng
những hệ thống thuộc tính điển hình cho mỗi cá nhân, đặc trưng cho cá nhân đó
như là một con người mà ta có thể chờ đợi ở họ những hành vi và cử chỉ hoàn
toàn xác định trong những tình huống này hay tình huống kia. Tóm lại, mỗi con
người đều là sự thống nhất của cái ổn định và cái biến đổi, thể hiện được tính
mềm dẻo, linh hoạt và có thể thực hiện được một lối sống phù hợp với các điều
kiện khác nhau.
II. Vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện nhân cách người quân nhân
hiện nay
1. Các phẩm chất nhân cách cơ bản của người quân nhân
Nhân cách người quân nhân mang những đặc trưng về mơ hình nhân cách
con người Việt Nam trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đó là:
Có lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đạo đức trong sáng, giữ gìn
phát huy các giá trị văn hố của dân tộc, có nghị lực tiếp thu tinh hoa văn hố
nhân loại. Có ý chí kiên cường, hồi bão lớn lao, phát huy tiềm năng của dân tộc
và tính tích cực của cá nhân. Có tư duy sáng tạo và óc thực nghiệm, có kĩ năng
thực hành giỏi, tay nghề cao, tác phong công nghiệp, tinh thần tồ chức kỉ luật
cao, tinh thần trách nhiệm cao. Có lịng nhân ái, tơn trọng và hợp tác được với
người khác. Có sức khoẻ, có khả năng tự hồn thiện khơng ngừng, năng động và
thích ứng. Có tinh thần pháp luật và ý thức công dân, ý thức bảo vệ mơi sinh,
biết u cái đẹp.
Ngồi những phẩm chất nói chung của nhân cách người Việt Nam, nhân cách
quân nhân còn được thể hiện đậm nét qua lời tuyên dương của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc
lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó

14


khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đây vừa là sự khái quát, cô
đọng nhất, bản chất, truyền thống của quân đội ta, đồng thời cũng là những phẩm
chất nhân cách đặc thù của người quân nhân cách mạng.
Đặc trưng nhân cách của người quân nhân trước hết là ở lịng trung thành
vơ hạn với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân. Mục tiêu, lí tưởng của quân đội ta
cũng chính là mục tiêu của cách mạng và lí tưởng cao cả của Đảng. Sự kiên định lí
tưởng, nắm vững mục tiêu chiến đấu, lịng trung thành vơ hạn, lịng tin sâu sắc và
thắng lợi của cách mạng là cội nguồn của ý chí quyết tâm và tinh thần sẵn sàng hi
sinh để hoàn thành nhiệm vụ của “Bộ đội Cụ Hồ”.
Hiếu với dân là phẩm chất nhân cách cao đẹp của người quân nhân cách
mạng. Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, hi sinh. Sự gắn bó
máu thịt giữa quân đội và nhân dân trở thành chất nhân dân trong anh “Bộ đội Cụ
Hồ”. Hiếu với dân của cán bộ, chiến sĩ quân đội vượt ra khỏi khuôn khổ của thái
độ dân vận thông thường trong quan hệ quân dân, trong công tác dân vận. Hiếu với
dân bao hàm cả đức độ nghĩa nặng tình sâu, là sự hàm ơn sâu sắc đối với người đã
sinh ra, nuôi dưỡng, che chở cho mình. Sự báo đền lớn nhất là hi sinh phấn đấu vì
sự nghiệp giải phóng nhân dân, bảo vệ dân, giúp đỡ dân làm cho dân tin yêu, mến
phục đối với “Bộ đội Cụ Hồ”.
Ý chí quyết chiến, quyết thắng là đặc trưng tiêu biểu của nhân cách người
quân nhân cách mạng. Ý chí quyết chiến quyết thắng của “Bộ đội Cụ Hồ” được bắt
nguồn từ bản chất giai cấp công nhân của quân đội, kế thừa truyền thống đánh giặc
giữ nước của dân tộc ta từ ngàn xưa, kế tục và phát huy truyền thống đấu tranh
cách mạng của Đảng, được tiếp thêm sức mạnh ý chí của nhân cách Hồ Chí Minh.
Ý chí ấy được trở thành cốt cách của “Bộ đội Cụ Hồ”, là sức mạnh tinh thần to lớn,
giúp cho cán bộ, chiến sĩ giành thắng lợi trong chiến tranh. Hình ảnh anh “Bộ đội
Cụ Hồ” đồng nghĩa với sự thử thách ác liệt giữa cái sống và cái chết, giữa cống
hiến và hưởng thụ, với mn vàn khó khăn, gian khổ, thiếu thốn mà ở đâu, lúc nào,

thời chiến cũng như thời bình người lính ln là lớp người đứng hàng đầu nơi khó
khăn, ác liệt nhất của cuộc sống. Dường như càng khó khăn ác liệt thì ý chí quyết
chiến quyết thắng của “Bộ đội Cụ Hồ” càng được bộc lộ và thể hiện rõ nhất. Hiện
nay cùng với toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân đội ta đang phát huy
15


phẩm chất ý chí quyết chiến quyết thắng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Một đặc trưng hết sức tiêu biểu làm nên vẻ đẹp hình ảnh cao quý “Bộ đội
Cụ Hồ” là nếp sống dân chủ, kỉ luật, là tình đồng chí đồng đội, là tác phong của
người lính. Đó là vẻ đẹp vừa gần gũi, bình dị, giàu tính nhân văn, văn hoá, toát lên
trong cuộc sống hàng ngày của anh “Bộ đội Cụ Hồ” cả trong thời bình cũng như
trong thời chiến. Nếp sống lạc quan yêu đời, ý thức tổ chức kỉ luật nghiêm minh,
tác phong trung thực, khiêm tốn, giản dị trở thành yếu tố tự giác của “Bộ đội Cụ
Hồ”. Tình cảm đồn kết, đồng cam cộng khổ, gắn bó với nhau trong mơi trường
qn đội lúc thường cũng như lúc chiến đấu, quý nhau như anh em ruột thịt đã làm
cho quân đội ta trở nên một mơi trường lí tưởng, mà càng khó khăn gian khổ chất
keo của tình đồng chí đồng đội ấy càng bộc lộ rõ nét.
Những đặc trưng tiêu biểu về hình ảnh cao quý của người quân nhân cách
mạng, của “Bộ đội Cụ Hồ” trên đây là một chỉnh thể thống nhất, hoàn chỉnh tạo
nên nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ”. Nêu lên điều đó trước hết là để nói tới cơng lao
của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của nhân dân đã xây dựng thành công một
quân đội cách mạng, đồng thời là để nhắc nhở mỗi cán bộ, chiến sĩ ta luôn tu
dưỡng, rèn luyện xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”.
2. Một số biện pháp giáo dục, rèn luyện hoàn thiện nhân cách quân nhân
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Quân đội ta có
nhiệm vụ mới hết sức nặng nề là phải đẩy mạnh được xây dựng quân đội cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nêu cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu và
chiến đấu, nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Điều đó, địi hỏi phẩm

chất nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” có sự phát triển mới. Nhưng địi hỏi mới đó khơng
làm thay đổi hồn tồn những yếu tố cấu thành trong mơ hình nhân cách cán bộ,
chiến sĩ, mà cái mới là trong điều kiện, hồn cảnh mới địi hỏi phẩm chất nhân cách
“Bộ đội Cụ Hồ” cần được phát huy phát triển ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn.
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, con người Việt Nam cũng có những
đặc trưng mới. Những phẩm chất nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” được các thế hệ cán bộ,
chiến sĩ quân đội kế thừa và phát triển. Tuy nhiên, những mặt tiêu cực trong đời sống
xã hội, sự phá hoại nhiều mặt trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của kẻ thù,
những biến đổi khó lường của tình hình thế giới đã có tác động khơng nhỏ tới nhân
16


cách cán bộ, chiến sĩ ta, làm cho một bộ phận cán bộ, chiến sĩ bị giảm sút về lập
trường tư tưởng, đạo đức, lối sống... ảnh hưởng tới nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ”. Do đó,
để xây dựng, hồn thiện và phát triển nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” trong mỗi cán bộ,
chiến sĩ hiện nay cần quán triệt và thực hiện tốt những vấn đề sau:
Thứ nhất, cần tăng cường các tác động xã hội tích cực đối với quân nhân
thông qua mở rộng quan hệ xã hội kết hợp với củng cố các tập thể đơn vị
Đây là một biện pháp hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục, rèn luyện
nhân cách. Bởi vì, nhân cách con người là sản phẩm của điều kiện xã hội - lịch sử,
khi con người được sống trong môi trường xã hội lành mạnh và chịu ảnh hưởng,
tác động tích cực từ những người xung quanh, từ tập thể thì nhân cách của họ sẽ
phát triển tốt.
Việc tăng cường các tác động tích cực tới qn nhân khơng thể tách rời với
sự mở rộng các quan hệ xã hội cụ thể của họ. Thành ngữ có câu : “Đi một ngày
đàng, học một sàng khơn” chính là một sự thừa nhận tác dụng tốt của việc mở rộng
phạm vi giao lưu của con người. Nhưng để quân nhân có được những mối quan hệ
xã hội tích cực trong một phạm vi tương đối rộng thì điều hết sức quan trọng là
phải tăng cường các hoạt động chung giữa bộ đội và nhân dân, cũng như giữa các
đơn vị quân đội với nhau. Bởi vì hoạt động chung giữa các cá nhân là một điều

kiện thuận lợi để họ hiểu biết, thơng cảm và có địi hỏi lẫn nhau, từ đó nảy sinh
quan hệ qua lại.
Tuy nhiên, việc mở rộng các quan hệ của quân nhân với những người xung
quanh sẽ đưa đến sự gia tăng không chỉ những tác động tích cực, mà cả những tác
động tiêu cực từ phía đời sống xã hội đến với họ. Vì thế, để tạo mơi trường thuận
lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách quân nhân, thì điều hết sức quan
trọng là phải xây dựng tập thể cơ sở quân nhân vững mạnh, đủ sức ngăn chặn ảnh
hưởng của những nhân tố tiêu cực trong xã hội đối với từng cán bộ, chiến sĩ trong
đơn vị. Thực tế xây dựng quân đội đã cho thấy, ở đâu giữ gìn được sự đồn kết,
thống nhất; các hình thành tâm lí xã hội lành mạnh, có mơi trường văn hố tốt, ở
đó nhân cách quân nhân dược hình thành và phát triển tốt hơn.

17


Thứ hai, cần phải phát huy sức mạnh của hệ thống chỉ huy, lãnh đạo trong
giáo dục, rèn luyện quân nhân.
Nhân cách qn nhân khơng thể hình thành một cách tự phát mà phải thơng
qua sự tác động có mục đích của người chỉ huy, lãnh đạo, trong đó tác động bằng
sự giáo dục,rèn luyện bộ đội giữ vai trò quan trọng.
Để giáo dục, rèn luyện quân nhân đạt hiệu quả cao, thiết thực, người chỉ huy,
lãnh đạo căn cứ vào phạm vi quyền hạn của mình phải tham gia vào việc xác lập
mơ hình nhân cách qn nhân tại đơn vị mình. Thực chất, đây là bước cụ thể hố
mục đích giáo dục nhân cách trên cơ sở tính đến những yêu cầu thực tế của hoạt
động theo chức trách và chuyên môn quân sự của bộ đội. Mô hình nhân cách quân
nhân được xác định theo các thành phần trong cấu trúc nhân cách, nhưng phải đảm
bảo những yếu tố định tính, định lượng rõ ràng và trở thành tiêu chuẩn về nhân
cách vừa để định hướng cho giáo dục, vừa làm căn cứ cho mỗi quân nhân phấn đấu
trưởng thành,
Người chỉ huy, lãnh đạo với tư cách là nhà giáo dục phải gần gũi, tìm hiểu

đối tượng giáo dục, xem xét, đánh giá nhân cách của họ trên cơ sở đối chiếu với
những tiêu chuẩn đã vạch ra trong mơ hình nhân cách qn nhân, từ đó xác định
nội dung và phương pháp giáo dục hợp lý. Trong thực tế xây dựng quân đội hiện
nay có rất nhiều phương pháp giáo dục, nhưng người chỉ huy, lãnh đạo cần đặc biệt
lưu ý đến việc giảng giải, thuyết phục để tác động tới lĩnh vực ý thức của bộ
đội,đồng thời phải biết điều khiển, điều chỉnh hành vi của họ tuân theo những yêu
cầu khách quan của hoạt động quân sự. Chỉ có như vậy, việc giáo dục, rèn luyện để
phát triển nhân cách quân nhân mới đạt hiệu quả cao.
Sức mạnh giáo dục của người chỉ huy, lãnh đạo đối với những người thuộc quyền thể
hiện ở chính sự gương mẫu của họ trước tồn thể đơn vị. Vì vậy, mỗi cán bộ chỉ huy, lãnh
đạo phải thường xuyên trao dồi những phẩm chất nhân cách tốt đẹp của mình, đồng thời
đảm bảo sự kết hợp giữa việc quan tâm sâu sắc và yêu cầu cao đối với quân nhân.
Thứ ba, cần tổ chức mọi mặt đời sống và hoạt động quân sự cho quân nhân.

18


Nhân cách con người hình thành và phát triển trong hoạt động. Việc tổ chức
tốt đời sống và hoạt động quân sự trong từng đơn vị sẽ thúc đẩy sự hình thành và
củng cố những nét đặc trưng tâm lí nhân cách quân nhân.
Người cán bộ chỉ huy, lãnh đạo đơn vị cần phải có sự quan tâm đúng mức tới
việc tổ chức đời sống và hoạt động quân sự của bộ đội. Điều đó thể hiện ở chỗ,
thường xuyên chăm lo tới những nhu cầu chính đáng của bộ đội, tìm cách thoả
mãn ngày càng tốt hơn những nhu cầu này bằng chính sự cải thiện những điều kiện
sinh họat vật chất và tinh thần của đơn vị. Đồng thời, đội ngũ cán bộ phải chú ý
xây dựng nề nếp, duy trì kỷ luật quân sự và đưa quân nhân vào các loại hình hoạt
động quân sự.
Đặc biệt, trong điều kiện xây dựng quân đội thời bình, những hoạt động
mang tính nghi thức quân đội phải được tiến hành một cách trang trọng, có tính
hấp dẫn với bộ đội. Mặt khác, hoạt động huấn luyện quân sự phải được tiến hành

thường xuyên theo hướng tăng dần các điều kiện khó khăn, phức tạp, gần sát với
chiến đấu. Thơng qua các hoạt động này để rèn luyện toàn diện nhân cách quân
nhân và tạo sự gắn bó của họ với hoạt động quân sự.
Thứ tư, cần khuyến khích quân nhân tự hồn thiện nhân cách của mình trong
q trình phục vụ
Con người có khả năng tự cải tạo chính bản thân mình. Ở giai đoạn nhân
cách đang trưởng thành khả năng này biểu hiện khá mạnh mẽ. Vì vậy, trong quá
trình hình thành và phát triển nhân cách quân nhân chúng ta cần đặc biệt khuyến
khích mỗi người tích cực tự hồn thiện mình.
Để nâng cao tính tích cực tự hoàn thiện nhân cách của quân nhân, người cán bộ
chỉ huy, lãnh đạo cần thực hiện những biện pháp thích hợp tác động tới động cơ tự
giáo dục của những người thuộc quyền. Những động cơ đó nảy sinh từ sự ý thức
được về tình trạng chưa tương xứng giữa các phẩm chất nhân cách ở mỗi người và
yêu cầu của hoạt động theo chức trách nhiệm vụ. Mặt khác, động cơ hồn thiện nhân
cách cịn nảy sinh từ nhu cầu tự khẳng định và ý thức tranh đua của cá nhân trong tập
thể. Vì vậy, trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách quân nhân cần tăng

19


cường việc đánh giá công khai, khách quan về từng người và chú ý nêu gương người
tốt, việc tốt trong phong trào thi đua học tập, rèn luyện và công tác tại đơn vị.
Hoạt động tự hoàn thiện nhân cách được thực hiện thông qua các hành động
cụ thể như tự ý thức, tự đánh giá bản thân; xây dựng chương trình, kế hoạch tự
giáo dục; rèn luyện và điều chỉnh hành vi, thái độ... Những hành động này đòi hỏi
mỗi người phải có ý thức tự phê bình cao, đức tính kiên trì và nghiêm khắc với bản
thân. Do đó người cán bộ chỉ huy, lãnh đạo phải thường xuyên gần gũi, động viên
ý chí quyết tâm đấu tranh với chính bản thân của những người thuộc quyền.

20



KẾT LUẬN
Như vậy, xuất phát từ quan điểm, cách thức tiếp cận khác nhau mà các nhà
tâm lý học đề xuất các mơ hình cấu trúc nhân cách khác nhau. Trong đó, các nhà
tâm lý học phương Tây có xu hướng cụ thể hóa trong xác định các mơ hình nhân
cách, thường gắn liền các yếu tố, các phẩm chất cụ thể. Ngược lại, các mơ hình cấu
trúc nhân cách trong tâm lý học Xơ Viết thường mang tính tổng thể, hệ thống và
mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống đó.
Mơ hình nhân cách là khung lý thuyết cơ bản để các nhà tâm lý học định
hình các phương pháp nghiên cứu, đo lường nhân cách và tác động hình thành
những phẩm chất nhân cách cần thiết. Những vấn đề lý luận về mơ hình cấu trúc
nhân cách chính là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu xác định mơ hình nhân cách
người qn nhân cách mạng hiện nay nhằm đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lý học nhân cách - Một số vấn đề lý luận, Nxb
Đại học Quốc gia, H.2000.
2. Định hướng giá trị con người Việt nam thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb
CTQG, H. 2011.
3. Phạm Minh Hạc, Tuyển tập Tâm lý học, Nxb GD, H. 2002.
4. Nguyễn Thị Minh Hằng (Chủ biên), Giáo trình Tâm lý học lâm sàng, Nxb
ĐHQGHN, H. 2017.
5. Hoàng Anh, Hoạt động - giao tiếp - nhân cách, Nxb ĐHSP, H. 2007.
6. Phan Trọng Ngọ (Chủ biên), Giáo trình các lý thuyết phát triển tâm lý
người, Nxb ĐHSP, H. 2016.

7. Nhân cách văn hoá tri thức Việt Nam trong tiến trình mở cửa và hội nhập
quốc tế, Nxb Khoa học xã hội, H.2010
8. Đào Thị Oanh (Chủ biên), Vấn đề nhân cách trong Tâm lý học ngày nay,
Nxb Giáo dục, H.2007.
9. Nguyễn Đức Sơn (Chủ biên), Giáo trình Đánh giá nhân cách Nxb ĐHSP,
H. 2016.
10. A.N. Leonchiev, Hoạt động - Ý thức - Nhân cách, Nxb GD, H. 1989.

22



×