Khoa Luật Thương mại
Lớp Luật Thương mại 44A.1
BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT
CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Bộ môn: Quy định chung, tài sản, thừa kế
Giảng viên: ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải
Thành viên
1
2
3
4
Nguyễn Ngọc Bảo Anh
Nguyễn Trương Ngọc Ánh
Huỳnh Ngọc Uyên Chi
Nguyễn Thị Mỹ Duyên
195 380101 1005
195 380101 1017
195 380101 1026
195 380101 1042
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 02 năm 2020
MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CÁ NHÂN
Câu 1.1. Hồn cảnh của ơng P như trong Quyết định được bình luận có thuộc
trường hợp mất năng lực hành vi dân sự khơng? Vì sao?........................................1
Câu 1.2. Nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành
vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự................................................................2
Câu 1.3. Trong Quyết định được bình luận, ơng P có thuộc trường hợp người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự khơng ? Vì sao?..........................................................3
Câu 1.4. Điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và
là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi..........................................3
Câu 1.5. Tồ án khơng để bà H là người giám hộ cho ơng P có thuyết phục khơng?
Vì sao?..................................................................................................................... 4
Câu 1.6. Việc Tồ án khơng để bà H là người giám hộ cho ơng P có thuyết phục
khơng? Vì sao?........................................................................................................4
Câu 1.7. Việc Tồ án khơng để bà T là người giám hộ cho ơng P có thuyết phục
khơng? Vì sao?........................................................................................................5
Câu 1.8. Với vai trò của người giám hộ, bà T được đại diện ơng P trong những giao
dịch nào? Vì sao?....................................................................................................6
Câu 1.9. Suy nghĩ của anh/chị về chế định người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi mới được bổ sung trong BLDS 2015...................................................6
VẤN ĐỀ 2: TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ
Câu 2.1. Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (Nêu rõ từng
điều kiện)................................................................................................................. 8
Câu 2.2. Trong Bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, Cơ quan đại diện
của Bộ tài ngun và mơi trường có tư cách pháp nhân khơng? Đoạn nào của Bản
án có câu trả lời.......................................................................................................9
Câu 2.3. Trong Bản án số 1117, vì sao Tồ án xác định Cơ quan đại diện của Bộ tài
nguyên và mơi trường khơng có tư cách pháp nhân?.............................................10
Câu 2.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tồ án......................10
Câu 2.5. Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự? Nêu
cơ sở khi trả lời (nhất là trên cơ sở BLDS 2005 và BLDS 2015)...........................11
Câu 2.6. Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân
có ràng buộc pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..............................12
Câu 2.7. Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Cơng ty Nam Hà có ràng buộc
Cơng ty Bắc Sơn khơng? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời............................12
VẤN ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN
Câu 3.1. Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và trách
nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân....................................15
Câu 3.2. Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Cơng ty Xun
Á khơng? Vì sao?..................................................................................................15
Câu 3.3. Nghĩa vụ đối với Cơng ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á hay
của bà Hiền? Vì sao?.............................................................................................15
Câu 3.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà cấp sơ thẩm và Toà cấp
phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích.............................16
Câu 3.5. Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Cơng ty Ngọc Bích khi cơng ty
Xun Á đã bị giải thể?.........................................................................................16
4
VẤN ĐỀ 1: NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CÁ NHÂN
Tóm tắt Quyết định số: 11/2017/QĐDS-ST ngày 18/7/2017 về “V/v: Tuyên
bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” của Tòa án nhân
dân thị xã Điện Bàn – tỉnh Quảng Nam
Bà Vũ Thị H yêu cầu tun bố ơng Lê Văn P có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi để giải quyết vụ án ly hơn giữa bà và ơng Lê Văn P. Ơng P bị bệnh tâm
thần từ năm 2004, điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Thành phố Đà Nẵng, sau khi xuất
viện thì tiếp tục điều trị ngoại trú dưới sự quản lí của Trạm Y tế xã Đ. Cho đến thời
điểm hiện tại, ơng P có kết luận của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực Miền
Trung về mặt y học là rối loạn cảm xúc lưỡng cực, nhưng hiện tại thuyên giảm; về
mặt pháp luật là khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Trên thực tế, Bà Huỳnh Thị T là người đã nuôi dưỡng và sống với ơng Lê Văn P
đến thời điểm hiện tại. Ơng P yêu cầu Tòa án chỉ định bà T làm người giám hộ cho
mình và bà T đồng ý. Cuối cùng, Tòa án đã thụ lý yêu cầu của bà H và ban hành
quyết định giải quyết việc dân sự. Theo đó bà H khơng đủ điều kiện làm người giám
hộ cho ông P, đồng thời tuyên bố ông Lê Văn P có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi. Chỉ định bà Huỳnh Thị T là người giám hộ cho ông Lê Văn P theo
nguyện vọng của ông P.
Câu 1.1. Hồn cảnh của ơng P như trong Quyết định được bình luận có thuộc
trường hợp mất năng lực hành vi dân sự khơng? Vì sao?
Hồn cảnh của ơng P như trong Quyết định được bình luận khơng thuộc trường
hợp mất năng lực hành vi dân sự.
Bởi để kết luận người mất năng lực hành vi dân sự cần căn cứ theo khoản 1 Điều
22 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) quy định:
Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích
liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án quyết định tuyên
bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận
giám định pháp y tâm thần.
5
Dựa trên cơ sở kết luận của kết quả giám định pháp y tâm thần số
286/KLGĐTC, ngày 22/5/2017 đối với ông Lê Văn P của Trung tâm Pháp y Tâm
thần khu vực Miền Trung đã có kết luận:
•
•
Về mặt y học: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm (F13.7).
Về mặt pháp luật: Khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Trong trường hợp này, kết luận giám định pháp y tâm thần đã nêu rõ ông Lê Văn
P không bị mắc bệnh tâm thần. Hơn nữa, theo yêu cầu của bà Vũ Thị H (vợ ông P)
– người có quyền, lợi ích liên quan u cầu tun bố ơng Lê Văn P có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi chứ không yêu cầu tuyên bố ông P mất năng lực
hành vi dân sự. Dựa vào những cơ sở trên, ta có thể kết luận rằng ông P không
thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự. Theo đó, cần dựa trên khoản 1 Điều
23 đối với trường hợp ông P.
Câu 1.2. Trong Quyết định được bình luận, ơng P có thuộc trường hợp người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự không ? Vì sao?
Khoản 1 Điều 24 BLDS 2015 có quy định:
Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán
tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tịa án có thể ra quyết định
tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trong trường hợp nêu trên, ông P mắc bệnh tâm thần từ năm 2004 và được điều
trị tại Bệnh viện Tâm thần Thành phố Đà Nẵng. Sau đó, ơng được xuất viện và hiện
đang điều trị ngoại trú dưới sự quản lý của trạm Y tế. Đặc biệt, theo kết luận giám
định pháp y tâm thần, tại thời điểm hiện tại, ông P bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực tuy
đã có sự thuyên giảm.
Theo đó, ơng P khơng phải là người nghiện ma tuý hoặc các chất kích thích dẫn
đến phá hoại tài sản gia đình, mà ơng là người mắc bệnh tâm thần. Do vậy, trong
Quyết định trên, ông P không thuộc trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
6
Câu 1.3: Trong Quyết định được bình luận, ơng P có thuộc trường hợp người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự khơng? Vì sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 BLDS 2015:
Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán
tài sản của gia đình thì theo u cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định
tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án
quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
Ông P theo giám định pháp y tâm thần số: 286/KLGĐTC ngày 22/5/2017 kết
luận:
•
•
Về mặt y học: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm (F13.7).
Về mặt pháp luật: Khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Chính vì vậy, ơng P khơng thuộc trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Câu 1.4. Điểm khác nhau cơ bản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
và là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:
Tiêu chí
Đặc điểm nhận dạng
Thời điểm xác định
thuộc đối tượng
Người đại diện
Trường hợp chấm dứt
Người khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành
vi
Người thành niên do tình
trạng thể chất hoặc tinh
thần mà khơng đủ khả
năng nhận thức, làm chủ
hành vi nhưng chưa đến
mức mất năng lực hành vi
dân sự
Khi Tòa án ra quyết định
tuyên bố
Người giám hộ do Tịa án
chỉ định
Khi khơng cịn căn cứ
tuyên bố một người có
Người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự
Người nghiện ma túy,
nghiện các chất kích thích
khác dẫn đến phá tán tài
sản của gia đình
Khi Tịa án ra quyết định
Người đại diện theo pháp
luật
Khi khơng cịn căn cứ
tuyên bố một người bị hạn
7
khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi thì Tịa
án ra quyết định hủy bỏ
quyết định tuyên bố người
có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi
chế năng lực hành vi dân
sự thì Tịa án ra quyết
định hủy bỏ quyết định
tuyên bố hạn chế năng lực
hành vi dân sự
Câu 1.5. Việc Tồ án khơng để bà H là người giám hộ cho ơng P có thuyết phục
khơng? Vì sao?
Theo em, việc Tồ án khơng để bà H là người giám hộ cho ơng P thuyết phục vì
lý do sau:
Tại khoản 1 Điều 53 BLDS 2015 có quy định: “Trường hợp vợ là người mất
năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng
lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ”. Tuy nhiên, người chồng hoặc vợ vẫn
có quyền ly hôn đối với người kia cho dù người kia bị mất năng lực hành vi dân sự.
Trong vụ việc trên, bà H đã có ý muốn ly hơn với ơng P nên việc để bà làm người
giám hộ đương nhiên là khơng hợp lý. Trong trường hợp này, Tồ án phải chỉ định
người giám hộ khác cho ông P.
Từ lý do trên, em cho rằng việc Tồ án khơng để bà H là người giám hộ cho ơng
P là hồn tồn hợp lý và thuyết phục.
Câu 1.6. Việc Tịa án không để bà H làm người giám hộ cho ông P có thuyết
phục khơng? Vì sao?
Ơng P được Tịa tun bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi. Vì vậy theo khoản 1 Điều 23 BLDS 2015 và điểm d khoản 1 Điều 47 BLDS
2015, việc chỉ định người giám hộ cho ông P được tiến hành theo luật định.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp vợ là
người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người
mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.” thì người giám hộ của ông P
là bà Vũ Thị H. Tuy nhiên, bà H là chủ thể yêu cầu Tòa án tun bố ơng P có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi để giải quyết vụ án ly hôn giữa bà và ơng P.
Do đó, Tịa án khơng thể chỉ định bà H trở thành người giám hộ cho ông P. Điều
8
này thuyết phục và hợp lý bởi nếu chỉ định bà H làm người giám hộ cho ơng P có
thể quyền lợi của người được giám hộ sẽ bị ảnh hưởng khi hai người ly hơn.
Câu 1.7. Việc Tồ án không để bà T là người giám hộ cho ông P có thuyết phục
khơng? Vì sao?
Việc Tịa án để bà T là người giám hộ cho ông P là rất thuyết phục vì theo Điều
53 của Bộ luật Dân sự 2015 thì bà Vũ Thị H (vợ ơng P), ơng Lê Văn H (cha ông P)
và bà Lê Thị H (mẹ ông P) không đủ điều kiện làm người giám hộ cho ông P.
Lý do:
- Bà Vũ Thị H đã u cầu Tịa án giải quyết vụ án ly hơn với ơng P mà Tịa án đã
thụ lý nên bà H khơng cịn đủ điều kiện làm người giám hộ cho ơng P.
- Ơng Lê Văn H đã mất năm 2007.
- Bà Lê Thị H đã bỏ nhà đi hơn 20 năm nay, không quay trở về địa phương cũng
như khơng rõ tung tích của bà nên khơng có cơ sở chỉ định bà Lê Thị H làm người
giám hộ cho ông P.
Mặt khác, bà T là người đã nuôi dưỡng ông P từ nhỏ đến tuổi trưởng thành và
hiện nay vẫn chung sống với ông P. Bà cũng là người thân duy nhất của ông P đến
tại thời điểm này. Theo Điều 49 của Bộ Luật Dân sự 2015 thì bà T có điểu kiện để
làm người giám hộ cho ông P với tư cách cá nhân. Theo khoản 2 Điều 46 của Bộ
Luật Dân sự 2015, ông P yêu cầu Tòa án chỉ định bà T là người giám hộ cho mình.
Vì vậy, việc Tịa án chỉ định bà T làm người giám hộ cho ông P là một quyết định
vô cùng đúng đắn và thuyết phục.
Câu 1.8. Với vai trò của người giám hộ, bà T được đại diện ơng P trong những
giao dịch nào? Vì sao?
Với vai trò của người giám hộ, bà T được đại diện ông P trong những giao dịch
dân sự.
Lý do: Theo Quyết định số 11/2017/QĐDS-ST ngày 18/7/2017 của Tòa án nhân
dân thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, ông P được tuyên bố có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 của Bộ luật Dân
9
sự 2015 thì người giám hộ đối với người được giám hộ có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi đại diện người được giám hộ trong các giao dịch dân sự. Vì
vậy, bà T được đại diện ơng P trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Câu 1.9. Suy nghĩ của anh/chị về chế định người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi mới được bổ sung trong BLDS 2015
Tại Điều 22,23 trong Bộ luật Dân sự 2005 chỉ mới quy định về 2 trường hợp là
người mất năng lực hành vi dân sự, và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tuy nhiên, trong thực tế còn tồn tại một số trường hợp không thể áp dụng 2 quy
định trên, chẳng hạn như: những người già, lớn tuổi bị bệnh suy giảm trí nhớ (bệnh
Alzheimer), bệnh run tay (Parkinson)… mà phải thực hiện và chịu trách nhiệm như
một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì rất bất hợp lý. Do đó, chế định
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mới được bổ sung trong BLDS
2015 đã khắc phục những hạn chế trong BLDS 2005 và thể hiện được sự tôn trọng
quyền con người, quyền công dân.
Tuy nhiên, chế định trên vẫn tồn tại một số điều chưa rõ ràng:
Tại khoản 1 Điều 23 BLDS 2015 quy định rằng người khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi là “người do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ
khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất khả năng hành vi
dân sự”. Quy định không cụ thể như vậy rất khó có thể phân biệt những trường hợp
nào là trường hợp mất năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận
thức và làm chủ hành vi.
Ví dụ: Những người khiếm thính, khiếm thị có thể được xem là khiếm khuyết
về thể chất. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, họ vẫn nhận thức, làm chủ được
hành vi của mình, họ thực hiện các giao dịch dân sự qua ngôn ngữ, ký hiệu, chữ
giành riêng cho người khuyết tật. Chính vì vậy, khơng thể kết luận họ là người mất
năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi.
Tóm lại, theo em, chế định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
mới được bổ sung trong BLDS 2015 đã giải quyết được những bất cập trong BLDS
2005. Tuy nhiên, chế định này cần được giải thích, làm rõ và có quy định cụ thể
trong các trường hợp thế nào là người có tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà
10
không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực
hành vi dân sự.
VẤN ĐỀ 2: TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ
Tóm tắt Bản án số 1117/2012/LĐ-PT về “V/v tranh chấp bị đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động” của Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh
Ơng Nguyễn Ngọc Hùng (nguyên đơn) là nhân viên bảo vệ, đồng thời là người
sửa chữa điện nước tại Văn phòng Bộ Tài nguyên và Mơi trường thành phố Hồ Chí
Minh. Ngày 10/12/2008, ơng và cơ quan ký phụ lục hợp đồng thay đổi tên người sử
dụng lao động. Ngày 11/3/2010, cơ quan của ông mất 2 chiếc xe máy và bắt ông bồi
thường. Sau đó cơ quan của ơng ký hợp đồng với Công ty bảo vệ chuyên nghiệp và
ngày 15/09/2011 chấm dứt hợp đồng với ơng với lý do ơng khơng hồn thành nhiệm
vụ được giao. Ơng khơng đồng ý nên đã khởi kiện, yêu cầu cơ quan đại diện của Bộ
hủy quyết định 192/QĐ-CQĐDPN chấm dứt hợp đồng lao động, giải quyết chế độ
trợ cấp, bảo hiểm, bồi thường vì đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với ơng.
Tịa án nhân dân quận 1 đã tuyên xử hủy quyết định theo yêu cầu và buộc cơ
quan đại diện bồi thường cho ông Hùng, giao lại sổ bảo hiểm và tiếp tục đóng
BHXH và BHTN
Ngày 6/6/2012 người đại diện pháp luật của cơ quan đại diện Bộ kháng cáo, cho
rằng ông Hùng khơng hồn thành nhiệm vụ và việc ký hợp đồng với Công ty bảo vệ
chuyên nghiệp, chấm dứt hợp đồng với ông Hùng là thay đổi cơ cấu. Do cơ quan
đại diện Bộ là đơn vị phụ thuộc pháp nhân nên cơ quan đại diện khơng có tư cách
pháp nhân và khơng thể là bị đơn.Từ lý do trên, Tịa án quyết định hủy án sơ thẩm
để ông Hùng khởi kiện lại cho đúng đối tượng và chuyển hồ sơ về Tòa án Nhân dân
Quận 1 để giải quyết.
Câu 2.1. Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (Nêu rõ
từng điều kiện)
Theo khoản 1 Điều 74 của Bộ Luật dân sự 2015, một tổ chức được cơng nhận là
pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: Là một tổ chức được thành lập hợp
pháp, có cơ cấu tổ chức, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác; tự chịu trách
11
nhiệm bằng tài sản của mình và nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật
một cách độc lập.
Theo Điều 75, 76 của Bộ Luật dân sự 2015 thì pháp nhân được phân loại thành
pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại như sau:
Pháp nhân thương mại
Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác
Pháp nhân phi thương mại
Cơ quan nhà nước
Đơn vị vũ trang nhân dân
Tổ chức chính trị
Tổ chức chính trị-xã hội
Tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp
Tổ chức xã hội
Tổ chức xã hội-nghề nghiệp
Quỹ xã hội
Quỹ từ thiện
Doanh nghiệp xã hội
Các tổ chức phi thương mại khác
Câu 2.2. Trong Bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, Cơ quan đại
diện của Bộ tài ngun và mơi trường có tư cách pháp nhân khơng? Đoạn nào
của Bản án có câu trả lời.
Trong Bản án số 1117, Bộ Tài nguyên và môi trường xem Cơ quan đại diện của
Bộ tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân. Điều này được thể hiện theo
quyết định số 1364/QĐ-BTNMT ngày 8/7/2008 của Bộ Tài ngun và Mơi trường
có nội dung: “Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng.”
Đoạn văn bản trong Bản án có câu trả lời:
Như vậy Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ
Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan
đại diện hạch tốn báo sổ khi thực hiện dự tốn…chứ khơng phải là một
cơ quan hạch toán độc lập. Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có
con dấu và tài khoản riêng.
12
Câu 2.3. Trong Bản án số 1117, vì sao Tồ án xác định Cơ quan đại diện của Bộ
tài nguyên và mơi trường khơng có tư cách pháp nhân?
Xét theo quyết định số 1364/QĐ_BTNMT ngày 8/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường tại thành phố Hồ
Chí Minh thì cơ quan đại diện là tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Bộ
trưởng theo dõi, tổng hợp, tình hình thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực thuộc phạm vi
của Bộ trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở phía Nam, thực
hiện một số nhiệm vụ theo chương trình công tác của Bộ trên địa bàn được giao phụ
trách, lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quản lý cán bộ, công chức. Như vậy
Cơ quan đại diện Bộ Tài ngun và Mơi trường thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị
trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đại diện hạch toán báo sổ khi
thực hiện dự toán, quyết toán phải theo phân cấp của Bộ, chứ khơng phải là một cơ
quan hạch tốn độc lập. Mặc dù trong quyết định 1364 nói trên có nội dung” Cơ
quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng” nhưng là Cơ
quan đại diện Bộ phải hạch toán báo số nên cơ quan này có tư cách pháp nhân
nhưng là tư cách pháp nhân không đầy đủ.
Câu 2.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án
Theo em, đây là hướng giải quyết vô cùng thuyết phục và em đồng tình với
hướng giải quyết này. Bản án đã chỉ ra được sự sai sót khơng đáng có của Tịa án sơ
thẩm khi khơng hướng dẫn ngun đơn xác định đúng đối tượng nguyên đơn phải
kiện - Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc án sơ thẩm xác định sai tư cách bị đơn
cũng đã thể hiện được phần nào tính thiếu chặt chẽ trong việc chấp hành pháp luật
tố tụng của Tòa án, cụ thể là việc xác định sai tư cách pháp nhân. Vì vậy, nhằm đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho ơng Nguyễn Ngọc Hùng, Quyết định của Tịa án
đã cho ơng Hùng có quyền khởi kiện lại đúng đối tượng mà không vượt quá thời
hiệu khởi kiện vụ án.
13
Câu 2.5. Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự?
Nêu cơ sở khi trả lời (nhất là trên cơ sở BLDS 2005 và BLDS 2015)
Thứ nhất: về khái niệm
BLDS 2005:
•
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân bị thu hẹp so với cá nhân, tại
điều 14 BLDS 2005 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là
khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”
• Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định tại điều 86
BLDS 2005 đã thêm cụm từ “phù hợp với hoạt động mục đích của pháp
nhân”.
Do đó, việc thu hẹp phạm vi năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân gây ra khá
nhiều khó khăn trong thực tiễn, có những giao dịch pháp nhân xác lập nhưng khó
xác định có phù hợp với mục đích của pháp nhân hay khơng.
BLDS 2015: Đã loại bỏ cụm từ “phù hợp với hoạt động mục đích của pháp
nhân”, theo hướng: “Năng luật pháp luật dân sự của pháp nhân, không bị hạn chế,
trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. 1
Chính vì vậy, theo BLDS 2015 thì khái niệm về năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân và pháp nhân là giống nhau.
Thứ hai: Năng lực dân sự liên quan đến giới tính, huyết thống.
BLDS 2005: Quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, cá nhân có
quyền và nghĩa vụ liên quan đến giới tính và huyết thống: cá nhân có quyền xác
định lại giới tính (Điều 36). Do đó, pháp nhân khơng có quyền và nghĩa vụ liên
quan đến giới tính và huyết thống vì đó là những đặc thù riêng của con người.
BLDS 2015: Xác định lại giới tính (Điều 36), chuyển đổi giới tính (Điều 37) là
điểm mới, khắc phục những điểm khuyết của BLDS năm 2005, khi BLDS 2005 vẫn
chưa có quy định về việc xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính
1 Quy định tại khoản 1 Điều 85 BLDS 2015
14
Thứ ba: Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự
BLDS 2005: Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và pháp
nhân là cơ bản giống nhau. Ngoài ra, thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân có thêm một số ngoại lệ mà pháp nhân khơng có như: khoản 2 Điều
612 , Điều 635.
BLDS 2015: Đã có sự bổ sung về thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự
của pháp nhân tại khoản 2 Điều 86 BLDS 2015: "Năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập
hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp
luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký”.
Thứ tư: Thời điểm chấm dứt pháp luật dân sự
BLDS 2005: Đối với cá nhân, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt
khi người đó chết (khoản 3 Điều 14 BLDS 2005). Đối với pháp nhân chấm dứt từ
thời điểm chấm dứt pháp nhân (khoản 2 Điều 86 BLDS 2005).
BLDS 2015: Có xu hướng thêm quy định để bảo vệ quyền lợi cho người chết,
người chết vẫn được pháp luật ghi nhận.
Câu 2.6. Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp
nhân có ràng buộc pháp nhân khơng? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Tại khoản 1 Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015 (trước đây điều này được quy định tại
khoản 1 Điều 93 BLDS 2005) có quy định: “Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân
sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện
nhân danh pháp nhân”.
Do đó, giao dịch do người đại diện pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có
ràng buộc pháp nhân.
Câu 2.7. Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Cơng ty Nam Hà có ràng
buộc Cơng ty Bắc Sơn khơng? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
15
Trong quy chế Cơng ty Bắc Sơn có quy định chi nhánh Cơng ty Bắc Sơn tại
hành phố Hồ Chí Minh là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân là trái với
khoản 1 Điều 84 BLDS 2015. Theo đó, chi nhánh Cơng ty Bắc Sơn tại thành phố
Hồ Chí Minh khơng có tư cách pháp nhân mà chỉ nhân danh pháp nhân (tức là Công
ty Bắc Sơn) xác lập những giao dịch trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Vì
vậy, hợp đồng của cơng ty Nam Hà có ràng buộc Cơng ty Bắc Sơn, làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của Công ty Bắc Sơn theo khoản 6 Điều 84 BLDS 2015.
VẤN ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN
Tóm tắt Bản án SỐ 10/2016/KDTM-PT về “V/v Tranh chấp hợp đồng mua bán
hàng hóa” của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang – tỉnh An Giang
Ngun đơn là Cơng ty Ngọc Bích (người đại diện theo ủy quyền là ơng Nguyễn
Anh Trí), bị đơn là Công ty Xuyên Á gồm ông Phong và bà Hiền là thành viên của
công ty (người đại diện theo uỷ quyền là bà Hồ Hoàng Phượng) được đưa ra xét xử
phúc thẩm về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán” do Bản án kinh doanh thương
mại sơ thẩm số 02/2015/KDTM-ST ngày 27/10/2015 của TAND huyện Tri Tôn bị
kháng cáo.
Theo nội dung án sơ thẩm: Ngày 13/6/2011 Công ty Xuyên Á đặt mua của Cơng
ty Ngọc Bích một đơn hàng gạch men với tổng số tiền là 77.000.752đ. Nhưng do bị
đơn chưa hồn thành nghĩa vụ thanh tốn nên ngun đơn yêu cầu thanh toán nợ
gốc, lãi do chậm thanh tốn và được Tịa cấp sơ thẩm chấp nhận. Ơng Phong và bà
Hiền – thành viên của Công ty Xuyên Á không đồng ý với bản án sơ thẩm nên đã
kháng cáo.
Trong phiên xét xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xét thấy có sự sai
sót của phiên tịa sơ thẩm khi buộc thành viên của Cơng ty Xuyên Á là bà Hiền phải
liên đới trả nợ. Ngồi ra, Tịa cấp sơ thẩm cũng khơng thu thập đủ chứng cứ để xác
định lý do giải thể, tài sản của Công ty Xuyên Á và nghĩa vụ về tài sản của công ty
sau khi giải thể để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Vì vậy, Tòa cấp
phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và giao hồ sơ cho Tòa cấp sơ thẩm giải
quyết lại vụ án.
16
Câu 3.1. Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và
trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân
Theo quy định của BLDS 2015, trách nhiệm của pháp nhân được quy định theo
Điều 87 BLDS 2015, như sau:
1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp
nhân.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên
hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký
pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác.
2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; khơng
chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự
do người của pháp nhân xác lập, thực hiện khơng nhân danh pháp nhân,
trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho
pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ
trường hợp luật có quy định khác.
Có trường hợp luật quy định khác: Luật Doanh nghiệp 2014
Câu 3.2. Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Cơng ty
Xun Á khơng? Vì sao?
(trích bản án)
Theo bản án, vốn góp của bà Hiền trong cơng ty Xun Á là 26,5%. Chính vì
vậy, bà Hiền là thành viên của cơng ty này.
Câu 3.3. Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Cơng ty Xun Á
hay của bà Hiền? Vì sao?
Nghĩa vụ đối với Cơng ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Cơng ty Xun Á vì:
17
Khi ký hợp đồng mua gạch với Công ty Ngọc Bích, Cơng ty Xun Á đã thực
hiện giao dịch mua bán dưới danh nghĩa là Ba Xuyên, tức là dưới tư cách pháp
nhân. Theo khoản 3 Điều 93 của Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: “Thành viên của
pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân
sự do pháp nhân xác lập, thực hiện.”
Vì vậy, bà Hiền với tư cách là thành viên của pháp nhân khơng có nghĩa vụ đối
với Cơng ty Ngọc Bích.
Câu 3.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà cấp sơ thẩm và Toà
cấp phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích
Theo Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2015/KDTM-ST ngày
27/10/2015 Tịa án nhân dân huyện Tri Tơn buộc ông Phong và bà Hiền trả cho
Công ty Ngọc Bích số tiền vốn 77.000.752đ số tiền lãi 30.030.000đ khơng hợp lý vì
ơng Phong và bà Hiền là thành viên pháp nhân – Công ty Xuyên Á, không chịu
trách nhiệm thay cho pháp nhân tài sản theo quy định khoản Điều 87 Bộ luật Dân sự
2015.
Theo Bản án số 10/2016/KDTM-PT ngày 17/03/2016, Tòa án nhân dân tỉnh An
Giang hủy Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2015/KDTM-ST ngày
27/10/2015 Tịa án nhân dân huyện Tri Tơn hợp lý vì công ty Xuyên Á giải thể theo
thông báo việc doanh nghiệp giải thể ngày 17/03/2014 Sở Kế hoạch Đầu tư An
Giang cấp sơ thẩm không thu nhập chứng cứ làm rõ xác định lý do giải thể, tài sản
Công ty giải thể theo quy định của pháp luật. Đồng thời cấp sơ thẩm đưa bà Hiền
thành viên Công ty tham gia tố tụng buộc bà phải có trách nhiệm trả nợ chưa theo
quy định khoản Điều 87 BLDS 2015. Do sai sót nên cấp phúc thẩm nên hủy án sơ
thẩm.
Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp
Câu 3.5. Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Cơng ty Ngọc Bích khi cơng ty
Xun Á đã bị giải thể?
Đề nghị Tịa án thu thập chứng cứ làm rõ lý do giải thể, thẩm định tài sản Công
ty Xuyên Á trước giải thể, nghĩa vụ tài sản của Công ty để giải quyết theo quy định
của pháp luật.
18
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Bộ Luật Dân sự 2015
2. Bộ Luật Dân sự 2005
3. Quyết định số 1364/QĐ-BTNMT ngày 8/7/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Mơi trường tại
thành phố Hồ Chí Minh