Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Chuyên môn trịnh thị đào trường mầm non vĩnh hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 20 trang )

1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói: “ Non sơng Việt Nam có trở nên vẻ
vang hay khơng, dân tộc Việt Nam có sánh vai được với các cường quốc năm
châu hay khơng chính là nhờ vào cơng lao học tập của các cháu ”[1]. Vâng trẻ
em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, đang từng ngày lớn lên và phát
triển mang theo những phẩm chất, đạo đức của con người Việt Nam. Lứa tuổi
mầm non là lứa tuổi luôn ln được tồn xã hội quan tâm cũng như tạo điều kiện
để trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện. Bản thân tôi là một giáo viên
mầm non trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, ý thức được vai trị và trách nhiệm
của mình, tơi đã cố gắng hồn thành nhiệm vụ của một người giáo viên, xứng
đáng là người mẹ thứ hai của trẻ. Trong tất cả các nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục
trẻ mầm non, thì nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi chuẩn bị bước vào lớp
1 là vô cùng quan trọng.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì bậc học mầm non là bậc học đầu tiên
chiếm vị trí quan trọng trong cả quãng thời gian dài để giáo dục một con người
phát triển tồn diện về nhân cách, trí tuệ, thể lực, thẩm mĩ và tình cảm xã hội và
là cơ sở, là nền móng cho các cấp học tiếp theo. Vì vậy ngay từ nhỏ chúng ta
phải giáo dục trẻ toàn diện về mọi mặt để cái nền móng ấy thực sự vững chắc.
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi việc bước vào học lớp 1 được coi là một bước ngoặt
quan trọng trong cuộc đời của trẻ. Đó là việc trẻ chuyển qua một môi trường học
tập mới với những hoạt động mới, đồng thời trẻ cũng được chuyển qua một vị trí
xã hội mới với những mối quan hệ mới của một người học sinh thực thụ. Khoa
học hiện đại chứng minh được rằng: “ Trẻ 5 - 6 tuổi cần có những bước chuyển
tiếp tốt từ mẫu giáo lên tiểu học. Đây là một quá trình thay đổi, trong đó trẻ
chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ giai đoạn giáo dục này sang giai đoạn giáo
dục khác với nhiều điều khác biệt so với cuộc sống ở trường mầm non”[2]. Điều
đó có nghĩa là ở trường mâm non có nhiều khác biệt so với mơi trường học tập ở
trường tiểu học nhưng nếu trẻ được phát triển tốt ở giai đoạn trước thì sẽ tạo
được nền móng vững chắc cho giai đoạn phát triển sau. Bởi vậy nếu ở trường
mâm non trẻ được chăm sóc giáo dục phát triển tồn diện về cả các mặt: Thể


chất, trí tuệ, thẩm mĩ, tình cảm xã hội thì việc trẻ 5 tuổi vào lớp 1 là điều không
cần phải băn khoăn, lo lắng. Thế nhưng không phải bất cứ gia đình nào, lớp Mẫu
giáo nào cũng làm tốt việc đó. Trên thực tế ở nước ta còn rất nhiều trẻ em chưa
được chăm sóc, giáo dục theo chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ Mầm non
của Bộ giáo dục và đào tạo. Nên khi vào lớp 1 có nhiều trẻ bỡ ngỡ, khơng thích
ứng với mơi trường học tập ở trường tiểu học. Do không được giao tiếp với mọi
người xung quanh, không được rèn luyện và trang bị kiến thức nên khơng ít trẻ 5
tuổi đã đến trường nhưng rất nhút nhát.
Do vậy, việc chuẩn bị cho trẻ 5 - 6 tuổi vào lớp 1 phải được đặt ra một cách
nghiêm túc và cấp bách mà các bậc cha mẹ và những người làm giáo dục, đặc
biệt là đối với giáo viên mầm non cần quan tâm và tìm cách giải quyết thoả
đáng, tạo điều kiện cho trẻ bước vào lớp 1 thật thuận lợi. Trước tình hình đó là
1


một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5 tuổi, tôi băn khoăn trăn trở làm như thế
nào, dùng phương pháp gì để dạy trẻ và giúp phụ huynh cùng mọi người xung
quanh, chuẩn bị cho trẻ một tâm thế tự tin và thoải mái nhất cho trẻ 5 tuổi vào
lớp 1. Xem đó là hành trang vững chắc để trẻ 5 tuổi hứng thú bước vào lớp 1 và
học tập có hiệu quả tốt. Đây cũng chính là lý do để tơi mạnh dạn suy nghĩ, tìm
tịi, nghiên cứu để viết lên đề tài “ Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ
5 - 6 tuổi vào lớp 1 tại trường mầm non Vĩnh Hưng”. Hy vọng rằng qua đây
tơi và các bạn đồng nghiệp sẽ có thêm một số kiến thức và những biện pháp để
giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu “ Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 - 6 tuổi vào
lớp 1 tại trường mầm non Vĩnh Hưng”. Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ, góp
phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trẻ 5 – 6 tuổi lớp mẫu giáo lớn Lá 1 chuẩn bị tâm thế cho lên lớp 1.

1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp khảo sát.
- Phương pháp điều tra thực tế và các dữ liệu có liên quan đến đối
tượng nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, phân tích các dữ liệu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Theo như Phó giáo sư, tiến sỹ Huỳnh Văn Sơn - Phó chủ tịch Hội tâm lý
học xã hội Việt Nam đã nhận định: “Trẻ ở tuổi lên 6, chuẩn bị vào lớp 1 sẽ có
hàng loạt thay đổi về tâm lý”[3]. Đúng vậy, ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ
đều có những yêu cầu về sinh lý, tâm lý riêng, đòi hỏi bản thân trẻ phải thích
ứng được thì học tập mới đạt kết quả và cuộc sống mới trở nên tươi đẹp. Với
tuổi mẫu giáo thì hoạt động vui chơi đang giữ vai trị chủ đạo. Chơi là một hoạt
động mang tính chất thoải mái, không bắt buộc và “ Ở trường mầm non, cha mẹ
và giáo viên giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày nhiều hơn so với ở trường tiểu
học”[2].Thế nhưng khi bước vào lớp 1 trẻ phải tự làm mọi việc trong sinh hoạt,
làm nhiệm vụ của một người học sinh. Hoạt động chủ yếu bây giờ là học tập.
Mà ta biết rằng hoạt động học tập là một hoạt động mang tính chất bắt buộc, có
tổ chức chặt chẽ, có mục đích, có kế hoạch. Và bản thân mỗi học sinh phải cố
gắng hết mình mới có thể bắt nhịp được với những thay đổi đó và học tập có
hiệu quả. Vì thế nhà trường và gia đình cần chuẩn bị cho trẻ tâm thế sẵn sàng đi
học, một trong những yêu cầu quan trọng để giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt chương
trình tiểu học, là chuẩn bị cho trẻ tốt về: Đức - trí - thể - mỹ - kỹ năng xã hội.
Để khi bước vào học tiểu học, tức là chuyển tiếp giữa hai bậc học mầm non và
lớp 1, phải đảm bảo được tính kế thừa và khoa học, những kiến thức đã được
hình thành ở mầm non. Thì khi lên tiểu học trẻ cần được củng cố và mở rộng,
hoàn thiện. Giúp cho trẻ không bị thay đổi đột ngột, khi chuyển từ hoạt động vui
2



chơi là chủ đạo ở trường mầm non sang hoạt động học tập ở trường tiểu học.
Mặt khác khi bước vào học lớp 1 trẻ sẽ hòa nhập với nhiều mối quan hệ xã hội
mới, nếu như ở trường mầm non cô là mẹ và các cháu là con trẻ được sống
trong mơi trường của một gia đình. Nhưng khi lên học tiểu học trẻ lại phải làm
quen với môi trường sống của trường học có mối quan hệ giữa cô giáo, thầy giáo
với học sinh, là mối quan hệ giữa người dạy và người học.
Tiến sỹ Phạm Mạnh Hà đã nói: “ Trước bất kỳ một thay đổi nào, nếu trẻ
được chuẩn bị tâm lý một cách tốt nhất sẽ giúp cho trẻ dễ dàng thích nghi hơn
”[4]. Vì vậy việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 phải được tiến hành thường
xuyên, liên tục và là nhiệm vụ của giáo dục mầm non. Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi có
tâm thế hứng thú, hào hứng lên lớp 1. Nhưng trên thực tế thì sau khi khai giảng,
một số trẻ lớp 1 rơi vào trạng thái hoảng sợ, lo âu, khơng muốn đi học.Từ chối
hịa đồng với bạn bè, thầy cô, kém hoạt bát hơn hẳn so với thời điểm trước đó
của trẻ. Như vậy từ cơ sở của việc thay đổi tâm, sinh lý, hoàn cảnh sống, các
mối quan hệ xã hội. Để có thể bắt nhịp với cuộc sống, để học tập có hiệu quả và
khơng cịn bỡ ngỡ, lúng túng, xa lạ với thực tế cuộc sống đang diễn ra. Đòi hỏi
trẻ 5 tuổi phải có sự chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học lớp 1. Là giai đoạn quan
trọng cho những chuẩn bị để trẻ 5 tuổi bước vào học lớp 1 tự tin, thoải mái nhất,
đạt kết quả học tập cao nhất.
Trong thực tế hiện nay, việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1, là vấn đề đã
và đang được từng giáo viên, nhà trường, các bậc phụ huynh hết sức quan tâm.
Nhưng làm thế nào để có được kết quả cao thì đây là một vấn đề cần được mọi
người quan tâm nhiều hơn nữa và mong muốn được giải quyết. Là một giáo viên
đứng lớp giảng dạy trong suốt 9 năm qua, bản thân tôi luôn mong muốn làm sao
chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 một cách tốt nhất. Với sự nỗ lực của
bản thân, bằng lòng nhiệt huyết yêu nghề mến trẻ và sức trẻ của mình. Cùng với
sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, sự ủng hộ của bạn bè đồng nghiệp
và gia đình, tơi mạnh đưa ra đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp chuẩn bị
tâm thế cho trẻ 5 - 6 tuổi vào lớp 1 tại trường mầm non Vĩnh Hưng”.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi:
Năm học 2019- 2020 tôi được ban giám hiệu phân công dạy lớp 5 - 6 tuổi
với tổng số 27 cháu, các cháu đi học rất chuyên cần, ngoan ngoãn, thông minh,
ngộ nghĩnh và vâng lời cô giáo.
Bản thân tôi đã được đào tạo bồi dưỡng chun mơn trình độ đại học có
nghiệp vụ sư phạm, có tinh thần học hỏi, yêu nghề mến trẻ.
Được sự quan tâm của phòng giáo dục và đào tạo nên giáo viên thường
xuyên được bồi dưỡng về chun mơn nghiệp vụ.
Nhà trường đã có tương đối đầy đủ phịng học đủ diện tích ánh sáng đây
là điều kiện giúp trẻ phát triển tốt ở tất cả các lĩnh vực: Đức - Trí - Thể - Mĩ Lao động, ở từng độ tuổi và đặc biệt là trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1. Là tiền đề
tốt cho trẻ 5 tuổi bước vào học tiểu học.
3


Nhận thức của các bậc phụ huynh đối với bậc học Mầm non đang dần
được nâng cao, luôn đồng hành cùng nhà trường và giáo viên để có sự phối hợp
chặt chẽ để cùng giáo dục con em mình đạt kết quả cao nhất.
Đội ngũ giáo viên trẻ hoá và chuẩn hố, nhiệt tình u nghề mến trẻ say
mê với công việc.
Được sự quan tâm hội cha mẹ học sinh đã hỗ trợ kinh phí mua sắm trang
thiết bị cho lớp, giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động học tập.
Bản thân tơi cũng có nhiều cố gắng trong q trình tự học, biết sử dụng
máy vi tính, ln lơn cố gắng học hỏi qua đồng nghiệp, tìm hiểu qua mạng, báo
đài, tập san để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của bản thân và tìm tịi
nhiều hình thức tổ chức tiết học để lơi cuốn trẻ.
Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với cơng tác
chun mơn. Ln có sự đầu tư và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo
viên, nên việc chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao.
Bản thân luôn nhận được sự tin yêu, ủng hộ của các bậc phụ huynh.

Đối với lớp tôi phụ trách đa số các cháu đã học qua các lớp bé và nhỡ nên
trẻ có những thuận lợi trong nhận thức và các kỹ năng sơ đẳng.
2.2.2. Khó khăn:
Phần lớn phụ huynh là nơng thơn có khơng ít cha mẹ trẻ đi làm ăn xa để
con cho ông bà chăm sóc và vẫn cịn nhiều phụ huynh chưa thực sự quan
tâm đến việc học tập và nhất là việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.
Tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ không đồng đều nên cịn khó
khăn trong việc giáo dục trẻ.
Địa bàn dân cư của xã sống không tập trung, đối với những thôn ở xa khu
trung tâm xã thường xuyên sảy ra lụt lội, giao thơng đi lại xa xơi.Vì vậy việc
duy trì trẻ đến lớp thường xun cịn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những hôm
thời tiết xấu, mưa bão gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và nề nếp của trẻ.
2.2.3. Khảo sát thực trạng:
Ngày 15 tháng 8 năm 2019 tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo
lớn Lá 1 Trường mầm non Vĩnh Hưng qua khảo sát thu được kết quả như sau :
Bảng khảo sát trẻ trước khi áp dụng các biện pháp
T Nội dung khảo sát
Tổng số
Kết quả
T
trẻ khảo
Đạt
Chưa đạt
sát
SL
%
SL
%
1 Sức khỏe của trẻ
27

20
74
7
26
2 Làm quen với đọc,
27
15
56
12
44
viết
3 Kỹ năng học tập cơ
27
15
56
12
44
bản
4 Kỹ năng sống cơ bản
27
16
59
11
41
của trẻ
5 Tâm thế sẵn sàng đi
27
15
56
12

44
học lớp 1 của trẻ.
4


Qua khảo sát ban đầu như trên tôi nhận thấy kết quả đạt được trên trẻ
chưa cao, đây chính là vấn đề mà bản thân tôi luôn băn khoăn và suy nghĩ làm
thế nào để đem lại hiệu quả cao trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào
lớp 1. Để khắc phục những tồn tại yếu kém đó và phát huy những thế mạnh của
bản thân, lớp học, địa phương tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp
để chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 thông qua các biện pháp sau:
2.3. Các biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.
2.3.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục.
Ngay từ đầu năm học sau khi được phân công phụ trách lớp 5 tuổi tôi đã
xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục và xin ý kiến chỉ đạo của Ban Giám Hiệu
nhà trường đặc biệt là ý kiến đóng góp của Phó hiệu trưởng phụ trách chun
mơn. Kế hoạch giáo dục gồm các nội dung sau:
Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp lấy trẻ làm trung tâm, lồng vào
các hoạt động trong ngày của trẻ.
Xây dựng mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục và hoạt động giáo dục
theo từng chủ đề lớn, chủ đề nhánh dựa vào các mục tiêu phát triển cho trẻ 5 – 6
tuổi của chương trình giáo dục mầm non theo thơng tư.
Xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm
một cách linh hoạt và hứng thú cho trẻ, theo kế hoạch động giáo dục trong tuần
và trong ngày của trẻ.
Chủ động lập kế hoạch cho các hoạt động giáo dục phù hợp với nhóm lớp
mình phụ trách như:
- Tổ chức cho trẻ đi dạo chơi, đi thăm quan các khu di tích, danh lam
thắng cảnh ở địa phương và gần địa phương, thăm quan trường tiểu học.
- Tổ chức dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi.

- Hoạt động hoc.
- Chơi, hoạt động theo ý thích.
- Chơi, hoạt động ở các góc.
- Hoạt động chơi ngồi trời.
- Chơi hoạt động theo ý thích.
- Kết hợp với nhà trường tổ chức cho trẻ tham gia vào ngày hội, ngày lễ.
- Lập kế hoạch phối hợp với phụ huynh, làm tốt công tác tuyên truyền.
2.3.2. Quan tâm chú trọng đến chế độ dinh dưỡng và sức khỏe trẻ để
nâng cao hiệu quả phát triển thể chất cho trẻ.
Trong nghị quyết số 29 NQ/TW hội nghị lần thứ XIII ban chấp hành trung
ương khóa XI ngày 4 tháng 11 năm 2013 đã nêu rõ “ Tiếp tục đổi mới và chuẩn
hóa nội dung giáo dục mầm non, chú trọng kết hợp chăm sóc ni dưỡng với
giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình
thành nhân cách”[5]. Điều đó khẳng định tầm quan trọng của việc chăm sóc ni
dưỡng và phát triển thể lực cho trẻ. Hiểu được vấn đề quan trọng này, ngay từ
đầu năm học tơi đã tìm hiểu sức khỏe trẻ qua sổ theo dõi sức khỏe, quan sát trẻ
qua bữa ăn hàng ngày trên lớp, tôi cân đo chấm biểu đồ cho trẻ để nắm bắt được
số trẻ suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, trẻ phát triển khơng cân đối. Để có biện
5


pháp tích cực nhất giúp trẻ phát triển cân đối, có sức khỏe tốt, dẻo dai trong hoạt
động vui chơi và học tập. Nắm bắt được tầm quan trọng của vấn đề phát triển
thể chất cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Tôi đã đưa mục tiêu phát triển thể chất là
một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ. Chuẩn bị cho trẻ một thể
lực tốt để học tập tốt khi vào học lớp 1. Để thực hiện được mục tiêu đó bản thân
tơi đã lên kế hoạch tuyên truyền đến các bậc phụ huynh vào giờ đón trả trẻ hoặc
những cuộc họp phụ huynh về việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ theo khoa học:
Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm chất, ăn đa dạng và phong phú các loại thực phẩm, ăn chín
uống sơi, rửa tay trước khi ăn sau khi đi vệ sinh, ăn ngủ đúng giờ... Và rèn luyện

thể lực cho trẻ hàng ngày.
Ví dụ: Trong giờ đón trả trẻ tơi tun truyền với phụ huynh cho trẻ ăn đủ
các nhóm chất: Đạm, béo, bột đường, vitamin và muối khoáng trong bữa ăn
hàng ngày. Và rèn cho trẻ dậy sớm tập thể dục sáng và ăn sáng để chuẩn bị đi
học, không để cho trẻ ngủ lười.
Mặt khác hàng tháng, sau khi kết thúc việc thực hiện kế hoạch giáo dục
của mỗi chủ đề, tơi rút ra kinh nghiệm trong q trình tổ chức giáo dục dinh
dưỡng và chăm sóc cho trẻ và tơi viết bài tuyên truyền, sưu tầm tranh ảnh treo ở
góc tuyên truyền với phụ huynh nhằm tuyên truyền đến phụ huynh những vấn
đề liên quan đến dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ.

( Ảnh góc tuyên truyền với phụ huynh)
6


Bên cạnh đó giờ thể dục sáng tơi ln thực hiện đều đặn hàng ngày, cho
trẻ tập kết hợp với vòng gậy hoặc với các bản nhạc, tập kết hợp lời bài hát vì vậy
trẻ rất thích thú trong khi tập. Bên cạnh đó tập thể dục sáng trẻ cịn được tắm
nắng giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.Trong hoạt động chơi ngồi
trời tơi tổ chức cho trẻ chơi trị chơi “ Kéo co”, thơng qua trị chơi trẻ được vận
động, được hòa nhập với trò chơi dân gian và tính cộng đồng với bạn bè, hỗ trợ
bạn khi chơi, rèn luyện tính nhanh nhạy linh hoạt, sức dẻo dai của cơ thể...

( Bé chơi kéo co)
( Bé tập thể dục sáng)
Ngoài việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục nhằm phát triển thể
chất cho trẻ tơi rất chú trọng đến việc rèn luyện trẻ thích ứng với một chế độ
sinh hoạt khoa học, hợp lý. Cùng với việc tổ chức cho trẻ những bữa ăn ngon,
giấc ngủ sâu tơi cịn lồng ghép để dạy cho trẻ hiểu biết về các loại thực phẩm, sự
cần thiết của dinh dưỡng đối với cơ thể. Cung cấp kiến thức và kỹ năng chăm

sóc sức khỏe như giữ gìn vệ sinh cá nhân qua những giờ thực hành rửa mặt, rửa
tay, đánh răng.

(Giờ ăn của bé)

(Giờ ngủ của bé)
7


Như vậy để chuẩn bị cho trẻ một thể lực tốt bước vào lớp 1 là sự chuẩn bị
toàn diện về chiều cao, cân nặng, khả năng hoạt động của các giác quan, kiến
thức và kỹ năng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe: Trời nắng, mưa biết che ô, đội mũ,
trời rét biết mặc quần áo ấm, nhằm rèn luyện cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh tạo
điều kiện để trẻ học tập tốt trong thời gian tiếp theo.
2.3.3. Làm quen với đọc, viết.
Dạy trẻ làm quen khơng có nghĩa là dạy cho trẻ tập đọc, tập viết, tập làm
tính. Mà cái chính là giúp trẻ có những biểu tượng về số lượng từ 1 đến 10, nhận
dạng được chữ cái, chữ số. Thông qua mỗi chủ đề tôi cho trẻ làm quen với chữ
cái và chữ số phù hợp, tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, để trẻ được hoạt
động và dễ dàng lĩnh hội những kiến thức qua từng chủ đề. Qua đó trẻ có biểu
tượng chính xác, từ số 1 đến số 10 và nhận biết chính xác và phát âm đúng 29
chữ cái ở cuối tuổi mẫu giáo.
Ví dụ 1: Chủ đề: bản thân với tiết làm quen với toán: Nhận biết số 6
Chuẩn bị mỗi trẻ một hộp toán và yêu cầu trẻ tìm và xếp 6 bạn gái, sau đó
tặng cho mỗi bạn gái một đôi giầy. Cho trẻ và đếm số bạn gái và số giầy. Sau đó
cho trẻ đếm, so sánh số bạn gái và số giầy. Cho trẻ tìm và gắn thẻ số 6, sau đó cơ
giới thiệu số 6 và cho trẻ phát âm số 6.

( Bé vui học tốn)
Ví dụ 2: Với tiết làm quen chữ cái : a,ă,â

Với tiết học này tôi sẽ tổ chức cho trẻ tham gia vào chương trình “ Vui
cùng chữ cái” để tạo cảm hứng cho trẻ học tập. Cho trẻ nhận biết và phát âm chữ
a trong từ “Đôi tai”, chữ ă trong từ “ Đôi mắt”, chữ â trong từ “ đơi chân”. Sau
đó ở phần luyện tập tơi sẽ tổ chức trò chơi “con xúc xắc”, khi con xúc xắc rơi
xuống và nổi lên chữ cái nào thì trẻ tìm và giơ đúng chữ cái đó.
8


( Bé học chữ cái)
Bên cạnh đó trong giờ chơi, hoạt động ở các góc hoặc chơi hoạt động
theo ý thích tơi thường cho trẻ giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học, những cháu
đã thuộc chữ cái và số đếm sẽ dạy cho những trẻ chưa thuộc, chưa nhớ.

( Bé cùng nhau học chữ cái)
Thông qua hoạt động giao tiếp thường ngày, kể chuyện, hoạt động vui
chơi, học tập, ăn, ngủ, tiếp xúc với đồ chơi, đồ dùng, tôi cung cấp cho trẻ vốn từ
phong phú đa dạng về thế giới xung quanh, giải thích một cách đơn giản để trẻ
hiểu được ý nghĩa của từ và giúp trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ và tăng
cường tiếng việt cho trẻ mà tăng cường tiếng việt cho trẻ em dân tộc thiểu số là
một nhiệm vụ cơ bản của giáo dục mầm non nói chung và của giáo viên mầm
non nói riêng. Tiếng mẹ đẻ là phương tiện quan trọng nhất để giao lưu với những
9


người xung quanh. Trong hoạt động học tập ngôn ngữ vừa là công cụ để tư duy,
lĩnh hội kiến thức, vừa nói lên khả năng trí tuệ của con người. Cung cấp, phát triển
vốn từ cho trẻ là một việc làm vơ cùng quan trọng. Cùng với đó là luyện tập cho
trẻ nói đúng cấu trúc câu trong tiếng mẹ đẻ.
Trong giao tiếp hàng ngày cô phải phát âm rõ ràng, phát âm đúng để trẻ
bắt chước, uốn nắn tập cho trẻ phát âm đúng các âm tiết của tiếng mẹ đẻ, nhất là

những âm khó (như uềnh ồng, khúc khuỷu...) những âm khó phân biệt dẫn đến
sự nói ngọng: l - m, x - s,...
Dạy trẻ khơng nói câu què, câu cụt, nói nhát gừng, nói tiếng địa phương,
nói lộn ngược vị trí từ trong câu. Để làm được điều đó cơ giáo phải thực sự
gương mẫu về lời ăn tiếng nói khi giao tiếp với những người xung quanh.
Nghiêm khắc và uốn nắn kịp thời khi trẻ nói năng tục tằn thô lỗ, “ giúp trẻ nhận
ra những chuẩn mực về ngơn ngữ giữa người với người”. Có thể thấy rằng phát
triển ngơn ngữ là một q trình lâu dài, nên cần xây dựng kế hoạch phù hợp với
trẻ theo độ tuổi, đặc biệt với trẻ 5 tuổi, nội dung phát triển ngơn ngữ cần phải
phức tạp hố dần (vốn từ ngày càng phong phú về môi trường tự nhiên, xã hội,
từ những tên gọi của các sự vật hiện tượng đơn giản, quen thuộc, cái bát, cái thìa, cái
ca, con gà, con chó... Đến những sự vật hiện tượng phức tạp hơn, nghề nghiệp, xã
hội, ý nghĩa, tác dụng của các đồ dùng, công cụ lao động, phân loại động vật, thực
vật, khái niệm ngày càng đầy đủ hơn...).
Ví dụ 1: Trong chủ đề gia đình: Với tiết khám phá khoa học: Tôi cho trẻ
nhận biết đồ dùng để ăn và để uống, và cho phân loại hai loại đồ dùng đó theo
tác dụng và chất liệu.
Giúp cho trẻ nhận biết các chữ cái có trong các từ bằng cách gạch nối,
gạch chân hoặc khoanh tròn các chữ cái, nhưng không nên cho trẻ tập đọc, tập
viết, tập làm tính trước, hơm sau vào lớp 1 trẻ sẽ có tư tưởng biết rồi và học theo
kiểu cưỡi ngựa xem hoa khơng tập chung chú ý học vì đã biết. Tập viết, tập đọc
ghép vần là nhiệm vụ của học sinh lớp 1 và chỉ đến lớp 1 học sinh mới có thể
làm việc này có hiệu quả. Như vậy giáo viên chỉ tổ chức cho trẻ các hoạt động
tập tô, tập đồ các nét chữ cái giúp trẻ làm quen với các nét cơ bản của chữ viết
tiếng Việt và biết cách đưa nét tạo thành chữ viết.
Ví dụ 2: Tạo chữ trên khơng theo ý thích hoặc theo u cầu của cơ.
Bên cạnh đó cho trẻ tiếp xúc với chữ viết trong môi trường xung quanh,
nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái, từ, xem và nghe đọc các loại sách.
Cho trẻ làm quen với cách đọc: Hướng đọc, từ phải sang trái, từ dòng trên xuống
dòng dưới, tập đọc truyện qua các tranh vẽ, đọc diễn cảm, các tranh vẽ phải đẹp

và to, chữ viết rõ ràng chữ sử dụng trong sách là chữ in thường. Dạy trẻ làm
quen với chữ cái, chữ số, các vị trí khơng gian nét chữ, nhận ra được các chữ cái
tạo ra từ, câu và phát âm chính xác các chữ cái (vị trí các nét chữ h, y, p, q, d,
b...Hay nhận ra chữ o trong từ “chùm nho”, nhận ra chữ a trong từ “cái ca” và
phát âm chính xác chữ cái này). Tuyệt đối khơng cho trẻ tập đọc, tập viết, tập
làm tính trước sẽ ảnh hưởng không tốt cho trẻ ở lớp 1, làm giảm sự hứng thú học
tập của trẻ. Mà cho trẻ làm quen với các con số toán học sơ đẳng và cách đọc
10


các từ, câu đơn giản, hướng dẫn trẻ đọc tên trẻ trong bảng danh sách lớp, gọi tên
một số đồ vật được ghi trên những đồ dùng cá nhân, bảng chữ.
Như vậy việc cho trẻ làm quen với hoạt động đọc, viết vừa là phương tiện vừa
là điều kiện để con người hoạt động và giao lưu vừa là công cụ để tư duy, lĩnh
hội tri thức. Vì vậy việc chuẩn bị cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong
sinh hoạt hàng ngày là việc quan trọng nhất để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Trẻ có
ngơn ngữ mạch lạc phát triển tốt, thì đồng thời các quá trình phát triển tâm lý
như: Phát triển tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác…của trẻ cũng phát triển tốt.
2.3.4. Rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng hoạt động học tập.
Phương pháp xây dựng môi trường trong và ngồi lớp học tích cực lấy trẻ
làm trung tâm trong chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non hiện nay,
giúp trẻ chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập
một cách thuận lợi. Nhưng với trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 không đơn thuần là trẻ
biết được 29 chữ cái và 10 chữ số, bên cạnh đó cần rèn cho trẻ một số kỹ năng và hình
thành cho trẻ một số hoạt động học tập ngay từ khi học mầm non.
-Rèn kỹ năng hoạt động học tập cơ bản cho trẻ.
Rèn cho trẻ một số kỹ năng của hoạt động học tập cần thiết như giúp cho
trẻ biết cách cầm bút, cầm sách, mở sách tư thế ngồi đúng. Giúp trẻ thích ứng
với hoạt động học tập mới tránh được những bỡ ngỡ ban đầu dễ gây cho trẻ
những cảm giác sợ sệt, thiếu tự tin. Để đạt được hiệu quả đó thì chúng ta cần tạo

điều kiện cho trẻ làm quen dần với môi trường học tập như: Bố trí bàn ghế cho
trẻ ngồi học, tư thế ngồi học, cách cầm bút....
Ví dụ 1: Trong giờ học vẽ cơ nhắc trẻ cầm bút bằng tay phải, ngồi thẳng
lưng, ngay ngắn, giữ trật tự và chú ý khi cô hướng dẫn thực hiện bài vẽ.

( Hình ảnh trẻ ngồi ngay ngắn, giữ trật tự, chú ý lên cô hướng dẫn)
11


Hướng dẫn trẻ sử dụng các dụng cụ học tập đó như thế nào cho đúng thơng
qua việc làm mẫu quan sát và uốn nắn trực tiếp cho trẻ. Trong khi hướng dẫn khơng
nên áp đặt trẻ, tránh nơn nóng bởi sẽ gây ra cho trẻ sẽ chán nản, chủ quan, chểnh
mảng dẫn đến trẻ khơng cịn hứng thú học tập.
Ví dụ 2: Trong các giờ tập tơ cơ hướng dẫn trẻ cách giở sách từng tờ một,
giở từ trái sang phải, ngồi đúng tư thế, khoảng cách giữa bàn và mắt phải đảm
bảo, trong khi tô cô hướng dẫn và động viên trẻ để trẻ thích thú với hoạt động.
Với những trẻ chưa làm được cô phải hướng dẫn từng chi tiết cụ thể không được
quát nạt và gây áp lực cho trẻ, sẽ làm cho trẻ không những khơng làm được mà
cịn chán nản, lo sợ làm mất hứng thú với hoạt động học tập có chủ định.
- Rèn luyện cho trẻ khả năng chú ý và biết điều khiển chú ý của mình.
Như chúng ta đã biết ở tuổi mẫu giáo khả năng chú ý của trẻ phát triển
mạnh tuy nhiên chủ yếu vẫn là chú ý khơng chủ định tức là vẻ bề ngồi của sự
vật hiện tượng: Màu sắc, hình dạng, hấp dẫn lơi cuốn sự chú ý của trẻ. Để trẻ có
thể thực hiện được nhiệm vụ học tập khi bước vào lớp 1 ngay từ đầu năm học tôi
chú trọng tới việc rèn luyện cho trẻ biết tập trung chú ý vào những vấn đề cần
nhận thức. Trong hoạt động giáo dục hàng ngày tạo điều kiện để giúp trẻ chuyển
dần từ chú ý khơng chủ định sang chú ý có chủ định thơng qua các tiết học, trị
chơi, giao tiếp...
Ví dụ: Trị chơi học tập “Con gì biến mất”, để giải quyết được nhiệm vụ
chơi là quan sát xem con gì biến mất trẻ phải tập trung chú ý để nhớ xem có

những con vật gì? Chỉ khi tập trung chú ý như vậy trẻ mới thực hiện được yêu
cầu của trò chơi.
Hơn nữa ta biết rằng hoạt động học tập ở trường tiểu học mang tính bắt
buộc, có tổ chức chặt chẽ địi hỏi người học sinh phải duy trì sự chú ý của mình
trong thời gian dài. Do vậy cần phải tập cho trẻ biết duy trì chú ý trong những
khoảng thời gian cần thiết trong các hoạt động. Những hoạt động cần luyện tập
cho trẻ duy trì chú ý trong thời gian dài là hoạt động tạo hình, khám phá khoa
học, truyện, thơ, hát, múa, trò chơi học tập, trò chơi xây dựng...Tuy nhiên thời
gian chú ý của trẻ nhiều hay ít phụ thuộc vào sự hứng thú của trẻ và nội dung,
nhiệm vụ học tập.
- Rèn luyện và phát triển cho trẻ hoạt động nhận cảm và tư duy.
Để hoạt động nhận cảm của trẻ phát triển theo hướng tích cực làm tiền đề
cho nhận thức của hoạt động học tập. Ngay ở thời kỳ mẫu giáo cần phải rèn
luyện cho trẻ biết cách quan sát sự vật hiện tượng thế giới xung quanh. Đối với
trẻ 5 tuổi tôi chú trọng đến việc giúp trẻ nắm được các chuẩn cảm nhận đơn
giản, bổ trợ cho phát triển tư duy là tiền đề để trẻ học tốt các môn học ở các cấp
học tiếp theo.
Ví dụ 1:
+ Về màu sắc : đỏ, da cam, vàng, xanh lá cây...
+ Về hình dáng : Hình tam giác, hình trịn, hình vng...
+ Về kích thước : Chiều dài, chiều rộng, chiều cao...
12


Tuy nhiên có thể thấy rằng việc giúp trẻ nắm được các chuẩn nhận cảm
đơn giản cần được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoạt động. Để phát
triển tư duy cho trẻ, tôi chú trọng đến phát triển tư duy hình tượng qua các giờ
hoạt động có chủ đích của trẻ.
Trong hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt dán...) không những giúp trẻ phát
triển khả năng tạo hình mà cịn giúp trẻ tiếp nhận các chuẩn nhận cảm về màu

sắc, hình dạng, số lượng...
Cùng với tư duy trực quan hình tượng thì tuy duy trực quan sơ đồ và tư
duy logic cũng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ. Tức là
trong các hoạt động ta cho trẻ hoạt động với mô hình, sơ đồ thay cho vật thật.
Và vấn đề khơng kém phần quan trọng trong phát triển tư duy cho trẻ là hình
thành cho trẻ những phẩm chất của tư duy: Tính linh hoạt, mềm dẻo, khát quát,
tập cho trẻ phân tích, so sánh, phán đốn các sự vật hiện tượng ở những trạng
thái khác nhau.
Ví dụ 2: Trẻ nhận biết và so sánh các khối như: khối trụ và khối cầu, khối
vuông và khối chữ nhật, khối tam giác.
Bên cạnh việc cung cấp cho trẻ những biểu tượng chúng ta cần giúp trẻ hệ
thống vốn hiểu biết của mình. Có thể nói rằng việc cung cấp những biểu tượng
đa dạng về thế giới xung quanh cho trẻ là điều kiện cần và việc giúp trẻ hệ thống
hóa những biểu tượng đó theo dấu hiệu đặc trưng là điều kiện đủ. Để tư duy trực
quan hình tượng nói riêng và tư duy nói chung được hình thành và phát triển.
Tóm lại việc rèn luyện và phát triển cho trẻ hoạt động nhận cảm và tư duy
là một trong những yếu tố quan trọng trong q trình chuẩn bị trí tuệ cho trẻ 5
tuổi lên lớp 1. Đây là cơ sở để trẻ dễ dàng lĩnh hội những kiến thức sơ đẳng ban
đầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của trẻ ở trường tiểu học.
- Hình thành cho trẻ khả năng định hướng vào không gian, thời gian.
+ Định hướng vào không gian: Khả năng định hướng trong không gian tốt
là điều kiện để trẻ học tập sau này có hiệu quả. Nếu trẻ khơng phân biệt được
bên phải, bên trái, đằng trước, đằng sau, phía trên, phía dưới thì trẻ sẽ gặp rất
nhiều khó khăn khi nhận dạng chữ cái trong một từ, một câu, khi tập đọc, tập
viết. Thậm chí có nhiều trẻ vào lớp 1 vẫn chưa phân biệt được tay phải và tay
trái. Vì vậy chúng ta cần dạy trẻ xác định vị trí không gian, của các sự vật hiện
tượng, và của bản thân trẻ.
Ví dụ: Dạy trẻ nhận biết phía phải, phía trái, đằng trước, đằng sau, phía
trên, phía dưới của bản thân trẻ. Đồng thời tăng mức độ khó, phức tạp để tăng
khả năng định hướng trong không gian cho trẻ. Chẳng hạn phía trên bên phải

cửa sổ có gì ? Phía dưới bên trái cái tủ có gì ? Phía trước cái ghế có gì ?...
+ Định hướng vào thời gian: Hình thành khả năng định hướng vào thời
gian cho trẻ là điều kiện cần thiết để trẻ học tập, sinh hoạt ở trường tiểu học sau
này. Dạy trẻ biết định hướng vào thời gian chúng ta cần quan tâm đến những nội
dung cơ bản sau:
Dạy trẻ nhận biết các thời điểm, trước hết là thời điểm: sáng, trưa, chiều,
tối...Bằng cách dựa vào sinh hoạt của con người vào các thời điểm. Dựa vào
13


quanh cảnh thiên nhiên ở các thời điểm: Buổi sáng mặt trời mọc, gà trống gáy
mọi người chuẩn bị đi làm...Dạy trẻ nhận biết các ngày trong tuần, biểu tượng
của một tuần lễ, giúp trẻ thực hiện được thời gian biểu của một tuần. Trẻ phải
hiểu được một tuần có 7 ngày, thứ 2 là đầu tuần, thứ 7 và chủ nhật là ngày nghỉ
mọi người được nghỉ ngơi, giải trí.
Dạy trẻ nhận biết các mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trẻ nhận
biết được các mùa thông qua đặc điểm nổi bật của thời tiết, khí hậu : Mùa xuân
ấm áp, có mưa phùn; mùa hạ nóng nực; mùa thu mát mẻ...hay dựa vào cảnh vật
thiên nhiên như mùa xuân trăm hoa đua nở, mùa hạ có hoa phượng nở và ve sầu
kêu râm ran...
Việc hình thành cho trẻ về biểu tượng về quá khứ hiện tại và tương lai
phải được tiến hành từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa. Trước tiên là thời
điểm hiện tại (tức là thời điểm được tính bằng giờ, phút): Bây giờ là 8 giờ sáng,
bây giờ là buổi trưa, bây giờ là buổi chiều...Từ mốc thời gian hiện tại đó cung
cấp cho trẻ biểu tượng về quá khứ, hiện tại, tương lai.
Ví dụ: Hơm qua chúng ta đi thăm cơng viên, hôm nay chúng ta cùng nhau
xây dựng công viên...
Như vậy: Khả năng định hướng về không gian và thời gian là một biểu
hiện của sự phát triển về về trí tuệ. Nó khơng chỉ giúp trẻ thích ứng với mơi
trường sống mà cịn là điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình

học tập ở trường tiểu học.
2.3.5. Phối hợp giữa lớp học với gia đình trẻ: Chuẩn bị tâm thế cho
trẻ 5 tuổi đi học lớp 1.
Giáo viên cần phải kết hợp với gia đình trong cơng tác chăm sóc giáo dục
trẻ và chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1. Trong sự kết hợp này giáo viên
dựa trên những yêu cầu chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 và xin ý kiến chỉ đạo của Ban
giám hiệu nhà trường và thống nhất với gia đình về mục tiêu, nội dung, phương
pháp, biện pháp, hình thức chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Nói lên tầm quan trọng
khi trẻ bước vào bước ngoặt 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1, chuyển từ bậc học mầm
non với hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang bậc học tiểu học hoạt
động chủ đạo là hoạt động học tập có chủ định. Mời phụ huynh dự một số hoạt
động ăn, ngủ các hoạt động giáo dục của lớp, tết trung thu, ngày hội 20 -11,
ngày hội của bé. Để tranh thủ sự quan tâm của các bậc phụ huynh, để cùng phụ
huynh giáo dục trẻ có đủ kiến thức, chăm sóc trẻ có đủ sức khoẻ và chuẩn bị cho
trẻ tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1(trường tiểu học) với một hành trang vững
chắc và tự tin. Đối với trẻ 5 tuổi việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học là yếu tố
quan trọng, kích thích tính tích cực học tập và tham gia các hoạt động ở trường
tiểu học. Để làm tốt được điều đó tơi chú trọng đến 2 vấn đề đó là ni dưỡng
hứng thú nhận thức lâu bền và kích thích lịng mong muốn được đi học ở trẻ.
Mặt khác trong giao tiếp hàng ngày chúng ta giúp trẻ hiểu được rằng để
trở thành người tốt, người tài giỏi chúng ta phải đi học. Được đi học sẽ trở thành
người giỏi, làm được nhiều việc có ích cho bản thân, cho xã hội, được mọi
ngừơi yêu mến. Để trẻ nhận ra rằng: Đi học là niềm hạnh phúc lớn lao của con
14


người. Được đi học các cháu được sinh hoạt trong sao nhi đồng, được quàng
khăn đỏ, được học đọc, học viết, biết làm tính, được tiếp xúc với các anh chị
trường tiểu học. Để củng cố niềm tin cho trẻ về tầm quan trọng của việc đi học
chúng ta có thể nêu một số tấm gương tiêu biểu gần gũi trẻ như: Chị Lan học lớp

1A, gần nhà bạn Phát đạt giải học sinh giỏi được lên đăng báo, lên truyền hình
và được khen thưởng... Cùng với đó qua các hoạt động vui chơi, học tập, lao
động, trị chơi đóng vai có chủ đề, đi dạo tham quan, giúp trẻ có những biểu
tượng chính xác về trường tiểu học, về người học sinh.
Ví dụ: Chủ đề trường tiểu học với lợi thế trường mầm non ở gần trường
tiểu học. Tranh thủ lợi thế này, được sự đồng ý của ban giám hiệu trường mầm
non và trường tiểu học. Tôi tổ chức cho trẻ dạo chơi tham quan trường tiểu học
để trẻ được quan sát và làm quen với môi trường và các đồ dùng học tập ở
trường tiểu học và nới với trẻ rằng: “ Đây là trường học mà con sẽ học, ở đó có
cơ hiệu trưởng, có bác bảo vệ, đặc biệt có rất nhiều bạn và những anh chị đeo
khăn quàng nữa”[3]. Hoặc trong giờ khám phá khoa học trị chuyện về trường
tiểu học. Tơi cho trẻ quan sát và thường xuyên cho trẻ tiếp xúc, sử dụng với cặp,
sách vở, bút, thước. Qua đó khơng những dễ dàng hình thành biểu tượng người
học sinh tiểu học thực thụ cho trẻ mà cịn dễ dàng ni dưỡng hứng thú cho trẻ
sẵn sàng vào lớp 1.
Như vậy việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng đi học sẽ khơi gợi ở trẻ
lòng mong mỏi, háo hức được đi học lớp 1.
2.3.6. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, kỹ năng sống chiếm một vị trí hết sức quan trọng nó
góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người, giúp trẻ học tập,
lĩnh hội những kiến thức và kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống
sau này. Dạy trẻ biết ứng xử với mọi người xung quanh, lễ phép, kính trọng
người lớn, đồn kết, thơng cảm, chia sẻ với bạn bè, biết vị trí của mình trong gia
đình và trong xã hội.
Ngồi ra cần hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân, tính tự lập và
khả năng tự phục vụ trong việc sinh hoạt hàng ngày vừa sức của mình, biết giúp
đỡ mọi người.
+ Giúp trẻ làm quen với một số hành vi đạo đức và cách ứng xử giao tiếp.
Để chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 thích ứng với mơi trường hoạt động
học tập đạt hiệu quả cao, trẻ phải có đạo đức, tính cách cần thiết, sự ham mê

hoạt động trí óc, tính kiên trì, sự tập trung chú ý, tinh thần trách nhiệm và thói
quen hình thành cơng việc được giao, tinh thần tập thể.
Ví dụ 1: Giờ ăn cơm cô giáo cho tổ 1 kê bàn ăn, thì tất cả các trẻ tổ 1 cùng
nhau tổ chức kê bàn ghế ăn cơm, một số bạn khiêng bàn vào vị trí ngồi ăn, một
số bạn kê ghế vào bàn, ngay ngắn theo yêu cầu của cô.
Đồng thời thiết lập một mối quan hệ mới, quan hệ giữa trẻ với người lớn,
quan hệ giữa trẻ với nhau với những hành vi và cách ứng xử mới.
Ví dụ 2: Trong chương trình tổ chức “ Hội chợ xuân ” của trường mầm
non Vĩnh Hưng với mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm trẻ được hoạt động tích cực.
15


Trẻ được đi mua hàng tết qua các gian hàng, được giao tiếp với người bán và
người cùng mua hàng với mình. Trẻ được hỏi giá của sản phẩm, được trị chuyện
với những cơ, bác bán hàng. Biết nói lời cảm ơn khi mua được đồ dùng mình
cần, biết nói lời xin lỗi khi làm người khác không vui...

(Trẻ được hoạt động, giao tiếp với nhau trong hội chợ xuân)
Việc cho trẻ làm quen một số hành vi, đạo đức và cách ứng xử, giữa
người với người trong trường tiểu học, ngay từ lứa tuổi mẫu giáo, sẽ giúp cho trẻ
thích ứng nhanh chóng với mơi trường sống và hoạt động của trường tiểu học.
+ Cần rèn cho trẻ những thói quen vệ sinh cá nhân, nếp sống văn hố, vệ
sinh nơi cơng cộng.
Có câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn trẻ mầm non với tâm hồn trẻ như
tờ giấy trắng, nếu khéo vẽ thì trịn, cịn khơng khéo thì méo mó. Việc giáo dục lễ
giáo cho trẻ để trở thành những người có hành vi văn minh lịch sự. Để trẻ sẵn
sàng bước vào học lớp 1 khơng cịn bỡ ngỡ với những hoạt động học tập, sinh
hoạt trong trường tiểu học. Hình thành cho trẻ những nề nếp thói quen vệ sinh,
hành vi văn minh nơi cơng cộng, ngồi làm cho trẻ hiểu được ý nghĩa các kỹ
năng đó thì phải cho trẻ được thực hiện thường xun.

Ví dụ 1:
- Hàng ngày ở lớp, cơ xắp xếp đồ dùng gọn gàng sạch sẽ, tổ chức lớp học
ln vui vẻ, đầm ấm, đồn kết và cho trẻ cùng cô lau chùi giá và đồ dùng đồ
chơi trong lớp, xếp ngăn nắp gọn gàng...Thì sẽ dần ảnh hưởng đến sự hình thành
thói quen cho trẻ, sự gương mẫu của cô và mọi người xung quanh sẽ làm cho trẻ
bắt chước và hình thành những thói quen, nề nếp văn minh lịch sự như:
- Biết sử dụng thành thạo các đồ dùng vệ sinh cá nhân, tự rửa mặt, thay
quần áo, đánh răng, chải đầu...
- Biết lễ phép chào hỏi người lớn tuổi, chào cố giáo khi đến lớp và khi về.
16


( Trẻ biết chào hỏi cô giáo khi đến lớp)
- Biết giữ vệ sinh nhà ở, lớp học, đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ, gọn gàng.
- Biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh
đúng nơi quy định.
Ví dụ 2: Khi ăn quà bánh xong trẻ biết bỏ vỏ, giấy rác vào thùng rác,
không vứt rác bừa bãi, biết nhặt rác bỏ nơi quy định, biết nhắc nhở bạn bè,
người thân khi vứt rác bừa bãi.
- Biết yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên, bảo vệ và chăm sóc các con vật ni
và cây trồng...

( Bé cùng nhau chăm sóc góc thiên nhiên)
+ Hình thành cho trẻ tính tự lập, khả năng tự phụ vụ bản thân và tự chịu
trách nhiệm với việc mình làm.
Đây cũng là một yếu tố quan trọng để trẻ 5 tuổi khi bước vào lớp 1, sẽ tự
giác trong việc chuẩn bị quần áo và dụng cụ, đồ dùng để đến lớp đi học, tự làm
bài tập cô giáo giao ở nhà, tự chịu trách nhiệm với cô giáo khi chưa hoàn thành
17



nhiệm vụ của mình, giải thích cho trẻ hiểu và thực hiện hồn thành nhiệm vụ của
mình khi được cơ giáo giao.
Như vậy kỹ năng sống chính là chiếc chiều khóa vàng cho sự phát triển và
sự thành cơng của mỗi con người.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Với những biện pháp trên trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi thực
hiện triệt để nhằm chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp 1 một cách có hiệu
quả. Trong thời gian vừa qua với sự nổ lực phấn đấu của bản thân được sự quan
tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường và sự ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ
học sinh, đã tạo nên những kết quả đáng khích lệ như sau:
* Đối với bản thân.
Bằng sự tìm tịi và nghiên cứu, áp dụng những biện pháp trên.Tôi thấy kết
quả đạt được rất khả quan, bản thân tơi có kiến thức vững vàng trong việc tổ
chức các hoạt động dưới các hình thức một cách nhẹ nhàng, sinh động và linh
hoạt lấy trẻ làm trung tâm. Để trẻ được hoạt động tích cực trên tất cả các lĩnh
vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kỹ năng xã hội và thẫm mĩ.
* Đối với phụ huynh.
100% phụ huynh học sinh đã nhận thức đúng đắn về chương trình chăm
sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non đặc biệt là tầm quan trọng
của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Luôn đồng hành cùng với cô giáo để giáo
dục trẻ một cách hiệu quả nhất.
* Đối với trẻ.
Trẻ 5 tuổi khoẻ mạnh, nắm vững được các chữ cái và chữ số, biết diễn đạt
rõ ràng mạch lạc, lễ phép, tình cảm, 100% trẻ 5 tuổi đạt các lĩnh vực, có tâm thế
sẵn sàng lên lớp 1.
Bảng khảo sát trẻ sau khi áp dụng các biện pháp
T Nội dung khảo sát
Tổng số
Kết quả

T
trẻ khảo
Đạt
Chưa đạt
sát
SL
%
SL
%
1 Sức khỏe của trẻ
27
27
100
0
0
2 Làm quen với đọc,
27
27
100
0
0
viết
3 Kỹ năng học tập cơ
27
27
100
0
0
bản
4 Kỹ năng sống cơ bản

27
27
100
0
0
của trẻ
5 Tâm thế sẵn sàng đi
27
27
100
0
0
học lớp 1 của trẻ.
* Đối với nhà trường:
Chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt.
Nhà trường đã được các bậc phụ huynh đồng tình ủng hộ trong q trình
chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ. Đặc biệt cuối năm học các bậc phụ huynh
khối 5 tuổi đã có những món quà lưu niệm ý nghĩa tặng cho nhà trường.
18


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận.
Qua thực tế thực hiện việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1. Tơi
có thể khẳng định rằng nhiệm vụ này là vô cùng cần thiết và quan trọng bậc nhất
của giáo dục mầm non nói chung của chương trình mẫu giáo 5 tuổi nói riêng, là
tiền đề phát triển nhân cách, ý thức của trẻ sau này. Đó là một yếu tố khách
quan, nhu cầu cấp thiết cho thực tế giáo dục, vấn đề thiết thực đến lợi ích trước
mắt, lợi ích mai sau, là nguyện vọng tha thiết và chính đáng của các bậc phụ
huynh và thực hiện đúng quan điểm chủ chương đường lối giáo dục của Đảng và

Bộ giáo dục. Do vậy trường mầm non là nơi chuẩn bị những kiến thức sơ đẳng
tạo tiền đề về mọi mặt giúp trẻ 5 tuổi thích ứng với mọi điều kiện và hoạt động ở
trường phổ thơng. Đó là việc hình thành và phát triển tồn diện về các mặt đức,
trí, thể, mĩ và tình cảm quan hệ xã hội. Đặc biệt là tâm thế sẵn sàng đi học để trẻ
tự tin, bước vào lớp 1. Để có được kết quả đáng khích lệ như vậy bản thân mỗi
người giáo viên phải thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ
5 tuổi vào lớp 1. Đây cũng là hướng đi đúng, khả thi nhưng tôi nghĩ rằng không
chỉ dừng lại ở đây mà bản thân tơi cịn phải tiếp tục nghiên cứu, tìm tịi để đưa ra
những biện pháp thiết thực, có hiệu quả hơn nữa. Góp phần nhỏ bé vào việc
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung và chuẩn bị tốt
hơn cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1.
*Bài học kinh nghiệm
Từ những kết quả đã đạt được tôi đã rút ra được kinh nghiệm cho bản thân
trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp 1 như sau:
- Trước hết mỗi giáo viên cần phải nắm vững tâm lý của lứa tổi để lên kế
hoạch phù hợp với tâm lý của trẻ.
- Giáo viên phải có hiểu biết, có biện pháp hình thức đúng đắn trong q
trình giáo dục để trẻ có những hiểu biết đầu tiên về lớp 1 và không bị bỡ ngỡ khi
bước vào lớp 1.
- Cô giáo cần phải luôn sát cánh bên trẻ, vừa là cô, là mẹ và là người bạn
thân thiết cùng trẻ chuẩn bị tốt về tâm thế.
- Giáo viên cần phải bám sát được kế hoạch từ đầu năm đến hết năm học
để đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng trình tự, liên tục và đạt kết quả cao.
- Giáo viên cần phải thường xuyên báo cáo kết quả, những thuận lợi và
khó khăn trong q trình thực hiện với ban giám hiệu nhà trường để được nhà
trường tạo điều kiện hỗ trợ để chăm sọc giáo dục trẻ đạt kết quả cao.
- Ln ln lắng nghe những góp ý của đồng nghiệp, ban giám hiệu để
chọn lọc những ý kiến hay.
- Phối hợp với các bậc phụ huynh để nắm bắt tâm lý của học sịnh.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên với phụ huynh học sinh để

có kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ một cách tốt nhất.
19


3.2. Kiến nghị.
* Đối với phòng giáo dục
Qua việc nghiên cứu và áp dụng đề tài, tôi nhận thấy tầm quan trọng của
việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1. Vậy rất mong các cấp, các ngành quan
tâm nhiều hơn nữa về cơ sở vật cho trẻ tham gia hoạt động trong trường mầm
non.
- Cung cấp thêm tập sách, báo có nội dung tuyên truyền về tầm quan trọng
của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
- Các loại sách tạp chí có nội dung liên quan.
- Các tài liệu về phương pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.
* Đối với nhà trường
- Quan tâm hơn nữa đến đội ngũ giáo viên đứng lớp 5 tuổi, tổ chức các
lớp bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên 5 tuổi. Để lĩnh hội được các
phương pháp tổ chức hoạt động tích cực hiệu quả nhất cho trẻ 5 tuổi, sẵn sàng
vào lớp 1.
- Tạo điều kiện để tổ chức cho giáo viên được tham gia các buổi chuyên
đề, hội thảo về chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 - 6 tuổi vào lớp 1.
* Đối với phụ huynh
- Thường xuyên cập nhật kế hoạch hoạt động, những thông tin của lớp
học, của con em mình ở trường để có kế hoạch phối hợp cùng giáo viên chăm
sóc giáo dục trẻ tốt hơn.
- Cần quan tâm hơn nữa về việc động viên tinh thần, chuẩn bị tâm thế cho
trẻ vào lớp 1.
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà bản thân tơi đã có được trong q
trình thực hiện đề tài mà tơi đã rút ra được và đã đạt được một số kết quả như
trên. Rất mong được sự góp ý, bổ xung của hội đồng khoa học cấp trên, để sáng

kiến của tôi đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHÂN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Vĩnh Hưng, ngày 12 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Người viết sáng kiến

Trịnh Thị Đào

20



×