THANH HÓA
VÙNG ĐẤT ĐỊA LINH NHÂN KIỆT
LÃNH THỔ CỦA NHỮNG VỊ VUA – CHÚA VÀ CÁC BẬC HIỀN TÀI
1. BÀ TRIỆU
Năm (248), bà Triệu tức Triệu Thị Trinh đánh quân Ngơ tại núi Nưa, Triệu Sơn,
Thanh Hóa làm qn giặc khiếp sợ và tôn phục với câu cửa miệng (Múa giáo
chống hổ dễ. Đối mặt vua bà khó). Dù chưa lập triều nghi, nhưng quân Ngô đã tôn
xưng người con gái của vùng đất xứ thanh làm vua rồi.
2. DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ
Năm (931), Dương Đình Nghệ q làng Giàng, nay thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh
Thanh Hóa đã đánh đuổi nhà Đường, sau đó ơng tự xưng làm Tiết Độ sứ, nhưng
thực ra đã là một “vua không ngai” khi tiếp nối được nền độc lập, tự chủ do dòng
họ Khúc dựng nên từ năm (905).
3. LÊ HOÀN
Năm (980), Thái hậu Dương Vân Nga khoác áo mời Thập đạo tướng quân Lê Hồn
lên ngơi để thống nhất lịng dân chống qn xâm lược Tống, từ đó mở ra nhà Tiền
Lê (980 - 1009). Lê Hoàn, tức vua Lê Đại Hành vốn quê xã Xuân Lập, huyện Thọ
Xuân, Thanh Hóa. Nhà Tiền Lê trải ba đời gồm Lê Đại Hành (980 - 1005), Lê Long
Việt (1005), Lê Long Đĩnh (1005 - 1009).
4. HỒ QUÝ LY
Năm (1400), Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần lập nhà Hồ với tên nước là Đại Ngu,
kinh đô ở thành Tây Giai, tức Tây Đô của Thanh Hóa. Tổ tiên ơng vốn ở Chiết
Giang, Trung Quốc, sau di cư sang sống ở Diễn Châu, Nghệ An rồi chuyển ra
Thanh Hóa lập nghiệp. Nhà Hồ truyền qua hai đời vua Hồ Qúy Ly và Hồ Hán
Thương trong 7 năm (1400 - 1407).
5. HẬU LÊ
Thời gian 1428 – 1789 là thời kỳ tồn tại của nhà Hậu Lê gồm 2 giai đoạn:
1- Lê sơ (1428 - 1527) trải qua 10 vị vua từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng
2- Lê Trung hưng (1533 - 1789)
Người sáng nghiệp nhà Hậu Lê là Lê Lợi với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn chống giặc Minh (1416 - 1428). Ơng q ở Thọ Xn, Thanh Hóa.
Giai đoạn Lê sơ được xem là thời thịnh trị của chế độ phong kiến Đại Việt
với đỉnh cao là đời vua Lê Thánh Tơng trị vì (1460 - 1497). Giai đoạn Lê
Trung hưng đánh dấu sự phục hồi của nhà Lê sau khi bị Mạc Đăng Dung
cướp ngôi với vị vua đầu tiên Lê Trang Tông (1533 - 1548), và kết thúc với
vua thứ 16 Lê Chiêu Thống (1786 - 1789).
6. NHÀ NGUYỄN
Triều đại cuối cùng của Việt Nam là nhà Nguyễn (1802 - 1945) do Nguyễn Ánh
Gia Long hưng khởi, tổ tiên của ơng là chúa Nguyễn Hồng vốn ở huyện Hà Trung
tỉnh Thanh Hóa. Nhà Nguyễn truyền được 13 đời vua, bắt đầu từ vua Gia Long
(1802 - 1820) cho đến vua Bảo Đại (1926 - 1945).
“Nhà” của chúa
Trong lịch sử nước Nam ta, ghi nhận chính thức có hai dịng chúa là chúa Trịnh và
chúa Nguyễn. Cả hai dịng chúa đều phát tích từ xứ Thanh.
Chúa Trịnh thời vua Lê – chúa Trịnh thế kỷ XVI - XVIII do Trịnh Kiểm lập nên.
Ông vốn xuất thân nghèo nàn từ huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Tuy tiếng là phò
giúp nhà Lê, nhưng quyền lực thực tế của các chúa Trịnh lại át cả vua Lê. Dòng dõi
chúa Trịnh bắt đầu từ chúa Trịnh Kiểm (1545 - 1570) cho đến thời chúa Trịnh Bồng
(1786 - 1787) bị Nguyễn Huệ dẹp thì dứt hẳn.
Chín đời chúa Nguyễn được lập nên sau thời chúa Trịnh. Vào năm Mậu Ngọ
(1558), Nguyễn Hồng nghe theo lời Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên
“Hoành Sơn nhất đại, khả dĩ dung thân” đã vào trấn trị đất Thuận Hóa. Chúa Tiên
Nguyễn Hồng chính là con trai thứ của Nguyễn Kim. Dòng dõi chúa Nguyễn đã
trải qua 9 đời từ Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) cho tới Nguyễn Phúc Thuần (1765 1777), có cơng lập nên và khai phá đất Đàng Trong, mở rộng dần về phía Nam đất
nước cho tới tận Mũi Đất, Cà Mau.
Không chỉ là nơi phát vua, phát chúa, Ái Châu – Thanh Hóa cịn nhiều lần đóng vai
trị trung tâm của đất nước khi từng giữ vị trí là đất Thần Kinh. Cụ thể là Tây Đô
thời Hồ với thành An Tôn, hay Tây Giai (1400 - 1407).
Vua Lê Trang Tông năm (1543) cũng đã từng chọn xứ Thanh để đóng làm nơi phát
binh Bắc tiến đánh Thăng Long diệt Mạc. Năm (1546) thì lập điện ở huyện Thọ
Xuân, Thanh Hóa tạo nên Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc ở
Thăng Long.
Ngày nay, Thanh Hóa là một trong 63 tỉnh, thành phố của đất nước, được xếp theo
vị trí địa lý là tỉnh mở đầu vùng Bắc Trung Bộ.
A. KHÁI QUÁT
- Diện tích: 11.130 km2 ( đứng thứ 5 cả nước )
- Dân số: 3,4 triệu ( đứng thứ 3 về dân số 2013 )
- Khí hậu: cả tính chất miền bắc và miền trung
- Tiếp giáp: với tỉnh hủa phăn của nước lào với đường biên giới dài
192 km
- Tên gọi: Tên gọi Thanh Hóa bắt đầu đặt ra từ đời Lý Thái Tông
năm 1029.
B. ĐẶC SẢN
1. NEM CHUA - ĐẶC SẢN HẠC THÀNH
Quả nem chỉ to bằng chiếc chén pha trà, gói bằng lá chuối tươi, lạt giang
trắng buộc quanh chữ thập 6 mặt trông nho nhỏ, khéo khéo, trăm quả như một mà
làm say lòng du khách.
“Bạn đến chơi nhà ta với ta
Có chai rượu đậu bóc nem ra …”
Làm nem là một nghề độc đáo, khơng khó nhưng phải có những bí quyết
nhất định. Pha chế là khâu quan trọng, thứ gì làm trước, thứ gì làm sau, ngào trộn
như thế nào…và khâu vệ sinh cũng như kỹ thuật gói nem cũng rất quan trọng.
Nguyên liệu chủ yếu để làm nem bao gồm thịt nạc xay nhuyễn; Bì lợn luộc chín,
cạo thật sạch, lạng mỏng bỏ vào máy cán thành sợi, ngắn chừng 3cm. Thính là gạo
tẻ rang vàng, xay nhỏ mịn. Gia giảm cịn có men, tiêu bắc, muối tinh và bột ngọt
vừa đủ.
Đơi bàn tay xinh xinh thoăn thoắt gói nem, đặt viên nem đã vo sẵn vào lá
chuối, cuộn,bẻ góc, quả nem mới hình thành đã vng vức, cầm lá chuối xé sẵn
khoanh chặt, ngồi cũng lấy lá mặt gói chặt, miệng ngậm đầu lạt xoay quanh buộc
chặt, nhoáng đã xong quả nem rồi sâu thành chục một, sau 1-2 ngày là ăn được.
Khi ăn, Nem bóc ra chắc, màu hồng, khơng dính lá, có vị hơi chua là nem ngon.
Mùa nào ăn nem cũng ngon, nhưng thú vị nhất là cuối thu, sang đơng và mùa
xn. Ngày Tết có nem để đón xuân, chén rượu nhắm với nem Hạc Thành thì thật
là thú vị. Ai đi đâu, về đâu qua TP Thanh Hoá đều mua nem về làm quà, và cùng
với bước chân của du khách, quả nem nho nhỏ đã trở thành tình người Thanh hố
với bạn bè muôn phương.
2. HẾN GIÀNG
Làng Giàng- huyện Đông Sơn nằm kề bên sơng Mã. Khúc sơng này, nhờ
dịng chảy và nền cát đặc biệt rất thuận lợi cho loài hến sinh sơi. Hến bán hầu khắp
các chợ q, làm món ăn bình dân. Họ mua về chủ yếu để nấu canh. Ruột hến luộc
trắng nhờ nhờ. Nước hến luộc trắng lờ đờ.
Làm chi dở đục dở trong
Lờ đờ nước hến cho lịng tương tư.
Nhưng hến giàng vỏ khơng đen và nước luộc trong, lại khơng có mùi vị hăng
hắc, nấu canh ngọt, xào lên rất ngon, làm mắm càng tốt, đến nỗi vua chúa miệng
quen ăn sơn hào hải vị cũng ưa thích.
Có một ơng vua (triều Nguyễn thì phải) ngự giá qua bến Giàng (thời xưa
đường thiên lý Bắc - Nam qua bến Giàng), nghe tiếng hến Giàng ngon, vua địi ăn,
rất khen ngợi. Từ đó hàng năm có lệ làng Giàng hến phải cung tiến hến.
Hến tiến lên vua, dĩ nhiên phải chọn lọc hết sức cẩn thận. Đó là những con
lớn, vỏ không đen, không sần sùi, sinh sống chỗ luồng nước sạch. Khi vận chuyển
hến phải mang theo cát và nước sông Giàng để hến vẫn được sinh sống trong môi
trường quen thuộc. Đồ đựng hến phải là thùng gỗ hoặc thúng mủng mới, khảm sắn,
đường, giấy bản, lá bời lời, để nước khỏi chảy và con vật không bị ô uế. Việc vận
chuyển hến khá công phu, đúng là 'của một đồng công một nén'. Trai tráng làng
Giàng năm nào cũng phải thay phiên cắt lượt gánh hến vào tận kinh đô Huế, đêm
ngày lo ngay ngáy, cất giữ sao hến không chết, không gầy. Một con hến chết gây
nhiễm bẩn cả thùng. Hến bị gầy, tất nhiên vua ăn mất ngon.
Hến chở đến kinh dô, không thể dừng chân nghỉ, cứ thay phiên nhau gánh, đi
miết ngày đêm. Đã được tiền trạm báo tin trước, quan ngự thiện đợi sẵn, nhận ngay.
Ông sai đầu bếp nấu thử dâng lên vua, thấy nước hến trong, có ánh biêng biếc, vị
ngọt thanh, khơng hắc … được vua phê chữ 'hảo', đồn vận chuyển hến mới thở
đánh phào, cất đi gánh nặng khỏi vai mà thong thả ra về.
Có lần nhà vua đi qua bến Giàng thấy một cơ gái mị hến dưới sơng, dáng
hình rất xinh đẹp, đem lịng u. Cơ tên là Hến, người làng Giàng Hến, vì nhà
nghèo quá, ngày nào cũng phải lặn hụp dưới sơng, mị hến từ sáng đến tối để đổi
gạo mà tóc vẫn đen mượt, da dẻ vẫn nuột nà. Vua đưa Hến theo thuyền ngự về kinh
đô, đổi tên Ngọc Hến, cho vào hầu trong cung.
Ngày tháng trôi đi, ông vua già yếu dần, Trước khi từ trần, vua muốn ban ơn
cho một số phi tần trẻ không con cái được trở về quê, trong đó có nàng Ngọc Hến.
Họ muốn xin bao nhiều vàng, bạc làm vốn sinh nhai, cứ thực tâu bày. Ngọc Hến
nói nàng khơng dám xin vàng bạc, chỉ xin nhà vua ban ơn trời để miễn cho làng
Giàng quê mình khỏi lệ cung tiến hến. Nhà vua cảm động gật đầu.
Làng Giàng Hến từ đó thốt nạn cung tiến hến. Họ rất biết ơn cung phi Ngọc
Hến, tên gọi nàng là 'Bà Chúa Hến'.
Cũng từ đó, hến Giàng có mặt khắp chợ cùng quê, đem cái ngon ngọt đến
cho mọi nhà. Hến Giàng tuy đắt giá hơn hến thường nhưng vẫn được nhiều người
ưa chuộng.
Nghe nói nhà vua rất thích ăn các món: canh hến nấu rau tầm tơi, dấm hến
nấu lá tai chua hay là chua me, hến xào khô với miến đậu xanh, hến xào nước với
thịt nạc để kẹp bánh tráng…
Theo 'Vân Đài loại ngữ' (Lê Quý đôn) thời xưa ở Trung Quốc trong các bữa
yến tiệc sang trọng thế nào cũng phải có món mắm hến.
Trong dân gian ta mắm hến cũng là món ăn ngon, quý. Năm hến dùng chấm
bánh đúc, bún, bánh cuốn, thịt lợn luộc … đều thích hợp.
Làm mắm hến tốn công. Ngâm hến vào nước trong 3 ngày ba đêm, mỗi ngày
thay nước một lần để hến nhả hết cát, chất bẩn. Rửa sạch vỏ hến, bỏ vào nước nóng
chừng 25 - 300 đủ vừa để hến há miệng nhưng không chết hẳn, Khều ruột hến ra,
lọc bỏ con chết, trộn muối, không làm ruột hến dập nát, cho vào vại sành. Liều
lượng mmuôid theo tỷ lệ từ 3 đến 5 hến một muối tuỳ theo khẩu vị thích ăn mặn
hoặc nhạt. Phía trên hến rắc một lượt muối mỏng chống ruồi nhặng. Dùng vải màn
thưa bịt miệng vại. Ngày phơi nắng đêm thả sương. Nếu muốn hến chóng ngấu, cho
thêm chút men rượu (khơng được dùng men nhiều làm hỏng mắm). Khoảng ba
tháng, mắm hến chín. Rang thính gạo trộn vào với hến. Lại đem vại mắm phơi. Nên
nhớ mắm hến phải được nắng mới mau chín và dậy mùi thơm. Cũng như mắm tép,
mắm hến để lâu càng ngon. Có khi người ta bỏ thêm riềng củ giã nát vào mắm hến
để khi ăn tăng thêm mùi vị cay thơm … Tôi cho rằng riềng, gia vị mắm hến rất cần
thiết. Vì thịt hến bổ nhưng tính hàn, bởi nó sống dưới bùn nước; những người tính
hàn hoặc mắc bệnh hư hàn, ăn thịt hến khơng chịu, cần có vị cay ấm của riềng để
làm giảm bớt tính hàn trong hến. Theo sách 'Bản thảo' (dược học) thịt hến cũng như
thịt trai, nhuận được ngũ tạng, trị bệnh tiểu khát và lợi về quan tiết (đốt khớp).
Hiện nay, ở thành phố Thanh Hố, có cửa hàng cơm hến rất đông khách và
hến Giàng được coi là đặc sản Xứ Thanh.
C. NHÂN VẬT LỊCH SỬ
1.
Bà Triệu
Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh sinh ngày 2 tháng 10 năm (226), là một
trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam, Bà Triệu còn được gọi là
Triệu Ẩu theo cách gọi của người Trung Hoa ('"ẩu" nghĩa là bà già, bà lão). Bà là
người Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa và là
em của Triệu Quốc Đạt.
Sách Giao Chỉ chí chép:
Trong núi ở quận Cửu Chân có người con gái họ Triệu, vú dài 3 thước,
không lấy chồng, họp đảng cướp bóc các quận, huyện, thường mặc áo ngắn màu
vàng, chân đi giày mũi cong, ngồi đầu voi mà chiến đấu, sau chết làm thần.
Truyền thuyết kể rằng:
Bà là người tính tình vui vẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trí lực hơn người. Có
lần xuất hiện một con voi trắng một ngà phá phách ruộng nương, làng xóm, làm
chết người. Triệu Thị Trinh dũng cảm cầm búa nhảy lên đầu giáng xuống huyệt làm
con voi lạ gục đầu xin qui thuận.
Khởi nghĩa
Năm 246, bà đã cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt dựng cờ khởi nghĩa và sau
khi Triệu Quốc Đạt chết (248), bà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại sự xâm lược
của quân Đông Ngô, do Lục Dận (cháu của Lục Tốn), thứ sử Giao Châu chỉ huy.
Nhiều nghĩa binh đã tử trận vào năm đó. Theo Trần Trọng Kim trong Việt sử lược,
bà chống đỡ với quân Đông Ngơ được 5-6 tháng thì thua chạy đến xã Bồ Điền và
tự tử. Khi ấy Triệu Thị Trinh mới 23 tuổi. Còn Lê Mạnh Thát dẫn Thiên nam ngữ
lục và Ngụy chí mà kết luận rằng Bà Triệu đã khơng thua bởi tay Lục Dận, trái lại
đã đánh bại Lục Dận. Lục Dận chỉ chiếm được vùng đất nay thuộc Quảng Tây. Bà
Triệu đã giữ được độc lập cho đất nước đến khi Đặng Tuân được Tôn Hựu sai sang
đánh Giao Chỉ vào năm 257.
Tại nơi bà mất là núi Tùng, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa vẫn
cịn di tích lăng mộ của bà, cách nơi bà mất không xa (ngay bên quốc lộ 1A) là khu
thờ bà. Hằng năm, vào ngày 21 tháng 2 âm lịch, người dân trong vùng vẫn tổ chức
tế giỗ bà để tưởng nhớ.
Hiện nay ở Hà Nội, tên bà được đặt tên cho một con đường: phố Bà Triệu.
Câu nói nổi tiếng
Tơi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ[3], chém cá kình ở Biển
Đơng, đánh đuổi qn Ngơ, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu
khom lưng làm tì thiếp cho người!
2.
Lê Lợi (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc
Lê Lợi sinh 1385 tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xn,
Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Ông là con
út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương (anh lớn của ông tên Học, anh thứ là
Trư). Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước,
ơng ni chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Qn nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm
quan, ông không chịu khuất. Ơng nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để
tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21
tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng
chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị
tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã
nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.
Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với
18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê
hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.
Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng
hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các
tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như:
Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa
Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là
Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc
cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12-1427),
qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật của nó đã chứng minh Lê
Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, chỉ thấy ở những
lãnh tụ mở đường, khai sáng. Nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng
năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của
dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống
trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ
ngun xây dựng mới. Khơng có Lê Lợi, khơng có phong trào khởi nghĩa Lam
Sơn.
Lê Lợi trong 5 năm làm vua, bên cạnh những công lao to lớn, có phạm một
số sai lầm mà sử sách đương thời cũng thẳng thắn phê phán. Đại Việt sử ký toàn
thư viết: "Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 20 năm mà thiên hạ đại
định. Đến khi lên ngôi, định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, lập quan
chức, lập phủ huyện, thu góp sách vở, mở trường học, có thể gọi là có mưu lớn,
sáng nghiệp. Song, đa nghi, hay giết, đó là chỗ kém".
D. LỄ HỘI
1. LỄ HỘI LAM KINH
Lam Kinh, nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, cách thành
phố Thanh Hoá khoảng 50km đường bộ. Nơi đây là căn cứ địa đầu
tiên của cuộc khởi nghĩa chống quân đô hộ nhà Minh, đế giành lại
độc lập tự chủ cho đất nước Việt Nam ở thế kỷ XV, là quê hương
của vị anh hùng dân tộc Lê lợi (1385 - 1433) và một số danh tướng
của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như Lê Lai, Lê Thạch, Lê Khôi...
Hàng năm, cứ đến ngày 21, 22 tháng 8 âm lịch, nhân dân khắp nơi
đã nô nức kéo về Lam Kinh để dự lễ tưởng niệm công đức của vị
anh hùng cứu nước Lê Lợi, đại công thần Lê Lai và các vị vua Lê
đã có cơng giành lại độc lập và xây dựng đất nước. Vì vậy mới có
câu: 'Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi".
Người về dự lễ, ngoài tiệc thắp hương tưởng niệm, tham quan một
khu thắng cảnh và di tích lịch sử q giá, cịn được xem trình diễn
các điệu múa, trị chơi truyền thống như điệu múa Xn Phả, trị
chơi Bình Ngơ phá trận…, nghe các tiếng chiêng, cồng, trống, cất
lên cùng với giọng đọc bài cáo Bình Ngơ âm vang giữa núi rừng
thiêng liêng hào hùng! Du khách còn được thưởng thức một số đặc
sản của địa phương như bưởi, mía, ổi, đường sơng Lam và bánh gai
Tứ Trụ vốn nổi tiếng từ xưa.
Trong khơng khí hội lễ, khu di tích Lam Kinh như hiện ra trước
mắt mọi người, vẻ nguy nga, hùng vĩ giống như hình tượng đã
được mô tả trong các tác phẩm Lam Sơn lương thuỷ phú của Lê
Thánh Tông
2. LỄ HỘI RƯỚC CÁ THẦN
Lễ hội rước thần cá có từ xa xưa, được đồng bào dân tộc Mường
ở xã Cẩm Lương bảo tồn, lưu giữ khá nguyên vẹn cho đến ngày
nay. Lễ hội được tổ chức trang trọng, hoành tráng với ước
nguyện của người dân địa phương là cầu cho mưa thuận gió
hịa, mọi người khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt.
Mở đầu lễ hội là phần rước thần cá từ suối Ngọc - nằm dưới
chân núi Trường Sinh - đưa về sân vận động của bản để làm lễ
khai mạc, báo cơng với thành hồng về một năm lao động sản
xuất của đồng bào địa phương và những ước nguyện của năm
mới. Sau đó, thần cá tiếp tục được đưa ra đền thờ ngay chân núi
Trường Sinh để cúng tế.
Sau phần lễ là phần hội với những trò chơi dân gian của đồng
bào dân tộc Mường bản địa như ném còn, chơi đu, đẩy gậy, kéo
co và nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao như
hát Xường, ru Mường, thi đấu bóng chuyền, cầu lơng.
Suối cá thần Cẩm Lương là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có từ
hàng trăm năm nay bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc,
xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thuỷ (cách trung tâm TP
Thanh Hoá gần 100 km về phía Tây Bắc).
Huyền thoại về suối cá thần
Huyền thoại kể rằng: Ngày xửa, ngày xưa, nơi bản Ngọc thời
khai thiên, lập địa, vào một năm nọ, thời tiết khắc nghiệt, hạn
hán quanh năm, người dân túng đói vơ ngần. Một hơm, có hai
vợ chồng trong bản hiếm muộn con đi làm đồng vơ tình nhặt
được một quả trứng có hình thù lạ. Người vợ đem quả trứng ra
suối Ngọc thả xuống nước, nhưng lạ thay, khi nhấc tay lên
người ấy lại thấy quả trứng đang trên tay mình.
Hai vợ chồng quyết định đem quả trứng lạ đặt vào ổ gà đang ấp,
quả trứng nở ra một con rắn. Sợ quá, người chồng đem con rắn
ra suối Ngọc thả, nhưng cứ đến tối con rắn lại về ở với gia đình
này. Sau đó họ đã để con rắn ở lại sinh sống với mọi người.
Lạ thay, từ đó đồng ruộng của bản đủ nước cày cấy, đồng bào
sống trong no ấm, hạnh phúc. Chàng rắn ấy trở thành vị cứu tinh
của bản nên được mọi người hết lòng tơn kính. Rồi một hơm
định mệnh, trời nổi cơn giơng, sấm chớp đùng đùng. Sau cơn
giông, dân bản thấy xác chàng rắn nằm bên chân núi Trường
Sinh, đầu hướng về bản Ngọc.
Thương tiếc chàng rắn, dân bản chôn cất chàng bên chân núi,
lập đền thờ gọi là Ngọc Từ. Trong một buổi tế lễ, đồng bào bản
Ngọc được thần báo mộng chàng rắn chết là do quyết chiến với
thuỷ quái để bảo vệ dân bản. Sau này chàng rắn được phong
thần gọi là: Tứ Phủ Long Vương. Từ đó, ở suối Ngọc bên chân
núi Trường Sinh xuất hiện đàn cá thần hàng nghìn con ln
qy quần chầu trước đền Ngọc Từ để hầu hạ chàng rắn.
E. CÁC ĐIỂM THAM QUAN
1. ĐỀN QUÁN CHÁO
Đền Quán Cháo rêu phong, cổ kính, tọa lạc trên đỉnh dốc, bên
con đường thiên lý Bắc-Nam (quốc lộ 1), nơi giáp ranh giữa thị
xã Tam Điệp (Ninh Bình) và thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa). Nơi
đây còn lưu giữ nhiều bài vị, đồ tế lễ, thờ cúng rất độc đáo, đặc
biệt là truyền thuyết về các tiên nữ dâng cháo lên nghĩa quân
Tây Sơn.
Năm 1788, sau khi lên ngơi Hồng đế, lấy niên hiệu Quang
Trung, ngài liền chỉ huy quân Tây Sơn hành quân thần tốc ra
Bắc đánh đuổi 29 vạn quân Mãn Thanh, do Tổng đốc Tôn Sĩ
Nghị cầm đầu. Ngày 15-1-1789, quân Tây Sơn ra đến Tam Điệp
phối hợp với quân Bắc Hà, do Ngơ Văn Sở và Ngơ Thì Nhậm
chỉ huy. Trong 10 ngày ngụ binh ở Tam Điệp và Bỉm Sơn. Theo
truyền thuyết, trong những ngày này quân Tây Sơn được các
tiên nữ dâng cháo thần, nhờ vậy nghĩa quân Tây Sơn thêm mưu
trí, dũng mãnh chiến đấu, quét sạch quân xâm lược. Chỉ trong 5
ngày xuất quân, 5 đạo quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân
Mãn Thanh, đúng như những lời huấn dụ của Vua Quang Trung
tại lễ thề của các tướng sĩ ở Thanh Hóa: (Đánh cho nó một chiếc
xe để chạy về nước cũng khơng có/ Đánh cho nó một mảnh giáp
cũng chẳng cịn)
Đại thắng qn Mãn Thanh xâm lược, nghĩa quân Tây Sơn ca
khúc khải hoàn về thăm Qn Cháo thì ngỡ ngàng khơng thấy
các tiên nữ! Tỏ lịng thành nhớ cơng ơn của các tiên nữ, Vua
Quang Trung truyền lệnh lập đền thờ nhớ ơn những người đã có
cơng dâng cháo cho nghĩa qn. Từ đó, người dân trong vùng
tương truyền: Ngọc Hồng Thượng đế phái công chúa Giáng
Tiên cùng 2 ngọc nữ là Quế Nương và Thị Nương xuống hạ giới
ban phúc cho dân lành, nấu cháo giúp nghĩa quân Tây Sơn có
thêm sức mạnh đánh đuổi quân xâm lược. Các tiên nữ bay về
trời, nhưng vẫn thường theo dõi nhân gian, tạo phúc cho dân.
Tin các tiên nữ sẽ ln giúp đỡ những người khốn khó, bà con
trong vùng khói nhang, khấn vái, xin lộc tiên… Ơng Đinh Đức
Giang (70 tuổi)-người bảo vệ đền Quán Cháo vui vẻ: Nhu cầu
tham quan, tín ngưỡng ngày càng cao, nhất là mỗi khi Tết đến
Xuân về; nhân dân mọi miền hội tụ về đây tỏ lịng nhớ ơn
những người có cơng. Nhờ vậy, đền Quán Cháo ngày càng được
nhiều người quan tâm, được trùng tu, xây dựng khang trang.
Nơi đây đang khôi phục lại lễ hội các tiên nữ dâng cháo, Vua
Quang Trung mở tiệc khoản đãi hiền tài và khao quân, quân Tây
Sơn đại thắng quân Mãn Thanh, Vua Quang Trung tạ ơn các tiên
nữ…
2. THÀNH NHÀ HỒ
Thành nhà Hồ hiện nay nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long
(Vĩnh Lộc, Thanh Hố). Đây là cơng trình kiến trúc bằng đá độc
đáo có một khơng hai tại Việt Nam. Được Hồ Quý Ly cho xây
dựng vào năm 1397, thành này cịn được gọi là Tây Đơ (hay
Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội).
Xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây
Đô.
Theo sử liệu, vào năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc
Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn
(nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm
chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài, đồng thời cũng là
cách để hướng lòng dân đoạn tuyệt với nhà Trần.
Tồn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng
những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vng
vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá dài trung bình 1,5
m, có tấm dài tới 6 m, trọng lượng ước nặng 24 tấn. Tổng khối
lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần
100.000 m3 đất được đào đắp công phu.
Những phiến đá nặng hàng tấn chỉ xếp lên mà khơng cần chất
kết dính vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua hơn 600 năm cùng
những biến cố thăng trầm của lịch sử và tác động của thời tiết,
hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn, dù thời gian xây
dựng rất gấp gáp, chỉ trong khoảng 3 tháng.
Theo sử sách trong thành còn rất nhiều cơng trình được xây
dựng, như điện Hồng Ngun, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ
Quý Ly)... rất nguy nga, chẳng khác gì kinh đơ Thăng Long.
Tuy nhiên, trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết cơng trình kiến
trúc bên trong Hồng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền
móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới
những ruộng lúa của người dân quanh vùng.
Ơng Vương Văn Việt, Phó chủ tịch UBND Thanh Hóa cho biết,
thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm
bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử của di tích này. Trước mắt tỉnh
sẽ thực hiện việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo theo đúng luật Di sản
văn hóa của Việt Nam và Cơng ước quốc tế về di sản thế giới,
tiếp tục xây dựng và trình Thủ tướng phê duyệt kế hoạch bảo
tồn, trùng tu di sản này.
Tiếp đó tỉnh sẽ phối hợp với cơ quan chức năng từng bước khai
quật khảo cổ học, kêu gọi nguồn lực đầu tư nhằm làm tăng thêm
sức hấp dẫn di tích và thu hút du khách. “Cùng với cố đơ Huế,
Hồng thành Thăng Long, tỉnh Thanh Hóa rất vinh dự và tự hào
vì có một kinh thành được cơng nhận là di sản văn hóa thế
giới”, ơng Việt nhấn mạnh.
Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà
Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa
vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt.
3. SUỐI CÁ THẦN CẨM THỦY
Suối cá ở cẩm lương cẩm thủy là nơi cư ngụ của hàng nghìn con
cá lớn nhỏ, nặng 2-8 kg, đặc biệt có con nặng tới 30 kg (cá
chúa). Cá ở đây chỉ bơi quanh quẩn tại một đoạn suối dài hơn
100 m và không bơi ra xa hơn. Chiều tối, chúng lại rủ nhau về
hang trú ẩn. Ngoài ăn lá cây rơi rụng từ trên cao, đàn cá còn
được đội bảo vệ nơi đây cho ăn rau muống 1 hoặc 2 lần/tuần.
Theo cán bộ địa phương, đàn cá ở suối Cẩm Lương là cá giốc
(còn được gọi là cá dốc), thuộc bộ cá chép và có tên trong sách
đỏ Việt Nam. Giống cá màu xanh thẫm này có hai bên mép đỏ
tươi, mỗi khi bơi phát ra những luồng ánh sáng lấp lánh như ánh
ngọc đẹp mắt. Đàn cá thần ở suối Cẩm Lương. Người dân trong
vùng tin rằng đây là giống cá thần hiếm có và sự sung túc của
đàn cá sẽ đem lại bình yên no ấm cho cuộc sống của người dân
địa phương. Là một người sống gần khu suối cá hơn 80 năm
nay, cụ Đinh Trọng Tâm cho hay: có một đơi thanh niên từ
thành phố lên xem "cá thần". Sau đó vì tị mò họ đã dùng đá đập
chết một con cá, trên đường quay trở về, hai thanh niên đã gặp
nạn. Những người dân trong bản đều tin rằng nếu ai trêu đùa,
làm hại cá thần hay làm bẩn nước, nhẹ sẽ bị ốm, còn nặng sẽ bị
"mất mạng". việc người dân trong bản ln xem lồi cá này là
"thần" và không dám ăn cá là sự thật.
Trước đây ở địa phương có một thanh niên đã bắt cá thần trong
suối về ăn sau một thời gian anh ta đã bị điên, đi chữa trị đâu
cũng không khỏi. Người dân trong vùng cho là anh ta đã bị thần
cá 'trả thù', sau đó gia đình anh ta đã mang lễ vật đến để xin thần
cá tha tội và chỉ ba ngày sau người thanh niên này đã khỏi
bệnh”
4. HÒN TRỐNG MÁI
Đây là một danh thắng nổi tiếng của Sầm Sơn nói riêng và của
tỉnh Thanh Hố nói chung. Huyền thoại về một mối tình thuỷ
chung, sống chết bên nhau của cặp vợ chồng trẻ sau đại nạn
hồng thuỷ, đã khiến các nàng Tiên du ngoạn nơi trần gian phải
động lịng cảm phục cho hố thành đơi chim ngày ngày quấn
quýt bên nhau trên núi cao. Hết thời gian du ngoạn các nàng
Tiên phải về trời và muốn đưa đơi chim về cùng. Nhưng vì u
mến xóm làng, cặp vợ chồng chim đã ở lại cùng bà con xây
dựng lại quê hương sau nạn hồng thuỷ. Các nàng Tiên cảm động
và đồng ý. Thế là cặp vợ chồng chim đã được hoá đá thành
Trống - Mái, trường tồn vĩnh hằng với thời gian để du khách về
Sầm Sơn thêm một địa chỉ tuyệt vời thăm quan, chiêm ngưỡng.
Đi theo con đường lượn trên sườn núi Trường Lệ, bạn sẽ gặp hai
hòn đá nằm chênh vênh trên một phiến đá lớn từ bao đời nay,
như thách thức với thời gian và sóng gió, biểu tượng thủy chung
của tình u.
Hịn trống mái có 3 tảng đá xếp trồng lên nhau, một hịn có đầu
nhọn nằm chồng lên trên trơng giống hình dáng con gà trống,
hịn đối diện nhỏ hơn, có dáng tựa con gà mái. Các khối đá có
hình dáng đẹp thơ mộng được gắn với truyền thuyết về một mối
tình chung thủy, đã cùng nhau chết trong một trân đại hồng thuỷ
và đặt tên là hòn Trống Mái.
Chuyện kể rằng, ở vùng Sầm Thơn, có chàng trai tên Ngư Phủ,
khỏe mạnh lại siêng năng. Vào một buổi chiều, khi thuyền đã
cập bến, trời bỗng nổi cơn giông dữ dội, giữa khơng trung, một
cánh cị trắng sức cùng lực kiệt lao xuống vũng Tiên. Thấy vậy,
chàng Ngư Phủ mang cị về chăm sóc, từ đó, cị ở lại cùng
chàng.
Như mọi ngày, chàng Ngư Phủ ra biển quăng chài, cò ở nhà một
mình trong lịng rất vui sướng bởi hơm nay, là hết hạn đội lốt cò
và được trở về tiên giới. Cò trở thành một người con gái nhan
sắc tuyệt trần, nhưng nàng khơng trở lại thiên đình làm tiên nữ,
mà nguyện ở lại trần gian.
Ngư Phủ trở về, ngạc nhiên khi thấy nhà cửa gọn gàng, cơm
canh đã ở trên mâm, mà vắng bóng cị như mọi khi. Chàng buồn
rầu, bỗng từ trong liếp nàng bước ra e lệ cúi chào, cuộc thiên
duyên giữa chàng Ngư Phủ và một tiên nữ đã trở thành hiện
thực. Chốn thiên đình, hết hạn phải làm kiếp cò, mà vẫn chưa
thấy con gái trở về, hay tin nàng kết hôn với người hạ giới,
Ngọc Hồng nổi trận lơi đình sai người xuống trừng phạt.
Chàng Ngư Phủ hết lời khuyên nhủ nàng trở về trời, nhưng nàng
một mực ở lại cùng chàng. Nàng dùng phép, biến vợ chồng
thành đôi chim, khi sứ giả bước vào định bắt, thì đơi chim non
kia biến thành đá đứng trơ trơ.
Phiến đá đó, người dân gọi là hịn Trống Mái, là biểu tượng của
tình thủy chung, là khát khao hạnh phúc, được sống trong tình
yêu, mà người xưa đã khéo léo gửi gắm vào đất trời nơi đây.
F. TÌM HIỂU THÊM VỀ MỘT SỐ ĐỊA DANH VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ
PHỤ LỤC
THANH HĨA
1. Phịng tuyến Tam Điệp
KHÁI QT
3. Khí hậu
4. Tiếp giáp
5. Tên gọi
1. Diện tích
2. Dân số
1. Nem chua Hạc Thành
1. Bà Triệu
GIỚI THIỆU
2. Mảnh đất địa linh nhân kiệt
ĐẶC SẢN
2. Hến Giàng
NHÂN VẬT LỊCH SỬ
2. Lê Lợi
LỄ HỘI
1. Lễ hội Lam Kinh
1. Đền Quán Cháo
3. Thành nhà Hồ
2. Lễ hội rước thần Cá
CÁC ĐIỂM THAM QUAN
2. Thành nhà Hồ
4. Hòn Trống Mái
TÌM HIỂU THÊM VỀ 1 SỐ ĐỊA DANH VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ