Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TÌM HIỂU VỀ ĐẠI HÀN DÂN QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.59 KB, 16 trang )

TÌM HIỂU VỀ
ĐẠI HÀN DÂN QUỐC
I. Vị trí địa lý và Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Hàn Quốc là một quốc gia nằm ở Đông Bắc châu Á, nằm ở nửa phía Nam
của bán đảo Triều Tiên, trải dài 100,140 km2 từ bắc xuống nam. Phía bắc
giáp với Bắc Triều Tiên. phía đơng Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía
tây là Hồng Hải. Hàn Quốc có khí hậu ơn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi
, bên cạnh đó quốc đảo này cịn có tới 3200 hòn đảo nhỏ.
- Dân Số : Dân số Hàn Quốc theo thống kê năm 2009 là 48,86 triệu
dân, mật độ dân số là 500 người/1km2, cao thứ 3 trên thế giới(sau
Bangladesh và Đài Loan).
- Diện tích: 100,140 km2. Địa hình 2/3 là đồi núi, 3200 đảo.
2. Điều kiện tự nhiên
Nơi đây còn được mệnh danh là đất nước của những ngọn núi. Tuy không
phải là đất nước rộng lớn, nhưng Hàn Quốc có đến 70% diện tích là các dãy
núi, dãy cao nhất trên đất liền cao 1.915m, còn núi cao nhất là núi Hallasan
cao 1.950m trên đảo Jejo-do. Ngồi ra, Hàn Quốc có đến 3.000 hịn đảo,
phần lớn ở bên ngoài bờ biển Tây Nam. Riêng tỉnh Jeollanam có 2.000 hịn
đảo và cơng viên Hải Dương quốc gia Dadohae lớn nhất nước được hình
thành từ 1.700 hịn đảo trong số đó.
Nằm ở độ cao 1.567 mét, Taebaeksan chạy dọc biển ở phía Đơng là một
trong những dãy núi huyền thoại của Hàn Quốc . Đây là điểm đến thu hút rất
đông du khách vào mùa đông không chỉ bởi khung cảnh được bao phủ bởi
những bông tuyết trắng mà còn bởi một lễ hội tuyết hấp dẫn diễn ra ở đây
vào tháng 1 hàng năm. Sườn núi phía tây và phía nam dốc thoai thoải, hình
thành nên các đồng bằng và nhiều hịn đảo ngồi khơi xen lẫn với các vịnh
nhỏ.
Địa hình sơn cước càng điển hình khi tiến xa hơn về phía bắc và phía đơng,
những đỉnh núi cao nhất của bán đảo nằm ở phía bắc, ngọn cao nhất là Bạch
Đầu Sơn (Baekdusan), cao 2.744 m so với mực nước biển, có một miệng núi


lửa tên là Cheonji. Bạch Đầu Sơn được xem là một biểu tượng quan trọng
của tinh thần Hàn Quốc và được nhắc tới trong Quốc ca Hàn Quốc.
Tồn bán đảo có 8.460 km bờ biển, các bờ biển phía tây và nam đặc biệt
khúc khuỷu, phần lớn trong số 3.579 đảo của bán đảo phân bố ở bờ biển
phía tây và nam. Sông suối chằng chịt. Những tuyến giao thông đường thủy
này đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành lối sống của người Hàn
Quốc và trong q trình cơng nghiệp hóa đất nước.


Khí hậu: Khí hậu Hàn Quốc chịu ảnh hưởng nhiều bởi khối lục địa
châu Á nằm kề và các biển bao quanh đất nước này. Vì thế, nước này có khí
hậu ơn đới với 4 mùa rõ rệt, tương tự như ở Anh, xen kẽ mùa đông và mùa
hè kéo dài là mùa xuân và mùa thu ngắn ngủi nhưng lại là mùa dễ chịu nhất
trong năm. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11, kéo dài đến hết tháng 3. Mùa
xuân chỉ bắt đầu từ tháng 4 đến cuối tháng 5. Cuối tháng 5, mùa hè đến với
thời gian ấm áp kéo dài tới cuối tháng 9. Mùa thu được tính từ cuối tháng 9
đến hết tháng 10. Người Hàn Quốc xem đây là mùa dễ chịu nhất trong năm.
Nhiệt độ, khí hậu khác nhau tùy theo mùa. Mùa xuân và mùa thu khá
ngắn, mùa hè thời tiết nóng nhưng ẩm ướt, mùa đơng thời tiết rất lạnh, khơ
và có tuyết rơi nhiều. Nhiệt độ trung bình ở Hàn Quốc khoảng từ 60C
đến 160C, mùa hè thời tiết nóng, nhiệt độ từ 190C đến 270C, mùa đông thời
tiết lạnh, nhiệt độ từ -80C đến 70C.
Thủ Đô: Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul
I.
Giải mã Quốc Kỳ
Quốc kỳ của nước Đại Hàn Dân Quốc có tên gọi Taegeukgi.
1. Tóm lược lịch sử hình thành Taegeukgi


Nguồn gốc


Các vương triều trong lịch sử Hàn Quốc khơng có truyền thống sử dụng
quốc kỳ. Những vấn đề liên quan đến việc chế định và chọn lựa quốc kỳ bắt
đầu xuất hiện từ năm 1880 nhưng vẫn chưa được quan tâm nhiều. Trong
chuyến công du đến Nhật Bản vào tháng 8 năm 1882, sứ thần Park Younghyo đã sáng tạo nên lá cờ thái cực với vòng tròn thái cực lưỡng nghi gồm
một nửa màu đỏ và một nửa màu xanh ở giữa, 4 bên là 4 ký hiệu màu đen
biểu tượng cho 4 quẻ trong bát quái và nó đã trở thành khởi nguồn của lá
quốc kỳ Hàn Quốc ngày nay.


Chế định quốc kỳ

-

Lá cờ thái cực bắt đầu được chọn làm quốc kỳ từ năm 1883 nhưng
chưa có chỉ dẫn tiêu chuẩn chính thức nào vào thời điểm đó

-

Năm 1948, cùng với việc thành lập chính phủ Đại Hàn Dân Quốc, quy
định về tiêu chuẩn lá cờ đã được ban hành.


-

Ngày 15 tháng 10 năm 1949, quy định của Bộ giáo dục chính thức ban
hành quy định về việc chọn lá cờ thái cực làm quốc kỳ của Đại Hàn
Dân Quốc

-


Sau đó, những pháp lệnh liên quan như Luật chế tác quốc kỳ (Thông
báo của Bộ Giáo dục năm 1950), Luật kéo quốc kỳ (thông báo của
Tổng thống năm 1964) .v.v. đã được thi hành.

2. Hình dáng và ý nghĩa của Taegeukgi

Taegeukgi, quốc kỳ của Hàn Quốc bao gồm 1 vịng trịn được tạo thành bởi
2 hình bán nguyệt, 1 màu xanh và 1 màu đỏ có dạng như lốc xốy (biểu
tượng thái cực lưỡng nghi), 4 góc là 4 nhóm vạch nổi bật trên nền trắng
tượng trưng cho 4 quẻ trong bát quái của âm dương ngũ hành.



Nền
Nền trắng của lá cờ tượng trưng cho sự tinh khiết, tính đồng nhất và tinh
thần u chuộng hịa bình của dân tộc Hàn. Trong lịch sử, dân tộc Hàn có
truyền thống mặc áo trắng và được gọi tên là “dân tộc Bạch y”. Bởi vậy màu
trắng cũng được xem là màu biểu tượng cho dân tộc Hàn.





Thái cực lưỡng nghi: Vịng trịn ở giữa lá cờ được chia làm 2 nửa
hình bán nguyệt đối xứng với nhau gồm màu xanh và màu đỏ có dạng như
lốc xốy. Đây là hình trang trí có tính truyền thống mà dân tộc Hàn đã sử
dụng từ thời cổ đại. Màu xanh là biểu tượng của âm, tượng trưng cho hy
vọng. Màu đỏ tượng trưng cho dương, chỉ sự tơn q. Vịng trịn âm dương
này tượng trưng cho sự sinh thành phát triển tương hỗ lẫn nhau trong quan

hệ đối lập. Vì vậy, thái cực là căn nguyên của vạn vật trong vũ trụ, là khởi
nguồn của sinh mệnh con người. Nó là sự tuần hồn vĩnh cửu khơng bao giờ
dứt.
4 quẻ: Bốn góc của Taegeukgi được trang trí bởi 4 quẻ trong âm
dương ngũ hành. Quẻ Càn tượng trưng cho trời, mùa xuân, phương Đơng và
lịng nhân từ. Quẻ Khơn tượng trưng cho đất, mùa hè, phương Tây và sự
ngay thẳng hào hiệp. Quẻ Khảm tượng trưng cho mặt trăng, mùa đông,
phương Bắc và sự thông thái. Quẻ Ly tượng trưng cho mặt trời, mùa thu,




phương Nam và lễ nghĩa. 4 quẻ này tuần hoàn phát triển khơng có điểm
dừng : Càn Ly Khơn Khảm Càn.
Ý nghĩa chung của Taegeukgi: Nền trắng và 4 quẻ được trang trí trên
Taegeukgi là biểu tượng cho hy vọng, hịa bình, sự đồng nhất, sáng tạo và
vĩnh cửu trường tồn.
3. Việc chế tác Taegeukgi











Độ lớn : Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng là 3:2

Đỉnh cờ : Có hình giống như nụ hoa Mugung gồm 5 cánh ở phía dưới,
màu sắc thường là màu vàng.
Cán cờ : Được làm bằng những vật liệu như tre, thép.v.v, có màu sắc
gần tương tự như màu thân tre hay màu ngà.
II.
Quốc Hoa & Quốc Ca
1. Quốc Ca: Quốc ca của Hàn Quốc có tên gọi Aegukga (Ái quốc ca)
Nguồn gốc: Nhạc phổ Hàn Quốc trước kia khơng có quốc ca chính
thức nhưng sau năm 1910, dưới thời kỳ chiếm đóng của thực dân Nhật, một
tác giả vô danh đã sáng tác, ra ca từ sau này được sử dụng trong Aegukga.
Được phổ giai điệu bài dân ca Xcốt-len - Auld Lang Syne, bài hát đã được
biết đến rộng rãi như 1 bài quốc ca.
Nhạc phổ: Nhà soạn nhạc Ahn Eak-tai đã chỉ ra điểm bất hợp lý khi
một bài ca yêu nước lại được hát theo giai điệu một ca khúc dân ca nước
ngồi, vì vậy ơng đã soạn phần nhạc mới cho ca từ gốc vào năm 1936. Tuy
nhiên, trước năm 1948, người ta vẫn tiếp tục sử dụng bản Aegukga cũ chứ
chưa sử dụng phần nhạc do Ahn Eak-tai soạn lại
Chế định quốc ca: Cùng với sự ra đời của chính phủ Đại Hàn Dân
Quốc, chế định về quốc ca cũng chính thức được ban hành và “Aegukga” trở
thành tên gọi của quốc ca Hàn Quốc. Phần lời của bài quốc ca vẫn được giữ
nguyên như cũ. Có nhiều giả thiết cho rằng phần lời là một nhạc sĩ
2. Quốc Hoa: Quốc hoa của nước Đại Hàn Dân Quốc là hoa

“Mugunghwa”. Là loại cây rụng lá vào mùa đông, thuộc họ hoa hồng
Sharon, có tên khoa học là Hibiscus syriacus. Bắt nguồn từ Tiểu Á
nhưng hoa Mugung được phân bố rộng rãi ở Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn
Quốc (dưới tỉnh Nam Pyeongan, tỉnh Gangwon).
- Nguồn gốc:
Hoa Mugung đã mọc rất nhiều ở Hàn Quốc từ thời cổ đại, vì vậy người ta
gọi Hàn Quốc là “Cẩn Hoa Chi Hương” hay “Cẩn Hoa Hương” có nghĩa là

“đất nước của Hoa Mugung”. Ghi chép lâu đời nhất về hoa Mugung là cuốn
“Sơn Hải Kinh”- bách khoa toàn thư cổ đại về địa lý Trung Quốc được cho


là biển soạnvào trước thế kỷ 2. Cuốn sách có ghi rằng “Ở nước quân tử có
quân hoa thảo, sáng nở tối tàn”. “Nước quân tử” ở đây là chỉ Hàn Quốc, còn
“quân
hoa
thảo”

chỉ
hoa
Mugung.
Ghi chép này về sau còn liên tục xuất hiện trong các thư tịch cổ của cả Trung
Quốc và Hàn Quốc
- Quốc hoa:
Cũng giống như quốc kỳ hay quốc ca, việc hoa Mugung được chọn làm quốc
hoa không phải do quy định của của quốc gia. Từ thời cổ đại, hoa Mugung
đã được xem là biểu tượng của tinh thần dân tộc Hàn. Tình yêu của người
Hàn Quốc dành cho loài hoa này được thể hiện rõ nét khi những ca từ “Hoa
Mugung, nở ngàn dặm trên những ngọn núi và bên những dịng sơng tươi
đẹp” đã mở đầu một đoạn điệp khúc trong quốc ca của Đại Hàn Dân Quốc.
Các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Hàn Quốc đều lấy hoa
Mugung làm biểu tượng và đế cắm quốc kỳ cũng được quy định làm theo
hình dạng của nụ hoa Mugung.

-

Ý nghĩa của hoa Mugung:


Hoa Mugung mang vẻ đẹp giản dị, là biểu tượng cho tính cách của người
Hàn Quốc. So với các loại hoa khác, hoa Mugung có sức chịu đựng rất dẻo
dai, tượng trưng cho sinh lực mạnh mẽ. Cho dù bông này có rụng xuống thì
bồng khác sẽ lại nở tiếp, bởi vậy nó cịn được xem là biểu tượng của tinh
thần bất khuất. Ngồi ra, hoa Mugung cịn có nhiều công dụng khác, nụ hoa
được dùng làm rau, cánh hoa và quả được dùng làm thuốc hay pha trà. Với
những cơng dụng và sự hữu ích lớn như thế, hoa Mugung quả là lồi hoa
được sinh ra “vì con người và giúp ích cho con người”.
III.

Hệ Thống Chính Trị

Hàn Quốc hiện là một nước dân chủ và theo chế độ cộng hịa tổng thống bao
gồm 16 đơn vị hành chính. Tổng thống được người dân trực tiếp bầu ra và
không được phép tái ứng cử. Tổng thống là đại diện cao nhất của quốc gia
và có quyền chỉ huy quân đội (tương đương chức: Tổng Tư lệnh). Thủ tướng
được Tổng thống chỉ định và lãnh đạo Chính phủ. Chính phủ có tối thiểu 15
và tối đa là 30 thành viên. Thành viên Chính phủ do Thủ tướng chỉ định.


Chức vụ Thủ tướng và Bộ trưởng phải được sự thông qua của Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Tổng thống là 5 năm, nhiệm kỳ của thành viên quốc hội là 4
năm (do người dân bầu cử trực tiếp) và cũng tiến hành chế độ tự trị địa
phương.
Quốc hội Hàn Quốc chỉ có một viện và được gọi là 국국 (국국, Gukhoe, Quốc
hội). Đại biểu quốc hội được bầu mỗi bốn năm một lần. Quốc hội có tất cả
299 đại biểu.
Cơ quan quan trọng thứ ba trong hệ thống chính trị Hàn Quốc là Toà án tối
cao. Cơ quan này theo dõi hoạt động của chính phủ và ra các phán quyết
cuối cùng. Tồ án gồm có chín thẩm phán tối cao. Tổng thống trực tiếp chỉ

định ba người trong số này, ba người được quốc hội bầu ra, tuy nhiên phải
được sự chấp thuận của tổng thống. Chánh án toà án tối cao là người chỉ
định ba thẩm phán còn lại.
IV.

Văn Hóa Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những dân tộc thuần nhất hàng đầu trên thế giới với
hơn 90% dân số là người Triều Tiên vào năm 2003. Vì thế văn hoá Hàn
Quốc khá đồng nhất. Nhưng nếu coi đây là quốc gia đơn văn hố thì điều đó
khơng chính xác. Chắc chắn Hàn Quốc là một quốc gia giàu bản sắc văn hố
và văn hố đó đã tiếp tục được bảo tồn, nhưng nó đã và đang chịu ảnh hưởng
của các yếu tố bên ngoài. Bằng chứng là trong lịch sử, văn hoá nơi đây chịu
ảnh hưởng từ văn hố Trung Quốc, Mơng Cổ và Nhật Bản, thể hiện qua
ngôn ngữ, kiến trúc, nghệ thuật. Và nửa sau thế kỷ 20, chịu ảnh hưởng của
văn hoá phương Tây, đặc biệt là Mỹ do sự hiện diện ở bán đảo của nước này.
1. Ngôn Ngữ, Chữ Viết
Ở Hàn Quốc, ngơn ngữ chính thức là tiếng Hàn Quốc (tiếng Triều Tiên). Một
số nhà ngôn ngữ học xếp ngôn ngữ này vào hệ ngơn ngữ Altai, một số khác
thì cho rằng tiếng Hàn Quốc là một ngôn ngữ biệt lập (language isolate). Kể
từ bậc tiểu học, người ta bắt đầu dạy tiếng Anh cho học sinh. Sau này tiếng
Trung Quốc và tiếng Nhật cũng trở thành ngoại ngữ chính. Các ngơn ngữ
châu Âu như tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha ít phổ biến hơn.
Khác với chữ viết của các nước vùng Đơng Á, Hangeul - chữ viết chính của
người Hàn Quốc – sử dụng một bảng chữ cái gồm 51 kí tự, 24 kí tự đơn và
27 kí tự kép. Những kí tự này được kết hợp theo âm tiết thành các chữ. Đối
với những người không biết thì chữ Triều Tiên cũng phức tạp y như chữ


Hán vậy. Nhưng thực ra người học có thể nắm được căn bản của loại chữ

viết này chỉ sau 4 đến 5 tiếng đồng hồ. Vì lẽ đó mà chữ Hangeul được gọi
là Atsim-Gul (chữ viết buổi sáng – trong một buổi sáng có thể học xong).
Hanja, bộ chữ Hán của người Triều Tiên, có ý nghĩa tương tự như chữ La
tinh ở các nước châu Âu. Giống như các ngôn ngữ ở Đông Á và Đông Nam
Á, rất nhiều từ trong tiếng Hàn Quốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy
nhiên việc loại bỏ đi các thanh âm trong tiếng Hán dẫn đến việc trong tiếng
Hàn Quốc có rất nhiều từ đồng âm. Các từ này được phát âm giống nhau
nhưng mang ý nghĩa khác nhau và chỉ phân biệt được ý nghĩa dựa vào ngữ
cảnh. Vì vậy, để cho rõ nghĩa, trong các văn bản khoa học người ta thường
ghi chú thích bằng chữ Hanja ở đằng sau những cụm từ quan trọng. Trên các
tấm danh thiếp người ta cũng thường sử dụng chữ Hanja để giải thích ý
nghĩa tên của họ
2. Tôn Giáo

Theo số liệu thống kê đến năm 2005 do chính phủ Hàn Quốc cung cấp, có
khoảng 46% của cơng dân cho biết khơng theo tơn giáo nào. Người theo đạo
Cơ đốc chiếm 29,2% dân số (trong số đó là đạo Tin Lành 18,3%, Cơng
giáo 10,9%) và 22,8% là Phật tử.[18] 1% là tín đồ đạo Khổng, 1% cịn lại theo
các tơn giáo khác.
Tại Hàn Quốc có khoảng 45.000 người bản địa theo Hồi giáo (khoảng
0,09% dân số), bổ sung vào con số 100.000 lao động nước ngoài từ các quốc
gia Hồi giáo.
Nhiều người dân Hàn Quốc không đặt nặng vấn đề tôn giáo, họ tổ chức ngày
lễ của nhiều tôn giáo khác nhau. Việc pha trộn tôn giáo này vấp phải sự phản
đối kịch liệt của hơn 90.000 tín đồ Nhân chứng Giê-hơ-va. Những nghi lễ cổ
truyền vẫn cịn được duy trì. Các giá trị của đạo Khổng hiện nay vẫn ảnh
hưởng sâu sắc đến cuộc sống thường ngày của người dân xứ Hàn.
3. Phong tục tập quán

Trải qua hàng trăm năm phát triển, Hàn Quốc vẫn lưu giữ được truyền

thống mang tính nho giáo. Do đó “ tư tưởng trọng nam” vẫn tồn tại rất rất
mạnh trong xã hội Hàn Quốc.
Cách nói tơn kính: Trong tiếng Hàn Quốc từ ngữ của cách nói tơn
kính và khơng tơn kính được tách biệt rất nghiêm ngặt. Từ ngữ của
cách nói tơn kính dùng khi biểu lộ sự thành kính, lễ phép. Cách nói


tơn kính này sử dụng khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình,
hoặc với người có vai vế thứ bậc cao hơn. Khi người cùng tuổi hoặc
nhỏ tuổi hơn mình nhưng khi mới gặp lần đầu tiên cũng phải dùng từ
ngữ lễ phép, tôn trọng.
- Hàn phục: Hàn phục là áo truyền thống của người Hàn Quốc được
mặc cách đây từ 2000 năm trước. Hàn phục có đặc điểm là nhẹ nhàng
và thoải mái. Người Hàn mặc Hàn phục chủ yếu vào dịp tết trung thu,
tết cổ truyền, ngày cưới, và các ngày lễ lớn.
4. Ẩm thực
Hàn Quốc nổi tiếng nhất với món kim chi, một món ăn sử dụng quá trình lên
men đặc biệt để bảo quản một số loại rau, trong đó phổ biến nhất là bắp cải.
Đây là một loại thực phẩm lành mạnh vì nó cung cấp các vitamin và chất
dinh dưỡng cần thiết.Gochujang (một loại nước sốt truyền thống Hàn Quốc
làm từ ớt đỏ) rất thông dụng, cũng như tương tiêu (hoặc ớt), là những món
điển hình của nền ẩm thực nổi tiếng với vị cay.
-

Bulgogi (thịt nướng tẩm gia vị, thường là thịt bò), galbi (xương sườn
cắt khúc tẩm gia vị nướng) và món samgyeopsal (thịt lợnở phần bụng)
đều là những đặc sản từ thịt phổ biến. Cá cũng là một thực phẩm phổ
biến, vì nó là loại thịt truyền thống mà người Hàn Quốc hay dùng.
Bữa ăn thường đi kèm với súp hoặc món hầm, chẳng hạn
như galbitang (xương sườn hầm) vàdoenjang jjigae (canh súp đậu lên

men). Giữa bàn ăn là đủ loại món ăn phụ gọi là banchan.

-

Các món ăn phổ biến khác gồm bibimbap - có nghĩa là "cơm trộn"
(cơm trộn với thịt, rau, tương ớt đỏ) và naengmyeon (mì lạnh). Một
món ăn nhanh phổ biến ở Hàn Quốc là kimbab, gồm cơm trộn với rau
và thịt cuộn trong lớp rong biển. Tuy ngày càng có nhiều thành phần
thức ăn được cuộn trong kimbab nhưng cá dù sống hoặc chín vẫn
hiếm khi được sử dụng, có lẽ do nguồn gốc kimbap là một món ăn
cầm tay hoặc món ăn nhanh có thể gói lại mang đi, trong khi đó cá có
thể nhanh chóng hư hỏng nếu khơng được đơng lạnh.

-

Mì ăn liền cũng là một loại thức ăn nhẹ rất phổ biến. Người Hàn Quốc
cũng thích dùng các loại thức ăn từ pojangmachas (bán dạo trên
đường phố), ở đây người ta có thể mua tteokbokki (bánh gạo và bánh
cá với nước sốt gochujang cay), khoai tây chiên mực và khoai lang


tẩm. Soondae là loại một xúc xích làm bằng mì sợi trong suốt và huyết
lợn cũng được rất nhiều người ưa thích.
-

Ngồi ra, một số món ăn nhẹ phổ biến khác bao gồm chocopie, bánh
tơm, bbungtigi (bánh gạo giịn) và "nu lung ji" (cơm cháy nhẹ). Có thể
ăn sống nu lung ji hoặc đun với nước để tạo ra một món canh. Nu
lung ji cũng có thể được dùng như một món ăn nhanh hay món tráng
miệng.


5. Lễ Hội

Mỗi triều vua ở xứ sở kim chi đều có những sửa đổi để các lễ hội dân gian
mang dấu ấn riêng của triều đại mình. Do nhịp sống tất bật của cuộc sống
hiện đại, Hàn Quốc ngày nay đã mất đi rất nhiều những ngày lễ truyền
thống. Một số lễ hội còn lưu trữ được những nét truyền thống đến ngày nay
như:
- Lễ Seol: Một trong những ngày lễ truyền thống của Hàn Quốc đó là
lễ Seol, ngày đầu tiên trong năm theo lịch âm, thường rơi vào cuối
tháng một hoặc đầu tháng hai theo lịch dương. Đây là dịp để mọi
thành viên trong gia đình đồn tụ. Mọi người đều mặc áo truyền thống
hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất, cả gia đình
cử hành lễ thờ cúng tổ tiên. Sau nghi lễ này, những người ít tuổi sẽ cúi
lạy những người lớn tuổi trong gia đình.
- Lễ hội Daeborum: Những ngày lễ truyền thống Hàn Quốc lớn khác
trong năm là Daeboreum, ngày trăng tròn đầu tiên trong năm sau Seol.
Vào ngày này, nông dân và ngư dân thường cầu nguyện cho một mùa
trồng trọt và một vụ cá bội thu, các gia đình cầu mong một năm làm
ăn phát đạt, tránh được mọi điều rủi ro, xui xẻo bằng cách chuẩn bị
các món ăn đặc biệt từ các loại rau xanh có trong mùa.
- Lễ Dano: Vào dịp lễ truyền thống Hàn Quốc – Dano (Tết Đoan
Ngọ), ngày thứ năm trong tháng thứ năm theo lịch âm, nông dân nghỉ
công việc đồng áng cả ngày để tham gia lễ hội, đánh dấu việc gieo
trồng đã hoàn thành, trong khi phụ nữ gội đầu bằng loại nước thơm
đặc biệt đun từ lá mống mắt với hy vọng sẽ tránh khỏi mọi điều không
may mắn. Dano (Tết Đoan Ngọ) trước đây đã là ngày lễ lớn, nhưng
càng ngày sự quan tâm của mọi người càng bị giảm bớt, nên nay chỉ
cịn được duy trì theo nghi thức truyền thống ở một số ít nơi.
- Lễ Chuseok: Chuseok (Rằm trung thu), có lẽ là ngày lễ truyền thống

Hàn Quốc được cư dân bản địa tham gia đông đủ nhất. Những dịng
xe chật kín đường cao tốc và tất cả các cơ quan, cửa hàng đều đóng


cửa trong ba ngày. Các thành viên trong gia đình đồn tụ, bày tỏ lịng
thành đối với tổ tiên và đi thăm mộ gia đình. Người thành phố thường
trở về quê hương để tham dự lễ Chuseok. Những người trở về quê
trong dịp lễ này thường phải đặt trước vé tàu hoả hay máy bay vài
tháng.
- Lễ Phật Đản: Trong số những ngày lễ truyền thống Hàn Quốc còn
tồn tại đến ngày nay có lễ Phật Đản, rơi vào ngày tám tháng Tư theo
lịch âm, và lễ Giáng Sinh không chỉ có người theo đạo Cơ đốc mà cả
thanh niên cũng tham gia. Vào ngày Phật Đản, một nhóm đơng các
Phật tử diễu hành qua trung tâm Seoul, các đường phố chính ngày
hơm đó cũng được trang hồng với những chiếc đèn Phật giáo hình
hoa sen.
- Lễ Baegil: Có một số ngày lễ dành cho gia đình cũng có ý nghĩa quan
trọng đối với người Hàn Quốc và người ta thường cử hành bằng cách
tổ chức tiệc tùng và các trị vui chơi. Đó là ngày lễ truyền thống Hàn
Quốc – Baegil, kỷ niệm 100 ngày kể từ ngày em bé ra đời; Dol, kỉ
niệm sinh nhật đầu tiên của bé và Hoegap hay Hwangap, kỉ niệm sinh
nhật lần thứ 60, được coi là lễ kỷ niệm tròn một vòng quay 60 năm
trong đời một con người theo quan niệm Hồng đạo Phương đơng.
Những ngày đặc biệt này thường được tổ chức náo nhiệt đặc biệt khi
tỷ lệ tử vong sơ sinh cao và tuổi thọ con người còn thấp.
 Các ngày quốc lễ
-

1/1: Năm mới - Seol: Đây là ngày đầu tiên trong năm theo âm lịch và
là ngày nghỉ đối với cả nước. Một ngày trước và một ngày sau ngày

này cũng là ngày nghỉ.

-

1/3: Ngày độc lập: Ngày này đánh dấu các phong trào giành độc lập
trên quy mơ rộng lớn địi tự do từ ách thực dân Nhật năm 1919.

-

5/4: Tết trồng cây: Ngày cả nước trồng cây xanh.

-

5/5: Tết thiếu nhi: Ngày có nhiều hình thức vui chơi cho trẻ em.

-

Lễ Phật Đản: Ngày 8/4 âm lịch. Các nghi lễ trang nghiêm được tổ
chức tại các đền chùa Phật giáo. Đỉnh cao của các hoạt động lễ hội
trong ngày này là lễ rước đèn lồng ở trung tâm Seoul.


-

6/6: Lễ tưởng niệm. Cả nước viếng hồn các liệt sĩ đã hy sinh trong
chiến tranh bảo vệ đất nước. Lễ tưởng niệm được tổ chức ở Nghĩa
trang Quốc gia.

-


17/7: Ngày lập pháp. Ngày kỷ niệm sự cơng bố chính thức hiến pháp
của Đại Hàn Dân Quốc năm 1948.

-

15/8: Ngày giải phóng. Vào ngày này năm 1945, Hàn Quốc được giải
phóng khỏi ách thống trị kéo dài 35 năm của thực dân Nhật. Ngày này
cũng đánh dấu sự thiết lập Chính phủ Hàn Quốc năm 1948.

-

Chuseok: Ngày 15/8 âm lịch. Các gia đình tổ chức các nghi thức kỷ
niệm tại nhà hoặc đi thăm mộ gia tiên. Họ cùng ngắm trăng tròn và
cầu mong những điều tốt đẹp.

-

3/10: Ngày Quốc khánh. Ngày thành lập nhà nước do Dangun lập nên,
năm 2333 TCN.

-

25/12: Lễ Giáng Sinh. Cả các tín đồ theo đạo và người không theo đạo
Cơ đốc đều kỷ niệm ngày này, giống như ở các nước phưong Tây.

6. Âm Nhạc – Điện Ảnh
 Âm Nhạc: K-Pop (viết tắt của Korean Pop, Pop Hàn Quốc) là dòng

nhạc Pop ở Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của J-Pop (Pop Nhật).
-


K-Pop(còn gọi là nhạc Kayo hay nhạc Gayo ), đặc biết từ Hàn Quốc.
Nhiều nghệ sĩ và nhóm nhạc đã xuất phát từ Hàn Quốc và đã trở nên
phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Sự phổ biến của K-pop thường
được xem là một phần của sự nổi lên của các Làn sóng Hàn
Quốc (Hallyu, 국 국 ), sự trỗi dậy của tính phổ biến của Văn hóa Hàn
Quốc đương đại ở châu Á.

-

Trong năm 2012, bài hát Gangnam style của ca sĩ Psy chính thức đưa
K-pop lên bản đồ thế giới với hơn 1 tỷ lượt xem trên Youtube chỉ
trong vòng 5 tháng.

 Điện Ảnh:

Kể từ thành công của phim Shiri 1999 ngành cơng nghiệp điện ảnh ở xứ Hàn
có sự thăng tiến không ngừng. Hiện nay Hàn Quốc là một trong số ít những


nước mà các sản phẩm của Hollywood khơng có mấy ảnh hưởng. Điều này
thể hiện qua việc tỉ lệ khán giả đến rạp xem phim trong nước cao hơn hẳn so
với các tác phẩm điện ảnh nước ngoài.
Shiri là một bộ phim của đạo diễn Khương Đế Khuê (Kang Jae Gyu) nói về
một nữ điệp viên Bắc Triều Tiên, người có nhiệm vụ tổ chức một vụ khủng
bố tại Seoul. Chỉ tính riêng ở Seoul số lượng khán giả đến xem phim đã vượt
quá con số 2 triệu, vượt xa các bộ phim khác như Ma trận (The
Matrix), Titanic hay Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars). Ngân sách chi
cho phim này chỉ khoảng 5 triệu USD, trong khi số tiền thu về chỉ riêng ở
Hàn Quốc đã lên tới trên 60 triệu USD. Thành công này được lý giải là nhờ

vào chi phí lớn nếu so với các bộ phim khác của Hàn Quốc.
Trong năm 2000, tiêu điểm dồn vào phim Vùng an ninh chung (Joint
Security Area). Bộ phim kể về sự chia cắt Triều Tiên này thậm chí cịn thành
cơng hơn cả Shiri.Bạn (Friend) là bộ phim của năm 2001. Bộ phim hài lãng
mạn Cô nàng ngổ ngáo (My Sassy Girl) cịn được u thích hơn cả Chúa tể
của những chiếc nhẫn (The Lord of the Rings) hay Harry Potter.
Năm 2004 bộ phim Old Boy giành giải thưởng lớn tại Liên hoan phim
Cannes và được bán cho nhiều nước. Sau khi dự liên hoan phim này, đạo
diễn Quentin Tarantino đã phát biểu: "Những bộ phim hấp dẫn nhất thế giới
hiện đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc."
Những thành công này khiến cho Hollywood phải chú ý. Những phim
như Shiri giờ đây được bán ở cả Hoa Kỳ. Miramax đã mua bản quyền
phim Vợ tôi là Gangster(My Wife is a Gangster), bộ phim còn trội hơn một
số sản phẩm của Hollywood, và hiện đang làm lại bộ phim này để bán trên
thị trường Mỹ. Những phim nổi tiếng khác như My Sassy Girl, Old
Boy hay A Tale of Two Sisters (Câu chuyện hai chị em) cũng đang nằm trong
tầm ngắm của các nhà làm phim người Mỹ.
Giống như ở nhiều nước châu Á khác, tại Việt Nam phim Hàn Quốc cũng
giành được sự ưu ái đặc biệt. Ngoài những tác phẩm điện ảnh được chiếu
ngoài rạp, những bộ phim truyền hình dài tập cũng thu hút một số lượng lớn
khán giả. Những cái tên quen thuộc với người xem như Mối tình
đầu (1996), Trái tim mùa thu(2000), Bản tình ca mùa đơng (2002), Đại
Trường Kim (Dae Jang Geum, 2003), Truyền thuyết Jumông (2006),
hay Thần y Huh-Joon (2005)


V.

Chính sách phát triển các ngành cơng nghiệp văn hóa ở Hàn
Quốc


1. Đường lối chung của chính sách văn hóa Hàn Quốc

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc là tổ chức của chính phủ, chịu
trách nhiệm quản lý các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, tôn
giáo, du lịch và thể thao3. Tổ chức này đóng vai trị trung tâm trong hoạch
định và phát triển các chính sách văn hóa ở qui mơ quốc gia. Bên cạnh vai
trị của chính quyền trung ương, các chính quyền địa phương cũng chủ động
trong việc xây dựng chính sách văn hóa và tổ chức bộ máy quản lý để phát
triển văn hóa ở địa phương. Chính sách văn hóa của Hàn Quốc được phát
triển liên tục trong vài thập kỷ gần đây, trong đó thể hiện rõ đường lối chung
và các mục tiêu quốc gia cho từng giai đoạn. Các nhà nghiên cứu cho rằng
“Kế hoạch tổng thể phát triển văn hóa năm năm lần thứ nhất”, được đề
xướng bởi chính phủ Park Chung Hee vào năm 1973 được đánh dấu như
một chính sách văn hóa dài hạn đầu tiên trong chính sách văn hóa của Hàn
Quốc. Từ đó, chính phủ đã cơng bố nhiều tài liệu chính thức đề cập đến
chiến lược phát triển văn hóa- nghệ thuật quốc gia. Qua nhiều giai đoạn phát
triển, mặc dù các mục tiêu văn hóa của từng thời kỳ có những thay đổi nhất
định, tùy thuộc theo hoàn cảnh cụ thể của đất nước, các mục tiêu chủ yếu và
thường xun trong chính sách văn hóa Hàn Quốc là: xây dựng bản sắc văn
hóa dân tộc, phát triển văn hóa, nghệ thuật, nâng cao chất lượng đời sống
văn hóa của nhân dân, và thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa.
 Một Số chính sách của chính phủ trong lĩnh vực văn hóa:

Trong điều kiện nền kinh tế tri thức và q trình tồn cầu hóa hiện nay, hơn
bao giờ hết, chính phủ Hàn Quốc nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa
nghệ thuật trong phát triển kinh tế và xã hội. Các chính sách của Chính phủ
như “Hàn Quốc sáng tạo” (Creative Korea) (2004), “C- Korea 2010” và Kế
hoạch phát triển nghệ thuật trung hạn và dài hạn “Sức mạnh của nghệ thuật”
(2004) đều thể hiện một tầm nhìn, trong đó văn hóa, du lịch, thể thao và giải

trí là động lực thúc đẩy và định hướng cho sự phát triển xã hội của quốc gia
và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân 5. Trong hoạch định và thực thi


chính sách văn hóa, chính phủ Hàn Quốc đã đặt ra một số ưu tiên và thay đổi
nhằm đáp ứng nhu cầu của hồn cảnh mới
2. Chính sách tài chính
 Thay đổi về cơ chế tài chính

Một trong những thay đổi cơ bản nhất trong chính sách tài chính của chính
phủ cho văn hóa nghệ thuật là sự chuyển hướng tài trợ, từ tài trợ cho “bên
cung” sang hỗ trợ cho “bên cầu”. Nói cách khác, trước đây, các trợ cấp của
chính phủ chủ yếu dành cho các tổ chức nghệ thuật và nghệ sỹ, nhằm vào
quá trình sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật. Như vậy, đối tượng nhận hỗ trợ
của chính phủ là nghệ sỹ và các tổ chức nghệ thuật. Ngày nay chính phủ
quan tâm và tập trung nhiều hơn vào khán giả là những người thưởng thức/
tiêu thụ văn hóa. Quan điểm của chính phủ Hàn Quốc là cố gắng đạt được sự
cân bằng giữa “sáng tạo, truyền bá và hưởng thụ” các giá trị văn hóa nghệ
thuật6. Có thể thấy, đây là một động thái tích cực, hướng đến sự phát triển
lâu dài và bền vững của văn hóa, nghệ thuật Hàn Quốc. Khán giả là động lực
quan trọng cho văn hóa nghệ thuật, thậm chí là lực lượng thúc đẩy và định
hướng cho khu vực này. Đặc biệt, khi các tổ chức văn hóa nghệ thuật phải
độc lập về tài chính trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động và sản phẩm
nghệ thuật của họ phải hướng tới khán giả nhiều hơn để đảm bảo cho tổ
chức có thể tồn tại và phát triển. Hướng trọng tâm ưu tiên vào khán giả cũng
khẳng định hướng tiếp cận đảm bảo phúc lợi xã hội của chính phủ Hàn
Quốc, trong đó nhấn mạnh vào sự tham dự và hưởng thụ văn hóa nghệ thuật
của mọi người dân. Văn hóa được nhìn nhận như một phần không thể thiếu
trong cuộc sống và là công cụ để nâng cao mức sống của nhân dân Hàn
Quốc. Về cách thức hỗ trợ cho khu vực văn hóa nghệ thuật, chính phủ cam

kết tiếp tục tài trợ trực tiếp những khoản trợ cấp lớn, đồng thời thực hiện các
tài trợ gián tiếp khác. Lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật ở Hàn Quốc nhận
được nhiều hỗ trợ trực tiếp từ chính phủ. Ngân sách quốc gia cho văn hóa
nghệ thuật tăng đáng kể từ 0,6% năm 1998 đến 1,05% năm 2005. Trong năm
2005, chỉ tính riêng lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đã nhận được khoản ngân
sách 168,2 tỉ won (tương đương với 172,3 triệu đơ la Mỹ). Chính phủ cũng
đã xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành nhiều quỹ cho văn hóa nghệ thuật, cải
tạo và nâng cấp nhiều trung tâm biểu diễn văn hóa nhỏ, đảm bảo điều kiện
vật chất cho các địa điểm biểu diễn và quảng bá, thúc đẩy văn hóa nghệ
thuật thơng qua nhiều hoạt động, sự kiện. Tuy vậy, hiện nay, chính phủ Hàn
Quốc tập trung nhiều hơn theo hướng hỗ trợ gián tiếp cho văn hóa nghệ
thuật. Nhà nước cố gắng tạo ra các động cơ để xã hội đầu tư và tiêu thụ văn


hóa nghệ thuật như ban hành các qui định, giảm và miễn thuế cho việc mua
bán các tác phẩm nghệ thuật và doanh thu từ các sự kiện văn hóa nghệ thuật.
Hơn nữa, chính phủ Hàn Quốc đang trong quá trình tìm tịi phương thức đa
dạng hóa các nguồn lực tài chính cho văn hóa để khuyến khích sự thích ứng
với môi trường và chủ động phát triển của các tổ chức văn hóa nghệ thuật
trong nước. Khuyến khích sự đầu tư, hỗ trợ cho nghệ thuật từ khu vực tư
nhân và các cá nhân thông qua hoạt động tài trợ và từ thiện, đặc biệt là việc
thực hiện trách nhiệm xã hội và hợp tác với các tổ chức văn hóa nghệ thuật
của các doanh nghiệp là một trong những khuynh hướng được ưu tiên hàng
đầu
 Chính sách tài chính cho cơng nghiệp văn hóa

Để tạo cơ sở và động lực phát triển các ngành cơng nghiệp văn hóa trong
nước, Hàn Quốc đã tăng cường đầu tư tài chính cho lĩnh vực này. Nguồn tài
chính cho cơng nghiệp văn hóa được huy động từ cả khu vực Nhà nước và
tư nhân. Nguồn tài chính của Nhà nước chủ yếu từ các cơ quan chính quyền

trung ương và địa phương và từ Hội động Nghệ thuật Hàn Quốc. Năm 1997,
ngân sách cho văn hóa nghệ thuật của Chính phủ là 437,3 tỉ won (tương
đương 459 triệu đô la Mỹ), chiếm 0,62% tổng ngân sách của Nhà nước.
Ngân sách cho văn hóa nghệ thuật của chính quyền địa phương tăng từ
1.75% năm 1995 lên mức 1.86% vào năm 1996. Về nguồn tài chính cho văn
hóa từ phía tư nhân, tổ chức Kinh doanh và Văn hóa Nghệ thuật Hàn Quốc
(Korean Busines and Culture àn Arts – KBCA) được thành lập năm 1994 đã
huy động nguồn tài chính từ các doanh nghiệp để hỗ trợ cho văn hóa nghệ
thuật. hiện nay tổ chức này bao gồm 160 thành viên với ngân sách hoạt động
hàng năm là 700 triệu won (tương đương 0.7 triệu đơ la Mỹ)
3. Cơ chế quản lý văn hóa

Thay đổi quan trọng trong cơ chế quản lý văn hóa của Hàn Quốc hiện nay là
xu hướng phi tập trung hóa. Nguyên bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Hàn Quốc, ông Dongchea Chung, đề cập đến xu hướng này như một
“bước ngoặt quyết định” từ việc “chính phủ ra quyết định và quản lý” sang
việc “hợp tác giữa chính phủ và các khu vực tư nhân”.Hiện nay, với chiến
lược “chính phủ tham dự” (participatory government), việc tham gia của
nhiều bộ phận xã hội từ chính quyền trung ương, chính quyền địa phương
cho đến các nhà nghiên cứu, giáo sư, nghệ sỹ và cộng đồng trong quá trình
hoạch định chính sách văn hóa đang được khuyến khích. Xu hướng này đảm
bảo cho việc chính sách văn hóa khơng phải được áp đặt từ trên xuống mà


chính sách phản ánh được nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội, của từng người
dân. Hướng đi này là chuyển biến tích cực, mang tính dân chủ trong việc xây
dựng và thực hiện chính sách văn hóa ở Hàn Quốc. Nhìn rộng ra, đây cũng
là xu hướng quản lý văn hóa hiện đại của nhiều nước như Pháp, Thụy Điển,
Phần Lan. Quá trình phân cấp, phân quyền trong quản lý văn hóa có thể làm
cho khu vực văn hóa nghệ thuật tự chủ và năng động hơn, đồng thời cũng là

tiền đề cho sự phát triển lành mạnh của khu vực này. Cơ chế mới này sẽ
truyền cảm hứng và đánh thức sự sáng tạo và tiềm năng của mỗi cá nhân và
tổ chức trong xã hội, tạo cho họ những cơ hội để đóng góp vào sự phát triển
của văn hóa và nghệ thuật



×