Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Hướng dẫn du lịch Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.13 KB, 13 trang )

NINH BÌNH
Xin kính chào q khách! Hơm nay HDV xin phép được giới thiệu đơi nét về mảnh đất
Ninh Bình.
Tạm chia tay Hà Nam, chỉ qua cây cầu Đoan Vĩ kia thơi là đồn ta sẽ bước sang một địa
phận mới của dải đất hình chữ S đó là tỉnh Ninh Bình, với diện tích 1.376,7km2 cách hà
nội khoảng 90km về phía nam, ninh bình giáp các tỉnh nam định, thanh hóa, hịa bình
và hà nam phía bắc. Ta bất chợt nhớ tới những câu thơ của những người con Ninh Bình
đã cất lên như một lời chào đón thiết tha nhất dành cho những vị khách thập phương về
đây thăm quan, thưởng ngoạn phong cảnh:

"Rượu ngon cơm cháy thịt dê
Ninh Bình chào đón khách về thăm quan
Đẹp thay non nước Tràng An
Hạ Long trên cạn, đại ngàn Cúc Phương."

Quả thật, Ninh Bình được tạo hóa ưu ái ban cho một vẻ đẹp tồn diện, chính vì thế mà
đã được tổ chức Unesco công nhận khu du lịch Tràng An là di sản thế giới vào
23/6/2014 với địa chất địa mạo, và vùng ven biển cũng được Unesco công nhận là nơi
dự trữ sinh quyển của Thế Giới. Rừng quốc gia Cúc Phương cũng là rừng quốc gia đầu
tiên tại Việt Nam.
Không chỉ nổi tiếng bởi những danh thắng cảnh đẹp, nhưng Ninh Bình cũng tự hào với
những món ngọn, đặc sản lạ mang nét riêng của mảnh đất nơi đây, tạo nên những
thương hiệu nổi tiếng khắp vùng miền với danh hiệu “đặc sản món ngon Ninh Binh” có
thể kể đến như cơm cháy, rượu Kim Sơn, thịt dê Ninh Bình. Nhìn về phía tây q khách
có thể thấy Ninh Bình có rất nhiều những rặng núi đá vơi, nơi nuôi dưỡng nên những
con dê mà bà con nơi đây gọi là “bài thuốc nam quý giá”, những con dê này khác những
con dê ở vùng khác là nó không được nuôi trong chuồng trong trại mà cả đàn sẽ được
lùa hết lên núi, chính vì thế mà nhiều gia đình ni dê nhưng rất ít chuồng trại. Khi dê
đến “độ vừa” thì người dân sẽ lên núi quăng lưới để bắt dê về, họ sẽ đánh dấu dê bằng
cách bơi mực hoặc cắt tai. Có lẽ, dê nói Ninh Bình mới thật sự là dê núi chính hãng mà
người dân nơi đây đã rất cần mẫn chăm chút như một món đặc sản thế mạnh của vùng




này. Những “động vật hoang dã” duy nhất mà du khách có thể thấy tận mắt khi đi qua
các rặng núi đá vôi mà không khỏi ngạc nhiên, ngỡ ngàng, đó là những đàn dê bebe tít
tận những dốc đá hiểm trở tới mức mà khơng hiểu sao chúng có thể trèo lên được.
Chúng ăn nhiều loại cây cỏ mọc tự nhiên trên các núi đá vôi, những loại cây cỏ này rất
tốt vì thế thịt chúng đượm vị thuốc nam của cây cỏ . Thịt dê ăn được tầm khoảng từ 1525kg là thời kì ngon nhất của đời dê, thịt sẽ không quá mềm cũng không quá dai, có lẽ
vậy mới khiến cho những người thưởng thức cảm thấy tái tê khi được dùng dê tại bản
địa. Có thể chế biến thịt dê bằng nhiều cách khác nhau như hấp dê, cháo dê, dê quay,
chiên xù, áp chảo, rựa mận, nướng và ăn kèm với sung muối, tương bần, lá mơ, lá đinh
lăng, lá sung, húng, quế…dù được chế biến bằng cách nào đi chăng nữa, khi ăn miếng
thịt dê vào làm cho ta cảm thấy thèm muốn …rồi sẽ được thưởng thưởng thức lại một lần

nữa. Hơn nữa thịt dê có rất nhiều cơng dụng chữa bệnh tốt cho xương cốt chống đau
lưng mỏi gối rất hữu ích với người già, có nhiều kẽm và sắt nên rất tốt cho người gầy và
phụ nữ mang thai, hơn thế nữa thịt dê giúp cho phái mạnh tăng cường sinh lực. chẳng
thế mà người dân Ninh Bình vẫn có câu:
“ Tái dê chấm với tương gừng
Ăn vào một lúc phừng phừng như dê
Đêm về vợ cứ tỉ tê
Tối mai ta lại tái dê tương gừng “
Có lẽ dê Ninh Bình cũng là một biểu tưởng của các đấng mày râu nơi đây, và có lẽ nhờ
món đặc sản này mà những chàng trai cơ gái Ninh Bình lại xinh đẹp đến lạ thường, con
cháu đông đúc đuề huề. Nước sốt vang thịt dê ăn kèm cùng với miếng cơm cháy giịn
tan tạo nên sự kết hợp hồn hảo. cơm cháy giờ đã tạo thành thương hiệu, sản xuất theo
dây truyền đóng gói và xuất hiện rất nhiều trên thị trường. Nói tới cơm cháy là người ta
lại nghĩ về Ninh Bình, cơm nơi đây được làm từ thứ gạo của hương đồng q hạt trịn,
to và mọng đó là nếp hương. Nồi nấu cơm cháy phải là nồi ngang, phải dàn cơm đều nồi
và thật mỏng sao cho tạo cháy được đều. sau khi nấu xong, mang cơm đi phơi, rồi chiên
lại mới dùng được, phủ lên trên là một lớp duốc thịt bò ăn kèm rất ngon, miếng cơm ăn

vào nghe giòn tan mà vui tai, ngon tới lạ thường bởi hương vị của cốm lúa. Món ăn này
ngon và cũng đi kèm với một câu chuyện rất hay “Thời Pháp thuộc cuối thể kỷ 19, ở
Ninh Bình có người thanh niên trẻ tuổi tên Đinh Hồng Thăng ra Hà Nội làm công cho
một hiệu ăn lớn của người Hoa. Sau đó, do khơng lấy được con gái ông chủ, Hoàng


Thăng bỏ việc, trở về quê nhà. Với kiến thức đã học được là bí quyết chế biến các món
ngon, Hoàng Thăng đã sáng tạo xây dựng một nhà hàng ăn chuyên về cơm cháy. Sau
này Đinh Hoàng Thăng lại được ông chủ cũ mời cộng tác mở nhiều nhà hàng mới và gả
con gái cho. Từ thành công của ông, nhiều cửa hàng khác cũng mọc lên, món cơm cháy
Ninh Bình ra đời. Cơm cháy, thịt dê mà uống kèm với rượu Kim Sơn không nhẹ, không
nặng, uống vào rất “đã” mà không bị đau đầu và không nhanh bị xay. Sự kết hợp đó tạo
nên một bữa tiệc hoàn hảo trọn vẹn đầy đủ hương vị của quê hương núi rừng nơi đây.

Ninh Bình cũng là nơi có địa thế rất tốt, phong cảnh rất đẹp, theo như Đinh Bộ Lĩnh - vị
vua đã chọn Hoa Lư – Ninh Bình là kinh đơ của đất nước Đại Cồ Việt đã nói rằng “Hoa
Lư là nơi núi non trùng điệp, núi trong sông, sông trong núi . Căn cứ thủy bộ rất thuận

tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển cả…nơi đây non sơng
tráng lệ, phong thủy hài hịa, xứng đáng chọn để dựng đơ được”.
Ninh Bình cũng là điểm đến của rất nhiều những tao nhân mạc khách, thi sĩ nổi tiếng, và
các nhà danh nhân văn hóa lớn đã biến nơi đây trở nên hùng vĩ hơn, hóa sơng núi thành
thi ca, ca ngợi vẻ đẹp Ninh Bình như bài thơ của nữ thi sĩ Xuân quỳnh có viết:
Nghĩ đến anh em nhớ về hướng núi
Ngọn núi Cánh Diều ngọn núi mây bay
Trời Ninh Bình chiều nay hẳn nhiều mây
Mưa to thế chắc sông tràn bờ cỏ?...
Đúng thật, bài thơ đã chứa đựng tình cảm của thi sĩ, đã nói lên vẻ đẹp của Ninh Bình,
với ngọn núi cao nhất là ngọn núi mây bạc cao 648m, và địa hình có 3 loại chính đó là
đồi núi, đồng bằng, nối giữa đồi núi và đồng bằng là vùng thung lũng chiêm trũng. Vì

thế mà bà sợ “mưa to thế chắc sơng tràn bờ cỏ”.
Ninh bình cũng có một ngọn núi rất đẹp, là ngọn núi mà ngài Trương Hán Siêu đã nhờ
đó mà khám phá ra được vẻ đẹp của Ninh Bình, và ơng là người đầu tiên đặt nền móng
cho các nhà thơ nhà văn sau đó tới đây ngắm cảnh, vịnh thơ và khắc trên núi đá. Ông
đặt tên cho ngọn núi là Dục Thúy Sơn và khắc trên đó bài thơ “Dục Thúy Sơn khắc
thạch”, và rất nhiều nhà thơ sau đó cũng đã khắc những bài thơ khác nhau lên đây, chính
vì thế mà dục thúy sơn mang trên mình nhiều bài thơ nhất tính ở Ninh Bình nói riêng và
của cả nước nói chung. Trong đó có những bài thơ rất hay như của Nguyễn Trãi thể hiện
thái độ trân trọng và tình yêu quê hương đất nước con người nơi đây như sau:


Cửa biển có non tiên
Từng qua lại mấy phen
Cảnh tiên rơi cõi tục
Mặt nước nổi hoa sen...

Vị vua đầu tiên Đinh Tiên Hồng. Ơng là người con của Ninh Bình và cũng là vị vua đầu
tiên của việt nam sau 1000 năm bắc thuộc, ông sáng lập nên đất nước đại cồ việt và có

cơng dẹp loạn 12 sứ qn thống nhất đất nước xây dựng chế độ dân chủ tập quyền của
việt nam. Khi cịn trẻ, Ơng thường tập trận cờ lau với lũ trẻ trong làng, ông vào phe nào
cũng đều được bầu làm thủ lĩnh và phe đó đều thắng, lấy trâu làm ngựa lấy lau làm cờ,
bạn bè thường nối tay nhau để khiêng ông đi khắp làng. Nói tới tài dẹp loạn 12 xứ quân
phải nói tới thời ngơ quyền, sau khi ngơ quyền mất năm 944, em vợ của Ngô Quyền là
Dương Tam Kha tự lập ngơi vua, sau đó các thủ lĩnh đều không chịu khuất phục, con
thứ 2 của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn đã lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua
và cùng với anh trai là Ngô Xương Ngập lên làm vua, nhưng do Ngô Xương Ngập bị
bệnh mất, Ngơ Xương Văn cũng bị phục kích bắn chết, nên con trai của Ngô Xương
Ngập đã tiếp nối, nhưng do xuy yếu nên phải về đóng giữ đất bình kiều. Năm 966 lập
đủ 12 tướng quân dẫn đến loạn 12 tướng qn. Nhờ thơng minh, có khí phách lại có tài

thao lược nên khi Bộ Lĩnh dựng cờ dấy nghĩa mong lập nghiệp lớn, dân làng theo ông
rất đông. Nhưng vì bất hịa với chú, Bộ Lĩnh cùng với con là Đinh Liễn sang ở với sứ
quân Trần Minh Cơng ở Bồ Hải Khẩu (Kiến Xương, Thái Bình). Thấy Bộ Lĩnh là người
khơi ngơ, có chí khí, Minh Cơng trao cho Bộ Lĩnh giữ binh quyền. Khi Trần Minh Công
qua đời, Bộ Lĩnh đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương.
Năm Tân Hợi (951) đời hậu Ngô vương, Nam Tấn vương cùng Thiên Sách vương đem
quân đến đánh nhưng cả hai đều đại bại phải rút quân về. Đến khi nhà Ngô mất, Đinh
Bộ Lĩnh dụ hàng được Đỗ Động của Nguyễn Cảnh Thạc. Từ đó, Đinh Bộ Lĩnh đánh
đâu được đấy, được tôn là Vạn Thắng vương. Chỉ trong một năm, Đinh Bộ Lĩnh đã bình
được các sứ quân, lập thành nghiệp đế. Năm Mậu Thìn (968) Vạn Thắng vương lên ngơi
Hồng đế lấy hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đơ ở Hoa Lư.
Đinh Tiên Hoàng xây cung điện, chế triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ,
phong cho Nguyễn Bặc là Đinh Quốc cơng, Lê Hồn làm Thập Đạo tướng qn (Tổng
chỉ huy quân đội) và phong cho con là Đinh Liễn là Nam Việt vương. Về ngoại giao, để
tránh cuộc đụng độ với nhà Tống năm Nhâm Thân (972), Đinh Tiên Hoàng sai con là


Đinh Liễn mang đồ vật sang cống. Vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng
làm Giao Chỉ quận vương và phong cho Nam Việt vương Đinh Liễn làm Tĩnh Hải quân
Tiết độ sứ An Nam đô hộ. Từ đó nước ta giữ lệ sang triều cống phương Bắc. Đinh Tiên
Hoàng đã dẹp xong loạn sứ quân, lên làm vua và có rất nhiều cơng trong việc xây dựng
đất nước, ông cho đúc tiền đồng là tiền tệ xưa nhất ở việt nam đặt nền móng tài chính
tiền tệ cho nhà nước phong kiến việt nam Về chính trị trong nước có phần q thiên về
sử dụng hình phạt nghiêm khắc. Vua muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở
sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu,
cho hổ ăn". Mọi người đều sợ phục, không ai dám phạm. Về quân sự, Đinh Tiên Hoàng
phân ra đạo, quân, lữ, tốt, ngũ. Mỗi một đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt
10 ngũ, 1 ngũ 10 người. Như vậy quân đội nhà Đinh khi đó có 10 đạo, là khoảng 1 triệu
người. tuy nhiên ông đã phạm phải sai lầm khi “bỏ trưởng lập ấu” đưa Đinh Hạng Lang
lên làm vua, do đó Đinh Liễn là con trưởng đã giết hại Đinh Hạng Lang để giành ngôi.

Tuy nhiên điều này chưa chấm dứt khi tên quan nhỏ Đỗ Thích sau một đêm nằm mơ
mộng mịu thấy ngôi sao sa vào miệng, ngỡ mình có mệnh đế vương nên đi ám sát cha
con Đinh tiên Hoàng và Đinh Liễn. nhưng nhiều nghiên cứu gần đây đã bỏ giả thiết đó
mà cho là họ bị Lê Hoàn giết dưới sự hậu thuẫn của thái hậu Dương Vân Nga, vì Đỗ
Thích chỉ là tên quan nhỏ nên không thể mơ tưởng là làm quan được nhưng khi ông bị
phát hiện là sau khi vua bị giết hại và các quan thần đều ập đến gây áp lực cho ông và
ông không thể giải thích được nên đã bỏ chạy và bị bắt rồi chém sau 3 ngày. Ơng là tay
trong của hồng hậu và Lê Hồn nên sau khi ơng bị bắt đã bị chém ngay tại chỗ nhằm
bịt đầu mối. Nghi vấn khác Đỗ Thích là tay sai của bọn nhà Tống cử sang. Dù có nhiều
nghi vấn nhưng ý kiến hắn là tay trong của Lê Hoàn vẫn là thuyết phục nhất.
Kể về Đinh Bộ Lĩnh khi cịn nhỏ có rất nhiều những dã sử, tương truyền về ông khá kì
bí: tương truyền rằng cha của ơng khơng phải là Đinh Công Trứ chồng của Đàm Thị là
mẹ của Đinh Bộ Lĩnh mà là con dái cá, sau một lần mẹ của ơng đi ra ngồi bờ sơng thấy
có một con dái cá rất to, sau đó bà đã ngất đi lúc nào khơng hay, khi tỉnh dậy thì thấy
con dái cá đang nằm cạnh gác chân lên bụng mình, bà sợ hãi la lớn tiếng, dân làng tới
và bắt nó làm thịt, bà liền xin lấy bộ xương mang về treo ở gác bếp. quả thật, sau 9
tháng 10 ngày bà sinh ra cậu con trai khôi ngô tuấn tú đó chính là Đinh Bộ Lĩnh, từ nhỏ
cậu đã rất thơng minh tài ba, có tài leo trèo bơi lội, và thường tổ chức đánh trận giả với
lũ trẻ trong xóm, lấy lau làm cờ, trâu làm ngựa, cậu vào phe nào thì cũng được bầu làm
thủ lĩnh và phe đó đều thắng. khi đó, cậu cịn mổ trâu của chú để ăn mừng. Biết tin, chú


rất tức giận đuổi đánh, nhưng cậu mưu trí lấy đuôi trâu nhét vào hang núi lấp đá lại rồi
bảo với chú rằng con trâu vào vách núi đá lở xuống thịi mỗi cái đi ra, cậu lơi ra mãi
mà không được. Chú cũng tin là thật bèn lôi đuôi trâu ra nhưng khơng phải, biết mình bị
lừa chú rất bực tức đuổi theo đòi đuổi giết cậu. Cậu chạy tới đường cùng thì thấy có một
con sơng rất lớn không thể qua được nữa, trong lúc cấp bách ấy bỗng nhiên có một con
rồng vàng hiện lên bắc thành cầu cho cậu chạy sang bờ bên kia thoát khỏi chú mình. Từ
đó trở đi dịng sơng đó được gọi là sơng Hồng Long có nghĩa là rồng vàng. Lại kể tới


chuyện tài ba của Đinh Bộ Lĩnh, tương truyền rằng, ở bên nước Bắc Trung Quốc có 1
thầy địa lý rất giỏi, ông mang nắm tro hài cốt của tổ tiên đi tìm huyệt để chơn cất nhằm
giúp ơng phát tích đế vương. Khi đó, ơng thấy ánh hào quang chiếu rọi nơi phương
nam, ông liền ngày đêm đi theo dấu đó mà tìm, khi tới nơi Đinh Bộ Lĩnh cùng đám trẻ
chơi đùa với nhau cạnh một dòng sơng, ơng thấy có ánh sáng chiếu rọi từ dưới đáy
sơng. Ơng bèn nói với lũ trẻ ai bơi được xuống đó sẽ được thưởng, nhưng khơng đứa
nào giám xuống cả, chỉ vì đó là nơi nước chảy rất xiết, rất nguy hiểm. Nhưng với tài bơi
lội của mình, Đinh Bộ Lĩnh liền nhận lời ngay, bơi xuống cậu thấy có một con rồng đá ở
dưới đó, cậu lên bẩm lại điều này, tên thầy địa lý sung sướng vô cùng, reo lên đây đúng
là huyệt rồi, ta phải đặt tro của cha ơng ta nơi đây mới phát tích đế vương được. Sau đó,
ơng đưa cho cậu một nắm cỏ và nói nhét nắm cỏ này vào trong miệng của con rồng đá
đó xem nó có nhuốt khơng, đúng như dự đoán, con rồng đã nhuốt nắm cỏ. Cuối cùng,
ông đã đưa nắm tro cho Đinh Bộ Lĩnh bỏ vào miệng con rồng đá, nhưng với sự lanh lẹ,
thông minh mưu trí của mình cậu đã đem mà treo ở tai còn rồng. khi lên cũng bẩm là đã
bỏ vào miệng rồi, tên thầy địa lý này rất vui mừng và còn hứa sẽ ban thưởng hậu hĩnh
hơn nữa nếu ơng được làm vua. Khi thầy địa lý đó về nước, cậu bé về nói chuyện này
lại với mẹ và bảo mẹ đưa tro hài cốt của cha để bỏ vào đó. Mẹ cậu đưa cho cậu nắm tro
của con dái cá ở gác bếp, cậu đã không hiểu và rất tức giận, nhưng sau khi nghe mẹ kể
lại chuyện và giải thích thì cậu cũng rõ lẽ và mang hài cốt đó bỏ vào miệng con rồng đá.
Quả đúng như dự đoán của thầy địa lý, sau sự việc đó, cậu bé lớn lên tài giỏi khác người
lập công lớn và xưng đế, lập ra một đất nước chủ quyền. Nhưng sau khi biết chuyện,
thầy địa lý liền tìm về phương nam mang dã tâm trả thù vì ơng đốn được là thay vì bỏ
hài cốt của tổ tiên ơng vào miệng con rồng đá thì Đinh Bộ Lĩnh đã bỏ hài cốt của cha
ơng. Sau đó, ơng đã nói với vua Đinh rằng chúc mừng ngài đã được đất huyệt tốt cai
quản thiên hạ, nhưng để giữ ổn định bờ cõi, chống lại quân xâm lăng thì ngài cần phải
đặt thanh gươm này ở cổ con rồng, nó sẽ trấn an cho đất nước. Dù thơng minh, tài giỏi
nhưng Đinh Tiên Hồng cũng khơng tránh khỏi mắc mưu quá xảo quyệt của tên thầy địa


lý này. Ông bèn cho đeo thanh gươm hai lưỡi sắc nhọn đó ở cổ con rồng, qua thời gian,

nước xoáy, thanh gươm cưa đi cứa lại dẫn đến đứt cổ con rồng. Chẳng thế gây ra họa
loạn trong hoàng tộc đó là anh giết em, viên quan nhỏ giết chết vua và con trưởng. chấm
dứt triều đại nhà Đinh bắt đầu cho một triều đại mới đó chính là chiều đại nhà Tiền Lê.
Lúc đó, Đinh Tồn là con của Đinh Tiên Hồng do mới chỉ 6 tuổi, cịn nhỏ nên khơng
thể gánh vác giang sơn, bình định thiên hạ. trong thời buổi bọn Tống đang hoành hành,
quân Chiêm đang làm loạn thì thái hậu Dương Vân Nga đã đưa thập đạo tướng qn Lê
Hồn lên ngơi vua, kể về Lê Hồn có người đã chép lại rằng: “đó là con người mắt lé,
hung hãn, nhưng có chí vác cả trời đất”, quả thật ông đánh thắng quân tống dẹp hết bọn
giặc Chiêm làm loạn và mở đầu cho công cuộc nam tiến mở rộng lãnh thổ nước đại việt,
người ta nói rằng khi ơng cai trị thành Hoa Lư phồn vinh hơn cả triều Đinh. Ơng cịn
lưu ý đến sức dân, quan tâm đến chính sự của nước, chú trọng nghề làm ruộng bằng
việc mở lễ hội tịch điền tại Hà Nam do chính tay ơng cầm cày, điều này có ý nghĩa rất to
lớn nhằm khuyến khích người dân chăm chỉ trồng trọt, khai hoang bờ cõi sản xuất nông
nghiệp để ngày nay Việt Nam tự hào là nước nơng nghiệp đứng thứ hai trên tồn thế
giới sau Thái Lan, ơng cũng nghiêm ngặt việc biên phịng, quy định pháp lệnh. Tuyển
lựa quân ngũ... có thể nói là hết sức siêng năng, hết lịng lo lắng. Ơng là một vị vua có
tài, dẹp nội loạn, khéo bang giao, giữ thể diện cho quốc gia không bị nước lớn chèn ép.
Đó là điều khơng phải đời vua nào của Việt Nam cũng làm được. Ngày nay đến Vua
Đinh và Vua Lê được người dân ninh bình lưu giữ và thờ tự rất trang nghiêm

Nguyễn Minh Khơng: Ơng lớn lên là một người con mảnh đất Ninh Bình, cũng là một
đứa trẻ thông minh học giỏi, ông học hết sách nọ tới sách kia, sau đó ơng đã sang Tây
Trúc ở Ấn Độ để theo Phật giáo, cùng với người bạn của mình là Từ Đạo Hạnh. Từ đạo
hạnh lúc đang học đạo cứ giả tiếng hổ dọa, lý quốc sư nói “nếu người muốn vậy sau này
chắc phải chịu quả báo đó”, sau đó từ đạo hạnh đầu thai thành Dương Hốn được Lý
Nhân Tơng u mến đưa lên làm hoàng thái tử và kế ngai vị lấy hiệu là Lý Thần Tông,
lên ngôi ko được bao lâu thì lý thần tơng mắc bệnh lạ vào 3/1136, bỗng nhiên hóa thành
hổ trước đó Vua thấy ngứa ngáy khắp cả mình mẩy, càng gãi bao nhiêu thì lơng càng
mọc bấy nhiêu, ngồi xổm chụp người, cuồng loạn, gầm gừ đáng sợ như tiếng hổ gầm
thét. Triều đình phải làm cũi vàng nhốt Vua trong đó tức thì trong thiên hạ xuất hiện bài

đồng giao:


Nước có Lý Thần Tơng,
Triều đình mn việc thơng.
Muốn chữa bệnh thiên hạ,
Cần được Nguyễn Minh Khơng
Triều đình sai quan chỉ huy đi đón sư Nguyễn Minh Khơng. Khi sư đến ăn mặc q mùa
nên bị khinh khí, ơng lấy cái đinh dài 5 tấc đóng vào cột rồi nói “ai rút cái đinh này ra
trươc thì đáng được tơn trọng” nhưng ko ai giám rút ra ông dùng 2 ngón tay rút, đinh cứ
thế là theo ra mọi người đều khiếp phục. Đến am, sư cười bảo: "Đâu không phải là việc
cứu cọp đó ư?" Quan chỉ huy hỏi: "Sao thầy sớm biết trước?" Sư bảo: "Ta đã biết việc
này trước ba mươi năm". Sư đến triều vào trong điện ngồi, lên tiếng bảo: "Bá quan đem
cái đảnh dầu lại mau, trong đó để một trăm cây kim, và nấu cho sơi, đem cũi vua lại gần
đó." Sư lấy tay mò trong đảnh lấy một trăm cây kim găm vào thân vua, nói: "Q là
trời". Tự nhiên lơng, móng, răng đều rụng hết, thân vua hoàn phục như cũ. Vua tạ ơn sư
một ngàn cân vàng và một ngàn khoảnh ruộng để hương hỏa cho chùa, ruộng này khơng
có lấy thuế, để làm hương hỏa cho chùa. hiện nay vùng gia sinh, gia viễn vần còn làng tên
là làng dược sinh tức là thuốc sống, ở đây ông đã dùng thảo dược và bào chế nhiều loại

thuốc chữa cho lý thần tông và nhân dân, ông đã truyền lại nhiều loại thuốc hay, sử
dụng thuốc nam và châm cứu chữa bệnh. Sau đó nguyễn minh khơng được phong làm
lý quốc sư. Nói tới Nguyễn Minh Khơng tức là nói về người xây đặt nền móng xây
dựng nên ngơi chùa có rất có danh tiếng ngày nay với nhiều kỉ lục nhất đó chính là chùa
Bái Đính. Chùa có nhiều kỉ lục nhất gồm có:
1. Chù có tượng phật bằng đồng giáp vàng lớn nhất Châu Á : nặng 100 tấn, cao
10m, ở điện Pháp Chủ
2. Tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tượng phật Di lặc 100 tấn

ngồi trời.

3. Chng đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp

Chuông.
4. Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80
ha)


5. Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần 3 km.
6. Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao
khoảng 2m.
7. Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.
8. Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây
bồ đề Ấn Độ
Vào 3/ 2014 chùa vinh dự được đăng cai lễ hội phật đản liên hợp quốc vesak 2014. là
chùa hướng về núi đính,phía tây núi bái đính là nơi đinh tiên hồng lập đàn tế trời cầu
mưa thuận gió hịa Chùa nằm ở phía tây của cố đơ hoa lư, thuộc xã gia sinh huyện gia
viễn tỉnh ninh bình, nằm trong khu quần thể di sản tràng an, với tổng diện tích là 539 ha,
với 50ha là khu chùa cổ do Lý Quốc Sư xây dựng vào năm 1136 và khu chùa mới 80ha
được xây dựng vào năm 2003 do doanh nghiệp xây dựng xuân trường, chùa cổ cách
điện tam thế của chùa mới 800m về phía nam. Khi lên khoảng 300 bậc gần tới đỉnh thì
du khách sẽ tới tiền đường, phía bên phải của tiền đường là hang sáng. Hang sáng thờ
thần Cao Sơn và thờ phật, trên cửa hang có bài thơ của Lê Thánh Tơng khắc trên đá có
tên “Minh Đỉnh Danh Lam” ban tặng được dịch tiếng hán như sau:
Đính Sơn danh tiếng thực cao xa
Che chở kinh thành tự thuở xưa
Nhân kiệt, địa linh nên vượng khí
Núi thiêng cảnh đẹp vững sơn hà.
Bên phải tiền đường thờ thánh Nguyễn Minh Không, và thờ mẫu, thờ tiên. ở chùa Bái
Đính cổ cũng có cái giếng ngọc Tương truyền đây là nơi thiền sư Nguyễn Minh
Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Vua Lý Thần

Tơng. Giếng xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có đường kính 30 m, độ sâu của nước là
6 m, không bao giờ cạn nước. Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng
hình vng, có diện tích 6.000 m², 4 góc là 4 lầu bát giác.
Chùa bái đính mới, là cơng trình, hạng mục vĩ đại mang đậm dấu ấn của người Việt
Nam. Vật liệu xây dựng là hệ thống cột và kèo ở cổng Tam Quan, hành lang La Hán và
điện Quan Âm được làm bằng gỗ tứ thiết, các cơng trình lớn hơn làm bê tông giả gỗ.


Tất cả các mái sử dụng ngói men Bát Tràng, kiến trúc ba tầng mái cong vút hình đi
của chim phượng. Bước tới chùa bái đính mới ta sẽ đi qua cổng tam quan gồm có trung
quan, khơng quan và giả quan đó là 3 cửa, cửa khổ, cửa vơ thường và cửa vô ngã, bước
vào sẽ là 2 con hổ bằng đá là biểu tượng cho sức mạnh trí tuệ nhằm kiểm soát tâm hồn
kẻ hành hương, bước vào trong như bước vào cõi thiêng, một thế giới khác tục, thánh
thiện, nơi mà ta tìm lẽ cân bằng của cuộc sống. Vào cửa là hai ông hộ pháp cao 5.5m,
nặng 12 tấn, ông hướng thiện cầm viên ngọc, ông trừng ác cầm đao trừng trị kẻ ác, cả
hai được đặt trên con sư tử ý muốn trừ ác hướng thiện dựa trên sức mạnh nền tảng là trí
tuệ hướng con người tới chân thiện mỹ. theo quan niệm của chùa ta đi từ phải qua trái
theo quan niệm tịnh tiến từ dương sang âm. Theo hành lang rẽ phải, du khách sẽ gặp
hình ảnh của các vị La hán, chạy dài với 234 gian, mỗi vị có một nét mặt khác nhau thể
hiện cuộc sống trần thế, cao 2.5m, nặng 4 tấn. La Hán tức là đệ tử của phật thích ca, họ
chưa thành phật, vì vậy họ được sắp xếp từ cổng tam quan đến điện pháp chủ, tượng
trưng cho con đường dẫn đến cõi phật, được để ở hành lang thể hiện sự giáo dưỡng, dìu
dắt chúng sinh, nếu để ý ra hai bên ta sẽ bắt gặp hình ảnh những cây mít. Đó là biểu
tượng cho sự giác ngộ. nó là cây thiêng, gỗ làm mõ, tượng phật, lá để đặt oản lễ phật và
có nguồn gốc du nhập từ ấn độ. Gác chng có 3 tầng, mái cong mang dáng dấp hình
bơng sen, q khách đi từ cầu thang bên phải để lên gác chuông nặng 36 tấn do nghệ
nhân người Huế đúc. Tiếng chuông theo quan niệm của nhà phật buổi sáng là cảnh tỉnh,
buổi chiều là thu không, tiếng chuông vang xa tới đâu thì cứu khổ chúng sinh tới đó cho
nên chng được treo cao lên và mỗi lần đánh chng thì vang xa vài chục km, phật tử
nghe tiếng chng thì nhắc nhở bồ tát vị tha, tiếng chuông chiều xua đẩy phiền não,

thúc đẩy mn lồi sinh sơi. Lên tới điện Quan thế âm bồ tát là bức tượng nghìn mắt
nghìn tay, cao 9,57m nặng 80 tấn, đại diện cho tứ đại vô lượng tâm: đại từ, đại bi, đại hỉ,
đại xả là hình ảnh tượng trưng cho cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh, tương truyền bà là
con thủy tề từ bỏ phú quý giàu sang đi tu hành, lấy mắt, căt tay của mình cữu chữa bệnh
tật cho chúng sinh nên phật đã ban tặng cho bà nghìn mắt nghìn tay để làm việc cơng
ích và nhìn thấu hiểu chúng sinh nghìn lần hơn nữa, bà ngồi trên ngai sen có con quỷ
đội chứng tỏ uy lực của phật đã thấm nhuần tới âm ti, bà có 3 đầu là do suy nghĩ nhiều
quá đầu vỡ thành 3. Điện pháp chủ có tượng phật bằng đồng ráp vàng cao 10m nặng
100 tấn, ngồi trên tòa hoa sen tay cầm bông sen muốn ám chỉ đến chùa không phải chỉ
để cầu xin mà là tìm lại chính mình, bơng sen tượng chưng cho luật nhân quả, cho lý và
trí, phàm và thánh, âm và dương, cho cái tâm trong sáng và chân thực, đẹp đẽ nhất.
Điện tam thế có 3 bức tượng đại diện cho quá khứ hiện tại và tương lai nghĩa là vị phật


của các thời ln nối tiếp giáo hóa chúng sinh, mỗi bức tượng cao 7,2m, nặng 50 tấn.
khi đến với chùa bái đính, leo lên tới điện tam thế mà khơng tới thăm tượng phật Di Lạc
thì quả là một điều vơ cùng thiếu xót với những kẻ hành hương. Tượng di lạc nặng 80
tấn, cao 10m lớn nhất tại việt nam nằm trên một ngọn đồi tượng trưng cho sự an lạc, vui
vẻ, may mắn, và hạnh phúc, là vật phẩm tơn kính trong phong thủy mà khi trưng bày sẽ
mang lại nhiều điều tốt đẹp cho gia chủ, hầu như ai đến thăm chùa bái đính cũng cố leo
lên tới đỉnh núi này để thăm tượng phật di lạc bởi không sẽ là một sự nuối tiếc, ông luôn
sẵn sàng ban phát niềm vui, hạnh phúc, sức khỏe, tài lộc cho mọi người, phật tay phải
gánh túi đựng những đồ mà bá tánh cho và những đồ mà ngài cho bá tánh ai mà dc ngài
cho thì nội ngoài đuề huề con cái sung túc, may mắn ăn nên làm ra, tay trái cầm quạt
hướng về thủ đô hà nội ban an lành cho đất nước, bên ngài ln có 18 đứa trẻ đi theo
ln trêu ghẹo nhau bên cạnh ngài làm ngài cười mãi không thôi. Lễ hội chùa bái đính
diễn ra từ mùng 1 tết tới tận tháng 3. Phần lễ là rước thánh nguyễn minh không, thần
cao sơn từ chùa cũ về chùa mới, hội là các trò chơi dân gian nghe hát chèo, xẩm tái hiện
lại cảnh lập đàn tế lễ và lễ tế cờ của vua quang trung.
Người sáng lập nên phật giáo đó là Tất Đạt Đa hay cịn gọi là thích ca mâu ni, hoặc phật

tổ như lai. Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử với ý nghĩa tên gọi là người hoàn
tất cuộc sống, cha là vua tịnh phạn, mẹ là hồng hậu maya 2 người có đức hạnh lớn đều
xứng đáng là cha mẹ muôn dân, sinh khoảng năm 624 tcn trong một gia đình dịng họ
hồng tộc thích ca tại ca tì la vệ - xứ trung ấn độ tức nepal ngày nay. Tương truyền lại
rằng trong một hơm mở tiệc trong triều đình, khi hoàng hậu dâng hương dâng hoa tế lễ
xong bèn ra ngồi ngọ mơn để bố thí thức ăn đồ mặc cho dân nghèo. Khi bà hồn cung
an giấc thì bỗng nằm mơ thấy có một con voi trắng 6 ngà từ trên khơng xuống chui vào
hơng phải của hồng hậu ẩn mình. Sau đó hồng hậu bàng hồng sợ hãi kể lại giấc mơ
đó cho đức vua nghe về giấc chiêm bao ấy, vua bèn mời thầy về tiên tri đoán mộng rằng
bà sẽ sinh ra một quý tử tài đức vẹn tồn. Đức vua mừng rỡ vơ cùng vì cuối cùng cũng
có người nối ngơi. Sau khi hồng hậu trở về quê ngoại trước ngày đản sinh thái tử thì bà
đã dừng lại nghỉ ở vườn lâm tì ny tại gốc cây vô ưu. Bà thấy cảnh đẹp hoa đẹp thì bèn
đưa tay ra hái hoa, bỗng nhiên bà thấy khí trời trong lành mng thú chim chóc ca hót,
trăm hoa đua nở, bà thấy điểm lạ trong người và đản sinh thái tử chui ra từ hông phải,
khi sinh ra ngài bước 7 bước, bước tới đâu thì hoa sen mọc tới đó đỡ gót chân ngài, ngài
nói” thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”-“trên trời dưới đất, ta là duy nhất”, sau đó
thì vua về mở tiệc ăn mừng. Trong ngày lễ, có 1 vị đạo sĩ đã tiên tri rằng ngài có 32


tướng tốt cùng với bánh xe ở gót chân cho thấy ngài sẽ trở thành vị vua lỗi lạc hoặc là
một vị phật chân chính. Đức vua khơng muốn con mình sẽ đi theo tu đạo mà muốn nối
ngơi nên đặt tên là tất đạt đa có nghĩa là kẻ sẽ giữ chức vụ mà mình sẽ giữ hoặc là hồn
tất cuộc sống. ơng lớn lên theo cha đi lễ hội tịch điền thì bỗng bị cảm hóa bởi cảnh khổ
của con người khi thấy người dân cầm chiếc cày ăn mặc rách rưới dưới trời nắng trang
trang của tiết trời ấn độ 40oc mồ hơi nhễ nhại thì thấy dưới đất những con giun bị bới
lên đang ngoe nguẩy, trên trời xa xa là đàn chim diều hâu đang xà từng đàn xuống để
bắt giun ăn, và xa nữa là con người đang dương cung tên lên bắn diều hâu, chưa dừng,
con người lại đang bị đàn hổ chạy tới vồ để ăn thịt. ngài bỗng nhận ra được vòng luân
hồi của nỗi khổ hạnh. Ngài muốn tu đạo, nhưng vua cha muốn ràng buộc ngài với ngôi
vua, bèn xây 3 tòa lâu đài cho thái tử thay đổi nơi ăn chốn ở, cùng với hàng trăm cung

tần mỹ nữa giỏi đàn ca múa hát tới giải khuây, và cho kết hôn với mỹ nhân da du đa la
tuyệt đẹp và đức hạnh, ngài sinh ra thái tử đặt tên là la hầu la tức là khởi nguồn mọi sự
đau khổ, trong lịng ngài ln nặng trĩu và thấy đau khổ, ngài ln cần một lối giải thốt
và cần một cuộc sống ý nghĩa đức hạnh hơn. Ngài nhận ra bốn tướng khổ ở đời khi xin
vua cha ra bốn cổng thành tiếp xúc với dân. Ngài thấy có người đau nằm quằn ra thảm
cỏ và kêu ca thống thiết, thấy cái thây nằm ruồi bọ nhặng bâu ghê tởm, thấy có người
già lụ khụ chống gậy, ngài đã hỏi người hầu theo thế là sao, trong cung ngài chỉ thấy
những người cung nữ trẻ, da dẻ hồng hào bây giờ lại thấy bà lão tóc bạc da nhăn lụ khụ
chống gậy đau khổ. Tên hầu giải thích là về sau ngài có tuổi cũng già và cũng nhăn
nheo tóc bạc, sau đó thì cũng bị bệnh mà chết. sau đó thì ngài lại gặp một vị tu sĩ tướng
mạo nghiêm trang vơ tư đi qua đường thì ngài bèn hỏi vị sư vị sư trả lời”tôi từ bỏ ràng
buộc của cuộc đời, tu thành chính quả phổ độ chúng sinh” nghe thế ngài về xin bệ hạ và
đặt ra 4 câu hỏi “làm sao cho con trẻ mãi không già, sao cho con khỏe mãi không bệnh,
sao cho con sống mãi không chết, và sao cho con khỏi khổ” đêm đó lúc ngài 19 tuổi từ
giã con trẻ vợ đẹp cởi bỏ diêm bào khốc trên mình chiếc áo sa bộ và tìm đến đạo khổ
hạnh, ở đạo này ngài mỗi ngày chỉ được ăn một hạt mè vừng và uống nước giữ thực.
ngài chỉ ngồi và đứng chứ khơng nằm, nếu muốn nằm thì nằm trên gai, ngài nghiến răng
chặn lưỡi kìm hãm hướng thiện, dãi nắng dầm sương hành hạ thân thể ngài đã chép lại
rằng “ta như bị lưỡi khoan sắc bén khoan vào bộ óc, như tên lực sỹ dùng dây thừng mà
siết chặt cổ mình, như bị quăng lên giàn thiêu mà hỏa đốt nhưng vẫn khơng khuất phục
được ý chí của ta”. Sau đó thì ngài trở nên một bộ xương khơ, mắt sâu hoắm, và ngất
đi, ngài tỉnh dậy sau khi được một người chăn cỏ cho ăn bát cháo sữa và sau đó ngài
ngồi dưới gốc cây bồ đề để thiền niệm quyết tâm rằng “nếu ta không thành đạo thì thịt


nát xương tan cũng khơng rời chỗ này” sau đó ngài giác ngộ chiến đấu 49 ngày đêm với
ma nội ma ngoại vượt qua dục vọng hèn mọn và tham lam thế trần và tâm trí được khai
thơng, ngài thấy được cuộc sống của ngài ở tam thế, và thấy được bản thể vũ trụ
nguyên do tạo ra nó và ngài thành đạo lúc ngài 35 tuổi. sau đó ngài thu nạp đệ tử và
truyền đạo phật, ngài mất năm 80 tuổi.

Là nơi có kỷ lục như một sự linh thiêng nhất, đã biến con người mảnh đất Ninh Bình
này trở thành những người con sống tốt đời đẹp đạo, mảnh đất tốt tươi “ đất ngọc người
tiên, không tiền vẫn sống”. Các thế hệ người dân Ninh Bình đã khai sơn phá thạch, tạo
dựng quê hương, phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng, bạt núi xẻ đồi, mở mang
làng bản, quai đê lấn biển xây dựng vùng quê trù phú, màu mỡ với núi sông, rừng biển
kỳ thú. Đặc biệt nhân dân Ninh Bình đã phát huy khả năng khéo léo của đơi bàn tay và
trí tuệ của mình tạo nên nhiều nghề thủ cơng lâu đời, nổi tiếng như nghề đan cói, dệt
chiếu, thêu ren, chạm khắc đá, làm hàng mộc…Đó là những nghề truyền thống có giá trị
thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao. Và để tới ngày nay Ninh Bình là một mảnh đất, miền quê
“đáng sống” và đáng để đến tham quan và khám phá..

TÌM HIỂU THÊM VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ CÁC ĐIỂM THAM QUAM



×