Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài 7: Thêu bạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.17 KB, 4 trang )

Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG SỐ 05
Thời gian: 4 tiết (1LT + 3TH)
Ngày lên kế hoạch: 11/9/2010
Ngày thực hiên:……………............................
Tại lớp:…………………….............................
Tiết theo chương trình: 17- 20
BÀI 7: THÊU BẠT
I. Mục tiêu :
- Biết được khái niệm và ứng dụng của thêu bạt.
- Biết phương pháp thêu, yêu cầu kỹ thuật của thêu bạt.
- Thêu được một số dạng thêu cơ bản: Đều nét, không đều nét, gấp khúc,
hình cong và hình tròn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mĩ thuật.
- Rèn luyện thói quen làm việc kiên trì, tỉ mỉ, có ý thức trong học tập, yêu
nghề thêu, đảm bảo an toàn lao động và VSCN.
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án, phương pháp, phương tiên.
- Mẫu thêu các loại trên giấy A
4
, giấy than, vải trắng, bút chì, kim khâu.
- Nền thêu, khung tròn, chỉ thêu các màu, kéo bấm.
2. Học sinh:
- Tâm lý học nghề thêu, SGK, vở ghi, bút chì, kiến thức bài cũ.
- Các dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động lên lớp.
1. Ổn định lớp: điểm danh 2’
2. Kiểm tra bài cũ: KT miệng từ 1- 2 HS 8’
Câu 1: Em hãy trình bày phương pháp thêu lươt vặn?
3. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu của bài. 3’
Nội dung Hoạt động của thày và trò TG


I. Khái niệm
- Thêu bạt là cách thêu thể hiện
các hình mẫu có chiều ngang không
quá 5mm, với các canh chỉ nghiêng
đều về một hướng và liền sát nhau.

Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm
thêu bạt.
- GV sử dụng bản vẽ mẫu để HS quan
sát, mẫu thật để nhóm HS quan sát.
- GV: Nhìn vào mẫu thêu, em hãy
cho biết khái niệm của thêu bạt?
- HS trả lời.
- GV chỉnh sửa bổ sung thêm cho đầy
đủ.
5’
GIÁO ÁN NGHỀ THÊU TAY Điện Biên Phủ, ngày 27 tháng 8 năm 2010
Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp
II. Phương pháp thêu bạt
1. Thêu bạt đều nét.
- Thêu hình chữ nhật ABCD. Thêu
từ trái qua phải.
- Lên kim tại M (cách A 5mm)
xuống kim tại điểm D được canh chỉ
nghiêng làm chuẩn.
- Lên kim sát điểm M về phía A,
xuống kim sát điểm D về phía A,
tiếp tục lên xuống kim thêu canh chỉ
nghiêng kín hết tam giác AMD.
- Lên kim sát diểm M về phía B,

xuống kim sát điểm D về phía C, tiếp
tục thêu canh chỉ nghiêng kín hết
hình ABCD.
2. Thêu bạt không đều nét.
- Thêu tương tự như thêu đều nét,
nhưng khi thêu bề ngang càng nhỏ
thì độ nghiêng càng lớn.
3. Thêu bạt hình gấp khúc.
Có 2 cách thêu bạt hình gấp khúc:
- Cách một là thêu sóng canh.
- Cách hai là thêu vặn canh.
4. Thêu bạt hình cong, hình vành
khăn.
- Thêu mẫu có hình uốn cong: vòng
ngoài dài thêu bình thường, vòng
trong cần thêu thu hẹp chân chỉ, để
đảm bảo độ nghiêng của canh chỉ
trên hình mẫu
Hoạt động2: T ìm hiểu phương pháp
thêu bạt.
- GV treo hình vẽ thêu bạt phóng to
để HS quan sát.
- GV: “Sau khi quan sát em hãy nhận
xét vị trí mũi thêu đầu tiên và cho biết
vì sao phải thêu mũi này?”
- HS trả lời.
- GV chỉnh sửa bổ sung cho đầy đủ.
- Thêu bạt bằng kim khâu len trên bìa
theo các bước a, b, c, d để HS quan
sát vừa làm mẫu vừa hướng dẫn cách

thêu và chỉ ra các sai sót trong khi
thêu để HS lưu ý.
- GV: “Em cho biết vì sao thêu càng
nhỏ thì độ nghiêng phải càng lớn?”
- Khi thêu ngoài kĩ năng tốt người thợ
thêu phải có óc quan sát về thẩm mĩ
để tự điều chỉnh cách thêu sao cho
hợp lý, phù hợp với mẫu.
- Thêu như SGK đường gấp khúc
nhìn vào sẽ không đẹp, vì canh chỉ ở
chỗ gấp bị dài. Khi thêu vặn canh
nhìn vào đẹp, canh chỉ chỗ gấp khúc
bằng như chỗ khác.
- GV: “Em cho biết thêu bạt hình uốn
cong người thợ thêu phải thêu như
thế nào?”
- Thêu bạt hình tròn có 2 cách thêu:
Đó là thêu sóng canh và thêu vặn
canh. SGK là thêu sóng canh, về
thẩm mĩ không đẹp bằng thêu vặn
canh.
15’
III. Yêu cầu kĩ thuật của thêu bạt.
- Canh chỉ có độ nghiêng và chiều
dài vừa phải, phẳng, mịn.
- Hai đường chân chỉ bằng nhẵn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu yêu cầu kỹ
thuật của thêu bạt.
- GV: Để có được đường thêu lướt
vặn đẹp chúng ta cần phải có yêu cầu

kĩ thuật gì?
- HS trả lời.
- GV bổ sung thêm cho đầy đủ.
3’
GIÁO ÁN NGHỀ THÊU TAY Điện Biên Phủ, ngày 27 tháng 8 năm 2010
Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp
VI. Ứng dụng :
- Thêu bạt được sử dụng để thêu
cành cây nhỏ, lá nhỏ, cánh hoa cúc
cánh dài, phần lật của cánh hoa.
- Thêu viền xung quanh hoa, lá
những mẫu hàng trắng kết hợp với
rua.
- Thêu các đường trang trí như
đường triện, thêu chữ…
Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng
của thêu bạt.
- GV: “Sau khi quan sát mẫu thêu bạt,
em cho biết ứng dụng của thêu bạt?”
- Thêu bạt được áp dụng rất nhiều khi
thêu chữ, ngoài ra thêu bạt còn áp
dụng thêu hoa rỗng như hoa sen, hoa
hồng. Khi rua mắt sàng, rua bổ ô…
phải kết hợp thêu bạt thì mới hoàn
chỉnh được.
3’
THỰC HÀNH THÊU BẠT
A. Chuẩn bị
1. Dụng cụ
- Khung tròn, kim thêu, nền thêu, bút

chì, thước…
2. Vật liệu
- Vải nền, mẫu thêu, chỉ thêu.
B. Nội dung bài thực hành.
1. Bài tập thực hành.
- Thêu bạt đều nét. D = 5cm
- Thêu bạt không đều nét. D = 5cm
- Thêu bạt hình gấp khúc. D = 6cm
- Thêu bạt hình cong và tròn: Có
đường kính dài = 3cm
2. Quy trình thực hiện.
- Sang mẫu thêu vào vị trí đánh dấu
- Căng khung, chỉnh khung
- Chọn hướng canh chỉ - Thêu
I. Hướng dẫn ban đầu.
Hoạt động 5: Tìm hiểu nội dung và
trình tự thực hành.
- GV: “Các em hãy cho biết để chuẩn
bị cho bài thực hành chúng ta cần
phải chuẩn bị những gì?”
- HS trả lời.
- GV chỉnh sửa, bổ sung ý kiến của
HS.
- Trước khi thêu phải đánh dấu vị trí
thêu vào nền thêu, sang mẫu thêu vào
vị trí đánh dấu. Căng khung, chỉnh
khung, thêu.
- Vị trí thêu phải cách mép nền thêu
khoảng 5 đến 6cm. Sang mẫu thêu
dùng giấy than và bút chì mềm hoặc

bút bi hết mực.
- GV: Để nền thêu đảm bảo độ bền
chắc trước tiên chúng ta phải khâu
viền xung quanh nền thêu.
- Làm mẫu cách cầm kim, cầm
khung, cách thêu để HS quan sát và
làm theo.
- GV phát nền thêu, chỉ thêu cho HS.
30’
C. Tiến trình thực hành
1. Đánh dấu vị trí thêu vào nền thêu.
- Sang mẫu thêu vào vị trí đánh
dấu.
II. Hướng dẫn thường xuyên.
Hoạt động 6: Tiến trình thực hành.
- Quan sát học sinh sang mẫu thêu,
căng khung.
- GV lưu ý HS cách bố trí mẫu thêu
vào nền hàng, nhác nhở nhưng em có
95’
GIÁO ÁN NGHỀ THÊU TAY Điện Biên Phủ, ngày 27 tháng 8 năm 2010
Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp
2. Căng khung, chỉnh khung
3. Chọn hướng canh chỉ và thêu.
thao tác chưa đúng cần làm cho chính
xác vì công đoạn sang mẫu rất quan
trọng trong việc sản phẩm đảm bảo
tính thẩm mỹ.
- Quan sát HS căng khung, phát hiện
mọi sai sót của HS trong khi thực

hiện thao tác căng khung.
- Quan sát HS cách cầm kim, thao tác
tay kim, uốn nắn mọi sai sót, làm
mẫu lại cho HS còn yếu
D. Tổng kết, đánh giá buổi học.
1. Chuẩn bị
2. Quy trình thực hành
3. Sản phẩm
4. Thời gian thực hiện
5. Thái độ thực hành

III. Hướng dẫn kết thúc.
Hoạt động 7: Hướng dẫn kết thúc
- HS ghi tên vào sản phẩm và nộp
bài.
- GV tổng kết bài, nhận xét đánh giá
buổi học.
- Biểu dương một số bài làm tốt, lưu
ý những em còn yếu về nhà luyện tập
thêm.
- GV dặn dò HS chuẩn bị dụng cụ
cho buổi sau: “Thêu bạt hoa cúc
cánh dài”
10’
IV. Tổng kết và đánh giá rút kinh nghiệm.
Nội dung:…………………………………………………………………….
Thời gian:…………………………………………………………………….
Phương pháp, phương tiện:…………………………………………………..
……………………………………………………………………………….
Thông qua tổ chuyên môn Người soạn

Trần Thị Ái Vân
GIÁO ÁN NGHỀ THÊU TAY Điện Biên Phủ, ngày 27 tháng 8 năm 2010

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×