Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 3 - Tiết 5: Sự lớn lên và phân chia của tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.13 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 3 Tiết 5. NS: 13/09/10 SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Học sinh nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC: - GV: Tranh phóng to hình 8.1; 8.2 SGK trang 27. - HS: Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Kiểm tra bài cũ: - Kích thước của tế bào thực vật? - Nêu những thành phần chủ yếu của tế bào thực vật? 2. Bài mới: Hoạt động 1: Hình dạng, kích thước của tế bào Hoạt động của GV - GV yêu cầu HS: + Hoạt động theo nhóm. + Nghiên cứu SGK. + Trả lời 2 câu hỏi mục thông tin SGK trang 27. - GV gợi ý: - Tế bào trưởng thành là tế bào không lớn thêm được nữa và có khả năng sinh sản. - Trên hình 8.1 khi tế bào phát triển bộ phận nào tăng kích thước bộ phận nào nhiều lên? - GV: từ những ý kiến HS đã thảo luận trong nhóm yêu cầu HS trả lời tóm tắt 2 câu hỏi trên. Gọi bổ sung và rút ra kết luận.. Hoạt động của HS - HS đọc thông tin mục  kết hợp hợp quan sát hình 8.1 SGK trang 27. - Trao đổi nhóm, thảo luận ghi lại ý kiến sau khi đã thống nhất ra giấy. - Có thể HS chỉ thấy rõ: tăng kích thước. - Từ gợi ý của GV học sinh phải thấy được vách tế bào lớn lên, chất tế bào nhiều lên, không bào to ra.. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.. Kết luận: - Tế bào con có kích thước nhỏ, lớn dần lên thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất. Hoạt động 2: Sự phân chia của tế bào Hoạt động của GV - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK theo nhóm. - GV viết sơ đồ trình bày mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia của tế bào. - Tế bào non lớn dần thành tế bào trưởng thành phân chia thành tế bào non mới. - GV: yêu cầu thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi ở. Hoạt động của HS - HS đọc thông tin mục  SGK trang 28 kết hợp quan sát hình vẽ 8.2 SGK trang 28, nắm được quá trình phân chia của tế bào. - HS theo dõi sơ đồ trên bảng và phần trình bày của GV. - HS thảo luận và ghi vào giấy.. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> mục . + Quá trình phân chia: SGK trang 28 - GV gợi ý: sự lớn lên của các cơ quan của thực + Tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia. + Các cơ quan của thực vật lớn lên nhờ tế bào phân chia. vật do 2 quá trình: + Phân chia tế bào. + Các cơ quan của thực vật lớn lên nhờ tế bào phân chia. + Sự lớn lên của tế bào. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS phải nêu được: sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp - Đây là quá trình sinh lí phức tạp ở thực vật. GV thực vật lớn lên có thể tổng kết toàn bộ nội dung theo 3 câu hỏi ( sinh trưởng và phát triển). thảo luận của HS để cả lớp cùng hiểu rõ. - GV đưa ra câu hỏi: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật? IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: - Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài. - HS làm bài tập trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất: Bài tập 1: Các tế bào ở mô nào có khả năng phân chia trong các mô sau: a. Mô che trở b. Mô nâng đỡ c. Mô phân sinh Đáp án c. Bài tập 2: Trong các tế bào sau đây tế bào nào có khả năng phân chia: a. Tế bào non b. Tế bào trưởng thành c. Tế bào già Đáp án b Bài tập 3: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống: “ Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành ......... sau đó chất tế bào ........, vách tế bào hình thành ............... tế bào cũ thành .................... tế bào non”. V. DẶN DÒ: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị một số cây rửa sạch như: Cây rau cải, cây cam, cây nhãn, cây rau dền, cây hành, cây cỏ.. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tuần 3 Tiết 6. NS: 15/09/10 Bài 5: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Học sinh nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi. - Biết cách sử dụng kính lúp, các bước sử dụng kính hiển vi. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng thực hành, vẽ tế bào quan sát được II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC: - GV: Kính lúp cầm tay, kính hiển vi. Mẫu: 1 vài bông hoa, rễ nhỏ. - HS: 1 đám rêu, rễ hành. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Kiểm tra bài cũ - Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa? - Kể tên 5 cây trồng làm lương thực? Theo em, những cây lương thực trên thường là cây 1 năm hay lâu năm? 2. Bài mới Hoạt động 1: Kính lúp và cách sử dụng Hoạt động của GV + Vấn đề 1: Tìm hiểu cấu tạo kính lúp. - GV yêu cầu HS đọc thông tin  SGK trang 17, cho biết kính lúp có cấu tạo như thế nào? + Vấn đề 2: Cách sử dụng kính lúp cầm tay. - HS đọc nội dung hướng dẫn SGK trang 17, quan sát hình 5.2 SGK trang 17. + Vấn đề 3: Tập quan sát mẫu bằng kính lúp. - GV: Quan sát kiểm tra tư thế đặt kính lúp của HS và cuối cùng kiểm tra hình vẽ lá rêu.. Hoạt động của HS - Đọc thông tin, nắm bắt, ghi nhớ cấu tạo. - HS cầm kính lúp đối chiếu các phần như đã ghi trên. - Trình bày lại cách sử dụng kính lúp cho cả lớp cùng nghe. - HS quan sát 1 cây rêu bằng cách tách riêng 1 cây đặt lên giấy, vẽ lại hình lá rêu đã quan sát được trên giấy.. Kết luận: + Kính lúp gồm 2 phần: tay cầm bằng kim loại, tấm kính trong lồi 2 mặt. Hoạt động 2: Kính hiển vi và cách sử dụng Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Vấn đề 1: Tìm hiểu cấu tạo kính hiển vi. - Đặt kính trước bàn trong nhóm cử 1 người đọc SGK trang 18 phần cấu tạo kính. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm vì mỗi nhóm - Cả nhóm nghe đọc kết hợp với hình 5.3 SGK trang 18 để (1 bàn) có 1 chiếc kính (nếu không có điều kiện xác đinh các bộ phận của kính. thì dùng 1 chiếc kính chung). - Trong nhóm nhắc lại 1-2 lần để cả nhóm cùng hiểu rõ đầy đủ cấu tạo của kính. - Các nhóm còn lại chú ý nghe rồi bổ sung (nếu cần). - GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện của 1-2 - HS có thể trả lời những bộ phận riêng lẻ như ốc điều chỉnh. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> nhóm lên trước lớp trình bày. - Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? Vì sao? - GV nhấn mạnh: đó là thấu kính vì có ống kính để phóng to được các vật. + Vấn đề 2: Cách sử dụng kính hiển vi - GV làm thao thao tác sử dụng kính để cả lớp cùng theo dõi từng bước. - Nếu có điều kiện GV có thể phát cho mỗi nhóm 1 tiêu bản mẫu để tập quan sát.. hay ống kính, gương..... - Đọc mục  SGk trang 19 nắm được các bước sử dụng kính. - HS cố gắng thao tác đúng các bước để có thể nhìn thấy mẫu.. Kết luận: - Kính hiển vi có 3 phần chính: + Chân kính + Thân kính + Bàn kính IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: - Gọi 1-2 HS lên trình bày lại cấu tạo của kính lúp và kính hiển vi. - Nhận xét, đánh giá, cho điểm nhóm học tốt trong giờ. V. DẶN DÒ: - Học bài. - Đọc mục “Em có biết” - Chuẩn bị mỗi nhóm mang 1 củ hành tây, 1 quả cà chua chín.. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×