Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Mong muốn nhân viên làm việc chuyên nghiệp hơn phải làm sao?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.49 KB, 2 trang )

Mong muốn nhân viên làm việc chuyên nghiệp
hơn
Trong một lớp học về quản trị thay đổi, giám đốc một doanh nghiệp nhà nước vừa cổ phần mong muốn tạo ra một
thay đổi tại công ty của mình: Nhân viên sẽ làm việc chuyên nghiệp hơn. Nhiều học viên khác cũng có cùng mong
muốn như vậy nên vấn đề được đem ra phân tích và trao đổi.
Câu hỏi quan trọng nhất được đặt ra: hiểu như thế nào là làm việc chuyên nghiệp? Bởi không nhận diện những biểu
hiện cụ thể của một khái niệm trừu tượng “làm việc chuyên nghiệp” thì sẽ không thể hình dung được những công
việc cần làm để tạo ra sự thay đổi như mong muốn.
Sau phần trao đổi, lớp học đưa ra 7 biểu hiện dưới đây của làm việc chuyên nghiệp:
1. Nhân viên có đồng phục lịch sự
2. Nhân viên làm việc với thái độ thân thiện, hòa nhã, hợp tác, giữ được nụ cười trên môi, nói năng mạch lạc, nhẹ
nhàng
3. Nhân viên thực hiện các công việc thành thạo, ít sai sót
4. Văn phòng,phòng ốc làm việc ngăn nắp, sạch sẽ, hiện đại
5. Công ty có quy trình làm việc rõ ràng
6. Chế độ đãi ngộ tương xứng với năng lực và hiệu quả làm việc.
7. Công ty có hình ảnh rõ ràng thể hiện trong logo, tầm nhìn, phương châm hoạt động, chiến lược kinh doanh, các
loại sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh.
Từ những biểu hiện cụ thể như trên có thể thấy ngay những công việc công ty cần làm để nhân viên làm việc chuyên
nghiệp hơn như: trang bị đồng phục, đào tạo huấn luyện kỹ năng, kiến thức, thái độ làm việc cho nhân viên, triển
khai áp dụng các hệ thống quản lý, chỉnh trang lại văn phòng làm việc, xem xét lại các chế độ đãi ngộ, xây dựng hình
ảnh công ty. Những giải pháp đưa ra đòi hỏi công ty phải có những hành động mang tính hệ thống, tác động đến hầu
hết các khía cạnh trong hoạt động của doanh nghiệp (Marketing, nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính, hành chánh
quản trị, sản xuất). Tuỳ theo tình hình thực tế tại doanh nghiệp, giám đốc sẽ lựa chọn và mức độ ưu tiên cho từng
giải pháp nói trên.
Mọi người cũng đã thống nhất và chia sẻ năm kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện thay đổi muốn nhân
viên làm việc chuyên nghiệp hơn.
Báo cáo chấm công giúp phát hiện nhân viên có tâm lý bất ổn
1. Dù thay đổi này là chính đáng và tích cực nhưng vẫn có thể đi ngược lại thói quen thích ổn định của nhân viên
(nhất là nhân viên trong các doanh nghiệp nhà nước), nên phải chuẩn bị thật kỹ, thực hiện thận trọng từng bước.
Hơn nữa, các giải pháp đưa ra cũng cho thấy, chúng ta không thể nôn nóng trong việc tạo ra thay đổi này vì việc


trang bị đồng phục, sắp xếp ngăn nắp phòng ốc có thể quyết định và thi hành trong vài tháng nhưng xây dựng quy
trình làm việc, chế độ đãi ngộ phù hợp, đào tạo đội ngũ nhân viên đủ năng lực là những công việc phải tính bằng
năm.
2. Cần “đánh thức” nhân viên về “áp lực” phải thay đổi trong bối cảnh kinh doanh hội nhập hiện nay.
3. Phải đa dạng hóa các hình thức truyền thông để giúp nhân viên hiểu được mục tiêu và nội dung thay đổi một cách
rõ ràng.
4. Lãnh đạo cao nhất của công ty phải tiên phong là tấm gương thay đổi nhất là về phong cách, tác phong làm việc.
5. Kịp thời tuyên dương và khen thưởng những cá nhân tập thể thích nghi nhanh nhất với những thay đổi mới.

×