Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Ứng xử của hộ dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện yên thế tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.76 KB, 132 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

DƯƠNG VĂN VỸ

ỨNG XỬ CỦA HỘ DÂN VỚI RỦI RO DỊCH BỆNH
TRONG CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI Ở HUYỆN YÊN THẾ
TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số :

8620115

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Mậu Thái

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng 11 năm 2018

Tác giả luận văn

Dương Văn Vỹ

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ “Ứng xử của hộ dân với rủi ro dịch bệnh
trong chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”, bên cạnh sự nỗ lực, cố
gắng của bản thân, tôi cịn nhận được dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các
tổ chức, cá nhân trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Mậu Thái, người thầy tâm
huyết đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Kinh tế tài
nguyên và môi trường, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn các phịng ban: Phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn,
Trạm Khuyến nơng, Chi cục Thống kê, Trạm Thú y huyện Yên Thế; UBND 3 xã: Tam
Tiến, Tam Hiệp, Phồn Xương cùng toàn thể 90 hộ chăn nuôi đã cung cấp số liệu thực tế
và thơng tin cần thiết để tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng tồn thể gia
đình, người thân đã động viên, chia sẻ khó khăn, khích lệ tơi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2018


Tác giả luận văn

Dương Văn Vỹ

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hộp ............................................................................................................viii
Danh mục biểu đồ ......................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Đóng góp của luận văn .................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ứng xử của hộ dân với rủi ro dịch bện trong
chăn nuôi gà đồi ............................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về ứng xử của hộ dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi5

2.1.1.

Khái niệm, đặc điểm, vai trị ứng xử của nơng dân với rủi ro dịch bệnh trong
chăn nuôi gà đồi .............................................................................................. 5


2.1.2.

Nội dung nghiên cứu ứng xử của hộ nông dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn
nuôi gà đồi ..................................................................................................... 14

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới ứng xử của hộ dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn
nuôi gà đồi ..................................................................................................... 24

2.2.

Cơ sở thực tiễn về ứng xử rủi ro với dịch bệnh gia cầm ..................................... 28

2.2.1.

Thực trạng rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam................... 28

iii


2.2.2.

Một số chủ trương, chính sách có liên quan đến chăn nuôi gia cầm và giảm
thiểu rủi ro trong chăn ni gia cầm ở Việt Nam ........................................... 33

2.2.3.

Kinh nghiệm phịng chống dịch bệnh trên gia cầm ở một số địa phương ........ 35


2.2.4.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Yên Thế trong nâng cao khả năng
ứng xử của hộ nông dân với dịch bệnh gia cầm .............................................. 38

2.2.5.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ......................................................... 39

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 41
3.1.

Khái quát về địa bàn nghiên cứu .................................................................... 41

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 41

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 45

3.1.3.

Kết quả phát triển Kinh tê - Xã hội huyện Yên Thế trong thời gian qua ................ 48

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 51


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 51

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 51

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin .......................................................................... 54

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin.................................................................... 54

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 54

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 56
4.1.

Thực trạng rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế ............ 56

4.1.1.

Tổng quan chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế ............................................... 56


4.1.2.

Thực trạng rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế ............ 59

4.1.3.

Thông tin chung về các hộ điều tra ................................................................ 62

4.2.

Thực trạng ứng xử của các hộ chăn nuôi gà đồi với rủi ro dịch bệnh ở huyện
Yên Thế......................................................................................................... 64

4.2.1.

Ứng xử của các hộ chăn ni gà đồi trong đề phịng rủi ro dịch bệnh ............. 64

4.2.2.

Ứng xử của các hộ chăn nuôi gà đồi khi xảy ra dịch bệnh .............................. 82

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới ứng xử của người chăn nuôi gà đồi với rủi
ro dịch bệnh ở huyện Yên Thế ....................................................................... 88

4.3.1.

Ảnh hưởng của vùng chăn nuôi đến ứng xử của người chăn ni ................... 88


4.3.2.

Ảnh hưởng của trình độ chủ hộ đến ứng xử của người chăn nuôi ................... 90

4.3.3.

Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến ứng xử của hộ chăn nuôi ...................... 92

4.3.4.

Ảnh hưởng của hoạt động của cơ quan khuyến nông, thú y trong thực hiện cơng tác
tập huấn, phịng trừ dịch bệnh với ứng xử của người chăn nuôi ............................... 94

iv


4.3.5.

Ảnh hưởng của nguồn tiếp cận thông tin đến ứng xử của hộ chăn ni .......... 98

4.3.6.

Ảnh hưởng của chính sách đến ứng xử của người chăn nuôi với dịch bệnh trên
đàn gà ............................................................................................................ 99

4.3.7.

Ảnh hưởng của các liên kết với ứng xử của hộ nông dân ................................ 99

4.4.


Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả ứng xử của hộ dân đối với rủi ro
dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế ...................................... 100

4.4.1.

Định hướng chung phát triển chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế ................. 100

4.4.2.

Giải pháp nâng cao ứng xử của người chăn nuôi gà đồi với rủi ro dịch bệnh
ở huyện Yên Thế ........................................................................................ 102

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 109
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 109

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 110

5.2.1.

Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ..................................................... 110

5.2.2.

Đối với Chi cục Thú y và trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang ............... 111


Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 112
Phiếu điều tra ............................................................................................................ 115

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCĐ

Ban chỉ đạo

BQ
CC

Bình qn
Cơ cấu

CN - XD

Cơng nghiệp – xây dựng

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

GTSX


Giá trị sản xuất

KTXH

Kinh tế xã hội

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSNN

Ngân sách nhà nước

PV

Phỏng vấn

QM

Quy mơ

SL

Số lượng

SXKD

Sản xuất kinh doanh


TB

Trung bình

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TM- DV

Thương mại – dịch vụ

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.


Tình hình sử dụng đất đai của huyện Yên Thế qua 3 năm (2015-2017)............ 44

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế qua 3 năm 2015 - 2017....... 46

Bảng 3.3.

Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Yên Thế qua 3 năm 2015 2017 ................................................................................................ 49

Bảng 3.4.

Tỷ lệ hộ chăn nuôi gà đồi theo quy mô trên địa bàn huyện Yên Thế và tại 3
xã thực hiện đề tài năm 2017 .................................................................. 52

Bảng 3.5.

Phân bố mẫu điều tra .............................................................................. 53

Bảng 4.1.

Tình hình phát triển đàn gà đồi và sản phẩm gà đồi qua 3 năm 2015 - 2017
của huyện Yên Thế ................................................................................. 57

Bảng 4.2.

Thực trạng dịch bệnh trên đàn gà đồi trên địa bàn huyện Yên Thế từ qua
các năm 2015 - 2017 ............................................................................... 60


Bảng 4.3.

Thông tin chung về các hộ điều tra ......................................................... 62

Bảng 4.4.

Thực trạng lựa chọn gà giống tại các hộ điều tra ..................................... 66

Bảng 4.5.

Xây dựng chuồng trại trong phòng dịch bệnh .......................................... 68

Bảng 4.6.

Vệ sinh chuồng trại của các hộ chăn gà ................................................... 71

Bảng 4.7.

Vệ sinh các dụng cụ chăn nuôi của các hộ chăn gà .................................. 73

Bảng 4.8.

Ứng xử trong sử dụng thức ăn chăn ni................................................. 74

Bảng 4.9.

Ứng xử trong tiêm vắc xin phịng bệnh trên đàn gà của các hộ chăn
nuôi ................................................................................................. 78

Bảng 4.10. Hoạt động liên kết trong đề phòng dịch bệnh .......................................... 80

Bảng 4.11. Ứng xử của các hộ khi có gà đồi bị dịch bệnh ......................................... 82
Bảng 4.12. Ứng xử của các hộ chăn nuôi trong việc thay đổi quy mô chăn nuôi sau khi
hết dịch bệnh .......................................................................................... 85
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của vùng chăn nuôi đến ứng xử của người chăn ni ............ 89
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của trình độ chủ hộ đến ứng xử của người chăn nuôi ............ 90
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến ứng xử của người chăn nuôi .......... 92
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của tham gia tập huấn đến ứng xử của người chăn nuôi ........ 95

vii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Mua gà giống tại trại giống, trung tâm giống luôn đảm bảo về đảm bảo về an
toàn dịch bệnh ............................................................................................ 71
Hộp 4.2. Chuồng trại đảm bảo rất có ý nghĩa trong phịng bệnh với chăn ni gà, đặc
biệt là khi thời tiết bất lợi ........................................................................... 74
Hộp 4.3. Nuôi để ăn nên không cần phải tiêm đầy đủ các bệnh ................................. 84
Hộp 4.4. Kỹ thuật chăn nuôi quyết định thành công .................................................. 92

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Ứng xử của các hộ chăn nuôi trong việc thay đổi giống, kỹ thuật chăn
nuôi sau khi hết dịch bệnh ................................................................... 87

Biểu đồ 4.2.

Ảnh hưởng của nguồn tiếp cận thông tin đến ứng xử của hộ chăn nuôi 98

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Dương Văn Vỹ
Tên luận văn: Ứng xử của hộ dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu thực trạng ứng xử của các hộ chăn nuôi với rủi ro dịch bệnh trong
chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới ứng xử của các hộ
chăn nuôi; Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng xử của các hộ chăn nuôi
với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu;
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu. Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập chọn mẫu
bằng cách ngẫu nhiên để điều tra 90 hộ chăn nuôi gà đồi theo 3 quy mô lớn, trung bình và
nhỏ trên địa bàn 3 xã là Tam Tiến, Tam Hiệp và Phồn Xương của huyện Yên Thế. Số liệu
thứ cấp được được thu thập từ các sách, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web...có
liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sau khi được tác giả thu thập về sẽ
được tổng hợp để phân tích, đánh giá ứng xử của các hộ chăn nuôi với rủi ro dịch bệnh
trong chăn nuôi gà đồi.
Kết quả nghiên cứu và kết luận
Chăn nuôi gà đồi là một nghề chính mang lại thu nhập cao so với các ngành nghề
khác của nông nghiệp ở huyện Yên Thế. Chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ
dân, người chăn nuôi ở đây đã tiến hành thâm canh trong chăn nuôi, đảm bảo giống đầu vào
ổn định cung cấp đủ cho gia đình và các hộ chăn ni khác trong xã để giảm chi phí đầu

vào. Phát triển chăn nuôi với số lượng lớn đã làm bùng phát dịch bệnh trên đàn gà gây ảnh
hưởng tới thu nhập của người chăn ni. Trước tình hình đó, các hộ dân ở địa phương đã có
những ứng xử khác nhau để phòng chống lây lan dịch bệnh. Đề tài được thực hiện nhằm
nghiên cứu ứng xử của các hộ dân, kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Đề tài đã tìm hiểu, đánh giá thực trạng chăn ni gà đồi trên địa bàn huyện Yên
Thế tỉnh Bắc Giang, nhìn chung chăn ni ở đây chuyển dịch dần sang chăn ni tập
trung, sản xuất hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đáng kể đời sống người
nông dân.

ix


- Qua tìm hiểu ứng xử của người chăn ni trong cơng tác phịng chống dịch
bệnh trên đàn gà đồi có 100% các hộ chăn ni thực hiện tiêm phịng dịch bệnh trong
đó có tới 94,44% các hộ tiêm đầy đủ tất cả các bệnh trên gà, chỉ có 5,56% các hộ là chỉ
tiêm phịng các bệnh thơng thường; có 27,78% số hộ điều tra đầu tư xây dựng chuồng
trại đảm bảo tiêu chuẩn và 100% các hộ chăn nuôi quy mơ lớn, quy mơ trung bình có
tham gia liên kết trong khi các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ tham gia liên kết chỉ chiếm
22,41% , còn lại tới 77,59% các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ không tham gia liên kết để
tăng cường phịng chống dịch bệnh.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người chăn ni như quy mơ
chăn ni, trình độ chủ hộ, việc tham gia các lớp tập huấn về dịch bệnh trên gà đồi.
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người chăn ni thì quy mơ chăn ni
có ảnh hưởng lớn nhất đến nhận thức cũng như ứng xử của các hộ chăn nuôi. Quy mô
chăn nuôi không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến nhận thức và ứng xủa của người chăn ni
mà cịn trực tiếp ảnh hưởng đến các yếu tố khác.
Các hộ, trang trại chăn nuôi gà đồi quy mơ lớn thường chủ động tìm hiểu về
dịch bệnh thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau trong khi đó các hộ chăn ni quy
mơ nhỏ thường khá thụ động trong việc tìm hiểu về dịch bệnh. Đây cũng chính là kết
quả phản ánh thực trạng rằng, các hộ chăn nuôi quy mô lớn thường chịu tác động rất lớn

mỗi khi dịch bệnh bùng phát hoặc thông tin về cúm gà xuất hiện trong khi các hộ chăn
ni quy mơ nhỏ lại chịu ảnh hưởng ít bởi quy trình chăn ni của họ mang nặng tính
chất kinh tế hộ. Liên kết các hộ chăn nuôi làm tăng tính cực, chủ động trong việc tìm
hiểu về dịch bệnh, nó có vai trị quan trọng đối với các hộ chăn ni quy mơ lớn và quy
mơ trung bình nhưng q trình liên kết cịn thấp và chưa phổ biến.

x


THESIS ABSTRACT
1. Name’s student: Dương Văn Vỹ
2. Thesis title: “Behavior of households for disease risks in "Doi chicken" husbandry in
Yen The district, Bac Giang province”
3. Maijor: Agricultural Economics

Code: 8620115

4. School: Vietnam National University of Agriculture
Objective
This study estimate the behavior of households for disease risk in "Doi chicken"
husbandry in Yen The district, Bac Giang province; Analysis of the factors affecting the
behavior of livestock producers; Hence propose solutions to improve the performance of
livestock producers with the risk of disease in Doi chicken raising in Yen The district.
Methodology
This study used primary and secondary data, the depth interviews, semistructured interviews 90 samples in departments of Agriculture and Rural development,
households and many managers in local government (Tam Tien, Tam Hiep and Phon
Xuong commune). The research methodology such as described statistical analysis,
comparative, forecasting to assess the behavior of households for disease risk in c"Doi
chicken" husbandry in Yen The district, Bac Giang province.
Result and Conclusion

Doi chicken farming is a major occupation that earns high incomes compared to
other agricultural occupations in Yen The district. Chicken husbandry has high economic
efficiency for farmers and livestock breeders who have intensively farmed livestock,
ensuring the stable supply of seeds for the families and other households in the commune.
Besides, the Doi chicken has reduced input costs. However, large-scale animal production
has caused outbreaks of disease in chickens, affecting farmers' income. Facing this
situation, local households have had different behaviors to prevent the spread of disease.
The result show that the behavior of farmers in the prevention of disease in the
Doi chicken husbandry with 100% of households raising vaccination in which 94.44%
of households fully vaccinated all diseases. However, there are only 5.56% of
households are vaccinated against; 27.78% of the households surveyed for the
construction of standard breeding facilities and 100% of the medium and large scale
households participated in the association; while only 22.41% of small scale farmers,
the remaining 77.59% of small scale farming households do not join to strengthen
disease prevention.

xi


There are many factors influencing the perception of livestock farmers such as
the scale of livestock, level of household head, participation in training courses on
chicken disease. Among factors influencing the perception of farmers, the scale of
livestock has the greatest impact on the perception and behavior of livestock producers.
Livestock scales not only directly affect the perception and application of livestock
farmers but also directly affect other factors. The farms often seek out disease of Doi
chicken through a variety of sources, while small scale producers are passive in their
understanding of the disease. This is also a reflection of the fact that large scale
livestock producers are often hard by the outbreak or flu information, while small scale
livestock producers suffer. Their livestock production process is characterized by
household economy. Linkage between livestock producers increases the positive and

proactive role in understanding disease. It plays an important role in large and medium
scale producers, but the linkage is still general.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nghề chăn ni gà của nước ta đã có lịch sử rất lâu đời và ngày càng có
vai trị to lớn trong sản xuất và đời sống, nó vừa là nguồn cung cấp thực phẩm
quý cho con người, lại tận dụng được nguồn lao động và các loại phế phụ phẩm
trồng trọt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các điều kiện và tiềm năng để phát triển
chăn nuôi ở nước ta rất lớn. Hằng năm chăn nuôi gia cầm cung cấp khoảng trên
350 – 450 ngàn tấn thịt và 2,5 – 3,5 tỷ quả trứng (Trần Công Xuân, 2008). Tuy
nhiên cho đến nay ngành chăn nuôi vẫn phát triển chậm, chưa đáp ứng được nhu
cầu của xã hội, hàng năm vẫn phải nhập khẩu sản phẩm gia cầm từ nước ngồi
về. Phương thức chăn ni nhỏ lẻ, phân tán, chưa hình thành nhiều khu chăn ni
gia cầm tập trung. Tình hình dịch bệnh ln ln đe dọa và bùng phát mà nguyên
nhân xảy ra những đại dịch đó là do phương thức chăn nuôi manh mún, buôn
bán, giết mổ thủ công gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang có
diện tích đất tự nhiên trên 303,08 km2. Điều kiện tự nhiên, sinh thái, đất đai, thổ
nhưỡng thuận lợi để phát triển một ngành nông nghiệp đa dạng, tồn diện với
diện tích đất lâm nghiệp chiếm gần 43% diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện
tích rừng kinh tế chiếm 75%. Đây là các yếu tố quan trọng trong thúc đẩy các mơ
hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng gắn với phát triển chăn nuôi gà đồi của huyện.
Theo thống kê năm 2017, tồn huyện có 14.290 hộ với tổng số đàn gà là 4,3 triệu
con cho sản lượng gà hơi đạt 7.600 tấn (Trạm Thú y huyện Yên Thế, 2018).
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX và XXI xác định gà
đồi là một trong bốn loại hàng hóa cần tập trung chỉ đạo và đến nay đã thu được

nhiều kết quả tích cực. Thị trường tiêu thụ gà đồi không ngừng được mở rộng,
thương hiệu "Gà đồi Yên Thế" được xây dựng và quảng bá trên khắp cả nước.
Những năm qua, tình hình dịch bệnh trong chăn ni nói chung và chăn
ni gà đồi nói riêng của huyện diễn biến rất phức tạp. Mặc dù không để xảy ra
dịch cúm gia cầm, tuy nhiên nguy cơ xảy ra dịch cúm vẫn luôn tiềm ẩn, một số
bệnh khác vẫn xảy ra rải rác ở một số xã, thị trấn như: Tụ huyết trùng, E.coli,
Phó thương hàn, CRD, ký sinh trùng đường máu... gây thiệt hại lớn cho người
chăn nuôi. Năm 2016, trên địa bàn toàn huyện Yên Thế số gà chết do dịch bệnh
là 350 ngàn con, số gà phải cách ly theo dõi là 654 ngàn con, thiệt hại ước tính là

1


25 tỷ đồng (Trạm Thú y huyện Yên Thế, 2017). Cơng tác tổ chức, chỉ đạo phịng,
chống dịch tại một số xã, thị trấn vẫn còn thiếu chủ động, việc phát hiện và xử lý
gà bị bệnh còn chưa kịp thời. Một số bộ phận người chăn ni cịn lơ là, chủ
quan trong cơng tác phịng chống dịch như: từ chối tiêm phịng, vệ sinh chăn
ni chưa đảm bảo...
Hiện tại nhà nước có rất nhiều chính sách hỗ trợ người chăn nuôi như về
thú y, khuyến nông, vốn, kỹ thuật, giống, thị trường, tiêm vacxin phòng và chữa
bệnh,… Tuy nhiên những biện pháp này chỉ giảm được một phần rất nhỏ để
chống lại rủi ro mà người dân gặp phải, thường mang tính khắc phục bị động hơn
là chủ động hạn chế ngay từ ban đầu, chưa tập trung vào nâng cao năng lực và
khả năng ứng phó của hộ nhằm hạn chế tác động của rủi ro. Trước tình hình rủi
ro dịch bệnh thì ứng xử của các hộ nông dân là như thế nào? Yếu tố nào ảnh
hưởng đến ứng xử của hộ nông dân? Giải pháp nào để đê giúp hộ nông dân ứng
xử hiệu quả với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi?
Để trả lời các câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng xử
của hộ dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng ứng xử của hộ nông dân với rủi ro dịch
bệnh trong chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện Yên Thế, từ đó đề xuất giải pháp
giúp hộ nơng dân có những ứng xử phù hợp và hiệu quả với rủi ro dịch bệnh
trong chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro dịch bệnh; ứng xử của
hộ nông dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi;
- Đánh giá thực trạng ứng xử của hộ nông dân với rủi ro dịch bệnh trong
chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của hộ nông dân với rủi ro
dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi;
- Đề xuất các giải pháp nhằm giúp hộ chăn ni có những cách ứng xử
phù hợp và hiệu quả với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi trên địa bàn

2


huyện Yên Thế trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu ứng xử của hộ nông dân trước những tác động cũng như thiệt
hại do rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế.
Nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác động cũng như thiệt hại do rủi ro
dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Trên địa bàn huyện Yên Thế, số lượng hộ chăn nuôi
gà đồi chiếm phần lớn nên đề tài chỉ tập trung đánh giá ứng xử của hộ chăn nuôi
trước tác động cũng như thiệt hại do rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi gây

ra, xác định các yếu tố ảnh hưởng tới ứng xử của hộ, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm giảm thiểu tác động cũng như thiệt hại do rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi
gà đồi ở huyện Yên Thế, Bắc Giang.
- Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong phạm vi huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Các nội dung chuyên sâu được khảo sát tại các hộ
nơng dân điển hình ở 3 xã đại diện, đó là xã Phồn Xương, xã Tam Tiến và
Tam Hiệp.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được tiến hành từ 09/2017 - 10/2018
Các thông tin được công bố từ năm 2015 - 2017. Các thông tin mới điều
tra thu thập được trong năm 2018.
1.4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Về lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ứng xử của các hộ
nông dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn ni gà đồi, gồm hệ thống các khái
niệm có liên quan, nội dung nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng về lý thuyết đến
thực hiện giải pháp để nông dân ứng xử hiệu quả với rủi ro dịch bệnh trong chăn
ni gà đồi. Ngồi ra, nghiên cứu đã tổng quan kinh nghiệm của các nước trên
thế giới, các địa phương trong thực hiện phòng chống dịch bệnh và rút ra các bài
học kinh nghiệm cho huyện Yên Thế. Nghiên cứu đã xây dựng khung lý thuyết
phù hợp về giải pháp nâng cao ứng xử có hiệu quả của nơng dân với rủi ro dịch
bệnh trong chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện Yên Thế.

3


- Về thực tiễn: Từ thực trạng và những bất cập trong ứng xử của các hộ
nông dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện Yên
Thế, cách ứng xử và các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng xử của hộ nông dân với
rủi ro dịch bệnh của họ có thể giúp người đọc, người nông dân, người quản lý
mỗi địa phương áp dụng cho trang trại, địa phương của mình sao cho hợp lý để
ứng xử phù hợp với dịch bệnh trong chăn ni trên địa bàn của mình.


4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ỨNG XỬ CỦA HỘ
DÂN VỚI RỦI RO DỊCH BỆN TRONG CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG XỬ CỦA HỘ DÂN VỚI RỦI RO DỊCH
BỆNH TRONG CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò ứng xử của nông dân với rủi ro dịch
bệnh trong chăn nuôi gà đồi
2.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hộ nông dân
a. Khái niệm hộ nông dân
Hộ nông dân (nông hộ) là những hộ gia đình chủ yếu hoạt động nơng
nghiệp, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nơng nghiệp ở nơng
thơn nhưng khó phân biệt các hoạt động có liên quan với nơng nghiệp và khơng
có liên quan với cơng nghiệp. Hay nói cách khác, nơng hộ có phương tiện kiếm
sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình và sản xuất; luôn nằm
trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một
phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh.
Theo “Kinh tế hộ nơng dân” của Đào Thế Tuấn (1997) thì hộ nơng dân là
một nhóm người cùng chung huyết tộc, sống chung hay không sống chung với
những người khác huyết tộc trong cùng một mái nhà, ăn chung và có cùng chung
ngân quỹ, có phân phối chung nguồn thu nhập mà các thành viên sáng tạo ra.
b. Đặc điểm của hộ nông dân
Hộ nơng dân có những đặc điểm sau:
- Hộ nơng dân là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là
đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ
từ tự cấp hồn tồn đến sản xuất hàng hóa hồn tồn. Trình độ này quyết định
quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường.

- Các hộ nơng dân ngồi hoạt động nơng nghiệp cịn tham gia vào các hoạt
động phi nơng nghiệp với các mức khác nhau, vì vậy hộ nơng dân vừa là người
sản xuất, vừa là người cung cấp dịch vụ (Trần Đình Thao, 2008).

5


2.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm chăn nuôi gà đồi
Gà là một lồi chim đã được con người thuần hố cách đây hàng nghìn
năm. Tổ tiên của chúng là lồi chim hoang dã ở Ấn Độ và loài gà rừng lông đỏ
nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á. Gà là tên gọi chỉ lồi động vật có hai chân, có
lơng vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người ni giữ, nhân giống
nhằm mục đích sản xuất trứng, lấy thịt hay làm cảnh.
Chăn ni gà truyền thống: Là hình thức chăn thả tự nhiên và hiện nay nó
vẫn cịn tồn tại ở hầu hết các vùng nông thôn của các nước đang phát triển và các
nước chậm phát triển. Việt Nam là một nước nông nghiệp và 70% dân số sống ở
nông thôn, việc chăn nuôi gà theo phương thức này vẫn là chủ yếu. Đặc điểm của
phương thức chăn ni này là: đầu tư vốn ít, thời gian nuôi kéo dài. Do chăn thả
tự do, tận dụng cùng với môi trường không đảm bảo vệ sinh nên vật nuôi tăng
trưởng kém, dễ bị mắc bệnh, hiệu quả chăn nuôi không cao.
Chăn nuôi gà đồi: Là phương thức chăn nuôi dựa trên cơ sở thâm canh,
tăng năng suất trên một đơn vị diện tích chuồng trại, sử dụng các giống gà lai để
tạo ra năng suất, hiệu quả cao trong cùng một thời gian, cùng với sự đầu tư về
trang thiết bị máy móc, chuồng trại trong chăn ni.
Chăn ni gà đồi có một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Chăn nuôi gà đồi theo hướng sản xuất hàng hố quy mơ lớn. Việc áp
dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào q trình chăn ni cùng với việc
đầu tư đồng bộ về trang thiết bị cho sản xuất và mang tính chun mơn hóa cao
trong sản xuất nhầm mang lại hiệu quả cao nhất trong chăn nuôi.
- Thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi gà đồi là thức ăn được chế biến

theo phương pháp công nghiệp kết hợp với thức ăn có sẵn trong sản xuất nông
nghiệp như: cám gạo, cám ngô, cám mạch, rau xanh…, điều kiện môi trường
chăn nuôi được chủ động điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
vật nuôi nhất là trong giai đoạn đầu của gà con.
- Chuồng trại, bãi thả: Chuồng trại được thiết kế, xây dựng ngay dưới tán
cây rừng, cây ăn quả ở những khu vực trung du, đồi núi thấp.
- Về hình thức chăn nuôi: Giai đoạn đầu (giai đoạn úm) nhốt gà hồn tồn
để tránh những ảnh hưởng bất lợi từ mơi trường. Giai đoạn sau, ban ngày gà
được chăn thả tự do trên đồi bãi, dưới tán cây rừng, chỉ ban đêm hay những ngày
thời tiết bất lợi thì mới nhốt trong chuồng.

6


Như vậy có thể hiểu, chăn ni gà đồi “là phương thức chăn nuôi dựa trên
cơ sở thâm canh, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích chuồng trại, sử dụng
các giống gà lai để tạo ra năng suất, hiệu quả cao trong cùng một thời gian, cùng
với sự đầu tư về trang thiết bị máy móc, chuồng trại chăn nuôi. Thức ăn được sử
dụng trong chăn nuôi gà đồi là thức ăn được chế biến theo phương pháp cơng
nghiệp kết hợp với thức ăn có sẵn trong sản xuất nông nghiệp như: cám gạo, cám
ngô, cám mạch, rau xanh,..., điều kiện môi trường chăn nuôi được chủ động điều
chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vât nuôi nhất là trong giai đoạn
đầu của gà con” (Tâm An, 2017).
2.1.1.3. Khái niệm và đặc điểm về ứng xử của hộ nông dân
a. Khái niệm về ứng xử
Khi chúng ta hiểu và biết cách làm cho người khác thoả mãn nhu cầu giao
tiếp, nói về những cái mà họ thích thì đó là bí quyết đầu tiên của phép ứng xử.
Vậy ứng xử là gì? Có thể hiểu ứng xử theo cách sau đây: Cụm từ ứng xử nếu tách
riêng từng từ ta sẽ được từ “ứng” chỉ những phản ứng cho cả người và động vật
khi có bất kỳ một kích thích nào vào cơ thể sống. Con người về bản chất tự nhiên

là động vật bậc cao trong bậc thang tiến hoá của vật chất, do cái nền, cái gốc phải
xuất phát từ tự nhiên để bảo tồn giống loài.
Theo Lê Thị Bừng và Hải Vang (1997), ứng xử chính là sự phản ứng của
con người đối với sự tác động của người khác, sự vật, hoặc điều kiện ngoại
cảnh,… đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Nó thể hiện ở chỗ con
người không chủ động giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có
tính tốn, thể hiện qua thái độ, hành vi cử chỉ, cách nói năng, tùy thuộc vào tri
thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người, nhằm đạt kết quả giao tiếp nhất
định. Ứng xử cịn có thể được hiểu là hành động ra quyết định của con người
trước một tình huống.
b. Ứng xử của hộ nông dân
Đỗ Văn Viện và Đặng Văn Tiến (2000) cho rằng nếu có rủi ro xảy ra với giả
định giá cả là yếu tố cố định, khi đó hộ sẽ có quyết định như thu hẹp sản xuất, hoặc
sản xuất ở quy mơ hợp lý, hoặc tối thiểu hóa sự thiệt hại. Các hộ khác nhau sẽ có các
quyết định sản xuất khác nhau như: chấp nhận rủi ro, chống rủi ro, trung tính.
Né tránh rủi ro là ứng xử của người nông dân khi họ chọn các biện pháp
để tránh các hoạt động hay những nguyên nhân gây ra tổn thất, mất mát có thể

7


có. Đây là một kiểu ứng xử mà rất nhiều nông hộ áp dụng do tâm lý ăn chắc mặc
bền của người nơng dân. Tuy nhiên rủi ro có rất nhiều loại và cũng có thể xuất
hiện mọi nơi mọi lúc nên việc né tránh rủi ro chỉ có thể áp dụng với một số rủi ro
nhất định chứ không phải là tất cả.
Chấp nhận rủi ro là ứng xử của người gặp rủi ro tự chấp nhận những thiệt
hại, tổn thất mà rủi ro gây ra và tự khắc phục những tổn thất và thiệt hại đó. Chấp
nhận rủi ro cũng chia thành hai nhóm là chấp nhận rủi ro thụ động và chấp nhận
rủi ro chủ động. Trong chấp nhận rủi ro thụ động người ta gặp rủi ro mà khơng
có sự chuẩn bị trước, khơng có các phương án dự phịng mà chỉ có thể đưa ra các

quyết định tình thế, tức thời để đối phó với rủi ro. Chấp nhận rủi ro chủ động thì
người ta ln có một tư thế sẵn sàng, chuẩn bị các phương án để đối phó với rủi
ro, thậm chí có cả nguồn vốn để dự phịng đối phó với rủi ro. Các phương án để
đối phó với rủi ro có thể là các biện pháp ngăn ngừa tổn thất, chuyển giao rủi ro
thơng qua bảo hiểm hay đa dạng hố sản xuất để đa dạng hoá rủi ro.
Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi cho rằng: Ứng xử của hộ
nơng dân đó là việc họ đưa ra các quyết định trong đó nhu cầu giải quyết các
vấn đề nảy sinh trong cuộc sống là một điều tất yếu. Để giải quyết các vấn đề này
người ta thường phải có nhiều suy nghĩ, nhiều phương án để giải quyết sau đó
lựa chọn phương án nào là thích hợp nhất hay chính là phương án tối ưu.
Ứng xử của nơng dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi là các quyết
định và hành động của nông dân đối với đàn gà để phòng bệnh, cách xử lý khi gà bị
bệnh hoặc gà chết do dịch bệnh và các quyết định sau khi đã hết dịch bệnh.
2.1.1.4. Khái niệm và đặc điểm của rủi ro dịch bệnh trong chăn ni
a. Khái niệm về rủi ro
Rủi ro là tình trạng khơng chắc chắn, trong đó xác suất có thể xảy ra
các sự kiện làm ảnh hưởng đến kết quả của một q trình ra quyết định. Vậy,
chúng ta có thể hiểu rủi ro là những tổn thất, những bất trắc, khả năng không đạt
được kết quả mong muốn và có thể đo lường được (Bùi Thị Gia, 2005).
Việc ra quyết định trong các hoạt động kinh tế đều gặp phải rủi ro bởi vì
ra quyết định được tiến hành trước khi biết được kết quả của quyết định đó.
Mức độ rủi ro phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố và khả năng kiểm soát
các yếu tố trong giai đoạn quyết định đến kết quả. Trong khi đó từ quyết định đến
kết quả là một q trình bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có rất nhiều yếu tố

8


nằm ngồi dự đốn và khả năng kiểm sốt của người ra quyết định nên mức độ
rủi ro là rất lớn. Như vậy Rủi ro là gì?

Theo Đồn Thị Hồng Vân (2002) cho đến nay chưa có một định nghĩa
thống nhất về rủi ro, những trường phái khác nhau, tác giả khác nhau thì đưa ra
những định nghĩa về rủi ro khác nhau. Những định nghĩa về rủi ro rất đa dạng và
phong phú. Tuy nhiên có thể chia thành hai trường phái: Trường phái Truyền
thống (hay còn gọi là trường phái tiêu cực) và trường phái Trung hòa:
- Trường phái truyền thống: Theo cách nghĩ truyền thống thì “rủi ro là
những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự
khó khăn hay những vấn đề khơng chắc chắn có thể xảy ra cho con người”.
- Theo trường phái trung hịa thì “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được”. Rủi ro vừa mang tính tiêu cực vừa mang tính tích cực. Rủi ro có thể mang
đến những tổn thất, mất mát, nguy hiểm… cho con người nhưng cũng có thể
mang đến những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi
ro người ta có thể tìm ra biện pháp phịng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực,
đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai (Đoàn Thị Hồng
Vân, 2002).
Theo Bùi Thị Gia (2005), trong lĩnh vực nông nghiệp chúng ta có thể hiểu
rủi ro là những tổn thất, những bất trắc, khả năng không đạt được kết quả mong
muốn và rủi ro có thể đo lường được.
Theo Đào Thế Tuấn (1997) đã nhận định về rủi ro theo cách trung hịa
hơn. Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, nó liên quan đến việc xuất hiện
những biến cố khơng mong đợi. Đó là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi
ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro,
người ta khơng thể dự đốn được chính xác kết quả.
Như vậy, theo các quan điểm trên thì rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được. Từ các quan điểm trên cho thấy có sự khác nhau khi nhận thức về rủi ro,
điều này có thể hiểu là do cách đánh giá ở từng khía cạnh, từng lĩnh vực của sản
xuất và đời sống ở mỗi thời điểm xảy ra rủi ro. Bên cạnh đó, do rủi ro xảy ra
nhiều lần trong đời sống của con người cho nên những bất trắc xảy ra thì có thể
đo lường được chúng.


9


b. Khái niệm về dịch bệnh
Dịch bệnh trong tiếng Hy Lạp là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh
truyền nhiễm với số lượng lớn người hoặc động vật bị nhiễm tại một khu vực
trong vòng một thời gian ngắn, thường là hai tuần hoặc ít hơn.
Dịch bệnh truyền nhiễm thường được gây ra bởi một số yếu tố trong đó có
một sự thay đổi trong sinh thái của số lượng vật chủ (ví dụ như sự gia tăng hoặc
tăng mật độ của một loài vector), một sự thay đổi di truyền trong các ổ mầm bệnh
hoặc bắt đầu của một tác nhân gây bệnh mới nổi (do sự biến đổi các tác nhân gây
bệnh hoặc vật chủ). Nói chung, dịch bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch vật chủ hoặc là
một tác nhân gây bệnh mới xuất hiện hoặc một mầm bệnh mới nổi đột nhiên
giảm xuống dưới đó được tìm thấy trong trạng thái cân bằng đặc hữu và ngưỡng
truyền được vượt quá.
Một dịch bệnh có thể được giới hạn trong một khơng gian; Tuy nhiên, nếu
nó lây lan sang các quốc gia hoặc châu lục khác và ảnh hưởng đến số lượng lớn
người dân người dân hay động vật mắc bệnh, nó có thể được gọi là một đại dịch
c. Khái niệm, nguyên nhân, đặc điểm, phân loại và hậu quả của rủi ro dịch bệnh
trong chăn nuôi
* Khái niệm rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi
Rủi ro do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng dù là nguyên nhân gì thì khi
xảy ra rủi ro thường gây cho con người những khó khăn trong cuộc sống như
mất hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngừng trệ sản xuất và ảnh
hưởng đến đời sống kinh tế xã hội nói chung (Ngơ Quang Hn, 2008). Trong
nghiên cứu của chúng tơi chủ yếu là nhìn nhận rủi ro dịch bệnh theo trường phái
truyền thống, bởi vì với nơng hộ thì họ quan niệm rủi ro dịch bệnh tức là sự
không may, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của họ.
Rủi ro do dịch bệnh là một trong những rủi ro có ảnh hưởng tồi tệ nhất
đến hoạt động chăn nuôi gia cầm, mà ảnh hưởng lớn nhất là đối với chăn ni

gà; nó cũng là một loại rủi ro có xác suất xảy ra rất lớn, từ những người chăn
nuôi nhỏ đến những trang trại quy mô lớn. Khi dịch bệnh bùng phát trong đàn gà
sẽ gây ra thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn ni, thậm chí gây ra mất
trắng, có thể đưa người chăn ni đến tình trạng phá sản.
Như vậy theo trường phái truyền thống: “Rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi
là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm do dịch bệnh gây ra đối với đàn vật nuôi

10


ngồi tầm kiểm sốt của con người”.
* Ngun nhân xảy ra dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi
- Do con giống kém chất lượng không những làm vật nuôi sinh trưởng
chậm, làm giảm tỷ lệ sống, giảm năng suất mà còn là nguyên nhân làm giảm sức
đề kháng của con giống chống lại dịch bệnh. Một số cơ sở giống khơng tiêm
phịng đầy đủ cho con bố mẹ nên những con giống khi mang về nuôi rất dễ
nhiễm bệnh. Nguy hiểm hơn, con giống có thể đã nhiễm một số bệnh từ con bố
mẹ nên trong q trình ni dưỡng sẽ bùng phát dịch bệnh.
- Do chuồng trại không đảm bảo: Chuồng nuôi xây dựng tạm bợ, không
đảm bảo về diện tích cũng như độ thơng thống, bị gió lùa khi trời rét, bị mưa
hắt, không được tiêu độc khử trùng định kỳ... dẫn đến vật nuôi bị stress, giảm sức
đề kháng và bị bệnh.
- Do thức ăn bị kém chất lượng: Thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc sẽ làm tổn
thương hệ tiêu hóa và làm vật ni mắc bệnh đường ruột, tiêu chảy...
- Do dụng cụ chăn nuôi không được vệ sinh hằng ngày: Dụng cụ như
máng ăn, máng uống bị lẫn phân, bụi bẩn sẽ cùng với thức ăn xâm nhập vào hệ
tiêu hóa và gây nên các bệnh rối loạn tiêu hóa, ngộ độc ...
- Do chăm sóc ni dưỡng chưa khoa học: Mỗi lồi vật ni đều theo quy
trình chăm sóc ni dưỡng nhất định. Đối với hộ mới chăn ni chưa có kinh
nghiệm, hộ nghèo ít đầu tư thiết bị hay những chủ hộ có trình độ văn hóa thấp sẽ

khơng có điều kiện để áp dụng đúng quy trình thì đàn vật ni hay xảy ra dịch
bệnh. Nhất là khi điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi, đàn vật nuôi không được
chăm sóc tốt, khơng tiêm phịng vắc xin thì dịch bệnh càng có cơ hội bùng phát
(Nguyễn Trọng Quang, 2013).
* Phân loại rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi
Rủi ro dịch bệnh ở gà được chia thành hai loại khác nhau là rủi ro liên
quan tới đại dịch cúm gia cầm và rủi ro về các bệnh thông thường theo mùa.
Dịch cúm gà đã gây ra tổn thất cực kỳ lớn cho ngành chăn nuôi gà của hầu
hết các nước và khiến cho nhiều người chăn nuôi gà rơi vào tình trạng trắng
tay. Dịch cúm gà khơng chỉ gây bệnh cho đàn gà ni mà cịn có khả năng lây
bệnh sang người và có thể gây ra tử vong. Sự nguy hiểm của nó dẫn đến tâm lý
hoang mang cho cả người tiêu dùng dẫn đến không dám sử dụng các thực phẩm

11


từ gà ni nhiều như trước đó (Bùi Q Huy, 2007). Trong những năm gần đây
dịch cúm gà vẫn thường xuyên bùng phát tuy với quy mô nhỏ hơn nhưng vẫn gây
ra thiệt hại lớn cho những người chăn nuôi. Sự hỗ trợ của nhà nước cũng chỉ
mang tính chất động viên khôi phục sản xuất cho các nông hộ chứ khơng cónhiều
ý nghĩa về mặt kinh tế. Chính vì vậy nhiều hộ đã thu hẹp quy mô chăn nuôi gà so
với quy mô chăn nuôi trước đây.
Một rủi ro dịch bệnh khác chính là rủi ro về các bệnh thơng thường mang
tính chất theo mùa đối với các loại gà. Tuy không gây ra hậu quả nghiêm trọng
như đại địch cúm gia cầm nhưng cũng có thể dẫn đến thua lỗ cho những người
chăn nuôi (Nguyễn Trọng Quang, 2013). Về mùa nóng thường có các bệnh liên
quan đến tiêu hoá của gà như phân xanh, phân trắng và các bệnh như tụ huyết
trùng... Mùa lạnh là các bệnh liên quan tới đường hô hấp như cúm, khẹc, hen...
Hầu hết các bệnh này quen thuộc với những người chăn nuôi và cũng khơng
khó điều trị nếu phát hiện kịp thời, nhưng nếu phát hiện muộn việc điều trị sẽ trở

nên khó khăn và thiệt hại về kinh tế khơng nhỏ. Điều khó khăn trong việc đối
phó với loại rủi ro này là nó diễn ra thường xuyên và liên tục, chỉ cần những thay
đổi nhỏ về thời tiết, nguồn thức ăn hay vệ sinh cho đàn gà cũng dẫn đến đàn gà bị
nhiễm bệnh.
* Hậu quả của rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà
Dịch bệnh và vật nuôi bị chết là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói
nghèo. Người dân, đặc biệt là dân nghèo chịu ảnh hưởng khá nặng nề của các cú
sốc lớn trong khi các công cụ nhằm giảm thiểu rủi ro như đa dạng hóa thu nhập
lại khơng có tác dụng nhiều do hạn chế về nguồn lực.
Đầu tiên rủi ro do dịch bệnh ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của đàn gà, kéo
dài thời gian chăn ni dẫn đến làm tăng chi phí về nguồn thức ăn. Từ đó làm
giảm năng suất và sản lượng các sản phẩm từ gà. Thứ hai nó khiến cho người
chăn ni mất thêm một khoản chi phí không nhỏ để mua thuốc chữa trị cho đàn
gà. Thứ ba nếu dịch bệnh bùng phát sẽ gây ra tâm lý lo ngại cho người tiêu dùng,
lượng tiêu thụ các sản phẩm từ gà ni sẽ ít đi dẫn đến việc giá giảm và bán các
sản phẩm từ gà nuôi cũng khó khăn hơn. Hậu quả nặng nề nhất chính là việc đàn
gà bị chết do dịch bệnh hay phải tiêu huỷ để khống chế dịch bệnh bùng phát.
Điều này sẽ làm cho những người chăn ni rơi vào tình trạng mất trắng và bị
phá sản (Phạm Thu Hương, 2015).

12


×