Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện yên thế, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.86 KB, 123 trang )

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghề chăn nuôi gà của nước ta đã có lịch sử rất lâu đời nhưng do tập
quán chăn nuôi lạc hậu cho nên người nông dân chăn nuôi chủ yếu theo
phương thức quảng canh, phân tán, số lượng không nhiều, sản phẩm làm ra
mang tính tự cung tự cấp. Nhưng từ năm 1970 trở lại đây nghề nuôi gà có
những bước tiến nhanh và vững chắc. Từ phương thức chăn nuôi phân tán
quảng canh chuyển sang phương thức tập trung có quy mô như sự hình thành
các trang trại, gia trại và nông hộ nuôi gà, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa
học kĩ thuật chăn nuôi tiên tiến trên thế giới vào sản xuất nên đã đẩy nhanh
tốc độ phát triển đàn gà, khuyến khích dịch chuyển chăn nuôi trang trại công
nghiệp lên các vùng trung du miền núi, vùng còn nhiều quỹ đất, mật độ chăn
nuôi thấp, dân cư thưa, khuyến khích chuyển đổi các vùng đất trống, trồng
trọt kém hoặc dưới tán cây ăn quả để chăn nuôi gà vườn đồi. Đây chính là
một hướng xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng thực
hiện và đã có những thành công bước đầu. Trong chiến lược phát triển nông
nghiệp toàn diện, xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá bền vững, Bắc Giang
khuyến khích phát triển nghề chăn nuôi gà đồi về tất cả quy mô, năng suất và
chất lượng. Những năm qua nghề chăn nuôi gà đồi đã góp phần xoá đói giảm
nghèo, nâng cao mức sống cho hàng nghìn hộ dân trong tỉnh.
Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang. Với đặc điểm đất
đai đa dạng, huyện có khả năng phát triển chăn nuôi gia cầm cũng như cây
lương thực và các loại cây ăn quả, cây màu, cây công nghiệp có giá trị. Thực
hiện chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát huy lợi thế vùng, hiện
nay huyện đang tập trung phát triển chăn nuôi gà đồi. Sự phát triển chăn nuôi
gà đồi tại huyện không những đã góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn làm
cho Yên Thế trở thành vùng chăn nuôi gà theo quy mô lớn, mang đặc điểm
của sản xuất hàng hóa.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghề chăn nuôi gà
đồi còn tồn tại một số khó khăn do trình độ hiểu biết và tiếp cận khoa học kỹ


thuật (KHKT) của các hộ nông dân còn hạn chế, nghề chăn nuôi nói chung, chăn
nuôi gà đồi nói riêng của huyện chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khách
quan như dịch bệnh, thị trường…Do đó, việc nghiên cứu phát triển, đánh giá
hiệu quả kinh tế, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà
đồi, tìm hiểu rõ thực trạng nghề chăn nuôi gà đồi tại địa phương từ đó có cơ
sở đưa ra một số giải pháp phù hợp để giải quyết các khó khăn đó tạo điều
kiện cho nghề chăn nuôi gà vườn đồi tại địa phương ngày càng phát triển là
việc rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tiềm năng và các yếu tố ảnh hưởng đến
chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân, đề xuất một số giải pháp phát triển chăn
nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, Bắc Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi
gà đồi của hộ nông dân.
- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà đồi ở
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ
nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình phát triển chăn nuôi gà đồi của các hộ nông dân huyện Yên
Thế hiện nay như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà
đồi của hộ nông dân trong huyện?
- Những thuận lợi, khó khăn và thách trong phát triển chăn nuôi gà đồi

của hộ nông dân trong huyện?
- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững chăn nuôi
gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên
Thế, cụ thể:
- Theo quy mô: Lớn, trung bình, nhỏ.
- Theo đặc thù của hộ nuôi: Hộ kiêm ngành nghề, hộ thuần nông.
- Theo giống gà nuôi: Gà lai, gà ta.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
a. Về nội dung
Thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang.
b. Về không gian
Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.Các nội
dung chuyên sâu được khảo sát tại các hộ nông dân điển hình ở 2 xã đại diện,
đó là xã Phồn Xương và xã Tam Tiến
c. Về thời gian
- Thời gian nghiên cứu đề tài: số liệu thứ cấp được thu thập trong 3
năm 2008, 2009, 2010. Số liệu sơ cấp được thu thập trong thời gian hộ chăn
nuôi gà đồi lứa gần nhất.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 09/01/2011 đến ngày 23/05/2011.
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về phát triển phát triển kinh tế, phát triển chăn nuôi, phát triển bền
vững
• Phát triển

Hiện nay đang tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về phát triển. Trong
phạm trù triết học, phát triển là một thuộc tính phân biệt của vật chất. Sự vật
và hiện tượng của hiện thực không trong trạng thái bất biến, mà phải trải qua
một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện cho đến lúc tiêu vong. Phạm trù phát
triển thể hiện tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy. Điều đó có nghĩa
là bất kỳ một sinh vật, hiện tượng, một hệ thống, cũng như cả thế giới nói
chung không đơn giản chỉ là biến đổi, mà luôn chuyển sang những trạng thái
mới, tức là những trạng thái trước đây chưa từng có và không bao giờ lặp lại
hoàn toàn chính xác những trạng thái đã có, bởi vì trạng thái của bất kỳ sinh
vật hay hệ thống nào cũng đều được quy định không chỉ bởi các mối quan hệ
bên trong, mà còn bởi các mối liên hệ bên ngoài. Tuy có rất nhiều khái niệm
và quan điểm khác nhau về phát triển nhưng có thể hiểu theo nghĩa chung
nhất về phát triển là việc làm ra nhiều sản phẩm hơn cái vốn có của sự vật,
hiện tượng, làm phong phú về chủng loại cũng như thay đổi chất lượng tùy
vào người sử dụng.
• Phát triển kinh tế
Cú th hiu phỏt trin kinh t l mt quỏ trỡnh bin i nn kinh t quc
dõn bng mt s gia tng sn xut v nõng cao mc sng ca dõn c. i vi
cỏc nc ang phỏt trin thỡ phỏt trin kinh t l quỏ trỡnh m nn kinh t
chm phỏt trin thoỏt khi lc hu, úi nghốo, thc hin CNH- HH. ú l s
tng trng kinh t gn lin vi s thay i c cu kinh t, th ch kinh t,
vn húa, phỏp lut, thm chớ v k nng qun lớ, phong tc v tp tc. Tng
trng kinh t l tin v iu kin tt yu ca phỏt trin kinh t, nhng
khụng ng ngha vi phỏt trin kinh t. Tng trng kinh t l tng thu nhp
v sn phm bỡnh quõn u ngi. Phỏt trin kinh t bao gm c s tng v
qui mụ sn lng v s tin b v c cu kinh t xó hi.
Phỏt trin nụng nghip bn vng
Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về sự phát triển bền vững, trong đó
định nghĩa đợc nhắc đến nhiều nhất là định nghĩa của Uỷ ban Thế giới về Môi
trờng & Phát triển đa ra năm 1987: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp

ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của
thế hệ tơng lai . Ngày nay khái niệm bền vững phải nhắ hớng tới: bền vững
về kinh tế bền vững về chính trị, xã hội và bền vững về môi trờng. Về phát
triển nông nghiệp bền vững ta có thể dẫn ra định nghĩa của TAC/CGIAR (Ban
cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp):
Nông nghiệp bền vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên nông
nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của con ngời đồng thời cải tiến chất lợng môi
trờng và gìn giữ đợc tài nguyên nhiên nhiên
Nh vậy là sự phát triển bền vững luôn luôn bao gồm các mặt:
- Khai thác sử dụng hợp lý nhất tài nguyên thiên nhiên hiện có để thoả
mãn nhu cầu ăn ở của con ngời.
- Gìn giữ chất lợng tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ sau.
- Tìm cách bồi dỡng tái tạo năng lợng tự nhiên thông qua việc tìm các
năng lợng thay thế, nhất là năng lợng sinh học (chu trình sinh học).
Trong định nghĩa trên, cũng cần phải lu ý đến mục tiêu mà nó phải đạt, đó là:
- Kinh tế sống động
- Kỹ thuật thích hợp
- Xã hội tiếp nhận
Định nghĩa này suy rộng ra còn nói đợc mối quan hệ xã hội, trình độ phát
triển kinh tế với các biện pháp kỹ thuật đợc áp dụng.
Phỏt trin chn nuụi
Khi núi n phỏt trin chn nuụi, ngi ta thng quan tõm n cỏc
khớa cnh: s lng, cht lng, hỡnh thc t chc chn nuụi v phng
thc chn nuụi.
Phỏt trin v mt s lng: s lng hay quy mụ vt nuụi ph thuc vo
mc tiờu chn nuụi hay nhu cu tiờu th cỏc sn phm chn nuụi. Vi mc
tiờu chn nuụi gii quyt vn thc phm gia ỡnh thỡ ngi chn nuụi
khụng nuụi s lng ln v khụng quan tõm n hch toỏn chi phớ. Vi mc
tiờu hng húa thỡ s lng vt nuụi a vo chn nuụi ln hn nhiu so vi
chn nuụi gii quyt thc phm gia ỡnh. Chn nuụi l ngnh cú li th

kinh t nh quy mụ.
Quy mụ chn nuụi ph thuc vo nhiu yu t, trong ú cỏc yu t quan
trng nht l: mt bng sn xut, vn u t, trỡnh chuyờn mụn k thut
ca ngi chn nuụi. Cỏc h chn nuụi cú nhng iu kin tt v mt bng
sn xut, vn u t, kh nng tiờu th sn phm, cú chuyờn mụn k thut cao
s thun li trong vic phỏt trin chn nuụi vi s lng ln v ngc li.
Phỏt trin v mt cht lng: cht lng phỏt trin chn nuụi cú th c
ỏnh giỏ trờn nhiu khớa cnh khỏc nhau nh: s tng trng n nh trong
mt thi k nht nh; kh nng chim lnh th trng v kh nng cnh tranh
trờn th trng; nng sut lao ng t c khi phỏt trin chn nuụi, li ớch
thu c ca ngi chn nuụi v ca cng ng xó hi.
Chất lượng phát triển chăn nuôi cũng phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có
các yếu tố quan trọng là: khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ
trong chăn nuôi của người chăn nuôi là cao hay thấp; chất lượng sản phẩm
chăn nuôi cung cấp ra thị trường cao hay thấp; thu nhập và lợi nhuận tính trên
một đơn vị sản phẩm cao hay thấp; tổng thu nhập và lợi nhuận thu được của
người chăn nuôi cao hay thấp…
Các hình thức tổ chức chăn nuôi:chăn nuôi có nhiều hình thức tổ chức
sản xuất khác nhau phụ thuộc mục tiêu chăn nuôi, các yếu tố về nguồn lực, thị
trường tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố khác. Nghiên cứu về các hình thức tổ
chức chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay, các nhà nghiên cứu chia thành 2 nhóm
chăn nuôi là chăn nuôi nhỏ lẻ và chăn nuôi tập trung.
Chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay khá phổ biến ở tất cả các vùng sinh thái. Hiện
nay nước ta có khoảng 11 triệu hộ nông dân chăn nuôi gà nhỏ lẻ với mục tiêu
chính là giải quyết thực phẩm gia đình, phần sản phẩm của các hộ chăn nuôi
nhỏ lẻ bán ra thị trường không nhiều và phần lớn chỉ được thực hiện khi các
hộ có nhu cầu chi tiêu tiền mặt với số lượng nhỏ. Chăn nuôi nhỏ lẻ rất tiện
dụng đối với các hộ nông dân nhưng đây lại là hình thức chăn nuôi có hiệu
quả thấp, luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm.
Chăn nuôi tập trung được phát triển trong các hộ, các trang trại, doanh

nghiệp có điều kiện về mặt bằng sản xuất, về vốn đầu tư, về nhân lực, công
nghệ và thị trường tiêu thụ. Mục tiêu chính của những người chăn nuôi theo
những hình thức này là chăn nuôi hàng hóa tìm kiếm lợi nhuận. Tại Việt Nam
hiện nay số lượng các chủ hộ, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm tập
trung tuy không nhiều nhưng lại chiếm tỷ trọng đáng kể về sản phẩm hàng
hóa cung cấp cho thị trường xã hội. Phát triển chăn nuôi tập trung sẽ có những
thuận lợi nhất định trong việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa và tiện kiểm
soát dịch cúm lây lan.
2.1.2 Các phương thức chăn nuô gà trên thế giới và Việt Nam.
* Phương thức chăn nuôi truyền thống
Là hình thức chăn thả tự nhiên, hình thức chăn nuôi truyền thống hiện
vẫn tồn tại và phát triển hầu hết ở các vùng nông thôn đặc biệt ở các nước
đang phát triển và các nước chậm phát triển. Việt Nam với gần 80% dân số
sống ở nông thôn thì chăn nuôi gà theo hình thức quảng canh vẫn là chủ yếu.
Phương thức chăn nuôi này có đặc điểm: vốn đầu tư ban đầu ít, đàn gà được thả
rông, tự do tìm kiếm thức ăn, tự ấp và nuôi con. Thời gian nuôi gà thịt từ 4 - 5
tháng mới đủ trọng lượng giết thịt. Trọng lượng lúc đủ tuổi giết thịt là 1,3 – 1,5kg.
Do chăn nuôi thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh
khiến đàn gà dễ mắc bệnh, chết rét, tỷ lệ nuôi sống thấp, hiệu quả chăn nuôi
không cao. Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi này cho chất lượng thịt rất
thơm ngon, đầu tư thấp, không thích hợp với quy mô chăn nuôi lớn, yêu cầu
chăn nuôi có vườn thả rộng.
Các giống gà phù hợp với phương thức chăn nuôi truyền thống là giống
gà Ri, Đông Tảo, Hồ, Mía,… là những giống cần cù chịu khó kiếm ăn, sức
chống chịu với thời tiết, bệnh tật cao, thịt có hương vị thơm ngon đặc biệt đối
với từng loại gà, từng địa phương.
Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2004 có tới 65% hộ
gia đình nông thôn chăn nuôi gà theo phương thức này (trong tổng số 7,9 triệu
hộ chăn nuôi gia cầm) với tổng số gà theo thời điểm ước tính khoảng 110-115
triệu con (chiếm khoảng 50-52% tổng số gà xuất chuồng của cả năm).

* Phương thức chăn nuôi công nghiệp
Phương thức này dựa trên cơ sở thâm canh tăng năng suất trên một đơn
vị diện tích chuồng nuôi, dùng các giống gà cao sản để tạo ra sản lượng thịt,
trứng nhiều nhất, hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhất, cùng với sự đầu tư
về trang thiết bị, chuồng trại tiên tiến, tự động hoá thao tác, quy trình chăn
nuôi, thức ăn hỗn hợp được chế biến theo phương pháp công nghiệp, điều
kiện, môi trường chăn nuôi đều theo ý muốn chủ quan của con người. Hình
thức chăn nuôi này còn gọi là chăn nuôi theo phương thức công nghiệp.
Phương thức chăn nuôi này có ưu thế là cho sản phẩm nhanh với năng
suất cao, dễ được người chăn nuôi chấp nhận. Các nhà khoa học đã tạo ra một
bước đột phá trong công nghệ sản xuất con giống, thức ăn hỗn hợp để phù
hợp với phương thức chăn nuôi này. Kết quả là rút ngắn ngày nuôi, sản phẩm
được sản xuất ra nhiều hơn, tiêu tốn thức ăn ít hơn cho một đơn vị sản phẩm.
Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây,
nhưng mạnh nhất là từ 2001 đến nay. Các giống nuôi chủ yếu là các giống
cao sản (Isa, Lomann, Ross, Hiline, ), sử dụng hoàn toàn thức ăn công
nghiệp, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như chuồng kín, chuồng lồng, chủ
động điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, cho ăn uống tự động Năng suất chăn nuôi
đạt cao: gà nuôi 42-45 ngày tuổi đạt 2,2-2,4 kg/con. Tiêu tốn 2,2-2,3 kg
TA/kg tăng trọng. Gà đẻ đạt 270-280 trứng/năm, tiêu tốn 1,8-1,9 kg TA/10
quả trứng Ước tính, chăn nuôi công nghiệp đạt khoảng 18-20% trong tổng
sản phẩm chăn nuôi gà.
Chăn nuôi công nghiệp chủ yếu là hình thức gia công, liên kết của các
trang trại với các doanh nghiệp nước ngoài như C.P Group, Japffa, Cargill,
Proconco. Ngoài ra, rất nhiều hộ nông dân, trang trại có tiềm lực tài chính và
kinh nghiệm chăn nuôi cũng tư chủ đầu tư chăn nuôi theo phương thức công
nghiệp này.
* Phương thức chăn nuôi gà bán công nghiệp (chăn nuôi gà vườn, gà đồi có
áp dụng tiến bộ kỹ thuật)
Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm nuôi

gà truyền thống với chăn nuôi theo quy trình có áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên
tiến qua các giai đoạn. Phương thức chăn nuôi này xuất hiện từ nhu cầu thực
tế của xã hội đòi hỏi càng nhiều về số lượng sản phẩm nhưng chất lượng sản
phẩm cao, hương vị sản phẩm thơm ngon. Đây là sự kết hợp của hai phương
thức chăn nuôi truyền thống và công nghiệp.
Phương thức chăn nuôi này là sự kết hợp tiến bộ kỹ thuật về con giống
nuôi năng suất cao và chất lượng thịt thơm ngon với thức ăn sử dụng là thức
ăn hỗn hợp, kết hợp với thức ăn sẵn có ngoài tự nhiên. Khi chăn nuôi gà theo
phương thức này, thời gian 1,5 - 2 tháng đầu gà được nuôi nhốt hoàn toàn và
cho ăn thức ăn công nghiệp (nuôi úm). Ở giai đoạn 1 tháng trước khi xuất
chuồng, gà được thả vườn, đồi, cho ăn thức ăn hỗn hợp cùng với thức ăn bổ
sung như ngô, cám gạo, cám mạch, rau xanh… để nâng cao chất lượng, làm
cho thịt chắc, giảm bớt mỡ, nước do nuôi công nghiệp trong giai đoạn đầu.
Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường tự nhiên, có sự can thiệp
hợp lý của con người nhằm đảm bảo tỷ lệ nuôi sống cao, đàn gà phát triển tốt,
hiệu quả chăn nuôi cao hơn hình thức chăn nuôi quảng canh. Thời gian nuôi
một lứa gà theo phương thức này cho đến khi xuất chuồng là 65 – 70 ngày với
trọng lượng xuất chuồng từ 1,8 – 2,4kg.
Mục tiêu phương thức này mang đậm tính sản xuất hàng hóa chứ không
thuần tuý là sản xuất tự cấp tự túc. Gần đây, phương thức chăn nuôi này được
áp dụng tại nông thôn đồng bằng, trung du, ven đô và được nuôi dưới các
hình thức chăn nuôi: tập trung, bán công nghiệp, thả vườn với con giống phù
hợp với điều kiện khí hậu, cơ sở vật chất, phong tục tập quán từng vùng, tạo
ra sản phẩm có chất lượng cao, duy trì được hương vị truyền thống và đáp
ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng
2.1.3 Lý luận về kinh tế hộ nông dân
2.1.2.1. Các khái niệm cơ bản
a. Khái niệm về hộ
Tại hội thảo quốc tế về quản lý trang trại nông nghiệp năm 1980, trên quan
điểm sản xuất, tiêu dùng các đại biểu đã thống nhất cho rằng: “Hộ là đơn vị cơ

bản của xã hội, có liên quan đến các hoạt động sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và
các hoạt động khác”.
Trên phương diện thống kê, Liên hiệp quốc khái niệm: “Hộ là những người
sống chung dưới một mái nhà, ăn chung và có chung ngân quỹ”
Khi nghiên cứu quá trình đô thị hoá ở Châu Á, Giáo sư MC.Gree (1989)
nguyên giám đốc học viện Châu Á, thuộc trường đại học CoLumbia (Hoa kỳ) có
quan điểm thiên về khía cạnh thu nhập cho rằng: “Thành viên của hộ không nhất
thiết phải sống chung dưới một mái nhà, miễn là họ có đóng góp chung vào ngân
quỹ của gia đình”
Dưới góc độ nhân chủng học, Raul (1989) khẳng định: “Hộ là những người
có chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong qua trình sáng tạo ra sản
phẩm để bảo tồn chính mình”
Một số nghiên cứu khác lại cho rằng: “Các thành viên của hộ không nhất
thiết phải có chung huyết tộc”.
Trên thực tế vẫn vẫn chưa có khái niệm thống nhất về hộ, song qua các
khái niệm nêu trên, khái niệm về hộ có thể khái quát như sau: “Hộ là một nhóm
ngươì có chung huyết tộc hoặc không chung huyết tộc, họ không nhất thiết phải
sống chung dưới một mái nhà, nhưng có chung nguồn thu nhập và ăn chung, các
thành viên cùng tiến hành sản xuất và có chung ngân quỹ”.
b. Khái niệm hộ nông dân
Theo F.Ellis (1988). Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng
đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ thống
kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc chưng bởi sự tham gia từng phần vào
thị trường với mức hoàn hảo không cao.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở,
vùa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, vừa là đơn vị kinh doanh, vừa là
đơn vị xã hội. Trình độ phát triển của hộ từ thấp đến cao, từ tự cung, tự cấp đến
sản xuất hàng hoá hoàn toàn, thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất với tiêu dùng, nó
quyết định đến mối quan hệ giữa nông hộ và thị trường.
Ngoài sản xuất nông nghiệp, các nông hộ còn tham gia vào các hoạt động

phi nông nghiệp như: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ Do đó nông
hộ là chủ thể kinh tế nông thôn.
c. Khái niệm về kinh tế nông hộ
Như chúng ta đã biết, kinh tế hộ nông dân đã tồn tại lâu đời, độc lập và tự
chủ như các thành phần kinh tế khác. Do kinh tế hộ nông dân được tiếp cận từ
nhiều góc độ khác nhau cho nên, các khái niệm về kinh tế hộ nông dân cũng khác
nhau. Nhưng ta có thể lấy một khái niệm chung nhất đó là: “Kinh tế hộ nông dân,
là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực
như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến
hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung. Mọi quyết định
trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ, được nhà nước
thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển”.
Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt giữa kinh tế nông hộ với kinh tế gia đình.
Kinh tế gia đình được đặt trong mối quan hệ với kinh tế tập thể, kinh tế gia đình
xã viên là một bộ phận cấu thành của kinh tế tập thể, nên sự phát triển của kinh tế
tập thể có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình. Vì vậy không thể đồng nhất giữa
kinh tế nông hộ với kinh tế gia đình nông dân.
Ở các nước Tây âu và một số nước Châu Á, xác định kinh tế hộ là kinh tế
cá thể, nó thuộc thành phần kinh tế cá thể. Ở nước ta kinh tế hộ không thuộc thành
phần kinh tế cá thể, nó chỉ là loại hình kinh tế dùng để phân biệt với kinh tế tập thể
và kinh tế nhà nước. Nó là đơn vị kinh tế tự chủ nhưng hiện tại chưa được xếp vào
thành phần kinh tế nào, nó có mối quan hệ với các thành phần kinh tế khác và là
cơ sở hình thành nên kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp.
Trước đây chúng ta quan niệm, kinh tế nông hộ là kinh tế của hộ làm nông
nghiệp bao gồm cả Nông- Lâm- Ngư nghiệp. Nhưng đến nay đã quan niệm kinh
tế nông hộ là kinh tế của hộ sống ở nông thôn, có nguồn thu từ sản xuất nông
nghiệp và phi nông nghiệp.
2.1.2.2 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân
Một là, có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý
và sử dụng các yếu tố sản xuất. Bởi vì sở hữu trong nông hộ là sở hữu chung,

nghĩa là mọi thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu với những tư liệu sản xuất
vốn có, cũng như tài sản khác của hộ. Mặt khác, do dựa trên cơ sở kinh tế chung
và cùng chung một ngân quỹ nên mọi người trong hộ đều có ý thức trách nhiệm
rất cao và việc bố trí xắp xếp công việc trong hộ cũng rất linh hoạt và hợp lý. Từ
đó hiệu quả sử dụng lao động và nguồn lực trong kinh tế nông hộ rất cao.
Hai là, lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bố chặt chẽ, và
được chi phối bởi quan hệ huyết thống. Kinh tế nông hộ được tổ chức với quy mô
nhỏ, thông thường chủ hộ vừa là người quản lý, điều hành vừa là người trực tiếp
tham gia lao động sản xuất, nên tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động
sản xuất là rất cao, việc tổ chức sản xuất rất linh hoạt và có cơ cấu đơn giản.
Ba là, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ
có quy mô nhỏ, nên bao mô lớn. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, nông hộ có thể huy
động được mọi nguồn lực, thậm trí cả cắt giảm khẩu phần tất yếu của mình để đầu
tư cho mở rộng sản xuất. Khi gặp điều kiện bất lợi có thể nhanh chóng thu hẹp
quy mô sản xuất, thậm trí có thể quay về sản xuất theo kiểu tự cung, tự cấp.
Bốn là, có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người
lao động. Trong kinh tế nông hộ mọi thành viên gắn bó với nhau cả trên cơ sở lợi
ích kinh tế, huyết tộc, giờ cũng có sự thích ứng dễ ràng hơn, so với các doanh
nghiệp nông nghiệp có quy văn hoá làng xã, nên dễ dàng đồng tâm hiệp lực để
phát triển sản xuất, mọi thành viên có mối ràng buộc chặt chẽ, tự giác trong lao
động sản xuất và đương nhiên được thừa hưởng thành quả lao động chung của
nông hộ. Đây chính là động lực cơ bản nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ.
Năm là, kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất với quy mô nhỏ nhưng hiệu
quả. Quy mô nhỏ không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng xuất thấp mà nó có khả
năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để có năng xuất và đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn, đó chính là biểu hiện của sản xuất lớn. Thực tế đã cho
thấy, kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế thích hợp nhất, với điều kiện của sản xuất
nông nghiệp và có khả năng phát huy được thế mạnh của mình trong tổ chức sản
xuất kinh doanh nông nghiệp, vì vậy cần có sự tác động và tạo điều kiện kịp thời.
Sáu là, kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của nông hộ là

chủ yếu. Trong sản xuất của nông hộ mọi nguồn lực của nông hộ đều có thể tập
trung cho sản xuất nhưng chủ yếu là nguồn lực sẵn có của nông hộ, chỉ khi nào
nguồn lực không đủ để duy trì sản xuất ở mức thấp nhất, thì mới xảy ra tình trạng
thuê mướn lao động và vay mượn vốn cho sản xuất.
2.1.2. 3 Tính tất yếu khách quan và vai trò kinh tế hộ nông dân
a. Tính tất yếu khách quan
Kinh tế nông hộ bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ
của các thành viên để sản xuất ra của cải vật chất nhằm đem lại thu nhập để nuôi
sống mọi thành viên, tích luỹ làm giàu cho nông hộ và đóng góp cho xã hội.
Qua nghiên cứu ở hầu hết các nước trên thế giới, người ta thấy rằng
kinh tế nông hộ là phương thức sản xuất đặc biệt, tồn tại trong mọi chế độ xã
hội, từ nô lệ qua phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Kinh tế
nông hộ có quy luật phát triển riêng của nó và trong mỗi chế độ nó có một
cách thích ứng riêng để tồn tại và phát triển.
Trong chế độ phong kiến nông hộ sản xuất ra sản phẩm thặng dư chủ
yếu để cống nạp và tiêu dùng cho gia đình, trong giai đoạn này điều kiện sản
xuất và đời sống của nông hộ vô cùng khó khăn.
Bước sang xã hội tư bản chủ nghĩa, sản xuất nông hộ chưa kịp thích
ứng với nền sản xuất xã hội. Kinh tế nông hộ nằm ngoài phạm vi của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng nông hộ vẫn có khả năng duy trì hoạt
động sản xuất và tái sản xuất mở rộng, phát triển ngay trong lòng của chủ
nghĩa tư bản.
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, kinh tế nông hộ có điều kiện để phát
triển, măc dù trong một số thời điểm bị coi nhẹ và đánh giá thấp. Nhưng nông
hộ đã thực sự có sự phát triển thích ứng và phù hợp với nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa, trở thành cơ sở quan trọng cho phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã.
Trên cơ sở trên cho thấy hình thức kinh tế nông hộ là một hình thức kinh
tế cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp, nó được hình thành, tồn tại và phát triển
một cách khách quan, lâu dài dựa trên chế độ tư hữu về các yếu tố sản xuất.
b. Vai trò của kinh tế hộ nông dân trong phát triển kinh tế

Trong nền kinh tế xã hội, sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế,
các phương thức sản xuất là hoàn tòan khách quan, kinh tế nông hộ cũng là một
bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Qua nghiên cứu về kinh tế hộ ở một số nước
và ở Việt nam cho thấy, từ trước đến nay, qua bất kỳ chế độ xã hội nào, kinh tế
nông hộ cũng có các thức để tồn tại, phát triển và có những đóng góp nhất định
cho nền kinh tế, đó là:
+ Kinh tế hộ góp phần làm tăng nhanh sản lượng, sản phẩm cho xã hội như
lương thực, thực phẩm, nông sản xuất khẩu… Ở Mỹ, với 1,94 nông trại đã cung
cấp 59,2% lượng nông sản hàng hoá cho xã hội; Hung ga ri sản phẩm của nông
trại chiếm 60 % tổng sản phẩm hàng hoá trên thị trường nông thôn; Với nước ta
mặc dù quy mô kinh tế hộ còn nhỏ, phân tán nhưng đã cung cấp cho xã hội 95%
sản lượng thịt, 90% sản lượng trứng và 93 % sản lượng rau quả. Sản xuất nông
nghiệp của hộ chiếm 48% giá trị sản lượng của ngành nông nghiệp.
- Kinh tế nông hộ góp phần sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các yếu tố sản
xuất như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất.
- Kinh tế nông hộ góp phần to lớn trong giải quyết việc làm và nâng cao thu
nhập cho người dân nông thôn. Vì vai trò đó mà Lê nin đã viết: “Ý định dùng sắc
lệnh, luật lệ để thiết lập chế độ canh tác tập thể, tước mất vai trò kinh tế nông hộ
trong đời sống hiện thực là hết sức ngu xuẩn”
Bên cạnh đó kinh tế nông hộ còn một số tồn tại chưa được khắc phục đó là:
Điều kiện sản xuất có hạn, trong đó chủ yếu là đất đai nên không có điều kiện để
mở rộng sản xuất, nhất là sản xuất với quy mô lớn và theo hướng sản xuất hàng
hoá, nếu không có sự trợ giúp về vốn và khoa học kỹ thuật, công nghệ, chính sách
của nhà nước; do thói quen sản xuất nhỏ, quen với tập quán canh tác cũ nên ảnh
hưởng rất lớn đến việc quy hoạch phát triển vùng sản xuất.
2.1.4 Khái niệm và đặc điểm kinh tế kỹ thuật chăn nuôi gà đồi
2.1.4.1 Khái niệm
Chăn nuôi gà là một nghề truyền thống của nông dân có từ rất xa xưa.
Trước đây chăn nuôi gà trong mổi gia đình ở nước ta chủ yếu là chăn thả đơn
thuần, quy mô nhỏ lẻ, chỉ đảm bảo, chỉ đảm bảo một phần nào đó cho nhu cầu

của gia đình, hoàn toàn chưa có ý thức trở thành nhu cầu trao đổi hàng hoá.
Chăn nuôi gà truyền thống là hình thức chăn thả tự nhiên và hiện nay
nó vẫn còn tồn tại ở hầu hết các vùng nông thôn của các nước đang phát triển
và các nước chậm phát triển. Việt Nam là một nước nông nghiệp và 70% dân
số sống ở nông thôn, việc chăn nuôi gà theo phương thức này vẫn là chủ yếu.
Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là: đầu tư vốn ít, thời gian
nuôi kéo dài. Do chăn thả tự do, tận dụng cùng với môi trường không đảm
bảo vệ sinh nên vật nuôi tăng trưởng kém, dễ bị mắc bệnh, hiệu qỉa chăn nuôi
không cao. Do sự gia tăng về dân số, sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, kỹ
thuật trên toàn thế giới và trong mọi lĩnh vực, ngành chăn nuôi nói chung và
ngành chăn nuôi gia cầm nó riêng cũng không ngừng phát triển. Từ chăn nuôi
theo phương thức quảng canh, chăn thả tự nhiên chuyển sang chăn nuôi theo
phương thức chăn nuôi theo hướng hàng hoá quy mô lớn, nhằm đáp ứng được
nhu cầu đòi hỏi của toàn xã hội. Những đột phá về mặt công nghệ tạo con
giống, thức ăn, thiết bị chuồng trại cũng như kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đã
tạo đà cho ngành chăn nuôi phát triển. Phương thức sản xuất cũ đã không còn
phù hợp nữa và dần dần được thay thế bằng phương thức chăn nuôi mới cho
năng xuất, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao.
Chăn nuôi gà đồi của nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang có thể
hiểu: “là phương thức chăn nuôi dựa trên cơ sở thâm canh, tăng năng xuất
trên mọi đơn vị diện tích chuồng trại, sử dụng các giống gà lai để tạo ra năng
suất, hiệu quả cao trong cùng một thời gian, cùng với sự đầu tư về trang thiết
bị máy móc, chuồng trại chăn nuôi. Thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi gà
đồi là thức ăn được chế biến theo phương pháp công nghiệp kết hợp với thức
ăn có sẵn trong sản xuất nông nghiệp như: cám gạo, cám ngô, cám mạch, rau
xanh, , điều kiện môi trường chăn nuôi được chủ động điều chỉnh phù hợp
với từng giai đoạn phát triển của vât nuôi nhất là trong giai đoạn đầu của gà
con”.(Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn).
2.1.4.2 Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật
* Đặc điểm kỹ thuật

Gà là một loại vật nuôi dễ thích nghi với môi trường sống, dễ nuôi, có
thể nuôi dưới nhiều phương thức khác nhau. Môi trường thích hợp với nuôi
gà nhất là chuồng nuôi thoáng mát, sạch sẽ, nền chuồng không được ẩm ướt,
luôn phải giữ khô ráo, thoáng khí. Ngược lại, nếu môi trường nuôi không
thích hợp, gà dễ mắc bệnh và xảy ra đại dịch gây ra tổn thất rất lớn trên quy
mô rộng khắp.
Các giống gà thông thường được nuôi tùy theo phương thức chăn nuôi,
có thể là gà ta như gà Ri, gà Hồ, hoặc một số giống gà siêu thịt sử dụng trong
nuôi công nghiệp.
* Đặc điểm kinh tế:
Chăn nuôi gà là ngành sản xuất truyền thống gắn liền với nông dân
nước ta từ lâu đời và đã trở thành ngành sản xuất không thể thiếu trong hệ
thống nông nghiệp. Đối với chăn nuôi gà không phải theo hình thức chăn nuôi
công nghiệp thì tài sản cố định không lớn, không cần xây dựng kiên cố, giá trị
thuốc phòng và trị bệnh không nhiều. Sản phẩm chăn nuôi gà có thể tiêu thụ
trên thị trường rộng lớn. Thời gian để nuôi một lứa gà thịt tuỳ theo phương
thức chăn nuôi, nhưng theo phương pháp công nghiệp thì không lớn (từ 2 – 4
tháng).Chăn nuôi gà có thể tận dụng được sản phẩm của nông nghiệp và giúp
cho ngành chế biến phát triển. Chăn nuôi gà rất dễ thu hồi vốn sản xuất do đó
lãi suất tạo ra cao, có tác dụng sử dụng triệt để các nguồn vốn ngắn hạn (nuôi
một lứa gà tốn thời gian ngắn).
2.1.4.3 Chỉ tiêu phản ánh kỹ thuật trong chăn nuôi gà
- Mức tiêu tốn thức ăn/kg thịt xuất chuồng.
- Sản lượng thịt/năm.
- Chất lượng thịt:
+ Hàm lượng khoáng chất
+ Trọng lượng thân thịt/Trọng lượng thịt hơi
2.1.5 Vai trò của nghề chăn nuôi gà đồi
* Cung cấp thực phẩm và chữa bệnh
Từ lâu, thịt gà là một loại thực phẩm rất được ưa chuộng trên thế

giới. Nếu so sánh với thịt lợn và thịt bò, lượng đạm thịt gà cao hơn rất
nhiều lần, trong khi đó lượng mỡ ít hơn. Ngoài ra, thịt gà được chế biến
thành nhiều món ăn ngon khác nhau: cơm gà, gà chiên, gà nướng. gà
tần, gà hấp, gà luộc, …Ở các cửa hiệu thức ăn nhanh thế giới như
McDonald, KFC thịt gà luôn được đưa lên hàng đầu thực đơn.
Nhu cầu về thịt gà có lẽ chỉ đứng sau thịt lợn trên thế giới với mức
tiêu thụ khoảng trên 80 triệu tấn hàng năm.
* Nguồn phân bón cho cây trồng và thức ăn cho cá
Ngoài sản phẩm chính là gà thương phẩm, gà thuốc, chăn nuôi gà còn
thu được một lượng phân bón khá lớn dùng cho trồng trọt, nguồn phân thải có
thể dùng cho đồng ruộng hoặc vườn cây, ao cá,…đem lại hiệu quả tối đa cho
sản xuất nông nghiệp.
* Mang lại thu nhập cho nông dân
Chăn nuôi gà được đánh giá là ngành có nhiều rủi ro nhưng đây cũng là
ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tại huyên Yên Thế, Tỉnh Bắc Giang tính
đến năm 2010 đã phát triển đàn gà lên hơn 5,0 triệu con, là địa phương có
tổng đàn gà lớn nhất phía Bắc nước ta, nhiều hộ đã vươn lên thành hộ khá, hộ
giàu với phong trào chăn gà nơi đây. Nuôi gà tại Yên Thế đã trở thành một
điển hình về hiệu quả kinh tế với tổng giá trị lên tới 550 tỷ đồng hàng năm,
được nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh đánh giá cao và tới tham quan học
hỏi. Dù gặp nhiều khó khăn và dịch bệnh nhưng năm 2009 có hộ chăn nuôi đã
đạt tới lợi nhuận hơn 45 triệu đồng trên một lứa nuôi 1500 con.
Ngoài ra phát triển chăn nuôi gà đồi giúp tận dụng tốt những sản phẩm
từ trồng trọt, tận dụng được các phế phụ phẩm trong sinh hoạt hàng ngày để
tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ cho đời sôngs con
người. Phát triển chăn nuôi gà đồi giúp tạo ra những thay đổi về cơ cấu lao
động trong xã hội, trong nội bộ ngành nông nghiệp.
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà đồi
2.1.6.1 Điều kiện tự nhiên
Các yếu tố về điều kiện tự nhiên tuy cũng có ảnh hưởng đến phát triển

chăn nuôi gà đồi nhưng không ảnh hưởng mạnh giống như ngành trồng trọt
bởi vì:
Gà là loài có phổ thích nghi rộng, điều này được minh chứng bằng sự
tồn tại của các loại gà và ngành chăn nuôi gà trên khắp các dạng địa hình, các
dạng thời tiết ở tất cả các châu lục.
Nếu như ngành trồng trọt là ngành sản xuất ngoài trời trên địa bàn
rộng, rất khó kiểm soát diễn biến tự nhiên thì chan nuôi gà vườn đồi thường
được tổ chức trong hệ thống chuồng trại gần nhà hoặc ngay tại gia đình . Như
vậy con người có thể đối phó với các diễn biến bất thuận của điều kiện tự
nhiên dễ dàng hơn ngành sản xuất trồng trọt. Tuy nhiên khi gặp điều kiện bất
thuận thời tiết mang tính hủy diệt như lụt lội, lũ quét, bão lớn, lốc xoáy,…thì
chăn nuôi gà vườn đồi cũng gặp phải những khó khăn lớn, kết quả và hiệu
quả chăn nuôi gà bị giảm sút.
2.1.6.2 Điều kiện nguồn lực
Các yếu tố về nguồn lực có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đến mọi
ngành sản xuất kinh doanh. Chăn nuôi gà vườn đồi cũng không phải là trường
hợp ngoại lệ về sự ảnh hưởng của yếu tố này.
* Về vốn đầu tư:
vốn là yếu tố nguồn lực quan trọng nhất và mang tính quyết định đối với
sự phát triển của ngành hàng chăn nuôi gà vườn đồi. Trong trường hợp chăn
nuôi nhỏ lẻ để giải quyết vấn đề thực phẩm gia đình, người chăn nuôi không
cần nhiều vốn nên họ cũng không quan tâm vấn đề vốn. Để phát triển chăn
nuôi hàng hóa, người chăn nuôi cần phải có vốn đầu tư xây dựng chuồng trại,
mua sắm trang thiết bị chăn nuôi, mua giống hoặc chăn nuôi gà bố mẹ để sản
xuất giống, mua thức ăn, phòng trừ dịch bệnh và nhiều khoản chi phí khác.
Lượng vốn đầu tư phụ thuộc vào quy mô mong muốn của người chăn nuôi, có
thể vài triệu đồng, có thể hàng trăm triệu hay hàng tỷ đồng. Tuy nhiên trong
điều kiện hiện nay, khi mà thu nhập và tích lũy của người dân huyện Yên Thế
cón khá khiêm tốn thì việc đầu tư phát triển chăn nuôi gà vườn đồi theo
phương thức chăn nuôi quy mô lớn không phải chuyện dễ dàng.

* Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ
thống cấp thoát nước, hệ thống các cơ sở dịch vụ chăn nuôi, hệ thống chợ
nông thôn,…) ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi gà vườn đồi. Ở Yên
Thế, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất phát triển không đều giữa các
xã. Những xã có cơ sở hạ tàng phục vụ sản xuất phaqts triển thì ngành chăn nuôi
gà vườn đồi phát triển và ngược lại. Tuy nhiên người chăn nuôi chỉ có đủ năng
lực và chủ động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản
xuất trong cơ sở của mình mà không thể đầu tư xây dựng đồng thời phục vụ
nhiều ngành sản xuất. Để có một hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đáp
ứng được các yêu cầu sản xuất nói chung, chăn nuôi gà vườn đồi nói riêng cần
phải có sự hỗ trợ từ Nhà nước và phía cộng đồng.
* Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Yếu tố này ảnh hưởng đến chăn nuôi gà đồi trên các phương diện: một
là các giống gà mới có năng xuất cao dựa vào chăn nuôi đã làm cho năng suất
chăn nuôi được nâng cao. Nếu như trước đây, nông dân thường sử dụng các
giống gà truyền thống của địa phương thì đến nay cơ cấu giống đã có nhiều
thay đổi. Một số giống gà mới vừa cho năng suất cao vừa có chất lượng thịt
tốt đưa vào chăn nuôi trên diện rộng làm cho thu nhập từ chăn nuôi gà của
người nông dân được cải thiện hơn. Hai là, với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật và công nghệ, chăn nuôi gà theo phương thức bán công
nghiệp hay (gà vườn đồi) ngày càng tỏ ra có ưu thế, tính kinh tế nhờ quy mô
ngày càng được khai thác tốt hơn làm cho giá thành sản xuất giảm, từng bước
tăng được lợi thế cạnh tranh của ngành hàng chăn nuôi gà vườn đồi. Ba là,
trình độ chuyên môn kỹ thuật của người chăn nuôi ngày càng được năng cao
đã góp phần thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ mới trong chăn nuôi gà làm cho năng suất lao động ngày càng cao hơn.
Bốn là sự phát triển của khoa học và công nghệ góp phần hết sức quan trọng
trong việc kiểm soát, khống chế dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi.Khoa học
kỹ thuật và công nghệ gips người chăn nuôi kiểm soát dịch bệnh một cách chủ

động và hiệu quả, bảo vệ được lợi ích sản xuất và lợi ích cộng đồng.
* Yếu tố thị trường
Thị trường của ngành hàng chăn nuôi gà đồi bao gồm thị trường các
yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra. Các yếu tố đầu vào quan trọng của chăn
nuôi gà đồi là vốn, con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, nhiên liệu năng
lượng, vốn đầu tư, lao động, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đầu ra cung cấp
các sản phẩm cho các đối tượng tiêu dùng. Sự biến động của thị trường, đặc
bệt là biến động giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi nhuận thu được từ chăn nuôi gà đồi.
Đối với thị trường đầu vào: hệ thống cung ứng vật tư cho chăn nuôi gà
đồi ở Yên Thế hiện nay còn qua nhiều cầu, cấp trung gian nên vật tư đến tay
người sản xuất phải chịu nhiều khâu chi phí, giá bán cao làm tăng chi phí sản
xuất. Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y ở nước ta hiện
nay chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên sự biến động giá nguyên
liệu chế biến thức ăn chăn nuôi rất thất thường, giá thuốc thú y trong nước,
giá cả lao động nông nghiệp,nông thôn ngày càng có xu hướng tăng cao
nhưng việc đầu tư hiện đại hóa công nghệ chăn nuôi gà đồi còn rất chậm, đa
số người chăn nuôi còn sản xuất thủ công, tốn kém nhiều lao động, chi phí
sản xuất cao.
Đối với thị trường đầu ra: thị trường tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi gà
đồi ngày càng cạnh tranh quyết liệt do tác động của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Theo lộ trình gia nhập WTO, nước ta sẽ từng bước cắt giảm hàng rào
thuế và phi thuế đối với sản phẩm chăn nuôi gia cầm trong đó có gà đồi. Đây
là cơ hội thuận lợi cho sản phẩm chăn nuôi gà ở các quốc gia tiến tiến tràn
vào nước ta chiếm lĩnh thị trường rất gay go, khốc liệt. Bên cạnh đó người
tiêu dùng yêu cầu ngày càng cao cả về khồi lượng, chất lượng, vệ sinh thực
phẩm và ngày cang tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm gà đã qua chế biến.
Những yêu cầu mới của thị trường đòi hỏi ngành hàng chăn nuôi gà đồi phải
có những sự điều chỉnh căn bản cả về quy mô, cơ cấu, chủng loại sản phẩm,
phương thức chăn nuôi và phát triển công nghệ chế biến. Tuy nhiên trong

điều kiện hiện nay, khi đa số nông dân huyện Yên Thế còn khó khăn về vốn
đầu tư và chưa quen với phương thức chăn nuôi tiên tiến thì sự thay đổi để
phù hợp nhu cầu thị trường đang gặp rất nhiều khó khăn.
* Yếu tố về chính sách:
Thông qua hệ thống chính sách vĩ mô, Nhà nước có thể điều tiết được sự
phát triển các ngành kinh tế nói chung, ngành hàng chăn nuôi gà đồi nói
riêng. Nhà nước có thể sử dụng hai hệ thống chính sách sau đây để điều tiết
sự phát triển của ngành hàng chăn nuôi gà đồi:
+ Chính sách thuế và hàng rào phi thuế: Nhà nước có thể sử dụng hàng
rào thuế và phi thuế để bảo vệ sản xuất trong nước. Hiện nay nước ta đã ra
nhập một số tổ chức thương mai lớn như AFTA,WTO, hàng rào thuế phải
từng bước cắt giảm theo lộ trình hội nhập, chính sách thuế phải tuân thủ các
luật lệ quốc tế. Trong điều kiện chính sách thuế xuất nhập khẩu tiến tới bình
đẳng giữa các quốc gia, Nhà nước sẽ sử dụng các biện pháp phi thuế để đảm
bảo sản xuất trong nước mà phổ biến nhất hiện nay là sử dụng hàng rào kỹ
thuật( các tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định
của từng quốc gia).
+ Chính sách hỗ trợ phát triển: trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới,
các hình thức hỗ trợ qua giá cho mọi ngành sản xuất nói chung, ngành hàng
chăn nuôi gà đồi nói riêng không được luật pháp quốc tế chấp nhận. Để
khuyến khích phát triển chăn nuôi gà đồi, Nhà nước ban hành các chính sách
hỗ trợ không qua giá như: hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và
thương mại, hỗ trợ quy hoạch phát triển sản xuất, hỗ trợ vốn tín dụng, hỗ trợ
kỹ thuật thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ
KHKT và công nghệ mới vào sản xuất.
+ Ngoài ra Nhà nước còn sử dụng các chính sách khác để điều tiết sự
phát triển chăn nuôi gà đồi tùy thuộc vào mục tiêu chiến lược về phát triển
ngành hàng này trong từng thời kỳ ở từng từng địa bàn cụ thể.
* Yếu tố dịch bệnh:
Dịch bệnh đặc biệt là cúm gà do chủng vi rút H5N1 gây ra là yếu tố rủi

ro đối với đàn gà trên phạm vi cả nước nói chung, gà đồi huyện Yên Thế nói
riêng. Sự xuất hiện của dịch cúm đã gây ra nhiều thiệt hại cho cả người sản
xuất và người tiêu dùng ở huyện Yên Thế . Đối với người sản xuất, khi dịch
cúm xuất hiện, các sản phẩm chăn nuôi gà đồi ở nơi không có dịch cũng
không tiêu thụ được hoặc phải bán với giá rất rẻ, người chăn nuôi bị thua lỗ
nặng nề. Trong vùng công bố dịch, người chăn nuôi được hỗ trợ thiệt hại
nhưng mức hỗ trợ đền bù là quá thấp, chỉ bù đắp được một phần rất nhỏ so
với những chi phí đã bỏ ra. Trong điều kiện như vậy nhiều hộ chăn nuôi bị
thua lỗ nặng, có một số cơ sở chăn nuôi gà đồi đứng trước bờ vực phá sản.
Người tiêu dùng cũng phải chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm trên 2
phương diện: một là khi dịch cúm xuất hiện, người tiêu dùng phải chuyển
sang tiêu dùng các loại thực phẩm thay thế như thịt lợn, thịt bò, thủy hải sản
làm cho giá cả các mặt hàng này tăng lên; hai là, ở một số địa phương lân cận
một số người bị nhiễm cúm do virut H5N1 gây ra đã phải điều trị hết sức tốn
kém, một số người đã bị tử vong gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng.
Từ khi xuất hiện dịch cúm đến nay( 2003), chăn nuôi gà đồi Yên Thế đứng
trước những khó khăn rất lớn:
+ Một số cơ sở chăn nuôi gà đồi bị phá sản, một bộ phận nông dân bị
mất việc làm nhưng rất khó chuyển sang ngành nghề khác vì vốn đầu tư vào
chăn nuôi gà đồi không thu hồi được.
+ Chăn nuôi nhỏ lẻ, khó kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm nhưng rất khó
có thể hạn chế vì đây là ngành chăn nuôi thân thuộc không thể thiếu đối với
người nông dân trong vùng.
+ Việc phục hồi sản xuất sau dịch gặp nhiều khó khăn do người dân
thiếu vốn đầu tư nhưng ngân hàng lại e ngại rủi ro khi cho nông dân vay vốn
phát triển chăn nuôi gà đồi.
+ Công tác phòng chống dịch cúm còn nhiều bất cập cả từ phía nhà
nước và sự thiếu hiểu biết của người chăn nuôi.

×