Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRỊNH THỊ VÂN

TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Đình Long

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong
luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày….tháng….năm 2018
Tác giả luận văn



Trịnh Thị Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ, sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Đình Long - người đã trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian, giúp đỡ tôi và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch và Đầu tư, khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn… - Học viện Nông
nghiệp Việt nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ thị trấn và xã trực thuộc huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt cảm ơn Anh Nguyễn Đăng Oanh – Phó phịng Tài
ngun và Mơi trường huyện Quế Võ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2018
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Vân


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục biểu đồ ......................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.


Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................... 4

1.4.1.

Về lý luận ........................................................................................................ 4

1.4.2.

Về thực tiễn ..................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tích tụ đất đai trong sản xuất nơng
nghiệp huyện quế võ ...................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về tích tụ đất đai trong sản xuất nơng nghiệp .............................. 5

2.1.1.


Khái niệm tích tụ đất đai .................................................................................. 5

2.1.2.

Vai trị của tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp ...................................... 5

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu về tích tụ đất đai trong sản xuất nơng nghiệp .................. 7

2.1.4.

Tác động của tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp ................................ 13

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình tích tụ đất đai ......................................... 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn về vấn đề tích tụ đất đai ở việt nam và một số nước trên
thế giới .......................................................................................................... 20

2.2.1.

Kinh nghiệm tích tụ đất đai ở một số nước trên thế giới ................................. 20

iii



2.2.2.

Kinh nghiệm của một số địa phương tại Việt Nam ......................................... 21

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra về tích tụ đất đai đối với huyện Quế Võ, tỉnh
Bắc Ninh ....................................................................................................... 24

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 27

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 27

3.1.2.

Điều kiện kinh tế ........................................................................................... 28

3.1.3.

Tình hình xã hội............................................................................................. 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 31


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 31

3.2.2.

Phương pháp chọn hộ nghiên cứu .................................................................. 31

3.2.3.

Tổ chức điều tra thu thập số liệu .................................................................... 32

3.2.4.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 33

3.2.5.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 33

3.2.6.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 34

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 35
4.1.

Thực trạng tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp của huyện Quế Võ,
Bắc Ninh ....................................................................................................... 35


4.1.1.

Tình hình sản xuất và sử dụng đất nơng nghiệp của huyện Quế Võ, tỉnh
Bắc Ninh ....................................................................................................... 35

4.1.2.

Thực trạng tích tụ đất đai trong sản xuất nơng nghiệp huyện Quế Võ, tỉnh
Bắc Ninh ....................................................................................................... 44

4.1.3.

Thực trạng hiệu quả đất sản xuất nơng nghiệp trước và sau khi tích tụ đất đai ..... 64

4.2.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tích tụ đất đai trong sản xuất nơng
nghiệp huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ............................................................. 68

4.2.1.

Cơ chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đai ........................................... 69

4.2.2.

Yêu cầu về sự phát triển của sản xuất nông nghiệp......................................... 72

4.2.3.


Chính sách hạn điền ....................................................................................... 75

4.3.

Giải pháp thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai trong sản xuất nơng nghiệp
huyện Quế Võ đến năm 2020 ......................................................................... 78

4.3.1.

Hoàn thiện khung pháp lý tạo mơi trường thuận lợi cho tích tụ đất đai
trong sản xuất nông nghiệp ............................................................................ 78

iv


4.3.2.

Quy hoạch tổng thể sử dụng đất, xây dựng định hướng tích tụ đất đai ............ 80

4.3.3.

Phát triển thị trường chuyển nhượng và thuê đất ............................................ 81

4.3.4.

Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn .................................... 82

4.3.5.

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp trong q trình tích tụ đất đai..... 83


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 88
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 88

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 89

5.2.1.

Đối với tỉnh bắc ninh ..................................................................................... 89

5.2.2.

Đối với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn ............................................. 90

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 91
Phụ lục ...................................................................................................................... 93

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ


Bình quân

CAQ

Cây ăn quả

CC

Cơ cấu

CDTT

Chuyển dịch thị trường

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CPSX

Chi phí sản xuất

Đ

Đồng

DĐĐT

Đồn điền đổi thửa


DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KD

Kinh doanh

NS

Năng suất

NXB

Nhà xuất bản

SL


Số lượng

SLTT

Sản lượng tiêu thụ

TNTT

Thu nhập thuần túy

TP

Thành phố

TS

Thủy sản

TTRĐ

Tích tụ đất đai

UBND

Ủy ban nhân dân

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Đối tượng và số mẫu điều tra ....................................................................32

Bảng 4.1. Diện tích, năng suất và sản lượng số cây trồng chính từ 2013 – 2017.........36
Bảng 4.2. Tình hình chăn nuôi của huyện Quế Võ từ 2013 – 2017 ............................37
Bảng 4.3. Diện tích ni trồng và sản lượng thủy sản giai đoạn 2013 - 2017 .............38
Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả so sánh một số chỉ tiêu trước và sau khi tích tụ đất đai .......38
Bảng 4.5. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp huyện Quế Võ giai đoạn 2013 - 2017 ......42
Bảng 4.6. Quy mơ diện tích đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ...................47
Bảng 4.7.

Hình thức tích tụ đất đai trên địa bàn huyện Quế Võ .................................49

Bảng 4.8. Hình thức tích tụ đất đai của các hộ điều tra ..............................................49
Bảng 4.9. Diện tích đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ ...............................50
Bảng 4.10. Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất ............................................51
Bảng 4.11. Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ điều tra...............52
Bảng 4.12. Tình hình thuê quyền sử dụng đất huyện Quế Võ ......................................54
Bảng 4.13. Tình hình thuê quyền sử dụng đất của các hộ điều tra ................................55
Bảng 4.14. Tình hình đấu thầu quyền sử dụng đất của huyện Quế Võ .........................56
Bảng 4.15. Tình hình đấu thầu quyền sử dụng đất của các hộ điều tra ........................57
Bảng 4.16. Thời gian thuê, đấu thầu quyền sử dụng đất của huyện Quế Võ .................58
Bảng 4.17. Tình hình lao động của huyện Quế Võ ......................................................61
Bảng 4.18. Nhu cầu tích tụ đất đai của các hộ được điều tra trong thời gian tới ..........63
Bảng 4.19. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trên địa bàn
huyện Quế Võ giai đoạn 2013 - 2017 ........................................................65
Bảng 4.20. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính huyện Quế Võ trước
và sau tích tụ đất đai ..................................................................................66

Bảng 4.21. Tình hình phát triển trang trại huyện Quế Võ.............................................73

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 4.1. Tỷ lệ diện tích đất tích tụ theo mục đích sử dụng .......................................59
Hình 4.2. Ý kiến người dân về tác động dồn điền đổi thửa đến tích tụ đất đai............69
Hình 4.3. Biến động số lượng lao động trong các ngành kinh tế ................................74
Hình 4.4. Ý kiến của người dân về hạn mức giao đất nông nghiệp ............................75
Hình 4.5. Ý kiến của người dân về thời hạn sử dụng đất ...........................................76

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trịnh Thị Vân
Tên luận văn: Tích tụ đất đai trong sản xuất nơng nghiệp huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tích tụ đất đai và phân tích các yếu tố tác động
đến q trình tích tụ đất đai của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thời gian qua, đề xuất
giải pháp khuyến khích tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn tới
đến năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu được chọn là xã Yên Giả, Đại Xuân và Nhân Hòa. Đây là

những xã mà trong mấy năm gần đây q trình tích tụ đất đai diễn ra khá mạnh mẽ.
Nguồn thông tin thứ cấp: Thu thập số liệu từ sách báo, các báo cáo kinh tế - xã hội của
các xã và phòng địa chính huyện thuộc huyện Quế Võ. Thu thập từ phịng Tài ngun –
Mơi trường, phịng Lao động, Thương bình & Xã hội, phịng Thống kê huyện Quế Võ về
tình hình mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp
của lao động nông thôn. Nguồn thông tin sơ cấp (điều tra số liệu từ các hộ gia đình):
Tiến hành thu thập thơng tin bằng các phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp các hộ
nông dân theo phiếu điều tra đã được thiết kế.
- Phương pháp xử lý số liệu: phần mềm excel.
- Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê, thống kê
mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp và phân tích.
Kết quả chính và kết luận
Huyện Quế Võ có diện tích tự nhiên nhỏ, dân số đơng, diện tích đất nơng nghiệp
bình qn đầu người thấp. Bên cạnh đó diện tích đất nơng nghiệp đang ngày càng bị thu
hẹp do tác động của quá trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố. Để mở đường cho sản xuất
nơng nghiệp hàng hóa thì việc tích tụ tập trung đất đai là một tất yếu. Trong những năm
gần đây xu thế này cũng phát triển khá mạnh mẽ ở các địa phương trên địa bàn tỉnh đã
làm thay đổi đáng kể bộ mặt của nơng thơn. Tích tụ đất đai được xem là một hướng đi
nhiều triển vọng của các hộ nơng dân để xố đói, giảm nghèo, làm giầu trên chính đất
đai q hương thơng qua hình thức phát triển kinh tế hộ. Với sự mạnh dạn, dám nghĩ,
dám làm của người nông dân và được sự khuyến khích của chính quyền địa phương một
số hộ gia đình đã thực hiện tích tụ đất đai thơng qua các hình thức như chuyển đổi,

ix


chuyển nhượng, thuê, thầu quyền sử dụng đất… Do vậy mà trong những năm gần đây
số lượng trang trại ở Quế Võ không ngừng tăng lên, đời sống của người nơng dân được
cải thiện rõ rệt. Qua đó đã phần nào chứng minh được lợi thế và hiệu quả của việc tích
tụ đất đai.

- Tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp ở Quế Võ chủ yếu diễn ra dưới ba
hình thức: chuyển nhượng, cho thuê và đấu thầu quyền sử dụng đất. Các hộ đã thực hiện
tích tụ đất đai đều mong muốn nâng quy mơ diện tích đất tích tụ nhưng việc làm này
tương đối khó khăn do cung về đất hạn chế, giá đất ngày càng tăng cao, nhiều người cịn
đất khơng sử dụng nhưng có tâm lý muốn giữ đất đai vì lo ngại khơng chuyển đổi được
nghề nghiệp. Dù mục đích tụ đất đai của mỗi hộ gia đình khác nhau, nhưng việc tích tụ
đất đai ở Quế Võ vẫn chủ yếu phục vụ sản xuất chứ khơng nhằm mục đích đầu cơ, trục
lợi. Người dân tích tụ đất đai cịn nhiều băn khoăn về thời gian thuê, thầu đất quá ngắn,
vốn đầu tư lớn vượt quá khả năng của họ, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
phức tạp, tốn kém.
- Quá trình tích tụ đất đai trong sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ
chịu tác động của nhiều yếu tố. Có những yếu tố tác động tích cực góp phần khuyến
khích thúc đẩy tích tụ đất đai như: chính sách dồn diền đổi thửa, chính sách phát triển
kinh tế trang trại, xu hướng chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành phi nơng
nghiệp... Nhưng bên cạnh đó cịn nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan cản trở q
trình tích tụ đất đai như: người dân thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm; những quy định về
hạn điền, thời hạn sử dụng đất; vấn đề sở hữu đất đai và sự gắn kết giữa tích tụ đất đai
và đào tạo chuyển đổi nghề cho một bộ phận lao động nơng thơn.
- Tích tụ đất đai là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã và đang được
người nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Tuy nhiên để chủ trương này đi vào thực tế góp
phần phát triển sản xuất hàng hố, thay đổi bộ mặt nơng nghiệp nơng thôn người nông
dân cần được sự hỗ trợ nhiều mặt từ các cấp, các ngành. Các biện pháp như xây dựng
luật pháp về đất đai, lập quy hoạch sử dụng đất, đào tạo, dạy nghề trong nơng thơn, xây
dựng chính sách hỗ trợ người dân tham gia tích tụ đất đai phát triển sản xuất hàng hố...
có thể là những gợi ý để tích tụ đất đai diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn.

x


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Trinh Thi Van
Thesis title: Land accumulation of agricultural production in Que Vo district, Bac
Ninh province
Major:

Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Based on the assessment of land accumulation and analysis of factors affecting the
land accumulation process in Que Vo district, Bac Ninh province, to propose measures
for encouraging the land accumulation of agricultural production in the period up to 2020.
Materials and Methods
Study area was chosen as the Yến Giả, Đại Xuân and Nhân Hoà. These are the
communes where the process of land accumulation has been strong in recent years.
Secondary data collection: document review from books, socio-economic reports from
the communes and the Department of Land Management, the Department of Natural
Resources and Environment, Department of Labor, Invalids and Social Affairs, Statistics
Office of Que Vo district about the situation of buying, selling, transferring agricultural
land use rights and changing the occupation of rural laborers. Primary data collection:
Collect information by using observation methods and interview farmers directly.
- Data processing method: excel software will be employed for data entry and
processing.
- Data analysis method: Using statistical disaggregation method, descriptive
statistics, comparative method, and synthesis method.
Main findings and conclusions
Que Vo district has a small natural area, large population, low agricultural area per
capita. In addition, the area of agricultural land is shrinking due to the impact of

industrialization and urbanization. In order to develop commodity agriculture, the
accumulation of land is inevitable. In recent years, this trend has rapidly developed in this
province, which has significantly changed the countryside. Land accumulation is
considered a direction for farmer to eradicate hunger and alleviate poverty, and make
profit by developing household economy. With the courage of farmers and the
encouragement of the local government, some households have accumulated land by
transfer, convert, lease and bid of land use rights. Therefore, the number of farms in Que

xi


Vo has been increasing steadily in recent years and farmer’s livelihoods have improved
significantly. These have proved the advantages and effectiveness of land accumulation.
Land accumulation of agricultural production in Que Vo occur mainly in three
forms: the transfer, lease and bid of land use rights. Households who have accumulated
land are expected to increase the size of their accumulated land, but this is relatively
difficult because the supply of land is limited, the price of land is increasing and many
people still do not use but want to keep the land because of the fear of switching career.
Despite of the different purpose of households, the accumulation of land in Que Vo is
mainly for production, not for speculative purposes. The land accumulation still has a
lot of concerns about the time for lease and bidding of land use rights is too short, the
investment is large beyond their capacity, and the procedure for transferring land use
rights is complex and expensive.
The process of land accumulation of agricultural production in Que Vo is
influenced by many factors. There are positive factors contributing the accumulation of
land such as regrouping of lands policy, farm development policy, and the trend of
moving agricultural labor to non-agricultural sectors. Besides, there are many subjective
and objective factors preventing the process of land accumulation such as lack of
capital, lack of experience; the limit of regulations and term of land use rights; land
ownership and the link between land accumulation and vocational for rural labor.

Land accumulation is a major policy of government, and farmers respond
strongly. However, in order to develop commodity production and change the rural
agriculture, farmers need more supports from different levels and sectors. Measures
namely land legislation, land use planning, training for rural labors, development of
policies to support people involved in land accumulation and commodity production...
may be suggestions for land accumulation.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai nói chung là sản phẩm của tự nhiên, nhưng đất nơng nghiệp là sản
phẩm của cả một q trình tạo dựng của nhiều thế hệ; là vốn liếng, là tư liệu sản
xuất chủ yếu và đặc biệt quan trọng của nông dân; kết hợp với sức lao động, từ
lâu nay nó chính là nguồn sống của nơng dân ở bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử
của dân tộc. Quy mơ và trình độ của sản xuất của nơng nghiệp phụ thuộc rất chặt
chẽ vào tính chất và mức độ tập trung về đất đai cho sản xuất. Việt Nam với phần
đông dân số lấy nông nghiệp làm sinh kế chủ yếu do đó hoạt động kinh tế hộ ở
nước ta chủ yếu diễn ra và xoay quanh các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thu
nhập và mức sống của hộ nơng dân theo đó cũng chủ yếu do quy mơ và trình độ
của sản xuất nơng nghiệp quyết định. Đất đai là tài nguyên đặc biệt, không thể di
dời và cũng không tự sản sinh. Sự gia tăng dân số mạnh mẽ ở khu vực nông thôn
cộng với việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng cho các hoạt động phi nông
nghiệp khác làm cho quỹ đất phục vụ sản xuất nơng nghiệp giảm mạnh dẫn đến
diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người, bình qn hộ ngày càng giảm.
Đất sản xuất nơng nghiệp ít, manh mún, nhỏ lẻ không đáp ứng được nhu cầu sản
xuất hàng hoá trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào thương mại
quốc tế. Tình trạng quy mơ, diện tích đất trên đơn vị sản xuất nhỏ đã tạo ra nhiều
lực cản khi áp dụng cơ khí hố, chun mơn hố trong sản xuất và tiêu chuẩn hố

trong việc tạo thương hiệu cho nông sản Việt Nam. Nhiều nghiên cứu cho thấy
tình trạng nghèo đói ở nơng thơn khơng phải do họ làm nơng nghiệp, mà do có
q nhiều người cùng sản xuất trên một đơn vị diện tích. Sự gia tăng liên tục
lượng người sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp giới hạn, thậm
chí còn thu hẹp sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và gia tăng nguy cơ nghèo đói.
Việc tích tụ đất đai, quản lý, tổ chức sản xuất trên diện tích đất lớn hơn, vì vậy là
một xu thế tất yếu của phát triển sản xuất nơng nghiệp trong tình hình mới.
Quế Võ là huyện thuộc vùng châu thổ sông Hồng, hiện nay q trình CNH –
HĐH và đơ thị hố đang diễn ra rất mạnh. Là một trong những huyện có tốc độ thu
hút đầu tư cao nhất cả nước, với nhiều dự án đã và đang triển khai với mục đích
phát triển cơ sở hạ tầng cho CNH- HĐH, nhiều khu cơng nghiệp được mở rộng,
xây mới do đó, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Bên cạnh

1


đó, Quế Võ cũng là một trong huyện có mật độ dân số cao, diện tích tự nhiên nhỏ
trong tỉnh. Lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn thiếu đất sản xuất một bộ
phận đã rời bỏ ruộng đồng tham gia vào các khu vực sản xuất khác, những khu vực
đem lại cho họ mức thu nhập cao hơn. Những hộ gia đình cịn gắn bó với sản xuất
nơng nghiệp đã và đang có xu hướng mở rộng quy mơ sản xuất theo hướng phát
triển nơng trại gia đình để nâng cao thu nhập đồng thời tăng sức cạnh tranh cho
nông sản. Từ thực tế này ở nông thôn Quế Võ đang diễn ra q trình tích tụ đất đai
dưới các hình thức chuyển nhượng đất đai, thuê đất đai hoặc đấu thầu đất đai giữa
các hộ gia đình. Q trình này dẫn đến việc tăng diện tích đất nơng nghiệp bình
qn trên hộ, theo đó hình thành các trang trại quy mơ lớn phục vụ sản xuất hàng
hố. Xu thế tích tụ đất đai là hướng đi đúng, tất yếu để có một nền nơng nghiệp
hàng hố lớn, phát triển bền vững, có sức cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập
quốc tế, xu thế này phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, bên
cạnh những ưu điểm trên xu hướng tích tụ đất đai cũng bộc lộ những hạn chế nhất

định như: hiện tượng "nông dân không ruộng”, “nông dân làm thuê"... sẽ xuất hiện
ngày càng nhiều. Vì thế, vấn đề đặt ra là là làm thế nào để người nông dân hội
nhập vào xu hướng đó một cách ít tổn thương nhất. Từ thực tế trên chúng tôi lựa
chọn nghiên cứu đề tài: “Tích tụ đất đai trong sản xuất nơng nghiệp huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh” nhằm tìm hiểu xu hướng vận động cũng như các yếu tố tác
động đến quá trình tích tụ đất đai, góp phần tìm hướng đi mới cho người nông dân
trong sản xuất nông nghiệp, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho
hộ nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tích tụ đất đai và phân tích các yếu tố tác
động đến q trình tích tụ đất đai của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thời gian
qua, đề xuất giải pháp khuyến khích tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp
trong giai đoạn tới đến năm 2020.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học và thực tiễn về tích tụ đất đai trong sản xuất
nông nghiệp;
- Đánh giá thực trạng biến động về sử dụng đất nơng nghiệp và tích tụ đất
đai trong sản xuất nông nghiệp của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh;

2


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tích tụ đất đai trong sản xuất
nơng nghiệp của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm khuyến khích tích tụ đất đai trong sản
xuất nông nghiệp của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn tới đến năm 2020.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tích tụ đất đai trong sản xuất nông

nghiệp tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cụ thể là:
- Các hộ gia đình, các chủ trang trại có sử dụng đất nơng nghiệp, các đối
tượng tham gia vào q trình tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
- Các cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình tích tụ đất đai trong sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Các vấn đề liên quan đến tích tụ đất đai trong sản xuất nơng nghiệp như
chính sách đất đai, chính sách thị trường, chính sách tín dụng, chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn…
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng q trình tích tụ
đất đai trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh,
trong đó ba hình thức tích tụ đất đai chính là chuyển quyền sử dụng đất, thuê
quyền sử dụng đất và đấu thầu quyền sử dụng đất trong các hộ gia đình sử
dụng đất nơng nghiệp được tập trung nghiên cứu trong luận văn này. Trên cơ
sở nghiên cứu này, tiến hành đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích hộ sản
xuất xuất nơng nghiệp thực hiện tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp
nhằm giải quyết công ăn việc làm và ổn định, nâng cao mức sống cho các hộ.
- Về không gian: Địa bàn nghiên cứu gồm 1 thị trấn huyện lị và 20 xã thuộc
đơn vị hành chính huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu vào 3 xã Yên Giả, Nhân Hòa, Đại Xuân
- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu của luận văn được thu thập trong giai
đoạn 2013 – 2017 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.

3


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Về lý luận
- Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn về tích tụ đất đai

trong sản xuất nông nghiệp.
- Đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ đất đai trong sản xuất nơng nghiệp.
1.4.2. Về thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy tích tự đất đai đã tác động tích cực đến
hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên cả hai tiêu chí năng suất và thu nhập.
- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tích tụ đất đai tác động đến đời sống kinh tế
xã hội nông thôn huyện Quế Võ ở nhiều khía cạnh. Bên cạnh việc cải thiện thu
nhập, nâng cao đời sống, làm giàu cho hộ gia đình có tích tụ ruộng đất cũng là
một trong các yếu tố góp phần tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo, làm mất đi sinh
kế truyền thống của một bộ phận hộ dân.
- Xác định được các yếu tố tác động đến tích tụ ruộng đất huyện Quế Võ.
- Đưa ra được 5 nhóm giải pháp, bao gồm: giải pháp hồn thiện khung pháp
lý về đất đai; quy hoạch tổng thể sử dụng đất, xây dựng định hướng tích tụ đất
đai; phát triển thị trường chuyển nhượng quyền và thuê đất; chuyển dịch cơ cấu
lao động nông nghiệp, nông thôn; Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp
trong q trình tích tụ đất đai.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI
TRONG SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP HUYỆN QUẾ VÕ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI TRONG SẢN XUẤT NƠNG
NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm tích tụ đất đai
Theo lý luận về sản xuất tư bản của C.Mác thì tích tụ đất đai là một dạng
tích tụ tư bản dưới hình thức hiện vật trong nơng nghiệp, vì đất đai là tư liệu sản
xuất chủ yếu không thể thay thế được của sản xuất nông nghiệp. Nhưng do đặc
điểm sản xuất nơng nghiệp mang tính sinh học, nên tích tụ đất đai nói riêng và
tích tụ tư bản nói chung trong nơng nghiệp khác hẳn với tích tụ tư bản trong cơng

nghiệp. Q trình tích tụ tư bản trong cơng nghiệp hình thành các doanh nghiệp
lớn, các tập đồn kinh tế đa quốc gia, đa sở hữu, đa ngành nghề, với cơ cấu công
ty mẹ, công ty con… vươn rộng hoạt động trên phạm vi toàn cầu, tận dụng triệt
để lợi thế kinh tế theo quy mô để tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Còn trong nơng nghiệp khơng hồn tồn như vậy, lợi thế kinh tế theo quy mơ của
doanh nghiệp nơng nghiệp là có giới hạn, do đặc điểm sản xuất mang tính sinh
học quy định.
Vũ Trọng Khải (2008) lại cho rằng tích tụ là q trình tích tụ tư bản với đất
đai là tư liệu sản xuất chính để mở rộng sản xuất và phát huy được lợi thế kinh tế
theo quy mô. Hoạt động tích tụ đất đai được thực hiện trên thị trường đất đai. Để
có đất đai đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư có thể mua quyền sở
hữu hay thuê quyền sử dụng đất theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán” hoặc thuê
lại đất và trả địa tơ cho người cho th đất. Q trình tích tụ đất đai sẽ gắn liền
trực tiếp tới thị trường đất, khác với quá trình dồn điền đổi thửa.
Nhìn chung, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tích tụ đất nhưng trong
đề tài này thì tích tụ đất đai được hiểu là phương thức làm tăng diện tích đất đai
của hộ sản xuất nông nghiệp thông qua các hoạt động dẫn đến tập trung đất đai
như chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê đất, thuê lại đất, thừa kế quyền sử dụng đất
(Vũ Trọng Khải, 2008).
2.1.2. Vai trị của tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp với đối tượng là các cây trồng, vật
ni mang tính sinh học, nên tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp cũng phải phù

5


hợp và thúc đẩy phát huy lợi thế so sánh theo quy mô của đơn vị sản xuất nông
nghiệp trên các vùng sinh thái khác nhau dựa trên các đặc điểm sản xuất do tính
sinh học của cây trồng, vật ni quy định. Ruộng đất được tích tụ sẽ khuyến
khích nông dân, các nhà đầu tư nông nghiệp thay đổi cung cách sản xuất, chuyển

từ sản xuất manh mún, tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa, có điều kiện ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất.
Vì vậy, tích tụ ruộng đất trong sản xuất nơng nghiệp hàng hóa là xu thế tất yếu
của trong nhập kinh tế và phân công lao động quốc tế.
Ngành nông nghiệp đang đứng trước tác động mạnh của biến đổi khí hậu và
nhiều thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế. Để phát triển bền vững, khơng
cịn con đường nào khác là cần tổ chức lại sản xuất. Trong đó, tích tụ, tập trung
ruộng đất trở thành một nội dung rất quan trọng, để phát triển nơng nghiệp hàng
hóa quy mơ lớn, công nghệ cao, gắn với bảo đảm việc làm và thu nhập của nơng
dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội ở nơng thơn.
Tích tụ đất đai có vai trò quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng
nghiệp: Những năm gần đây, chính sách, pháp luật về đất đai trong nơng nghiệp
ngày càng được hồn thiện, phù hợp hơn với cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Qua đó, góp phần tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đất, nâng
cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông sản hàng hóa… Trong đó phải
kể đến hộ dân làm giàu từ đất như huyện Thoại Sơn - nơi được xem là vựa lúa
của tỉnh An Giang, ở đây có nhiều hộ nông dân đang sử dụng từ hàng chục héc-ta
ruộng trở lên; các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ, việc tích tụ ruộng đất gặp nhiều khó
khăn hơn do đất sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, hạn hẹp, không tập trung. Tuy
nhiên, do nỗ lực của các doanh nghiệp và chính sách phù hợp của các cấp chính
quyền, tại nhiều địa phương đã xuất hiện những mơ hình nơng dân sản xuất lớn,
làm ăn hiệu quả nhờ kinh tế trang trại phát triển. Mơ hình tích tụ ruộng đất để
trồng ổi sạch và cây ăn quả theo quy trình VietGAP của hộ gia đình ơng Bùi
Xn Hiếu, ở xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã cho doanh thu hơn
một tỷ đồng mỗi năm là một thí dụ… Mở rộng quy mơ sản xuất, tích tụ đất đai để
hình thành các vùng sản xuất tập trung, đủ các điều kiện đầu tư thâm canh là xu
thế tất yếu của nền sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc
tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng nghèo đói ở nơng thơn khơng phải do họ
làm nơng nghiệp, mà do có quá nhiều người cùng sản xuất trên một đơn vị diện
tích. Sự gia tăng liên tục lượng người sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông


6


nghiệp giới hạn, thậm chí cịn bị thu hẹp sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và là cái
bẫy nghèo đói. Việc tích tụ đất đai, quản lý, tổ chức sản xuất trên diện tích đất
lớn hơn, vì vậy là một xu thế tất yếu của phát triển sản xuất nơng nghiệp trong
tình hình mới.
Sau hơn 20 năm đổi mới, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương
mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam nói chung và nơng nghiệp nói riêng
đã hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập đã tạo ra nhiều cơ
hội mới để phát triển, song cũng nảy sinh ra nhiều thách thức mới cần phải giải
quyết để tồn tại và duy trì sự ổn định như vấn đề kỹ thuật, tổ chức sản xuất, hàng
rào thuế quan, các định chế khắt khe của thương mại quốc tế… Các quy luật của
kinh tế thị trường không thể chấp nhận một nền nông nghiệp sản xuất manh mún,
nhỏ lẻ trong khi cả nước đang tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường hồn
chính. Càng khơng thể xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia nếu mỗi tỉnh,
mỗi hộ nông dân tiếp tục tự cấp, tự túc trên mảnh đất nhỏ bé của mình. Nhưng
chúng ta cũng khơng thể khơng thấy q trình phân hóa giàu nghèo đang diễn ra
gay gắt ở nơng thơn mà một nhóm nơng dân đang phải gánh chịu. Nếu trước đây
khi chia lại ruộng để khốn hộ, nơng dân địi hỏi chia ruộng phải có tốt, có xấu,
có xa, có gần, có cao, có thấp thì ngày nay tư tưởng manh mún, nhỏ hẹp ấy đã
phải nhường cho một ước nguyện mới mang tính thời đại là cần những diện tích
rộng lớn, liền vùng, liền khoanh để sản xuất hàng hóa. Tích tụ đất đai không chỉ
đơn thuần là dồn các mảnh ruộng nhỏ lẻ vào một vài thửa lớn mà cao hơn là phải
tăng diện tích, mở rộng quy mơ sản xuất trên một hơ gia đình. Nếu khơng làm
được điều này thì khơng bao giờ có vùng sản xuất hàng hóa, mà khơng có vùng
sản xuất hàng hóa thì khơng bao giờ có tiêu thụ theo hợp đồng. Bên cạnh đó, đất
đai được tích tụ sẽ khuyến khích nơng dân, các nhà đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất. Khi các gia đình tham gia sản xuất nơng nghiệp có thể tích tụ

đất đai ở quy mơ thích hợp, đóng góp của họ sẽ khơng chỉ làm thay đổi cung
cách sản xuất manh mún mà còn tạo ra những đổi mới thật sự ở nông thôn Trung
tâm quy hoạch và phát triển nông thôn II (2017). Như vậy, có thể nhận thấy tích
tụ đất đai đóng vai trị quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu về tích tụ đất đai trong sản xuất nơng nghiệp
Ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra các hình thức tích tụ ruộng đất chính như sau:
- Tích tụ ruộng đất bằng lập trang trại thông qua giao đất, thuê, mua, mượn

7


thừa kế, cho tặng đất đai để phát triển kinh tế trang trại có quy mơ từ nhỏ đến lớn;
- Tích tụ ruộng đất thơng qua dồn điền, đổi thửa để phát triển kinh tế nông
hộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế;
- Tích tụ ruộng đất thơng qua việc các hộ nơng dân tự nguyện góp đất, vốn
mua máy lập tổ hợp tác sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm;
- Tích tụ ruộng đất thơng qua hợp đồng liên kết với doanh nghiệp hình
thành nên chuỗi giá trị hàng nơng sản.(Đồn Minh Dun, 2012)
Trong đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu về hình thưc tích tụ đất thơng qua
các hình thức như chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê quyền sử
dụng đất, đấu thầu quyền sử dụng đất.
2.1.3.1. Các hình thức tích tụ đất đai
Điều 167, Luật Đất đai 2013 đã xác định quyền của người sử dụng đất về
vấn đề này như sau:
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất: là việc chuyển quyền sử dụng đất cho
người khác trên cơ sở đánh giá, người nhận đất phải trả cho người chuyển quyền
sử dụng đất một khoản tiền tương ứng với chi phí đã bỏ ra để có được quyền sử
dụng đất cũng như chi phí đầu tư làm tăng giá trị của đất.
Hạn mức giao đất được quy định tại Điều 129 Luật đất đai năm 2013 nhằm
bảo đảm quỹ đất nông nghiệp, tránh tình trạng giao đất vơ hạn định cho một

nhóm người trong khi các hộ nơng dân khác thì lại khơng có quỹ đất để canh tác.
Cùng với hạn mức giao đất, Nhà nước ln khuyến khích, tạo điều kiện để người
nơng dân có cơ hội tích tụ và tập trung đất đai thông qua việc nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất quy định tại Điều 130 Luật đất đai 2013. Khoản 1
Điều 130 Luật Đất đai quy định: “Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khơng q 10 lần hạn mức giao đất nơng nghiệp
của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3
Điều 129 của Luật này.”. Theo quy định trên, “hạn mức nhận chuyển nhượng sử
dụng đất đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối
là không quá 30 ha ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực
Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, không quá 20 héc ta cho
mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại. Đối với
đất trồng cây lâu năm là không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở
đồng bằng, không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du,

8


miền núi.” Bên cạnh đó, Luật đất đai quy định “Nhà nước có chính sách khuyến
khích việc th quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ
chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án, cơng trình sản xuất, kinh
doanh” (Trần Vĩnh Huệ, 2008).
Theo kết quả Điều tra mức sống hộ gia đình 2014, nguồn gốc đất nơng
nghiệp ở nơng thơn có 40% do Nhà nước giao, 34% thừa kế, chỉ 12% là mua trực
tiếp hoặc đấu giá, còn lại là đất khai hoang hoặc nguồn gốc khác. Hoạt động
chuyển nhượng quyền sử dụng đất của thị trường đất nông nghiệp có xu hướng
giảm. Trong số đất nơng nghiệp được mua thì 29% mua trước 1994, 41% mua
trong giai đoạn 1994-2003, 30% mua trong giai đoạn từ 2004 đến nay. Hình
thức thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất nông gnhiệp chiếm tỷ trọng không lớn
trong nguồn gốc đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân.

Doanh nghiệp nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ nông dân để sản
xuất kinh doanh nông nghiệp (trừ đất lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ)
diễn ra chậm, chưa phổ biến do quá trình thỏa thuận giá với mỗi người dân rất
phức tạp và tốn thời gian; giá chuyển nhượng đất nông nghiệp khá cao so với
khung giá do nhà nước quy định, rất khó để sản xuất nơng nghiệp có lãi (giá giao
dịch hiện tại ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng khoảng 12 tỷ đồng/ha đối với đất lúa, 3-5 tỷ đồng/ha đối với đất vườn). Ban chỉ đạo sơ kết
05 năm thực hiện nghị quyết trung ương 6 khóa XI (2017).
Hiện nay có hai luồng quan điểm về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân: Một là, cần nới rộng hạn mức
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân so
với quy định hiện hành và tăng thời hạn sử dụng đất nông nghiệp; Hai là, loại bỏ
quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của
hộ gia đình, cá nhân. Cả hai quan điểm đều có những mặt tích cực và hạn chế, do
đó nhà làm luật cần nghiên cứu để lựa chọn phương án phù hợp nhất để triển khai
có hiệu quả chính sách tích tụ đất đai thơng qua áp dụng quy định về hạn mức
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất như hiện nay.
- Cho thuê quyền sử dụng đất: Là một dạng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất có thời hạn, bên thuê đất phải trả cho việc thuê đất một khoản tiền nhất định
do hai bên cho thuê và thuê đất thỏa thuận.
Doanh nghiệp, hộ gia đình thuê quyền sử dụng đất để tổ chức sản xuất

9


kinh doanh nông nghiệp đất từ 5 năm đến 20 năm của nơng dân. Mơ hình này đã
được thực hiện chủ yếu ở miền Bắc như Hà Nam, Nam Định, Thái Bình…
Nhưng tỷ lệ cịn thấp, do tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp của Việt
Nam tương đối thấp (chiếm tỷ lệ chưa tới 1% so với tổng số doanh nghiệp trên cả
nước) và nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Khi thuê đất
doanh nghiệp phải hợp đồng với quá nhiều đối tượng với những điều kiện và yêu

cầu khác nhau. Một số địa phương như Hà Nam, chính quyền đã đứng ra thuê đất
của người dân để tạo quỹ đất sạch, cho doanh nghiệp th lại. Hình thức này chỉ
mới có ở một số tỉnh chứ không phổ biến trên cả nước do chưa có khung pháp lý
rõ ràng để áp dụng. Năm 2014 tỷ lệ hộ cho thuê đất nông nghiệp chỉ ở mức
10,5% và tỷ lệ đất nông nghiệp cho thuê dưới mức 5%, thậm chí cá nhân hộ gia
đình cho th đất phần lớn chỉ giới hạn trong gia đình, họ hàng. Ban chỉ đạo sơ
kết 05 năm thực hiện nghị quyết trung ương 6 khóa XI (2017).
- Đấu thầu quyền sử dụng đất: là hình thức hộ nơng dân th quyền sử dụng
đất từ quỹ đất cơng ích của chính quyền địa phương. Quỹ đất cơng của địa
phương được hình thành theo quy định của Luật đất đai, theo đó căn cứ vào quỹ
đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã được lập quỹ đất nông nghiệp
sử dụng vào mục đích cơng ích khơng q 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng
năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu
cơng ích của địa phương. Quỹ đất này do Ủy ban nhân dân xã nơi có đất quản lý
sử dụng. Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nơng nghiệp sử dụng
vào mục đích cơng ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân xã
quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu cơng ích của xã theo quy định của pháp
luật. Chính quyền địa phương có thể cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương th
để sản xuất nơng nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Giá thuê đất được xác định trên cở
sở khung giá đất nông nghiệp do UBND tỉnh quy định dựa theo kết quả phân
hạng và thời gian cho thuê đất. Tuy nhiên đa phần các hợp đồng thuê đất đều có
thời hạn là 5 năm. Với thời hạn ngắn như vậy nên hầu hết đất thuê đều ngắn như
vậy nên người thuê đất khá dè dặt trong việc đầu tư sản xuất trên diện tích đất
thuê này, họ chủ yếu khai thác triệt để độ phì của đất, do vậy hiệu quả sử dụng
đất chưa cao (Trần Vĩnh Huệ, 2008).
- Dồn điền đổi thửa: Dồn điền đổi thửa đất nơng nghiệp (DĐĐT) là chủ
trương của chính quyền Việt Nam tiến hành xây dựng nông thôn mới, quy hoạch
lại đồng ruộng theo hướng quy vùng sản xuất hàng hoá. Dồn điền đổi thửa giúp

10



tăng diện tích trên một thửa ruộng, tạo thuận lợi cho hộ canh tác, áp dụng cơ giới
hóa nơng nghiệp. Biện pháp thực hiện cịn có quy hoạch lại giao thơng, thuỷ lợi
nội đồng, đưa cơ giới hố và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản
xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa; từng bước phân cơng lao động trong từng địa bàn, nhằm tăng
năng suất lao động, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất. Theo
chủ trương này, các hộ nơng dân được chia lại đất, đồng thời nhà nước cấp mới
cho họ Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất để có thể vay vốn ngân hàng, ngồi ra
họ cịn được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí.
Năm 2010, tỷ lệ hộ có diện tích đất canh tác nhỏ hơn 0,5 ha cả nước
chiếm tỷ lệ 67,38%. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ lệ cao nhất
94,46%, Miền núi phía Bắc chiếm 63,9%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung chiếm 79,54%, Tây Nguyên chiếm 24,08%, Đông Nam Bộ chiếm
35,48%, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 47,96%. Số hộ có diện tích trên 3
ha chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Bên cạnh quy mô nhỏ, mức độ manh mún đất đai ở
Việt Nam rất cao, trung bình một hộ có 5-7 mảnh đất khác nhau, tổng khoảng
cách từ nơi ở đến ruộng của các hộ dân là khoảng 4,7 km. Mức độ manh mún
và phân tán đất đai khác nhau giữa các vùng do những đặc thù về điều kiện
địa hình, mật độ dân số, cách phân bổ đất đai, yếu tố văn hóa và lịch sử. Trong
khi đó, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp bình qn đầu người trên thế giới là
0,52 ha, trong khu vực là 0,36 ha thì ở Việt Nam là 0,25 ha. Sự phân mảnh
cịn dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai được sử dụng làm ranh giới, bờ bao.
Con số này không dưới 4% diện tích canh tác.
Trước thực trạng này, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu giảm mức
độ manh mún đất đai thơng qua chương trình dồn điền đổi thửa, khuyến khích
các hộ nơng dân đổi ruộng cho nhau và chủ trương tích tụ đất đai. Cơng tác dồn
điền, đổi thửa đã tạo ra ô thửa lớn, vùng tập trung tạo điều kiện để nơng dân có
thể sản xuất theo hướng chuyên canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị cao;

tiết kiệm thời gian, cơng sức và chi phí sản xuất cho người dân, tăng hiệu quả
kinh tế trên đơn vị diện tích, làm thay đổi cách nghĩ cách làm của người nơng
dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nơng thơn
mới. Tính chung cả nước, số thửa bình qn mỗi hộ đã giảm từ 4,27 thửa năm
2004 xuống 2,83 thửa năm 2014. Ban chỉ đạo sơ kết 05 năm thực hiện nghị quyết
trung ương 6 khóa XI (2017).

11


2.1.3.2. Kết quả và hiệu quả đối với tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã khẳng định “khuyến khích
tập trung ruộng đất, phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về
quy mô và điều kiện của từng vùng”. Chủ trương này tiếp tục được khẳng định
trong văn kiện Đại hội XII của Đảng (2016).
Mục tiêu của chủ trương khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất là nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thông qua mở rộng quy mô sản xuất
phù hợp, áp dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ và hình thành khu vực chuyên canh
theo hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyên mơn hóa gắn với thị trường.
Tích tụ, tập trung ruộng đất là bước đi cần thiết, đáp ứng đòi hỏi của tính
hiệu quả trong sản xuất nơng nghiệp, tạo điều kiện để thực hiện thành cơng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Cụ thể như sau:
Một là, tập trung đất thông qua dồn điền, đổi thửa đất nơng nghiệp.
Chính sách chia đất nơng nghiệp của Việt Nam giai đoạn trước đây dẫn đến
tình trạng ruộng đất trong nông nghiệp bị manh mún, phân tán. Trước hết với
mục tiêu tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho sản xuất của các hộ nông dân. Dồn
điền, đổi thửa là một hình thức tập trung ruộng đất trong nơng nghiệp thông qua
việc thực hiện quyền chuyển đổi đất nông nghiệp giữa các hộ nông dân trong
cùng một địa bàn sản xuất từ các mảnh ruộng nằm phân tán ở các vị trí khác nhau
thành các ơ, thửa lớn tập trung tại một vị trí.

Đây là yêu cầu tập trung đất đai để hộ gia đình, cá nhân có được các thửa
đất có quy mơ diện tích lớn hơn để tổ chức sản xuất thuận lợi do có điều kiện để
cơ giới hóa và thâm canh để mang lại hiệu quả.
Hai là, cho thuê đất nông nghiệp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Bước đầu, hình thức doanh nghiệp th đất nơng nghiệp của các hộ gia đình,
cá nhân để sản xuất nông nghiệp được địa phương đánh giá là giải pháp tương đối
phù hợp với điều kiện hiện nay của Việt Nam, đảm bảo cho người nông dân được
hưởng lợi từ cho thuê đất mà ít phải đối mặt với các rủi ro. Hình thức trả tiền th
ruộng đất có thể theo từng vụ, từng năm hoặc cho cả thời gian thuê. Thời gian cho
thuê được thỏa thuận ổn định để người th tính tốn phương án sản xuất.
Với hình thức này, người nông dân vẫn nắm quyền sử dụng đất, có thể có
thu nhập cao hơn trước đây thơng qua được hưởng tiền th đất. Nơng dân có cơ
hội làm việc cho doanh nghiệp. Khi hết thời hạn cho thuê, người nông dẫn vẫn

12


×