Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Hội thảo - Tập huấn về dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.7 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HỘI THẢO -TẬP HUẤN VỀ DẠY HỌC, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN TOÁN Phần thứ nhất: Những vấn đề chung Giáo dục Tiểu học là cấp học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi; được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Tuổi của học sinh vào học lớp 1 là 6 tuổi. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT qui định những trường hợp có thể bắt đầu học trước tuổi hoặc ở tuổi cao hơn tuổi qui định. I. Mục tiêu giáo dục tiểu học: - Nhằm giúp HS hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. - Mục tiêu GDTH được cụ thể hoá thành mục tiêu của các môn học và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình tiểu học. Đặc biệt, mục tiêu GDTH đã cụ thể hoá thành các yêu cầu cơ bản cần đạt của HS tiểu học bao gồm các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng, thói quen niềm tin, thái độ hành vi, định hướng...Các yêu cầu cơ bản này lại phân định thành các mức độ phù hợp với từng lớp ở cấp Tiểu học, cụ thể là: + Về nghe, nói, đọc, viết, tính toán: có kĩ năng cơ bản. + Về tự nhiên - xã hội: có hiểu biết đơn giản cần thiết. + Về nghệ thuật: có hiểu biết ban đầu. + Về rèn luyện thân thể: có thói quen II. Phạm vi, cấu trúc và yêu cầu đối với nội dung giáo dục tiểu học 1. Kế hoạch giáo dục tiểu học a. Các môn học và giáo dục ở tiểu học: + Ở các lớp 1, 2, 3 có 6 môn học: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Nghệ thuật (gồm 3 phân môn: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thủ công), Thể dục và các hoạt động khác. + Ở lớp 4 và lớp 5 có 9 môn học: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Thể dục và các hoạt động khác. - Các môn tự chọn: Ngoại ngữ, Tin học, tiếng dân tộc, các môn phát triển theo năng lực cá nhân. - Các hoạt động giáo dục: Đức, Trí, Thể, Mĩ, rèn luyện các kĩ năng cơ bản. Tất cả các trường, lớp đều phải dạy đủ số môn qui định trong từng lớp, từng giai đoạn học tập ở tiểu học. 1 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> b. Phân phối thời gian dạy học: - Số năm học: 5 năm học (từ lớp 1 đến lớp 5) - Số tuần lễ thực dạy và học trong mỗi năm: 35 tuần - Đối với các trường, lớp dạy học 5 buổi/tuần, mỗi buổi học không quá 4 giờ (240 phút); các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày hoặc nhiều hơn 5 buổi/tuần, mỗi ngày học không quá 7 giờ (420 phút) - Thời lượng trung bình mỗi tiết học: 35 phút. Giữa các tiết học có thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục. - Mỗi tuần có ít nhất 2 tiết hoạt động tập thể để sinh hoạt lớp, Sao Nhi đồng, Đội Thiếu niên và sinh hoạt toàn trường. III. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình tiểu học + Chuấn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức và kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục sau mỗi giai đoạn học tập mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Được áp dụng thống nhất trong tất cả các trường tiểu học trong cả nước. + Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học. Yêu cầu về thái độ được xác định cho từng lớp và cả cấp học. + Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học và hoạt động giáo dục nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của Chương trình tiểu học, bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục ở Tiểu học. + Chuẩn kiến thức, kĩ thường ổn định trong một khoảng thời gian xác định, khi chương trình giáo dục thay đổi hoặc khi khi các điều kiện của môi trường giáo dục thay đổi thì chuẩn phải sẽ phải thay đổi hoặc điều chỉnh theo. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của một môn học thường được xưyên suốt từ lớp đầu cấp đến lớp cuối của nhà trường phổ thông. IV. Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ở tiểu học. + Phương pháp giáo dục ở tiểu học phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, hoạt động giáo dục, đặc điểm đối tượng học sinh và điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Sách giáo khoa và phương tiện dạy học phải đáp ứng yêu cầu của phương pháp giáo dục tiểu học + Hình thức tổ chức GDTH bao gồm hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục ở trên lớp, trong và ngoài nhà trường. Các hình thức tổ chức giáo dục phải bảo đảm cân đối, hài hoà giữa dạy học các môn và hoạt động giáo dục, giữa dạy học theo lớp, nhóm, cá nhân, bảo đảm chất lượng chung cho mọi đối tượng, bảo đảm quyền học tập cho mọi trẻ em. 2 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Giáo viên chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp với nội dung, từng đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. V. Đánh giá kết quả giáo dục tiểu học. + Đánh giá kết quả giáo dục đối với học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, động viên, khuyến khích học sinh. + Đánh giá phải bảo đảm tính toàn diện, khoa học, khách quan, trung thực, phải căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn, từng lớp, toàn cấp, phải phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng, phải kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác. + Các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học được đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên; các môn học: Đạo đức, TN&XH, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục, Kĩ thuật và hoạt động giáo dục khác được đánh giá bằng nhận xét của GV. Phần thứ hai: Những vấn đề cụ thể của môn Toán I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN TIỂU HỌC 1. Mục tiêu môn Toán Môn Toán ở cấp Tiểu học nhằm giúp HS : - Kiến thức: Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. - Kĩ năng: Hình thành các kĩ kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. - Thái độ và hành vi: Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; chăm học và hứng thú học tập toán; hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Các yếu tố mới của mục tiêu môn Toán : + Nội dung: Gần với cuộc sống hiện tại hơn qua các ví dụ, bài tập, thực hành. + Kĩ năng: Hình thành các kĩ năng ứng dụng thiết thực trong đời sống. + Bài tập: Đa dạng, phong phú, không có bài toán sao (*) + Phương pháp học tập mới: Tìm tòi, phát hiện và giải quyết những vấn đề gần gũi trong học tập và đời sống để tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới và vận dụng vào thực tế. Phát huy tính tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo của HS trong học tập môn Toán. Tạo môi trường học tập toán thân thiện, hợp tác, gây hứng thú và tự tin trong học tập, góp phần phát triển khả năng diễn đạt, giao tiếp cho HS. 3 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Vị trí của môn Toán ở trường tiểu học theo chương trình mới. - Môn Toán ở cấp Tiểu học là cơ sở toán học cung cấp cho học sinh những kiến thức toán học cơ bản nhất để học sinh có khả năng học tiếp toán học ở các bậc học, cấp học khác. - Về thời lượng, môn Toán ở tiểu học được thực hiện 840 tiết, chiếm 21,23% thời lượng học của toàn cấp Tiểu học và đứng thứ hai sau môn Tiếng Việt. Cụ thể cho các lớp như sau: + Lớp 1: 4 tiết/tuần = 140 tiết. + Lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5: mỗi lớp 5 tiết/tuần = 175 tiết Đặc điểm môn Toán ở trường tiểu học theo chương trình mới. -Trọng tâm của môn Toán ở tiểu học là số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân, các đại lượng cơ bản, một số yếu tố hình học; cùng những ứng dụng thiết thực của chúng trong thực hành tính, đo lường, giải bài toán có lời văn; một số yếu tố thống kê được kết hợp trong thực hành và ở dạng đơn giản. - Trình độ chung của chương trình môn Toán phù hợp với từng giai đoạn phát triển về tâm sinh lí khả năng nhận thức của trẻ em, phù hợp với trình độ phổ cập giáo dục Tiểu học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó chương trình tạo ra những khả năng để phát triển năng lực toán học của từng cá nhân học sinh. 2. Cấu trúc chương trình môn Toán ở cấp Tiểu học. - Nội dung chương trình môn Toán ở tiểu học được phối hợp một cách chặt chẽ, hữu cơ với nhau, quán triệt tính thống nhất của toán học, đảm bảo sự liên tục giữa tiểu học và trung học. - Nội dung chương trình môn Toán được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm hợp lí, mở rộng và phát triển dần theo vòng số, từ các số trong phạm vi 10, trong phạm vi 100, 1000, 10.000 đến các số có nhiều chữ số, phân số, số thập phân; đảm bảo tính hệ thống và thực hiện ôn tập, củng cố thường xuyên. - Gắn bó chặt chẽ với hoạt động tính (tính nhẩm, tính viết), đo lường, giải quyết các tình huống có vấn đề của đời sống hiện tại ở cộng đồng; đảm bảo học đi đôi với hành, dạy toán gắn liền với thực tiễn và phục vụ thực tiễn. - Trong chương trình tiểu học hiện hành, môn Toán có 4 mạch nội dung: Số học, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, giải toán có lời văn. Một số yếu tố đại số và yếu tố thống kê được tích hợp trong mạch số học. Trong 4 mạch nội dung nêu trên, số học là hạt nhân của chương trình môn toán.Các mạch nội dung khác được sắp xếp xen kẽ trong các chủ đề của mạch số học, tạo ra sự phối hợp và hỗ trợ nhau giữa các mạch nội dung và tạo nên môn Toán thống nhất ở tiểu học - Môn Toán ở TH kế thừa và phát huy những thành tựu, khắc phục những tồn tại của môn Toán cấp I CCGD (1981 - 2001); đồng thời thực hiện những đổi mới quan trọng về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và cách đánh giá kết quả học tập môn Toán. Đổi mới chủ yếu về nội dung môn Toán là đổi mới về cấu trúc các mạch nội dung. Giảm nhẹ nội dung các yếu tố đại số, cấu trúc lại hạt nhân số học, hạn chế những trùng 4 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> lạp không cần thiết và giảm mức độ khó, tăng hiệu quả dạy học trong các chủ đề nội dung, giảm nhẹ kiến thức lý thuyết, tăng thực hành, vận dụng trong học tập và đời sống 3. Một số biện pháp quản lí thực hiện nội dung chương trình môn Toán ở tiểu học. a. Xây dựng kế hoạch triển khai nội dung chương trình môn Toán ở tiểu học. Tuy đã có phân phối chương trình, có hướng dẫn năm học của môn Toán nhưng hiệu trưởng hàng năm vẫn phải xây dựng kế hoạch triển khai nội dung chương trình môn Toán trong nhà trường. Kế hoạch triển khai dựa trên các thông tin cơ bản sau: + Mục tiêu của môn Toán ở khối + Kết quả giảng dạy môn Toán ở các năm trước (kết quả này liên quan đến kết quả kiểm tra đánh giá, xếp loại hàng năm) + Những thuận lợi và khó khăn của năm học tới. + Tình hình đội ngũ giáo viên hiện tại. + Tình hình học tập của học sinh về môn Toán của các lớp trong năm qua. + Các chỉ tiêu dự kiến của nhà trường về chất lượng các môn nói chung và môn Toán nói riêng (tỉ lệ Khá, Giỏi, TB, Yếu, Kém, số HS giỏi,...). + Kế hoạch nhiệm vụ năm học của các cấp. + Tổng số lớp , số học sinh dự kiến + Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học môn Toán,... Trên cơ sở các thông tin trên, Hiệu trưởng giao cho các tổ trưởng chuyên môn xây dựng bản dự kiến kế hoạch triển khai nội dung chương trình môn Toán trong năm học và sau đó họp cùng duyệt với tổ trưởng. Kế hoạch triển khai chương trình khi xây dựng phải trình bày rõ những căn cứ xây dựng để đạt được mục tiêu của môn học, ghi rõ các mốc thời điểm và các kết quả dự kiến đạt được tại các thời điểm đó. Trong kế hoạch cũng cần dự kiến trước các phép đo lường, đánh giá nhằm kiểm tra xem kế hoạch có thực hiện đúng hay không đồng thời cũng đưa ra được các dự báo về khả năng ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch, các biện pháp dự phòng. Kế hoạch cần phải quán triệt từ GV, tổ chuyên môn đến lãnh đạo nhà trường. b. Tổ chức thực hiện nội dung chương trình môn Toán ở tiểu học Các công việc của Hiệu trưởng cần làm khi thực hiện nội dung chương trình môn Toán ở tiểu học: + Bố trí sắp xếp các tổ chuyên môn + Phân công giảng dạy + Phổ biến và thống nhất các tiêu chí đánh giá 5 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Tổ chức đánh giá 4. Nội dung dạy học môn Toán Nội dung dạy học môn Toán được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo từng lớp, trong đó có nêu rõ mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng (Chuẩn kiến thức, kĩ năng) của từng chủ đề, theo các mạch kiến thức của từng lớp. Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán được soạn theo kế hoạch dạy học qui định ( tuần, tiết - bài) trình bày thứ tự theo các bài học trong SGK môn Toán ở từng khối, lớp đang được sử dụng trong các trường học trên toàn quốc. Chúng ta khẳng định rằng: Dạy học trên cơ sở Chuẩn kiến thức kĩ năng là quá trình dạy học đảm bảo mọi đối tượng HS đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn học bằng sự nỗ lực của bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển năng lực riêng của từng HS về môn Toán. Như vậy dạy học trên cơ sở Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán thực chất là quá trình tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động học tập môn Toán để mọi đối tượng HS đều đạt được chuẩn và phát triển được các năng lực cá nhân bằng các giải pháp phù hợp đối tượng. Đối với từng bài học trong SGK môn Toán, cần quan tâm tới yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả HS cần phải đạt được sau khi học xong bài học đó. Có thể hiểu theo nghĩa rộng là: Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở mỗi chủ đề của chương trình môn Toán và đặc điểm, khả năng nhận thức của HS, mỗi bài học đều có một mục tiêu cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu khái quát mang tính tổng hợp ở cấp độ cao hơn của Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán, trong đó có những vấn đề yêu cầu cốt lõi cần đạt của bài học. Nói cách khác yêu cầu cần đạt của mỗi bài học thực chất là yêu cầu cơ bản, tối thiểu - phần mang tính lượng hoá của mục tiêu bài học. Như vậy ngoài yêu cầu cần đạt của bài học đặt ra cho tất cả đối tượng HS, mục tiêu của mỗi bài học (có thể tham khảo SGV) còn có thể hướng tới giải quyết và phát triển những kiến thức, kĩ năng được khai thác mở rộng hoặc sâu hơn nhằm nâng cao, phát hiện cho một bộ phận học sinh có năng lực học toán. Quá trình tích luỹ được qua yêu cầu cần đạt ở mỗi bài học đối với HS cũng chính là quá trình bảo đảm cho HS đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn Toán theo từng chủ đề, từng lớp và toàn cấp Tiểu học. Để đảm bảo thực hiện được yêu cầu cần đạt của mỗi bài học, phải thực hiện các bài tập cần làm trong số các bài tập thực hành, luyện tập của bài học trong SGK. Đây là các bài tập cơ bản, thiết yếu phải hoàn thành đối với HS trong mỗi giờ học. Các bài tập cần làm ở mỗi bài học trong SGK đã được lựa chọn theo những tiêu chí (đảm bảo tính sư phạm, tính khả thi, tính đặc thù của môn học,...) nhằm đáp ứng các yêu cầu sau: - Là các dạng bài tập cơ bản, cần thiết, tối thiểu giúp HS thực hành để từng bước nắm được kiến thức, rèn kĩ năng và yêu cầu về thái độ nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học. - Góp phần thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của mỗi chủ đề nội dung trong môn Toán đối với từng lớp 1, 2, 3, 4, 5. - Góp phần thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ mà HS cần đạt sau khi học hết mỗi lớp ; thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình tiểu học. 6 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Như vậy, trong quá trình chuẩn bị và dạy học, GV phải nắm được yêu cầu cần đạt và các bài tập cần làm của mỗi bài học trong SGK đối với HS để bảo đảm mọi đối tượng HS đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn Toán theo từng chủ đề, từng lớp và toàn cấp Tiểu học. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ở tiểu học trên các phương diện sau: - Nâng cao nhận thức trong chỉ đạo, dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên. - Tăng cường hiệu quả về tổ chức thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học. - Hỗ trợ thiết thực cho công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý từ TW đến các địa phương và các trường. 5. Sử dụng Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán trong tổ chức hoạt động dạy học. Khi chuẩn bị bài dạy môn Toán (soạn kế hoạch dạy học) cùng với SGK, tham khảo SGV, GV căn cứ vào yêu cầu cần đạt và các bài tập cần làm trong bài học (được nêu trong tài liệu Hướng dẫn) để xây dựng các hoạt động dạy học, chuẩn bị các câu hỏi gợi ý, dẫn dắt, dự kiến các tình huống sư phạm và tiến trình thời gian phù hợp để tất cả HS, có chú ý đến HS yếu, kém hoàn thành hết các bài tập cần làm. Đồng thời, GV cũng chuẩn bị kế hoạch để các HS có khả năng năng lực học toán, sau khi đã hoàn thành các bài tập cần làm, có thể tiếp tục hoàn thành các bài tập còn lại trong sách giáo khoa. Khi lên lớp, căn cứ vào tình hình thực tế của các đối tượng HS, của lớp học, GV đầu tư thời gian thích hợp để hướng dẫn, giúp đỡ HS làm được hết các bài tập cần làm. Đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho HS có năng khiếu làm thêm các bài tập còn lại của mỗi bài học trong SGK. GV cần chủ động, linh hoạt, sáng tạo vận dụng SGK trong tổ chức dạy học cho các đối tượng HS khác nhau, phù hợp với từng vùng miền nhằm phát triển tối đa năng lực cá nhân của từng HS, góp phần thực hiện dạy học phân hoá đối tượng ở tiểu học. Qua thực tiễn những năm qua: GV thường chú ý nhiều đến nội dung kiến thức, ít quan tâm chú ý đến PPDH nên bài soạn hoặc khi giảng dạy trên lớp chỉ là tóm tắt SGK, không nắm rõ mục tiêu, trọng tâm bài học; không hiểu hết dụng ý SGK, sử dụng thiết bị dạy học chưa hiệu quả, không làm nổi bật phương pháp dạy học của bài học, chưa làm rõ tường minh các hoạt động dạy - học. Mặt khác lượng bài tập thực hành thường khó hoàn hoàn thành trong 1 tiết dạy học nên GV thường cháy giáo án hoặc chạy hết bài nhưng hiệu quả dạy học rất hạn chế (chỉ một bộ phận HS hoàn thành còn đa số HS chưa làm được các bài tập) Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng qua một số bài cụ thể đối với môn Toán ở mỗi lớp được trình bày trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán như sau : Lớp. Tên bài dạy. Yêu cầu cần đạt. Ghi chú,. 7 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> bài tập cần làm. 1. 2. 3. 4. 5. Phép trừ trong phạm vi 5 (Toán 1, trang 6) Luyện tập (Toán 2, trang 6). - Sử dụng các mô hình, hình vẽ thao tác để minh hoạ. - Nhận biết ý nghĩa của phép trừ , thuộc bảng trừ trong phạm vi 10 và biết trừ nhẩm trong phạm vi 10. - Biết cộng nhẩm số tròn chục có 2 chữ số. - Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng. - Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng. - Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ). - Biết giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.. Cộng, trừ các số có ba chữ số, không nhớ (Toán 3, trang 4) Ôn tập các - Đọc, viết được các số đến 100 000. số đến - Biết phân tích cấu tạo số. 100 000 (Toán 4, trang 3) Hỗn số (Toán 5, trang 12). - Bài 1. - Bài 2 (cột 1). - Bài 3. - Bài 4 (câu a) - Bài 1. - Bài 2: Cột 2. - Bài 3: Câu a, câu c. - Bài 4.. - Bài 1: Cột a, cột c. - Bài 2. - Bài 3. - Bài 4.. - Bài 1. - Bài 2. - Bài 3: + Câu a: Viết được 2 số. + Câu b: Dòng 1. - Biết đọc, viết hỗn số. - Bài 1. - Biết hỗn số có phần nguyên và phần - Bài 2: Câu a. phân số.. Ví dụ: Phép trừ trong phạm vi 5 (SGK Toán 1 Trang 58) + Xác định bài Phép trừ trong phạm vi 5 thuộc chủ đề Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10 của Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 1. + Về mức độ cần đạt: Sử dụng các mô hình, hình vẽ, thao tác để minh hoạ; nhận biết ý nghĩa của phép trừ, thuộc bảng trừ trong phạm vi 10. + Đây chính là cơ sở để biên soạn nội dung bài: Phép trừ trong phạm vi 5 với mục tiêu cụ thể: Giúp HS tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa 8 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> phép cộng và phép trừ; thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5; biết làm tính trừ trong phạm vi 5 ( tham khảo SGV Toán 1) + Căn cứ vào khả năng nhận thức của HS lớp 1 và thời lượng của tiết học cần chỉ ra yêu cầu cần đạt (thuộc bảng trừ, làm được tính trừ trong phạm vi 5) cùng với các bài tập cần làm (Bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3, bài 4 (câu a) trang 59 SGK Toán 1. + Đây chính là lượng hoá mục tiêu của bài và là yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà mọi HS cần đạt sau khi hoàn thành bài học. + Như vậy từ mục tiêu của bài học qui định mức độ cần đạt, cách thức tổ chức và phương pháp dạy học, từ đó xác định đồ dùng dạy học cần thiết và các hoạt động dạy học chủ yếu. + Lưu ý : Phương pháp tổ chức hoạt động dạy học toán của HS lớp 1: thực hiện bằng tay với các vật thật, trình bày (nói) được việc đã làm, viết dưới dạng toán học và cuối cùng là nhớ và hiểu được những kết quả do HS tìm tòi khám phá. Như vậy kiến thức được hình thành bởi chính hoạt động của HS, GV là người thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập. + Từ đó ta có thể tổ chức các hoạt động như sau: HĐ 1: Làm việc với các que tính - Lấy 5 que tính - Tách 5 que tính thành 2 phần (tách tuỳ ý) - Cất đi 1 phần - Đếm số que tính còn lại - Nói lại cách làm và kết quả. - Thể hiện phép tính tương ứng với hoạt động (viết, đọc phép tính) Thực hiện các HĐ trên chính là HĐ học của HS. Câu lệnh phải rõ ràng cụ thể. HĐ 2: Hình thành bảng trừ trong phạm vi 5 - Quan sát hình vẽ (phần khung xanh trong SGK) - Mô tả bằng lời các hình vẽ - Nói phép tính tương ứng ứng với các hình vẽ - Viết và đọc các phép tính - Viết bảng trừ trong phạm vi 5. HĐ3: Quan hệ giữa phép cộng và phép trừ - Quan sát các hình vẽ với các chấm tròn - Mô tả bằng lời hình vẽ bên trái (Có 4 chấm tròn trong hình tròn lớn, có 3 chấm tròn trong hình tròn bé, tất cả được khoanh lại trong 1 hình ovan tô màu xanh) - Viết các phép tính cộng và trừ tương ứng với hình vẽ ( 4+1 = 5, 1+4 = 5; 5 - 1 = 4; 5 - 4 = 1) - Làm tương tự với hình bên phải Mục tiêu của HĐ này là từ mô hình trực quan (1 hình vẽ) có thể hiện được nhiều mô hình toán học (một hình vẽ thể hiện được 4 phép tính). Điều cơ bản là từ 1 phép tính đã cho có thể suy ra 3 phép tính đúng khác. Đây chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Ví dụ: Từ 4 + 1 = 5 suy ra 1+ 4 = 5; 5 - 1 = 4; 5 - 4 = 1 9 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> HĐ 4: Thực hành (Bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3, bài 4 (câu a) trang 59 SGK T1) Bài 1: HS áp dụng trực tiếp kiến thức đã học về phép trừ trong phạm vi 3, 4, 5 để làm bài; HS tự làm, nhận xét kết quả. Bài 2(cột1): Kiểm tra kiến thức vừa học về phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 5. Bài 3: Thực hành cộng dọc. Bài 4 (câu a): Bài tập vận dụng ở mức độ cao. Đây là bài toán mở. HS tập diễn đạt, viết đúng đủ các phép tính theo hình vẽ (4 phép tính). HS khá mô tả hình vẽ, nói đúng đủ 4 phép tính, HS TB, yếu mô tả nói được ít nhất 1 phép tính đúng. Chú ý: - Hoạt động củng cố cần lồng ghép trong quá trình thực hành làm các bài tập . - Căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện cụ thể của lớp học, đối tượng của HS mà GV khuyến khích, tạo điều kiện cho những HS có khả năng tiếp tục hoàn thành các bài tập còn lại. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HS TIỂU HỌC 1. Việc đánh giá và xếp loại môn Toán của HS tiểu học được đổi mới và thực hiện theo thông tư 32/2009/TT-BGD&ĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 ban hành Qui định đánh giá và xếp loại HS tiểu học của Bộ GD&ĐT cụ thể là: Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS về môn Toán cần đảm bảo mục đích yêu cầu sau: + Đánh giá kiến thức về môn Toán thông qua kết quả thực hiện các bài tập theo chương trình qui định. + Đánh giá tương đối đầy đủ và toàn diện những kĩ năng cơ bản, cần thiết. + Đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS là một trong những giải pháp quan trọng để động viên, khuyến khích, hướng dẫn HS chăm học, biết cách tự học có hiệu quả, tin tưởng vào sự thành công trong học tập; góp phần rèn luyện các đức tính trung thực, dũng cảm, khiêm tốn,... + Đánh giá kết quả học tập môn Toán phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học trong từng giai đoạn học tập; phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và kiểm tra định kì, giữa đánh giá bằng điểm và đánh giá bằng nhận xét, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. 2. Bộ công cụ và các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS phải: + Đảm bảo đánh giá toàn diện, khách quan, công bằng, công khai, chính xác, phân loại tích cực cho mọi đối tượng HS. Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh, không tạo áp lực cho cả giáo viên và học sinh. + Phối hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận, giữa kiểm tra viết và kiểm tra bằng các hình thức vấn đáp, thực hành ở trong và ngoài lớp học,... + Góp phần phát hiện để kịp thời bồi dưỡng những HS có năng lực đặc biệt trong học tập Toán, đáp ứng sự phát triển ở các trình độ khác nhau ở các cá nhân. 10 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 3. Môn Toán ở tiểu học là một trong các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét (cùng với các môn Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học). 4. Đánh giá môn Toán được thực hiện theo 2 hình thức: Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. 5. Đánh giá thường xuyên được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra thường xuyên gồm: kiểm tra miệng, kiểm tra viết (dưới 20 phút), quan sát học sinh qua hoạt động học tập, thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng. 6. Đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh được tiến hành sau từng giai đoạn học tập nhằm thu nhận thông tin cho giáo viên và các cấp quản lý để chỉ đạo, điều chỉnh quá trình dạy học, thông báo cho gia đình nhằm mục đích phối hợp, giúp đỡ học sinh 7. Kết quả học tập của học sinh được ghi nhận bằng điểm số kết hợp với nhận xét cụ thể của giáo viên. Điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các bài kiểm tra. Nhận xét của GV về sự tiến bộ của học sinh hoặc những điểm học sinh cần cố gắng, không dùng những từ ngữ gây tổn thương học sinh 8. Số lần kiểm tra thường xuyên tối thiểu trong một tháng đối với môn Toán là 2 lần. 9. Số lần kiểm tra định kì đối với môn Toán trong một năm học là bốn lần: giữa học kì I (GKI), cuối học kì I (CKI), giữa học kì II (GKII), cuối năm học (CN). Trường hợp HS có điểm kiểm tra định kì bất thường so với kết quả học tập hàng ngày hoặc không đủ số điểm kiểm tra định kì đều được bố trí cho làm bài kiểm tra bổ sung. 10. Xếp loại học lực môn Toán: HS được xếp loại học lực môn học kì I (HLM.KI) và học lực môn cả năm học (HLM.N). HLM.KI chính là điểm kiểm tra định kì CKI, HLM.N là điểm kiểm tra định kì CN, xếp loại học lực môn: Loại Giỏi: Học lực môn đạt điểm 9, 10; loại Khá: học lực môn đạt điểm 7, 8; loại Trung bình: học lực môn đạt điểm 5, 6; loại Yếu: học lực môn đạt điểm dưới 5. III. HƯỚNG DẪN RA ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN TOÁN 1. Mục tiêu - Kiểm tra định kì (giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối năm học) nhằm đánh giá trình độ kiến thức, kĩ năng về toán của HS ở từng giai đoạn học. Từ kết quả kiểm tra, GV có thể điều chỉnh kế hoạch dạy học, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng HS để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. - Nội dung kiểm tra thể hiện đầy đủ các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng theo chuẩn chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học được ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với các mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng. - Đánh giá phải đảm bảo thể hiện đầy đủ các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn học trong từng giai đoạn học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.. 11 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Đánh giá trung thực kết quả học tập của học sinh, khuyến khích học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo theo năng lực cá nhân, tránh gây căng thẳng, làm mất tính tự tin của học sinh. - Nội dung đánh giá bao gồm chuẩn kiến thức của từng khối lớp về kiến thức kĩ năng cơ bản của Số học (Số, phép tính, yếu tố đại số, yếu tố thống kê), Đại lượng, Hình học, Giải toán. - Nội dung đánh giá về các mức độ: nhận biết – hiểu – thực hiện được – vận dụng về kiến thức kĩ năng của từng khối lớp. - Số lượng các câu hỏi, bài tập của từng mức độ nội dung thời lượng được cân nhắc, lựa chọn cho phù hợp với trình độ chuẩn, trình độ chung của từng trường, từng địa phương, tuyệt đối không được vượt quá chuẩn. - Các câu hỏi, bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó, đủ loại bài đại diện cho các kiến thức kĩ năng cơ bản nhất. - Trong nội dung kiểm tra ở học kì II cần có 25% kiến thức của học kì I. 2. Hình thức và cấu trúc nội dung đề kiểm tra a) Hình thức đề kiểm tra Từng bước đổi mới hình thức ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS và đảm bảo điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền. Đề kiểm tra kết hợp hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan (điền khuyết, đối chiếu cặp đôi, đúng - sai, nhiều lựa chọn). b) Nội dung, cấu trúc đề kiểm tra b.1. Nội dung đề kiểm tra - Đề kiểm tra học kì bao gồm các mạch kiến thức: + Số và các phép tính : Khoảng 60% (học kì I lớp 1 có thể là 70% vì chưa học về đại lượng) + Đại lượng và đo đại lượng : Khoảng 10%. + Yếu tố hình học : Khoảng 10%. + Giải toán có lời văn : Khoảng 20%. - Đề kiểm tra học kì cần gắn với nội dung kiến thức đã học theo từng giai đoạn cụ thể. b.2. Cấu trúc đề kiểm tra * Theo chỉ đạo của Bộ - Số câu trong một đề kiểm tra Toán : Khoảng 20 câu (lớp 1, 2, 3, 4), khoảng 20-25 câu (lớp 5). - Tỉ lệ câu trắc nghiệm và tự luận : + Số câu tự luận (kĩ năng tính toán và giải toán) : Khoảng 20- 40%. + Số câu trắc nghiệm khách quan : Khoảng 60-80%. * Theo chỉ đạo của Sở: - Dạng bán trắc nghiệm + 5 - 8 câu hỏi, bài tập về trắc nghiệm + Từ 4 - 6 bài tập dạng truyền thống (tự luận) 12 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Dạng tự luận ( tuỳ theo điều kiện của từng vùng, miền, từng địa phương) 3. Mức độ đề kiểm tra Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, đề kiểm tra cần đảm bảo nội dung cơ bản theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình và mức độ cần đạt tối thiểu, trong đó phần nhận biết và thông hiểu chiếm khoảng 80%, phần vận dụng chiếm khoảng 20%. Trong mỗi đề kiểm tra có phần kiểm tra kiến thức cơ bản để HS trung bình đạt khoảng 6 điểm và câu hỏi vận dụng sâu để phân loại HS khá, giỏi. Cụ thể là (Theo định hướng của Bộ) : * Lớp 1, lớp 2 Mức độ Nội dung Số và phép tính Đại lượng và đo đại lượng Yếu tố hình học Giải toán có lời văn * Lớp 3, lớp 4 Mức độ Nội dung Số và phép tính Đại lượng và đo đại lượng Yếu tố hình học Giải toán có lời văn. Nhận biết, thông hiểu 12 - 14 câu. Vận dụng 1 - 2 câu (có thể có câu vận dụng cho HS giỏi). 2 - 4 câu 2 - 4 câu 2 câu. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng. 8 - 10 câu. 2 - 3 câu. 1 - 2 câu (có thể có câu vận dụng cho HS giỏi). 1 - 2 câu 1 - 2 câu. 1 - 2 câu 1 - 2 câu - Lớp 3 : 1 - 2 câu - Lớp 4 : 2 câu. * Lớp 5 Mức độ Nội dung Số và phép tính Đại lượng và đo đại lượng Yếu tố hình học Giải toán có lời văn. Nhận biết 10 - 12 câu 1 - 3 câu 1 - 3 câu. Thông hiểu. Vận dụng. 2 - 3 câu 1 - 2 câu (có thể có câu vận dụng cho HS giỏi) 1 - 2 câu 1 - 2 câu 2 câu 13 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 4. Hướng dẫn yêu cầu nội dung ra đề kiểm tra định kì cần chú trọng vào các phần cơ bản sau: Lớp 1. * Học kỳ I: - So sánh, sắp xếp các số từ 0 đến 10. - Thực hiện các phép tính cộng, trừ các số trong phạm vi 10, biểu thức có đến 2 phép tính cộng hoặc 2 phép trừ trong phạm vi 10. - Nhận dạng, đếm số lượng các hình vuông, hình tròn hoặc hình tam giác. - Dựa vào hình vẽ hoặc tóm tắt bài toán để viết phép tính thích hợp trong phạm vi 10. * Học kì II: Học hết lớp 1, HS cần đạt những kiến thức trọng tâm: Biết đếm, đọc, viết, so sánh, cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100. Làm quen với các đơn vị đo: xăng-ti-mét, ngày, tuần lễ, giờ và nhận biết một số hình đơn giản (điểm, đoạn thẳng, hình vuông, hình tam giác, hình tròn). Biết giải các bài toán có một phép tính cộng hoặc trừ. Hướng dẫn chung : 1.Viết các số có 2 chữ số trong phạm vi 100 (2 điểm) a) Điền 20 số b) Viết 10 số c) So sánh các số : Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé (hoặc khoanh vào số lớn nhất, bé nhất) 2. Tính : Thực hiện 6 phép tính (3 phép tính cộng, 3 phép tính trừ) (2 điếm) 3. Điền ngày, giờ thích hợp vào chỗ chấm. (1 điểm) 4. Nhận biết các hình (1 điểm) 5. Giải bài toán có lời văn ( 1 bài toán về thêm, 1 bài toán về bớt) (2 điểm) 6. Vẽ đoạn thẳng có độ dài bé hơn 10 cm, đếm hình (1 điểm) 7. Điền số và dấu để có phép tính, ra đề toán phù hợp với phép tính (1 điểm) Lớp 2. * Học kì I : (1) Đọc, đếm, so sánh, cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100- đây là phần cơ bản của đề kiểm tra (6 điểm) (2) Giải toán có lời văn: Loại toán “nhiều hơn” hoặc “ít hơn” có gắn với đại lượng (1điểm) (3) Xem lịch để xác định ngày trong tuần và ngày trong tháng (1 điểm) (4) Nhận biết một số hình đơn giản đã học (1 điểm) (5) Bài toán mở (1 điểm) * Học kì II: (1) Đọc, đếm, so sánh, cộng, trừ các số trong phạm vi 1000 (4 điểm) (2) Thực hiện phép nhân, chia đơn giản (2 điểm) (3) Đo lường (dm, m, km, kg, lít, tiền Việt Nam) (1 điểm) 14 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> (4) Nhận biết hình đơn giản, đường thẳng gấp khúc, … (1 điểm) (5) Bài toán giải có một phép tính (1 điểm) (6) Bài toán mở (1 điểm) Lớp 3. * Học kì I: (1) Nhân, chia trong phạm vi các bảng tính đã học. Thực hiện phép nhân số có 2 hoặc 3 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ 1 lần), thực hiện phép chia số có 2 hoặc 3 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia có dư). Tính giá trị của biểu thức số có đến 2 dấu phép tính (6 điểm) (2) Nhận biết góc vuông, góc không vuông. Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông. Xem đồng hồ (chính xác đến 5 phút), đổi các đơn vị đo thông thường (chủ yếu đơn vị đo độ dài thông dụng) (2 điểm) (3) Giải toán có lời văn: Loại toán “gấp một số lên nhiều lần” hoặc “tìm một trong các phần bằng nhau của một số” hoặc “giảm đi một số lần” hoặc “so sánh số lớn gấp mấy lần số bé” hoặc “số bé bằng một phần mấy số lớn” và giải bài toán có đến hai phép tính (1 điểm) (4) Bài toán góp phần mở rộng kiến thức cho học sinh trên cơ sở nội dung đã học (1 điểm). * Học kì II : (1) Đọc, viết, tìm số liền sau- liền trước, so sánh các số có 4 hoặc 5 chữ số. Thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 4 hoặc 5 chữ số (có nhớ không liên tiếp và không quá 2 lần), nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ không liên tiếp và không quá 2 lần), chia số có 4 hoặc 5 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia có dư). Tính giá trị biểu thức có đến 3 dấu phép tính (6 điểm). (2) Nhận biết: điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng; tâm, đường kính, bán kính hình tròn. Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông. Xem đồng hồ (chính xác đến 1 phút), mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng (2 điểm). (3) Giải toán có lời văn: loại toán liên quan đến rút về đơn vị, loại toán có nội dung hình học (1 điểm) (4) Bài toán góp phần mở rộng kiến thức cho học sinh trên cơ sở nội dung đã học (1 điểm) Lớp 4. * Học kì I: (1) Đọc, viết, so sánh các số đến lớp triệu. Cộng trừ các số có 5, 6 chữ số không nhớ, có nhớ không quá 3 lần. Nhân số có nhiều chữ số với số không quá 3 chữ số, tích không quá 6 chữ số. Chia số có nhiều chữ số cho số không quá 2 chữ số. Dấu hiệu chia hết cho 2, 5. Tính giá trị biểu thức số có đến 4 dấu phép tính ( có ngoặc hoặc không có ngoặc). Biểu thức có chứa 1, 2, 3 chữ (6 điểm) 15 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> (2) Giải toán tìm số trung bình cộng hoặc tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (1 điểm) (3) Nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông (1 điểm) (4) Bài toán trắc nghiệm (có nội dung đại lượng và đo đại lượng) (5) Bài toán mở (1 điểm) * Học kì II. (1) Đọc, viết, so sánh phân số. Phân số bằng nhau, rút gọn và qui đồng mẫu các phân số. Cộng, trừ phân số có cùng mẫu số hoặc khác mẫu số (mức đơn giản, mẫu số của tổng hoặc hiệu không quá 100). Nhân phân số với phân số, nhân phân số với số tự nhiên (trường hợp đơn giản, mẫu số của tích có không quá 2 chữ số). Chia phân số cho phân số, chia phân số cho số tự nhiên khác không. Tính giá trị của biểu thức có đến 3 dấu phép tính với các phân số đơn giản (6 điểm). (2) Giải toán có đến 2 hoặc 3 bước tính, có sử dụng phân số. Tìm hai số biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của chúng. Giải toán có nội dung hình học (1 điểm) (3) Nhận biết hình bình hành, hình thoi, tính diện tích hình bình hành, diện tích hình thoi (1 điểm) (4) Bài toán trắc nghiệm ( có nội dung đại lượng và đo đại lượng) (5) Bài toán mở (1 điểm) Lớp 5. * Học kì I: (1) Đọc, viết phân số thập phân, hỗn số. Đọc, viết, so sánh các số thập phân. Giá trị theo vị trí của các chữ trong số thập phân. Cộng, trừ các số thập phân có đến 3 chữ số ở phần thập phân (cộng, trừ không nhớ và có nhớ đến 3 lần). Nhân số thập phân có tới 3 tích riêng và phần thập phân của tích có không quá 3 chữ số. Chia các số thập phân với số chia có không quá 3 chữ số (cả phần nguyên và phần thập phân) và thương có không quá 4 chữ số, với phần thập phân có không quá 3 chữ số. Viết số đo đại lượng đưới dạng số thập phân (6 điểm). (2) Giải toán: loại toán về “quan hệ tỉ lệ” hoặc “tỉ số phần trăm” (1 điểm) (3) Nhận biết các yếu tố của hình tam giác, diện tích hình tam giác (1 điểm) (4) Bài toán trắc nghiệm (có nội dung đại lượng và đo đại lượng) (1 điểm) (5) Bài toán mở (1 điểm) * Học kì II. (1) Số tự nhiên, phân số, số thập phân (5 điểm) (2) Giải toán về chuyển động đều. Loại toán có nội dung hình học (1 điểm) (3) Nhận biết về các yếu tố của hình thang, hình tròn, đường tròn, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, tính diện tích, thể tích (2 điểm) (4) Bài toán trắc nghiệm (có nội dung đại lượng và đo đại lượng) (1 điểm) 16 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> (5) Bài toán mở (1 điểm). 5. Hướng dẫn thực hiện - Căn cứ vào phần hướng dẫn cách ra đề kiểm tra và đối tượng HS cụ thể theo từng vùng, miền để ra đề kiểm tra cho phù hợp đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình. - Các đề kiểm tra minh hoạ trong bộ Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học là các ví dụ bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong từng giai đoạn học tập ở từng lớp. Khi ra đề kiểm tra, có thể có thể thay đổi các số ở các phép tính, nội dung của bài toán có lời văn, ... (mỗi lần ra đề), hoặc sử dụng một số bài tập của mỗi đề rồi bổ sung các bài tập tương tự cho các bài còn lại, hoặc chỉ tham khảo các dạng bài tập, mức độ của từng bài tập trong mỗi đề kiểm tra để thiết kế một đề cụ thể cho phù hợp với HS và điều kiện thực tế của địa phương. - Thời lượng làm bài kiểm tra là 40 phút. Tuỳ theo đối tượng HS vùng miền khó khăn, có thể kéo dài thời gian làm bài kiểm tra đến 60 phút và không giảm mức độ, yêu cầu nội dung của đề kiểm tra theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng. 6. Nội dung mức độ đề kiểm tra Nội dung mức độ đề kiểm tra ở từng lớp được thể hiện ở các bảng, chẳng hạn như : Lớp 1 (Học kì I) :. Mức độ. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng. Nội dung - Nhận biết được số lượng của nhóm đối tượng đến 10. Số và + Đọc số (ví dụ: 4: bốn; phép tính 6:......; 9: ......). + Viết các số từ 1 đến 10. - So sánh các số trong phạm vi 10. - Cộng, trừ 2 số trong phạm vi 10 theo hàng ngang, cột dọc. Cộng, trừ với số 0. Đại lượng Yếu tố Nhận biết được hình vuông, hình học hình tròn, hình tam giác. Giải toán. - Biết dựa vào các bảng cộng, trừ để tìm thành phần chưa biết trong phép tính. Thực hiện phép tính kết hợp so sánh số. - Tình biểu thức có hai phép tính cộng, trừ.. Chọn. số và 17. Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> có lời văn. phép tính thích hợp viết trong 5 ô.. Lớp 1 (Học kì II) : Mức độ. Nhận biết. Thông hiểu. Nội dung - Viết các số trong phạm vi 100, biểu diễn các số trên tia số. Số và - Viết các số có hai chữ số thành tổng phép tính của sô chục và số đơn vị, viết được số liền trước và số liền sau của một số. - So sánh các số trong phạm vi 100. - Cộng, trừ 2 số có hai chữ số trong phạm vi 100, không nhớ. - Nhận biết được đơn vị xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài. Đại lượng - Biết tuần lễ có 7 ngày, thứ tự các ngày trong tuần. - Biết xem giờ đúng. - Đo độ dài đoạn thẳng không quá 20 cm. - Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, điểm ở trong, ở ngoài một hình. Yếu tố - Vẽ một điểm ở trong, ở ngoài một hình. hình học - Vẽ được đoạn thẳng không quá 10 cm hoặc nối các điểm để được hình tam giác, hình vuông. Giải toán - Tóm tắt được đề toán. có lời văn - Biết các phần của bài giải. Viết được câu lời giải, phép tính giải, đáp số. Lớp 2 (Học kì I) :. Vận dụng. Biết giải bài toán và trình bày bài giải bài toán về thêm, bớt.. 18 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Mức độ. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng. Nội dung - Đọc, viết đếm các số trong phạm vi 100. - Bảng cộng, trừ Số và trong phạm vi 20. phép tính - Kĩ thuật cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.. Nhận biết ngày, giờ; Đại lượng ngày , tháng; đề-ximét; ki-lô-gam; lít. Yếu tố Nhận biết đường hình học thẳng, ba điểm thẳng hàng, hình tứ giác, hình chữ nhật. Nhận biết bài toán có Giải toán lời văn (có một bước có lời văn tính với phép cộng hoặc phép trừ; loại toán nhiều hơn, ít hơn) và các bước giải bài toán có lời văn. Lớp 2 (Học kì II) : Mức độ. Nhận biết. - Thực hiện được phép - Tìm x trong các bài tập cộng, trừ các số trong dạng: phạm vi 100. x + a = b, a + x = b, - Tìm thành phần và kết x - a = b, quả của phép cộng (số a - x = b. hạng, tổng), phép trừ - Tính giá trị của các (số bị trừ, số trừ, hiệu). biểu thức số có không quá hai dấu phép tính cộng trừ (trường hợp đơn giản, chủ yếu là phép tính không nhớ). - Xem lịch để xác định - Xử lí các tình huống ngày trong tuần và ngày thực tế. trong tháng. - Thực hiện các phép - Quan hệ giữa đề-xi- tính cộng trừ với các số đo đại lượng. mét và xăng-ti-mét. Nhận dạng các hình đã Vẽ hình chữ nhật, hình học ở các tình huống tứ giác. khác nhau. Biết cách giải và trình bày các loại toán ở bên (câu lời giải, phép tính, đáp số).. Thông hiểu. Giải bài toán theo tóm tắt (bằng lời văn ngắn gọn hoặc hình vẽ) trong các tình huống thực tế.. Vận dụng. Nội dung - Đọc, viết đếm các - Nhận biết giá trị của - So sánh các số có ba số trong phạm vi các chữ số trong một chữ số, xác định số bé 19 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 1000. - Nhận biết số liền Số và trước, số liền sau phép tính của một số cho trước. - Nhận biết phép nhân, phép chia. - Bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5. - Chia một nhóm đồ vật thành 2, 3, 4, 5 phần bằng nhau. - Kĩ thuật cộng, trừ trong phạm vi 1000.. số. - Phân tích số có ba chữ số thành tổng số trăm, số chục, số đơn vị và ngược lại. - Cộng, trừ các số có ba chữ số không nhớ trong phạm vi 1000. - Nhân (chia) số tròn chục, tròn trăm với (cho) số có một chữ số (trong trường hợp đơn giản). - Cộng, trừ nhẩm các 1 1 1 số tròn trăm, các số có - Nhận biết , , ba chữ số với cố có 2 3 4 một chữ số hoặc với số 1 , . tròn chục, tròn trăm.. nhất hoặc số lớn nhất trong một nhóm các số cho trước, sắp xếp các số có ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại (nhiều nhất là 4 số). - Tìm x trong các bài tập dạng: x x a = b, a x x = b, x : a = b - Tính giá trị của các biểu thức số có không quá hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia trong phạm vi các số đã học).. 5. - Đơn vị đo độ dài: mét (m), ki-lô-mét mi-li-mét Đại lượng (km), (mm). - Các đồng tiền Việt Nam: tờ 100 đồng, tờ 200 đồng, tờ 500 đồng, tờ 1000 đồng. Yếu tố Nhận biết đường hình học gấp khúc, hình tứ giác, hình chữ nhật.. Nhận biết bài toán Giải toán có lời văn (có một có lời văn bước tính với phép nhân hoặc phép chia; loại toán nhiều hơn, ít hơn) và các bước giải bài toán có lời văn. ....... - Quan hệ giữa các đơn vị đo đọ dài đã học. - Quan hệ giữa các đồng tiền Việt Nam đã học.. - Biết dùng thước để đo độ dài, ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản. - Thực hiện các phép tính cộng trừ với các số đo đại lượng.. Hiểu độ dài đường gấp Tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác. giác, hình tứ giác trong các tình huống thực tế khác nhau. Biết cách giải và trình Giải các bài toán trong bày các loại toán ở bên các tình huống thực tế. (câu lời giải, phép tính, đáp số).. 20 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×