Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài giảng DE THI HK2 MON VẬT LI 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.11 KB, 4 trang )

PHÒNG GD & ĐT KẾ SÁCH ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỚNG THCS BA TRINH Năm học: 2007 - 2008
Môn: Vật lí - lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể phát đề)
I.CHỌN CÂU ĐÚNG:Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng (mỗi câu 0,25 điểm).
Câu 1: Đònh luật Jun - Len xơ cho biết điện năng biến đổi thành:
A. Cơ năng B. Nhiệt năng C. Hoá năng D. Năng lượng ánh sáng
Câu 2: Trong các thí nghiệm về điện, sử dụng điện như thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm đối
với cơ thể người?
A. Trên 40V B. Dưới 20V C. Dưới 40V D. Dưới 10V
Câu 3: Cần mắc thiết bò gì cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch tự động khi đoản mạch?
A. Công tắc B. Cầu chì C. Chuông điện D. Đèn báo
Câu 4: Cách sử dụng nào dưới đây là tiết kiệm điện năng?
A. Sử dụng bóng đèn có công suất 100V. B. Sử dụng mỗi thiết bò điện khi cần thiết.
C. Sử dụng các thiết bò đun nóng bằng điện . D. Sử dụng đèn chiếu sáng.
Câu 5: Trong nam châm điện, lõi của nó thường làm bằng chất gì?
A. Cao su tổng hợp B. Đồng C. Sắt non D. Thép
Câu 6: Muốn tăng lực từ một nam châm điện thì phải làm gì?
A. Tăng cường độ dòng điện qua ống dây.
B. Tăng số vòng của ống dây.
C. Vừa tăng cường độ dòng điện vừa tăng số vòng của ống dây.
D. Các câu trả lời A, B, C đều đúng.
Câu 7: Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bò nào sau đây?
A. Loa điện B. Rơle điện từ. C. Chuông báo động. D. Cả 3 loại trên.
Câu 8: Trong bệnh viện, làm thế nào mà các bác sỹ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi
mắt của bệnh nhân?
A. Dùng nam châm. B. Dùng kìm C. Dùng panh.D. Dùng bông gòn
Câu 9: Trên thực tế, người ta làm quay rô to của máy phát điện xoay chiều quay bằng cách nào?
A. Dùng động cơ nổ. B. Dùng tua bin nước.
C. Dùng cánh quạt gió. D. Các cách A, B, C đều đúng.
Câu 10: Hãy cho biết ở Việt Nam các máy phát điện lớn trong lùi điện quốc gia có tần số bao nhiêu?


A. Tần số 100Hz B. Tần số 75Hz C. Tần số 50Hz D. Tần số 25Hz
Câu 11: Khi truyền tải điện năng đi xa, hao phí là đáng kể khi điện năng chuyển hoá thành dạng năng
lượng nào sau đây?
A. Hoá năng B. Nhiệt năng C. Năng lïng ánh sáng D. Năng lượng từ trường.
Câu 12: Một trong những phương án giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện là giảm điện trở
của dây dẫn. Cách làm này có gì bất lợi?
A. Phải làm dây dẫn có tiết diện lớn. B. Tốn kém rất lớn lượng kim loại màu.
C. Phải có hệ thống cột điện lớn. D. Các phương án A, B, C đều đúng.
Câu 13: Vì sao phim của máy ảnh phải lắp trong buồng tối?
A. Vì phim ảnh dễ bò hỏng.
B. Vì phim ảnh là bằng nhựa.
C. Vì phim ảnh sẻ bò hỏng khi gặp ánh sáng chiếu vào nó.
D. Vì phim ảnh phải nằm sau vật kính.
Câu 14: Khi chiếu chùm ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh, ở phía sau tấm lọc ta thu được ánh sáng
màu gì?
A. Màu đỏ. B. màu xanh. C. Tối (không có ánh sáng truyền qua). D. Ánh sáng trắng.
Câu 15: Người ta có thể nhận biết trực tiếp dạng năng lượng nào sau đây:
A. Cơ năng B. Điện năng C. Hoá năng D. Quang năng
Câu 16: Khi nhìn vào một bong bóng xà phòng ở ngoài trời. Ta sẽ thấy nó có màu gì?
A. Có hai màu: Đỏ và màu vàng.
B. Có màu xanh.
C. Có màu tím.
D. Có nhiều màu khác nhau biến thiên liên tục từ màu đỏ đến tím.
Câu 17: Khi nhìn thấy vật nàu đen thì ánh sáng nào đã đi vào mắt ta?
A. Màu vàng và màu tím.
B. Màu đỏ và màu tím.
C. Không có màu nào đi vào mắt.
D. Màu lam và màu tím.
Câu 18: Các chậu cây cảnh để ở dưới những tàn cây lớn thường bò còi cọc đi rồi chết. Hiện tượng này
cho thấy tầm quan trọng của tác dụng gì của ánh sáng Mặt Trời?

A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng sinh học.
C. Tác dụng quang điện.
D. Tất cả các tác dụng trên.
Câu 19: Trong các vật sau đây, vật nào sử dụng pin quang điện?
A. Máy tính bỏ túi. B. Máy vi tính. C. Quạt điện. D. Bàn là điện.
Câu 20: Muốn tạo ra ánh sáng màu trắng ta làm theo cách nào sau đây?
A. Trộn các chùm sáng màu đỏ, lục, lam với nhau.
B. Trộn các chùm sáng từ màu đỏ đến tím với nhau.
C. Nung chất rắn đến hàng nghìn độ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
II. ĐIỀN TỪ VÀO CHỖ TRỐNG: (mỗi câu 0,25 điểm).
Câu 1: Vật có màu sáng thì ……………………………………….… năng lượng ánh sáng hơn vật màu sẫm
( tối)
Câu 2: Ánh sáng của đèn xe ô tô phát ra là ánh sáng ...........................
Câu 3: Kính cận thò là một thấu kính ..........................
Câu 4:.................................... dùng để tạo ra một ảnh ảo, lớn hơn vật.
Câu 5: Một ngưòi khi đọc sách cũng như khi đi đường đều phải đeo cùng một loại kính, mắt của ông
ấy...........................................
Câu 6: Khi góc tới bằng không thì góc khúc xạ......................................
III. GHÉP CÂU. (mỗi câu 0,25 điểm).
Chọn một mệnh đề ở cột A ghép với một mệnh đề ở cột B để trở thành câu đúng
Cột A Cột B
Ghép
1. Người ta có thể dùng kim nam châm để
2.Rơ le điện từ là thiết bò
3. Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước
4. Kính lúp được dùng để
5. Vật màu đen không tán xạ
6. Các vệ tinh nhân tạo và các con tàu vũ trụ

a. góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
b. nhận biết từ trường.
c. bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch
điện .
d. sử dụng điện của pin mặt trời.
e. quan sát các vật nhỏ.
g. ánh sáng màu.
1+
2+
3+
4+
5+
6+
IV. ĐÁNH CHỮ Đ NẾU CHO LÀ ĐÚNG , S NẾU CHO LÀ SAI VÀO Ô TRƯỚC CÂU SAU: (mỗi
câu 0,25 điểm).
1. Đường dây tải điện Bắc - Nam có hiệu điện thế đến 500kV nhằm để giảm hao phí
điện năng.
2. Máy biến thế có tác dụng giữ cho cường độ dòng điện ổn đònh, không đổi.
3. Đặt mắt phía trên một chậu nước quan sát thấy viên bi ở đáy chậu, ta đã quan sát được
ảnh ảo của viên bi.
4.nh của vật tạo bởi thấu kính phân kỳ có đặc điểm luôn cho ảnh thật, nhỏ hơn vật và
nằm trong khoảng tiêu cự.
5. Khi đọc sách phải đặt xa mắt hơn bình thường thì đó là biểu hiện của tật cận thò.
6. Nhìn thấy đũa bò gãy khúc trong ly nước là do hiện tượng khúc xạ.
7. Máy biến thế làm thay đổi được hiệu điện thế của acquy.
8. Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác mà không
bò khúc xạ thì lúc đó góc tới bằng o
o
TRƯỜNG THCS BA TRINH
ĐÁP ÁN

MÔN: Vật lí- LỚP 9
I.CHỌN CÂU ĐÚNG:(5 điểm). Mỗi câu đúng 0,25 điểm.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B A B B C D D A D C B D C C A D C B A D
II. ĐIỀN TỪ VÀO CHỖ TRỐNG: (1,5 điểm). Mỗi chỗ trống 0,25 điểm.
Câu 1: ít hấp thụ
Câu 2: trắng
Câu 3: phân kỳ
Câu 4 : kính lúp
Câu 5 : cận thò
Câu 6 :bằng 0
o

III. GHÉP CÂU: (1,5 điểm). Mỗi câu ghép đúng 0,25 điểm.
1+b; 2+c; 3+a; 4+e; 5+g; 6+d
IV. ĐÁNH CHỮ Đ NẾU CHO LÀ ĐÚNG , S NẾU CHO LÀ SAI VÀO Ô TRƯỚC CÂU SAU: (mỗi
câu 0,25 điểm).
1.Đ; 2.S, 3.Đ; 4.S ,5S, 6Đ, 7S, 8.D

×