Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật tại 10 xã điểm tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 109 trang )

..

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BYT
CBR
(community based
rehabilitation)
CBYT

Bộ Y tế
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Cán bộ y tế

CSSK

Chăm sóc sức khoẻ

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu

CS&BVSKND

Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân

DVYT

Dịch vụ y tế

HGĐ



Hộ gia đình

KCB

Khám chữa bệnh

NVYTTB

Nhân viên y tế thôn bản

NKT

Người khuyết tật

PHCN

Phục hồi chức năng

PHCNDVCĐ

PHCN dựa vào cộng đồng

TTB

Trang thiết bị

TYT

Trạm y tế


TT-GDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

YTTB

Y tế thôn bản


2

MỤC LỤC
Nội dung

TT

Trang

1

Đặt vấn đề

6

2


Tổng quan

8

3

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

30

3.1

Đối tượng nghiên cứu

30

3.2

Địa bàn nghiên cứu

30

3.3

Thời gian nghiên cứu

32

3.4


Phương pháp nghiên cứu

32

3.5

Đạo đức trong nghiên cứu

37

3.6

Vấn đề hạn chế sai số trong nghiên cứu

38

Kết quả nghiên cứu

39

4.1

Thực trạng mơ hình CBR tại 10 xã điểm

39

4.2

Kết quả thực hiện mơ hình CBR tại 10 xã điểm


42

5

Bàn luận

69

6

Kết luận

80

7

Khuyến nghị

82

8

Tài liệu tham khảo

83

9

Các phụ lục


89

4


3

DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung

Bảng

Trang

3.1

Nhân lực thực hiện Chương trình CBR

39

3.2

Kết quả số lượng và trình độ của nhân viên YTTB

40

3.3

Kết quả tập huấn của NVYTTB ở nhóm xã điểm


42

Kết quả tập huấn của cán bộ trạm y tế phụ trách Chương trình

43

3.4

3.5

3.6

CBR ở nhóm xã điểm
Kết quả tập huấn của Trưởng trạm y tế ở nhóm xã điểm.

43

Số lượng thành viên và kết quả tập huấn của Ban điều hành

44

Chương trình CBR ở nhóm xã điểm

3.7

Kết quả cung cấp tài liệu CBR cho các xã nghiên cứu.

46


3.8

Kết quả cung cấp một số trang thiết bị mẫu về PHCN

47

3.9

Kết quả công tác truyền thông tại các xã nghiên cứu

48

3.10

Kết quả giám sát của các tuyến với các xã nghiên cứu

49

Chuyển biến về kiến thức, năng lực hoạt động của Ban điều

50

3.11

3.12

3.13

hành Chương trình CBR ở nhóm xã điểm.
Kết quả kiến thức quản lí Chương trình CBR của cán bộ trạm


51

y tế ở các xã nghiên cứu.
Kết quả kiến thức chuyên mơn Chương trình CBR của cán bộ
trạm y tế ở các xã nghiên cứu.

53


4

3.14

3.15

3.16

3.17

3.18

3.19

3.20

3.21

Hệ thống sổ sách, báo cáo về Chương trình CBR của trạm y


54

tế
Kết quả chất lượng hoạt động Chương trình CBR của trạm y

55

tế tại các xã nghiên cứu
Kiến thức về CBR của NVYTTB ở nhóm xã điểm.

56

Kết quả chất lượng hoạt động Chương trình CBR của YTTB

57

tại các xã nghiên cứu
Kiến thức về CBR của NKT, gia đình NKT ở nhóm xã điểm.

58

Kết quả NKT được hướng dẫn tập luyện có tiến bộ ở các xã

59

nghiên cứu.
Kết quả NKT tham gia các hoạt động xã hội tại các xã nghiên

61


cứu.
Kết quả hộ gia đình NKT tham gia Chương trình CBR tại các
xã nghiên cứu.

63


5

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Nội dung

Biểu
3.1

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

Trang

Tỷ lệ trình độ của nhân viên YTTB


41

Tỷ lệ thành viên Ban điều hành được tập huấn Chương trình

45

CBR ở nhóm xã điểm
Tỷ lệ kiến thức quản lí Chương trình CBR của cán bộ trạm y

52

tế ở các xã nghiên cứu
Tỉ lệ người khuyết tật được hướng dẫn tập luyện có tiến bộ ở

60

các xã nghiên cứu.
Tỉ lệ người khuyết tật tham gia các hoạt động xã hội tại các

62

xã nghiên cứu.
Tỉ lệ hộ gia đình người khuyết tật tham gia Chương trình
CBR tại các xã nghiên cứu.

64


6
ĐẶT VẤN ĐỀ

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (CBR) là biện pháp thực hiện
tại cộng đồng nhằm chuyển giao kiến thức về vấn đề kh uyế t tâ ̣t, kỹ năng phục
hồ i và thái đô ̣ tích cực đế n người khuyế t tâ ̣t (NKT), gia đình của họ và cô ̣ng
đồ ng nhằ m ta ̣o sự bình đẳ ng về cơ hô ̣i và hòa nhâ ̣p cộ

ng đồng cho người

khuyế t tâ ̣t [14]. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là một thành tựu mới
đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều tổ chức liên quan của Liên
hợp quốc thử nghiệm từ năm 1979 -1982 xác định là thích ứng có hiệu quả và
có thể thực hiện được ở các nước đang phát triển [36].
Phục hồi chức năng dựa và o cô ̣ng đồ ng là phương pháp PHCN tại nhà
NKT, nhân lực là bản thân NKT , thân nhân , họ hàng và cán bộ y tế địa
phương được huấn luyện . Kỹ thuật áp dụng là kỹ thuật thích ứng có thể sản
xuất chế tạo tại nhà , trạm y tế xã , phường. Phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồ ng là chiến lược trong sự phát triển cộng đồng về PHCN bình đẳng trong
mọi cơ hội, hoà nhập xã hội của những người khuyết tật [30]. Phục hồi chức
năng dựa vào cô ̣ng đồ ng giải quyết

được 75- 80% cho NKT phục hồi, đáp

ứng cả 5 nhu cầu của con người. Ngày nay, chiến lược CBR đã được triển
khai ở trên 80 nước, chủ yếu là ở nước đang phát triển, với nhiều mô hình
khác nhau nhưng đều tập trung thực hiện tám nội dung cơ bản. Đã có nhiều
hội nghị Quốc gia và quốc tế đánh giá chiến lược CBR là hình thức PHCN rất
có hiệu quả phù hợp với hồn cảnh kinh tế của các nước đang phát triển [52].
Ở Việt Nam, số NKT có nhu cầu PHCN rất cao do di chứng chiến
tranh, do chất độc hoá học và tiến hành cơng nghiệp hố; do chưa chú trọng
đúng mức tới xử lý chất thải và vệ sinh môi trường, một phần do sử dụng hoá
chất bảo vệ thực vật một cách bừa bãi, cơ sở hạ tầng quá thấp kém...Theo số

liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2005, ở Việt


7
Nam có khoảng 4% - 6% NKT (khoảng 5,3 triệu người). Xã hội càng phát
triển tỷ lệ NKT càng tăng cao do di chứng của các bệnh đặc trưng của các xã
hội phát triển: cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch ..., tai nạn thương tích gia
tăng (đặc biệt là tai nạn giao thông), ô nhiễm môi trường, ngộ độc thực phẩm,
y học phát triển sẽ cứu được nhiều người bệnh nặng, bệnh nhân không tử
vong nhưng sẽ để lại di chứng, để giải quyết được phần nào những di chứng
trên chỉ có duy nhất là cơng tác PHCN, chính vì vậy mà yêu cầu PHCN phải
phát triển. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được triển khai tại Việt
Nam từ năm 1987 với mơ hình gồm tám nội dung cơ bản [30]
Tại Tuyên Quang Chương trình CBR đã được triển khai từ năm 2003,
tuy nhiên từ đó đến nay chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về mơ hình tổ
chức, hoạt động của Chương trình. Vậy câu hỏi đặt ra là thực trạng tổ chức và
hoạt động của mơ hình CBR hiện nay ở Tun Quang ra sao? Làm thế nào để
nâng cao năng lực tổ chức và hoạt động của mơ hình này? Chính vì vậy đề tài
Đánh giá kết quả thực hiện mơ hình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
cho người khuyết tật tại 10 xã điểm tỉnh Tuyên Quang nhằm giải quyết các
vấn đề nêu ở trên. Đề tài nhằm mục tiêu:
1. Thực trạng áp dụng mơ hình can thiệp phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng cho người khuyết tật tại 10 xã điểm tỉnh Tuyên Quang năm 2011.
2. Đánh giá kết quả thực hiện mơ hình can thiệp phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng cho người khuyết tật tại 10 xã điểm tỉnh Tuyên Quang năm 2011


8
Chƣơng 1. TỔNG QUAN


1.1.

Một số khái niệm liên quan

Người khuyết tật: là người bị khiếm khuyết về một hoặc nhiều bộ phận
cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao
động, sinh hoạt, học tập khó khăn [14].
Cộng đồng: là những người sống, sinh hoạt với nhau tại một địa
phương (bản, làng, thôn xóm, xã, huyện, tỉnh, quốc gia..) [25].
Phục hồi chức năng: Các phương pháp chữa bệnh khơng dùng thuốc
như xoa bóp, khí cơng, dưỡng sinh, Yoga đã có từ thời xa xưa và được ghi lại
trong các sách cổ. Dần về sau, những tiến bộ của y học đã thúc đẩy sự phát
triển đi theo các hướng chuyên ngành sâu, theo từng giai đoạn phát triển của y
học. Người ta quan niệm PHCN là giai đoạn thứ ba của y học hiện đại sau
bước một là y học điều trị và bước hai là y học dự phòng.
Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, kinh tế học, xã hội
học, giáo dục và kỹ thuật phục hồi làm giảm tối đa tác động của giảm chức
năng và khuyết tật bảo đảm cho người khuyết tật do hậu quả của ốm đau và
tai nạn, tật bẩm sinh, tuổi cao... hội nhập hoặc tái hội nhập xã hội, có những
cơ hội bình đẳng tham gia vào các hoạt động xã hội. Phục hồi chức năng bao
gồm các biện pháp tập luyện, thay đổi môi trường, xã hội. Phục hồi chức năng
là một phương pháp nhờ đó NKT được hồn lại sức khoẻ và khả năng tự hoạt
động trong cuộc sống của mình. [36].
Chuyên ngành PHCN được hình thành và phát triển rõ rệt sau Đại
chiến thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) và Đại chiến thế giới lần thứ hai
(1940 - 1945) sau khi để lại hàng triệu người tàn phế do vết thương chiến
tranh được cứu sống nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại. Nhưng rất nhiều người
trong số đó bị khuyết tật, khơng sinh hoạt độc lập được, mất khả năng lao



9
động, phải phụ thuộc vào gia đình, xã hội. Các nhà nghiên cứu về ngoại
khoa, chấn thương chỉnh hình, các nhà xoa bóp vận động, các nhà xã hội đã
nghiên cứu sử dụng các biện pháp vật lí trị liệu trong đó có trị liệu vận động
là cơ bản...và dần dần chuyên ngành PHCN ra đời và phát triển.
Phục hồi chức năng được hiểu là: "Áp dụng các vấn đề y học, xã hội,
hướng nghiệp, giáo dục nhằm hạn chế ảnh hưởng của khiếm khuyết, giảm
chức năng do tàn tật tạo điều kiện cho người tàn tật hội nhập, tái hội nhập xã
hội, có cơ hội bình đẳng tham gia vào các hoạt động trong cộng đồng". Hay
nói cách khác, là "Sự khôi phục đầy đủ nhất những cái bị mất đi do bệnh tật,
tổn hại hoặc khuyết tật bẩm sinh" Sự phục hồi của cá nhân liên quan rất nhiều
đến sinh thái môi trường và các mối quan hệ trong xã hội.[43], [50], [51].
Phục hồi chức năng cho NKT không phải chỉ là công tác y tế đơn thuần
mà nó cịn có ý nghĩa nhân đạo, kinh tế, xã hội và pháp lí sâu sắc. Mục đích
của PHCN bao gồm:
- Hoàn lại một cách tối đa thể chất, tinh thần và nghề nghiệp.
- Ngăn ngừa tổn thương thứ phát.
- Tăng cường tối đa khả năng còn lại của NKT để giảm hậu quả khuyết
tật của bản thân, gia đình và xã hội.
- Thay đổi tích cực nhận thức, thái độ và hành vi của xã hội, các thành
viên trong gia đình và chính bản thân NKT, coi NKT cũng là một thành viên
bình đẳng trong cộng đồng.
- Cải thiện các điều kiện nhà ở, trường học, giao thông...để NKT có thể
tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội. Người khuyết tật không phải
lúc nào cũng làm được những việc mà người bình thường có thể làm hoặc
khơng làm theo cách của người bình thường được.


10
- Động viên được toàn xã hội nhận thức được việc phịng ngừa khuyết

tật là cơng việc chung của cộng đồng, xã hội và tích cực tham gia vào hoạt
động này.
Khuynh hướng trước đây cho rằng, quá trình PHCN cho người khuyết
tật chỉ được bắt đầu khi một hoặc nhiều bộ phận trong cơ thể đã bị mất chức
năng hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn. Ngày nay, quan điểm về PHCN cho
người khuyết tật được xác định kể từ khi chưa bị bệnh, người ta gọi đó là
"phục hồi dự phịng" [31], [43], [46]
Có nhiều hình thức phục hồi chức năng khác nhau, trong thực tế có các
hình thức phục hồi chức năng cơ bản sau đây:
*Phục hồi chức năng tại các trung tâm: Đây là hình thức PHCN đã được
áp dụng từ lâu, để chỉ tình trạng một khi hầu hết hoặc tất cả mọi dịch vụ phục
hồi chức năng đều được tập trung tại viện hoặc tại trại dành cho người khuyết
tật. Phục hồi chức năng tại trung tâm có nhiều thuận tiện về điều kiện cán bộ
kỹ thuật, cơ sở vật chất và trang thiết bị, có thể phục hồi được những trường
hợp khó và nặng. Tuy nhiên, hình thức này địi hỏi chi phí cao, trong khi số
lượng người được phục hồi không nhiều và gây rất nhiều bất tiện cho bản
thân người khuyết tật và gia đình họ một khi họ phải sống xa nhà. Điều này
làm cho người khuyết tật được phục hồi khó chấp nhận các trung tâm.
*Phục hồi chức năng ngoài trung tâm: Đây là hình thức đưa cán bộ phục
hồi chức năng cùng phương tiện xuống cộng đồng hay là phục hồi chức năng
ngồi viện. Với hình thức này, số lượng người khuyết tật được phục hồi chức
năng có thể tăng lên chút ít và khắc phục được nhiều khó khăn cho bản thân
và gia đình người khuyết tật. Tuy vậy, chi phí cho phục hồi chức năng ngồi
trung tâm rất lớn và khó có thể đảm bảo được đủ nhân lực và trang bị. Phục
hồi chức năng dựa vào cộng đồng khắc phục được những khó khăn này .


11
*Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: là một chương trình y tế được
xã hội hóa cao. Những kiến thức phòng ngừa và PHCN cho người khuyết tật

được truyền đạt từ người thầy thuốc đến nhân viên y tế thơn bản, đến người
khuyết tật và gia đình họ. Với sự giúp đỡ của nhân viên y tế thôn bản, người
khuyết tật có thể được tập luyện tại nhà bằng việc sử dụng các dụng cụ thích
ứng có ở địa phương. [39].
Trong hình thức CBR, người quản lý chương trình có trách nhiệm trực
tiếp hoặc gián tiếp chuyển giao kiến thức và các kỹ năng phục hồi chức năng
đến tận người khuyết tật; gia đình người khuyết tật và thành viên của cộng
đồng. Cộng đồng có trách nhiệm tham gia lập kế hoạch quyết định triển khai
đánh giá chương trình. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cần có sự tham
gia của nhiều ngành, sự hợp tác chặt chẽ giữa cán bộ và chính quyền các cấp
và các ngành.
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được triển khai với sự phối hợp
chung của chính bản thân NKT, gia đình họ và cộng đồng thơng qua những
dịch vụ y tế, giáo dục, hướng nghiệp và xã hội thích hợp [30]. Phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng đáp ứng được cả 5 mức độ về nhu cầu cơ bản của
con người [39].
Năm 1994, Tổ chức Y tế Thế giới và Liên đoàn Lao động Quốc tế đã
thống nhất định nghĩa: "Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là chiến lược
phát triển của cộng đồng về PHCN, bình đẳng về cơ hội, hội nhập xã hội của
mọi người khuyết tật, triển khai phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng thuộc
về trách nhiệm của cộng đồng, bản thân người khuyết tật và gia đình của họ
thơng qua các dịch vụ y tế, giáo dục, hướng nghiệp và xã hội” [39].
- Phân bố hệ thống phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Nhiệm vụ
phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được phân bố cho nhiều nguồn nhân


12
lực ở các tuyến khác nhau, đòi hỏi sự điều hành của các Bộ, ngành, chính
quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ (NGO). Trong đó:
Tuyến huyện: Có nhiệm vụ khám với mục đích là xác định chẩn đốn

NKT, từ đó có thể điều trị, như phẫu thuật điều trị co rút...Giáo dục trẻ khuyết
tật, như: cung cấp giáo viên. Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ hướng
nghiệp, như: giám định khả năng làm việc và hướng nghiệp... và cung cấp các
dụng cụ chỉnh hình đơn giản và các dụng cụ thích ứng khác cho NKT.
Tuyến tỉnh: Khám và điều trị y học cho những trường hợp khó khăn hơn
và những trường hợp không tiến bộ tại cộng đồng hoặc tuyến huyện, đồng
thời tiến hành giáo dục đặc biệt và giáo dục hướng nghiệp, như: đánh giá toàn
diện và cung cấp các dụng cụ phục hồi chức năng tiêu chuẩn.
Tuyến trung ương: Có nhiệm vụ chẩn đốn y học tồn diện, điều trị các
trường hợp đặc biệt, ít gặp; đồng thời phục hồi chức năng toàn diện và đào tạo
cao cấp ở các viện, các trường tổng hợp.
1.2. Tình hình thực hiện Chƣơng trình phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng hiện nay
1.2.1. Thế giới
Năm 1974, tại Iraq đã xẩy ra một vụ ngộ độc làm phần lớn dân thường
cả trẻ em và người lớn trong một vùng nông thôn bị liệt, teo cơ. Sau khi xẩy
ra, tại đây nhân dân đã tự luyện tập, kết hợp với việc sử dụng các dụng cụ
thích hợp các dụng cụ thích nghi có tại địa phương. Sau gần 3 năm luyện tập,
Tổ chức Y tế thế giới đã cử các đoàn chuyên viên về kiểm tra, đánh giá thấy
trên 80% người bị liệt, teo cơ đã được phục hồi, nhiều người đã trở về với lao
động sản xuất bình thường, trẻ em đi học trở lại. Tất cả các người bệnh tại đây
đã được cán bộ y tế địa phương giúp đỡ tại cộng đồng. Từ đó năm 1976 đã
đưa ra Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Năm 1978, vấn
đề này được nêu trong Hội nghị bàn về chăm sóc sức khoẻ ban đầu và sức


13
khoẻ cho mọi người đến năm 2000. Hội nghị được cộng đồng thế giới chấp
thuận và Chương trình CBR được lồng ghép chặt chẽ trong Chương trình
mạng lưới CSSKBĐ. Tất cả những nơi đã triển khai CSSKBĐ đều có thể áp

dụng Chương trình CBR [13], [38], [41], [42].
Năm 1979, Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã
tiến hành thử nghiệm ở 10 nước, năm 1982 lại tiếp tục thử nghiệm và đã đưa
ra 23 nhu cầu cơ bản của con người [18], [39].
Năm 1981, Liên hợp quốc phát động năm quốc tế về người tàn tật, khởi
đầu về sự quan tâm đến vấn đề người tàn tật của cộng đồng quốc tế.
Năm 1982, Chương trình thế giới hành động vì người tàn tật đã tuyên bố
thập kỷ đầu tiên người tàn tật (1983 - 1992). Mục tiêu của thập kỷ người tàn
tật nhằm phòng ngừa các nguyên nhân gây tàn tật, phục hồi chức năng, sự
tham gia tối đa và sự bình đẳng tối đa của người tàn tật.
Qua nhiều thập kỷ triển khai và nghiên cứu về phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng, chứng minh đây là một hình thức phục hồi chức năng rất có
hiệu quả, phù hợp với hồn cảnh kinh tế của các nước đang phát triển.
Tại Châu Á, năm 1992 đã có 33 nước tham gia và tuyên bố giai đoạn
1993 - 2002 là thập kỷ người tàn tật Châu Á và Thái Bình Dương, đồng thời
triển khai nhiều Chương trình nhằm cải thiện chất lượng sống của người tàn
tật, trong đó phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được chọn là một biện
pháp phù hợp để giải quyết vấn đề NKT.
Đến nay, Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã phát
triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhiều bài học kinh nghiệm thu nhận
được từ việc triển khai Chương trình CBR ở các nước đang phát triển, ở Châu
Phi, Châu Á, Ấn Độ, Nam Mỹ... chất lượng cuộc sống của người khuyết tật
được cải thiện rõ rệt và cộng đồng ngày càng tích cực tham gia vào Chương
trình nhằm giúp đỡ người tàn tật [47].


14
Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng có tám nội dung
hoạt động chủ yếu sau:
- Phát hiện thương tật và đề phòng khuyết tật.

- Tăng cường sự phát triển tối đa ở trẻ em trước khi đi học qua sự kích
thích sớm trong khi chơi đùa.
- Huấn luyện về giao tiếp cho người khuyết tật về nghe, nói.
- Huấn luyện những sinh hoạt hàng ngày (ăn, mặc, vệ sinh cá nhân và
các công việc nội trợ).
- Huấn luyện lao động thơng qua sản xuất.
- Học tập.
- Hồ nhập xã hội.
- Tìm việc làm và tăng thu nhập[34].
1.2.2. Việt Nam
Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, Việt Nam có trên 6 triệu
người khuyết tật, trong đó khoảng 2 triệu là trẻ em, 42% có nhu cầu PHCN.
Tỷ lệ các dạng khuyết tật: khó khăn vận động chiếm 42%, khó khăn về học
chiếm 23%, khó khăn nghe nói chiếm 22%, khó khăn về nhìn chiếm 7%, hành
vi xa lạ chiếm 4%, động kinh chiếm 1%, mất cảm giác chiếm 1%. Tỷ lệ người
có nhu cầu PHCN là 47% [17]. Một nghiên cứu gần đây nhất (2007) của
Ngân hàng thế giới trên 1020 hộ gia đình tại Thái Bình cho thấy tỷ lệ khuyết
tật tại đây là 31,6% [49]. Trong số NKT có nhu cầu phục hồi chức năng thì
75% đến 80% có thể phục hồi chức năng tại cộng đồng [36].
Các văn bản liên quan đến công tác Phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng.
- Luật Người khuyết tật đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010.


15
- Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm
2009.
- Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2008 của Thủ

tướng Chính phủ về Phê duyệt "Qui hoạch mạng lưới khám chữa bệnh đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020". Quan điểm Qui hoạch đã đề cập đến
nội dụng PHCN là từng bước chuyển cơ sở điều dưỡng PHCN thành bệnh
viện Phục hồi chức năng.
- Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về Phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế
Việt Nam giai đoạn đến năn 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Thơng tư số 12/BYT-TT ngày 18/11/1993 của Bộ Y tế hướng dẫn xây
dựng và phát triển công tác phục hồi chức năng.
- Quyết định số 1178/QĐ-BYT ngày 12/6/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc phê duyệt dự án phát triển chuyên ngành PHCN đến năm 2000.
- Quyết định số 1895/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về Quy chế bệnh viện, tổ chức hoạt động khoa phục hồi chức năng trong các
bệnh viện đa khoa và chuyên khoa.
- Quyết định 963/QĐ-BYT ngày 02/4/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành bản Quy định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của bệnh
viện điều dưỡng và phục hồi chức năng thuộc sở Y tế tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương.
- Thông tư số 10/99/TT-BYT ngày 09/6/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế
hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của bệnh viện điều
dưỡng -phục hồi chức năng các bộ ngành quản lý.


16
- Văn bản 826/YT-KH ngày 26/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Kế
hoạch chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, phương hướng phát triển
chuyên ngành phục hồi chức năng giai đoạn 2001-2005.
- Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày19/3/2001 của Thủ Tướng
Chính phủ "Về việc phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân
dân giai đoạn 2001- 2010".

- Công văn số 882/YT-ĐTr ngày 04 tháng 02 năm 2002 của Bộ Y tế
gửi uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc về việc tăng cường xây
dựng và phát triển công tác phục hồi chức năng.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 102/2002/QĐ-BYT ngày
14/01/2002 về việc ban hành Danh mục các dịch vụ kỹ thuật Phục hồi chức
năng và các bệnh, nhóm bệnh điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh
viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng được Bảo hiểm xã hội thanh toán.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 177/2002/QĐ-BYT ngày
21/1/2002 về việc ban hành khung giá các dịch vụ kỹ thuật Phục hồi chức
năng và ngày điều trị của các bệnh, nhóm bệnh điều trị tại các cơ sở khám
chữa bệnh, Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng được Bảo hiểm y tế
thanh toán.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 370/2002/QĐ-BYT ngày
07/2/2002 về việc ban hành Chuẩn quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2001-2010.
* Các giai đoạn của của Chương trình.
- Từ trước năm 1987: ở Việt Nam chưa có số liệu điều tra cơ bản về
NKT, tuy nhiên số lượng NKT do hậu quả của chiến tranh, tai nạn giao thông,
tai nạn nghề nghiệp, bệnh dịch khá cao. Mặt khác, ước tính khoảng 80% NKT
sống tại cộng đồng khơng có cơ hội tiếp cận các dịch vụ PHCN. Phục hồi
chức năng chủ yếu dựa vào các khoa PHCN của các bệnh viện Trung ương,
các Trung tâm PHCN...và chỉ có dưới 5% tổng số NKT được hưởng dịch vụ


17
PHCN này [6]. Đội ngũ cán bộ PHCN tại cộng đồng cịn thiếu hụt: tuyến tỉnh
có khoảng 5-10%, tuyến huyện có khoảng 1% và tuyến xã là 0% [6]. Để giải
quyết vấn đề NKT tại cộng đồng, Hội đồng Bộ trưởng đã có văn bản số
405/VP ngày 17 tháng 02 năm 1987 cho phép Bộ Y tế triển khai Chương trình
phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho NKT của Việt Nam.
- Giai đoạn 1 (1987 - 1992): Chương trình phục hồi chức năng dựa vào

cộng đồng được triển khai lần đầu tiên tại tỉnh Tiền Giang (1987) và sau đó
Hải Dương (1988), Vĩnh Phúc (1989). Sau 3 năm triển khai, Ban chủ nhiệm
Chương trình PHCN dựa vào cộng đồng, thuộc Bộ Y tế, được thành lập và đã
xây dựng một mơ hình triển khai PHCN dựa vào cộng đồng ở Việt Nam.
- Giai đoạn 2 (1993 – 1997): Thực hiện Thông tư của Bộ Y tế về PHCN
dựa vào cộng đồng (Thông tư số12/BYT-TT ngày 18 tháng 11 năm 1993).
Giai đoạn này được triển khai rầm rộ Chương trình PHCN dựa vào cộng đồng
tại nhiều tỉnh, thành phố, tuy nhiên, đó cũng vẫn chỉ là triển khai điểm ở một
số huyện, xã của một số tỉnh, thành. Phương thức triển khai tuy đa dạng
nhưng vẫn sử dụng mô hình PHCN dựa vào cộng đồng do Bộ Y tế hướng
dẫn. Trong giai đoạn này, Pháp lệnh về người khuyết tật của Quốc hội (1997)
đã đánh dấu một bước quan trọng trong lịch sử của người tàn tật Việt Nam.
- Giai đoạn 3 (1998 - 2004): Thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật.
Trong giai đoạn này, PHCN dựa vào cộng đồng được triển khai thêm ở một
số tỉnh, thành bằng nguồn kinh phí của Bộ Y tế, của địa phương và nguồn
kinh phí của các tổ chức phi chính phủ. Phương thức triển khai tuy đa dạng
nhưng vẫn sử dụng mơ hình CBR do Bộ Y tế hướng dẫn.
*Nội dung Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
- Phát hiện thương tật ở trẻ em, người lớn có khó khăn về nghe, nói, nhìn,
vận động, người bị động kinh, người chậm phát triển tinh thần, người có hành vi
xa lạ, người mất cảm giác tay, chân và người có thương tật khác. Nội dung này do


18
cán bộ y tế đội, y sỹ ở xã hoặc cán bộ khác tham gia Chương trình PHCN dựa vào
cộng đồng thực hiện tại nhà người có khuyết tật.
- Tăng cường sự phát triển tối đa ở trẻ em trước khi đi học qua sự kích
thích sớm trong khi chơi đùa. Nội dung này được thực hiện tại nhà do chính
người trong gia đình thực hiện.
- Huấn luyện về giao tiếp cho người khuyết tật về nghe, nói. Nội dung

này được thực hiện tại nhà và do người trong gia đình thực hiện.
- Huấn luyện những sinh hoạt hàng ngày, như: ăn, mặc, vệ sinh cá nhân
và các công việc nội trợ. Nội dung này được thực hiện tại nhà và do người
trong gia đình thực hiện.
- Huấn luyện và vận động sản xuất ra những phương tiện cần thiết giúp
đỡ cộng đồng. Nội dung do người trong gia đình thực hiện tại nhà.
- Học tập do giáo viên địa phương thực hiện tại trường làng.
- Hoà nhập xã hội được thực hiện tại cộng đồng do Uỷ ban nhân dân,
các đồn thể, gia đình, y tế, cộng đồng và bản thân người khuyết tật thực hiện.
- Tìm việc làm và tăng thu nhập. Nội dung này được thực hiện tại nhà,
cộng đồng, trạm y tế, bệnh viện huyện, tỉnh do Uỷ ban nhân dân, các đồn
thể, gia đình, y tế, cộng đồng và bản thân người khuyết tật thực hiện.
- Hệ thống tham vấn chuyên môn, bao gồm: khám và tham vấn về sức
khoẻ, phân loại người khuyết tật theo chuyên khoa để khám và sử dụng các kỹ
thuật PHCN phù hợp với từng đối tượng. Nội dung này được thực hiện tại trạm y
tế, bệnh viện huyện, tỉnh do cán bộ y tế và bản thân người khuyết tật thực hiện.
- Lưu trữ hồ sơ y tế: do cán bộ tham gia Chương trình thực hiện.
- Báo cáo: do cán bộ tham gia Chương trình thực hiện.
- Theo dõi: do cán bộ tham gia Chương trình thực hiện.
- Lượng giá: do cán bộ tham gia Chương trình thực hiện.


19
- Tái lập Chương trình: do cán bộ tham gia Chương trình thực hiện [7],
[15], [21].
*Kết quả của Chương trình Phục hồi chức năng dựa và cộng đồng đã
đạt được: ở Việt Nam, với sự giúp đỡ của Uỷ ban cứu trợ nhi đồng Thuỵ
Điển, từ năm 1987 dự án phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã được
triển khai thí điểm tại tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương…Sau gia
đoạn thí điểm thành cơng, CBR nhanh chóng được mở rộng và triển khai

tại nhiều tỉnh thành phố trên phạm vị cả nước. Phục hồi chức năng dựa và
cộng đồng được xem là chiến lược tốt để giải quyết vấn đề NKT, phù hợp
với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và truyền thống văn hóa đặc thù của
Việt Nam. Cho đến nay, Chương trình CBR đã được triển khai trên 51
tỉnh, thành phố; 374 huyện, thị xã; 4852 xã phường trong cả nước [48], và
đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể như sau:
- Hình thành được hệ thống tổ chức khoa phục hồi chức năng của các
tuyến Trung ương - Tỉnh - Huyện trong các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa,
đảm bảo cho người bệnh nội trú được phục hồi kịp thời, phòng tránh thương
tật thứ cấp. Hiện nay cả nước có 39 bệnh viện điều dưỡng PHCN, trong đó có
01 bệnh viện điều dưỡng PHCN trung ương, 34 bệnh viện điều dưỡng PHCN
trực thuộc tỉnh, thành phố, 02 bệnh viện điều dưỡng PHCN trực thuộc Tổng
cơng ty Bưu chính viễn thơng, 02 bệnh viện chỉnh hỉnh PHCN trực thuộc Bộ
Lao động, thương binh và xã hội cùng nhiều trung tâm điều dưỡng PHCN và
trung tâm chỉnh hình khác, hình thành mạng lưới cơ ssở điều dưỡng PHCN
trên cả nước [48],
Các cơ sở PHCN ở nước ta đã phát triển nhanh chóng trong 24 năm qua
100% bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế và 90% các bệnh viện đa khoa
tuyến tỉnh, thành phố có khoa Vật lí trị liệu - PHCN để chăm sóc sức khoẻ,
PHCN cho người bệnh và NKT, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động CBR ở địa


20
phương [46]; 9/9 trường Đại học Y có bộ mơn PHCN và đặc biệt là sự phát
triển về PHCN của trung tâm y tế huyện và nâng cấp trạm y tế xã tăng lên rõ
rệt [1], [6], [8].
Chuyển đổi mạng lưới điều dưỡng thụ động sang hoạt động chủ động
tích cực, lấy phục hồi chức năng làm nội dung chính. Sự chuyển đổi đã được
thực hiện ở tất cả các tỉnh và thành phố, các bộ, ngành, tiến tới đã hình thành
hệ thống bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng.

Đưa Chương trình giảng dạy mơn học Phục hồi chức năng vào trong
các trường trung học, Đại học y. Trên cơ sở đó, bộ mơn Phục hồi chức năng
của các trường đã được củng cố, xây dựng (hiện nay tất cả các tỉnh, thành phố
đều có tổ, bộ mơn phục hồi chức năng trong các trường trung học y tế).
- Xây dựng mạng lưới CBR, lồng ghép trong hệ thống chăm sóc sức
khoẻ ban đầu, phát hiện sớm người khuyết tật để phục hồi và đưa họ trở lại
với cuộc sống cộng đồng.
Từ năm 1987, khi Việt Nam bắt đầu tham gia Chương trình CBR mới
có 2 tỉnh, thành phố triển khai, đến nay đã có 51 tỉnh, thành tham gia Chương
trình; từ 2 huyện năm 1987, đến nay đã có 374 huyện tham gia; đặc biệt từ 6
xã tham gia, đến năm 2011 đã có 4852 xã tham gia Chương trình CBR, [3],
[18], [33], [48]
- Bước đầu hình thành trong các trường hệ thống các bộ môn đào tạo
kỹ thuật viên Vật lý trị liệu trung học, cử nhân đại học, cử nhân cao đẳng, bác
sỹ chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sỹ, tiến sỹ về phục hồi chức năng.
Đến năm 2004, tồn quốc có 698 cán bộ PHCN tuyến tỉnh, trong đó, có
31% là bác sỹ, 2% cử nhân vật lý trị liệu, 67% là kỹ thuật viên vật lý trị liệu
và 1% kỹ thuật viên chỉnh hình. Trong số các bác sỹ PHCN, có 28% được đào
tạo sau đại học về PHCN. Cán bộ PHCN dựa vào cộng đồng đã được tập huấn


21
về triển khai chương trình, trong đó cán bộ CBR tuyến tỉnh được tập huấn
chiếm 21%, cấp xã chiếm 49% và cộng tác viên chiếm 30% [6].
Ban điều hành Chương trình CBR các cấp được thành lập, cụ thể, ở các
tỉnh đã triển khai Chương trình CBR, thì ở cấp tỉnh có 85,6% số tỉnh đã thành
lập, 82,4% thành lập Ban điều hành cấp huyện và 85,3% có thành lập Ban
điều hành cấp xã. Hoạt động của Ban điều hành Chương trình CBR ở các cấp
rất tồn diện, như lập kế hoạch hoạt động (>90%), triển khai hoạt động trên
90%, giám sát (>80%) và điều phối Chương trình...[6].

- Chất lượng cuộc sống của NKT bước đầu đã được cải thiện:
Triển khai Chương trình CBR đã hỗ trợ nhiều mặt cho NKT, cụ thể: có
64% người lớn khuyết tật và 71% trẻ em khuyết tật được hưởng các dịch vụ
hỗ trợ từ Chương trình CBR[6]. Tỷ lệ NKT hội nhập là 45%; người khuyết tật
có cơng ăn việc làm là 12%, trong đó, 54% NKT được nhận hỗ trợ việc làm
và 24% người khuyết tật được vay vốn sản xuất, kinh doanh; sức khoẻ của
người khuyết tật được cải thiện hơn trước (54,4%) [8]. Một báo cáo về CBR
tại tỉnh Bình Dương cho thấy, tỷ lệ người khuyết tật PHCN có kết quả là
67,42%; NKT hội nhập là 36,33%, tự sinh hoạt được là 20,22% và sinh hoạt
được một phần là 43,45% [9], [28].
Trẻ em khuyết tật được đi học chiếm 38%, trong đó có 34% trẻ khuyết tật
đi học được miễn học phí, 7% được cấp kinh phí hỗ trợ [8], [11]. Tại tỉnh Bến
Tre, sau khi triển khi Chương trình CBR đã có 26% trẻ em khuyết tật được
đến trường [32], [47].
Người khuyết tật được khám và chữa bệnh, cụ thể có 56,5% người lớn
khuyết tật và 73,6% trẻ em khuyết tật được đi khám tại tuyến trên, có từ
37,9% đến 43,2% người khuyết tật được tập luyện về vận động, 34,6% người
lớn khuyết tật và 18,6% trẻ em khuyết tật được cấp thuốc điều trị, đồng thời
người khuyết tật còn được phẫu thuật từ 6,7% đến 12,2% [5], [6].


22
- Động viên sự tham gia của cộng đồng vào Chương trình CBR.
Sự hiểu biết của bản thân NKT và các hộ gia đình về CBR được cải
thiện, cụ thể có 94,5% NKT hiểu Chương trình CBR đã thực hiện nhiều hoạt
động cho NKT. Người khuyết tật đã hiểu được nguyên nhân gây khuyết tật và
tham gia các cuộc gặp mặt của địa phương với gia đình NKT (34,4%)... [6].
Thay đổi nhận thức của người khuyết tật: hầu hết người lớn khuyết tật
và (97,5%) trẻ đều thích hoạt động của CBR và 56,8% đến 59,% NKT thích
được hướng dẫn luyện tập tại nhà.

Hầu hết các thành viên (93 - 96%) của Hội Phụ nữ, hội Chữ thập đỏ,
Ban Dân số gia đình và trẻ em đều tham gia vào hoạt động CBR. Có 85%
thành viên các tổ chức này tham gia hỗ trợ trẻ em khuyết tật đi học, 69,4%
thành viên Hội Phụ nữ tham gia hướng dẫn luyện tập tại nhà cho NKT.
- Tranh thủ được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, đã góp phần đáng
kể xây dựng phát triển công tác PHCN.
Giúp đỡ về kinh phí: Trong giai đoạn 1993 – 1997, hầu hết kinh phí của
Chương trình CBR là do các tổ chức nước ngồi tài trợ (71,2%), kinh phí của
địa phương cấp chỉ chiếm dưới một phần tư so với thực tế. Đến giai đoạn
1998 - 2004 kinh phí chủ yếu là từ địa phương cung cấp (99,4%), nguồn kinh
phí từ nước ngồi chiếm 0,5% [23], [24].
Giúp đỡ về chun mơn: Chương trình CBR đã được sự giúp đỡ tích
cực của các giảng viên quốc tế trong các chương trình tập huấn, cụ thể: về tập
huấn cơ bản chiếm 40% ở cấp tỉnh là giáo viên quốc tế, 35% ở cấp huyện;
trong chương trình tập huấn nâng cao, giảng viên quốc tế chiếm 10% ở tuyến
tỉnh và huyện; tập huấn về quản lý điều hành, giảng viên quốc tế chiếm 40% ở
tuyến tỉnh và 25% ở tuyến huyện [6].
- Cung cấp các dụng cụ thích ứng để hỗ trợ NKT và các văn bản chính
sách đã được thay đổi để phù hợp với triển khai Chương trình.


23
Các địa phương đã sản xuất các dụng cụ đáp ứng được 36,7% đối với
người lớn khuyết tật và 35,2% trẻ em khuyết tật, trong đó có 84,4% đến 85%
người khuyết tật được hướng dẫn cách sử dụng dụng cụ [3], [4].
Nhà nước và các bộ, ngành.. đã có các văn bản pháp luật, văn bản
hướng dẫn góp phần thành cơng của Chương trình CBR...
1.3. Mơ hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng hiện nay.
1.3.1 Việt Nam: Bộ Y tế đã đưa ra 11 giải pháp để thực hiện mơ hình
CBR, bao gồm:

- Tăng cường truyền thơng, giáo dục sức khoẻ cho nhân dân hiểu rõ vai
trò, tầm quan trong của PHCN trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khoẻ, đặc biệt phịng ngừa khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm,
PHCN. Tham mưu cho lãnh đạo, chính quyền các cấp, các cơ quan có thẩm
quyền hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của PHCN, chú trọng đầu tư đúng mức cho
PHCN.
- Bộ Y tế tăng cường cơng tác quản lí nhà nước trong lĩnh vực PHCN,
từng bước hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật về công tác PHCN và
PHCNDVCĐ. Bổ sung sửa đổi qui chế bệnh viện trong đó có qui chế bệnh
viện chuyên khoa Điều dưỡng - PHCN, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cơ
cấu tổ chức các khoa phòng của bệnh viện PHCN hiện đại, đầy đủ đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của nhân dân về PHCN. Bộ Y tế tăng cường kết hợp
chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan để chỉ đạo các hoạt động PHCN trên cả
nước một cách thống nhât, đồng bộ và hiệu quả hơn.
- Tiếp tục củng cố và kiện toàn mạng lưới bệnh viện chuyện khoa Điều
dưỡng - PHCN trong toàn quốc. Khuyến khích các tỉnh, thành phố chưa có
bệnh viện chuyện khoa Điều dưỡng - PHCN khẩn trương đầu tư xây dựng
bệnh viện để thực hiện tốt PHCN cho NKT, người bị bệnh nghề nghiệp và các
đối tượng khác có nhu cầu.


24
- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực về vật lí trị liệu, phục
hồi chức năng cho Bệnh viện, bao gồm bác sỹ, điều dưỡng, kĩ thuật viên. Bộ
Y tế khuyến khích các thầy thuốc học tập trung nâng cao trình độ lên chuyên
khoa cấp I và cấp II, đặc biệt khuyễn khích học lên Tiến sỹ và Thạc sỹ.
Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp y khoa trong cả nước cần đào
tạo chuyên ngành PHCN, tăng chỉ tiêu đào tạo bác sỹ chuyên khoa PHCN, kĩ
thuật viên PHCN.
Củng cố và phát triển bộ môn PHCN ở các trường Đại học Y, hình

thành mạng lưới đào tạo kĩ thuật viên PHCN ở một số trường Cao đẳng, trung
cấp y tế; bổ sung sửa đổi một số nội dung chương trình đào tạo và đào tạo liên
tục về PHCN đáp ứng yêu cầu thực tiến.
Các Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng, các khoa vật lí trị
liệu - PHCN của các Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh chú trọng công tác đào tạo
liên tục và làm tốt cơng tác chỉ đạo tuyến, tập huấn bơì dưỡng chuyên môn
cho tuyến dưới.
Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên ngành
Phục hồi chức năng.
- Hiện đại hoá Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng, đẩy nhanh
tốc độ phát triển khoa học công nghệ và kĩ thuật y học cao trong chuyên
ngành PHCN. Mở rộng các khoa, các chuyên ngành sâu về PHCN theo hướng
PHCN riêng biệt cho từng loại bệnh.
Tăng cường đầu tư trang thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng, các bệnh viện
từng bước mua sắm đủ các trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết cho chuyên khoa
PHCN; Xây dựng học cải tạo nâng cấp các cơ sở PHCN trên toàn quốc, chú
trọng phát triển các kỹ thuật PHCN, tránh coi trọng đầu tư vào nghỉ dưỡng mà
giảm đi các hoạt động PHCN.
Khẩn trương ứng dụng thông tin trong quản lí bệnh viện.


25
- Chú trọng công tác PHCN tại cơ sở khám chữa bệnh, các bệnh viện
Điều dưỡng – Phục hồi chức năng, phải phối hợp chặt chẽ vói các Bệnh viện
đa khoa, tiến hành PHCN cho người bệnh ngay từ giai đoạn sau cấp cứu và
trong quá trình nằm viện: ứng dụng các kĩ thuật chuyên sâu về PHCN, kết
hợp PHCN với y học cổ truyền đáp ứng yêu cầu về PHCN ngày càng cao của
người bệnh và NKT.
- Đối mới cơ chế quản lí Bệnh viện, tổ chức cho cán bộ bệnh viện làm
thêm các dịch vụ y tế ngoài giờ hành chính, dịch vụ y tế tự nguyện … vừa

đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân vừa có nguồn thu góp phần
cải thiện đời sống cán bộ Bệnh viện.
Đa dạng hoá các nguồn đầu tư, bên cạnh nguồn đầu tư từ ngân sách nhà
nước cần tranh thủ các nguồn đầu tư khác từ tập thể và cá nhân dười dạng vay
vốn, liên kết theo đúng các quy định của nhà nước.
Bên cạnh phát triển các dịch vụ chuyên môn, phát triển các dịch vụ hậu
cần Bệnh viện. Đó là dịch vụ ni dưỡng người bệnh, vệ sinh công nghiệp,
dịch vụ làm sạch đồ vải đảm bảo trang phục y tế luôn sạch đẹp. Tổ chức dinh
dưỡng có dây truyền nấu ăn cơng nghiệp, hoạt động theo cơ chế hoạch tốn,
phục vụ khơng vì lợi nhuận
- Củng cố và tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, chuyển giao kĩ thuật
công nghệ hiện đại và đào tạo cán bộ cho tuyến trước. Đưa những thành quả y
tế tới cộng đồng, để chia sẻ những kiến thức, những kinh nghiệm trong hoạt
động chun mơn, cơng tác quản lí cho tuyến dưới, rút ngắn khoảng cách về
chất lượng và hiệu quả điều trị giữa Bệnh viện tuyến trên và Bệnh viện tuyến
dưới, tạo điều kiện để mọi người dân được tiếp cận và hưởng mọi dịch vụ y tế
có chất lượng cao, góp phần thực hiện cơng bằng trong chăm sóc sức khoẻ,
giảm tình trạng q tải ở tuyến trên.


×