Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Hiệu quả thực hiện mô hình hầm khí sinh học (biogas) trong xử lý chất thải chăn nuôi tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.72 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

cK

in

h

tế
H

uế

-----  -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đ
ại

họ

HIỆU QUẢ THỰC HIỆN MÔ HÌNH HẦM KHÍ SINH HỌC
(BIOGAS) TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Thò Xuân



Th.S Lê Thanh An

ng

Sinh viên thực hiện:
Lớp: K44 TNMT

Tr

ườ

Niên khóa: 2010 - 2014

Huế 05/2014


Lờ
i Cả
m Ơn

Tr

ườ

ng

Đ
ại


họ

cK

in

h

tế
H

uế

Qua bốn năm họ
c tập và rèn luyệ
n tại trườ
ng Đại học Kinh tếHuế
, Đạ
i học Huế,
ngoài sựnỗlực củ
a bản thân, sựdạy dỗtậ
n tình của quý Thầy Cô, Cơ quan thực tập, sự
độ
ng viên giúp đỡcủa bạn bè và ngườ
i thân, tôi đã hoàn thành Khóa luậ
n tốt nghiệp củ
a
mình.
Đểhoàn thành Khóa luậ
n tốtnghiệp này, tôi xin bày tỏlòng biếtơn sâu ắ

sc tới Thầy
giáo Th.S Lê Thanh An đã tận tình hư
ớng dẫ
n tôi trong suốtquá trình thực tập.
Xin chân thành cảm ơncác Thầy, Cô giáo đã hướ
ng dẫ
n và truyền thụkiến thức khoa
học chuyên ngành KTTNMT trong suốtnăm tháng sinh viên.
Qua đây tôi cũng xin gử
i tới các cô, chú, anh, chịtrong Trạm khuyế
n nông và Ủy ban
Nhân dân huyện Nghi Lộc cùng bà con nhân dân huyện Nghi Lộc lời cảm ơn sâu ắ
sc vì đã tạ
o
mọi điề
u kiện thuận lợi giúp tôi thu thập sốliệ
u ngoại nghiệp cũng như các àit liệu nghiên
cứu liên quan tớiKhóa luận này.
Cảm ơn gia ìđnh và bạ
n bè đã động viên, giúp đỡ,tạo mọi điề
u kiệ
n thuậ
n lợi giúp
tôi hoàn thành Khóa luậ
n tốtnghiệp này.
Lầ
n đầu tiên thực hiệ
n đềtài nghiên cứu khoa học cũng như ạ
hn chếvềmặt thời
gian, mặc dù bản thân đã có nhiều cốgắng và tâm huyết với công việc nhưng ch

ắc chắ
n
không thểtránh khỏi những sai sót. Rất mong đư
ợc ý kiến đóng góp và động viên của Thầy,
Cô và nhữ
ng ngư
ời quan tâm đểđềtài này đư
ợc hoàn chỉ
nh hơn.
Xin chân thành cả
m ơn!
Huế,ngày 15 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thự
c hiện

Nguyễ
n ThịXuân


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

1. Tên đề tài: “Hiệu quả thực hiện mô hình hầm khí sinh học (Biogas) trong xử lý
chất thải chăn nuôi tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”.
2. Lý do nghiên cứu

uế


Chăn nuôi thiếu quy hoạch, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật chuồng
trại cũng như xử lý chất thải chăn nuôi ở nước ta đã và đang gây ra ô nhiễm môi

tế
H

trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật. Trong

những năm gần đây, công nghệ Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi qui mô hộ gia
đình không chỉ tạo ra năng lượng sinh học cho đun nấu và thắp sáng, cung cấp phân
hữu cơ cho cây trồng, bổ sung chất dinh dưỡng cho ao nuôi thủy sản mà còn hạn chế ô

in

h

nhiễm môi trường, cải thiện thu nhập nông hộ, góp phần phát triển bền vững ở vùng
nông thôn.

cK

3. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của mô hình Biogas trong xử lý
chất thải chăn nuôi ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Từ đó đề ra những định hướng

họ

và giải pháp để nâng cao hiệu quả của mô hình trong thực tiễn.
4. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu


Đ
ại

Dữ liệu phục vụ nghiên cứu:

Số liệu thứ cấp được thu thập từ Trạm khuyến nông, phòng Nông nghiệp,
phòng Kế hoạch – Tài chính, phòng Tài nguyên – Môi trường của huyện Nghi Lộc,

ng

tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, thu thập số liệu từ quá trình điều tra phỏng vấn các nông hộ
chăn nuôi thuộc địa bàn huyện Nghi Lộc và tham khảo sách, báo, tạp chí, một số thông

ườ

tin trên mạng Internet có liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu:

Tr

- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp đánh giá hiệu quả
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

i



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An

5. Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đã phân tích được tình hình áp dụng mô hình Biogas ở huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An và tìm ra được một số nguyên nhân Biogas chưa được áp dụng
rộng rãi trên địa bàn. Bên cạnh đó, đánh giá được hiệu quả kinh tế, môi trường và xã

uế

hội của mô hình Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi, từ đó đưa ra được một số giải
pháp cho việc sử dụng mô hình Biogas một cách hiệu quả cho các nông hộ trên địa bàn

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in


h

tế
H

huyện.

SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Ký hiệu

Tiếng anh

Tiếng việt

BCR

Benefit cost ratio

Tỷ lệ lợi ích và chi phí

Bình quân

uế

BQ
CN – TTCN – XDCB

Giáo dục thường xuyên

GTSX

Giá trị sản xuất

IRR

tế
H

GDTX

Internal rate of return

Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ
Khí sinh học

Biên bản ghi nhớ

họ

Net present value


ng

SXNN

Memorandum of

Đ
ại

NN & PTNT

SNV

nuôi và an toàn thực phẩm

understanding

NN

NPV

and Food Safety Project

cK

MOU

Dự án cạnh tranh ngành chăn


in

Livestock Competitiveness

LIFSAP

h

KSH

Nông nghiệp
Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
Giá trị hiện tại ròng
Tổ chức hợp tác phát triển Hà
Lan
Sản xuất nông nghiệp
Tài chính – kế hoạch

THCS

Trung học cơ sở

ườ

TC – KH

Trung học phổ thông

TN – MT


Tài nguyên – môi trường

Tr

THPT

VAC

Mô hình vườn – ao – chuồng

VACVINA

Hội làm vườn Việt nam

VBA

Hiệp hội khí sinh học Việt nam

SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu


Tên Bảng

Trang

Bảng 1.1. Ảnh hưởng của các loại phân đến sản lượng và thành phần khí thu được.............9
Bảng 1.2. Đặc tính và sản lượng KSH của một số nguyên liệu thường gặp .................10

uế

Bảng 1.3. Ưu, nhược điểm của các loại hầm Biogas ....................................................20
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của huyện Nghi Lộc ...................................26

tế
H

Bảng 2.2. Quy mô đàn gia súc, gia cầm của huyện Nghi Lộc .....................................28
Bảng 2.3. Quy mô phát triển mô hình khí sinh học tại huyện Nghi Lộc .....................30
Bảng 2.4. Quy mô chăn nuôi của các hộ điều tra .........................................................32
Bảng 2.5. Lý do chưa sử dụng hầm Biogas...................................................................33

h

Bảng 2.6. Kênh thông tin để áp dụng công nghệ Biogas của các hộ điều tra ...............33

in

Bảng 2.7. Tình hình áp dụng hầm Biogas .....................................................................34
Bảng 2.8. Nguồn kinh phí xây hầm Biogas...................................................................34


cK

Bảng 2.9. Đối tượng xây lắp hầm Biogas......................................................................35
Bảng 2.10. Hoạt động xử lý chất thải chăn nuôi của nông hộ trước khi áp dụng hầm
Biogas ............................................................................................................................36

họ

Bảng 2.11. Tình hình sử dụng khí sinh học...................................................................36
Bảng 2.12. Tình hình tận dụng phụ phẩm của Biogas làm phân bón............................37

Đ
ại

Bảng 2.13. Chi phí sử dụng hầm Biogas của các hộ điều tra ........................................40
Bảng 2.14. Lợi ích của việc áp dụng hầm Biogas .........................................................42
Bảng 2.15. Hiện giá chi phí và lợi ích của mô hình Biogas vòm cầu ...........................43
Bảng 2.16. Hiện giá chi phí và lợi ích của mô hình Biogas hầm Composit ................44

ng

Bảng 2.17. Hiệu quả kinh tế của mô hình Biogas ........................................................45
Bảng 2.18. Một số kết quả phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phụ phẩm

ườ

khí Biogas ......................................................................................................................46
Bảng 2.19. Kiểm nghiệm một số vi khuẩn gây bệnh (thường ở lợn) trong phụ phẩm

Tr


Biogas ............................................................................................................................47
Bảng 2.20. Số lượng trứng ký sinh trùng ở nguyên liệu nạp và phụ phẩm khí Biogas 47
Bảng 2.21. Chất lượng môi trường sau khi áp dụng mô hình Biogas ...........................48
Bảng 2.22. Ý kiến đánh giá về tình trạng sức khỏe sau khi sử dụng hầm Biogas của các
hộ điều tra ......................................................................................................................49

SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Tên sơ đồ

Trang

uế

Số hiệu

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ mô tả quá trình phân hủy thành khí Biogas .......................................10

Tr


ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

Sơ đồ 1.2. Mô hình hệ thống hầm Biogas hình tròn......................................................11

SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC


Tên phụ lục

Trang

uế

Số hiệu

Phụ lục 1. Chi phí xây dựng hầm Biogas ở quy mô hộ gia đình (theo giá 2014) .........58

tế
H

Phụ lục 2. PHIẾU ĐIỀU TRA.......................................................................................59
Phụ lục 3. Một số hình ảnh về hầm Biogas ...................................................................63

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK


in

h

Phụ lục 4. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Nghi Lộc.........................64

SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An
MỤC LỤC

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................. i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. iv

uế

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ.................................................................... v
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ............................................................................. vi

tế
H

MỤC LỤC...........................................................................................................vii


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1

h

2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2

in

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3

cK

5. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................5
6. Hạn chế của đề tài........................................................................................................6

họ

7. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................6
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................7

Đ
ại

1. Cơ sở lý luận................................................................................................................7
1.1. Nông hộ và kinh tế nông hộ .....................................................................................7
1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................7


ng

1.1.2. Vai trò ....................................................................................................................7
1.2. Biogas và công nghệ hầm khí Biogas.......................................................................8

ườ

1.2.1. Khái niệm ..............................................................................................................8
1.2.2. Nguyên liệu để sản xuất khí sinh học....................................................................8

Tr

1.2.3. Quy trình sản xuất khí sinh học...........................................................................10
1.2.4. Cấu trúc hầm Biogas ...........................................................................................11
1.2.5. Vai trò của Biogas ...............................................................................................12
1.3. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng hầm Biogas........................................12
1.3.1. Hiệu quả kinh tế...................................................................................................13

SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An

1.3.2. Hiệu quả môi trường............................................................................................13
1.3.3. Hiệu quả xã hội....................................................................................................14

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ hầm khí Biogas .....................14
2. Thực tiễn áp dụng mô hình hầm khí sinh học (Biogas) ............................................15

uế

2.1. Thế giới...................................................................................................................15
2.2. Việt Nam.................................................................................................................16

tế
H

2.3. Nghệ An..................................................................................................................18
2.4. Một số mô hình Biogas hiện áp dụng ở Việt Nam .................................................19
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG MÔ HÌNH HẦM KHÍ SINH HỌC
(BIOGAS) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN .......................23

in

h

2.1. Một số đặc điểm cơ bản về khu vực nghiên cứu ....................................................23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................23

cK

2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................23
2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng........................................................................................23
2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn .............................................................................................23

họ


2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên .....................................................................................24
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................25

Đ
ại

2.1.2.1. Dân số, lao động ...............................................................................................25
2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế ..............................................................................25
2.2.1. Thực trạng phát triển hoạt động chăn nuôi tại huyện Nghi Lộc..........................27

ng

2.2.2. Thực tiễn áp dụng mô hình khí sinh học tại huyện Nghi Lộc .............................29
2.3. Hiệu quả áp dụng mô hình Biogas tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An .................31

ườ

2.3.1. Tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra..............................................................32
2.3.2. Tình hình ứng dụng hầm Biogas .........................................................................33

Tr

2.3.3. Xử lý chất thải chăn nuôi trước khi có hầm Biogas của hộ điều tra ...................35
2.3.4. Tình hình sử dụng khí sinh học ...........................................................................36
2.3.5. Tận dụng bã thải, nước thải lỏng của hộ dùng Biogas ........................................37
2.4. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình Biogas .....................................................38
2.4.1. Chi phí của việc sử dụng hầm Biogas .................................................................38
2.4.2. Lợi ích của việc sử dụng hầm Biogas..................................................................41
SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT


viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An

2.4.3. Lợi ích kinh tế trong xử lý chất thải chăn nuôi ...................................................43
2.5. Phân tích hiệu quả môi trường và xã hội của mô hình Biogas...............................46
2.5.1. Hiệu quả môi trường............................................................................................46
2.5.2. Hiệu quả xã hội....................................................................................................49

uế

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG MÔ
HÌNH HẦM BIOGAS TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI Ở HUYỆN

tế
H

NGHI LỘC ....................................................................................................................51
3. Định hướng ................................................................................................................51
3.2. Giải pháp.................................................................................................................51
3.2.1. Giải pháp về hỗ trợ tài chính ...............................................................................51

in

h


3.2.2. Giải pháp giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng...................................................52
3.2.3. Giải pháp về kinh tế.............................................................................................53

cK

3.2.4. Giải pháp về kỹ thuật...........................................................................................53
3.2.5. Giải pháp về pháp lý............................................................................................53
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................54

họ

Kết luận..........................................................................................................................54
Kiến nghị .......................................................................................................................55

Đ
ại

1. Đối với Nhà nước ......................................................................................................55
2. Đối với chính quyền các cấp huyện, xã.....................................................................55

Tr

ườ

ng

3. Đối với người nông dân.............................................................................................55

SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT


ix


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, vị thế ngành chăn nuôi ngày càng khẳng định vai trò
thúc đẩy phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, trong đó

uế

có ngành chăn nuôi lợn. Theo Tổng cục Thống kê (2013) cả nước có 26,3 triệu con
lợn, giảm 0,9% so với năm 2012. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi mang tính chất tự phát,

tế
H

chưa đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi. Do đó,

năng suất chăn nuôi thấp và gây ô nhiễm môi trường. Theo Báo cáo của Cục chăn
nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), ngành chăn nuôi gia súc, gia
cầm hàng năm thải ra khoảng 75 – 85 triệu tấn chất thải, với phương thức sử dụng

in

h


phân chuồng và nước thải không qua xử lý xả trực tiếp vào môi trường gây ô nhiễm
nghiêm trọng [12]. Với các khí thải gây hiệu ứng nhà kính như CH4, CO2, N2O... thì

cK

chăn nuôi hiện nay đang đóng góp 18% hiệu ứng nóng lên toàn cầu và theo dự đoán
các loại chất thải này sẽ tăng lên trong thời gian tới. Do vậy, chúng ta phải hướng tới
một ngành chăn nuôi chất lượng cao, không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao

trường và xã hội.

họ

của con người mà đồng thời phải chịu trách nhiệm với chính con người về mặt môi

Đ
ại

Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An là một huyện có tốc độ tăng trưởng khá về nông
– lâm – ngư với giá trị sản xuất tăng bình quân 3,62%/năm (2005 – 2010) [14]. Chăn
nuôi phát triển theo hướng tăng cả tổng đàn và chất lượng, hình thức chăn nuôi gia

ng

trại, trang trại được mở rộng. Tổng đàn gia súc hiện nay của huyện là 102.660 con, gia
cầm trên 1.272.000 con, có hơn 256 gia trại, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm

ườ

(2013) [6]. Bên cạnh đó, vấn đề chất thải chăn nuôi từ các trang trại vừa và nhỏ, từ các

hộ gia đình trên địa bàn huyện đang là một trong những vấn đề bức xúc của địa

Tr

phương.

Năm 2003, dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam”

do Cục chăn nuôi, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Tổ chức Phát
triển Hà Lan (SNV) được triển khai trên địa bàn huyện Nghi Lộc với nhiều dạng mô
hình hầm Biogas khác nhau, tận dụng nguồn chất thải chăn nuôi để nuôi trùn quế, sử
dụng cho ngành trồng trọt... Mới đây, Dự án LIFSAP về cạnh tranh chăn nuôi cũng đã
SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An

được triển khai trên địa bàn huyện từ năm 2011. Với sự nỗ lực của Trung tâm Ứng
dụng Khoa học Kỹ thuật Tỉnh, Trung tâm Khuyến nông huyện, xã đến năm 2013 toàn
huyện đã xây dựng được 600 công trình hầm Biogas xây bằng gạch theo Dự án Hà
Lan và 20 hầm nhựa Composit theo Dự án LIFSAP. Tất cả những công trình này đều

uế

được đưa vào sử dụng và vận hành. Theo đó, để đánh giá được hiệu quả mà công trình
hầm Biogas đem lại trong xử lý chất thải chăn nuôi tại huyện Nghi Lộc, nghiên cứu


tế
H

tiến hành chọn đề tài “Hiệu quả thực hiện mô hình hầm khí sinh học (Biogas) trong
xử lý chất thải chăn nuôi tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

in

h

Nghiên cứu tình hình áp dụng công nghệ hầm khí Biogas vào chăn nuôi hiện
nay trên địa bàn huyện Nghi Lộc, đánh giá hiệu quả của mô hình để từ đó đề xuất các

cK

giải pháp nhằm nâng cao và mở rộng mô hình trên địa bàn huyện.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghệ hầm khí Biogas.

họ

- Thực trạng áp dụng hầm khí Biogas trong chăn nuôi tại huyện Nghi Lộc.
- Đánh giá hiệu quả về kinh tế, môi trường và xã hội của mô hình Biogas áp

Đ
ại


dụng tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện mô hình khí Biogas trên địa
bàn huyện Nghi Lộc.

ng

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

ườ

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về phát triển mô hình khí Biogas

trong xử lý chất thải từ chăn nuôi lợn ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Trong đó,

Tr

nghiên cứu tìm hiểu đánh giá hiệu quả về kinh tế, môi trường và xã hội của mô hình
Biogas.
Đối tượng điều tra trực tiếp là các hộ chăn nuôi áp dụng và không áp dụng mô

hình khí Biogas.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian:
SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

2



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Cụ thể số liệu sơ cấp được điều tra từ 3 xã: Nghi Lâm, Nghi Công Nam, Nghi Phong.
- Phạm vi thời gian:
Phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng Biogas trong giai đoạn 2011 – 2013.

uế

Đề tài được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu

tế
H

4.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội,
ứng dụng mô hình Biogas được thu thập tại Trạm khuyến nông, phòng NN & PTNT,
phòng TN – MT, phòng TC – KH huyện... và các tài liệu liên quan tới việc áp dụng

in

h

công nghệ hầm khí Biogas.

- Số liệu sơ cấp: Số liệu được thu thập từ việc điều tra, phỏng vấn các hộ chăn nuôi


cK

trên địa bàn 3 xã của huyện Nghi Lộc thông qua phiếu điều tra. Do hạn chế về thời
gian, phương tiện đi lại và kinh phí nên nghiên cứu không thể tiến hành điều tra toàn
bộ các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện mà chỉ điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.

họ

Phương pháp điều tra chọn mẫu là phương pháp điều tra không toàn bộ, chỉ tiến
hành điều tra một số mẫu được chọn ngẫu nhiên trong tổng thể đối tượng nghiên cứu,

Đ
ại

sau đó suy rộng ra cho tổng thể.

Đề tài tiến hành lựa chọn nghiên cứu 3 xã là xã Nghi Lâm, Nghi Công Nam,
Nghi Phong. Đây là 3 xã điển hình trong việc áp dụng mô hình chăn nuôi trang trại,

ng

chăn nuôi tập trung với quy mô nhỏ, vừa và lớn, phát triển các loại hầm Biogas khá
mạnh so với các xã khác trong toàn huyện.

ườ

Để đảm bảo tính thực tiễn của đề tài nghiên cứu tiến hành điều tra 95 hộ chăn

nuôi trong đó có 65 hộ chăn nuôi có hầm Biogas và 30 hộ chăn nuôi nhưng không có


Tr

hầm Biogas.
4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả dùng để phân tích tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn
huyện Nghi Lộc và thực trạng áp dụng hầm khí Biogas trong chăn nuôi.
- Phương pháp so sánh dùng để so sánh các chỉ tiêu cơ cấu giá trị sản xuất ngành
chăn nuôi, tình hình phát triển hầm khí Biogas của huyện qua các năm.
SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An

- Đối với số liệu thứ cấp: Tổng hợp và tính toán lại theo các chỉ tiêu như tốc độ phát
triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân...
- Đối với số liệu sơ cấp: Xử lý theo phương pháp hệ thống hóa tài liệu, phân tổ thống
kê theo các chỉ tiêu, tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel.

uế

4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả
Đánh giá hiệu quả là nhận định tính khả thi khi đầu tư, đạt được kết quả mong

tế
H


muốn với chi phí và nỗ lực tối thiểu. Đo mức hiệu quả chính là chênh lệch giữa lợi ích
và chi phí, từ đó ra quyết định tốt nhất.

Hiệu quả phải được xem xét trên cả 3 mặt: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi
trường và hiệu quả xã hội.

in

h

Sử dụng phương pháp này để so sánh về mặt lợi ích và chi phí nhằm xem xét có
nên hay không nên phát triển, nhân rộng việc sử dụng mô hình hầm Biogas trong xử lý

cK

chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Thông qua điều tra 65 hộ có sử dụng
hầm Biogas để tính toán chi phí (chi phí xây dựng ban đầu, chi phí bảo dưỡng, sữa
chữa hầm Biogas…) cũng như lợi ích có được của các hộ chăn nuôi khi sử dụng hầm

họ

Biogas so với không sử dụng hầm Biogas. Từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế mà việc sử
dụng hầm Biogas mang lại thông qua tính toán các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR.

Đ
ại

 Các chỉ tiêu phân tích kinh tế: NPV, BCR, IRR.
+) Giá Trị hiện tại ròng (NPV)

NPV là hiệu số giữa giá trị lợi ích và chi phí thực hiện hàng năm của việc sử

ng

dụng hầm Biogas khi đã chiết khấu để quy về thời gian hiện tại.
Giá trị của NPV càng lớn thì hiệu quả của việc sử dụng hầm khí Biogas trong

ườ

việc xử lý chất thải chăn nuôi càng cao.

Tr

NPV



n



t0

(C

t

 C t ).( 1  r )  t

Trong đó: NPV là hiện giá ròng

Bt là lợi ích thu được năm t
Ct là chi phí bỏ ra năm t
n là tuổi thọ của công trình
r là lãi suất chiết khấu hàng năm

SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An

+) Tỷ lệ lợi ích và chi phí (B/C)
BCR là tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức lợi
ích trên một đơn vị chi phí.



t0
n



t0

Bt
(1  r ) t
Ct

(1  r ) t

uế

BCR



tế
H

n

Dùng BCR để đánh giá hiệu quả đầu tư cho việc sử dụng hầm biogas. BCR
càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại.
+) Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR)

này làm cho NPV = 0 tức là:

NPV 1
NPV 1  NPV

cK

IRR  r1  ( r2  r1 )

in

h


IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn. IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ

2

Trong đó, IRR là tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (%).

họ

r1 là tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV1 > 0 gần sát 0 nhất.
r2 là tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV2 > 0 gần sát 0 nhất.

Đ
ại

IRR được tính theo % để đánh giá hiệu quả kinh tế, IRR càng lớn thì hiệu quả
kinh tế càng cao.

Ngoài ra còn lấy ý kiến về mức độ ô nhiễm, tình trạng sức khỏe của các hộ gia

ng

đình sau khi sử dụng hầm khí Biogas để đánh giá hiệu quả môi trường và xã hội của
mô hình đem lại.

ườ

4.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Phương pháp này sử dụng để tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực

Tr


Biogas như các kỹ thuật viên ở Trạm khuyến nông huyện, đặc biệt là P.Trạm trưởng
ông Võ Tá Long, các tổ xây dựng Biogas trên địa bàn huyện… Từ đó rút ra những
nhận xét, đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu.
5. Đóng góp của đề tài
Trong đề tài này đã chỉ ra những vấn đề cơ bản liên quan tới Biogas, giới thiệu
chung về Biogas, các thành phần cơ bản và các đơn vị qui đổi dễ hình dung nhất về
SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An

tính năng khi sử dụng khí Biogas. Đề tài cũng tổng hợp một quá trình lịch sử phát triển
của Biogas để từ đó có thể hình dung được mối quan tâm của Thế giới và các nhà
nghiên cứu lớn đã quan tâm đến vấn đề của khí sinh học từ rất sớm, thông qua đó nhận
thấy tiềm năng mà Biogas đưa lại cho nhân loại một nguồn năng lượng rẻ tiền mà hiệu

uế

quả.
Trên cơ sở tổng hợp những thông tin thực tế và nghiên cứu tài liệu, việc đánh

tế
H

giá hiệu quả đã đưa ra một con số tính toán cụ thể cho lợi ích thu được khi thực hiện

Biogas, đồng thời là lợi ích lớn của xã hội. Tuy nhiên, con số tính toán cụ thể này có
thể chưa thuyết phục được chính người nông dân nhưng cũng là một cái nhìn khách
quan nhất cho đánh giá hiệu quả áp dụng mô hình Biogas.

in

h

6. Hạn chế của đề tài

Hạn chế của đề tài là do thời gian, kinh nghiệm và năng lực còn hạn chế nên địa

cK

điểm nghiên cứu mẫu không được mở rộng. Thiết kế kỹ thuật các hầm Biogas có nhiều
dung tích khác nhau và đem lại hiệu quả đối với người sử dụng khác nhau nên khi tính

tế của nó.
7. Kết cấu của đề tài

họ

toán đã bị đánh đồng giá trị trung bình. Tuy nhiên, nghiên cứu không thiếu đi tính thực

Đ
ại

Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, đề tài được chia thành 3 phần:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Đánh giá hiệu quả áp dụng mô hình hầm khí sinh học (Biogas) trên


ng

địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình hầm

Tr

ườ

Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi ở huyện Nghi Lộc.

SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1. Nông hộ và kinh tế nông hộ

uế

1.1.1. Khái niệm

Nông hộ (hộ nông dân) là gia đình sống bằng nghề nông, là một đơn vị về mặt

tế
H

chính quyền, là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế; các nguồn lực (đất đai,

tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động...) được góp thành vốn chung, cùng một
ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người đều được hưởng
phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là

in

h

người lớn trong hộ gia đình.

Trong khi đó, kinh tế nông hộ là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản

cK

xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản
xuất và thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được đặc

độ không hoàn hảo cao.
1.1.2. Vai trò

họ

trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với các mức


Đ
ại

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, nông hộ và kinh tế nông hộ có vai trò quan
trọng đối với phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là thúc đẩy sản xuất
theo hướng sản xuất hàng hóa và phát triển nền kinh tế xã hội nói chung, cụ thể là:

ng

- Hộ nông dân là đơn vị cung cấp của cải vật chất để đảm bảo cho cuộc sống của
chính nông hộ và toàn xã hội.

ườ

- Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất tự chủ trong nông nghiệp. Nông hộ được giao
quyền sử dụng đất lâu dài đã làm cho nông hộ trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh tự

Tr

chủ, tự quản, là động lực cho sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.
- Kinh tế hộ nông dân có khả năng ngày càng thích ứng với nhu cầu của thị trường và
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của toàn xã hội. Nông hộ cũng là lực lượng thúc
đẩy sản xuất hàng hóa, trong đó phương thức trang trại gia đình phát triển mạnh và
đóng góp vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
- Kinh tế nông hộ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

7



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An

- Kinh tế nông hộ là một khối thống nhất giữa trồng trọt và chăn nuôi, giúp sử dụng
hợp lý tài nguyên, nâng cao hiệu quả và tránh bớt rủi ro.
- Kinh tế nông hộ còn đóng vai trò đảm bảo an ninh trật tự, ổn định chính trị xã hội,
giảm bớt các tệ nạn xã hội do hành vi “nhàn cư vi bất thiện” gây ra.

uế

1.2. Biogas và công nghệ hầm khí Biogas
1.2.1. Khái niệm

tế
H

Biogas hay khí sinh học là một loại hỗn hợp khí được sinh ra trong quá trình kỵ
khí (yếm khí) của các hợp chất hữu cơ như phân động vật, xác thực vật và các hợp
chất hữu cơ khác... Thành phần chủ yếu của khí Biogas là khí mêtan (CH4), Điooxit
cacbon (CO2) và một số khí khác như H2S, N2, H2, CO trong đó CH4 chiếm 50 – 70%,
lửa xanh lơ nhạt và không khói.

cK

1.2.2. Nguyên liệu để sản xuất khí sinh học

in


h

CO2 chiếm 30 – 45%. KSH là một khí ướt và nhẹ hơn không khí. Khi cháy có ngọn

Nguyên liệu để sản xuất KSH có thể nói là vô tận từ các phế liệu, phế thải trong
sản xuất nông, lâm nghiệp và các hoạt động sản xuất và chế biến nông lâm sản, xác

họ

động vật, bùn từ ao tù đầm lầy… Các nguyên liệu này có thể chia làm 2 loại: Nguyên
liệu có nguồn gốc động vật và nguyên liệu có nguồn gốc thực vật.

Đ
ại

 Nguyên liệu có nguồn gốc động vật

Nguyên liệu loại này bao gồm phân người, phân gia súc, gia cầm… ; xác động
vật chết, rác và nước thải từ các lò mổ, cơ sở chế biến thủy hải sản… Nhưng phổ biến

ng

là phân người, phân gia súc, gia cầm. Thời gian phân hủy của các loại phân không dài
(khoảng 2 – 3 tháng) và tổng lượng khí thu được từ 1kg phân cũng không lớn.

ườ

Phân gia súc như trâu, bò, lợn phân hủy nhanh hơn phân gia cầm và phân người

Tr


nhưng cho lượng khí cao hơn (Bảng 1.1).

SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An

Bảng 1.1. Ảnh hưởng của các loại phân đến sản lượng và thành phần khí thu được
Sản lượng khí
m3/kg phân khô

Hàm lượng CH4
(%)

Thời gian lên men
(ngày)

Phân bò
Phân gia cầm
Phân gà
Phân lợn
Phân người

1,11
0,56

0,31
1,02
0,38

57
69
60
68
--

10
9
30
20
21

tế
H

uế

Nguyên liệu

(Nguồn: Lê Văn Quang, ....)

 Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật

h

Các nguyên liệu thực vật gồm phụ phẩm cây trồng (rơm rạ, thân lá ngô…), loại


in

cây xanh hoang dại (bèo, các cây cơ sống dưới nước…) và rác sinh hoạt hữu cơ (rau,
quả…). Thông thường, nguyên liệu thực vật có lớp vỏ cứng rất khó bị phân hủy. Thời

cK

gian phân hủy của nó thường dài hơn so với các loại phân (có thể tới hàng năm). Do
vậy, nguyên liệu loại này nên được nạp từng mẻ, mỗi mẻ kéo dài từ 3 – 6 tháng [2].
Việc nạp nguyên liệu được thực hiện theo 2 cách chủ yếu là :

họ

+ Nạp từng mẻ: Toàn bộ nguyên liệu được nạp đầy vào các thiết bị một lần. Sau
một thời gian đủ để nguyên liệu phân hủy gần hết, toàn bộ nguyên liệu được lấy ra và

Đ
ại

thay bằng một mẻ nguyên liệu mới, thời gian mỗi mẻ thường kéo dài 3 – 6 tháng.
+ Nạp liên tục: Nguyên liệu được nạp đầy lúc mới đưa thiết bị vào hoạt động.
Sau một thời gian ngắn, nguyên liệu được bổ sung thường xuyên.

ng

Trong thực tế, sản lượng khí thu được khi lên men nguyên liệu trong các thiết bị
KSH thường thấp hơn so với lý thuyết vì chúng được phân giải trong một thời gian

Tr


ườ

nhất định và chưa hoàn toàn phân giải.

SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An

Bảng 1.2. Đặc tính và sản lượng KSH của một số nguyên liệu thường gặp
Hàm lượng
chất khô
(%)
18 – 20
16 – 18
24 – 33
25 – 50
20 – 34
4–6
80 – 85

Tỷ lệ cacbon/nitơ
24 – 25
24 – 25
12 – 13

5 – 15
2,9 – 10
12 – 25
48 – 117

Hiệu suất
sinh khí
(lít/kg/ngày)
15 – 32
15 – 32
40 – 60
50 – 60
60 – 70
0,3 – 0,5
1,5 – 2,0

uế

Phân bò
Phân trâu
Phân lợn
Phân gia cầm
Phân người
Bèo tây tươi
Rơm rạ khô

Lượng thải
hàng ngày
(kg/đầu ĐV)
15 – 20

18 – 25
1,2 – 4,0
0,02 – 0,05
0,18 – 0,34

tế
H

Loại nguyên
liệu

(Nguồn: Dự án chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam, 2011 )

in

h

1.2.3. Quy trình sản xuất khí sinh học

Quá trình thủy phân

Quá trình

Đ
ại

lên men

họ


động vật

cK

Phân

Quá trình metan hóa

ng

Khí Biogas

Quá trình axit hóa

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ mô tả quá trình phân hủy thành khí Biogas

ườ

Quá trình sản sinh ra KSH được thể hiện trên Sơ đồ 1.1 và được chia thành 3 giai
đoạn, cụ thể là:

Tr

- Giai đoạn thủy phân: Ở giai đoạn này các vi khuẩn lên men và thủy phân tiết ra một
số loại men gọi là men Hyđrolaza phân hủy các chất hữu cơ phức tạp, không tan bên
ngoài cơ thể chúng thành các chất hữu cơ đơn giản và tan được.
- Giai đoạn sinh axit: Dưới tác động của các loài vi khuẩn sinh axit, các axit béo bậc
cao và axit amin thơm được sinh ra ở giai đoạn đầu bị phân hủy thành axit hữu cơ có
phân tử lượng nhỏ.
SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT


10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An

- Giai đoạn sinh khí metan (CH4): Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình,
dưới tác động của các vi khuẩn sinh metan sử dụng các axit hữu cơ và các hợp chất
đơn giản khác như axit Axetic, axit Focmic, Hyđro, đioxitcacbon biến thành Mêtan,
Cacbonic, Oxy, Nito...

uế

Trong ba giai đoạn trên thì giai đoạn 1 có thể xảy ra trong môi trường bình
thường. Còn 2 giai đoạn sau thì phải xảy ra trong môi trường kín khí hoàn toàn. Do

tế
H

vậy, trong quá trình sử dụng để tiết kiệm hầm ủ ta có thể để nguyên liệu ủ ngoài trong
khoảng một tuần sau đó mới chuyển vào hầm ủ kín.

Tr

ườ

ng


Đ
ại

họ

cK

in

h

1.2.4. Cấu trúc hầm Biogas

(Nguồn:Lê Thị Thủy, 2009)
Sơ đồ 1.2. Mô hình hệ thống hầm Biogas hình tròn

Cấu trúc của một hầm Biogas có 3 phần chính, cụ thể là:

- Hệ thống nạp nguyên liệu để dẫn chất thải từ chuồng trại chăn nuôi đến hầm khí.
Tùy thuộc vào từng mô hình Biogas mà hệ thống nạp có thể nạp qua máng dẫn hoặc
dẫn trực tiếp.
SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An


- Hầm phân hủy là bộ phận chính của hầm, nơi chứa hỗn hợp vật chất và nước. Tại
đây xảy ra hai gia đoạn của quá trình lên men, sản phẩm tạo thành Biogas.
- Bể thủy lực là bộ phận chứa nguyên liệu đã phân hủy rồi xả ra ngoài, đồng thời
đóng vai trò điều áp. Bộ phận này có thể chung với hầm ủ hoặc riêng.

uế

1.2.5. Vai trò của Biogas
Trong điều kiện tự nhiên, chất thải và nước thải trong sản xuất nông nghiệp và

tế
H

sinh hoạt không được kiểm soát và tập trung dẫn đến ô nhiễm môi trường, tác động và
ảnh hưởng trực tiếp vào quá trình trao đổi chất của con người và các sinh vật khác. Để

tìm một giải pháp hợp lý và bền vững trong xử lý chất thải chăn nuôi cũng như chất
thải sinh hoạt thì việc ứng dụng công nghệ Biogas là biện pháp tích cực nhất trong giai

in

h

đoạn hiện nay, đối với khu vực địa bàn nông thôn nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Tạo nguồn năng lượng tái sinh rẻ và sạch phục vụ đời sống con người.

cK

- Giữ gìn và bảo vệ môi trường vệ sinh trong sạch trong các khu vực cộng đồng nông
thôn, qua đó góp phần giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua việc giảm ô

nhiễm môi trường sản xuất, cung cấp sản phẩm nông nghiệp sạch.

phục vụ sinh hoạt.

họ

- Tăng thu nhập cho các hộ gia đình thông qua việc giảm chi phí về nhu cầu chất đốt

Đ
ại

- Tạo nguồn phân bón hữu cơ vi sinh, giảm bớt sử dụng phân bón hóa học, qua đó
giảm bớt sự thoái hóa và cải thiện đất trồng, nâng cao năng suất cây trồng và nuôi cá
trong hệ thống VAC gia đình.

ng

- Hỗ trợ phát triển chăn nuôi tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao mức sống và tiếp cận
điều kiện văn minh đô thị cho người dân nông thôn trong việc cải tạo hố xí gia đình, sử

ườ

dụng KSH vào việc nội trợ.
- Giảm sức lao động của phụ nữ trong công việc nội trợ.

Tr

1.3. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng hầm Biogas
Việc ứng dụng công nghệ Biogas trong chăn nuôi có hiệu hay không phụ thuộc


vào rất nhiều yếu tố. Hiệu quả phải được xem xét trên cả 3 mặt: Hiệu quả kinh tế, hiệu
quả môi trường và hiệu quả xã hội.

SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An

1.3.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh,
là tương quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, nó được hiểu hiện qua
các chỉ tiêu kinh tế như: Giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận, giá trị gia tăng...

uế

tính trên một đơn vị chi phí bỏ ra.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là người sản xuất muốn thu được kết quả phải bỏ

tế
H

ra những chi phí nhất định; những chi phí đó là nhân lực, vật lực, vốn... So sánh kết

quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả. Tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối
đa hóa kết quả với một lượng chi phí định trước hoặc tối thiểu hóa chi phí để đạt được
một kết quả nhất định. Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất


in

h

lượng các hoạt động kinh tế nhằm đạt mục tiêu với một lượng tài nguyên nhất định tạo

với chi phí tài nguyên ít nhất.

cK

ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất hoặc tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định

Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được

họ

là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các
nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương

Đ
ại

đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Phương án đúng
hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối
ưu giữa kết quả thu được và chi phí nguồn lực đầu tư.

ng


Vì vậy bản chất của phạm trù kinh tế ứng dụng công nghệ hầm khí Biogas là
thay vì cách sử dụng các loại phân hữu cơ gây ô nhiễm môi trường thì với một công

ườ

nghệ tiên tiến người chăn nuôi có thể tận dụng những loại phân đó để tạo ra nguồn
năng lượng an toàn cho nhà nông như thắp sáng, khí đốt.... nhằm đáp ứng nhu cầu

Tr

ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
1.3.2. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động sản xuất ngày

nay. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi hoạt động đó không gây tổn
hại hay có những tác động xấu tới môi trường như đất, nước, không khí, hệ sinh học;
là hiệu quả đạt được khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho môi
SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Lê Thanh An

trường xấu đi mà ngược lại, quá trình sản xuất đó làm cho môi trường tốt hơn, mang
lại một môi trường xanh sạch đẹp hơn trước.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài,
vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nó gắn chặt


uế

với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, môi trường sinh thái.
Hiệu quả môi trường của việc ứng dụng công nghệ hầm khí Biogas là làm cho

tế
H

chất thải chăn nuôi phân hủy nhanh, không gây mùi hôi thối, hạn chế ô nhiễm bầu
không khí xung quanh khu vực chuồng trại. Hạn chế ô nhiễm nguồn nước sạch cho
người và gia súc. Hạn chế tình hình dịch bệnh lây lan...
1.3.3. Hiệu quả xã hội

in

h

Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể
hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hóa các chỉ tiêu biểu hiện

cK

hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang
tính chất định tính như tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư,
công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.

họ

Trong ứng dụng công nghệ Biogas, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xác

định bằng khả năng giảm bớt thời gian đun nấu trong sinh hoạt, dành nhiều thời gian

Đ
ại

cho gia đình đặc biệt là giải phóng được sức lao động cho người phụ nữ.
Sử dụng công nghệ Biogas hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm đến
cả 3 hiệu quả trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm; không có hiệu quả kinh tế

ng

thì không có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả môi trường và xã hội, ngược lại,
không có hiệu quả môi trường và xã hội thì hiệu quả kinh tế sẽ không bền vững.

ườ

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ hầm khí Biogas
- Quy mô chăn nuôi: Quy mô chăn nuôi quyết định đến việc lựa chọn kích thước hầm

Tr

khí Biogas mà hộ gia đình cần xây là bao nhiêu, bởi quy mô lớn hay nhỏ sẽ cho lượng
phân nhiều hay ít nên cần phải lựa chọn kích thước hầm phù hợp nhằm tiết kiệm chi
phí và đảm bảo cho hầm Biogas được hoạt động tốt.
- Vấn đề về vốn: Nguồn vốn quyết định rất lớn đến việc áp dụng công nghệ hầm khí
Biogas vì xây dựng hầm khí biogas đòi hỏi các hộ nông dân phải tập trung chăn nuôi
theo quy mô lớn. Trong quá trình xây hầm Biogas quy mô vốn lớn hay nhỏ quyết định
SVTH: Nguyễn Thị Xuân – K44 TNMT

14



×