Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài giảng KỸ NĂNG THIẾT KẾ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CHO ĐVTN KHỐI TRƯỜNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.19 KB, 2 trang )

KỸ NĂNG THIẾT KẾ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CHO ĐVTN KHỐI TRƯỜNG
HỌC
I- MỤC ĐÍCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- Thu hút tập hợp đoàn kết đông đảo thanh niên, HSSV vào tổ chức, vào các phong trào và chương trình hành động cách mạng của Đoàn- Hội.
- Đáp ứng được yêu cầu đa dạng và nguyện vọng chính đáng của thanh niên, HSSV.
- Thông qua các hoạt động tập thể tạo môi trường hoạt động rèn luyện về thể chất.
- Giáo dục truyền thống, kích thích tích cực chính trị - Xã hội của ĐVTN trong việc tham gia giải quyết nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị
(trường học).
II- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
- Tìm hiểu, nghiên cứu chủ chương của Đảng, Nhà nước, của Đoàn- Hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhà trường từ đó xác định sự cần
thiết tổ chức hoạt động vào những thời điểm nào, ở đâu.
- Điều tra, khảo sát, nắm vững về tình hình thanh niên, HSSV về trình độ, điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu, nguyện vọng, xu hướng phất triển và
những khó khăn yếu kém của HSSV từ đó xác định các nội dung và loại hình hoạt động cho phù hợp.
- Thống nhất chủ trương và xây dựng kế hoạch tổng thể trong BCH Đoàn, xin ý kiến chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, sự hỗ trợ và tạo điều kiện về mọi
mặt của BGH nhà trường, của chuyên môn và các đoàn thể, các ngành, các đơn vị trong địa bàn tổ chức hoạt động
- Thành lập Ban Tổ chức, phân công nhiệm vụ tiến hành tập huấn, tập đượt các nội dung đảm bảo thống nhất và có hiệu quả.
III- KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH
1- Mục đích, yêu cầu của các hoạt động tập thể.
- Căn cứ vào những thời điểm, địa bàn tổ chức, tính chất, ý nghĩa của ngày lễ hay sự kiện chính trị để xác định chủ đề của hoạt động tập thể. Từ
chủ đề mà đặt ra các mục đích, yêu cầu cho phù hợp.
- Mục đích, yêu cầu phải tính đến hiệu quả giáo dục, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xây dựng tổ chức Đoàn- Hội, tính hấp dẫn và uy tín của tổ chức
Đoàn- Hội đối với Thanh niên, học sinh.
2- Nội dung các hoạt động tập thể
- Căn cứ vào nhu cầu, nguyện vọng, khả năng của các đối tượng thanh niên, HS vào năng khiếu, trình độ năng lực của cán bộ đoàn và điều kiện
cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh phí mà xác định các loại hình hoạt động, qui mô, thời gian cho phù hợp. Lựa chọn thực hiện 1 số những nội dung
hoạt động sau:
- Các hoạt động VHVN, TDTT.
- Các hoạt động nhân đạo từ thiện xã hội.
- Các hoạt động giáo dục về Đảng, Đoàn, dân tộc, lãnh tụ.....
- Các hoạt động kỹ năng công tác Thanh niên.
- Các hoạt động vui chơi giải trí.


3- Hình thức hoạt động tập thể
- Tuỳ tình hình cụ thể mà lựa chọn hình thức:
+ Cuộc thi
+ Hội thi
+ Tham quan dã ngoại
+ Cắm trại
+ Diễn đàn Thanh niên
+ Đối thoại
+ Sinh hoạt chủ đề
+ Mít tinh
+ Nghe nói chuyện
+ Giao lưu
+ Dạ hội
+ Hái hoa dân chủ
+ Tiểu phẩm
+ Hài kịch, Tấu .....
*Lưu ý
- Khi xác định nội dung hoạt động tập thể cần đảm bảo tính lô gíc, sự liên kết giữa các nội dung khác nhau, đồng thời lựa chọn các hình thức hấp
dẫn lôi cuốn HS, nhưng phải phù hợp với chủ đề của hoạt động.
- Cần xây dựng chương trình chi tiết (Kịch bản) thực hiện các nội dung hoạt động. Trước khi tiến hành tuỳ thuộc vào tình hình chuẩn bị có thể
tổng duyệt hoặc kiểm tra kỹ các yêu cầu đặt ra để có biện pháp khắc phục điều chỉnh những thiếu sót yếu kém.
4. Biện pháp tổ chức thực hiện
- Phân công trách nhiệm Ban Tổ chức:
+ Trưởng ban chịu trách nhiệm quán xuyến toàn bộ, điều hành chung.
+ Phó ban giúp việc cho trưởng ban, thành lập và điều hành các tiểu ban (bộ phận) nhằm thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch đã đề ra.
+ Các uỷ viên phụ trách từng nội dung công việc cụ thể (yêu cầu tiến động thực hiện). xây dựng phương án dự phòng cho tất cả các công việc.
- Phân công trách nhiệm cho từng cơ sở Đoàn (chi đoàn), đoàn viên, thanh niên tham gia chuẩn bị các nội dung hoạt động và các công việc tổ
chức thực hiện chương trình.
- Xây dựng kế hoạch kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho các hoạt động chung và riêng (Trách nhiệm của Ban Tổ chức, của các đơn
vị và thành viên tham gia)

- Lập dự trù kinh phí tổng thể cho chương trình: Tiền ăn, tiền nghỉ, tiền đi lại, tiền bồi dưỡng, tiền thuê âm thanh, loa máy, tiền thuê đạo cụ, đàn
nhạc, hội trường, xăng, củi, phương tiện.....
IV- TIẾN HÀNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Đây là bước quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của toàn bộ công việc.
- Trong qúa trình thực hiện cần tuân thủ các kế hoạch đã đề ra và bám sát chương trình chi tiết (Kịch bản), tuy nhiên tuỳ từng trường hợp và hoàn
cảnh cụ thể mà cần hội ý để thống nhất có sự điều chỉnh hợp lý những vấn đề phát sinh.
- Kiểm tra giám sát lại chặt chẽ từng khâu khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc đánh giá kết quả.
- Cần tôn trọng và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của mọi thành viên tham gia nhưng không nên để tuỳ tiện đưa thêm vào chương
trình những nội dung mới mà chưa có sự đồng ý của Ban Tổ chức.
- Thường xuyên hội ý Ban Tổ chức nhằm nắm chắc tình hình, giải quyết từng bước có hiệu quả các khó khăn nảy sinh, cố gắng phát huy khả
năng, năng khiếu của mọi thành viên, tạo điều kiện để những nội dung chính được thực hiện có hiệu quả.
- Khai thác sử dụng tối đa năng lực các chuyên gia, các cộng tác viên và các thành viên tích cực trong quá trình thực hiện, đồng thời tạo môi
trường thuận lợi cho ĐVTN, HS tham gia nhiệt tình, sáng tạo và tự giác trong những hoạt động mà họ ưa thích.
*Kết cấu chương trình
I- PHẦN CỨNG
1. ổn định tổ chức
2. Tuyên bố lý do- Giới thiệu đại biểu
3. Tuyên bố khai mạc (Nếu cần thiết)
4. Đại biểu phát biểu
II- PHẦN MỀM.
- Kết thúc, cảm ơn.
V- TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
1- Đánh giá tổng thể việc thực hiện nội dung, chương trình. Rút ra những kết luận về những thành công, kết quả đạt được, về những hạn chế yếu
kém, sai sót trong quá trình chuẩn bị và tiến hành thực hiện. Về những nguyên nhân chủ quan, khách quan và những kinh nghiệm được rút ra từ
các nội dung hoạt động từ khâu chuẩn bị cho đến khi kết thúc hoạt động.
2- Đánh giá kết quả tham gia của các thành viên Ban Tổ chức, các đơn vị, mọi ĐVTN nhằm biểu dương những thành tích của các cá nhân và tập
thể. Kích thích tính tích cực chính trị, xã hội của ĐVTN, tạo sức mạnh xây dựng củng cố tổ chức, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của tổ chức Đoàn
trong Thanh niên và trong xã hội.
3- Đánh giá kết quả sự phối hợp, liên kết giữa các tổ chức Đoàn - Hội với chuyên môn, các đoàn thể nhằm giúp họ ngày càng hiểu và gắn bó với
tổ chức Đoàn- Hội hơn./.

×