Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Báo cáo thực tập bênh viện mắt TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 22 trang )

I Giới thiệu tổng quát về khoa dược bệnh viện?

1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
1.1. Cơ cấu tổ chức
Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa. Khoa Dược của bệnh viện này bao
gồm các bộ phận chính sau:
1. Nghiệp vụ dược;
2. Kho và cấp phát;
3. Thống kê dược;
4. Dược lâm sàng, thông tin thuốc;
5. Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc;
6. Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện

1.2. Chức năng
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có
chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về tồn bộ cơng tác dược trong bệnh viện
nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý.
1.3. Nhiệm vụ
1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử
nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng
chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
2. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất
khác khi có yêu cầu.
3. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.


4. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
5. Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử
dụng trong bệnh viện.
6. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác


dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
7. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.
8. Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung
học về dược.
9. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong
bệnh viện.
10. Tham gia chỉ đạo tuyến.
11. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
12. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
13. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
14. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu
hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phịng Vật tư – Trang thiết bị y tế
và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.
2. Nội dung hoạt động của khoa Dược
- Lập kế hoạch và tổ chức cung ứng thuốc.
+ Lập kế hoạch
+ Tổ chức cung ứng thuốc
- Theo dõi và quản lý nhập, xuất thuốc
+ Nhập thuốc
+ Kiểm soát chất lượng thuốc sử dụng tại cơ sở
+ Cấp phát thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn)
+ Lưu trữ chứng từ xuất, nhập, đơn thuốc ngoại trú thực hiện theo quy định về lưu trữ hồ sơ
bệnh án
+ Bàn giao (khi thủ kho thay đổi nhiệm vụ khác)
- Theo dõi, quản lý sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao (nếu có)
+ Thống kê, báo cáo, thanh toán tiền thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn)
+ Kiểm kê thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn)
- Quy định về bảo quản thuốc
+ Yêu cầu về kho thuốc cần đảm bảo nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc

+ Quy định về bảo quản
- Tổ chức pha chế thuốc, sản xuất, chế biến thuốc dùng trong bệnh viện:
+ Yêu cầu về trang thiết bị, phịng, khu vực pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, phịng
bào chế thuốc đơng y và thuốc từ dược liệu
+ Yêu cầu người làm việc tại phòng pha chế, bào chế thuốc: phải bảo đảm tiêu chuẩn về
chuyên môn, sức khỏe theo quy định (có giấy chứng nhận về thực hành an toàn bức xạ trong
y tế nếu pha chế thuốc phóng xạ)
+ Yêu cầu về nguyên liệu (tân dược, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu, thuốc phóng xạ)
+ Phạm vi pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, thuốc đơng y và thuốc từ dược liệu
+ Quy trình pha chế
+ Thực hiện kiểm sốt, kiểm nghiệm chặt chẽ các thuốc đã pha chế và lưu mẫu theo quy định.
+ Kiểm tra sức khỏe đối với dược sĩ pha chế thuốc: 6 tháng/lần


-

Thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc
+ Công tác thông tin thuốc và tư vấn về sử dụng thuốc
+ Sử dụng thuốc
Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa và Nhà thuốc
trong bệnh viện:
+ Theo dõi, quản lý việc sử dụng thuốc trong các tủ trực tại các khoa lâm sàng trong bệnh
viện
+ Theo dõi và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện việc thực hiện các quy định chuyên môn về
dược đối với các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và nhà thuốc bệnh viện.

II. HOẠT ĐỘNG CHUNG
1. Căn cứ pháp lý của hoạt động Dược bệnh viện?

- Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 04 năm 2013 của Quốc Hội

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 của Quốc Hội
- Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 10 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
ban hành Quy chế bênh viện
- Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 06 năm 2011 của Bộ Y tế về việc quy đinh tổ
chức và hoạt động của khoa Dược tại bệnh viện.
- Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 06 năm 2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn sử
dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh và Văn bản số 07/VBHN-BYT ngày 19
tháng 04 năm 2018 của Bộ Y tế về hướng dẫn sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế có giường
bệnh.
- Thơng tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10 tháng 05 năm 2017 của Bộ Y tế về quy định chi tiết
1 số điều của luật Dược và nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017 của
chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm sốt đặc biệt.
- Căn cứ thơng tư 57/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định về thời
hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế.
- Thông tư 31/2012/TT-BYT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn hoạt
động dược lâm sàng trong bệnh viện.
- Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 08 năm 2013 của Bộ Y tế về việc quy định về
tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện.
- Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế về việc quy định về
đơn thuốc và việc kê đơn hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.
- Công văn số 2605/SYT-NVD ngày 24 tháng 04 năm 2018 của Sở Y tế về việc xây dựng,
hồn thiện các quy trình cấp phát và sử dụng thuốc.
- Thông tư số 40/2014/TT-BYT ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế về việc
ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của
Qũy bảo hiểm y tế.
- Thông tư số 05/2015/TT-BYT ban hành ngày 17 tháng 03 năm 2015 của Bộ Y tế về việc
ban hành danh mục thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm
vi thanh tốn của Qũy bảo hiểm y tế.
- Thơng tư số 36/2015/TT-BYT ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế về việc
Sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 40/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014 ban



hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của Qũy
bảo hiểm y tế.
- Thông tư số 04/2017/TT-BYT ban hành ngày 14 tháng 04 năm 2017 của Bộ Y tế về việc
Ban hành danh mục và tỉ lệ, điều kiện thanh toán đối với vật tư y tế thuộc phạm vi được
hưởng của người tham gia Bảo hiểm y tế.
- Thông tư số 50/2017/TT-BYT ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế về việc
Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến chi phí khám, chữa bệnh.
2. Hoạt động của dược sĩ trong việc triển khai các văn bản pháp lý hiện hành trong khoa dược?
Theo Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 06 năm 2011 của Bộ Y tế về việc quy đinh tổ
chức và hoạt động của khoa Dược tại bệnh viện thì hoạt động của Dược sĩ trong việc triển khai các
văn bản pháp lý hiện hành trong khoa Dược và các khoa phòng chuyên môn như sau:
- Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu cho Trưởng khoa
trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thực hiện các quy định này tại các khoa trong
bệnh viện
- Nếu đó là văn bản pháp lý có nội dung mới mà bệnh viện chưa có khả năng thực hiện: Dược sĩ có
chun mơn tương ứng sẽ được cử đi tập huấn rồi triển khai tại bệnh viện, hàng quý sẽ kiểm tra lại
xem đã làm đúng văn bản đề ra chưa.
3. Cấu trúc và nội dung của quy trình thao tác chuẩn?
Các quy trình thao tác chuẩn hiện hành tại Khoa Dược bệnh viện quận Bình Thạnh bao gồm: Quy
trình kiểm nhập và kiểm sốt chất lượng hàng hóa, quy trình nhận thuốc từ kho chẵn, quy trình cấp
phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú, quy trình cấp phát thuốc nội trú, quy trình bảo quản vắc xin trong
tủ lạnh, quy trình xử lí sự cố trong bảo quản vắc xin, quy trình nhận và cấp phát vắc xin.
Một quy trình thao tác chuẩn bao gồm các phần chính sau đây:
- Tên của quy trình thao tác chuẩn
- Bảng theo dõi tình trạng sửa đổi: bao gồm thời gian thực hiện sửa đổi, nội dung thực hiện sửa đổi
và lần ban hành.
- Tài liệu liên quan (cơ sở pháp lý): bao gồm các văn bản pháp lý hiện hành đang được áp dụng trong
bênh viện.

- Mục đích của quy trình thao tác chuẩn
- Đối tượng, phạm vi áp dụng
- Đối tượng thực hiện
- Các nguyên tắc thực hiện
- Nội dung quy trình: Được trình bày dưới dạng một lưu đồ, các bước chính của quy trình được trình
bày trong khung, từng bước được ghi rõ phân công người thực hiện và cụ thể nội dung thực hiện. Sau
lưu đồ có diễn giải nội dung cho từng bước trong lưu đồ.
- Hình thức lưu trữ: Các hồ sơ được lưu trữ sau khi hoàn thành quy trình, nơi lưu trữ và thời gian lưu.
- Một số phụ lục có liên quan kèm theo.
- Biểu mẫu áp dụng

III. Hoạt động cấp phát thuốc


1. Kho chẵn
1.1. Chức năng nhiệm vụ của kho chẵn
*Chức năng:
-

Dự trữ và bảo quản thuốc, vật tư y tế
Theo dõi, thống kê và giám sát lượng thuốc tồn trong kho lên phương án dự trù thuốc phù
hợp với nhu cầu( thường nhập với cơ số 1.5-2, gấp 1,5-2 lần so với thuốc được tính tốn là sẽ
sử dụng, nhập dư để dự trù trong các trường hợp sử dụng thuốc tăng đột biến)

*Nhiệm vụ:
-

Nhập thuốc và kiểm tra thuốc nhập trong kho
Cấp phát thuốc từ kho chẵn đến các kho: Kho lẻ, kho BHYT, Kho Phòng mổ, Kho Phòng mổ
Phaco, Kho 611...

Kiểm tra, theo dõi chất lượng thuốc trong kho theo đúng quy định
Đánh giá độ đồng đều điều kiện bảo quản thuốc
Thanh lý thuốc và biệt trữ thuốc
Vệ sinh kho, kiểm sốt mối, mọt, cơn trùng, các lồi gặm nhấm trong kho
Tiếp nhận và xử lý thuốc được trả về
Định kỳ đối chiếu thuốc trong kho

1.2. Công tác sắp xếp, phân loại, bảo quản thuốc tại kho chẵn
* Sắp xếp:
-

Thơng tư khơng có quy định cụ thể có thể sắp xếp theo chữ cái, tác dụng dược lý hoặc sắp xếp sao
cho mình dễ quản lý
Tại kho chẵn bệnh viện thì sắp xếp theo tác dụng dược lý
Sắp xếp theo tiêu chí 3 dễ: Dễ thấy - Dễ lấy - Dễ kiểm tra

*Phân loại:
- Thuốc thường
- Thuốc bảo quản đặc biệt
- Thuốc độc: được bảo quản ở khu vực riêng
Thuốc gây nghiện hướng tâm thần: được bảo quản trong tủ có khóa
- Thuốc chứa dược chất kém bền
Thuốc bị cấm trong 1 số ngành, lĩnh vực
*Bảo quản:




- Tiêu chí của kho đạt GSP (ở bv Mắt chỉ có kho chẵn là đạt GSP):
- đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm

+ nhiệt ẩm kế: có thơng báo từ xa khi nhiệt độ, độ ẩm vượt giới hạn cho phép qua thiết bị theo dõi
từ xa, có app riêng liên kết thông báo, hoặc nhắn tin qua điện thoại
+Nhiệt ẩm kế nên để gần cửa phòng (nơi nhiệt độ thay đổi nhiều nhất)
+Độ đồng đều nhiệt độ phòng: tham khảo theo quy định của WHO
+Tường: ko làm cửa sổ (ảnh hưởng đến nhiệt độ phòng)
+Thuốc được để trên kệ hoặc ballet, kệ và pallet cách tường ít nhất 30cm, có lối đi thơng thống.
+Thể tích chứa hàng phải ít hơn ⅔ thể tích phịng, theo thơng tư: r=60% (thấy bên quản lý dược
gọi thông số này là alpha α)
+Thiết bị chữa cháy: có 2 loại (dùng nước hoặc dùng CO2). hiện nay sử dụng CO2: tốt hơn nước,


tránh hư thuốc như khi phun nước, dập tắt đám cháy ngay. Bầu CO2 có 1 đầu phun và 1 bộ phận cảm
ứng, khi nhiệt độ >60ᐤC thì bầu tự động phun

1.3. Dự trù trên phần mềm:
+ Các kho nhỏ hơn thông báo số lượng lấy thuốc (1 tuần sẽ cấp phát cho mỗi kho trong 2 ngày, luân phiên
nhau để tiết kiệm thời gian và công sức, vd: kho 611 lấy thuốc thứ 2 và thứ 5, kho phòng mổ lấy thuốc thứ 3
và thứ 6,...)
+ Phiếu xuất kho cần có 3 chữ ký: Trưởng khoa dược + Kho dự trù + Kho cấp phát
+ Xuất kho theo tiêu chí FIFO-FEFO
+ Phần mềm: Hsoft xanh
1.4. Quy trình thực hành bảo quản thuốc


1.5. Quy trình cấp phát thuốc từ kho chẵn đến các kho




2. Kho lẻ

2.1. Chức năng, nhiệm vụ của kho lẻ
*Chức năng:
- Nhập thuốc từ kho chẵn, dự trữ, bảo quản thuốc
- Theo dõi, thống kê và giám sát lượng thuốc tồn trong kho và lên phương án dự trù thuốc hợp lí với
nhu cầu.
*Nhiệm vụ:
- Cấp phát thuốc cho một số phòng mổ (lầu 2, 4 khu B), các khoa nội trú (dịch kính-võng mạc, giác
mạc, glaucome, mắt nhi, tạo hình thẩm mỹ thần kinh nhãn khoa)
- Cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú, bệnh nhân ngoại trú (BHYT, dịch vụ trọn gói ví dụ như bệnh
nhân đăng ký mổ giác mạc trọn gói thì sau khi mổ sẻ nhận thuốc từ kho lẻ)
- Quản lý tủ thuốc trực (Kho lẻ chỉ làm việc giờ hành chính, khi các khoa khác cần ngồi giờ thì đến
tủ thuốc trực lấy. Kho lẻ phối hợp với các khoa lâm sàng kiểm tra tủ thuốc trực hàng quý. Bộ phận
kiểm tra gồm 1 nhân viên khoa Dược, 1 điều dưỡng phụ trách quản lý tủ trực và 1 điều dưỡng trưởng
tại khoa lâm sàng)
2.2. Công tác sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho lẻ
*Sắp xếp:
- Thùng: trên các kệ sắt
- Thuốc được phân loại và sắp xếp trên các tủ gỗ, tủ sắt
- Các thuốc cần bảo quản trong điều kiện đặc biệt được lưu trữ trong tủ lạnh
*Định hướng xây dựng kho theo tiêu chuẩn GSP và cải tạo kho lẻ theo tiêu chuẩn 5S (sàng lọc – sắp xếp –
sạch sẽ – săn sóc – sẵn sàng)
*Phân loại:
- Thuốc tiêm
- Thuốc nội khoa
- Thuốc giảm đau, kháng viêm
- Thuốc viên
- Thuốc độc
- Dịch truyền
- Thuốc kiểm soát đặc biệt
*Bảo quản:

- Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm qua nhiệt ẩm kế tự ghi và nhiệt ẩm kế bình thường tại kho.
- Bảo quản theo điều kiện NSX


+
+ bình thường 15-30°C
- Độ ẩm: Dưới 75%.
3. Quy trình bảo quản thuốc

4. Quy trình cấp phát thuốc nội trú
thực hiện theo tiến trình sau

Nhiệt
lạnh:

độ:
2-8°C


Mơ tả

Trách nhiệm

Hồ sơ

1. Duyệt phiếu từ các
khoa bằng chương
trình Hsoft

Kho lẻ (DS, DTH)


Phiếu lĩnh/ hoàn trả/ bù tủ
trực/ lĩnh hao phí thuốc

2. Soạn thuốc theo
phiếu Tổng hợp
phiếu xuất cho từng
khoa

kho lẻ (DTH)

Tổng hợp phiếu xuất theo
khoa

3. Giao nhận thuốc tại
kho lẻ

-Kho lẻ (DS, DTH)
-Tổ DLS (DTH)
-ĐD

4. Đóng gói thuốc theo
các gói hậu phẫu
(khoa tổng hợp, dịch
kính-võng mạc, trại
bệnh lầu 4 - hậu
phẫu)

-Tổ DLS (DTH)


5. Giao nhận thuốc tại
khoa lâm sàng

-Tổ DLS (DTH)
-ĐD hành chính

6. Chia thuốc theo hồ
sơ bệnh án của từng
bệnh nhân

-ĐD
-Tổ DLS (DTH)

7. Lưu hồ sơ
-DS: thuốc GN-HT
-DTH: thuốc thường

-Kho lẻ (DS, DTH)
-TCKT
-Khoa phòng

-

Tổng hợp Phiếu xuất
theo khoa
Phiếu lĩnh/ hồn trả/
bù tủ trực/ lĩnh hao
phí thuốc

mẫu nhãn hướng dẫn sử

dụng

-

Phiếu lĩnh/ hồn trả/
bù tủ trực/ lĩnh hao
phí thuốc

hồ sơ bệnh án

5. Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân Ngoại trú
- Thực hiện theo tiến trình thứ tự từ 1 đến 9
Tiến trình

Trách nhiệm

Hồ sơ

1, Nhận toa thuốc của bệnh
nhân điều trị ngoại trú và có
ngoại trú Nhi

DS, DTH

2, Duyệt toa thuốc trên máy
tính

DS, DTH

3, Hướng dẫn bệnh nhân ký

tên nhận thuốc

DTH

Toa thuốc có chữ ký của
bệnh nhân

4, Soạn thuốc theo tên thuốc, DTH
hàm lượng, số lượng, số
khoản ghi trong toa

Toa thuốc có dấu khoanh
trịn những thuốc có phát
cho bệnh nhân

5, Ghi/ bấm/dán Hướng dẫn

Mẫu nhãn Hướng dẫn sử

DTH

Toa thuốc có đóng dấu điều
trị ngoại trú
Trẻ em dưới 6 tuổi


sử dụng lên chai thuốc, vỉ
thuốc
6, Cho thuốc vào bao bì,
kiểm tra lại số lượng, số

khoản

dụng
DTH

7, Hướng dẫn cho bệnh nhân DS, DTH
sử dụng thuốc
8, Lưu giữ toa thuốc (bản
chính)

DS, DTH

Toa thuốc có đầy đủ nội
dung

9, Tổng hợp xuất ngoại trú
hàng ngày, gửi phòng Tài vụ

DS, DTH

Phiếu tổng hợp xuất ngoại
trú hàng ngày

IV. HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU THUỐC
Căn cứ pháp lý:
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013: quy định quản lý nhà nước
về đấu thầu, trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014: Quy định chi tiết thi hành một số
điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
-Thông tư 11/2016/TT-BYT ngày 11 tháng 5 năm 2016:Quy định về việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y

tế công lập
Thông tư 15/2019/TT -BYT ngày 11 tháng 7 năm 2019: Quy định về việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở
y tế công lập thay thế cho thông tư số 11/2016 có hiệu lực từ ngày 1/10/2019.
1. Chức năng và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị
Căn cứ vào thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 08 năm 2013 của Bộ y tế ban hành quy định về tổ
chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện
1.1 Tổ chức
Chủ tịch hội đồng là Giám đốc hoặc phó Giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên mơn.
-

Phó Chủ tịch hội đồng kiêm ủy viên thường trực là Trưởng khoa Dược bệnh viện.

Thư ký hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoa Dược hoặc cả hai
thành viên.
Ủy viên gồm:
+ Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, bác sĩ chuyên khoa vi sinh và điều dưỡng
trưởng bệnh viện;
+ Các bệnh viện hạng II trở lên có thêm ủy viên dược lý hoặc dược sĩ dược lâm
sàng;
+ Trưởng phịng Tài chính - Kế tốn.
1.2 Nhiệm vụ
Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc BV về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều
trị, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong BV.
Xây dựng các quy định về quản lý sử dụng thuốc trong BV.
-

Xây dựng các danh mục thuốc và giám sát sử dụng thuốc trong BV

- Giám sát sử dụng kháng sinh và theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp
Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc: tồn kho, bảo quản, kê đơn,

cấp phát, sử dụng thuốc.


-

Giám sát phản ứng có hại của thuốc và các sai sót trong điều trị.

-

Thơng báo, kiểm sốt thơng tin thuốc

1.3. Hoạt động
-

Hội đồng họp định kỳ 1 tháng 1 lần

-

Hội đồng có thể họp đột xuất giữa các kỳ họp định kỳ để giải quyết các vấn đề phát sinh

Hội đồng xây dựng quy chế làm việc , kế hoạch hoạt động và nội dung họp định kỳ trong 1
năm
Trưởng khoa Dược, Ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tài liệu liên
quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng. Và gửi cho các Ủy viên Hội đồng để nghiên cứu
trước khi họp.
Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản, trình Giám đốc BV phê
duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng. Giám đốc BV còn ra
quyết định thành lập các tiểu ban như xây dựng danh mục thuốc, giám sát sử dụng thuốc, phác
đồ điều trị…

Mối quan hệ giữa Hội đồng thuốc và điều trị với Hội đồng Khoa học, Hội đồng Kiểm sốt
nhiễm khuẩn.
1.4. Vai trị của Trưởng khoa Dược trong Hội đồng thuốc
Là Ủy viên thường trực của Hội đồng thuốc và điều trị, tham mưu cho Giám đốc BV, Chủ
tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựa chọn thuốc sử dụng trong BV, làm đầu mối cho công tác
đấu thầu thuốc, kiểm tra, giám sát việc kê đơn sử dụng thuốc.
Lập kế hoạch và tố chức thực hiện việc cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc.
Tổ chức hoạt động khoa Dược theo quy định, chịu trách nhiệm trước Giám đốc BV về mọi
hoạt động liên quan về dược của khoa và nhà thuốc BV.
Tổ chức thực hiện việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo, phối hợp với phịng tài
chính kế tốn theo dõi, quản lí kinh phí sử dụng thuốc.
Theo dõi, kiểm tra việc bảo quản, xuất, nhập thuốc.
-

Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho bác sĩ, điều dưỡng.

-

Quản lí hoạt động chun mơn của nhà thuốc BV.

-

Tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo chuyên môn dược.

-

Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc BV giao.

2. Chức năng và hoạt động của Tổ chuyên gia, Tổ thẩm định trong đấu thầu thuốc
2.1. Tổ chuyên gia:

2.1.1 Quy định về tổ chuyên gia:
Căn cứ vào thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết về lập báo
cáo đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Tổ chuyên gia do bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn (trong trường hợp thuê tư vấn làm
bên mời thầu) thành lập. Thành viên tổ chuyên gia phải đáp ứng quy định tại Điều 116
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Từng thành viên tổ chuyên gia phải lập Bản cam kết theo
Phụ lục 8 gửi bên mời thầu trước khi tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ
sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm.
- Trong trường hợp cần thiết, tổ trưởng tổ chuyên gia ban hành quy chế làm việc của tổ
chuyên gia, trong đó bao gồm những nội dung chính như sau:
+ Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên;


+ Thời gian dự kiến hoàn thành việc đánh giá hồ sơ dự thầu;
+ Cách thức làm việc của tổ chuyên gia;
+ Các nội dung cần thiết khác.
2.1.2 Chức năng - nhiệm vụ của tổ chuyên gia:
- Trung thực, khách quan, cơng bằng trong q trình thực hiện nhiệm vụ.
- Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng
yêu cầu.
- Báo cáo bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ
dự thầu, hồ sơ đề xuất và danh sách xếp hạng nhà thầu, nhà đầu tư.
- Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
- Bảo lưu ý kiến của mình.
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại
đó do lỗi của mình gây ra.
- Cung cấp thơng tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại
Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh
tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

2.1.3 Tổ chuyên gia bệnh viện: Gồm:
- Đại diện ban Giám đốc bệnh viện
-

Khoa Dược

-

Các bác sĩ chun khoa

-

Tổ tài chính - kế tốn

2.2. Tổ thẩm định:
2.2.1 Quy định về tổ thẩm định:
Căn cứ theo điều 4 Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết việc
lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Thành viên tham gia tổ thẩm định phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định
của pháp luật về đấu thầu;
- Có trình độ chun mơn liên quan đến gói thầu;
- Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến cơng việc được phân cơng; trường
hợp đối với gói thầu được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chỉ yêu cầu tối
thiểu 01 năm;
- Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng u cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế;
- Không trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định;
- Có bản cam kết theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.”
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ thẩm định:
- Hoạt động độc lập, tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên

quan khi tiến hành thẩm định.
- Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan.
- Bảo mật các tài liệu trong quá trình thẩm định.
- Trung thực, khách quan, cơng bằng trong q trình thẩm định.
- Bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định.
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do
lỗi của mình gây ra.
- Cung cấp thơng tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này
theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm
thường xuyên, mua sắm tập trung, cơ quan tranh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt
động đấu thầu. - Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.
Lựa chọn nhà thầu:


Căn cứ thông tư 15/2019/TT-BYT ngày 11/07/2019 Quy định về việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế
công lập
.1. Các hình thức đấu thầu:
❖ Có 8 hình thức đấu thầu:
- Đấu thầu rộng rãi
-

Đấu thầu hạn chế

- Chỉ định đấu thầu
- Chào hàng cạnh tranh
- Mua sắm trực tiếp
- Tự thực hiện
- Lựa chọn nhà thầu trong điều kiện đặc biệt
- Tham gia thực hiện cộng đồng
Ở bệnh viện Mắt ưu tiên sử dụng hình thức đấu thầu Rộng rãi, nếu không đủ số lượng thuốc đáp ứng cho

bệnh viện ⇒ Tiến hành tổ chức đấu thầu rộng rãi lần 2, nếu vẫn không đủ số lượng theo yêu cầu ⇒ Tiến
hành đấu thầu theo hình thức Mua sắm trực tiếp
3. Quy trình đấu thầu thuốc trong bệnh viện
- Thầu rộng rãi
+ Mỗi năm 1 lần theo hướng dẫn của Sở Y tế
+ Chia thành 2 nhóm: biệt dược và generic
+ Các nhà thầu cần có ít nhất 3 năm hoạt động trên thị trường
+ Quy trình:
. Đưa danh sách thuốc đến các khoa, lấy thông tin thuốc cần đấu thầu
. Xây dựng danh mục thuốc cần cho bệnh viện (dựa trên số liệu và nhu cầu thực tế từ các khoa
phòng)
. Đưa ra giá thuốc
. Phê duyệt, dự tốn (phịng kế tốn)
. Giải trình khi có sự thay đổi về số lượng thuốc bất thường
. Trình Sở Y tế xem xét, duyệt. SYT thẩm định và trả kết quả quy định phê duyệt kế hoạch
. BV mở đấu thầu và Gửi hồ sơ bên thầu
. Tiến hành đấu thầu
Bệnh viện phát hành hồ sơ đấu thầu ⇒ Mở thầu (giao hồ sơ cho Tổ chuyên gia chấm ⇒ Chấm điểm
kỹ thuật, khi đã có điểm kỹ thuật ⇒ Chấm hồ sơ Tài chính, sau khi phê duyệt ⇒ Mua sắm thuốc theo hồ sơ
Tài chính
- Chỉ định thầu: trong trường hợp thiếu thuốc, lập danh mục trình sở y tế và chỉ định trực tiếp thầu không
cần thông qua đấu thầu.
V. HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ - KẾ TOÁN DƯỢC
1. Chức năng, nhiệm vụ bộ phận thống kê
- Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu thuốc cấp phát cho nội trú,
ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác.
- Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc bệnh viện hoặc Trưởng khoa Dược.
Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
- Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật
tư y tế tiêu hao (nếu có) trong bệnh viện định kỳ hàng năm (theo mẫu Phụ lục 3, 4, 5, 6) gửi về Sở Y

tế, Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Vụ Y Dược cổ truyền đối với các bệnh viện Y học cổ
truyền) vào trước ngày 15/10 hàng năm (số liệu 1 năm được tính từ 01/10 đến hết ngày 30/9 của năm
kế tiếp) và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.
- Thực hiện 6C từ 9.1 đến 9.6 trong tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
2. Bộ phận kế toán
BV mắt khơng có kế tốn dược. Chỉ có phịng Tài chính- kế tốn của bệnh viện, các hoạt động kế


toán liên quan đến nghiệp vụ dược là một phần hoạt động của đơn vị này.
2.1. Chức năng:
- Phòng tài chính-kế tốn có chức năng tham mưu để thực hiện các mặt cơng tác sau: hạch tốn kế
tốn kịp thời, đầy đủ các hoạt động thu, chi tài chính, lập kế hoạch tài chính của đơn vị; tham mưu
cho lãnh đạo đơn vị chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài
chính-kế tốn.
2.2. Nhiệm vụ:
-Theo dõi, quản lý vấn đề xuất, nhập thuốc và phát hành giá đối với thuốc nhập lần đầu, kiểm tra
thơng tin hóa đơn so với dự trù hằ
ng tháng, hằng quý.
-In phiếu nhập và biên bản kiểm nhập thuốc.
-Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc bệnh viện hoặc Trưởng khoa dược.
Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa dược về nhiệm vụ phân cơng.
-Thanh quyết tốn số lượng thuốc, vật tư y tế, hóa chất đã cấp phát đã được khoa Dược tổng hợp,
thống kê và đối chiếu chứng từ xuất, nhập.
-Lưu trữ hóa đơn, đơn thuốc, mẫu 01/BV, phiếu nhập kho theo thời gian, biên bản kiểm kê hàng
tháng.
VI. HOẠT ĐỘNG NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN
1. Cơ cấu tổ chức
- Bệnh viện Mắt TP HCM có 2 nhà thuốc là nhà thuốc số 1 nhà thuốc số 2
- Giám đốc BV là người chịu trách nhiệm toàn bộ cho nhà thuốc bệnh viện và giao cho khoa

dược quản lý về chuyên mơn, phịng hành chính quản trị quản lý về cơ sở vật chất; phịng tài
chính kế tốn phụ trách phần thu chi tiền vốn
- Tổ chức nhân sự:
+ Nhà thuốc số 1: 1 quản lý chun mơn trình độ thạc sĩ dược, 5 nhân viên bán thuốc
(1 dược sĩ + 4 DSTH), 1 nhân viên kế toán (DSTH), 1 nhân viên nhận hàng (DSTH),
1 nhân viên máy tính (DSTH)
+ Nhà thuốc số 2: 1 quản lý chun mơn trình độ dược sĩ, 6 nhân viên bán thuốc (1
dược sĩ + 5 DSTH), 2 nhân viên kế toán (DSTH), 2 nhân viên nhận hàng (DSTH), 2
nhân viên máy tính (DSTH)
2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà thuốc bệnh viện
- Phân phối thuốc thuốc đến tay bệnh nhân và nhận lại thuốc hoàn trả theo quy định của bệnh
viện đúng theo pháp luật quy định
- Chọn thuốc, mua thuốc: Thuốc tại nhà thuốc bệnh viện được chọn từ danh sách thuốc trúng
thầu bệnh viện. Chọn thuốc dựa vào nhu cầu của bệnh viện, giá cả, hiệu quả điều trị,….
- Bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc
- Bán thuốc, cấp phát thuốc cho bệnh nhân
- Tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
3. Nội dung hoạt động nhà thuốc bệnh viện
3.1. Dự trù thuốc
- Hằng tháng, thủ kho dựa trên số lượng thuốc tháng trước sử dụng, nhu cầu điều trị bệnh mắt
theo mùa,... tiến hành dự trù số lượng thuốc cần nhập và lập bảng dự trù.
- Bảng dự trù danh mục thuốc cùng số lượng thuốc dự trù phải được Hội đồng thuốc và điều
trị xem xét và phê duyệt. Sau khi bảng dự trù được phê duyệt sẽ được trả về nhà thuốc, nhà thuốc lớn
tiến hành nhập thuốc.
- Nhà thuốc có thể nhập trực tiếp thuốc từ cơng ty vào kho chứa thuốc của nhà thuốc mà
không cần thông qua kho chẵn, kho lẻ nhưng vẫn phải theo giá cả và các điều khoản đã đấu thầu.


- Thủ kho nhận thuốc và nhập thuốc vào nhà thuốc. Nhà thuốc bán trực tiếp cho bệnh nhân
nội trú, ngoại trú.

- Mỗi tháng, nhà thuốc có nhân viên kiểm kê sổ sách kế tốn
3.2. Quy trình cấp phát thuốc trực tiếp cho bệnh nhân:
Tiếp nhận đơn thuốc tại quầy:
● Nhân viên nhà thuốc tiếp nhận đơn thuốc
● Check mã vạch, kiểm tra thuốc đã được kê trong hồ sơ khám bệnh và dữ liệu trên hệ thống
máy tính.
● Tính tốn trên hệ thống máy tính và xuất phiếu thu cho bệnh nhân
● Nhân viên gọi tên bệnh nhân và thu tiền
● Bệnh nhân nhận biên lai thu tiền và chờ nhận thuốc ở quầy tiếp theo
- Lấy thuốc theo đơn:
- Nhân viên nhà thuốc tiến hành lấy đúng thuốc và số lượng thuốc theo phiếu thu
- Dược sĩ kiểm tra lại sự phù hợp giữa thuốc đã lấy và đơn thuốc
- Giao thuốc cho bệnh nhân:
- Dược sĩ gọi số cùng tên bệnh nhân đến quầy tiếp nhận thuốc
- Dược sĩ tiến hành giao thuốc cho bệnh nhân kèm lưu ý sử dụng thuốc trong một số trường
hợp thường gặp tại nhà thuốc như sử dụng cùng lúc 2 thuốc nhỏ mắt, sử dụng thuốc tra mắt,...
- Dược sĩ tiếp nhận phản hồi cũng như giải đáp các thắc mắc của bệnh nhân về các vấn đề liên
quan đến thuốc trong đơn vừa nhận
4. Cách bố trí khu vực, sắp xếp và bảo quản thuốc tại nhà thuốc
-

4.1. Bố trí khu vực: gồm
-Khu vực bảo quản thuốc: có các khu vực riêng biệt và biển hiệu từng khu vực ghi rõ
+”Thuốc không kê đơn”
+”Thuốc kê đơn”
+”Thuốc kê đơn”, “Thuốc phải kiểm soát đặc biệt”
-Khu vực bảo quản sản phẩm khơng phải là thuốc: có khu vực riêng biệt và biển hiệu ghi rõ “Sản
phẩm này không phải là thuốc”
-Khu vực cấp phát và tư vấn thuốc
4.2. Trang thiết bị: Nhà thuốc có trang thiết bị để

-Bảo quản thuốc sạch: tủ, quầy, kệ
- Đảm bảo chất lượng thuốc như máy lạnh, nhiệt ẩm kế, hệ thống vi tính
4.3. Sắp xếp và bảo quản
- Thuốc cần bảo quản đặc biệt ở điều kiện 2 - 8oC được bảo quản riêng trong tủ lạnh có nhiệt kế điện
tử tự ghi theo dõi
-Ngồi ra, các thuốc có tần suất kê đơn cao được để phía ngồi
-Các thuốc hết hạn hoặc bị thu hồi được để vào khu vực biệt trữ và được xử lý theo quy định.
4.3. Theo dõi điều kiện bảo quản
- Nhà thuốc có nhiệt ẩm kế tự ghi và nhiệt ẩm kế bình thường để theo dõi nhiệt độ và độ ẩm tại nhà
thuốc.
- Bảo quản theo điều kiện NSX
- Nhiệt độ:
+ lạnh: 2-8°C
+ mát 8-15°C
+ bình thường 15-30°C
- Theo dõi: ghi chép nhiệt độ và độ ẩm hằng ngày vào lúc 9h và 15h.
5. Nguyên tắc thực hành tốt 5S tại nhà thuốc và khoa Dược
- S1 - Sàng lọc: Phân loại những vật chất cần dùng và không cần dùng; Loại bỏ những vật
không cần dùng
- S2 - Sắp xếp: Sắp xếp những vật cần dùng sao cho An toàn - Thuận tiện - Mỹ quan
- S3 - Sạch sẽ: Giữ gìn nơi làm việc, thiết bị, dụng cụ ln sạch sẽ
- S4 - Săn sóc: Duy trì S1 S2 S3 mọi lúc, mọi nơi
- S5 - Sẵn sàng: Thực hiện nhiều lần tạo thành thói quen. Mọi người tự nguyện, tự giác tuân
thủ 5S


6. Danh mục quy trình thao tác chuẩn tại nhà thuốc
Quy trình bán thuốc theo đơn
Quy trình mua thuốc và kiểm sốt chất lượng thuốc
Quy trình bán thuốc khơng kê đơn

Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng
Quy trình giải quyết đối với thuốc khiếu nại hoặc thu hồi
Quy trình đào tạo nhân viên
Quy trình sắp xếp và trình bày
Quy trình bảo quản và theo dõi thuốc bảo quản đặc biệt
VII. MỐI LIÊN HỆ GIỮA KHOA DƯỢC VÀ CÁC KHOA PHỊNG KHÁC
-

Các khoa phịng nào có sử dụng thuốc trong bệnh viện gồm các khoa lâm sàng và cận lâm sàng đều
có liên hệ trực tiếp với khoa dược.
Khoa dược có mối liên hệ chặt chẽ và phối hợp tốt với các khoa phòng khác trong bệnh viện nhằm
thực hiện tốt công tác dược trong bệnh viện

-

*Mối quan hệ trực tiếp của khoa dược với các khoa phòng điều trị trong hoạt động khám chữa bệnh:

-

Theo dõi, quản lý việc sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện. Các khoa lâm sàng gửi
phiếu lĩnh đến cho khoa dược, khoa dược cấp phát thuốc và các vật tư y tế tiêu hao từ kho rồi chuyển
đến cho các khoa lâm sàng.

-

Dựa vào số phiếu lĩnh và lượng thuốc lĩnh mà khoa dược lập bảng báo cáo tổng hợp số lượng thuốc
để tiến hành lập bảng dự trù thuốc, hóa chất, và vật tư y tế tiêu hao hợp lý.

-


*Khoa Dược có quan hệ với Ban Giám Đốc, các Hội đồng, các phòng Chức năng

-

- Theo dõi và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược
đối với các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và nhà thuốc bệnh viện

-

- 5 Hội Đồng:

-

+ Hội đồng thuốc và điều trị

-

+ Hội đồng khoa học và công nghệ

-

+ Hội đồng truyền máu

-

+ Hội đồng trang thiết bị (khí oxy, vật liệu y tế, vật tư tiêu hao…)

-

+ Hội đồng xây dựng giá


-

- 7 Phòng chức năng:

-

+ Phòng Kế hoạch tổng hợp (Báo cáo trang thiết bị, phát đồ điều trị ngoại trú và nội trú, Bảo hiểm Y
tế)

-

+ Phòng Điều dưỡng (Tập huấn an tồn sử dụng thuốc theo Thơng tư 23/2011/TT-BYT ngày
10/6/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở Y tế có giường bệnh)

-

+ Phịng hành chính quản trị
● Khoa Dược báo cáo về cơ sở vật chất tại khoa để phòng HCQT lập kế hoạch cung ứng vật tư, trang
thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản, phân phối thuốc…
● Tham gia kiểm tra chế độ bảo quản, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị thông dụng tại khoa Dược
● Lưu hành tài liệu văn thư lưu trữ...


-

+ Phịng Tài chính kế tốn

-


Khoa Dược cung cấp tình hình và số liệu sử dụng thuốc, hố chất, dụng cụ y tế.. để phịng tài chính
kế tốn tính thành tiến quyết tốn và dự trù kình kinh phí cho khoa Dược (dự trù kinh phí trong hoạt
động đấu thầu thuốc).

-

Phịng Cơng nghệ thơng tin (Hỗ trợ phần mềm)
● Triển khai phát triển và ứng dụng các phần mềm trong việc quản lý thuốc cũng như hỗ trợ việc cấp
phát thuốc cho bệnh nhân tại khoa Dược
● Đảm bảo an tồn và bảo mật cho hệ thống thơng tin, cơ sở dữ liệu của khoa Dược

-

Phòng tổ chức
● Xây dựng đề án, mơ tả và nắm bắt vị trí việc làm
● Tổ chức tuyển dụng và lập kế hoạch bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực (Dược sĩ và nhân viên tại
khoa Dược)

-

Phòng quản lý chất lượng bệnh viện
● Khoa Dược báo cáo sự cố, sai sót, khiếu nại để phịng Quản lý chất lượng phân tích, nghiên cứu
và đề xuất giải pháp khắc phục.
● Khoa Dược đề xuất sáng kiến để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân tại bệnh
viện.



×