Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài tập học kỳ môn Luật tố dụng dân sự (9điểm) Đề bài: “Quyền phản tố và việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.68 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Trang:

MỤC LỤC.................................................................................................................1
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT.................................................................2
MỞ ĐẦU.........................................................................................................3
NỘI DUNG......................................................................................................1


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
1. BLTTDS :
2. TTDS
:
3. HĐXX
:

Bộ luật Tố tụng dân sự
Tố tụng dân sự
Hội đồng xét xử


MỞ ĐẦU
“Phản tố” được hiểu là một quyền của người “bị tố” - người bị kiện hay chính là bị
đơn – nhằm đưa ra những yêu cầu “phản” lại với những “tố” - yêu cầu của người khởi
kiện. “Phản” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng có tính đối lập với yêu cầu khởi kiện nhưng
sự đối lập không chỉ bao gồm việc loại trừ trực tiếp yêu cầu của nguyên đơn mà có thể
theo hướng bù trừ nghĩa vụ được nêu trong yêu cầu của nguyên đơn. Thoạt nghe, thì thấy
rằng u cầu phản tố này có sự tương đồng với việc đưa ra ý kiến đối với yêu cầu khởi
kiện do các yêu cầu này đều liên hệ mật thiết với yêu cầu khởi kiện ban đầu của nguyên
đơn, nhưng hai yêu cầu này hoàn toàn khác biệt về hệ quả pháp lý và mỗi bên trong vụ án
đều phải hiểu rõ các quyền này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.Vậy, để


hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin đi vào tìm hiểu để bài tập số 10: “Quyền phản tố và
việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự” làm bài tập học kỳ môn
Luật tố tụng dân sự của mình.


NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận về quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự
1. Khái niệm bị đơn trong tố tụng dân sự
Bị đơn trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng để trả lời về việc bị kiện do bị
nguyên đơn hoặc bị người khác khởi kiện theo quy định của pháp luật. 1
Tư cách bị đơn có từ lúc Tịa án thụ lý đơn khởi kiện của nguyên đơn và chỉ xuất
hiện trong vụ án dân sự, đối với các việc dân sự sẽ khơng xác định bị đơn. Bởi vì bị đơn là
người có quyền lợi đối lập với nguyên đơn, nên tư các của bị đơn chỉ được xác định trong
vụ việc có tranh chấp xảy ra, đối với việc dân sự khơng có tranh chấp nên khơng thể xác
định tư cách bị đơn.
2. Khái niệm quyền phản tố
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 200 BLTTDS 2015: “Cùng với việc phải nộp cho
Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu
cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc
lập”.
Với quy định trên, phản tố có thể được hiểu là việc bị đơn khởi kiện lại nguyên đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Mục đích của yêu cầu phản tố
là để bù trừ nghĩa vụ, khấu trừ nghĩa vụ hoặc loại trừ một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ với
yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Về bản chất, yêu cầu phản tố cũng là yêu cầu khởi kiện nên yêu cầu này có thể được
khởi kiện bằng vụ án độc lập. Nhưng vì u cầu này có liên quan đến việc thực hiện nghĩa
vụ của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc
lập trong vụ án đang được giải quyết và nhằm cho vụ án giải quyết chính xác, nhanh
chóng hơn nên bị đơn có quyền yêu cầu giải quyết trong cùng vụ án. Nếu yêu cầu của bị
đơn là một việc hồn tồn khơng liên quan đến đơn khởi kiện của nguyên đơn thì bị đơn

phải khởi kiện thành một vụ án dân sự mới. Như vậy, yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ phát
sinh khi có việc ngun đơn kiện bị đơn, và Tịa án có thẩm quyền đã thụ lý vụ án đối với
yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, sau đó bị đơn cũng cho rằng nguyên đơn xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên đã kiện trở lại. Ví dụ: A kiện B yêu cầu bồi
thường thiệt hại vì đi xe máy gây tai nạn cho A (A cũng là người đi xe máy), làm A bị gãy
tay, hỏng lốp xe và đã được Tòa án thụ lý giải quyết. Trong quá trình giải quyết thì B lại
kiện ngược lại A, yêu cầu A bồi thường thiệt hại cho mình vì A cũng có hành vi phóng
nhanh vượt ẩu nên đã lao xe vào B làm xe B cũng bị hư hỏng nặng.
Trường hợp bị đơn có u cầu Tịa án bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn (như yêu cầu
Tịa án khơng chấp nhận u cầu của ngun đơn hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu
của nguyên đơn) thì đây chỉ là phản bác ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn
chứ không phải là yêu cầu phản tố2.
Như vậy, quyền phản tố là việc pháp luật quy định cho bị đơn được khởi kiện ngược
trở lại nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong cùng
một vụ án để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn.
3. Điều kiện cần và đủ để nhận diện yêu cầu phản tố của bị đơn
Theo quy định của Điều 72, Điều 200 BLTTDS 2015, và các văn bản hướng dẫn thi
hành, thì các điều kiện cần và đủ để nhận diện yêu cầu phản tố của bị đơn như sau:
Thứ nhất, đây là yêu cầu ngược lại của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (thực chất là bị đơn kiện ngược lại nguyên đơn,
1

Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam 2017, Nhà xuất bản Công an nhân dân,
Tr.108
2

Tham khảo TS. Bùi Thu Huyền, Bình luận Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nxb Lao động năm 2016. Tr261

1



người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập), trong thực tiễn đã có những
trường hợp Tịa án xác định u cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là yêu cầu
phản tố là khơng chính xác.
Thứ hai, u cầu của bị đơn là yêu cầu về nội dung không phải yêu cầu về tố tụng.
Thứ ba, yêu cầu của bị đơn là yêu cầu độc lập không trùng với yêu cầu của nguyên
đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (bản
chất yêu cầu phản tố là yêu cầu mới của bị đơn).
Thứ tư, yêu cầu của bị đơn độc lập, không cùng với yêu cầu của nguyên đơn, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nhưng giữa yêu cầu của bị đơn với
yêu cầu của nguyên đơn, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
lại có sự liên quan với nhau và nếu để giải quyết trong cùng một vụ án thì sẽ bảo đảm cho
vụ án được giải quyết một cách chính xác và triệt để hơn.
Thứ năm, yêu cầu của bị đơn được chấp nhận dẫn đến bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu
của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan độc lập hoặc loại trừ việc chấp
nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan độc lập.
Thứ sáu, yêu cầu của bị đơn phải cùng loại quan hệ pháp luật tranh chấp với yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập,
có (cùng trong một loại quan hệ pháp luật dân sự, lao động, kinh doanh thương mại).
Thứ bảy, bị đơn đưa ra yêu cầu nhằm mục đích buộc ngun đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bị đơn.
4. Cơ sở để pháp luật Tố tụng dân sự quy định bị đơn có quyền phản tố
- Cơ sở lý luận:
Con người để tồn tại trong xã hội đòi hỏi phải được bảo đảm các lợi ích vật chất và
tinh thần. Để bảo đảm các lợi ích đó, pháp luật quy định việc bảo đảm các quyền con
người. Pháp luật của các quốc gia đều ghi nhận các quyền con người. Trong Tuyên ngôn
độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1776 có ghi: “Tất cả mọi người sinh ra đều có
quyền bình đẳng, đấng tạo hóa đã cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được,
trong những quyền đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc”.

Trong Tuyên ngôn độc lập, ngày 02/9/1945 Bác Hồ đã đọc tại Quảng trường Ba Đình –
Hà Nội khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa cũng đã một lần nữa nhấn mạnh lại
những quyền này. Để thể chế hóa những tư tưởng tiến bộ đó, tại Điều 14 Hiến pháp nước
Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 cũng đã ghi nhận: “Ở nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp
luật”. Trên cơ sở quy định về quyền con người trong Hiến pháp, nhằm giải quyết đúng
đắn các vụ án dân sự, bảo đảm lẽ công bằng cho các bên. BLTTDS 2015 đã đưa ra các
nguyên tắc: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS; Cung cấp chứng cứ và chứng
minh; Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự; Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa,… Để
triển khai thực hiện các nguyên tắc này, để bảo đảm cho các đương sự có quyền và nghĩa
vụ như nhau trong tố tụng: ngun đơn khởi kiện thì bị đơn cũng có quyền, phản đối hoặc
khởi kiện ngược trở lại nguyên đơn bằng việc cung cấp các chứng cứ, chứng minh bên
nguyên đơn cũng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình và u cầu Tịa án
bảo vệ quyền lợi cho mình thì BLTTDS đã quy định cho bị đơn có quyền phản tố ngun
đơn. Thơng qua đó sẽ bảo đảm được nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Tức là tuân
thủ đúng pháp luật, bảo đảm được quyền và lợi ích cho các bên.
- Cơ sở thực tiễn:
Trong đời sống xã hội, tồn tại nhiều quan hệ pháp luật đan xen vào nhau và chúng
gắn chặt với nhau. Một cá nhân, cơ quan, tổ chức thường là chủ thể trong nhiều quan hệ

2


pháp luật đó. Khi một quan hệ phát sinh mâu thuẫn thường kéo theo các quan hệ pháp luật
khác mâu thuẫn theo hoặc khi một vài chủ thể trong cùng quan hệ pháp luật cùng mâu
thuẫn sẽ ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các chủ thể khác trong quan hệ pháp luật đó.
Cho nên, khi một tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự của mình sẽ
ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khác. Chính vì vậy, khi giải
quyết yêu cầu khởi kiện, đòi hỏi Tòa án phải đảm bảo sự tham gia đầy đủ các chủ thể

trong quan hệ pháp luật đó hoặc các chủ thể trong các quan hệ pháp luật khác có liên quan
đến quan hệ pháp luật đang tranh chấp. Để đảm bảo quyền khởi kiện của các chủ thể khác
tham gia vào vụ án phát sinh từ yêu cầu của người khởi kiện, cũng như giúp giải quyết vụ
án được nhanh chóng, chính xác, BLTTDS 2015 quy định cá nhân, tổ chức này có quyền
u cầu Tịa án giải quyết u cầu khởi kiện của mình trong cùng vụ án. Theo đó, u cầu
của bị đơn được xác định là yêu cầu phản tố; yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan được xác định là yêu cầu độc lập.
Xuất phát từ tầm quan trọng của sự bình đẳng, lẽ công bằng trong TTDS mà Quyền
yêu cầu phản tố của bị đơn không chỉ mới được ghi nhận trong BLTTDS 2015 mà trước
đó đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật khác như Pháp lệnh về giải quyết các
vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2004,... Khoản 1 Điều 176 BLTTDS 2004 đã được sửa đổi và bổ
sung năm 2011 quy định: “Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của
mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với
nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập”. Quy định này
cũng được quy định lại tại Khoản 1 Điều 200 BLTTDS 2015.
II. Quy định của pháp luật về quyền phản tố và việc thực hiện quyền phản tố
của bị đơn trong tố tụng dân sự
1. Các trường hợp bị đơn được thực hiện quyền yêu cầu phản tố
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015 thì:
“Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc
toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc
lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng
một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn”

Nhìn chung quy định này vẫn được giữ nguyên như quy định tại Khoản 2 Điều 176
BLTTDS 2004 đã được sửa đổi và bổ sung năm 2011. Theo đó, yêu cầu phản tố của bị đơn
được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Yêu cầu phản tố được chấp nhận để bù trừ nghĩa vụ đối với yêu cầu của nguyên
đơn là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn và nguyên đơn cũng có nghĩa
vụ đối với bị đơn. Do đó, bị đơn có yêu cầu Tòa án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ
phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn. Ví dụ: Trong hợp đồng kí cược: C kiện D
địi bồi thường thiệt hại (chi phí sửa chữa) chiếc ơ tơ Camry mà C đã cho D thuê trong
buổi lễ cưới (do D gây tai nạn dẫn đến hỏng xe). Trong quá trình giải quyết vụ án, D cũng
kiện lại C yêu cầu C bồi thường chi phí sửa chữa chiếc nhẫn kim cương (do C không may
làm gãy chiếc nhẫn) trong hợp đồng kí cược mà D đã cược cho C để thuê chiếc xe.
- Yêu cầu phản tố của bị đơn được chấp nhận, dẫn đến loại trừ việc chấp một phần
hay loại trừ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn là trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố lại

3


đối với nguyên đơn và nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một
phần hoặc tồn bộ u cầu của ngun đơn vì khơng có căn cứ.
Ví dụ: A kiện B địi bồi thường chi phí nằm viện vì A cho rằng con chó nhà B đã cắn
vào chân A, tuy nhiên B lại phản tố lại A, yêu cầu A bồi thường thiệt hại vì đã đánh gẫy
chân con chó nhà B nên nó mới cắn, đồng thời A còn đánh quá tay làm con chó nhà B
chết.
- Có sự liên quan giữa yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu của nguyên đơn là
trường hợp hai yêu cầu này có mối quan hệ với nhau và nếu được giải quyết trong cùng
một vụ án thì làm cho vụ án được giải quyết chính xác và nhanh chóng hơn.
Ví dụ: D (bị mất vé gửi xe) kiện E đòi bồi thường thiệt hại vì E làm mất chiếc xe
máy của D thơng qua hợp đồng trông giữ tài sản. Nhưng E đã kiện ngược trở lại D không
chấp nhận việc bồi thường vì cho rằng E đã cho bạn mình mượn vé và đã lấy xe ra ngoài.
2. Thời hạn thực hiện quyền yêu cầu phản tố

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm
khác (theo Khoản 1 Điều 144 BLDS 2015).
Như vậy, thời hạn thực hiện quyền yêu cầu phản tố là khoảng thời gian được xác
định từ thời điểm này đến thời điểm khác mà trong khoảng thời gian đó bị đơn được
quyền kiện ngược trở lại nguyên đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu
độc lập.
Thời điểm bắt đầu quyền yêu cầu phản tố được xác định theo quy định tại Khoản 1
Điều 199 BLTTDS 2015: “Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của
mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu
cầu độc lập (nếu có)”.
Theo quy định trên thì thời điểm bị đơn được bắt đầu thực hiện quyền phản tố của
mình là kể từ thời điểm nhận được thơng báo thụ lý đơn khởi kiện của Tòa án. Kể từ thời
điểm này bị đơn có quyền cung cấp các tài liệu chứng cứ để chứng minh và đưa ra yêu
cầu phản tố. Khoảng thời gian bị đơn được quyền đưa ra yêu cầu phản tố được xác định
theo quy định tại Điều 199 và 200 BLTTDS 2015.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015: “Bị đơn có quyền đưa ra yêu
cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải”.
Như vậy, về thời hạn bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trong BLTTDS 2015 đã
có sự sửa đổi, bổ sung. Do BLTTDS 2015 đã bổ sung một thủ tục tục tố tụng dân sự hoàn
toàn mới là phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải
nên bị đơn sẽ có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp nêu trên.
Như vậy, thời hạn đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn đã được rút ngắn so với quy định tại
Khoản 2 Điều 177 BLTTDS 2011. Quy định này giúp cho việc giải quyết yêu cầu phản tố
của bị đơn của Tòa án được chủ động và hợp lý hơn. Bởi lẽ, nếu quy định bị đơn có quyền
đưa ra yêu cầu phản tố trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử như trước đây
sẽ dẫn đến trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải xong đối với vụ án thì bị đơn mới đưa
ra u cầu phản tố. Lúc đó Tịa án lại phải tiến hành các thủ tục xác minh, thu thập chứng
cứ, sau đó mới tiến hành hịa giải riêng đối với yêu cầu phản tố của bị đơn và như vậy,

việc giải quyết vụ án sẽ kéo dài, gây tốn kém về thời gian, công sức của cơ quan tiến hành
tố tụng và của các đương sự3.
Do BLTTDS 2015 chưa có quy định rõ ràng về thời điểm kết thúc quyền yêu cầu
phản tố nên hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Qua quy định tại
3

TS. Bùi Thu Huyền, Bình luận Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nxb Lao động năm 2016. Tr262

4


Khoản 1 Điều 199 và Khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015 thì có thể có hai cách hiểu về thời
điểm kết thúc quyền yêu cầu phản tố.
Nếu hiểu theo cách thứ nhất, áp dụng Khoản 1 Điều 199 BLTTDS 2015 thì thời điểm
quyền yêu cầu phản tố chấm dứt là sau 15 ngày kể từ ngày bị đơn nhận được u cầu
thơng báo thụ lý vụ án của Tịa án hoặc trong trường hợp bị đơn có yêu cầu gia hạn và
Tịa án có căn cứ để gia hạn thì có thể kéo dài thêm nhưng khơng q 15 ngày nữa. Như
vậy, nếu theo cách hiểu này thì thời hạn tối đa mà bị đơn có thể thực hiện quyền phản tố
của mình là khơng q 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thụ lý vụ án.
Nếu theo cách hiểu thứ hai, tức theo quy định tại Khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015
thì thời điêm chấm dứt quyền phản tố là “trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao
nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hịa giải”. Với quy định này thì thời hạn thực hiện
quyền phản tố của bị đơn có thể dài hơn hoặc bằng thời hạn được hiểu theo cách hiểu thứ
nhất.
Do có nhiều cách hiểu khác nhau như thế nên trong thực tiễn xét xử việc áp dụng
những quy định này chưa thống nhất. Các Tòa án đã chấp nhận xem xét yêu cầu phản tố
của bị đơn ở các thời điểm khác nhau trong quá trình giải quyết vụ án dẫn đến việc áp
dụng pháp luật không thống nhất, không bảo đảm được nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
Để bảo đảm quyền lợi của bị đơn trong TTDS, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo của

pháp luật thì tác giả chọn cách hiểu thứ hai, tức thời hạn thực hiện quyền phản tố của bị
đơn là khoảng thời gian được xác định từ thời điểm bị đơn nhận được thông báo thụ lý vụ
án đến trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai và hòa
giải.
Việc pháp luật TTDS quy định quyền yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ được thực hiện
trước thời điểm mở phiên họp hịa giải mà khơng thực hiện tại phiên tịa vì xuất phát từ
những ngun tắc cơ bản trong TTDS (Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa
các đương sự, hòa giải trong TTDS). Nếu tại phiên Tịa sơ thẩm mà bị đơn có quyền đưa
ra yêu cầu phản tố thì sẽ gây bất lợi cho nguyên đơn trong việc chứng minh. Bị đơn là
người đưa ra yêu cầu phản tố do đó bị đơn sẽ hoàn toàn chủ động chuẩn bị đầy đủ tài liệu,
chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ hợp pháp. Ngun đơn phải
trả lời yêu cầu của bị đơn (chấp nhận hoặc không chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu
cầu) nhưng do bị động, bị bất ngờ trước yêu cầu phản tố đưa ra tại phiên tịa nên khơng
kịp chuẩn bị chứng cứ để phản bác lại được. Điều này chúng ta có thể liên tưởng giống
trong một trận chiến mà một bên có vũ khí và một bên khơng có vũ khí. Thế mạnh đương
nhiên sẽ thuộc về bên có vũ khí (bị đơn). Vậy thì sẽ khơng có sự bình đẳng giữa các
đương sự trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh. Nên quy định của pháp luật
là hợp lý.
3. Thủ tục thực hiện quyền yêu cầu phản tố
Thủ tục thực hiện quyền yêu cầu phản tố là trình tự do pháp luật TTDS quy định để
bị đơn thực hiện quyền yêu cầu phản tố của mình.
Theo quy định tại Điều 202 BLTTDS 2015 thì: “Thủ tục yêu cầu phản tố được thực
hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn”.
Thủ tục thực hiện yêu cầu phản tố giống như thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Tức
là phải tuân theo quy định tại Điều 189,190, 191,192, 193 của BLTTDS 2015 (Làm đơn
phản tố > Gửi đơn phản tố đến Tòa án > Tòa án tiếp nhận và xử lý đơn (nếu hợp lệ) > Tịa
án thơng báo tiền tạm ứng án phí, lệ phí phải nộp > Người đưa ra yêu cầu phản tố > Nộp
tiền tạm ứng án phí > Tòa án thụ lý đơn). Tuy nhiên do yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ
phát sinh sau khi Tòa án đã thụ lý đơn khởi kiện của nguyên đơn, do đó khi nhận được


5


đơn về các vấn đề này để giải quyết trong cùng một vụ án thì Tịa án phải xác định lại
ngày thụ lý vụ án từ đó làm căn cứ tình thời hạn xét xử4. Cụ thể:
- Trường hợp bị đơn được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày
thụ lý là ngày Tịa án nhận được đơn phản tố.
- Trường hợp bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày bị
đơn nộp cho Tòa án biên lai tiền tạm ứng án phí.
- Trường hợp có nhiều bị đơn có u cầu phản tố thì ngày thụ lý vụ án là: Ngày Tòa
án nhận đơn về yêu cầu phản tố cuối cùng nếu họ đều thuộc trường hợp khơng phải nộp
tiền tạm ứng án phí; Là ngày mà người cuối cùng nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm
ứng án phí nếu họ phải nộp tiền tạm ứng án phí
4. Thay đổi, bổ sung rút yêu cầu phản tố
Xuất phát từ nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS mà
đương sự có quyền thay đổi, bổ sung, hoặc rút yêu cầu phản tố ngay tại phiên Tòa. HĐXX
sẽ xem xét quyền này của đương sự phù hợp với quy định tại Điều 244 BLTTDS 2015:
“Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc
thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu
phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
2. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc tồn bộ u cầu của mình và việc rút
yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với
phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút”.
Căn cứ vào quy định của Điều 244 BLTTDS 2015 thì HĐXX sẽ xem xét giải quyết
theo thủ tục sau:
- Đối với trường hợp thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố phải thỏa mãn điều kiện:
Yêu cầu thay đổi, bổ sung “không được vượt quá phạm vi yêu cầu phản tố ban
đầu”. Vậy hiểu như thế nào là Không được vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu? Đây là
vấn đề mà BLTTDS năm 2015 không quy định cụ thể. Trước đây, theo BLTTDS 2011,
đương sự có quyền cung cấp chứng cứ ở bất cứ giai đoạn nào của q trình tố tụng, thì tại

phiên Tịa sơ thẩm đương sự có quyền cung cấp chứng cứ mới. Những chứng cứ mới mà
đương sự cung cấp tại phiên tịa có thể làm tăng giá trị u cầu hoặc giảm nghĩa vụ phải
thực hiện của đương sự nên theo tác giả “không vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu là
không làm xuất hiện yêu cầu mới so với yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố ban đầu được
ghi trong đơn khởi kiện, hay yêu cầu mới tại phiên tịa sơ thẩm khơng làm phát sinh quan
hệ pháp luật dân sự mới” 5. Bởi vì để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và
nguyên tắc tranh tụng thì đương sự phải được tiếp cận yêu cầu của đương sự phía bên kia.
Cho nên khi thay đổi, bổ sung yêu cầu, đương sự phải thông báo cho đương sự phía bên
kia biết, điều này có nghĩa phiên tịa phải là sân chơi bình đẳng giữa các đương sự. Ở đó
bên bị kiện phải biết rõ mình bị ai kiện, kiện về vấn đề gì và ngược lại.
Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 quy định thời hạn giao nộp tài liệu chứng cứ do
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc nhưng không được vượt quá thời hạn
chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự trừ trường
hợp ngoại lệ6, nên theo tác giả yêu cầu về tăng giá trị mới cũng không được chấp nhận trừ
trường hợp ngoại lệ.
- Đối với trường hợp rút yêu cầu phản tố

4

TS. Bùi Thu Huyền, Bình luận Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nxb Lao động năm 2016, tr263.

5

TS. Bùi Thu Huyền, Bình luận Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nxb Lao động năm 2016, tr324

6

Xem Điều 96 BLTTDS năm 2015

6



Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút
yêu cầu phản tố thì Tịa án sẽ chấp nhận và ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại
điểm c và điểm h Khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015 Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án.
Tại phiên tịa sơ thẩm, thì HĐXX sẽ căn cứ theo Khoản 2 Điều 244 BLTTDS 2015
để giải quyết. Trường hợp rút một phần và việc rút này là tự nguyện thì HĐXX sẽ chấp
nhận và đình chỉ phần yêu cầu bị rút, phần khơng bị rút thì HĐXX vấn giải quyết theo thủ
tục chung. Trường hợp rút toàn bộ và việc rút này là tự nguyện thì HĐXX sẽ chấp nhận và
ra quyết định đình chỉ vụ án.
Về hình thức của việc đình chỉ xét xử và hậu quả pháp lý của nó. Khi rút tồn bộ u
cầu thì thực chất đối tượng xét xử của Tịa án khơng cịn nữa nên trong trường hợp này
HĐXX không cần thiết phải ra bản án để đình chỉ giải quyết vụ án, vì việc ra bản án chỉ
được đặt ra trong trường hợp Tịa án thực hiện việc xét xử. Do đó, Tịa án sẽ ra quyết định
đình chỉ vụ án và quyết định này không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Bởi vì, tại phiên tịa sơ thẩm nếu đương sự rút đơn khởi kiện sau đó lại chống lại quyết
định của chính mình thì Tịa án phải mở phiên tịa khác. Điều đó làm kéo dài q trình tố
tụng và Tòa án phải chạy theo đương sự. Cách quy định này buộc các đương sự phải suy
nghĩa thận trọng trước khi rút yêu cầu phản tố tại phiên tịa. Vì vậy, quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án này có hiệu lực pháp luật ngay và chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm nêu có căn cứ cho rằng bị đơn do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng bức hoặc vi
phạm điều cấm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
III. Thực tiễn áp dụng quy định về việc thực hiện quyền yêu cầu phản tố của bị
đơn trong tố tụng dân sự và hướng hoàn thiện pháp luật
1. Thực tiễn áp dụng
Theo báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao năm 2015 về thực tiễn thi hành
Bộ luật tố tụng dân sự:
Tổng số vụ án dân sự sơ thẩm mà ngành tòa án đã giải quyết năm 2012 là 137564
vụ, trong đó có 78785 (chiếm 57,27% tổng số vụ án giải quyết) vụ có u cầu phản tố của
bị đơn, Tịa án đã thụ lý giải quyết 56673 vụ (chiếm 87,73% số yêu cầu phản tố được thụ

lý);
Năm 2013 là 142278 vụ, trong đó có 112298 vụ (chiếm 78,93% tổng số vụ án giải
quyết) vụ có yêu cầu phản tố của bị đơn, Tòa án đã thụ lý giải quyết 98663 vụ (chiếm
71,93% số yêu cầu phản tố được thụ lý);
Năm 2014 là 165790 vụ, trong đó có 126523 vụ (chiếm 76,31% tổng số vụ án giải
quyết) vụ có yêu cầu phản tố của bị đơn, Tòa án đã thụ lý giải quyết 89287 vụ (chiếm
70,56% số yêu cầu phản tố được thụ lý);
Từ số liệu thống kê ở trên có thể thấy rằng số vụ án được giải quyết theo thủ tục tố
tụng dân sự trong những năm qua liên tục gia tăng, gia tăng cả số lượng vụ án bị đơn có
yêu cầu phản tố, từ đó có thể thấy tranh chấp dân sự trong những năm qua diễn ra rất phức
tạp, điều đó địi hỏi Thẩm phán phải là người có trình độ chun mơn cao mới có thể giải
quyết hài hòa được các tranh chấp. Tuy nhiên số vụ án bị đơn có yêu cầu phản tố được
Tòa án chấp nhận thụ lý giải quyết chưa cao, có thể do quy định của pháp luật cịn chưa
thực sự rõ ràng dẫn đến nhiều trường hợp Tòa án chưa áp dụng chính xác các trường hợp
yêu cầu phản tố hợp lệ để bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gia tố tụng.
2. Đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật
Từ những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về
quyền yêu cầu phản tố như đã phân tích ở các phần trên. Em xin đề xuất một số giải pháp
sau:
Thứ nhất, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể của Tịa tối cao trong việc xác định thời
hạn thực hiện quyền yêu cầu phản tố của bị đơn. Áp dụng theo Khoản 1 Điều 199 hay áp

7


dụng theo Khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015 để xác định thời điểm chấm dứt việc thực
hiện quyền yêu cầu phản tố của bị đơn. Từ đó sẽ giúp các Thẩm phán áp dụng thống nhất
pháp luật để bảo đảm cơng bằng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ cho các đương sự.
Thứ hai, quy định về các trường hợp bị đơn được thực hiện quyền yêu cầu phản tố
theo Khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015 còn khá chung chung, khó xác định, đơi khi cịn

nhầm lẫn giữa quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 200 với quy định tại điểm a Khoản 2
Điều 200 BLTTDS 2015, nên cần có văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết điều khoản này.
Thứ ba, cần hướng dẫn rõ hình thức và hậu quả pháp lý của việc giải quyết vụ án khi
bị đơn rút yêu cầu phản tố được quy định tại Điều 244 và 255 BLTTDS 2015
Thứ tư, hiện nay các tranh chấp được giải quyết theo tố tụng dân sự xảy ra ngày
càng nhiều với diễn biến ngày càng phức tạp, số lượng bị đơn có yêu cầu phản tố ngày
càng tăng, trong khi khơng ít các Thẩm phán có trình độ chun mơn nghiệp vụ cịn chưa
cao nên đối với các tranh chấp có yêu cầu phản tố (thường là những vụ án rất phức tạp)
đòi hỏi các Thẩm phán phải dày dặn kinh nghiệm, có chun mơn, nghiệp vụ tốt. Do đó,
Tịa tối cao cần có kế hoạch kiểm tra định kì để xác định Thẩm phán nào kiến thức pháp
luật, trình độ chun mơn nghiệp vụ còn chưa tốt để tiếp tục đào tạo bồi dưỡng thêm.
Thứ năm, cần tuyên truyền phố biến, giáo dục pháp luật cho người dân, đặc biệt là
quyền của họ khi tham gia vào hoạt động tố tụng để họ biết và thực hiện quyền yêu cầu
phản tố có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Như vậy, yêu cầu phản tố, là một trong những nội dung vô cùng quan trọng được
BLTTDS quy định nhằm đảm bảo quyền khởi kiện cua công dân, đảm bảo kịp thời quyền,
lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả
quyền này thì địi hỏi pháp luật cần phải có quy định cụ thể rõ ràng hơn nữa đồng thời cán
bộ Tịa án cần phải có chun mơn nghiệp vụ cao trong thực tiễn xét xử. Với các đề xuất
trong bài viết, em hy vọng góp phần vào việc hồn thiện quy định BLTTDS về yêu cầu
phản tố để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các vụ án dân sự.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
2. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi và bổ sung năm 2011;
3. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2017, Nhà xuất
bản Công an nhân dân;
5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc
dân sự theo định hướng cải cách tư pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà
Nội, 2010;
6. TS. Bùi Thu Huyền (chủ biên), Bình luận Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nxb Lao
động năm 2016;
7. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồi Phương, Bình luận những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, 2016;
8. Ths. Lê Hồng Đức, Hướng dẫn giải quyết tranh chấp các vụ án dân sự, nxb Hồng Đức
năm 2016;
9. Nguyễn Triều Dương, Đương sự trong Tố tụng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Luận án Tiến sỹ Luật học, Hà Nội 2010;
10. Lê Thị Thanh Bình, Về thời hạn yêu cầu phản tố của bị đơn trong Tố tụng dân sự, Tạp chí
Tịa án số 23/2010;
11. Ths. Thái Chí Bình, Quy định về u cầu phản tố, yêu cầu độc lập, vướng mắc, kiến nghị
hoàn thiện, Truy cập ngày 10/04/2017;
/>13. Cổng thông tin điện tử tòa án nhân dân tối cao
/>


×